Chương 4: HANAKO
Nhiều tác giả
07/06/2014
Auguste Rodin bước vào chỗ xưởng ông làm việc.
Ánh sáng ban mai tràn đầy gian phòng rộng. Cái nơi mang tên Hotel Brion này ngày xưa là ngôi biệt thự sang trọng do một nhà phú hào cất lên nhưng cho đến gần đây nó đã trở thành tu viện của xơ dòng Thánh Tâm. Có lẽ các bà nữ tu Sacré Coeur từng dùng gian phòng làm nơi tụ họp mấy em bé gái trong khu Faubourg Saint-Germain để tập thánh ca. Có thời các cô bé đã đứng sắp hàng ngang, hé những cánh môi hồng ca hát như lũ chim non trong tổ líu lo khi thấy bóng chim mẹ quay về.
Giờ đây phong cảnh huyên náo ấy không còn nữa.
Thế nhưng đang có một sự sống dưới hình thức khác ngự trị gian phòng. Đó là một sự huyên náo không lời. Tuy không phát thành tiếng nhưng sự sống này mãnh liệt, tinh vi và linh động một cách khác thường.
Trên mấy cái bục cao có đặt những tảng đất phèn. Ở mấy cái bục khác là những khối cẩm thạch. rắn chắc. Bàn tay của Rodin với thói quen bắt đầu nhiều việc cùng một lúc, hết mó chỗ này mó chỗ khác khi thấy có gì gợi hứng cho mình, làm cho cụm tượng có cái còn trễ tràng có cái đã tiến khá xa. Dưới ánh nắng mai, chúng trông chẳng khác nào trăm thứ cây cỏ đua chen sinh sôi giữa thiên nhiên. Con người Rodin có một sức tập trung nghị lực đáng sợ. Ngay trong khoảnh khắc vừa mới bắt tay vào việc, ông đã có thái độ như thể đã làm liên tục từ hàng giờ trước.
Thần thái khoan khoái, Rodin nhìn hết một lượt một lô tác phẩm đang nặn dở dang. Khuôn mặt ông rộng bát ngát, ở giữa sống mũi dựng thẳng đứng. Chòm râu bạc xum xuê bao quanh hàm.
Có ai gõ cộc cộc ngoài cửa.
-Entrez!
Giọng trầm đầy nội lực, không có vẻ già nua chút nào, âm vang trong không khí của gian buồng..
Người mở cửa bước vào là một gã đàn ông gầy gò trạc ngoài ba mươi tuổi với mái tóc nâu đen, trông tựa tín đồ đạo Do Thái. Anh ta cho biết mình đưa Mademoiselle Hanako đến như đã hứa.
Từ khi thấy anh ta bước vào cho đến khi nghe anh ta nói, sắc mặt của Rodin vẫn không có gì thay đổi.
Có lần ông đã gặp nàng vũ công tháp tùng tù trưởng Kambodscha qua thăm Paris. Nhìn bàn tay bàn chân thon thả và những cử động thanh nhã của cô, ông cảm thấy có gì lôi cuốn và mê hoặc lòng người. Lúc đó ông có thảo vội vài bức dessins hiện vẫn còn giữ. Như thế mới biết dân tộc nào cũng có nét đẹp của họ. Rodin tin rằng cái đẹp đó thể hiện ra tùy con mắt người nhìn biết khám phá nó. Cho nên khi nghe tin dạo này có một nữ nghệ sĩ variétés gốc Nhật Bản tên là Hanako đang ra mắt, ông đã nhờ người thầu Hanako trình diễn đưa cô ta đến gặp mình.
Gã đàn ông vừa mới đến là ông bầu, imprésario của cô ta.
- Mời cô ấy vào đây cho tôi.
Rodin nói thế thôi. Ngay cả việc chỉ ghế mời anh ta ngồi, Rodin cũng không làm. Không nhất thiết vì lúc đó ông đang bận tay. Ông bầu ý tứ dò hỏi:
- Thưa cụ, tôi có dắt theo một thông dịch viên.
- Ai thế? Người Pháp à?
- Thưa không, Nhật ạ. Anh này là thực tập sinh ở L’Institut Pasteur. Nghe Hanako cho biết cụ bảo đến gặp nên anh ta xung phong thông dịch hộ.
- Tốt lắm. Mời ông ấy vào trong luôn.
