Chương 132
Bồng Lai Khách
23/09/2023
Bên ngoài cổng lớn của Cao phủ, một chiếc kiệu màu lam không có gì nổi bật lẳng lặng đậu ở đó, ngoại trừ hai dư phu ở phía trước và phía sau, chỉ có Cao Thất khoanh tay đứng đó.
Cao Kiệu trong triều phục mũ quan hai tay ôm khuê đã ngồi ngay ngắn trong dư từ sớm, thấy Lý Mục đi ra thì gật đầu về phía hắn, buông mành dư xuống, kiệu dư bắt đầu đi.
Lý Mục nhận lấy cương ngựa từ tay hạ nhân, xoay người lên ngựa, hơi tụt lùi lại phía sau.
Một dư một con ngựa dưới ánh ban mai mơ hồ tỏa ra ánh sáng lam nhạt, bọn họ đi về phương hướng cung Kiến Khang.
Lạc Thần đứng sau cánh cửa, nhìn bóng lưng của người ngồi trên lưng ngựa và người ngồi trên dư dần dần biến mất trong ánh nắng bai mai tranh tối tranh sáng, ngước mắt lên nhìn về phương hướng cung thành cao lớn hùng vĩ sừng sững nơi xa xa kia.
Từ lúc nàng bắt đầu nhớ được, nơi đó, nàng đã ra vào không biết bao nhiêu lần rồi, quen thuộc đến mức thậm chí nhắm mắt lại cũng sẽ không bị lạc ở trong đó. Nhưng trên thực tế, nếu như nghĩ về nó một cách cẩn thận, nơi đó chẳng phải giống như một ảo ảnh giữa những đám mây, hư vô mờ mịt và không thể tiếp cận hay sao?
Trong tòa cung thành được tạo nên từ vô số gian cung điện hoa lệ lộng lẫy đó, đã từng có không biết bao nhiêu lần quân thần triều hội rồi. Buổi triều hội ngày hôm nay chẳng qua cũng chỉ là một trong vô số những lần đó mà thôi. Có điều bởi vì một người tên là Lý Mục mà ngày hôm nay đã định trước rằng sẽ trở thành một buổi triều hội đặc biệt nhất.
Ai có thể tưởng tượng được, một võ tướng hàn môn trước kia ngay cả một cái tên cũng không ai biết đến mà nay lại có thể đạp mây tiến thẳng lên trên lấy được thân phận Đại Tư mã vượt lên bách quan, nắm quyền hành lệnh, uy nghi hiển hách, từ ngay về sau dưới một người trên vạn người.
Lạc Thần không thể tận mắt chứng kiến cuộc triều hội này, nhưng nàng có thể tưởng tượng ra cảnh tượng đó, trong điện Kim Loan, bách quan đứng trang nghiêm, Lý Mục kim quan chu y đứng dưới bệ đài nhận ấn tín và dây đeo triện, cảnh tượng đó vinh quang hiển hách bực nào.
Trong vô số ánh mắt sau lưng hắn, ngoại trừ kính sợ và hâm mộ ra, nhất định còn có không ít ánh âm u tràn ngập ghen ghét cùng bất mãn.
Đây là một thắng lợi của hàn môn, và cũng là sỉ nhục của thế gia.
Nàng thậm chí có thể tưởng tượng, khi phụ thân của nàng, người đứng đầu triều đình nhiều năm ngay sau đó đưa đơn từ chức do mình viết ra, miệng nói ra câu quy ẩn do bệnh tật, văn võ cả triều từ bệ hạ cho đến những người bên dưới đều bị chấn động giật mình như thế nào.
Đêm đó, màn đêm vừa mới buông xuống, một chiếc long xa dưới sự hộ tống của nghi trượng đã dừng ở trước cổng lớn Cao phủ.
Thái hậu Cao Ung Dung mang theo ấu đế ra khỏi cung đi đến Cao phủ thăm hỏi Cao Kiệu.
Lý Mục còn ở bên ngoài chưa về.
Cao Kiệu bãi triều trở về nhà đi vào thư phòng, cánh cửa kia vẫn luôn đóng chặt, được biết Thái hậu và ấu đế giá lâm thì cũng chưa hề xuất hiện.
Lạc Thần và người nhà quỳ trước tiền đường nghênh đón loan giá.
Cao Ung Dung mỉ cười hàn huyên với Lạc Thần.
Lạc Thần nhìn ra được tuy rằng đã bị che giấu nhưng khi trò chuyện đường tỷ vẫn luôn bị mất tập trung. Nàng biết, trong mắt đường tỷ và văn võ đại thần, sự từ chức của phụ thân nàng tới quá đột ngột.
Hai người trò chuyện mấy câu, Cao Ung Dung liền hỏi về sức khỏe của Cao Kiệu.
Lạc Thần dẫn chị ta và ấu đế đi đến thư phòng, tới trước cửa phòng nhẹ nhàng gõ cửa, cửa được mở ra.
Cao Kiệu đứng sau cánh cửa, đội mão quan cùng áo bào xanh, ống tay rộng thùng thình, khuôn mặt gầy gò, vẻ mặt nghiêm túc nhìn Cao Ung Dung cùng ấu đế, bóng dáng không nhúc nhích, chờ chị ta dắt tay ấu đế đến trước mặt mình thì mới lui về sau một bước, quỳ xuống nói:
– Bệ hạ và thái hậu đến hàn xá, Cao Kiệu không thể ra đón, mong được thứ tội cho.
