Chương 66: Thời gian, khoảng cách
Bán Thổ Vân
05/11/2023
Thời gian và khoảng cách
......
Nói là thực tập, nhưng Mão Sinh không có nhiều việc để làm trong đoàn Việt kịch Bách Châu như trong Nhà hát Tỉnh. Ông Phùng lập tức mượn vị trí sau khi phó đội trưởng đoàn Việt kịch Bách Châu từ chức, tiếp tục thực hiện cải cách đao to búa lớn của bản thân.
Điểm xuất phát công cuộc cải cách của ông nhìn có vẻ rất vững vàng: Giữa bối cảnh thị trường hóa, thu nhập của đoàn Việt kịch Bách Châu kém đi qua từng năm, chỉ dựa vào số lương chết mà cũng không đủ ăn sẽ không thể trụ được lâu, vì vậy, Việt kịch Bách Châu phải chủ động hướng đến thị trường.
Thị trường nào? Ông Phùng, người đã hát kịch được nửa đời người nói tất cả các đoàn Việt kịch Trung Quốc đều không thể thiếu những nữ Tiểu Sinh đóng vai chính hoặc các nữ diễn viên gánh vác cả vai Sinh lẫn Đán, bỗng vỗ "bốp" lên trán, đúng rồi, Việt kịch Bách Châu chúng ta phải gây bất ngờ, phải dốc sức đào tạo nam Tiểu Sinh.
Thế là đoàn Bách Châu và đoàn tỉnh lần lượt chiêu mộ về ba nam Tiểu Sinh, theo cách nói của Trần Phượng Tường, trong ba người này, một người có giọng như nước rửa chân, một người có giọng như nồi cám heo, còn lại là một kiệt tác tinh hoa hội tụ, được gọi là cống thoát nước.
"Cậu ta không có tố chất." Trần Phượng Tường ăn bốn mươi xiên thịt dê của sư tỷ Vương Lê tại một quán ăn trên đường Cận Hy ngoài khu chung cư Kim Hồ, sau đó liếc xéo Bạch Mão Sinh đang cười ngốc với chiếc điện thoại di động: "Chị, nếu chị không hát, sao không để nhóc khờ này thử xem."
Cô từng nghe qua giọng Mão Sinh, non nớt hơn giọng của Vương Lê nhiều, nhưng ít ra vẫn có thể giữ không bị lạc nhịp, thanh điệu cũng được gọt giũa có nền tảng kỹ năng. Nếu Vương Lê là dòng nước suối trong vắt, Mão Sinh ít nhất cũng là nước máy đủ tiêu chuẩn có thêm thuốc tẩy trắng.
Chất của giọng hát là điều không thể hối thúc, cần có thời gian và kinh nghiệm thấm nhuần từng chút một. Nếu có Mão Sinh là bạn diễn, Phượng Tường sẽ bằng lòng "thân già dạy lớp trẻ".
"Kỹ năng cơ bản của tên nước rửa chân rối tung rối mù cả lên, không nói đến tứ công ngũ pháp, đến cả Việt bạch cũng đọc sai." Mang danh là "thân già dạy lớp trẻ" nhưng Trần Phượng Tường thực chất là thân già nuôi lũ lợn. Nuôi đến mức lửa giận lên não, cô sốt ruột nhìn sư tỷ cứ như người đứng ngoài cuộc: "Sư tỷ, ông Phùng rõ ràng đang muốn gạt chị đi."
"Ông ấy không thể cứ tìm một nam Tiểu Sinh là coi như hòn báu, tưởng rằng thị trường sẽ chi tiền ra mua. Cái thị trường này là bố hay mẹ ông ấy?" Phượng Tường đã uống cạn nước trong cốc, rướn nửa người lên, vỗ nhẹ đầu Mão Sinh: "Nhóc thỏ con, rót một cốc nước ấm ra đây."
"Dạ." Mão Sinh lập tức đứng dậy, lon ton đi rót nước cho cô Phượng Tường.
Sau khi xúi Mão Sinh đi, Phượng Tường mới nói lời thật lòng: "Tuyệt đối không được để đứa trẻ này vào đoàn Việt kịch Bách Châu. Đoàn Việt kịch Bách Châu giờ đã khác xưa. Chị, giải thưởng chúng ta nhận được lần trước nhờ công một tay chị giành, đó gọi là ánh sáng le lói cuối cùng, bây giờ ông Phùng qua cầu rút ván, chị định mặc kệ ông ấy làm bừa làm ẩu à?"
Phượng Tường càu nhàu thêm về những vấn đề khác của ông Phùng: "Suốt ngày kêu không có tiền, thành phố vừa phát xuống vài trăm vạn, ông ấy thì hay, lập tức đổi xe, 400.000 tệ đấy".
Vương Lê có nghe nói về chuyện tài chính của ông Phùng từ lâu, nhưng cô không quan tâm hậu cần hành chính, cũng không biết chi tiết cụ thể. Thấy Phượng Tường tức giận như vậy mà vẫn tính toán cho Mão Sinh, cô an ủi Phượng Tường: "Hãy hát tốt kịch của mình, còn chuyện của ông Phùng..." Ngừng lại một lúc, cô tiếp: "Chị sẽ tìm hiểu thêm, nếu đó là sự thật, chị sẽ đi phản ánh."
"Đừng, không thể lật đổ ông ấy, chứ chị nghĩ tại sao ông ấy vẫn huy hoàng trên vị trí này hơn mười năm?" Phượng Tường nhìn thành phố Bách Châu quen thuộc, ngửi mùi khói lửa quen thuộc của quê hương mình trong không khí, cúi đầu: "Em đã có dự định khác." Phượng Tường nói em định nghỉ phép không lương, đến Ninh Ba, Cù Châu hát kịch.
"Đoàn kịch nào?" Vương Lê sững sờ, không ngờ rằng Phượng Tường, người đã hơn ba mươi nồi bánh chưng lại dám rời khỏi Bách Châu.
