Chương 30
Fred Vargas
05/04/2013
Trở về căn nhà tồi tàn vào nửa đêm, Marc và Lucien thấy Vandoosler đang đợi họ ở phòng ăn. Mệt mỏi, không thể sắp xếp những thông tin thu hoạch được, Marc hy vọng ông bác đỡ đầu không giữ anh quá lâu. Bởi vì rõ ràng Vandoosler chờ đợi bản báo cáo. Lucien trái lại có vẻ hoàn toàn khoẻ khoắn. Anh thận trọng lấy trong túi ra mười hai kilô và tự rót cho mình một cốc để uống. Anh hỏi những niên bạ ở đâu.
- Trong hầm – Marc nói – Chúng dùng để kê chèn bàn thợ.
Người ta nghe thấy một tiếng ầm ở tầng hầm và Lucien trở lại vẻ hớn hở, kẹp nách một cuốn niên bạ.
- Buồn thật – Anh nói – Tất cả đổ hết.
Anh ngồi ở đầu chiếc bàn lớn với cốc rượu của mình và tra cứu cuốn niên bạ.
- Gia đình René de Frémonville – Anh nói – Không thể có họ ở những núi non đó. Với vận may, gã ở Paris dễ làm nhà phê bình sân khấu và nhạc kịch, việc đó có vẻ chí lý.
- Các cậu tìm gì? – Vandoosler hỏi.
- Chính cậu ấy tìm – Marc nói – Không phải cháu. Cậu ấy muốn tìm một nhà phê bình mà người bố đã ghi lại tất cả cuộc chiến tranh của ông ta trong những cuốn sổ tay nhỏ. Cái đó làm cậu ấy thích thú. Cậu ấy cầu nguyện mọi vị thần hiện tại và quá khứ để người bố là nông dân. Hình như chuyện đó quá hiếm. Cậu ấy cầu nguyện suốt chuyến đi.
- Việc đó không thể chờ đợi được ư? – Vandoosler hỏi.
- Bác biết rõ rằng – Marc nói – đối với Lucien, Đại chiến không thể chờ đợi được. Để tự hỏi có phải mình dược biết nó kết thúc thật không. Cháu không chịu nổi cuộc chiến tranh tệ hại của cậu ấy nữa. Chỉ có những sự bạo hành làm cậu ấy quan tâm. Cậu nghe mình nói chứ, Lucien? Không phải cậu làm lịch sử nữa!
- Anh bạn ạ – Lucien nói mà không ngẩng đầu trong lúc lấy ngón tay theo dõi một cột ở cuốn niên bạ, “cuộc tìm kiếm những cực điểm buộc phải đương đầu với cái chủ yếu thường được che giấu”.
Marc là người không ác ý, nghiêm chỉnh suy nghĩ về câu này. Câu này làm anh dao động. Anh tự hỏi trong chừng mực nào khuynh hướng của anh làm về cái thông thường thuộc thời Trung Đại hơn là về những sự chuyển động cực điểm có thể làm anh xa rời cái chủ yếu thường bị che giấu”. Cho đến nay, anh luôn nghĩ rằng những sự vật nhỏ bé không biểu lộ rõ trong những sự vật lớn và những sự vật lớn không biểu lộ rõ trong những sự vật nhỏ bé, trong lịch sử cũng như trong cuộc sống. Anh đang nhận định những cuộc khủng hoảng tôn giáo hoặc những bệnh dịch làm choáng người dưới một góc độ khác thì ông bác đỡ đầu ngắt dòng suy nghĩ của anh.
- Những điều mơ mộng hão huyền về lịch sử của cháu cũng đang chờ – Vandoosler nói – Cháu đã đặt tay vào cái gì chưa, có hay chết tiệt?
Marc giật mình. Anh vượt qua chín thế kỷ trong có vài giây và ngồi đối mặt với Vandoosler, cái nhìn hơi bị dày vò qua chuyến đi.
- Alexandra sao rồi? – Anh hỏi giọng mập mờ – Cuộc thẩm vấn đã diễn ra thế nào?
- Như mọi cuộc thẩm vấn một người đàn bà không ở nhà mình trong đêm có vụ giết người.
- Leguennec thấy được việc đó à?