Cao Ung Dung hơi đẩy bả vai ấu đế.
Ấu đế mới hơn bốn tuổi, chưa đi học nhưng cũng cực kỳ thông minh.
Năm ngoái trước sự đại loạn của đất nước, Cao Ung Dung từng ra sức cầu xin Cao Kiệu đảm nhiệm chức vị thái phó thái tử. Lạc Thần cũng biết phụ thân từng muốn chờ thái tử lớn chút nữa thì sẽ dạy dỗ cậu bé đọc sách. Không ngờ tới về sau loạn Thiên sư giáo và phản loạn Hứa Tiết liên tục xảy ra, đất nước không có ngày yên bình, việc này liền được gác lại cho tới hôm nay.
Cậu bé ghi nhớ lời dặn dò của mẫu thân, đi tới trước mặt Cao Kiệu đưa tay ra túm lấy góc áo của ông, nói rất rõ ràng:
– Ngoại tổ phụ mau khỏe lên đi ạ, đừng để Đăng Nhi phải lo…
Nom Cao Kiệu ngẩng lên như muốn nói, Cao Ung Dung đã giành lấy nói trước:
– Xin bá phụ đứng lên đã ạ. Ngày hôm nay cháu dẫn theo Đăng Nhi về nhà thăm người thân thăm trưởng bối, cầu xin bá phụ đừng dùng lễ quỳ lạy trong triều đình ở trong nhà ạ. Nếu làm thế là quá khách sáo, như vậy là không coi cháu và Đăng Nhi là người nhà rồi ạ.
Cao Kiệu không nói gì nữa, chậm rãi đứng lên, khoanh chân ngồi giữa một chiếc trường kỷ hình vuông.
Lạc Thần dẫn Cao Ung Dung và ấu đế cũng ngồi xuống, hạ nhân mau chóng dâng trà lên, Lạc Thần vén tay áo ngồi quỳ một bên rót trà.
Cao Ung Dung hỏi thăm sức khỏe của Cao Kiệu, trong lời nói đầy sự quan tâm. Nghe Cao Kiệu nói sức khỏe mình không đáng lo ngại thì thở phào một hơi nhẹ nhõm, nói:
– Cháu đã muốn dẫn Đăng nhi đến thăm bá phụ rồi nhưng sự vụ quá nhiều, hơn nữa lại nghe nói bá phụ gần đây đóng cửa, cháu sợ quấy nhiều bá phụ đang tĩnh dưỡng nên vẫn chưa đến được. Ngày hôm nay về nhà, thấy bá phụ vẫn khỏe mạnh cháu cũng yên tâm. Cháu chỉ mong bá phụ chịu khó tĩnh dưỡng đừng suy nghĩ nhiều. Bá phụ an khang mới là phúc của Đại Ngu ta.
Cao Kiệu không tỏ ý kiến, ánh mắt dừng ở trên người ấu đế ngồi cạnh Cao Ung Dung, dường như nghĩ đến gì đó, thất thần.
Cao Ung Dung cảm nhận được ngay, vội nói:
– Đăng nhi tư chất bình thường, cũng bởi vì quá nhỏ nên chưa chính thức đi học, nhưng cháu cũng không dám lơi lỏng, bình thường mỗi khi có thời gian là cháu dạy dỗ nó một chút về Nghiêu Thuấn Vũ canh, về điển tích tiên hiền cổ thánh, hy vọng nó sau này sẽ trở thành minh quân. Cũng may Đăng nhi cũng khá chăm chỉ, chịu khó học hành, từ sau khi tiên đế ra đi, may mà cháu có Đăng nhi là nguồn an ủi duy nhất…
Dường như bị chính lời nói của mình gợi ra nỗi buồn, chị ta mắt đỏ hoe, cúi đầu lấy khăn lau nước mắt.
Cao Kiệu thu ánh mắt về, gật đầu:
– Ừm, trẻ nhỏ dễ dạy mà.
Cao Ung Dung ngừng khóc, hơi mỉm cười:
– Bá phụ quá khen rồi ạ. Năm ngoái khi tiên đế vẫn còn, tiên đế từng muốn mời phá phụ đảm nhiêm thái phó thái tử để dạy đỗ Đăng nhi. Không ngờ về sau quốc loạn, tiên đế bất hạnh băng hà, việc này đã phải gác lại. Hiện giờ quốc sự đã yên ổn, nhân cơ hội này cháu có một lời thỉnh cầu. Chờ bá phụ đã khỏe lên rồi, bá phụ có thể thu xếp thời gian làm thái phó cho Đăng nhi được không ạ? Bá phụ tài cao bát đẩu, học phú ngũ xa, Đăng Nhi chỉ cần học được một phần của bá phụ, sẽ rất có ích lợi trong tương lai đó ạ.
Cao Kiệu nhìn Cao Ung Dung rất lâu, không lên tiếng.
Bên trong thư phòng đột nhiên trở nên yên tĩnh, chỉ có thể nghe thấy tiếng bọt khí sủi bọt từ nước sôi trong ấm trà.
Bầu không khí đột nhiên trở nên khác thường.
Lạc Thần rót trà, nhẹ nhàng đưa đến trước mặt hai người.
Cao Kiệu cuối cùng mở miệng, nhấn mạnh từng chữ:
– Từ xưa, tài học quốc quân luôn đứng thứ hai, mà đức hạnh của quân vương mới là thứ nhất.