Ông bầu xin vâng và trở ra. Liền sau đó một cặp nam nữ Nhật Bản bước vào. Hai người đều hết sức thấp bé. Ông bầu đi sau vừa khép cánh cửa lại cũng chẳng cao lớn gì cho cam nhưng hai người Nhật chỉ đứng tới mang tai ông ta.
Đôi mắt của Rodin khi nheo lại để chăm chú quan sát một vật gì thì hai bên khoé thường hằn lên những nếp nhăn thật sâu. Lúc ấy, những nếp nhăn ấy lộ hẳn ra. Tia nhìn của Rodin di chuyển từ người thực tập sinh qua Hanako và dừng lại ở đó một lúc.
Chàng sinh viên chào và đưa tay bắt bàn tay mặt rắn rỏi, gân nổi lên từng sợi một của Rodin. Anh đang bắt bàn tay đã tạc ra những bức tượng như La Danaide, Le Baiser et Le Penseur. Xong, anh ta lấy từ ví đựng danh thiếp một tấm rồi trao cho nhà điêu khắc, trên đó có ghi họ tên: Kubota Mỗ, Bác Sĩ Y Khoa.
Rodin liếc nhìn tấm danh thiếp và lên tiếng hỏi:
- Thế ông hiện làm việc ở Viện Pasteur đấy?
- Vâng, thưa cụ.
- Đã lâu chưa?
- Thưa được ba tháng rồi.
- Avez-vous bien travaillé.
Người sinh viên bất chợt nhớ ra có lần nghe thiên hạ kháo nhau rằng cách chào hỏi đó là cố tật của Rodin. Và bây giờ câu hỏi đơn sơ đó lại đang hướng về phía mình.
- Oui, beaucoup, Monsieur.
Kubota vừa trả lời mà trong lòng đang dậy lên một tình cảm như muốn cam kết với trời phật là sẽ dành cả đời mình để chuyên tâm học hỏi.
Kubota giới thiệu Hanako. Nhìn thân hình mảnh dẻ, gọn gàng của người con gái, từ mái tóc bới vụng về theo kiểu Takashimada trên đầu đến hai bàn chân đi tất tabi trắng lồng trong đôi dép Chiyoda phía dưới. Chỉ thoáng cái, Rodin hầu như đã tóm lược được tất cả. Ông đưa tay bắt cái bàn tay nhỏ bé, rắn chắc.
Kubota không sao ngăn được một tình cảm xấu hổ dậy lên trong lòng. Chàng ta nghĩ nếu mình giới thiệu về phụ nữ Nhật Bản cho Rodin, lý ra phải kiếm một người nào coi được hơn một chút.
Nghĩ như thế cũng không sai. Hanako chả đẹp đẽ gì. Tự dưng cô xuất hiện trên sân khấu Âu Châu và xưng mình là nữ diễn viên đến từ Nhật Bản. Thế nhưng bên Nhật không hiểu có ai biết thứ nữ diễn viên như cô không. Dĩ nhiên Kubota không hề nghe đến bao giờ rồi. Hơn nữa cô nàng lại chẳng có nhan sắc. Nếu bảo là giống con sen người ở thì có thể hơi tội nghiệp vì nhìn tay chân không thấy chai sạn, chắc chưa phải đụng phải việc gì đặc biệt nặng nhọc. Thế nhưng đã là con gái mười bảy, đang tuổi dậy thì, mà xem tướng tá thì ngay làm đứa để sai vặt coi bộ không ai thèm mướn. Tóm lại, cô này chỉ đáng cho đi giữ em là hết cỡ.
Điều không tưởng tượng được là gương mặt của Rodin lại hiện ra vẻ mãn nguyện. Cô Hanako này lành mạnh, không chịu ăn không ngồi rồi nên người không có lấy chút mỡ thừa. Dưới làn da mỏng, các bắp thịt nhờ lao động vừa phải nên săn chắc. Trên khuôn mặt ngắn, trán và quai hàm gọn gàng, đường nét cần cổ lộ ra rõ ràng, cử động của hai bàn tay không đi găng và hai cánh tay trông thật nhanh nhẹn. Đó là những đặc điểm làm Rodin vừa ý hơn cả.
Dường như đã quen với cung cách của người Âu, Hanako mỉm cười khả ái và đưa tay bắt bàn tay Rodin chìa ra cho cô.
