Chương 3: Thương nhớ ngón tay
Nguyễn Ngọc Thuần
04/11/2014
Chú Hùng là người cùng làng hay sang nhà tôi uống trà với bố. Chú
có cái hàm to, bạnh ra như một con cọp. Chú khỏe lắm. Chú có thể chạy bộ nhiều tiếng đồng hồ mà không mệt. Những buổi sáng, chú hay chui đầu vào cái mền tôi đang đắp hỏi:
- Có ai ở nhà không?
Tôi nói:
- Có, có...!
- Sao tui không thấy ai mở cửa vậy cà. Hình như đi vắng phải không? Chú gầm ghè.
Tôi nói:
- Tui cũng không biết nữa chú hai ơi!
- Vậy ai lên tiếng với tôi vậy cà?
- Ðó là cái nhà. Tui là cái nhà đây!
Chú rờ rờ lên người tôi:
- Vậy cái cửa sổ đâu? Sao tui tìm hoài không thấy cái chốt hè! Ô! Ðây có phải là cái chốt không?
Tôi hét lên:
- Không phải, đó là con cu!
Hai chú cháu ồ lên cười. Tôi ôm lấy cổ chú và cứ như thế, chú đi thẳng ra bàn, không hề vịn tôi. Chú nói:
- Tui cõng cái nhà, mệt quá!
Sáng nào cũng vậy, chú đều sang chơi. Tất nhiên mỗi lần sang chú đều chọc ghẹo tôi như vậy. Có hôm chú nói:
- Cái gì nằm trong mền vậy, có phải là cái bánh xèo không? Tui đói bụng quá!
Tôi hét lớn:
- Không. Tui là con cọp!
- Nếu là con cọp, cho tôi xem cái chân!
Thế là chú vờ ăn cái chân của tôi.
Một buổi sáng tôi đều nằm nán lại chờ chú. Tôi luôn nghĩ mình phải
đóng vai gì để chú cười to nhất. Tôi yêu giọng cười của chú lắm! Nằm
trong mền, tiếng cười thật vang. Nó cứ âm âm trong đầu tôi như một bài
hát. Có một bữa sáng nọ, chú không ghé: tôi chờ mãi đến sốt cả ruột. Bố
tôi nói:
- Dậy đi con, chú Hùng chắc bận.
Tôi vẫn cứ nằm chờ. Tôi biết chú sẽ nhớ. Ðến khoảng chín giờ chú chạy vụt vào nhà, hét lớn:
- Ối trời ơi! Cái bánh của tôi thiu mất!
Tôi nói:
- Sao chú không qua gọi con?
Chú nói:
- Cho chú xin lỗi cái bánh nhé, chú bận, cho nên cái bánh mới khét như vầy nè!
Thế là tôi cười xòa "tha thứ" cho chú.
Thỉnh thoảng chú hay vật tay với tôi. Chú có cánh tay to lắm, từng
cái cơ vồng lên như những trái núi nhỏ. Tuy vậy, chú luôn thua tôi trong trò này. Chú nói:
- Ôi, tui mệt quá! Nhấc cái tay lên không muốn nổi, tại sao vậy cà? Tui nhớ là cái tay tui rất bự. A! Chắc là tui không được mưu trí!
Chú nằm xụi xuống mặt bàn, mặt thiểu não. Rồi chú bật dậy, hét lớn:
- À! Tui biết rồi, tại vì sáng ngủ dậy, tui không chịu đánh răng!
Tôi biết chú nhắc khéo tôi. Ghê lắm!
Từ nhà tôi sang nhà chú chỉ độ dăm mét nên chú gọi tôi là người
láng giềng. "Người láng giềng đi đâu đó. Có phải đi tìm người láng giềng là tui không?". Bố tôi gọi chú là người nhà vì việc lớn nhỏ chú đều làm giùm, và khi làm thì rất cẩn thận. Chú đóng hàng rào rất khéo, dây kẽm
gai căng như dây đàn.
Bàn tay phải của chú chỉ có bốn ngón. Chú nói đó là vì chiến tranh. Một viên đạn bay ngang cắt đứt nó. Chú là người may mắn, nhiều người
đứt cả bàn tay, bàn chân. Như ông Tư xóm tôi, chỉ còn khúc mình, ông
buồn lắm. Chú nói chú cụt một ngón tay còn buồn, huống gì ông Tư.