"Không tính là đoàn kịch chính phái, là đoàn dân gian", Phượng Tường có không ít vẻ vang, cũng có chút danh tiếng. Đoàn kịch ở Chiết Giang nói nếu cô đến, thu nhập hàng tháng được trên 10.000 tệ là chuyện bình thường.
Trong lòng Phượng Tường vẫn còn điều chưa nói: sư tỷ nhất quyết chôn chân trong mối tình với Triệu Lan, dưới sân khấu cô không dám nghĩ nữa, bây giờ đến cả trên sân khấu cũng không còn hy vọng, bởi sư tỷ dần dần bị đoàn kịch cô lập, chỉ làm những việc như chỉ đạo và lập kế hoạch, bị coi như linh vật mà treo lên cao hoặc là bị đuổi ra ngoài. Bách Châu vắng bóng Vương Lê, tiếng hát của Trần Phượng Tường cũng hoang mang mà lạc điệu.
"Ông Phùng cũng đang ép em đi. Các nam Tiểu Sinh hát không hay, ông ấy không đặt vấn đề với họ mà lại nói em quá kiêu ngạo, không tận tâm dạy dỗ họ. Em thấy quái lạ, em là hát Đán, làm sao dạy hát Sinh? Hay là họ hát một câu, em hát mười câu bưng bít cho qua?" Phượng Tường thở dài, bất lực nhìn đàn chị: "Em chỉ muốn tìm một nơi hát trong bình yên."
Một số diễn viên có tiếng trong ngành từng nói Việt kịch sắp xong đời đến nơi, vì không thể vào thành phố thì chỉ có nước về quê.
Phượng Tường không nghĩ vậy: "Cái nôi của Việt kịch là vùng quê Thặng Châu, tiền vốn đến từ những người dân chân chất xem kịch. Ngay cả khi em theo gánh hát rong đến vùng nông thôn, em cũng có thể vui vẻ hát xả giận." Huống chi cô còn là hạng nhất cấp quốc gia, đi đâu hát cũng kiếm được cơm ăn, chỉ tội luyến tiếc khoảng thời gian vun trồng và đồng hành cùng sư tỷ hơn mười năm.
Mão Sinh rót một cốc nước nóng, mua một chai nước tinh khiết, ngồi xuống pha thành nước ấm cho Phượng Tường, tuy nhiên, cô cũng cảm thấy bầu không khí giữa sư phụ và Phượng Tường đột nhiên lạnh đi. Ngẩng đầu nhìn Phượng Tường, nghe Phượng Tường quyết định: "Hát thêm 5 năm nữa, nếu không hát được nữa, em sẽ đi mở tiệm với họ hàng."
Uống nước xong, lau miệng xong, Phượng Tường nhìn sư tỷ: "Tuần sau em sẽ đi."
Vương Lê nói Phượng Tường, em đừng nóng vội thế, em ở đoàn Việt kịch Bách Châu không vui, chị sẽ giúp em liên lạc với những đoàn kịch khác, Hàng Châu hoặc Ninh Ba đều được, không nhất thiết phải đến đoàn kịch dân gian. Thu nhập hàng tháng trên 10.000 tệ nghe có vẻ hứa hẹn, nhưng vẫn phải ăn bữa hôm lo bữa mai."
Phượng Tường từ chối, đôi mắt to tự tin mà có hồn, phong thái ấy quả quyết hơn cả dáng vẻ trên sân khấu hiếm thấy của Vương Lê: "Chị, em đã ly hôn, không có con, em không sợ."
"Em, Trần Phượng Tường, tuy không có giọng ca vàng hay giọng ca bạc, nhưng một mình em có thể hát đâu đó mấy lần chục năm? Thay vì bịt mũi phung phí thời gian trong những thứ nước rửa chân, nồi cám heo và nước ống cống, chẳng thà em tìm một nơi khác hít thở không khí trong lành." Cô lấy đâu ra kỹ năng xử lý hay tái chế nước thải?
Trước khi rời đi, cô nhìn thẳng vào Mão Sinh: "Nhóc phải chăm chỉ hát đấy biết chưa? Không được làm mất mặt sư phụ và Bách Châu của chúng ta."
"Nhạc tàn người tản" là điều Vương Lê đã thấy quá nhiều, hơn mười năm trước, cô biết Triệu Lan sẽ rời đoàn kịch để chuyển đến Cục Văn hóa trước vở kịch cuối cùng hai người họ hát. Sau buổi diễn đó, cô tẩy trang, một mình trở lại sân khấu và đứng thẫn thờ ở đó rất lâu. Khi ấy sư phụ của cô đã nói: "Biệt ly là chuyện thường tình, tương ngộ cũng vậy. Hãy để con tim bình tĩnh, đừng bàng hoàng trước cả sủng lẫn nhục."
Giờ đây Phượng Tường cũng sắp rời đi, chuyến lưu diễn dựa trên nhiệm vụ nào đó mà cô đã quen vài tháng trước có thể là lần cuối cùng hợp tác với Phượng Tường. Cảnh cô và Phượng Tường suối chảy gặp núi non cuối cùng cũng sắp hạ màn.
Những lời tạm biệt bất ngờ luôn khiến Vương Lê nẫu ruột nhầu gan, nhưng cô vẫn chấp nhận. Trong đó có Triệu Lan, họ dần thân thiết như xưa, nhưng Vương Lê biết sẽ có một ngày nào đó vở kịch trong cuộc sống này sẽ đến lúc tan cuộc, nếu không phải Triệu Lan đi trước thì cô sẽ là người đi trước. Thời gian của cô từ lâu đã rải rác trên sân khấu, dưới khán đài, trong và ngoài vở kịch, Vương Lê không thể gom góp lại tất cả, chỉ có thể ôm chặt những gì có thể giữ trong vòng tay.
"Sư phụ, cô Phượng Tường sắp đi à? Đi công tác ở đâu thế?" Mão Sinh chỉ nghe được một nửa, không biết nỗi buồn trong cuộc gặp gỡ bình thường này đến từ đâu.