Giọng ông nghe rất nghiêm túc trang trọng.
Lạc Thần lặng lẽ nhìn phụ thân rồi lại nhìn đường tỷ.
Cao Ung Dung ngẩn người ra, có lẽ cũng không đoán được Cao Kiệu sẽ tiếp lời như thế, khựng người một chút ngay sau đó kịp phản ứng, cười lên:
– Bá phụ nói đúng ạ. Ý của cháu là Đăng nhi ngoài việc theo học từ bá phụ ra thì cũng cần bá phụ dạy nó đạo làm quân vương, làm người.
Chị ta ra hiệu cho ấu đế, muốn cậu bé hành lễ quỳ lạy giữa đệ tử với thầy dạy.
Đứa trẻ được mẹ dạy rất thông minh nên lập tức đứng dậy, đứng lên định hành lễ học trò với Cao Kiệu thì lại bị Cao Kiệu đỡ lấy.
Ông nở nụ cười, nhìn chăm chú vào cậu bé, ôn hòa bảo cậu bé ngồi trở lại, không cần phải hành lễ với mình, sau đó quay sang Cao Ung Dung.
– Độ tuổi này của bệ hạ như cây non bén rễ trong lòng đất, là cơ hội tốt để dạy dỗ. Kỵ cưng chiều phóng túng, cộng thêm trong việc học có thầy giỏi chỉ dẫn, sau này mới có thể trở thành một minh quân. Ta không thể đảm nhận vị trí này được. Lang Gia Nhan Côi tài học vượt xa ta, khi còn trẻ đã nổi tiếng lương thiện hiếu thảo quê nhà, có thể làm thầy của hoàng đế. Ngoài ra còn có Phùng Vệ, phẩm tính tài học cũng có thể đảm nhận. Ta đi rồi, cháu có thể mời họ làm thái phó. Ta tin rằng hai người họ sẽ tận tâm tận lực dạy dỗ bệ hạ.
Cao Ung Dung lặng thinh một lát, chợt quay sang Lạc Thần, mỉm cười nói:
– A Di, phiền muội dẫn Đăng nhi tạm thời ra ngoài một chút, được không?
Lạc Thần biết, việc tối nay chị ta đến gặp cha mình chắc chắn có liên quan đến đơn từ chức mà cha đã đệ trình vào ban ngày, vừa rồi đã nói nhiều như vậy, đã đến lúc vào vấn đề chính rồi.
Nàng nhìn phụ thân, thấy ông rất bình thản lạnh nhạt, nàng đáp lời, đứng lên dắt ấu đế đi ra khỏi thư phòng.
Chờ Lạc Thần đi rồi, Cao Ung Dung nói:
– Bá phụ, cháu cũng xin nói thẳng, tối nay cháu về nhà là để thăm hỏi bá phụ, cũng muốn cầu xin bá phụ có thể thu hồi lại đơn từ chức, về sau tiếp tục ở lại triều đình có được không ạ?
– Cháu biết đây là yêu cầu quá đáng. Bá phụ đến nay vẫn còn đau buồn vì cái chết của bá mẫu. Cháu cũng rất đau khổ. Nhưng người chết không thể sống lại. Bá phụ có lòng Bắc phạt, lại đang ở thời kỳ sung sức nhất, nên tiếp tục mở rộng kế hoạch vĩ đại này, mở ra chí lớn. Nếu như bá phụ cứ thế mà thoái ẩn, đó chẳng phải là tổn thất của triều đình Đại Ngu ta, với bá phụ lẽ nào không thấy tiếc nuối hay sao?
Chị ta dừng lại một chút.
– Hơn nữa, cháu cũng luôn coi bá phụ như cha như chú của mình, ở trước mặt bá phụ cháu cũng không dám giấu diếm. Sở dĩ cháu hy vọng bá phụ ở lại, ngoại trừ nguyên do vừa rồi cũng là vì Đăng Nhi…
Hai mắt chị ta dần dần đỏ hoe lên, giọng nghẹn ngào.
– Tiên đế bất hạnh đổ bệnh mà ra đi, Đăng nhi còn quá nhỏ tuổi, cháu lại là một người phụ nữ bình thường, cô nhi quả phụ, tình cảnh vốn đã rất khó khăn, loạn vừa mới dẹp xong, triều đình vẫn loạn trong giặc ngoài. Nếu như bá phụ cũng đi, sau này nếu có loạn cục tương tự, ai sẽ chủ trì đại cục, ai sẽ phụ tá ấu đế ạ? Cháu cầu xin bá phụ, xin bá phụ khi sức khỏe đã ổn định lấy đại cục làm trọng ở lại tiếp tục chủ trì triều chính. Đại Ngu không thể không có bá phụ được.
Cao Kiệu nói:
– Phùng Vệ thay ta xử lý nội tướng, Lý Mục là Đại Tư mã, hai người một chủ nội, một chủ ngoại. Ta cũng đã soạn xong danh sách quan viên có thể trọng dụng, hôm nay lúc đệ đơn từ chức thì cũng đã trình danh sách đó lên rồi. Sau này cháu lấy trọng trách thái hậu phụ tá ấu đế, có chuyện gì thì thảo luận bàn bạc với hai người đó, sử dụng thêm người trong danh sách, gạn đục khơi trong, dù là gặp phải chuyện gì cũng không lo không xử lý được, sao phải lo không có ai dựa vào?