Rodin trỏ ghế mời hai người ngồi. Thế rồi quay qua ông bầu, ông bảo hãy chịu khó ra ngoài phòng khách đợi cho một chút.
Sau khi ông bầu ra khỏi phòng, hai người ngồi xuống ghế.
Rodin mở hộp thuốc lá và đặt trước mặt Kubota và hỏi thăm Hanako:
- Thế quê của Mademoiselle ở cạnh núi hay biển?
Hanako là một cô gái đã thạo việc tiếp xúc nên mỗi khi nghe ai hỏi gì về mình, cô đã có những câu trả lời stéréotype về thân thế gia cảnh giống như trường hợp nhân vật trong truyện nhan đề Lourdes của Zola. Đó là một cô gái trên xe hỏa đông người hay kể đi kể lại chuyện mình nhờ phép mầu mà lành vết thương ở chân. Cô cứ kể mãi rốt cuộc thành thạo giống như một tiểu thuyết gia đã tìm ra được lối viết routine.
Câu hỏi tưng tửng của Rodin chẳng ngờ làm cho những câu trả lời Hanako sửa soạn sẵn trong bụng thành ra vô dụng.
- Thưa quê cháu ở xa núi nhưng kề mé biển.
- Thế có dịp đi thuyền không?
- Vâng có ạ!
- Thế thì biết chèo thuyền không nào?
- Thưa lúc đó cháu còn bé quá nên không chèo được. Chỉ có bố cháu chèo thôi.
Hình ảnh hai bố con như hiện ra trong óc tưởng tượng của Rodin. Rồi ông lặng thinh một lúc. Rodin vốn là người ít lời.
Ông quay sang Kubota, nói với một giọng bình thản:
-Chắc Mademoiselle cũng biết tôi làm nghề gì rồi. Thế phiền ông bảo cô ấy cởi quần áo ra hộ nhé?
Câu nói làm Kubota hơi chần chờ. Mình không thể nào thôi thúc một phụ nữ đồng hương khỏa thân cho người khác xem được. Nhưng đây là Rodin, người mà mình không thể từ chối. Thôi, chẳng cần phải suy nghĩ gì xa xôi nữa.
Chỉ có cái không biết Hanako coi việc đó như thế nào.
- Vâng, để tôi thử nói với cô ấy.
- Nhờ ông!
Kubota bèn bảo Hanako:
- Cụ đây muốn nhờ em một chuyện đấy. Chắc em đã biết cụ vốn là nhà điêu khắc có một không hai trên thế giới, chuyên môn tạc tượng người ta. Nhân đó cụ muốn hỏi em có thể cởi quần áo ra cho cụ xem không. Em tính sao? Em cũng biết đó, cụ già cả rồi, tuổi đã gần bảy mươi. Mà như em đã trông tận mắt, cụ là người đứng đắn. Em chịu không?
Nói xong, Kubota nhìn thẳng vào mặt Hanako, nghĩ thầm có thể cô ta sẽ thẹn thùng, làm dáng hay khổ sở gì đó. Chỉ nghe cô trả lời dễ dàng, gọn lỏn:
- Dạ được thôi!
Kubota nói với Rodin:
- Thưa, cô ấy nhận lời.
Mặt Rodin lộ vẻ vui mừng, thế rồi ông đứng dậy khỏi chiếc ghế, lấy giấy và phấn màu đặt trên mặt bàn, bảo Kubota:
- Ông ngồi lại đây chứ?
- Vì lý do nghề nghiệp, tôi cũng từng bắt buộc phải chứng kiến những cảnh tượng như hôm nay. Tuy nhiên, nếu tôi ngồi lại có lẽ không tiện cho cô ấy.
- Thế à? Chắc mười lăm hai mươi phút thì tôi xong thôi. Ông chịu khó qua phòng đọc sách nhé. Mang xì -gà theo đi!.
Rodin chỉ cánh cửa một bên.
- Cụ bảo chỉ mười lăm hai mươi phút là xong đấy em ạ.
Dặn dò Hanako như thế rồi, Kubota châm lửa điếu xì-gà và đi khuất vào bên trong cánh cửa mà Rodin đã trỏ.
*
Căn phòng nhỏ Kubota vừa bước vào có hai cánh cửa lớn đối mặt nhau và một khung cửa sổ. Trước mặt cửa sổ là cái bàn đơn sơ, không hoa hòe. Trên bức tường đối diện với cửa sổ cũng như tường ở hai bên có để nhiều hộc đựng sách.