"Đi nơi khác hát." Ánh mắt Vương Lê tiễn đưa đàn em bị làn gió xuân thổi xốc góc váy, dáng vẻ cô gái yêu kiều mười bảy xuân xanh khi mới gia nhập đoàn kịch vẫn hiện rõ mồn một trong tâm trí Vương Lê, Phượng Tường bây giờ trông vẫn trẻ trung xinh đẹp như thế, nhưng tâm trí cô ngày càng mạnh mẽ hơn qua sự gột rửa của thời gian: "Duyên cạn gánh đứt, Phượng Tường mạnh mẽ hơn sư phụ." Cô thở dài.
Thời gian thực tập vô công rồi nghề của Mão Sinh đã trôi qua nửa chặng đường, về quê chủ yếu chỉ để chuẩn bị cho kỳ thi vào đoàn Việt kịch tỉnh. Vương Lê được "dỡ gánh" trong đoàn, đồng thời từ chối không ít tiệc rượu vì vấn đề sức khỏe. Cuối tuần rảnh rỗi, hai cô trò chen chúc ngồi cùng nhau lên chiếc xe buýt về tỉnh lỵ, một người đi thăm tình yêu già, một người đi gặp người tình trẻ.
Triệu Lan không muốn Vương Lê vất vả như vậy, sư tỷ nói tuần này chị đi gặp em, tuần sau em đi gặp chị, thế nào?
Dù sao hai người cũng là tầng lớp có của, dù là ở Bách Châu hay tỉnh lỵ cũng không thiếu nhà để ở. Cô biết trong lòng Triệu Lan vẫn lo lắng chuyện "sống chung", hai người sợ thành đôi thành cặp ở Bách Châu sẽ bị nói ra nói vào. Nhưng Vương Lê vẫn vướng công việc, không tiện đến tỉnh lỵ sống.
"Con và Tiểu Ấn ở chung có tốn kém không?" Vương Lê lo lắng hỏi, nghĩ trò mình vẫn chưa đi làm.
"Cũng tạm, hai người chưa đến 2.000 tệ? Chị ấy không cho con trả tiền nhà, cũng không cần con trả chi phí sinh hoạt, lại còn hay mua quần áo mới cho con." Tiền tiêu vặt hàng tháng của Mão Sinh là mấy trăm tệ, Ấn Tú không hề động vào một xu, sau khi ngoãn ngoãn nộp hết lên, cô nhận lại một tấm thẻ từ đối phương: "Chị đã để dành cho em."
"Tiểu Ấn thật có tầm nhìn." Vương Lê gật đầu, nhét phong bì vào tay Mão Sinh: "Con cầm lấy. Con không có việc làm, không được để Tiểu Ấn một mình gánh vác cuộc sống của hai người. Cô ấy không phàn nàn là do cô ấy rộng lượng, nhưng con không được cứ mãi nửa biết nửa mơ hồ như thế." Hơn nữa, về dài lâu, ngay cả khi không phàn nàn cũng sẽ có ngày oán giận. Yêu đương là một chuyện, sống chung lại là chuyện khác.
Mão Sinh dựa vào vai sư phụ: "Vậy nếu con vào Nhà hát Tỉnh, sư phụ, liệu một tháng con có thể kiếm được vài nghìn tệ không?"
Vài nghìn? Vương Lê nhướng mày nhìn học trò không biết củi, gạo, dầu, muối đắt cỡ nào, nói: "Chắc là một nghìn hai." Còn chưa bao gồm đủ loại chi phí khấu trừ, rất nhiều thanh niên trẻ trong đoàn thậm chí còn không có tám trăm tệ trong tay.
"Hả?" Mão Sinh bị con số ngoài ý muốn này dọa sợ, một nghìn hai? Ấn Tú hiện kiếm được gần năm nghìn tệ mỗi tháng. Mão Sinh bối rối vò đầu bứt tóc: "Khoảng cách giữa các ngành thật lớn."
"Xã hội ngày nay thay đổi nhanh chóng, không thể chỉ bám lấy lý lẽ công bằng mà ngửa tay xin tiền được". Vương Lê nhìn xa trông rộng, lương hưu của mẹ cô là hơn 4.000 một tháng, các chị gái giáo sư trong trường đại học, cộng hết các khoản lương tiết dạy, trợ cấp, cấp bậc và dự án vào mới chỉ được hơn 4.000 tệ.
"Muốn kiếm được nhiều tiền, phải xem đó là ngành gì, cũng phải xem nỗ lực đằng sau mỗi người, không phải do gặp thời thế, là do cơ hội của thời đại tìm đến người đó."
Mão Sinh nửa hiểu nửa không những lời Vương Lê nói, nhưng cô biết Ấn Tú âm thầm nỗ lực rất nhiều. Trong lúc Mão Sinh tập luyện trong phòng diễn kịch thì Ấn Tú nói chuyện với khách hàng với nụ cười không bao giờ tắt, cô dẫn nhân viên bán hàng đến các tòa nhà lớn, mời chào khách hàng bất chấp mưa gió bão bùng, luôn là người đến đầu tiên và là người về muộn nhất. Mão Sinh kêu mệt sau một ngày hát 6 tiếng, nhưng Ấn Tú vẫn cảm thấy bình thường sau một ngày làm việc 14 giờ.
Ngoài công việc, ngành của Ấn Tú còn có rất nhiều chuyện ngoài phạm vi công việc, Ấn Tú nói với Mão Sinh, em nghĩ đó là ngoài phạm vi công việc, nhưng thực tế chúng chính là thứ quan trọng nhất. Trong xã hội ngày nay, kinh doanh chính là tạo dựng quan hệ, trên bàn rượu không thể thiếu những nịnh nọt và a dua, uống cạn ba ly rượu trắng lớn, uống cho tăng doanh số lên thêm 5%, Ấn Tú vẫn thấy mình kiếm tiền dễ dàng.