Cao Ung Dung nói:
– Nhưng mà họ là họ khác không thể bằng bá phụ…
Cao Kiệu nói:
– Cháu không tin Lý Mục?
Cao Ung Dung ngây người, vội giải thích:
– Xin bá phụ đừng hiểu lầm ạ. Cháu sao không tin tưởng muội phu được ạ? Chỉ là bệ hạ còn quá nhỏ, cháu lại là phụ nữ, không hiểu về chuyện triều chính, cô nhi quả phụ khó tránh khỏi muốn mọi sự chu toàn hơn, cảnh giác hơn…
Cao Kiệu cười nhạt:
– Thái hậu không cần khiêm tốn. Lúc tiên đế còn sống, toàn bộ tấu chương của các đại thần trình lên thì có bảy đến tám mươi phần trăm đều là do thái hậu thay mặt tiên đế phê duyệt. Xử lý triều chính, thái hậu đã quá quen thuộc rồi. Hiện tại ngoại có Lý Mục, nội có Phùng Vệ, cháu chỉ cần theo khuôn phép cũ làm từng bước, làm tốt vai trò thái hậu, phụ tá ấu đế, ngày sau ấu đế trưởng thành tự mình chấp chính, cháu có gì mà không yên lòng?
Cao Ung Dung giật mình, sắc mặt tái mét nhìn Cao Kiệu, thấy ông đang nhìn thẳng vào mình, nét mặt lạnh nhạt.
Phản ứng đầu tiên của chị ta chính là phủ nhận hoàn toàn. Nhưng trong một giây phút ngắn ngủi, trong đầu lại hiện lên một vài suy nghĩ. Trước kia chị ta từng bắt chước bút tích thay thế hoàng đế phê duyệt tấu chương, chuyện này cực kỳ bí mật, chỉ có mấy thân tín biết được mà thôi. Chị ta không ngờ được rằng chuyện này lại bị Cao Kiệu biết được, nhưng bấy lâu nay vẫn không hề nhắc tới, thế nhưng vào lúc này thì làm như vô tình mà nói ra.
Chị ta mau chóng loại bỏ ý nghĩ phủ nhận, ổn định tinh thần, vội vàng giải thích:
– Mong bá phụ chớ hiểu lầm ạ. Cháu không phải cố tình đi vượt giới hạn đâu, mà là tiên đế thể nhược, những tấu chương đó không thể để chậm trễ được, tiên đế muốn cháu giúp ngài ấy, cháu không thể từ chối đành phải cố mà làm. Cháu xin thề, mỗi một tấu chương mà cháu phê duyệt đều đưa cho bệ hạ xem trước rồi mới chuyển lại cho các đại thần…
Trong khi giải thích, chị ta đã âm thầm nhanh chóng sàng lọc những người xung quanh mình, tự hỏi là ai đã phản bội mình.
Dường như Cao Kiệu đã đoán được suy nghĩ của chị ta, lạnh nhạt nói:
– Tiên đế đăng cơ không lâu đã lộ ra thái độ lười biếng, chẳng hề quan tâm tới chuyện triều chính, hằng đêm đều qua đêm tại hoàng gia Lâm Uyển, ham mê nữ sắc, nhưng mà tấu chương thì ngày ngày đều được phúc đáp rồi phát xuống dưới không bỏ sót cái nào. Mà cháu thì lại thường xuyên nói giúp tiên đế ở trước mặt ta.
– Có câu tốt quá hóa lốp. Ta đã đoán ra được từ lâu rồi.
Sau lưng Cao Ung Dung đã túa mồ hôi ướt đẫm, còn chưa kịp thở phào nhẹ nhõm, lại nghe thấy Cao Kiệu nói tiếp:
– A Dung, cháu từ lúc nhỏ đã thông minh cách thức làm việc đâu vào đấy, điều này vốn rất tốt. Về sau cháu lấy thân phận Vương phi vào Kiến Khang làm hoàng hậu và hiện tại trở thành thái hậu. Lấy địa vị hiện tại của cháu, làm việc ôm chút tâm cơ, dùng chút thủ đoạn, chỉ cần trong lòng có đại cục thì cũng không có gì đáng trách. Như chuyện vừa rồi, tuy là trái với phép tắc, nhưng về tình cảm có thể tha thứ được. Nhưng có một chuyện khác ta lại muốn hỏi cháu.
Ông nhìn thẳng vào Cao Ung Dung, giọng trở nên nghiêm khắc lên.
– Giữa cháu và Tân An Vương có phải trước kia có âm thầm qua lại đúng không? Đêm đó ông ta đã chết như thế nào? Ông ta vốn dĩ lợi dụng Thiệu thị thăm dò ta, để rồi sau đó trưởng công chúa về sau lại bị người phụ nữ đó làm hại, cháu dám nói cháu trước đây không biết Thiệu thị và không hề liên quan đến việc này không?
Nếu như nói vừa rồi Cao Kiệu bóc trần mình thay mặt tiên đế phê duyệt tấu chương chỉ là việc nhỏ, vậy thì vào lúc này nghe những lời chất vấn thẳng thừng ra như thế của ông, một cơn ớn lạnh từ trong xương cốt trong nháy mắt lan tràn ra khắp người chị ta.
Chị ta rùng mình một cái.
Chị ta sẽ không thừa nhận, nhưng cũng sẽ không lập tức phủ nhận.
