Chương 155: Huyền sử 29: Cổ Đại Cửu Châu
Giang Hoài Ngọc
16/09/2021
Cổ Đại Cửu Châu
Thời cổ, lấy Hoàng Hà làm giới tuyến phân nam bắc. Hoàng tộc ở phía bắc, lấy Cơ tộc làm tôn tộc, dùng Sa tộc, Châm Qua tộc, Hữu Cô tộc phụ tá, định đô ở Hữu Hùng, sử gọi Hữu Hùng thị. Cơ tộc tổ tiên sinh sống ở vùng Cơ Thủy, nên lấy đó làm tộc danh. Thần Nông chư tộc ở phía nam, lấy Hà tộc làm tôn tộc, dùng Khương tộc, Dung tộc phụ tá, định đô ở Liệt Sơn, rồi Trần, Khúc Phụ, sử gọi Thần Nông thị.
Thời cổ, chia đất làm chín châu. Cổ đại Cửu Châu khác với Hán đại Thập tam Châu hay Tam Quốc Thập tứ Châu. Chín châu thời cổ không bao gồm toàn bộ đất đai, mà chỉ là lãnh thổ của các tộc lớn, đất đai của các tiểu tộc không được kể đến. Đấy là những tên đất thời cổ mà nhiều tên vẫn còn được dùng cho đến ngày nay. Cổ đại Cửu Châu gồm : Kinh, Tinh, Lương, Ung, Đại, Từ, Thanh, Duyện, Ký.
Đất Kinh : chỉ vùng đất phía bắc sông Giang, phía nam Hán Thủy (thuộc địa phận Hồ Bắc ngày nay), về sau địa phận Động Đình Hồ cũng tính là đất Kinh. Có Liệt Sơn là nơi ở của Thần Nông. Kinh (荊) ở đây là tên một loại cây mọc từng bụi, cao bốn năm thước, lá như cái bàn tay, hoa nhỏ, sắc tím hơi vàng, cành gốc cứng rắn; không phải là Kinh (京) đô. Có Tương Dương nổi tiếng trong lịch sử và truyện kiếm hiệp.
Đất Tinh : chỉ vùng đất lưu vực Phần Thủy (phía nam Sơn Tây ngày nay, khu vực Thái Nguyên, Hà Đông), Hoàng Hà bao bọc ở phía tây và nam. Trong các truyện Tàu, rượu Phần Sơn Tây có nguồn gốc từ đây.
Đất Lương : chỉ vùng đất phía tây Hoàng Hà và phía bắc Vị Thủy (thuộc địa phận Thiểm Tây, Cam Túc ngày nay), có cao nguyên Hoàng Thổ và hành lang Hà Tây. Từ hơn 4000 năm trước Tây Lịch, Hoàng tộc đã sinh sống ở đây. Kinh đô Hữu Hùng của Hoàng tộc cũng ở đây.
Đất Ung : chỉ vùng đất phía nam Hoàng Hà và Vị Thủy (phía nam Thiểm Tây ngày nay, khu vực Trường An xưa, nay gọi là Tây An). Vùng đất này còn được gọi là Quan Trung, bởi nằm bên trong Đồng Quan.
Đất Đại : chỉ vùng đất phía bắc đất Tinh (phía bắc Sơn Tây ngày nay), khu vực Nhạn Môn Quan sau này.
Đất Từ : chỉ vùng đất phía bắc Hồng Trạch Hồ, phía đông Cửu Lý Sơn (phía bắc Giang Tô ngày nay), đất Trần kinh đô của Thần Nông thị cũng ở đây.
Đất Thanh : chỉ vùng đất nằm ở bán đảo Sơn Đông (phía tây bắc Sơn Đông ngày nay), phía đông bắc đất Từ, đây là lãnh thổ của Cửu Lê tộc. Kinh đô Khúc Phụ của Thần Nông thị ở đây. Có Thái Sơn nổi tiếng.
Đất Duyện :chỉ vùng đất phía nam Tế Thủy, phía tây Vân Thủy (phía đông nam Sơn Đông ngày nay). Có Khai Phong nổi tiếng trong Bao Thanh Thiên.
Đất Ký : chỉ vùng đồng bằng phía Bắc Hoàng Hà, phía đông Thái Hành Sơn (phía nam Hà Bắc ngày nay). Thái Hành Sơn là ranh giới tự nhiên giữa đất Ký và đất Tinh. Nơi đây còn là quê hương của Đắc Kỷ (con gái của Ký Châu Hầu Tô Hộ) trong Phong Thần.
Các đại tộc của Hữu Hùng thị và Thần Nông thị chủ yếu cư trú ở chín vùng đất này. Ngoài ra còn có đất Dương, đất Lĩnh, đất Ba, đất Thục, đất Lạc, ... của các tiểu tộc.