Kinh doanh rất dễ gặp phải đủ loại người, có người nắm tay cô muốn giới thiệu cô cho một người họ hàng lấy về làm vợ, có người thấy Ấn Tú còn trẻ, liền lên mặt dạy đời cô phải lấy Trời làm trung tâm như thế nào. Ấn Tú còn gặp một người phụ nữ trung niên, trông dung mạo lẫn khí chất đều giống giáo viên, người phụ nữ ấy đi cùng chồng và anh Hạo đến dự tiệc rượu, luôn giữ thái độ lạnh lùng nhưng lịch sự với người khác, sau khi quan sát cách nói năng và cử chỉ của Ấn Tú cả đêm, cô ấy nói với Ấn Tú trước khi chào tạm biệt: "Tiểu Ấn, em nên tiếp tục đi học. Mặc dù người ta hay nói thực chiến quan trọng hơn sách vở, nhưng sách vở là một con đường nâng cao tầm nhìn và tư duy."
Ấn Tú tưởng rằng người phụ nữ nghĩ trình độ học vấn trường dạy nghề cấp 2 của mình không đủ, bèn khiêm tốn nói rằng em cũng muốn học, nhưng một chân em đã bước vào xã hội, sợ rằng sẽ khó vào trường.
Người phụ nữ nọ xua tay: "Ý chị không phải vào trường học lấy bằng tốt nghiệp. Chị đã gặp rất nhiều người trong ngành các em, họ đều phất lên dựa trên cơ hội và sự liều lĩnh không ngừng nghỉ. Hiện là thời điểm phát triển mạnh, chị có thể thấy sau này em sẽ làm nên nghiệp lớn, nhưng nếu muốn phát triển hơn nữa, nếu muốn phòng tránh rủi ro hoặc muốn rút lui an toàn, ngoài học hỏi từ những người xung quanh, em còn phải học về tài chính, pháp lý, kinh doanh và quản lý."
Ấn Tú đã quen nghiêm túc suy nghĩ về lời nói của những người trong tình huống này, sau một bữa ăn, lượng thông tin thốt ra từ miệng người ta có thể chỉ là một hoặc hai câu thôi, nhưng chúng đáng giá.
Nửa đêm trước khi đi ngủ, cô hỏi Mão Sinh: "Người ta nói chị nên học thêm, chị nên đến hiệu sách mua hay nên đi đăng ký lớp đào tạo?" Cô được coi là đã học xong lớp thiết kế thời trang, chỉ mới chạm đến tầng kiến thức qua loa, Ấn Tú đã cảm thấy xót tiền học phí của mình.
Mão Sinh, người học chỉ để thi, nói em cũng không biết. Có lẽ hỏi Du Nhậm sẽ có đáp án.
Mão Sinh dựa vào sư phụ, kể chi tiết về Ấn Tú: "Chị ấy bận lắm, làm việc không nghỉ ngơi chút nào, thậm chí không có thời gian đi đăng ký lớp học, chỉ có thể mua một cuốn sách nhập môn kế toán tài vụ về đọc dần dần. Tiểu Ấn nỗ lực hơn con rất nhiều."
Trong túi Ấn Tú luôn có một cuốn sách, khi người ta ăn uống và tán ngẫu trong giờ nghỉ trưa, Ấn Tú lặng lẽ ngồi trong cửa hàng lật giở khoảng mười trang sách, không hiểu thì ghi nhớ trong đầu dần dần nghiền ngẫm. Cô còn nói đùa với Mão Sinh: "Nếu ngày trước chị tỉnh ra sớm hơn, có lẽ..."
Có lẽ không cần phải bôn ba vất vả, có lẽ đã được ngồi trong giảng đường đại học mặc sức tận hưởng thanh xuân, và có lẽ sẽ không được gặp Mão Sinh. Nhưng Ấn Tú cũng hiểu rõ: "Lúc đó không có khả năng tỉnh ra, ngày nào cũng sống trong nơm nớp lo sợ."
Nhưng nếu làm việc quá chăm chỉ, sẽ không có thời gian tình ái với Mão Sinh cả ngày. Khi Ấn Tú bước vào trạng thái vừa làm vừa học, tần suất thân mật của cô với Mão Sinh thay đổi từ vài lần một ngày thành vài ngày một lần, đây cũng là lý do tại sao Mão Sinh sẵn lòng đến Bách Châu thực tập - có đi mới biết quý ngày bên nhau, khiến Ấn Tú nhớ nhung hơi ấm từ mình, về đến nhà hai người có thể hâm nóng cấp tốc, không cần phải xót xa không nỡ gọi Ấn Tú tỉnh giấc vào ban đêm.
Bản thân mình cũng phải nỗ lực hơn. Ý nghĩ này chỉ thoáng qua tâm trí Mão Sinh một chốc, rồi lại chìm vào giấc ngủ sâu.
Cảnh chia rẽ của cuộc đời có lẽ sẽ lại một lần nữa xuất hiện trước mắt Mão Sinh, đứa trẻ ngây ngô không hề hay biết trượt đầu xuống cạnh sư phụ, gà gật ngủ ngon. Lần này Vương Lê không nhắc nhở Mão Sinh, có đôi khi người từng trải cần truyền lại kinh nghiệm, đôi khi lại phải im lìm không nói.
Có lẽ cả cô và Triệu Lan đều đã phạm sai lầm khi dạy Mão Sinh chỉ biết có kịch và tình yêu. Họ trao cho cô bé tình yêu không cần hồi đáp, khiến cô bé quên mất rằng chiều chuộng luôn có thời hạn, khiến cô bé không hiểu rằng ngay cả trong tình yêu, cũng đừng nên quen được yêu chiều đến mức coi đó là lẽ đương nhiên.
Dù có nói những điều này với Mão Sinh, cô bé cũng không lọt tai. Trong mắt và trong miệng Mão Sinh là muôn vàn Tiểu Ấn. Nghe không thấy, dạy không thông, chỉ có thời gian và khoảng cách sẽ thay một mối quan hệ đưa ra phán quyết cuối cùng.
Vương Lê vuốt tóc đồ đệ, buồn bã thở dài: "Mão Sinh, thế giới này phức tạp hơn kịch."