- Ừ. Chiếc xe màu đỏ đã đổi chỗ. Alexandra đã phải rút lại lời khai ban đầu của cô ấy, cô ấy đã nghiêm chỉnh tự xỉ vả mình và đã thú nhận vắng mặt từ mười một giờ mười lăm tối đến ba giờ sáng. Dạo chơi bằng ôtô. Hơn ba giờ đồng hồ phải là một chặng đường dài, phải không?
- Chiều hướng xấu – Marc nói – Cuộc dạo chơi ấy đi về đâu?
- Theo cô ta là tới Arras, theo đường trục ôtô. Nhưng vì cô ta đã nói dối... Họ đã tinh tế xác định giờ của vụ giết người. Giữa không giờ ba mươi phút và hai giờ sáng, đúng trong khoảng ấy.
- Chiều hướng xấu – Marc nhắc lại.
- Rất xấu. Ta không nên hối thúc Leguennec để ông ta điều tra cẩu thả và trao những kết luận của ông ta cho thẩm phán thẩm cứu.
- Trưóc hết không hối thúc.
- Không cần nói với ta điều đó. Ta nắm giữ ông ta lại chừng nào ta có thể. Nhưng việc đó trở nên khó khăn. Thế nào, cháu đã có chất liệu chứ?
- Tất cả ở trong máy vi tính của Lucien – Marc hất cằm chỉ cái túi và nói – Cậu ấy đã ghi hình tất cả mớ giấy tờ lộn xộn.
- Khéo đấy – Vandoosler nói – Những giấy tờ nào?
- Dompierre đã tra cứu một cặp hồ sơ liên quan tới việc biểu diễn vở Elektra năm một nghìn chín trăm bảy mươi tám. Cháu tóm tắt cho bác cái đó. Có những chuyện vặt lý thú.
- Xong rồi - Lucien ngắt lời trong lúc gấp cuốn niên bạ một cách ầm ĩ – René de Frémonville ở trong túi ấy. Đây là một bước tiến tới thắng lợi.
Marc nói tiếp bản tóm tắt của anh dài hơn dự kiến vì Vandoosler không ngừng ngắt lời anh. Lucien đã uống cạn cốc rượu thứ hai và lên gác ngủ.
- Vậy – Marc nói – Việc cần làm đầu tiên là biết có phải Christophe Dompierre đúng là người thuộc gia đình Daniel Dompierre không và ở mức độ nào. Bác sẽ chịu trách nhiệm về việc này vào những giờ đầu. Nếu đúng thế, ta có thể tin rằng nhà phê bình đã đặt ngón tay vào sự bẩn thỉu nào đó liên quan tới vở nhạc kịch ấy và gã đã để mánh khoé ấy trong gia đình. Sự bẩn thỉu nào? Việc làm duy nhất thoát khỏi sự thông thường, đó là cuộc tấn công Sophia. Cần phải biết tên hai người đóng vai phụ đã không trở lại rạp hát vào ngày hôm sau. Hầu như không thể được. Vì vào thời kỳ ấy, Sophia đã từ chối khiếu kiện nên không có cuộc điều tra.
Thật kỳ lạ. Cái kiểu từ chối ấy hầu như vẫn là một nguyên nhân: người bị tấn công biết kẻ tấn công là chồng, anh em họ, bạn trai và bà ấy không muốn việc gây tai tiếng.
- Relivaux tấn công vợ mình trong lô ghế của bà ta thì có lợi gì chứ?
Vandoosler nhún vai.
- Hầu như chúng ta không biết gì hết – Ông nói – Vậy ta có thể giả thiết tất cả. Relivaux, Stelyos...
- Nhà hát đã đóng cửa trước công chúng.
- Sophia có thể cho ai vào mà bà ta muốn. Vả lại có Julien ấy. Gã đóng vai phụ trong vở diễn ấy, đúng thế chứ? Tên họ gã là gì?
- Moreaux. Julien Moreaux. Gã có vẻ là một con cừu già. Gã ít hơn mười tuổi, cháu thấy gã làm chó sói được.
- Cháu không biết gì hết về những con cừu. Chính cháu đã nói với ta rằng Julien theo đuổi Sophia trong những vòng đi của bà ta từ năm năm rồi.
- Sophia thử quảng cáo cho gã. Dẫu sao gã cũng là con rể của bố bà ấy. Bà ấy có thể gắn bó với gã.
