Chương 161: Huyền sử 32: Số phận nam phương chư tộc
Giang Hoài Ngọc
17/09/2021
Số phận nam phương chư tộc
Nam phương là chỉ vùng đất phía nam sông Giang, bao gồm đất Kinh, đất Dương và đất Lĩnh. Từ thời Thần Nông thị đương quyền, đất Kinh đã là lãnh địa của Hồ tộc, đất Lĩnh là lãnh địa của Miêu tộc, cùng hơn chục tiểu tộc chia nhau cư trú ở đất Dương.
Sau khi bị bài tệ khỏi Bình Nguyên, Thái tử Lộc Tục được cha vợ là Động Đình Quân đón về đất Kinh, tự lập tôn miếu, đăng cơ xưng vương. Vì làm vua ở đất Kinh nên hiệu là Kinh Vương. Đó là năm Nhâm Tuất (2879 trước Tây Lịch), một mốc thời gian quan trọng của người Việt. Con cháu của Kinh Vương chính là người Kinh sau này. Do Kinh Vương đặt quốc hiệu là Việt Thường, nên con cháu của những người thuộc nước Việt Thường xưa đều gọi mình là người Việt, dù thuộc các dân tộc khác nhau. Cộng đồng tộc Việt hiện nay có đến 54 dân tộc anh em.
Sử Tàu gọi nước của Kinh Vương là Xích Quỷ (Quỷ Đỏ hay Quỷ Lửa), rồi nhiều sử gia sau này lấy đó làm quốc hiệu của Kinh Vương. Điều đó không hợp lý, có ai đặt quốc hiệu là "Quỷ" bao giờ. Người Tàu rất ưa cái trò gọi người khác tộc là quỷ, như gọi người Nga là La Sát (tên 1 loài quỷ).
Sau đó, Kinh Vương được họ bên mẹ là Miêu tộc ủng hộ, lãnh thổ mở rộng đến đất Lĩnh. Do hai bộ tộc lớn của nam phương đều ủng hộ Kinh Vương nên các bộ tộc ở đất Dương cũng theo về. Sau khi thu phục được đất Dương, Kinh Vương đã cải hiệu thành Kinh Dương Vương.
Phương nam thống nhất với quốc hiệu là Việt Thường, tộc hiệu Hồng Bàng (鴻龐). Địa bàn của quốc gia dưới thời vua Kinh Dương rộng lớn, phía bắc tới sông Giang (cả vùng hồ Động Đình), phía nam tới nước Hồ Tôn (Chiêm Thành), phía đông là Đông Hải, phía tây là Ba Thục (Tứ Xuyên, Trung Quốc ngày nay). Có sử liệu chép "phía bắc tới hồ Động Đình" cũng giống nhau. Động Đình Hồ ngày xưa rộng hơn hiện giờ rất nhiều lần, khoảng cách từ sông Giang (Đại Giang hay Trường Giang) đến bờ bắc Động Đình Hồ chưa bằng 1/10 khoảng cách từ bờ bắc đến bờ nam (nơi sông Tương đổ vào). Mà người dân sinh sống xung quanh hồ chứ không phải trên mặt hồ. Vì thế khu vực Động Đình Hồ được tính đến cả sông Giang.
Các nhà ngôn ngữ dân tộc học cho rằng phát âm của từ 越 (Việt, Yue, Yueh) có thể có liên quan đến một loại sợi cây gai dầu (hemp) được làm tại nơi mà nay là Chiết Giang. Chính chữ Việt (越) có liên quan đến chữ "việt" (鉞 - cái rìu lớn, một thứ binh khí thời xưa), thường được coi là biểu tượng của hoàng gia hoặc quyền lực hoàng đế. Nhiều rìu đá đã được tìm thấy tại vùng Hàng Châu, và còn có bằng chứng rằng loại rìu đó là một phát minh của vùng đất phía Nam.
Các sách cổ nói đến nhiều nhóm người Việt, trong đó có Câu Ngô (句吳), Ư Việt (於越), Dương Việt (揚越), Mân Việt (閩越), Nam Việt (南越), Đông Việt (東越), Sơn Việt (山越), Lạc Việt (雒越) và Âu Việt (甌越). Đa số những cái tên này tồn tại được đến các thời đế chế sơ khai ở Trung Quốc và có thể được giải thích gần đúng là các nhóm văn hóa.