Có một lần chú cõng tôi ra cồn, chỉ vào một lùm cây, nói ngón tay
chú nằm chỗ này. Mỗi lần đi ngang đó chú đều nhớ ngón tay, nhớ khủng
khiếp. Cho nên chú hay tránh con đường đó, nó khiến chú nhớ lúc còn lành lặn. Một cơ thể lành lặn bao giờ cũng thật đẹp. Những con người mất đi
một phần cơ thể là mất đi những niềm vui. Thay vì vui mười ngón, chú chỉ còn niềm vui chín ngón. Ngón thứ mười trở thành nỗi buồn.
Tôi ôm lấy cổ chú, chú hỏi:
- Cháu còn mấy ngón vậy?
Tôi hãnh diện nói:
- M.ư.ờ.i...
- Cho chú đếm xem.
Tôi xòe bàn tay ra
- Một, hai, ba... Chú thốt lên. Ðúng rồi! Mười! Cháu hơn chú những một ngón.
Lần đầu tiên tôi thấy một niềm vui từ thân thể mình, và tôi cũng hiểu nỗi buồn của những người không còn đầy đủ thân thể.
Tôi sang nhà ông Tư. Tôi không dám vào nhà, cứ thập thò bên cửa sổ. Ông hỏi:
- Ai đó?
Tôi nói:
- Con đây, con là thằng Dũng.
Tôi từ từ đi vào nhà, ngồi xuống bộ ván.
- Có gì muốn nói với ông phải không? Ông hỏi.
Tôi ấp úng:
- Con muốn hỏi... ông có nhớ, nhớ...
- Nhớ cái gì? Con cứ nói đi, đừng sợ.
- Ông có nhớ bàn tay và bàn chân không?
Ông Tư im lặng nhìn tôi. Tôi nói tiếp:
- Con biết ông nhớ lắm!
- Ừ. Ông nhớ - Ông chớp chớp đôi mắt - Những ngày nằm ở đây, ông luôn nhớ.
- Thế thì ông có đến cái chỗ mà bàn tay bàn chân của ông nằm lại không?
- Chưa. Ông chưa ghé bao giờ. Nhưng ông sẽ không bao giờ quên đâu.
Từ lâu, ông ước mơ được ghé lại thăm một lần nhưng chưa tiện nói ra. Ông sợ chị Hồng của con (tức con ông Tư) nhọc công. Với lại, khi nhắc đến,
chị của con sẽ buồn lắm. Ông luôn sợ chị Hồng của con buồn.
- Thế chỗ đó có xa không ông?
- Không. Ngay trường con đó.
- Ngay trường của con?
- Ừ. Năm đó ông bảo vệ lớp học. Khi nghe tiếng máy bay, ông đã dẫn
cả lớp xuống hầm trú. Không ngờ có một thằng bé vì quá sợ chui xuống gầm bàn nên ông đã bỏ sót. Khi đếm lại thấy thiếu một người, ông vội vàng
chạy lên tìm.
- Ông có tìm thấy nó không?
- Có. Ông bế nó lên, người nó mềm nhũn. Ông nói đừng sợ nhưng biết
chắc rằng nó đang sợ lắm. Rồi bỗng dưng một trái bom rơi xuống. Ông
không còn biết gì. Trước đó ông định ép nó vào người, ông định ép nó vào ngực mình nhưng không kịp. Một luồng sáng lóe lên như cắt đứt đôi tay
của ông. Khi ông tỉnh lại thì đứa bé đã chết rồi. Ông còn sống được là
bởi vì ông là người lớn, sức chịu đựng tốt hơn. Người ta nói khi ẵm đứa
bé lên, bàn tay của ông vẫn còn trên người nó.
Tôi rùng mình:
- Lúc đó nó đã bị cắt khỏi người ông rồi phải không?
- Ừ, người ta đã chôn bàn tay và bàn chân của ông dưới một hố bom. Sau đó lấp đất lại, trồng lên trên đó một cây dừa.
- A! Con biết chỗ đó rồi.
- Ừ. Con hãy đến thăm nó giùm ông nhé, giống như con đã đến thăm ông vậy, vì đó là một phần cơ thể của ông còn nằm lại.
Tôi gật đầu:
- Con sẽ đến thăm nó giùm ông, con sẽ nói với mọi người, dưới gốc dừa có bàn tay của ông để lại lúc ẵm một đứa bé.
- Con nhớ nói đứa bé vẫn còn sống nhé!