Kubota đứng trước đó một đỗi, đọc những dòng chữ in sau gáy các cuốn sách. Đó là một collection đã được sưu tập một cách tùy tiện chứ không sắp đặt. Bình sinh, Rodin là người ham đọc sách. Ngay cả từ hồi còn túng quẫn, lang bạt ở thành phố Bruxelles, lúc nào ông cũng kiếm sách để đọc. Rõ ràng là trong số sách cũ kỹ và ố bẩn này, hẳn có những cuốn gợi nhiều kỹ niệm nên ông đã mang theo đến tận nơi đây.
Vì tro điếu xì-gà sắp rơi đến nơi, Kubota mới tiến lại gần chiếc bàn và gạt vào khay đựng tàn thuốc.
Trên bàn có để mấy quyển sách. Kubota cầm lên thử xem viết về chuyện gì.
Một quyển sách cũ có các góc dát vàng được đặt nằm hướng cửa sổ. Cứ tưởng là Thánh Kinh nhưng khi mở ra thấy Divina Comedia, ấn bản Edition de poche. Lấy một quyển nằm nghiêng nghiêng trước mặt nó lên, mới biết là một cuốn trong bộ toàn tập của Baudelaire.
Kubota không chủ ý đọc nhưng cũng mở mấy trang đầu tiên coi thử. Đó là một tiểu luận viết về siêu hình học của đồ chơi. Ông ta viết cái gì đây nhỉ, Kubota nghĩ thế nên bất đồ đọc luôn.
Sách ấy kể một kỷ niệm của Baudelaire ngày còn nhỏ được dắt đến chơi nhà một cô gái nào đó. Phòng cô ta đầy ắp đồ chơi, cái nào trông cũng đặc biệt. Con nít cầm đồ chơi lên nghịch thì trước sau thế nào cũng có lúc muốn đập vỡ để xem ở đằng sau món đồ chơi ấy có những gì. Nếu đồ chơi đó là loại động đậy được thì chúng nó muốn đi tìm nguyên nhân nào đã làm món đồ chơi động đậy. Con nít đi từ cái Physique qua cái Métaphysique nghĩa là từ lĩnh vực vật lý bước qua lĩnh vực siêu hình.
Chỉ có bốn mươi lăm trang thôi mà nội dung lại hấp dẫn nên Kubota đọc hết một lèo.
Lúc đó có tiếng gõ cửa cồm cộp rồi cánh cửa mở ra và cái đầu bạc trắng của Rodin nhòm vào.
- Xin lỗi ông nhé. Ông có thấy lâu không?
- Thưa cụ không. Được đọc Baudelaire mà!
Kubota vừa nói, vừa bước trở lại xưởng nặn tượng.
Hanako ăn mặc ngay ngắn lại rồi. Trên bàn, hai bản esquisses đã hoàn tất.
- Thế ông đọc cái gì của Baudelaire nào?
- Thưa, siêu hình học của đồ chơi.
- Nếu nhìn thân thể con người ta qua hình thù thì chẳng có gì hay ho. Thân thể là tấm gương phản chiếu tâm hồn.Nhìn được cái ánh lửa sáng toát ra từ vật chất thì mới thích thú chứ.
Kubota e dè nhìn hai bản phác thảo. Rodin nói:
- Còn qua loa lắm, nhìn vào chẳng thấy gì đâu.
Lát sau, ông mới tiếp lời:
- Thân hình của Mademoiselle thật là đẹp. Không có lấy chút mỡ. Bắp thịt nổi lên từng cái một, trông giống như cơ bắp của loại chó Fox Terriers. Gân cốt đầy đặn, mạnh mẽ. Độ lớn của các khớp xương và độ lớn của tay chân hợp nhất với nhau. Cho dù chỉ đứng thẳng bằng một chân còn chân kia duỗi ra theo hình thước thợ thì cô ấy vẫn có thể giữ nguyên tư thế ấy mãi mãi được. Giống như thân cây cắm rễ sâu vào trong lòng đất. Cô khác type Địa Trung Hải vì những người này vai và mông đều to ngang. Cô cũng khác với dân Bắc Âu, họ chỉ to mông chứ vai lại hẹp. Cái đẹp của cô là cái đẹp mạnh mẽ.