Chị ta không biết Cao Kiệu nói ra những lời này thì có chứng cứ gì hay không, hay là cũng giống như vừa rồi chỉ là sự ngờ vực vô căn cứ mà ông dựa vào một vài dấu vết để suy đoán ra mà thôi?
Hết chương 132
Cao Kiệu trong triều phục mũ quan hai tay ôm khuê đã ngồi ngay ngắn trong dư từ sớm, thấy Lý Mục đi ra thì gật đầu về phía hắn, buông mành dư xuống, kiệu dư bắt đầu đi.
Lý Mục nhận lấy cương ngựa từ tay hạ nhân, xoay người lên ngựa, hơi tụt lùi lại phía sau.
Một dư một con ngựa dưới ánh ban mai mơ hồ tỏa ra ánh sáng lam nhạt, bọn họ đi về phương hướng cung Kiến Khang.
Lạc Thần đứng sau cánh cửa, nhìn bóng lưng của người ngồi trên lưng ngựa và người ngồi trên dư dần dần biến mất trong ánh nắng bai mai tranh tối tranh sáng, ngước mắt lên nhìn về phương hướng cung thành cao lớn hùng vĩ sừng sững nơi xa xa kia.
Từ lúc nàng bắt đầu nhớ được, nơi đó, nàng đã ra vào không biết bao nhiêu lần rồi, quen thuộc đến mức thậm chí nhắm mắt lại cũng sẽ không bị lạc ở trong đó. Nhưng trên thực tế, nếu như nghĩ về nó một cách cẩn thận, nơi đó chẳng phải giống như một ảo ảnh giữa những đám mây, hư vô mờ mịt và không thể tiếp cận hay sao?
Trong tòa cung thành được tạo nên từ vô số gian cung điện hoa lệ lộng lẫy đó, đã từng có không biết bao nhiêu lần quân thần triều hội rồi. Buổi triều hội ngày hôm nay chẳng qua cũng chỉ là một trong vô số những lần đó mà thôi. Có điều bởi vì một người tên là Lý Mục mà ngày hôm nay đã định trước rằng sẽ trở thành một buổi triều hội đặc biệt nhất.
Ai có thể tưởng tượng được, một võ tướng hàn môn trước kia ngay cả một cái tên cũng không ai biết đến mà nay lại có thể đạp mây tiến thẳng lên trên lấy được thân phận Đại Tư mã vượt lên bách quan, nắm quyền hành lệnh, uy nghi hiển hách, từ ngay về sau dưới một người trên vạn người.
Lạc Thần không thể tận mắt chứng kiến cuộc triều hội này, nhưng nàng có thể tưởng tượng ra cảnh tượng đó, trong điện Kim Loan, bách quan đứng trang nghiêm, Lý Mục kim quan chu y đứng dưới bệ đài nhận ấn tín và dây đeo triện, cảnh tượng đó vinh quang hiển hách bực nào.
Trong vô số ánh mắt sau lưng hắn, ngoại trừ kính sợ và hâm mộ ra, nhất định còn có không ít ánh âm u tràn ngập ghen ghét cùng bất mãn.
Đây là một thắng lợi của hàn môn, và cũng là sỉ nhục của thế gia.
Nàng thậm chí có thể tưởng tượng, khi phụ thân của nàng, người đứng đầu triều đình nhiều năm ngay sau đó đưa đơn từ chức do mình viết ra, miệng nói ra câu quy ẩn do bệnh tật, văn võ cả triều từ bệ hạ cho đến những người bên dưới đều bị chấn động giật mình như thế nào.
Đêm đó, màn đêm vừa mới buông xuống, một chiếc long xa dưới sự hộ tống của nghi trượng đã dừng ở trước cổng lớn Cao phủ.
Thái hậu Cao Ung Dung mang theo ấu đế ra khỏi cung đi đến Cao phủ thăm hỏi Cao Kiệu.
Lý Mục còn ở bên ngoài chưa về.
Cao Kiệu bãi triều trở về nhà đi vào thư phòng, cánh cửa kia vẫn luôn đóng chặt, được biết Thái hậu và ấu đế giá lâm thì cũng chưa hề xuất hiện.
Lạc Thần và người nhà quỳ trước tiền đường nghênh đón loan giá.
Cao Ung Dung mỉ cười hàn huyên với Lạc Thần.
Lạc Thần nhìn ra được tuy rằng đã bị che giấu nhưng khi trò chuyện đường tỷ vẫn luôn bị mất tập trung. Nàng biết, trong mắt đường tỷ và văn võ đại thần, sự từ chức của phụ thân nàng tới quá đột ngột.
Hai người trò chuyện mấy câu, Cao Ung Dung liền hỏi về sức khỏe của Cao Kiệu.
Lạc Thần dẫn chị ta và ấu đế đi đến thư phòng, tới trước cửa phòng nhẹ nhàng gõ cửa, cửa được mở ra.
Cao Kiệu đứng sau cánh cửa, đội mão quan cùng áo bào xanh, ống tay rộng thùng thình, khuôn mặt gầy gò, vẻ mặt nghiêm túc nhìn Cao Ung Dung cùng ấu đế, bóng dáng không nhúc nhích, chờ chị ta dắt tay ấu đế đến trước mặt mình thì mới lui về sau một bước, quỳ xuống nói:
– Bệ hạ và thái hậu đến hàn xá, Cao Kiệu không thể ra đón, mong được thứ tội cho.
Cao Ung Dung hơi đẩy bả vai ấu đế.
Ấu đế mới hơn bốn tuổi, chưa đi học nhưng cũng cực kỳ thông minh.