- Hoặc gã gắn bó với bà ta. Cháu nói rằng gã ghim những bức ảnh của bà ta lên những bức tường ở phòng gã. Sophia lúc ấy ba mươi lăm tuổi, xinh đẹp và nổi tiếng. Vì lẽ gì các cháu dễ dàng bỏ qua một gã trai hai mươi lăm tuổi. Lòng đam mê bị bóp nghẹt, thất vọng. Một ngày nào đó, gã vào lô của bà ta... Tại sao lại không?
- Sophia bịa ra câu chuyện chiếc mũ chụp chỉ hở mắt ư?
- Không thể không tránh khỏi. Gã Julien ấy có thể tiến hành sự xung năng của gã với bộ mặt che giấu. Trái lại, rất có thể Sophia biết sự say mê quá đáng của gã trai, không nghi ngờ lí lịch của kẻ tấn công, dù bịt mặt hay không bịt mặt. Một cuộc điều tra dẫn tới một vụ gây tai tiếng tồi tệ. Đối với bà ta tốt hơn cả là dập vụ này đi và không nói tới nữa. Đối với Julien, gã đã bỏ đóng vai phụ sau cái ngày đó.
- Vâng – Marc nói – Rất có thể. Nhưng việc đó không giải thích được gì về vụ giết hại Sophia.
- Gã có thể tái phạm mười lăm năm sau đó. Và chuyện đó xoay sang chiều hướng xấu. Về chuyến thăm của Dompierre hẳn làm cho gã hốt hoảng. Gã bèn đi trước.
- Chuyện đó không lý giải được cái cây.
- Vẫn là cái cây ấy ư?
Marc đứng trước lò sưởi, bàn tay áp vào lanh tô cửa, nhìn đống than hồng tàn.
- Có một việc mà cháu không hiểu – Anh nói – Đó là Christophe Dompierre đã đọc lại những bài báo của bố ông ta mà cháu nắm được. Nhưng vì sao không phải những bài báo của Frémonville? Những điểm chung duy nhất giữa những bài báo ấy là họ chỉ trích thậm tệ lời thề của Sophia.
- Dòmpierre và Frémonville tất nhiên là bạn, có thể là bạn tâm tình. Điều đó giải thích được sự đồng quan điểm của họ về âm nhạc.
- Cháu muốn biết kẻ nào đó rất có thể dựng họ lên chống Sophia.
Marc tiến về phía một cửa sổ lớn và rình rập đêm tối.
- Cháu nhìn gì thế?
- Cháu tìm xem có phải chiếc xe của Lex ở đó tối nay không.
- Không có gì nguy hiểm – Vandoosler nói – cô ta sẽ không nhúc nhích đâu.
- Bác tin chắc rằng cô ấy ngừng nhúc nhích chứ?
- Ta không thử. Ta đã kê một chiếc guốc vào bánh xe của cô ta rồi.
Vandoosler cười.
- Một chiếc guốc ư? Bác có loại thủ đoạn ấy ư?
- Tất nhiên. Ngày mai ta sẽ lấy lại guốc vào đầu giờ. Cô ta sẽ không hay biết gì về việc này, tất nhiên trừ phi cô ta thử cố ra đi.
- Bác thực sự có những biện pháp của Cảnh sát. Nhưng nếu hôm qua bác nghĩ tới việc này, cô ấy sẽ ở tình trạng ngoại phạm. Bác tỉnh lại hơi muộn đấy.
- Ta đã nghĩ tới việc này – Vandoosler nói – Nhưng ta không làm gì hết.
Marc quay lại và ông bác đỡ đầu khoát tay ngăn anh lại trước khi anh nổi giận.
- Đừng hăng tiết thế. Ta đã nói thường là tốt cứ để cho đường đi tiến hành. Nếu không ta làm bó tay hết, ta không biết gì hết và tất cả con thuyền đánh cá voi chìm vào sóng cả.
Ông mỉm cười chỉ cho anh đồng năm frăng đóng vào cái xà nhà. Marc lo lắng nhìn ông bỏ đi và trèo lên bốn tầng gác. Anh luôn không hiểu ông bác đỡ đầu có thể mưu toan điều gì và nhất là, anh không tin chắc họ săn cá ở cùng một mạn tàu. Anh cầm lấy cái xẻng và vun một đống tro nhỏ thật khéo để phủ than hồng. Người ta khó mà dập tắt, than vẫn cháy âm ỉ ở dưới. Cái đó thấy rất rõ khi ta tắt ánh sáng. Việc Marc làm là, chính như thế mà anh ngủ. Anh trở lại phòng mình vào bốn giờ sáng, mệt rã rời và rét cóng. Anh không có can đảm cởi quần áo. Quãng bảy giờ, anh nghe thấy tiếng Vandoosler đi xuống. À phải. Chiếc guốc. Ngái ngủ, anh mở máy tính mà Lucien đặt trong văn phòng của anh...