Ánh sáng ban mai tràn đầy gian phòng rộng. Cái nơi mang tên Hotel Brion này ngày xưa là ngôi biệt thự sang trọng do một nhà phú hào cất lên nhưng cho đến gần đây nó đã trở thành tu viện của xơ dòng Thánh Tâm. Có lẽ các bà nữ tu Sacré Coeur từng dùng gian phòng làm nơi tụ họp mấy em bé gái trong khu Faubourg Saint-Germain để tập thánh ca. Có thời các cô bé đã đứng sắp hàng ngang, hé những cánh môi hồng ca hát như lũ chim non trong tổ líu lo khi thấy bóng chim mẹ quay về.
Giờ đây phong cảnh huyên náo ấy không còn nữa.
Thế nhưng đang có một sự sống dưới hình thức khác ngự trị gian phòng. Đó là một sự huyên náo không lời. Tuy không phát thành tiếng nhưng sự sống này mãnh liệt, tinh vi và linh động một cách khác thường.
Trên mấy cái bục cao có đặt những tảng đất phèn. Ở mấy cái bục khác là những khối cẩm thạch. rắn chắc. Bàn tay của Rodin với thói quen bắt đầu nhiều việc cùng một lúc, hết mó chỗ này mó chỗ khác khi thấy có gì gợi hứng cho mình, làm cho cụm tượng có cái còn trễ tràng có cái đã tiến khá xa. Dưới ánh nắng mai, chúng trông chẳng khác nào trăm thứ cây cỏ đua chen sinh sôi giữa thiên nhiên. Con người Rodin có một sức tập trung nghị lực đáng sợ. Ngay trong khoảnh khắc vừa mới bắt tay vào việc, ông đã có thái độ như thể đã làm liên tục từ hàng giờ trước.
Thần thái khoan khoái, Rodin nhìn hết một lượt một lô tác phẩm đang nặn dở dang. Khuôn mặt ông rộng bát ngát, ở giữa sống mũi dựng thẳng đứng. Chòm râu bạc xum xuê bao quanh hàm.
Có ai gõ cộc cộc ngoài cửa.
-Entrez!
Giọng trầm đầy nội lực, không có vẻ già nua chút nào, âm vang trong không khí của gian buồng..
Người mở cửa bước vào là một gã đàn ông gầy gò trạc ngoài ba mươi tuổi với mái tóc nâu đen, trông tựa tín đồ đạo Do Thái. Anh ta cho biết mình đưa Mademoiselle Hanako đến như đã hứa.
Từ khi thấy anh ta bước vào cho đến khi nghe anh ta nói, sắc mặt của Rodin vẫn không có gì thay đổi.
Có lần ông đã gặp nàng vũ công tháp tùng tù trưởng Kambodscha qua thăm Paris. Nhìn bàn tay bàn chân thon thả và những cử động thanh nhã của cô, ông cảm thấy có gì lôi cuốn và mê hoặc lòng người. Lúc đó ông có thảo vội vài bức dessins hiện vẫn còn giữ. Như thế mới biết dân tộc nào cũng có nét đẹp của họ. Rodin tin rằng cái đẹp đó thể hiện ra tùy con mắt người nhìn biết khám phá nó. Cho nên khi nghe tin dạo này có một nữ nghệ sĩ variétés gốc Nhật Bản tên là Hanako đang ra mắt, ông đã nhờ người thầu Hanako trình diễn đưa cô ta đến gặp mình.
Gã đàn ông vừa mới đến là ông bầu, imprésario của cô ta.
- Mời cô ấy vào đây cho tôi.
Rodin nói thế thôi. Ngay cả việc chỉ ghế mời anh ta ngồi, Rodin cũng không làm. Không nhất thiết vì lúc đó ông đang bận tay. Ông bầu ý tứ dò hỏi:
- Thưa cụ, tôi có dắt theo một thông dịch viên.
- Ai thế? Người Pháp à?
- Thưa không, Nhật ạ. Anh này là thực tập sinh ở L’Institut Pasteur. Nghe Hanako cho biết cụ bảo đến gặp nên anh ta xung phong thông dịch hộ.
- Tốt lắm. Mời ông ấy vào trong luôn.