- Tại sao vậy ông?
- Ông cũng không biết nữa - ông thở dài - có lẽ khi nói cứu sống
được một đứa bé, sẽ tốt đẹp hơn. Ông rất ân hận khi đã lỡ nói với con
đứa bé đã... Nhiều năm qua rồi, ông vẫn muốn nó được cứu sống kia.
- Con hứa, con sẽ nói...
- Ừ. Nhớ nhé. À, cây dừa có sai trái không?
- Có, ông ạ. Nó rất ngọt. Nhưng con biết vì sao nó ngọt rồi.
- Tại sao vậy?
- Nó trả công ông đó. Ðúng rồi! Con sẽ nói với tụi bạn rằng dưới
cây dừa có một điều bí mật. Chúng sẽ trố mắt hỏi Cái gì vậy? Con sẽ giả
vờ như suy nghĩ một chút. Sau đó mới nói là vì dưới cây dừa có một bàn
tay!
Ông Tư bật cười:
- Con làm ông hồi hộp quá! Con cho ông xem bàn tay của con đi.
Tôi xòe mười ngón ra. Ông khen:
- Ôi! Chúng thật dễ thương. Ông ước gì được một ngón.
Tôi nói:
- Con sẽ cho ông ngón út. Con kể bí mật này cho ông nhé, trong mười ngón tay, con thương nhất là ngón út. Nó là ngón thiệt thòi nhất, bé
tí. Nó yếu nữa. Ông thấy không, nó nhúc nhích rất chậm, vậy mà lâu lâu
con còn cắn nó một cái. Nhưng mà thôi, con sẽ cho ông mười ngón.
- Làm sao ông lấy được.
- Dễ lắm. Thỉnh thoảng con sẽ chạy sang đây. Ông chỉ việc kêu lên
"bàn tay ơi lấy cho tui cái bánh". Thế là bàn tay sẽ chạy đến lấy cho
ông ngay.
Ông cười khà khà:
- Ôi hay quá! Thật là hấp dẫn, vậy mà ông không nghĩ ra được. Ðể ông thử nhé! - Ông hắng giọng rồi sôi nổi nói - Bàn tay ơi!
- Ơi! Có tui đây! - Tôi nói to. Tui là bàn tay đây! Bàn tay xin tuân lệnh hoàng thượng!
có cái hàm to, bạnh ra như một con cọp. Chú khỏe lắm. Chú có thể chạy bộ nhiều tiếng đồng hồ mà không mệt. Những buổi sáng, chú hay chui đầu vào cái mền tôi đang đắp hỏi:
- Có ai ở nhà không?
Tôi nói:
- Có, có...!
- Sao tui không thấy ai mở cửa vậy cà. Hình như đi vắng phải không? Chú gầm ghè.
Tôi nói:
- Tui cũng không biết nữa chú hai ơi!
- Vậy ai lên tiếng với tôi vậy cà?
- Ðó là cái nhà. Tui là cái nhà đây!
Chú rờ rờ lên người tôi:
- Vậy cái cửa sổ đâu? Sao tui tìm hoài không thấy cái chốt hè! Ô! Ðây có phải là cái chốt không?
Tôi hét lên:
- Không phải, đó là con cu!
Hai chú cháu ồ lên cười. Tôi ôm lấy cổ chú và cứ như thế, chú đi thẳng ra bàn, không hề vịn tôi. Chú nói:
- Tui cõng cái nhà, mệt quá!
Sáng nào cũng vậy, chú đều sang chơi. Tất nhiên mỗi lần sang chú đều chọc ghẹo tôi như vậy. Có hôm chú nói:
- Cái gì nằm trong mền vậy, có phải là cái bánh xèo không? Tui đói bụng quá!
Tôi hét lớn:
- Không. Tui là con cọp!
- Nếu là con cọp, cho tôi xem cái chân!
Thế là chú vờ ăn cái chân của tôi.
Một buổi sáng tôi đều nằm nán lại chờ chú. Tôi luôn nghĩ mình phải
đóng vai gì để chú cười to nhất. Tôi yêu giọng cười của chú lắm! Nằm
trong mền, tiếng cười thật vang. Nó cứ âm âm trong đầu tôi như một bài
hát. Có một bữa sáng nọ, chú không ghé: tôi chờ mãi đến sốt cả ruột. Bố
tôi nói:
- Dậy đi con, chú Hùng chắc bận.