- Trong hầm – Marc nói – Chúng dùng để kê chèn bàn thợ.
Người ta nghe thấy một tiếng ầm ở tầng hầm và Lucien trở lại vẻ hớn hở, kẹp nách một cuốn niên bạ.
- Buồn thật – Anh nói – Tất cả đổ hết.
Anh ngồi ở đầu chiếc bàn lớn với cốc rượu của mình và tra cứu cuốn niên bạ.
- Gia đình René de Frémonville – Anh nói – Không thể có họ ở những núi non đó. Với vận may, gã ở Paris dễ làm nhà phê bình sân khấu và nhạc kịch, việc đó có vẻ chí lý.
- Các cậu tìm gì? – Vandoosler hỏi.
- Chính cậu ấy tìm – Marc nói – Không phải cháu. Cậu ấy muốn tìm một nhà phê bình mà người bố đã ghi lại tất cả cuộc chiến tranh của ông ta trong những cuốn sổ tay nhỏ. Cái đó làm cậu ấy thích thú. Cậu ấy cầu nguyện mọi vị thần hiện tại và quá khứ để người bố là nông dân. Hình như chuyện đó quá hiếm. Cậu ấy cầu nguyện suốt chuyến đi.
- Việc đó không thể chờ đợi được ư? – Vandoosler hỏi.
- Bác biết rõ rằng – Marc nói – đối với Lucien, Đại chiến không thể chờ đợi được. Để tự hỏi có phải mình dược biết nó kết thúc thật không. Cháu không chịu nổi cuộc chiến tranh tệ hại của cậu ấy nữa. Chỉ có những sự bạo hành làm cậu ấy quan tâm. Cậu nghe mình nói chứ, Lucien? Không phải cậu làm lịch sử nữa!
- Anh bạn ạ – Lucien nói mà không ngẩng đầu trong lúc lấy ngón tay theo dõi một cột ở cuốn niên bạ, “cuộc tìm kiếm những cực điểm buộc phải đương đầu với cái chủ yếu thường được che giấu”.
Marc là người không ác ý, nghiêm chỉnh suy nghĩ về câu này. Câu này làm anh dao động. Anh tự hỏi trong chừng mực nào khuynh hướng của anh làm về cái thông thường thuộc thời Trung Đại hơn là về những sự chuyển động cực điểm có thể làm anh xa rời cái chủ yếu thường bị che giấu”. Cho đến nay, anh luôn nghĩ rằng những sự vật nhỏ bé không biểu lộ rõ trong những sự vật lớn và những sự vật lớn không biểu lộ rõ trong những sự vật nhỏ bé, trong lịch sử cũng như trong cuộc sống. Anh đang nhận định những cuộc khủng hoảng tôn giáo hoặc những bệnh dịch làm choáng người dưới một góc độ khác thì ông bác đỡ đầu ngắt dòng suy nghĩ của anh.
- Những điều mơ mộng hão huyền về lịch sử của cháu cũng đang chờ – Vandoosler nói – Cháu đã đặt tay vào cái gì chưa, có hay chết tiệt?
Marc giật mình. Anh vượt qua chín thế kỷ trong có vài giây và ngồi đối mặt với Vandoosler, cái nhìn hơi bị dày vò qua chuyến đi.
- Alexandra sao rồi? – Anh hỏi giọng mập mờ – Cuộc thẩm vấn đã diễn ra thế nào?
- Như mọi cuộc thẩm vấn một người đàn bà không ở nhà mình trong đêm có vụ giết người.
- Leguennec thấy được việc đó à?
- Ừ. Chiếc xe màu đỏ đã đổi chỗ. Alexandra đã phải rút lại lời khai ban đầu của cô ấy, cô ấy đã nghiêm chỉnh tự xỉ vả mình và đã thú nhận vắng mặt từ mười một giờ mười lăm tối đến ba giờ sáng. Dạo chơi bằng ôtô. Hơn ba giờ đồng hồ phải là một chặng đường dài, phải không?
- Chiều hướng xấu – Marc nói – Cuộc dạo chơi ấy đi về đâu?