Ông bầu xin vâng và trở ra. Liền sau đó một cặp nam nữ Nhật Bản bước vào. Hai người đều hết sức thấp bé. Ông bầu đi sau vừa khép cánh cửa lại cũng chẳng cao lớn gì cho cam nhưng hai người Nhật chỉ đứng tới mang tai ông ta.
Đôi mắt của Rodin khi nheo lại để chăm chú quan sát một vật gì thì hai bên khoé thường hằn lên những nếp nhăn thật sâu. Lúc ấy, những nếp nhăn ấy lộ hẳn ra. Tia nhìn của Rodin di chuyển từ người thực tập sinh qua Hanako và dừng lại ở đó một lúc.
Chàng sinh viên chào và đưa tay bắt bàn tay mặt rắn rỏi, gân nổi lên từng sợi một của Rodin. Anh đang bắt bàn tay đã tạc ra những bức tượng như La Danaide, Le Baiser et Le Penseur. Xong, anh ta lấy từ ví đựng danh thiếp một tấm rồi trao cho nhà điêu khắc, trên đó có ghi họ tên: Kubota Mỗ, Bác Sĩ Y Khoa.
Rodin liếc nhìn tấm danh thiếp và lên tiếng hỏi:
- Thế ông hiện làm việc ở Viện Pasteur đấy?
- Vâng, thưa cụ.
- Đã lâu chưa?
- Thưa được ba tháng rồi.
- Avez-vous bien travaillé.
Người sinh viên bất chợt nhớ ra có lần nghe thiên hạ kháo nhau rằng cách chào hỏi đó là cố tật của Rodin. Và bây giờ câu hỏi đơn sơ đó lại đang hướng về phía mình.
- Oui, beaucoup, Monsieur.
Kubota vừa trả lời mà trong lòng đang dậy lên một tình cảm như muốn cam kết với trời phật là sẽ dành cả đời mình để chuyên tâm học hỏi.
Kubota giới thiệu Hanako. Nhìn thân hình mảnh dẻ, gọn gàng của người con gái, từ mái tóc bới vụng về theo kiểu Takashimada trên đầu đến hai bàn chân đi tất tabi trắng lồng trong đôi dép Chiyoda phía dưới. Chỉ thoáng cái, Rodin hầu như đã tóm lược được tất cả. Ông đưa tay bắt cái bàn tay nhỏ bé, rắn chắc.
Kubota không sao ngăn được một tình cảm xấu hổ dậy lên trong lòng. Chàng ta nghĩ nếu mình giới thiệu về phụ nữ Nhật Bản cho Rodin, lý ra phải kiếm một người nào coi được hơn một chút.
Nghĩ như thế cũng không sai. Hanako chả đẹp đẽ gì. Tự dưng cô xuất hiện trên sân khấu Âu Châu và xưng mình là nữ diễn viên đến từ Nhật Bản. Thế nhưng bên Nhật không hiểu có ai biết thứ nữ diễn viên như cô không. Dĩ nhiên Kubota không hề nghe đến bao giờ rồi. Hơn nữa cô nàng lại chẳng có nhan sắc. Nếu bảo là giống con sen người ở thì có thể hơi tội nghiệp vì nhìn tay chân không thấy chai sạn, chắc chưa phải đụng phải việc gì đặc biệt nặng nhọc. Thế nhưng đã là con gái mười bảy, đang tuổi dậy thì, mà xem tướng tá thì ngay làm đứa để sai vặt coi bộ không ai thèm mướn. Tóm lại, cô này chỉ đáng cho đi giữ em là hết cỡ.
Điều không tưởng tượng được là gương mặt của Rodin lại hiện ra vẻ mãn nguyện. Cô Hanako này lành mạnh, không chịu ăn không ngồi rồi nên người không có lấy chút mỡ thừa. Dưới làn da mỏng, các bắp thịt nhờ lao động vừa phải nên săn chắc. Trên khuôn mặt ngắn, trán và quai hàm gọn gàng, đường nét cần cổ lộ ra rõ ràng, cử động của hai bàn tay không đi găng và hai cánh tay trông thật nhanh nhẹn. Đó là những đặc điểm làm Rodin vừa ý hơn cả.
Dường như đã quen với cung cách của người Âu, Hanako mỉm cười khả ái và đưa tay bắt bàn tay Rodin chìa ra cho cô.