Năm ngoái trước sự đại loạn của đất nước, Cao Ung Dung từng ra sức cầu xin Cao Kiệu đảm nhiệm chức vị thái phó thái tử. Lạc Thần cũng biết phụ thân từng muốn chờ thái tử lớn chút nữa thì sẽ dạy dỗ cậu bé đọc sách. Không ngờ tới về sau loạn Thiên sư giáo và phản loạn Hứa Tiết liên tục xảy ra, đất nước không có ngày yên bình, việc này liền được gác lại cho tới hôm nay.
Cậu bé ghi nhớ lời dặn dò của mẫu thân, đi tới trước mặt Cao Kiệu đưa tay ra túm lấy góc áo của ông, nói rất rõ ràng:
– Ngoại tổ phụ mau khỏe lên đi ạ, đừng để Đăng Nhi phải lo…
Nom Cao Kiệu ngẩng lên như muốn nói, Cao Ung Dung đã giành lấy nói trước:
– Xin bá phụ đứng lên đã ạ. Ngày hôm nay cháu dẫn theo Đăng Nhi về nhà thăm người thân thăm trưởng bối, cầu xin bá phụ đừng dùng lễ quỳ lạy trong triều đình ở trong nhà ạ. Nếu làm thế là quá khách sáo, như vậy là không coi cháu và Đăng Nhi là người nhà rồi ạ.
Cao Kiệu không nói gì nữa, chậm rãi đứng lên, khoanh chân ngồi giữa một chiếc trường kỷ hình vuông.
Lạc Thần dẫn Cao Ung Dung và ấu đế cũng ngồi xuống, hạ nhân mau chóng dâng trà lên, Lạc Thần vén tay áo ngồi quỳ một bên rót trà.
Cao Ung Dung hỏi thăm sức khỏe của Cao Kiệu, trong lời nói đầy sự quan tâm. Nghe Cao Kiệu nói sức khỏe mình không đáng lo ngại thì thở phào một hơi nhẹ nhõm, nói:
– Cháu đã muốn dẫn Đăng nhi đến thăm bá phụ rồi nhưng sự vụ quá nhiều, hơn nữa lại nghe nói bá phụ gần đây đóng cửa, cháu sợ quấy nhiều bá phụ đang tĩnh dưỡng nên vẫn chưa đến được. Ngày hôm nay về nhà, thấy bá phụ vẫn khỏe mạnh cháu cũng yên tâm. Cháu chỉ mong bá phụ chịu khó tĩnh dưỡng đừng suy nghĩ nhiều. Bá phụ an khang mới là phúc của Đại Ngu ta.
Cao Kiệu không tỏ ý kiến, ánh mắt dừng ở trên người ấu đế ngồi cạnh Cao Ung Dung, dường như nghĩ đến gì đó, thất thần.
Cao Ung Dung cảm nhận được ngay, vội nói:
– Đăng nhi tư chất bình thường, cũng bởi vì quá nhỏ nên chưa chính thức đi học, nhưng cháu cũng không dám lơi lỏng, bình thường mỗi khi có thời gian là cháu dạy dỗ nó một chút về Nghiêu Thuấn Vũ canh, về điển tích tiên hiền cổ thánh, hy vọng nó sau này sẽ trở thành minh quân. Cũng may Đăng nhi cũng khá chăm chỉ, chịu khó học hành, từ sau khi tiên đế ra đi, may mà cháu có Đăng nhi là nguồn an ủi duy nhất…
Dường như bị chính lời nói của mình gợi ra nỗi buồn, chị ta mắt đỏ hoe, cúi đầu lấy khăn lau nước mắt.
Cao Kiệu thu ánh mắt về, gật đầu:
– Ừm, trẻ nhỏ dễ dạy mà.
Cao Ung Dung ngừng khóc, hơi mỉm cười:
– Bá phụ quá khen rồi ạ. Năm ngoái khi tiên đế vẫn còn, tiên đế từng muốn mời phá phụ đảm nhiêm thái phó thái tử để dạy đỗ Đăng nhi. Không ngờ về sau quốc loạn, tiên đế bất hạnh băng hà, việc này đã phải gác lại. Hiện giờ quốc sự đã yên ổn, nhân cơ hội này cháu có một lời thỉnh cầu. Chờ bá phụ đã khỏe lên rồi, bá phụ có thể thu xếp thời gian làm thái phó cho Đăng nhi được không ạ? Bá phụ tài cao bát đẩu, học phú ngũ xa, Đăng Nhi chỉ cần học được một phần của bá phụ, sẽ rất có ích lợi trong tương lai đó ạ.
Cao Kiệu nhìn Cao Ung Dung rất lâu, không lên tiếng.
Bên trong thư phòng đột nhiên trở nên yên tĩnh, chỉ có thể nghe thấy tiếng bọt khí sủi bọt từ nước sôi trong ấm trà.
Bầu không khí đột nhiên trở nên khác thường.
Lạc Thần rót trà, nhẹ nhàng đưa đến trước mặt hai người.
Cao Kiệu cuối cùng mở miệng, nhấn mạnh từng chữ:
– Từ xưa, tài học quốc quân luôn đứng thứ hai, mà đức hạnh của quân vương mới là thứ nhất.
Giọng ông nghe rất nghiêm túc trang trọng.
Lạc Thần lặng lẽ nhìn phụ thân rồi lại nhìn đường tỷ.