......
......
Nói là thực tập, nhưng Mão Sinh không có nhiều việc để làm trong đoàn Việt kịch Bách Châu như trong Nhà hát Tỉnh. Ông Phùng lập tức mượn vị trí sau khi phó đội trưởng đoàn Việt kịch Bách Châu từ chức, tiếp tục thực hiện cải cách đao to búa lớn của bản thân.
Điểm xuất phát công cuộc cải cách của ông nhìn có vẻ rất vững vàng: Giữa bối cảnh thị trường hóa, thu nhập của đoàn Việt kịch Bách Châu kém đi qua từng năm, chỉ dựa vào số lương chết mà cũng không đủ ăn sẽ không thể trụ được lâu, vì vậy, Việt kịch Bách Châu phải chủ động hướng đến thị trường.
Thị trường nào? Ông Phùng, người đã hát kịch được nửa đời người nói tất cả các đoàn Việt kịch Trung Quốc đều không thể thiếu những nữ Tiểu Sinh đóng vai chính hoặc các nữ diễn viên gánh vác cả vai Sinh lẫn Đán, bỗng vỗ "bốp" lên trán, đúng rồi, Việt kịch Bách Châu chúng ta phải gây bất ngờ, phải dốc sức đào tạo nam Tiểu Sinh.
Thế là đoàn Bách Châu và đoàn tỉnh lần lượt chiêu mộ về ba nam Tiểu Sinh, theo cách nói của Trần Phượng Tường, trong ba người này, một người có giọng như nước rửa chân, một người có giọng như nồi cám heo, còn lại là một kiệt tác tinh hoa hội tụ, được gọi là cống thoát nước.
"Cậu ta không có tố chất." Trần Phượng Tường ăn bốn mươi xiên thịt dê của sư tỷ Vương Lê tại một quán ăn trên đường Cận Hy ngoài khu chung cư Kim Hồ, sau đó liếc xéo Bạch Mão Sinh đang cười ngốc với chiếc điện thoại di động: "Chị, nếu chị không hát, sao không để nhóc khờ này thử xem."
Cô từng nghe qua giọng Mão Sinh, non nớt hơn giọng của Vương Lê nhiều, nhưng ít ra vẫn có thể giữ không bị lạc nhịp, thanh điệu cũng được gọt giũa có nền tảng kỹ năng. Nếu Vương Lê là dòng nước suối trong vắt, Mão Sinh ít nhất cũng là nước máy đủ tiêu chuẩn có thêm thuốc tẩy trắng.
Chất của giọng hát là điều không thể hối thúc, cần có thời gian và kinh nghiệm thấm nhuần từng chút một. Nếu có Mão Sinh là bạn diễn, Phượng Tường sẽ bằng lòng "thân già dạy lớp trẻ".
"Kỹ năng cơ bản của tên nước rửa chân rối tung rối mù cả lên, không nói đến tứ công ngũ pháp, đến cả Việt bạch cũng đọc sai." Mang danh là "thân già dạy lớp trẻ" nhưng Trần Phượng Tường thực chất là thân già nuôi lũ lợn. Nuôi đến mức lửa giận lên não, cô sốt ruột nhìn sư tỷ cứ như người đứng ngoài cuộc: "Sư tỷ, ông Phùng rõ ràng đang muốn gạt chị đi."
"Ông ấy không thể cứ tìm một nam Tiểu Sinh là coi như hòn báu, tưởng rằng thị trường sẽ chi tiền ra mua. Cái thị trường này là bố hay mẹ ông ấy?" Phượng Tường đã uống cạn nước trong cốc, rướn nửa người lên, vỗ nhẹ đầu Mão Sinh: "Nhóc thỏ con, rót một cốc nước ấm ra đây."
"Dạ." Mão Sinh lập tức đứng dậy, lon ton đi rót nước cho cô Phượng Tường.
Sau khi xúi Mão Sinh đi, Phượng Tường mới nói lời thật lòng: "Tuyệt đối không được để đứa trẻ này vào đoàn Việt kịch Bách Châu. Đoàn Việt kịch Bách Châu giờ đã khác xưa. Chị, giải thưởng chúng ta nhận được lần trước nhờ công một tay chị giành, đó gọi là ánh sáng le lói cuối cùng, bây giờ ông Phùng qua cầu rút ván, chị định mặc kệ ông ấy làm bừa làm ẩu à?"
Phượng Tường càu nhàu thêm về những vấn đề khác của ông Phùng: "Suốt ngày kêu không có tiền, thành phố vừa phát xuống vài trăm vạn, ông ấy thì hay, lập tức đổi xe, 400.000 tệ đấy".
Vương Lê có nghe nói về chuyện tài chính của ông Phùng từ lâu, nhưng cô không quan tâm hậu cần hành chính, cũng không biết chi tiết cụ thể. Thấy Phượng Tường tức giận như vậy mà vẫn tính toán cho Mão Sinh, cô an ủi Phượng Tường: "Hãy hát tốt kịch của mình, còn chuyện của ông Phùng..." Ngừng lại một lúc, cô tiếp: "Chị sẽ tìm hiểu thêm, nếu đó là sự thật, chị sẽ đi phản ánh."
"Đừng, không thể lật đổ ông ấy, chứ chị nghĩ tại sao ông ấy vẫn huy hoàng trên vị trí này hơn mười năm?" Phượng Tường nhìn thành phố Bách Châu quen thuộc, ngửi mùi khói lửa quen thuộc của quê hương mình trong không khí, cúi đầu: "Em đã có dự định khác." Phượng Tường nói em định nghỉ phép không lương, đến Ninh Ba, Cù Châu hát kịch.
"Đoàn kịch nào?" Vương Lê sững sờ, không ngờ rằng Phượng Tường, người đã hơn ba mươi nồi bánh chưng lại dám rời khỏi Bách Châu.