Tôi vẫn cứ nằm chờ. Tôi biết chú sẽ nhớ. Ðến khoảng chín giờ chú chạy vụt vào nhà, hét lớn:
- Ối trời ơi! Cái bánh của tôi thiu mất!
Tôi nói:
- Sao chú không qua gọi con?
Chú nói:
- Cho chú xin lỗi cái bánh nhé, chú bận, cho nên cái bánh mới khét như vầy nè!
Thế là tôi cười xòa "tha thứ" cho chú.
Thỉnh thoảng chú hay vật tay với tôi. Chú có cánh tay to lắm, từng
cái cơ vồng lên như những trái núi nhỏ. Tuy vậy, chú luôn thua tôi trong trò này. Chú nói:
- Ôi, tui mệt quá! Nhấc cái tay lên không muốn nổi, tại sao vậy cà? Tui nhớ là cái tay tui rất bự. A! Chắc là tui không được mưu trí!
Chú nằm xụi xuống mặt bàn, mặt thiểu não. Rồi chú bật dậy, hét lớn:
- À! Tui biết rồi, tại vì sáng ngủ dậy, tui không chịu đánh răng!
Tôi biết chú nhắc khéo tôi. Ghê lắm!
Từ nhà tôi sang nhà chú chỉ độ dăm mét nên chú gọi tôi là người
láng giềng. "Người láng giềng đi đâu đó. Có phải đi tìm người láng giềng là tui không?". Bố tôi gọi chú là người nhà vì việc lớn nhỏ chú đều làm giùm, và khi làm thì rất cẩn thận. Chú đóng hàng rào rất khéo, dây kẽm
gai căng như dây đàn.
Bàn tay phải của chú chỉ có bốn ngón. Chú nói đó là vì chiến tranh. Một viên đạn bay ngang cắt đứt nó. Chú là người may mắn, nhiều người
đứt cả bàn tay, bàn chân. Như ông Tư xóm tôi, chỉ còn khúc mình, ông
buồn lắm. Chú nói chú cụt một ngón tay còn buồn, huống gì ông Tư.
Có một lần chú cõng tôi ra cồn, chỉ vào một lùm cây, nói ngón tay
chú nằm chỗ này. Mỗi lần đi ngang đó chú đều nhớ ngón tay, nhớ khủng
khiếp. Cho nên chú hay tránh con đường đó, nó khiến chú nhớ lúc còn lành lặn. Một cơ thể lành lặn bao giờ cũng thật đẹp. Những con người mất đi
một phần cơ thể là mất đi những niềm vui. Thay vì vui mười ngón, chú chỉ còn niềm vui chín ngón. Ngón thứ mười trở thành nỗi buồn.
Tôi ôm lấy cổ chú, chú hỏi:
- Cháu còn mấy ngón vậy?
Tôi hãnh diện nói:
- M.ư.ờ.i...
- Cho chú đếm xem.
Tôi xòe bàn tay ra
- Một, hai, ba... Chú thốt lên. Ðúng rồi! Mười! Cháu hơn chú những một ngón.
Lần đầu tiên tôi thấy một niềm vui từ thân thể mình, và tôi cũng hiểu nỗi buồn của những người không còn đầy đủ thân thể.
Tôi sang nhà ông Tư. Tôi không dám vào nhà, cứ thập thò bên cửa sổ. Ông hỏi:
- Ai đó?
Tôi nói:
- Con đây, con là thằng Dũng.
Tôi từ từ đi vào nhà, ngồi xuống bộ ván.
- Có gì muốn nói với ông phải không? Ông hỏi.
Tôi ấp úng:
- Con muốn hỏi... ông có nhớ, nhớ...
- Nhớ cái gì? Con cứ nói đi, đừng sợ.
- Ông có nhớ bàn tay và bàn chân không?
Ông Tư im lặng nhìn tôi. Tôi nói tiếp:
- Con biết ông nhớ lắm!
- Ừ. Ông nhớ - Ông chớp chớp đôi mắt - Những ngày nằm ở đây, ông luôn nhớ.
- Thế thì ông có đến cái chỗ mà bàn tay bàn chân của ông nằm lại không?
- Chưa. Ông chưa ghé bao giờ. Nhưng ông sẽ không bao giờ quên đâu.
Từ lâu, ông ước mơ được ghé lại thăm một lần nhưng chưa tiện nói ra. Ông sợ chị Hồng của con (tức con ông Tư) nhọc công. Với lại, khi nhắc đến,
chị của con sẽ buồn lắm. Ông luôn sợ chị Hồng của con buồn.
