Chương 1
Thanh Y Bàng Bàng
21/10/2020
Khu thương mại ở thành nam rất sầm uất. Tuy nơi này mới được xây dựng không lâu, nhiều lái buôn còn chưa kịp chuyển đến, nhưng lại náo nhiệt lạ thường, những hàng quán, chợ thường xuyên đông người qua lại, tiêu biểu cho sự hình thành một khu thương mại lớn trong tương lai.
Khu vực này có ba khu WC: Một cái phía đông do chính phủ bỏ tiền xây dựng, vừa miễn phí vừa rộng rãi vừa sạch sẽ, nhưng lại cách khu buôn bán khá xa, nên hiếm ai dùng đến; hai cái còn lại, một phía tây một phía nam, là tài sản tư nhân, tuy diện tích không lớn, cũng không đẹp bằng cái của chính phủ, nhưng do vị trí địa lý tốt nên lúc nào cũng nườm nượp người.
Khu WC phía tây trông khá chỉnh tề, mặt tiền có một cửa sổ thấp, trên bệ cửa sổ đặt một hộp tiền và ít khăn tay, giá một đồng một cái. Bên trái là WC nam, bên phải là WC nữ, phân biệt bằng hai cái thẻ gỗ ghi hai chữ "Nam" và "Nữ" treo trước cửa, người có nhu cầu thì cứ trực tiếp đi vào, khỏi cần thay dép lê gì cả.
Bên cửa sổ có một người đàn ông tầm ba mươi tuổi. Hắn ngồi đó nhìn dòng người tới tới lui lui, đếm những đồng bạc họ ném vào hộp tiền, tự dưng hắn có cảm giác mình y chang một thằng ăn xin ngửa tay đợi người ta bố thí. Nhiệm vụ của hắn chỉ có nhiêu đó, canh tiền, và bổ sung khăn tay mới. Hắn cũng chẳng cần phải nói nhiều, vì trước cửa đã có một tấm bảng ghi: "Một lần đi ba hào."
Người ta chỉ lo giải quyết nỗi buồn của mình, chẳng mấy ai thèm bắt chuyện với người đàn ông đó. Từ cửa sổ nhìn vào chỉ thấy được một phần nhỏ bên trong, thực ra căn phòng người đàn ông đang ngồi khá rộng rãi, có giường có nồi niêu, còn có một cái TV và một cái bàn với cái ghế con kê sát cửa sổ, là nơi hắn đang ngồi.
Bên trái bệ cửa sổ chính là cửa vào phòng, bình thường đều để mở. Vì có nhiều khách đi xong không thèm trả tiền, người đàn ông có thể lên tiếng nhắc nhở, hoặc nếu cần thì chạy ra trực tiếp đòi. Ba hào cũng là tiền mà.
Chỉ có những lúc trời rất lạnh hắn mới đóng cửa lại, trầm mặc ngồi bên cửa sổ nhìn những người kéo cao cổ áo vội vã lướt qua, giống như một vị khán giả câm lặng.
Đã bốn tháng trôi qua, khu thương mại ngày càng đông đúc. Điều này là một dấu hiệu tốt, những cửa hàng ngày càng phát đạt, số tiền người đàn ông thu được mỗi ngày cũng từ từ tăng lên.
Buổi tối, người đàn ông đóng cửa lại, lặng lẽ mở đèn, đổ tiền trong hộp ra đếm. Thu nhập gần đây của hắn rất khả quan, tính cả tiền bán khăn tay thì hắn kiếm được hơn sáu mươi đồng.
Đếm xong, hắn tiếp tục xếp tiền. Một trăm đồng một gói, lần lượt xếp vào cái rương giấu dưới gầm giường, đợi đủ rồi thì mang ra ngân hàng đổi.
Dưới giường có tiền, người đàn ông ngủ vô cùng ngon giấc.
Trời tờ mờ sáng, khi những cửa hàng còn đóng im ỉm, người đàn ông lò mò dậy, uống một ly nước lạnh, rửa mặt xong liền cầm cây chổi quét dọn WC.
Khi quét tới WC nữ thì người đàn ông đặt một cái bảng nhỏ có ghi "Đang lau dọn" trước cửa, để tránh những tình huống xấu hổ phát sinh. Quét xong, hắn lấy cây lau nhà lau một lần là hoàn thành công việc buổi sáng, còn giỏ rác thì đến tối hắn sẽ đổi.