Cao Ung Dung ngẩn người ra, có lẽ cũng không đoán được Cao Kiệu sẽ tiếp lời như thế, khựng người một chút ngay sau đó kịp phản ứng, cười lên:
– Bá phụ nói đúng ạ. Ý của cháu là Đăng nhi ngoài việc theo học từ bá phụ ra thì cũng cần bá phụ dạy nó đạo làm quân vương, làm người.
Chị ta ra hiệu cho ấu đế, muốn cậu bé hành lễ quỳ lạy giữa đệ tử với thầy dạy.
Đứa trẻ được mẹ dạy rất thông minh nên lập tức đứng dậy, đứng lên định hành lễ học trò với Cao Kiệu thì lại bị Cao Kiệu đỡ lấy.
Ông nở nụ cười, nhìn chăm chú vào cậu bé, ôn hòa bảo cậu bé ngồi trở lại, không cần phải hành lễ với mình, sau đó quay sang Cao Ung Dung.
– Độ tuổi này của bệ hạ như cây non bén rễ trong lòng đất, là cơ hội tốt để dạy dỗ. Kỵ cưng chiều phóng túng, cộng thêm trong việc học có thầy giỏi chỉ dẫn, sau này mới có thể trở thành một minh quân. Ta không thể đảm nhận vị trí này được. Lang Gia Nhan Côi tài học vượt xa ta, khi còn trẻ đã nổi tiếng lương thiện hiếu thảo quê nhà, có thể làm thầy của hoàng đế. Ngoài ra còn có Phùng Vệ, phẩm tính tài học cũng có thể đảm nhận. Ta đi rồi, cháu có thể mời họ làm thái phó. Ta tin rằng hai người họ sẽ tận tâm tận lực dạy dỗ bệ hạ.
Cao Ung Dung lặng thinh một lát, chợt quay sang Lạc Thần, mỉm cười nói:
– A Di, phiền muội dẫn Đăng nhi tạm thời ra ngoài một chút, được không?
Lạc Thần biết, việc tối nay chị ta đến gặp cha mình chắc chắn có liên quan đến đơn từ chức mà cha đã đệ trình vào ban ngày, vừa rồi đã nói nhiều như vậy, đã đến lúc vào vấn đề chính rồi.
Nàng nhìn phụ thân, thấy ông rất bình thản lạnh nhạt, nàng đáp lời, đứng lên dắt ấu đế đi ra khỏi thư phòng.
Chờ Lạc Thần đi rồi, Cao Ung Dung nói:
– Bá phụ, cháu cũng xin nói thẳng, tối nay cháu về nhà là để thăm hỏi bá phụ, cũng muốn cầu xin bá phụ có thể thu hồi lại đơn từ chức, về sau tiếp tục ở lại triều đình có được không ạ?
– Cháu biết đây là yêu cầu quá đáng. Bá phụ đến nay vẫn còn đau buồn vì cái chết của bá mẫu. Cháu cũng rất đau khổ. Nhưng người chết không thể sống lại. Bá phụ có lòng Bắc phạt, lại đang ở thời kỳ sung sức nhất, nên tiếp tục mở rộng kế hoạch vĩ đại này, mở ra chí lớn. Nếu như bá phụ cứ thế mà thoái ẩn, đó chẳng phải là tổn thất của triều đình Đại Ngu ta, với bá phụ lẽ nào không thấy tiếc nuối hay sao?
Chị ta dừng lại một chút.
– Hơn nữa, cháu cũng luôn coi bá phụ như cha như chú của mình, ở trước mặt bá phụ cháu cũng không dám giấu diếm. Sở dĩ cháu hy vọng bá phụ ở lại, ngoại trừ nguyên do vừa rồi cũng là vì Đăng Nhi…
Hai mắt chị ta dần dần đỏ hoe lên, giọng nghẹn ngào.
– Tiên đế bất hạnh đổ bệnh mà ra đi, Đăng nhi còn quá nhỏ tuổi, cháu lại là một người phụ nữ bình thường, cô nhi quả phụ, tình cảnh vốn đã rất khó khăn, loạn vừa mới dẹp xong, triều đình vẫn loạn trong giặc ngoài. Nếu như bá phụ cũng đi, sau này nếu có loạn cục tương tự, ai sẽ chủ trì đại cục, ai sẽ phụ tá ấu đế ạ? Cháu cầu xin bá phụ, xin bá phụ khi sức khỏe đã ổn định lấy đại cục làm trọng ở lại tiếp tục chủ trì triều chính. Đại Ngu không thể không có bá phụ được.
Cao Kiệu nói:
– Phùng Vệ thay ta xử lý nội tướng, Lý Mục là Đại Tư mã, hai người một chủ nội, một chủ ngoại. Ta cũng đã soạn xong danh sách quan viên có thể trọng dụng, hôm nay lúc đệ đơn từ chức thì cũng đã trình danh sách đó lên rồi. Sau này cháu lấy trọng trách thái hậu phụ tá ấu đế, có chuyện gì thì thảo luận bàn bạc với hai người đó, sử dụng thêm người trong danh sách, gạn đục khơi trong, dù là gặp phải chuyện gì cũng không lo không xử lý được, sao phải lo không có ai dựa vào?
Cao Ung Dung nói:
– Nhưng mà họ là họ khác không thể bằng bá phụ…
Cao Kiệu nói:
– Cháu không tin Lý Mục?