Sách Hán thư (漢書) viết: "Trong vòng bảy hoặc tám nghìn dặm từ Giao Chỉ tới Cối Kê (thuộc vùng Bắc Chiết Giang), ở đâu cũng có Bách Việt, mỗi nhóm có các thị tộc của mình". Điều này cho thấy đến đời Hán, người Việt còn sinh sống từ vùng Bắc Chiết Giang cho đến tận xứ Giao Chỉ. Thời Tam Quốc, Ngô chủ Tôn Quyền bị người Sơn Việt ở vùng nam Cối Kê quấy nhiễu, đánh mãi không được. Phần lớn quân đội của nước Ngô phải phòng giữ người Sơn Việt, thành ra không đủ thực lực tranh bá thiên hạ. Ngay cả trong trận Xích Bích nổi tiếng, để đối phó với 83 vạn quân của Tào Tháo, nước Ngô cũng chỉ tập trung được có 5 vạn quân. Nước Mân Việt tồn tại ở Phúc Kiến cho đến thời Tống mới bị diệt.
Các di chỉ khảo cổ học có niên đại thuộc thời đại Đồ Đá Mới (Neolithic) tại Quảng Tây và ở miền Bắc Việt Nam, đặc biệt là các ngôi mộ chum được tìm thấy nhiều ở Việt Nam và một số ở Quảng Tây, cho thấy thổ dân bản xứ có nguồn gốc ở phía Nam và có quan hệ gần gũi với các nền văn hóa Hòa Bình (9000-5600 TCN) và Bắc Sơn (8300-5900 TCN) ở Việt Nam.
Một số nhà nghiên cứu cho rằng cách phân chia hữu ích nhất là chia các tộc Việt thành hai nhánh:
Nhóm Bắc, phân bố khắp vùng Trung và Bắc Quảng Đông, nối với vùng Bắc và Đông Quảng Tây, và trong thời kỳ đầu còn trải dài lên phía Bắc tới Phúc Kiến, Giang Tây, Chiết Giang và Nam Giang Tô.
Nhóm Nam, với địa bàn trải dài tới vùng mà ngày nay là Tây Nam Quảng Đông, Nam và Tây Quảng Tây, và Bắc Việt Nam.
Các kết quả khảo cổ học có hỗ trợ cho cách phân chia đơn giản này. Các cổ vật đặc trưng cho nhóm thứ nhất, nhóm Bắc, bao gồm đồ gốm hình học (geometric pottery), xẻng đá lớn (large stone shovel), và đồ đồng. Đặc điểm của nhóm thứ hai, nhóm Nam, là các đồ đồng kiểu tây nam, việc sử dụng các loại dụng cụ đồ đá đa dạng, hầu như không thấy đồ gốm hình học và xẻng đá lớn.
Hết.
Nam phương là chỉ vùng đất phía nam sông Giang, bao gồm đất Kinh, đất Dương và đất Lĩnh. Từ thời Thần Nông thị đương quyền, đất Kinh đã là lãnh địa của Hồ tộc, đất Lĩnh là lãnh địa của Miêu tộc, cùng hơn chục tiểu tộc chia nhau cư trú ở đất Dương.
Sau khi bị bài tệ khỏi Bình Nguyên, Thái tử Lộc Tục được cha vợ là Động Đình Quân đón về đất Kinh, tự lập tôn miếu, đăng cơ xưng vương. Vì làm vua ở đất Kinh nên hiệu là Kinh Vương. Đó là năm Nhâm Tuất (2879 trước Tây Lịch), một mốc thời gian quan trọng của người Việt. Con cháu của Kinh Vương chính là người Kinh sau này. Do Kinh Vương đặt quốc hiệu là Việt Thường, nên con cháu của những người thuộc nước Việt Thường xưa đều gọi mình là người Việt, dù thuộc các dân tộc khác nhau. Cộng đồng tộc Việt hiện nay có đến 54 dân tộc anh em.
Sử Tàu gọi nước của Kinh Vương là Xích Quỷ (Quỷ Đỏ hay Quỷ Lửa), rồi nhiều sử gia sau này lấy đó làm quốc hiệu của Kinh Vương. Điều đó không hợp lý, có ai đặt quốc hiệu là "Quỷ" bao giờ. Người Tàu rất ưa cái trò gọi người khác tộc là quỷ, như gọi người Nga là La Sát (tên 1 loài quỷ).
Sau đó, Kinh Vương được họ bên mẹ là Miêu tộc ủng hộ, lãnh thổ mở rộng đến đất Lĩnh. Do hai bộ tộc lớn của nam phương đều ủng hộ Kinh Vương nên các bộ tộc ở đất Dương cũng theo về. Sau khi thu phục được đất Dương, Kinh Vương đã cải hiệu thành Kinh Dương Vương.