Người đàn ông sớm đã quen với mùi nước khử trùng trộn lẫn với một thứ mùi lạ của WC, hắn nhanh tay làm tốt mọi thứ, sau đó trở về phòng mình cắm nồi cơm điện nấu cháo.
Kim đồng hồ chỉ tám giờ, bắt đầu có người qua lại. Người đàn ông như thường lệ bưng bát cháo ăn kèm dưa muối ngồi trước cửa sổ vừa ăn vừa nhìn khách lui tới.
Đến mười giờ, người đi WC tăng nhanh. Người đàn ông tinh mắt phát hiện một bác gái đi vệ sinh mà không trả tiền.
"Này này bác ơi, trả tiền rồi hẳn đi." Nam nhân lớn tiếng gọi.
Lại là bác gái này. Có ba hào thôi mà cũng quịt cho được, làm gì kẹt xỉ thế.
"Nói cái gì thế! Lúc nãy trước khi vào tôi đã bỏ tiền vào hộp rồi đấy nhé, bộ cậu mù à?!" Bác gái chống nạnh, quắc mắt trừng người đàn ông.
Người đàn ông bất đắc dĩ để cho bác gái đó đi. Trò này đã diễn nhiều lần rồi, lúc đầu hắn cũng chạy ra tranh luận với bà ta, nhưng bà ta nhất quyết không trả tiền, thêm vào người đi đường thấy chuyện cũng thờ ơ, kết quả hắn chẳng thu được gì, thế là lâu dần hắn cũng mặc kệ bà ta.
"Người gì đâu mà kỳ cục thế. Người ta đã trả tiền rồi mà vẫn còn muốn đòi. Thật là..." Bác gái vừa đi vừa lải nhải.
Người đàn ông nghe thấy liền bĩu môi. Bác gái này đi vệ sinh có trả tiền hay không thì tùy vào tâm trạng. Lúc thích thì vứt cho một đồng, không cần thối, lúc không thích thì không thèm trả luôn, cuối cùng người chịu oan ức nhất vẫn là hắn.
Gặp người như thế tốt nhất là cứ bơ đi. Người đàn ông tuy rằng sống tiết kiệm, nhưng không đến mức hà tiện, cũng không vì ba hào mà khom lưng uốn gối. Tuy chẳng phải người cao sang gì, nhưng chí ít hắn vẫn có lòng tự trọng.
Khu vực này có ba khu WC: Một cái phía đông do chính phủ bỏ tiền xây dựng, vừa miễn phí vừa rộng rãi vừa sạch sẽ, nhưng lại cách khu buôn bán khá xa, nên hiếm ai dùng đến; hai cái còn lại, một phía tây một phía nam, là tài sản tư nhân, tuy diện tích không lớn, cũng không đẹp bằng cái của chính phủ, nhưng do vị trí địa lý tốt nên lúc nào cũng nườm nượp người.
Khu WC phía tây trông khá chỉnh tề, mặt tiền có một cửa sổ thấp, trên bệ cửa sổ đặt một hộp tiền và ít khăn tay, giá một đồng một cái. Bên trái là WC nam, bên phải là WC nữ, phân biệt bằng hai cái thẻ gỗ ghi hai chữ "Nam" và "Nữ" treo trước cửa, người có nhu cầu thì cứ trực tiếp đi vào, khỏi cần thay dép lê gì cả.
Bên cửa sổ có một người đàn ông tầm ba mươi tuổi. Hắn ngồi đó nhìn dòng người tới tới lui lui, đếm những đồng bạc họ ném vào hộp tiền, tự dưng hắn có cảm giác mình y chang một thằng ăn xin ngửa tay đợi người ta bố thí. Nhiệm vụ của hắn chỉ có nhiêu đó, canh tiền, và bổ sung khăn tay mới. Hắn cũng chẳng cần phải nói nhiều, vì trước cửa đã có một tấm bảng ghi: "Một lần đi ba hào."
Người ta chỉ lo giải quyết nỗi buồn của mình, chẳng mấy ai thèm bắt chuyện với người đàn ông đó. Từ cửa sổ nhìn vào chỉ thấy được một phần nhỏ bên trong, thực ra căn phòng người đàn ông đang ngồi khá rộng rãi, có giường có nồi niêu, còn có một cái TV và một cái bàn với cái ghế con kê sát cửa sổ, là nơi hắn đang ngồi.