"Không tính là đoàn kịch chính phái, là đoàn dân gian", Phượng Tường có không ít vẻ vang, cũng có chút danh tiếng. Đoàn kịch ở Chiết Giang nói nếu cô đến, thu nhập hàng tháng được trên 10.000 tệ là chuyện bình thường.
Trong lòng Phượng Tường vẫn còn điều chưa nói: sư tỷ nhất quyết chôn chân trong mối tình với Triệu Lan, dưới sân khấu cô không dám nghĩ nữa, bây giờ đến cả trên sân khấu cũng không còn hy vọng, bởi sư tỷ dần dần bị đoàn kịch cô lập, chỉ làm những việc như chỉ đạo và lập kế hoạch, bị coi như linh vật mà treo lên cao hoặc là bị đuổi ra ngoài. Bách Châu vắng bóng Vương Lê, tiếng hát của Trần Phượng Tường cũng hoang mang mà lạc điệu.
"Ông Phùng cũng đang ép em đi. Các nam Tiểu Sinh hát không hay, ông ấy không đặt vấn đề với họ mà lại nói em quá kiêu ngạo, không tận tâm dạy dỗ họ. Em thấy quái lạ, em là hát Đán, làm sao dạy hát Sinh? Hay là họ hát một câu, em hát mười câu bưng bít cho qua?" Phượng Tường thở dài, bất lực nhìn đàn chị: "Em chỉ muốn tìm một nơi hát trong bình yên."
Một số diễn viên có tiếng trong ngành từng nói Việt kịch sắp xong đời đến nơi, vì không thể vào thành phố thì chỉ có nước về quê.
Phượng Tường không nghĩ vậy: "Cái nôi của Việt kịch là vùng quê Thặng Châu, tiền vốn đến từ những người dân chân chất xem kịch. Ngay cả khi em theo gánh hát rong đến vùng nông thôn, em cũng có thể vui vẻ hát xả giận." Huống chi cô còn là hạng nhất cấp quốc gia, đi đâu hát cũng kiếm được cơm ăn, chỉ tội luyến tiếc khoảng thời gian vun trồng và đồng hành cùng sư tỷ hơn mười năm.
Mão Sinh rót một cốc nước nóng, mua một chai nước tinh khiết, ngồi xuống pha thành nước ấm cho Phượng Tường, tuy nhiên, cô cũng cảm thấy bầu không khí giữa sư phụ và Phượng Tường đột nhiên lạnh đi. Ngẩng đầu nhìn Phượng Tường, nghe Phượng Tường quyết định: "Hát thêm 5 năm nữa, nếu không hát được nữa, em sẽ đi mở tiệm với họ hàng."
Uống nước xong, lau miệng xong, Phượng Tường nhìn sư tỷ: "Tuần sau em sẽ đi."
Vương Lê nói Phượng Tường, em đừng nóng vội thế, em ở đoàn Việt kịch Bách Châu không vui, chị sẽ giúp em liên lạc với những đoàn kịch khác, Hàng Châu hoặc Ninh Ba đều được, không nhất thiết phải đến đoàn kịch dân gian. Thu nhập hàng tháng trên 10.000 tệ nghe có vẻ hứa hẹn, nhưng vẫn phải ăn bữa hôm lo bữa mai."
Phượng Tường từ chối, đôi mắt to tự tin mà có hồn, phong thái ấy quả quyết hơn cả dáng vẻ trên sân khấu hiếm thấy của Vương Lê: "Chị, em đã ly hôn, không có con, em không sợ."
"Em, Trần Phượng Tường, tuy không có giọng ca vàng hay giọng ca bạc, nhưng một mình em có thể hát đâu đó mấy lần chục năm? Thay vì bịt mũi phung phí thời gian trong những thứ nước rửa chân, nồi cám heo và nước ống cống, chẳng thà em tìm một nơi khác hít thở không khí trong lành." Cô lấy đâu ra kỹ năng xử lý hay tái chế nước thải?
Trước khi rời đi, cô nhìn thẳng vào Mão Sinh: "Nhóc phải chăm chỉ hát đấy biết chưa? Không được làm mất mặt sư phụ và Bách Châu của chúng ta."
"Nhạc tàn người tản" là điều Vương Lê đã thấy quá nhiều, hơn mười năm trước, cô biết Triệu Lan sẽ rời đoàn kịch để chuyển đến Cục Văn hóa trước vở kịch cuối cùng hai người họ hát. Sau buổi diễn đó, cô tẩy trang, một mình trở lại sân khấu và đứng thẫn thờ ở đó rất lâu. Khi ấy sư phụ của cô đã nói: "Biệt ly là chuyện thường tình, tương ngộ cũng vậy. Hãy để con tim bình tĩnh, đừng bàng hoàng trước cả sủng lẫn nhục."
Giờ đây Phượng Tường cũng sắp rời đi, chuyến lưu diễn dựa trên nhiệm vụ nào đó mà cô đã quen vài tháng trước có thể là lần cuối cùng hợp tác với Phượng Tường. Cảnh cô và Phượng Tường suối chảy gặp núi non cuối cùng cũng sắp hạ màn.
Những lời tạm biệt bất ngờ luôn khiến Vương Lê nẫu ruột nhầu gan, nhưng cô vẫn chấp nhận. Trong đó có Triệu Lan, họ dần thân thiết như xưa, nhưng Vương Lê biết sẽ có một ngày nào đó vở kịch trong cuộc sống này sẽ đến lúc tan cuộc, nếu không phải Triệu Lan đi trước thì cô sẽ là người đi trước. Thời gian của cô từ lâu đã rải rác trên sân khấu, dưới khán đài, trong và ngoài vở kịch, Vương Lê không thể gom góp lại tất cả, chỉ có thể ôm chặt những gì có thể giữ trong vòng tay.
"Sư phụ, cô Phượng Tường sắp đi à? Đi công tác ở đâu thế?" Mão Sinh chỉ nghe được một nửa, không biết nỗi buồn trong cuộc gặp gỡ bình thường này đến từ đâu.