- Thế chỗ đó có xa không ông?
- Không. Ngay trường con đó.
- Ngay trường của con?
- Ừ. Năm đó ông bảo vệ lớp học. Khi nghe tiếng máy bay, ông đã dẫn
cả lớp xuống hầm trú. Không ngờ có một thằng bé vì quá sợ chui xuống gầm bàn nên ông đã bỏ sót. Khi đếm lại thấy thiếu một người, ông vội vàng
chạy lên tìm.
- Ông có tìm thấy nó không?
- Có. Ông bế nó lên, người nó mềm nhũn. Ông nói đừng sợ nhưng biết
chắc rằng nó đang sợ lắm. Rồi bỗng dưng một trái bom rơi xuống. Ông
không còn biết gì. Trước đó ông định ép nó vào người, ông định ép nó vào ngực mình nhưng không kịp. Một luồng sáng lóe lên như cắt đứt đôi tay
của ông. Khi ông tỉnh lại thì đứa bé đã chết rồi. Ông còn sống được là
bởi vì ông là người lớn, sức chịu đựng tốt hơn. Người ta nói khi ẵm đứa
bé lên, bàn tay của ông vẫn còn trên người nó.
Tôi rùng mình:
- Lúc đó nó đã bị cắt khỏi người ông rồi phải không?
- Ừ, người ta đã chôn bàn tay và bàn chân của ông dưới một hố bom. Sau đó lấp đất lại, trồng lên trên đó một cây dừa.
- A! Con biết chỗ đó rồi.
- Ừ. Con hãy đến thăm nó giùm ông nhé, giống như con đã đến thăm ông vậy, vì đó là một phần cơ thể của ông còn nằm lại.
Tôi gật đầu:
- Con sẽ đến thăm nó giùm ông, con sẽ nói với mọi người, dưới gốc dừa có bàn tay của ông để lại lúc ẵm một đứa bé.
- Con nhớ nói đứa bé vẫn còn sống nhé!
- Tại sao vậy ông?
- Ông cũng không biết nữa - ông thở dài - có lẽ khi nói cứu sống
được một đứa bé, sẽ tốt đẹp hơn. Ông rất ân hận khi đã lỡ nói với con
đứa bé đã... Nhiều năm qua rồi, ông vẫn muốn nó được cứu sống kia.
- Con hứa, con sẽ nói...
- Ừ. Nhớ nhé. À, cây dừa có sai trái không?
- Có, ông ạ. Nó rất ngọt. Nhưng con biết vì sao nó ngọt rồi.
- Tại sao vậy?
- Nó trả công ông đó. Ðúng rồi! Con sẽ nói với tụi bạn rằng dưới
cây dừa có một điều bí mật. Chúng sẽ trố mắt hỏi Cái gì vậy? Con sẽ giả
vờ như suy nghĩ một chút. Sau đó mới nói là vì dưới cây dừa có một bàn
tay!
Ông Tư bật cười:
- Con làm ông hồi hộp quá! Con cho ông xem bàn tay của con đi.
Tôi xòe mười ngón ra. Ông khen:
- Ôi! Chúng thật dễ thương. Ông ước gì được một ngón.
Tôi nói:
- Con sẽ cho ông ngón út. Con kể bí mật này cho ông nhé, trong mười ngón tay, con thương nhất là ngón út. Nó là ngón thiệt thòi nhất, bé
tí. Nó yếu nữa. Ông thấy không, nó nhúc nhích rất chậm, vậy mà lâu lâu
con còn cắn nó một cái. Nhưng mà thôi, con sẽ cho ông mười ngón.
- Làm sao ông lấy được.
- Dễ lắm. Thỉnh thoảng con sẽ chạy sang đây. Ông chỉ việc kêu lên
"bàn tay ơi lấy cho tui cái bánh". Thế là bàn tay sẽ chạy đến lấy cho
ông ngay.
Ông cười khà khà:
- Ôi hay quá! Thật là hấp dẫn, vậy mà ông không nghĩ ra được. Ðể ông thử nhé! - Ông hắng giọng rồi sôi nổi nói - Bàn tay ơi!
- Ơi! Có tui đây! - Tôi nói to. Tui là bàn tay đây! Bàn tay xin tuân lệnh hoàng thượng!
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.