- Theo cô ta là tới Arras, theo đường trục ôtô. Nhưng vì cô ta đã nói dối... Họ đã tinh tế xác định giờ của vụ giết người. Giữa không giờ ba mươi phút và hai giờ sáng, đúng trong khoảng ấy.
- Chiều hướng xấu – Marc nhắc lại.
- Rất xấu. Ta không nên hối thúc Leguennec để ông ta điều tra cẩu thả và trao những kết luận của ông ta cho thẩm phán thẩm cứu.
- Trưóc hết không hối thúc.
- Không cần nói với ta điều đó. Ta nắm giữ ông ta lại chừng nào ta có thể. Nhưng việc đó trở nên khó khăn. Thế nào, cháu đã có chất liệu chứ?
- Tất cả ở trong máy vi tính của Lucien – Marc hất cằm chỉ cái túi và nói – Cậu ấy đã ghi hình tất cả mớ giấy tờ lộn xộn.
- Khéo đấy – Vandoosler nói – Những giấy tờ nào?
- Dompierre đã tra cứu một cặp hồ sơ liên quan tới việc biểu diễn vở Elektra năm một nghìn chín trăm bảy mươi tám. Cháu tóm tắt cho bác cái đó. Có những chuyện vặt lý thú.
- Xong rồi - Lucien ngắt lời trong lúc gấp cuốn niên bạ một cách ầm ĩ – René de Frémonville ở trong túi ấy. Đây là một bước tiến tới thắng lợi.
Marc nói tiếp bản tóm tắt của anh dài hơn dự kiến vì Vandoosler không ngừng ngắt lời anh. Lucien đã uống cạn cốc rượu thứ hai và lên gác ngủ.
- Vậy – Marc nói – Việc cần làm đầu tiên là biết có phải Christophe Dompierre đúng là người thuộc gia đình Daniel Dompierre không và ở mức độ nào. Bác sẽ chịu trách nhiệm về việc này vào những giờ đầu. Nếu đúng thế, ta có thể tin rằng nhà phê bình đã đặt ngón tay vào sự bẩn thỉu nào đó liên quan tới vở nhạc kịch ấy và gã đã để mánh khoé ấy trong gia đình. Sự bẩn thỉu nào? Việc làm duy nhất thoát khỏi sự thông thường, đó là cuộc tấn công Sophia. Cần phải biết tên hai người đóng vai phụ đã không trở lại rạp hát vào ngày hôm sau. Hầu như không thể được. Vì vào thời kỳ ấy, Sophia đã từ chối khiếu kiện nên không có cuộc điều tra.
Thật kỳ lạ. Cái kiểu từ chối ấy hầu như vẫn là một nguyên nhân: người bị tấn công biết kẻ tấn công là chồng, anh em họ, bạn trai và bà ấy không muốn việc gây tai tiếng.
- Relivaux tấn công vợ mình trong lô ghế của bà ta thì có lợi gì chứ?
Vandoosler nhún vai.
- Hầu như chúng ta không biết gì hết – Ông nói – Vậy ta có thể giả thiết tất cả. Relivaux, Stelyos...
- Nhà hát đã đóng cửa trước công chúng.
- Sophia có thể cho ai vào mà bà ta muốn. Vả lại có Julien ấy. Gã đóng vai phụ trong vở diễn ấy, đúng thế chứ? Tên họ gã là gì?
- Moreaux. Julien Moreaux. Gã có vẻ là một con cừu già. Gã ít hơn mười tuổi, cháu thấy gã làm chó sói được.
- Cháu không biết gì hết về những con cừu. Chính cháu đã nói với ta rằng Julien theo đuổi Sophia trong những vòng đi của bà ta từ năm năm rồi.
- Sophia thử quảng cáo cho gã. Dẫu sao gã cũng là con rể của bố bà ấy. Bà ấy có thể gắn bó với gã.
- Hoặc gã gắn bó với bà ta. Cháu nói rằng gã ghim những bức ảnh của bà ta lên những bức tường ở phòng gã. Sophia lúc ấy ba mươi lăm tuổi, xinh đẹp và nổi tiếng. Vì lẽ gì các cháu dễ dàng bỏ qua một gã trai hai mươi lăm tuổi. Lòng đam mê bị bóp nghẹt, thất vọng. Một ngày nào đó, gã vào lô của bà ta... Tại sao lại không?