Cao Ung Dung ngây người, vội giải thích:
– Xin bá phụ đừng hiểu lầm ạ. Cháu sao không tin tưởng muội phu được ạ? Chỉ là bệ hạ còn quá nhỏ, cháu lại là phụ nữ, không hiểu về chuyện triều chính, cô nhi quả phụ khó tránh khỏi muốn mọi sự chu toàn hơn, cảnh giác hơn…
Cao Kiệu cười nhạt:
– Thái hậu không cần khiêm tốn. Lúc tiên đế còn sống, toàn bộ tấu chương của các đại thần trình lên thì có bảy đến tám mươi phần trăm đều là do thái hậu thay mặt tiên đế phê duyệt. Xử lý triều chính, thái hậu đã quá quen thuộc rồi. Hiện tại ngoại có Lý Mục, nội có Phùng Vệ, cháu chỉ cần theo khuôn phép cũ làm từng bước, làm tốt vai trò thái hậu, phụ tá ấu đế, ngày sau ấu đế trưởng thành tự mình chấp chính, cháu có gì mà không yên lòng?
Cao Ung Dung giật mình, sắc mặt tái mét nhìn Cao Kiệu, thấy ông đang nhìn thẳng vào mình, nét mặt lạnh nhạt.
Phản ứng đầu tiên của chị ta chính là phủ nhận hoàn toàn. Nhưng trong một giây phút ngắn ngủi, trong đầu lại hiện lên một vài suy nghĩ. Trước kia chị ta từng bắt chước bút tích thay thế hoàng đế phê duyệt tấu chương, chuyện này cực kỳ bí mật, chỉ có mấy thân tín biết được mà thôi. Chị ta không ngờ được rằng chuyện này lại bị Cao Kiệu biết được, nhưng bấy lâu nay vẫn không hề nhắc tới, thế nhưng vào lúc này thì làm như vô tình mà nói ra.
Chị ta mau chóng loại bỏ ý nghĩ phủ nhận, ổn định tinh thần, vội vàng giải thích:
– Mong bá phụ chớ hiểu lầm ạ. Cháu không phải cố tình đi vượt giới hạn đâu, mà là tiên đế thể nhược, những tấu chương đó không thể để chậm trễ được, tiên đế muốn cháu giúp ngài ấy, cháu không thể từ chối đành phải cố mà làm. Cháu xin thề, mỗi một tấu chương mà cháu phê duyệt đều đưa cho bệ hạ xem trước rồi mới chuyển lại cho các đại thần…
Trong khi giải thích, chị ta đã âm thầm nhanh chóng sàng lọc những người xung quanh mình, tự hỏi là ai đã phản bội mình.
Dường như Cao Kiệu đã đoán được suy nghĩ của chị ta, lạnh nhạt nói:
– Tiên đế đăng cơ không lâu đã lộ ra thái độ lười biếng, chẳng hề quan tâm tới chuyện triều chính, hằng đêm đều qua đêm tại hoàng gia Lâm Uyển, ham mê nữ sắc, nhưng mà tấu chương thì ngày ngày đều được phúc đáp rồi phát xuống dưới không bỏ sót cái nào. Mà cháu thì lại thường xuyên nói giúp tiên đế ở trước mặt ta.
– Có câu tốt quá hóa lốp. Ta đã đoán ra được từ lâu rồi.
Sau lưng Cao Ung Dung đã túa mồ hôi ướt đẫm, còn chưa kịp thở phào nhẹ nhõm, lại nghe thấy Cao Kiệu nói tiếp:
– A Dung, cháu từ lúc nhỏ đã thông minh cách thức làm việc đâu vào đấy, điều này vốn rất tốt. Về sau cháu lấy thân phận Vương phi vào Kiến Khang làm hoàng hậu và hiện tại trở thành thái hậu. Lấy địa vị hiện tại của cháu, làm việc ôm chút tâm cơ, dùng chút thủ đoạn, chỉ cần trong lòng có đại cục thì cũng không có gì đáng trách. Như chuyện vừa rồi, tuy là trái với phép tắc, nhưng về tình cảm có thể tha thứ được. Nhưng có một chuyện khác ta lại muốn hỏi cháu.
Ông nhìn thẳng vào Cao Ung Dung, giọng trở nên nghiêm khắc lên.
– Giữa cháu và Tân An Vương có phải trước kia có âm thầm qua lại đúng không? Đêm đó ông ta đã chết như thế nào? Ông ta vốn dĩ lợi dụng Thiệu thị thăm dò ta, để rồi sau đó trưởng công chúa về sau lại bị người phụ nữ đó làm hại, cháu dám nói cháu trước đây không biết Thiệu thị và không hề liên quan đến việc này không?
Nếu như nói vừa rồi Cao Kiệu bóc trần mình thay mặt tiên đế phê duyệt tấu chương chỉ là việc nhỏ, vậy thì vào lúc này nghe những lời chất vấn thẳng thừng ra như thế của ông, một cơn ớn lạnh từ trong xương cốt trong nháy mắt lan tràn ra khắp người chị ta.
Chị ta rùng mình một cái.
Chị ta sẽ không thừa nhận, nhưng cũng sẽ không lập tức phủ nhận.
Chị ta không biết Cao Kiệu nói ra những lời này thì có chứng cứ gì hay không, hay là cũng giống như vừa rồi chỉ là sự ngờ vực vô căn cứ mà ông dựa vào một vài dấu vết để suy đoán ra mà thôi?
Hết chương 132
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.