Phương nam thống nhất với quốc hiệu là Việt Thường, tộc hiệu Hồng Bàng (鴻龐). Địa bàn của quốc gia dưới thời vua Kinh Dương rộng lớn, phía bắc tới sông Giang (cả vùng hồ Động Đình), phía nam tới nước Hồ Tôn (Chiêm Thành), phía đông là Đông Hải, phía tây là Ba Thục (Tứ Xuyên, Trung Quốc ngày nay). Có sử liệu chép "phía bắc tới hồ Động Đình" cũng giống nhau. Động Đình Hồ ngày xưa rộng hơn hiện giờ rất nhiều lần, khoảng cách từ sông Giang (Đại Giang hay Trường Giang) đến bờ bắc Động Đình Hồ chưa bằng 1/10 khoảng cách từ bờ bắc đến bờ nam (nơi sông Tương đổ vào). Mà người dân sinh sống xung quanh hồ chứ không phải trên mặt hồ. Vì thế khu vực Động Đình Hồ được tính đến cả sông Giang.
Các nhà ngôn ngữ dân tộc học cho rằng phát âm của từ 越 (Việt, Yue, Yueh) có thể có liên quan đến một loại sợi cây gai dầu (hemp) được làm tại nơi mà nay là Chiết Giang. Chính chữ Việt (越) có liên quan đến chữ "việt" (鉞 - cái rìu lớn, một thứ binh khí thời xưa), thường được coi là biểu tượng của hoàng gia hoặc quyền lực hoàng đế. Nhiều rìu đá đã được tìm thấy tại vùng Hàng Châu, và còn có bằng chứng rằng loại rìu đó là một phát minh của vùng đất phía Nam.
Các sách cổ nói đến nhiều nhóm người Việt, trong đó có Câu Ngô (句吳), Ư Việt (於越), Dương Việt (揚越), Mân Việt (閩越), Nam Việt (南越), Đông Việt (東越), Sơn Việt (山越), Lạc Việt (雒越) và Âu Việt (甌越). Đa số những cái tên này tồn tại được đến các thời đế chế sơ khai ở Trung Quốc và có thể được giải thích gần đúng là các nhóm văn hóa.
Sách Hán thư (漢書) viết: "Trong vòng bảy hoặc tám nghìn dặm từ Giao Chỉ tới Cối Kê (thuộc vùng Bắc Chiết Giang), ở đâu cũng có Bách Việt, mỗi nhóm có các thị tộc của mình". Điều này cho thấy đến đời Hán, người Việt còn sinh sống từ vùng Bắc Chiết Giang cho đến tận xứ Giao Chỉ. Thời Tam Quốc, Ngô chủ Tôn Quyền bị người Sơn Việt ở vùng nam Cối Kê quấy nhiễu, đánh mãi không được. Phần lớn quân đội của nước Ngô phải phòng giữ người Sơn Việt, thành ra không đủ thực lực tranh bá thiên hạ. Ngay cả trong trận Xích Bích nổi tiếng, để đối phó với 83 vạn quân của Tào Tháo, nước Ngô cũng chỉ tập trung được có 5 vạn quân. Nước Mân Việt tồn tại ở Phúc Kiến cho đến thời Tống mới bị diệt.
Các di chỉ khảo cổ học có niên đại thuộc thời đại Đồ Đá Mới (Neolithic) tại Quảng Tây và ở miền Bắc Việt Nam, đặc biệt là các ngôi mộ chum được tìm thấy nhiều ở Việt Nam và một số ở Quảng Tây, cho thấy thổ dân bản xứ có nguồn gốc ở phía Nam và có quan hệ gần gũi với các nền văn hóa Hòa Bình (9000-5600 TCN) và Bắc Sơn (8300-5900 TCN) ở Việt Nam.
Một số nhà nghiên cứu cho rằng cách phân chia hữu ích nhất là chia các tộc Việt thành hai nhánh:
Nhóm Bắc, phân bố khắp vùng Trung và Bắc Quảng Đông, nối với vùng Bắc và Đông Quảng Tây, và trong thời kỳ đầu còn trải dài lên phía Bắc tới Phúc Kiến, Giang Tây, Chiết Giang và Nam Giang Tô.
Nhóm Nam, với địa bàn trải dài tới vùng mà ngày nay là Tây Nam Quảng Đông, Nam và Tây Quảng Tây, và Bắc Việt Nam.
Các kết quả khảo cổ học có hỗ trợ cho cách phân chia đơn giản này. Các cổ vật đặc trưng cho nhóm thứ nhất, nhóm Bắc, bao gồm đồ gốm hình học (geometric pottery), xẻng đá lớn (large stone shovel), và đồ đồng. Đặc điểm của nhóm thứ hai, nhóm Nam, là các đồ đồng kiểu tây nam, việc sử dụng các loại dụng cụ đồ đá đa dạng, hầu như không thấy đồ gốm hình học và xẻng đá lớn.
Hết.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.