Rodin trỏ ghế mời hai người ngồi. Thế rồi quay qua ông bầu, ông bảo hãy chịu khó ra ngoài phòng khách đợi cho một chút.
Sau khi ông bầu ra khỏi phòng, hai người ngồi xuống ghế.
Rodin mở hộp thuốc lá và đặt trước mặt Kubota và hỏi thăm Hanako:
- Thế quê của Mademoiselle ở cạnh núi hay biển?
Hanako là một cô gái đã thạo việc tiếp xúc nên mỗi khi nghe ai hỏi gì về mình, cô đã có những câu trả lời stéréotype về thân thế gia cảnh giống như trường hợp nhân vật trong truyện nhan đề Lourdes của Zola. Đó là một cô gái trên xe hỏa đông người hay kể đi kể lại chuyện mình nhờ phép mầu mà lành vết thương ở chân. Cô cứ kể mãi rốt cuộc thành thạo giống như một tiểu thuyết gia đã tìm ra được lối viết routine.
Câu hỏi tưng tửng của Rodin chẳng ngờ làm cho những câu trả lời Hanako sửa soạn sẵn trong bụng thành ra vô dụng.
- Thưa quê cháu ở xa núi nhưng kề mé biển.
- Thế có dịp đi thuyền không?
- Vâng có ạ!
- Thế thì biết chèo thuyền không nào?
- Thưa lúc đó cháu còn bé quá nên không chèo được. Chỉ có bố cháu chèo thôi.
Hình ảnh hai bố con như hiện ra trong óc tưởng tượng của Rodin. Rồi ông lặng thinh một lúc. Rodin vốn là người ít lời.
Ông quay sang Kubota, nói với một giọng bình thản:
-Chắc Mademoiselle cũng biết tôi làm nghề gì rồi. Thế phiền ông bảo cô ấy cởi quần áo ra hộ nhé?
Câu nói làm Kubota hơi chần chờ. Mình không thể nào thôi thúc một phụ nữ đồng hương khỏa thân cho người khác xem được. Nhưng đây là Rodin, người mà mình không thể từ chối. Thôi, chẳng cần phải suy nghĩ gì xa xôi nữa.
Chỉ có cái không biết Hanako coi việc đó như thế nào.
- Vâng, để tôi thử nói với cô ấy.
- Nhờ ông!
Kubota bèn bảo Hanako:
- Cụ đây muốn nhờ em một chuyện đấy. Chắc em đã biết cụ vốn là nhà điêu khắc có một không hai trên thế giới, chuyên môn tạc tượng người ta. Nhân đó cụ muốn hỏi em có thể cởi quần áo ra cho cụ xem không. Em tính sao? Em cũng biết đó, cụ già cả rồi, tuổi đã gần bảy mươi. Mà như em đã trông tận mắt, cụ là người đứng đắn. Em chịu không?
Nói xong, Kubota nhìn thẳng vào mặt Hanako, nghĩ thầm có thể cô ta sẽ thẹn thùng, làm dáng hay khổ sở gì đó. Chỉ nghe cô trả lời dễ dàng, gọn lỏn:
- Dạ được thôi!
Kubota nói với Rodin:
- Thưa, cô ấy nhận lời.
Mặt Rodin lộ vẻ vui mừng, thế rồi ông đứng dậy khỏi chiếc ghế, lấy giấy và phấn màu đặt trên mặt bàn, bảo Kubota:
- Ông ngồi lại đây chứ?
- Vì lý do nghề nghiệp, tôi cũng từng bắt buộc phải chứng kiến những cảnh tượng như hôm nay. Tuy nhiên, nếu tôi ngồi lại có lẽ không tiện cho cô ấy.
- Thế à? Chắc mười lăm hai mươi phút thì tôi xong thôi. Ông chịu khó qua phòng đọc sách nhé. Mang xì -gà theo đi!.
Rodin chỉ cánh cửa một bên.
- Cụ bảo chỉ mười lăm hai mươi phút là xong đấy em ạ.
Dặn dò Hanako như thế rồi, Kubota châm lửa điếu xì-gà và đi khuất vào bên trong cánh cửa mà Rodin đã trỏ.
*
Căn phòng nhỏ Kubota vừa bước vào có hai cánh cửa lớn đối mặt nhau và một khung cửa sổ. Trước mặt cửa sổ là cái bàn đơn sơ, không hoa hòe. Trên bức tường đối diện với cửa sổ cũng như tường ở hai bên có để nhiều hộc đựng sách.