"Đi nơi khác hát." Ánh mắt Vương Lê tiễn đưa đàn em bị làn gió xuân thổi xốc góc váy, dáng vẻ cô gái yêu kiều mười bảy xuân xanh khi mới gia nhập đoàn kịch vẫn hiện rõ mồn một trong tâm trí Vương Lê, Phượng Tường bây giờ trông vẫn trẻ trung xinh đẹp như thế, nhưng tâm trí cô ngày càng mạnh mẽ hơn qua sự gột rửa của thời gian: "Duyên cạn gánh đứt, Phượng Tường mạnh mẽ hơn sư phụ." Cô thở dài.
Thời gian thực tập vô công rồi nghề của Mão Sinh đã trôi qua nửa chặng đường, về quê chủ yếu chỉ để chuẩn bị cho kỳ thi vào đoàn Việt kịch tỉnh. Vương Lê được "dỡ gánh" trong đoàn, đồng thời từ chối không ít tiệc rượu vì vấn đề sức khỏe. Cuối tuần rảnh rỗi, hai cô trò chen chúc ngồi cùng nhau lên chiếc xe buýt về tỉnh lỵ, một người đi thăm tình yêu già, một người đi gặp người tình trẻ.
Triệu Lan không muốn Vương Lê vất vả như vậy, sư tỷ nói tuần này chị đi gặp em, tuần sau em đi gặp chị, thế nào?
Dù sao hai người cũng là tầng lớp có của, dù là ở Bách Châu hay tỉnh lỵ cũng không thiếu nhà để ở. Cô biết trong lòng Triệu Lan vẫn lo lắng chuyện "sống chung", hai người sợ thành đôi thành cặp ở Bách Châu sẽ bị nói ra nói vào. Nhưng Vương Lê vẫn vướng công việc, không tiện đến tỉnh lỵ sống.
"Con và Tiểu Ấn ở chung có tốn kém không?" Vương Lê lo lắng hỏi, nghĩ trò mình vẫn chưa đi làm.
"Cũng tạm, hai người chưa đến 2.000 tệ? Chị ấy không cho con trả tiền nhà, cũng không cần con trả chi phí sinh hoạt, lại còn hay mua quần áo mới cho con." Tiền tiêu vặt hàng tháng của Mão Sinh là mấy trăm tệ, Ấn Tú không hề động vào một xu, sau khi ngoãn ngoãn nộp hết lên, cô nhận lại một tấm thẻ từ đối phương: "Chị đã để dành cho em."
"Tiểu Ấn thật có tầm nhìn." Vương Lê gật đầu, nhét phong bì vào tay Mão Sinh: "Con cầm lấy. Con không có việc làm, không được để Tiểu Ấn một mình gánh vác cuộc sống của hai người. Cô ấy không phàn nàn là do cô ấy rộng lượng, nhưng con không được cứ mãi nửa biết nửa mơ hồ như thế." Hơn nữa, về dài lâu, ngay cả khi không phàn nàn cũng sẽ có ngày oán giận. Yêu đương là một chuyện, sống chung lại là chuyện khác.
Mão Sinh dựa vào vai sư phụ: "Vậy nếu con vào Nhà hát Tỉnh, sư phụ, liệu một tháng con có thể kiếm được vài nghìn tệ không?"
Vài nghìn? Vương Lê nhướng mày nhìn học trò không biết củi, gạo, dầu, muối đắt cỡ nào, nói: "Chắc là một nghìn hai." Còn chưa bao gồm đủ loại chi phí khấu trừ, rất nhiều thanh niên trẻ trong đoàn thậm chí còn không có tám trăm tệ trong tay.
"Hả?" Mão Sinh bị con số ngoài ý muốn này dọa sợ, một nghìn hai? Ấn Tú hiện kiếm được gần năm nghìn tệ mỗi tháng. Mão Sinh bối rối vò đầu bứt tóc: "Khoảng cách giữa các ngành thật lớn."
"Xã hội ngày nay thay đổi nhanh chóng, không thể chỉ bám lấy lý lẽ công bằng mà ngửa tay xin tiền được". Vương Lê nhìn xa trông rộng, lương hưu của mẹ cô là hơn 4.000 một tháng, các chị gái giáo sư trong trường đại học, cộng hết các khoản lương tiết dạy, trợ cấp, cấp bậc và dự án vào mới chỉ được hơn 4.000 tệ.
"Muốn kiếm được nhiều tiền, phải xem đó là ngành gì, cũng phải xem nỗ lực đằng sau mỗi người, không phải do gặp thời thế, là do cơ hội của thời đại tìm đến người đó."
Mão Sinh nửa hiểu nửa không những lời Vương Lê nói, nhưng cô biết Ấn Tú âm thầm nỗ lực rất nhiều. Trong lúc Mão Sinh tập luyện trong phòng diễn kịch thì Ấn Tú nói chuyện với khách hàng với nụ cười không bao giờ tắt, cô dẫn nhân viên bán hàng đến các tòa nhà lớn, mời chào khách hàng bất chấp mưa gió bão bùng, luôn là người đến đầu tiên và là người về muộn nhất. Mão Sinh kêu mệt sau một ngày hát 6 tiếng, nhưng Ấn Tú vẫn cảm thấy bình thường sau một ngày làm việc 14 giờ.
Ngoài công việc, ngành của Ấn Tú còn có rất nhiều chuyện ngoài phạm vi công việc, Ấn Tú nói với Mão Sinh, em nghĩ đó là ngoài phạm vi công việc, nhưng thực tế chúng chính là thứ quan trọng nhất. Trong xã hội ngày nay, kinh doanh chính là tạo dựng quan hệ, trên bàn rượu không thể thiếu những nịnh nọt và a dua, uống cạn ba ly rượu trắng lớn, uống cho tăng doanh số lên thêm 5%, Ấn Tú vẫn thấy mình kiếm tiền dễ dàng.