Phần tiếp : Số phận bắc phương chư tộc.
Thời cổ, lấy Hoàng Hà làm giới tuyến phân nam bắc. Hoàng tộc ở phía bắc, lấy Cơ tộc làm tôn tộc, dùng Sa tộc, Châm Qua tộc, Hữu Cô tộc phụ tá, định đô ở Hữu Hùng, sử gọi Hữu Hùng thị. Cơ tộc tổ tiên sinh sống ở vùng Cơ Thủy, nên lấy đó làm tộc danh. Thần Nông chư tộc ở phía nam, lấy Hà tộc làm tôn tộc, dùng Khương tộc, Dung tộc phụ tá, định đô ở Liệt Sơn, rồi Trần, Khúc Phụ, sử gọi Thần Nông thị.
Thời cổ, chia đất làm chín châu. Cổ đại Cửu Châu khác với Hán đại Thập tam Châu hay Tam Quốc Thập tứ Châu. Chín châu thời cổ không bao gồm toàn bộ đất đai, mà chỉ là lãnh thổ của các tộc lớn, đất đai của các tiểu tộc không được kể đến. Đấy là những tên đất thời cổ mà nhiều tên vẫn còn được dùng cho đến ngày nay. Cổ đại Cửu Châu gồm : Kinh, Tinh, Lương, Ung, Đại, Từ, Thanh, Duyện, Ký.
Đất Kinh : chỉ vùng đất phía bắc sông Giang, phía nam Hán Thủy (thuộc địa phận Hồ Bắc ngày nay), về sau địa phận Động Đình Hồ cũng tính là đất Kinh. Có Liệt Sơn là nơi ở của Thần Nông. Kinh (荊) ở đây là tên một loại cây mọc từng bụi, cao bốn năm thước, lá như cái bàn tay, hoa nhỏ, sắc tím hơi vàng, cành gốc cứng rắn; không phải là Kinh (京) đô. Có Tương Dương nổi tiếng trong lịch sử và truyện kiếm hiệp.
Đất Tinh : chỉ vùng đất lưu vực Phần Thủy (phía nam Sơn Tây ngày nay, khu vực Thái Nguyên, Hà Đông), Hoàng Hà bao bọc ở phía tây và nam. Trong các truyện Tàu, rượu Phần Sơn Tây có nguồn gốc từ đây.
Đất Lương : chỉ vùng đất phía tây Hoàng Hà và phía bắc Vị Thủy (thuộc địa phận Thiểm Tây, Cam Túc ngày nay), có cao nguyên Hoàng Thổ và hành lang Hà Tây. Từ hơn 4000 năm trước Tây Lịch, Hoàng tộc đã sinh sống ở đây. Kinh đô Hữu Hùng của Hoàng tộc cũng ở đây.
Đất Ung : chỉ vùng đất phía nam Hoàng Hà và Vị Thủy (phía nam Thiểm Tây ngày nay, khu vực Trường An xưa, nay gọi là Tây An). Vùng đất này còn được gọi là Quan Trung, bởi nằm bên trong Đồng Quan.
Đất Đại : chỉ vùng đất phía bắc đất Tinh (phía bắc Sơn Tây ngày nay), khu vực Nhạn Môn Quan sau này.
Đất Từ : chỉ vùng đất phía bắc Hồng Trạch Hồ, phía đông Cửu Lý Sơn (phía bắc Giang Tô ngày nay), đất Trần kinh đô của Thần Nông thị cũng ở đây.
Đất Thanh : chỉ vùng đất nằm ở bán đảo Sơn Đông (phía tây bắc Sơn Đông ngày nay), phía đông bắc đất Từ, đây là lãnh thổ của Cửu Lê tộc. Kinh đô Khúc Phụ của Thần Nông thị ở đây. Có Thái Sơn nổi tiếng.
Đất Duyện :chỉ vùng đất phía nam Tế Thủy, phía tây Vân Thủy (phía đông nam Sơn Đông ngày nay). Có Khai Phong nổi tiếng trong Bao Thanh Thiên.
Đất Ký : chỉ vùng đồng bằng phía Bắc Hoàng Hà, phía đông Thái Hành Sơn (phía nam Hà Bắc ngày nay). Thái Hành Sơn là ranh giới tự nhiên giữa đất Ký và đất Tinh. Nơi đây còn là quê hương của Đắc Kỷ (con gái của Ký Châu Hầu Tô Hộ) trong Phong Thần.
Các đại tộc của Hữu Hùng thị và Thần Nông thị chủ yếu cư trú ở chín vùng đất này. Ngoài ra còn có đất Dương, đất Lĩnh, đất Ba, đất Thục, đất Lạc, ... của các tiểu tộc.
Phần tiếp : Số phận bắc phương chư tộc.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.