Bên trái bệ cửa sổ chính là cửa vào phòng, bình thường đều để mở. Vì có nhiều khách đi xong không thèm trả tiền, người đàn ông có thể lên tiếng nhắc nhở, hoặc nếu cần thì chạy ra trực tiếp đòi. Ba hào cũng là tiền mà.
Chỉ có những lúc trời rất lạnh hắn mới đóng cửa lại, trầm mặc ngồi bên cửa sổ nhìn những người kéo cao cổ áo vội vã lướt qua, giống như một vị khán giả câm lặng.
Đã bốn tháng trôi qua, khu thương mại ngày càng đông đúc. Điều này là một dấu hiệu tốt, những cửa hàng ngày càng phát đạt, số tiền người đàn ông thu được mỗi ngày cũng từ từ tăng lên.
Buổi tối, người đàn ông đóng cửa lại, lặng lẽ mở đèn, đổ tiền trong hộp ra đếm. Thu nhập gần đây của hắn rất khả quan, tính cả tiền bán khăn tay thì hắn kiếm được hơn sáu mươi đồng.
Đếm xong, hắn tiếp tục xếp tiền. Một trăm đồng một gói, lần lượt xếp vào cái rương giấu dưới gầm giường, đợi đủ rồi thì mang ra ngân hàng đổi.
Dưới giường có tiền, người đàn ông ngủ vô cùng ngon giấc.
Trời tờ mờ sáng, khi những cửa hàng còn đóng im ỉm, người đàn ông lò mò dậy, uống một ly nước lạnh, rửa mặt xong liền cầm cây chổi quét dọn WC.
Khi quét tới WC nữ thì người đàn ông đặt một cái bảng nhỏ có ghi "Đang lau dọn" trước cửa, để tránh những tình huống xấu hổ phát sinh. Quét xong, hắn lấy cây lau nhà lau một lần là hoàn thành công việc buổi sáng, còn giỏ rác thì đến tối hắn sẽ đổi.
Người đàn ông sớm đã quen với mùi nước khử trùng trộn lẫn với một thứ mùi lạ của WC, hắn nhanh tay làm tốt mọi thứ, sau đó trở về phòng mình cắm nồi cơm điện nấu cháo.
Kim đồng hồ chỉ tám giờ, bắt đầu có người qua lại. Người đàn ông như thường lệ bưng bát cháo ăn kèm dưa muối ngồi trước cửa sổ vừa ăn vừa nhìn khách lui tới.
Đến mười giờ, người đi WC tăng nhanh. Người đàn ông tinh mắt phát hiện một bác gái đi vệ sinh mà không trả tiền.
"Này này bác ơi, trả tiền rồi hẳn đi." Nam nhân lớn tiếng gọi.
Lại là bác gái này. Có ba hào thôi mà cũng quịt cho được, làm gì kẹt xỉ thế.
"Nói cái gì thế! Lúc nãy trước khi vào tôi đã bỏ tiền vào hộp rồi đấy nhé, bộ cậu mù à?!" Bác gái chống nạnh, quắc mắt trừng người đàn ông.
Người đàn ông bất đắc dĩ để cho bác gái đó đi. Trò này đã diễn nhiều lần rồi, lúc đầu hắn cũng chạy ra tranh luận với bà ta, nhưng bà ta nhất quyết không trả tiền, thêm vào người đi đường thấy chuyện cũng thờ ơ, kết quả hắn chẳng thu được gì, thế là lâu dần hắn cũng mặc kệ bà ta.
"Người gì đâu mà kỳ cục thế. Người ta đã trả tiền rồi mà vẫn còn muốn đòi. Thật là..." Bác gái vừa đi vừa lải nhải.
Người đàn ông nghe thấy liền bĩu môi. Bác gái này đi vệ sinh có trả tiền hay không thì tùy vào tâm trạng. Lúc thích thì vứt cho một đồng, không cần thối, lúc không thích thì không thèm trả luôn, cuối cùng người chịu oan ức nhất vẫn là hắn.
Gặp người như thế tốt nhất là cứ bơ đi. Người đàn ông tuy rằng sống tiết kiệm, nhưng không đến mức hà tiện, cũng không vì ba hào mà khom lưng uốn gối. Tuy chẳng phải người cao sang gì, nhưng chí ít hắn vẫn có lòng tự trọng.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.