Kinh doanh rất dễ gặp phải đủ loại người, có người nắm tay cô muốn giới thiệu cô cho một người họ hàng lấy về làm vợ, có người thấy Ấn Tú còn trẻ, liền lên mặt dạy đời cô phải lấy Trời làm trung tâm như thế nào. Ấn Tú còn gặp một người phụ nữ trung niên, trông dung mạo lẫn khí chất đều giống giáo viên, người phụ nữ ấy đi cùng chồng và anh Hạo đến dự tiệc rượu, luôn giữ thái độ lạnh lùng nhưng lịch sự với người khác, sau khi quan sát cách nói năng và cử chỉ của Ấn Tú cả đêm, cô ấy nói với Ấn Tú trước khi chào tạm biệt: "Tiểu Ấn, em nên tiếp tục đi học. Mặc dù người ta hay nói thực chiến quan trọng hơn sách vở, nhưng sách vở là một con đường nâng cao tầm nhìn và tư duy."
Ấn Tú tưởng rằng người phụ nữ nghĩ trình độ học vấn trường dạy nghề cấp 2 của mình không đủ, bèn khiêm tốn nói rằng em cũng muốn học, nhưng một chân em đã bước vào xã hội, sợ rằng sẽ khó vào trường.
Người phụ nữ nọ xua tay: "Ý chị không phải vào trường học lấy bằng tốt nghiệp. Chị đã gặp rất nhiều người trong ngành các em, họ đều phất lên dựa trên cơ hội và sự liều lĩnh không ngừng nghỉ. Hiện là thời điểm phát triển mạnh, chị có thể thấy sau này em sẽ làm nên nghiệp lớn, nhưng nếu muốn phát triển hơn nữa, nếu muốn phòng tránh rủi ro hoặc muốn rút lui an toàn, ngoài học hỏi từ những người xung quanh, em còn phải học về tài chính, pháp lý, kinh doanh và quản lý."
Ấn Tú đã quen nghiêm túc suy nghĩ về lời nói của những người trong tình huống này, sau một bữa ăn, lượng thông tin thốt ra từ miệng người ta có thể chỉ là một hoặc hai câu thôi, nhưng chúng đáng giá.
Nửa đêm trước khi đi ngủ, cô hỏi Mão Sinh: "Người ta nói chị nên học thêm, chị nên đến hiệu sách mua hay nên đi đăng ký lớp đào tạo?" Cô được coi là đã học xong lớp thiết kế thời trang, chỉ mới chạm đến tầng kiến thức qua loa, Ấn Tú đã cảm thấy xót tiền học phí của mình.
Mão Sinh, người học chỉ để thi, nói em cũng không biết. Có lẽ hỏi Du Nhậm sẽ có đáp án.
Mão Sinh dựa vào sư phụ, kể chi tiết về Ấn Tú: "Chị ấy bận lắm, làm việc không nghỉ ngơi chút nào, thậm chí không có thời gian đi đăng ký lớp học, chỉ có thể mua một cuốn sách nhập môn kế toán tài vụ về đọc dần dần. Tiểu Ấn nỗ lực hơn con rất nhiều."
Trong túi Ấn Tú luôn có một cuốn sách, khi người ta ăn uống và tán ngẫu trong giờ nghỉ trưa, Ấn Tú lặng lẽ ngồi trong cửa hàng lật giở khoảng mười trang sách, không hiểu thì ghi nhớ trong đầu dần dần nghiền ngẫm. Cô còn nói đùa với Mão Sinh: "Nếu ngày trước chị tỉnh ra sớm hơn, có lẽ..."
Có lẽ không cần phải bôn ba vất vả, có lẽ đã được ngồi trong giảng đường đại học mặc sức tận hưởng thanh xuân, và có lẽ sẽ không được gặp Mão Sinh. Nhưng Ấn Tú cũng hiểu rõ: "Lúc đó không có khả năng tỉnh ra, ngày nào cũng sống trong nơm nớp lo sợ."
Nhưng nếu làm việc quá chăm chỉ, sẽ không có thời gian tình ái với Mão Sinh cả ngày. Khi Ấn Tú bước vào trạng thái vừa làm vừa học, tần suất thân mật của cô với Mão Sinh thay đổi từ vài lần một ngày thành vài ngày một lần, đây cũng là lý do tại sao Mão Sinh sẵn lòng đến Bách Châu thực tập - có đi mới biết quý ngày bên nhau, khiến Ấn Tú nhớ nhung hơi ấm từ mình, về đến nhà hai người có thể hâm nóng cấp tốc, không cần phải xót xa không nỡ gọi Ấn Tú tỉnh giấc vào ban đêm.
Bản thân mình cũng phải nỗ lực hơn. Ý nghĩ này chỉ thoáng qua tâm trí Mão Sinh một chốc, rồi lại chìm vào giấc ngủ sâu.
Cảnh chia rẽ của cuộc đời có lẽ sẽ lại một lần nữa xuất hiện trước mắt Mão Sinh, đứa trẻ ngây ngô không hề hay biết trượt đầu xuống cạnh sư phụ, gà gật ngủ ngon. Lần này Vương Lê không nhắc nhở Mão Sinh, có đôi khi người từng trải cần truyền lại kinh nghiệm, đôi khi lại phải im lìm không nói.
Có lẽ cả cô và Triệu Lan đều đã phạm sai lầm khi dạy Mão Sinh chỉ biết có kịch và tình yêu. Họ trao cho cô bé tình yêu không cần hồi đáp, khiến cô bé quên mất rằng chiều chuộng luôn có thời hạn, khiến cô bé không hiểu rằng ngay cả trong tình yêu, cũng đừng nên quen được yêu chiều đến mức coi đó là lẽ đương nhiên.
Dù có nói những điều này với Mão Sinh, cô bé cũng không lọt tai. Trong mắt và trong miệng Mão Sinh là muôn vàn Tiểu Ấn. Nghe không thấy, dạy không thông, chỉ có thời gian và khoảng cách sẽ thay một mối quan hệ đưa ra phán quyết cuối cùng.
Vương Lê vuốt tóc đồ đệ, buồn bã thở dài: "Mão Sinh, thế giới này phức tạp hơn kịch."
......
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.