Kubota đứng trước đó một đỗi, đọc những dòng chữ in sau gáy các cuốn sách. Đó là một collection đã được sưu tập một cách tùy tiện chứ không sắp đặt. Bình sinh, Rodin là người ham đọc sách. Ngay cả từ hồi còn túng quẫn, lang bạt ở thành phố Bruxelles, lúc nào ông cũng kiếm sách để đọc. Rõ ràng là trong số sách cũ kỹ và ố bẩn này, hẳn có những cuốn gợi nhiều kỹ niệm nên ông đã mang theo đến tận nơi đây.
Vì tro điếu xì-gà sắp rơi đến nơi, Kubota mới tiến lại gần chiếc bàn và gạt vào khay đựng tàn thuốc.
Trên bàn có để mấy quyển sách. Kubota cầm lên thử xem viết về chuyện gì.
Một quyển sách cũ có các góc dát vàng được đặt nằm hướng cửa sổ. Cứ tưởng là Thánh Kinh nhưng khi mở ra thấy Divina Comedia, ấn bản Edition de poche. Lấy một quyển nằm nghiêng nghiêng trước mặt nó lên, mới biết là một cuốn trong bộ toàn tập của Baudelaire.
Kubota không chủ ý đọc nhưng cũng mở mấy trang đầu tiên coi thử. Đó là một tiểu luận viết về siêu hình học của đồ chơi. Ông ta viết cái gì đây nhỉ, Kubota nghĩ thế nên bất đồ đọc luôn.
Sách ấy kể một kỷ niệm của Baudelaire ngày còn nhỏ được dắt đến chơi nhà một cô gái nào đó. Phòng cô ta đầy ắp đồ chơi, cái nào trông cũng đặc biệt. Con nít cầm đồ chơi lên nghịch thì trước sau thế nào cũng có lúc muốn đập vỡ để xem ở đằng sau món đồ chơi ấy có những gì. Nếu đồ chơi đó là loại động đậy được thì chúng nó muốn đi tìm nguyên nhân nào đã làm món đồ chơi động đậy. Con nít đi từ cái Physique qua cái Métaphysique nghĩa là từ lĩnh vực vật lý bước qua lĩnh vực siêu hình.
Chỉ có bốn mươi lăm trang thôi mà nội dung lại hấp dẫn nên Kubota đọc hết một lèo.
Lúc đó có tiếng gõ cửa cồm cộp rồi cánh cửa mở ra và cái đầu bạc trắng của Rodin nhòm vào.
- Xin lỗi ông nhé. Ông có thấy lâu không?
- Thưa cụ không. Được đọc Baudelaire mà!
Kubota vừa nói, vừa bước trở lại xưởng nặn tượng.
Hanako ăn mặc ngay ngắn lại rồi. Trên bàn, hai bản esquisses đã hoàn tất.
- Thế ông đọc cái gì của Baudelaire nào?
- Thưa, siêu hình học của đồ chơi.
- Nếu nhìn thân thể con người ta qua hình thù thì chẳng có gì hay ho. Thân thể là tấm gương phản chiếu tâm hồn.Nhìn được cái ánh lửa sáng toát ra từ vật chất thì mới thích thú chứ.
Kubota e dè nhìn hai bản phác thảo. Rodin nói:
- Còn qua loa lắm, nhìn vào chẳng thấy gì đâu.
Lát sau, ông mới tiếp lời:
- Thân hình của Mademoiselle thật là đẹp. Không có lấy chút mỡ. Bắp thịt nổi lên từng cái một, trông giống như cơ bắp của loại chó Fox Terriers. Gân cốt đầy đặn, mạnh mẽ. Độ lớn của các khớp xương và độ lớn của tay chân hợp nhất với nhau. Cho dù chỉ đứng thẳng bằng một chân còn chân kia duỗi ra theo hình thước thợ thì cô ấy vẫn có thể giữ nguyên tư thế ấy mãi mãi được. Giống như thân cây cắm rễ sâu vào trong lòng đất. Cô khác type Địa Trung Hải vì những người này vai và mông đều to ngang. Cô cũng khác với dân Bắc Âu, họ chỉ to mông chứ vai lại hẹp. Cái đẹp của cô là cái đẹp mạnh mẽ.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.