- Sophia bịa ra câu chuyện chiếc mũ chụp chỉ hở mắt ư?
- Không thể không tránh khỏi. Gã Julien ấy có thể tiến hành sự xung năng của gã với bộ mặt che giấu. Trái lại, rất có thể Sophia biết sự say mê quá đáng của gã trai, không nghi ngờ lí lịch của kẻ tấn công, dù bịt mặt hay không bịt mặt. Một cuộc điều tra dẫn tới một vụ gây tai tiếng tồi tệ. Đối với bà ta tốt hơn cả là dập vụ này đi và không nói tới nữa. Đối với Julien, gã đã bỏ đóng vai phụ sau cái ngày đó.
- Vâng – Marc nói – Rất có thể. Nhưng việc đó không giải thích được gì về vụ giết hại Sophia.
- Gã có thể tái phạm mười lăm năm sau đó. Và chuyện đó xoay sang chiều hướng xấu. Về chuyến thăm của Dompierre hẳn làm cho gã hốt hoảng. Gã bèn đi trước.
- Chuyện đó không lý giải được cái cây.
- Vẫn là cái cây ấy ư?
Marc đứng trước lò sưởi, bàn tay áp vào lanh tô cửa, nhìn đống than hồng tàn.
- Có một việc mà cháu không hiểu – Anh nói – Đó là Christophe Dompierre đã đọc lại những bài báo của bố ông ta mà cháu nắm được. Nhưng vì sao không phải những bài báo của Frémonville? Những điểm chung duy nhất giữa những bài báo ấy là họ chỉ trích thậm tệ lời thề của Sophia.
- Dòmpierre và Frémonville tất nhiên là bạn, có thể là bạn tâm tình. Điều đó giải thích được sự đồng quan điểm của họ về âm nhạc.
- Cháu muốn biết kẻ nào đó rất có thể dựng họ lên chống Sophia.
Marc tiến về phía một cửa sổ lớn và rình rập đêm tối.
- Cháu nhìn gì thế?
- Cháu tìm xem có phải chiếc xe của Lex ở đó tối nay không.
- Không có gì nguy hiểm – Vandoosler nói – cô ta sẽ không nhúc nhích đâu.
- Bác tin chắc rằng cô ấy ngừng nhúc nhích chứ?
- Ta không thử. Ta đã kê một chiếc guốc vào bánh xe của cô ta rồi.
Vandoosler cười.
- Một chiếc guốc ư? Bác có loại thủ đoạn ấy ư?
- Tất nhiên. Ngày mai ta sẽ lấy lại guốc vào đầu giờ. Cô ta sẽ không hay biết gì về việc này, tất nhiên trừ phi cô ta thử cố ra đi.
- Bác thực sự có những biện pháp của Cảnh sát. Nhưng nếu hôm qua bác nghĩ tới việc này, cô ấy sẽ ở tình trạng ngoại phạm. Bác tỉnh lại hơi muộn đấy.
- Ta đã nghĩ tới việc này – Vandoosler nói – Nhưng ta không làm gì hết.
Marc quay lại và ông bác đỡ đầu khoát tay ngăn anh lại trước khi anh nổi giận.
- Đừng hăng tiết thế. Ta đã nói thường là tốt cứ để cho đường đi tiến hành. Nếu không ta làm bó tay hết, ta không biết gì hết và tất cả con thuyền đánh cá voi chìm vào sóng cả.
Ông mỉm cười chỉ cho anh đồng năm frăng đóng vào cái xà nhà. Marc lo lắng nhìn ông bỏ đi và trèo lên bốn tầng gác. Anh luôn không hiểu ông bác đỡ đầu có thể mưu toan điều gì và nhất là, anh không tin chắc họ săn cá ở cùng một mạn tàu. Anh cầm lấy cái xẻng và vun một đống tro nhỏ thật khéo để phủ than hồng. Người ta khó mà dập tắt, than vẫn cháy âm ỉ ở dưới. Cái đó thấy rất rõ khi ta tắt ánh sáng. Việc Marc làm là, chính như thế mà anh ngủ. Anh trở lại phòng mình vào bốn giờ sáng, mệt rã rời và rét cóng. Anh không có can đảm cởi quần áo. Quãng bảy giờ, anh nghe thấy tiếng Vandoosler đi xuống. À phải. Chiếc guốc. Ngái ngủ, anh mở máy tính mà Lucien đặt trong văn phòng của anh...
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.