Chương 121
Lãnh Thiếu
29/07/2022
Hiểu Linh khăn áo chỉnh tề đi ra Đình cùng người nữ đinh. Ra tới nơi đã thấy đầy đủ các vị Hương trưởng đang ngồi quanh bàn trà, gương mặt ai nấy đều vui vẻ. Cụ tiên chỉ vừa nhai trầu vừa cười tủm tỉm đang nói gì đó với Trần Lý trưởng. Vừa liếc thấy Hiểu Linh ra Đình, bà liền vẫy tay gọi:
- Hiểu Linh ra rồi đấy à. Đến đây đi.
Hiểu Linh sải bước nhanh hơn tới trước mặt họ rồi khẽ cúi người chào:
- Vãn bối có lời chào cụ Tiên chỉ cùng các vị Lý Hương. Không biết làng có chuyện gì mà gọi vãn bối ra Đình vậy ạ?
Cụ tiên chỉ khẽ gật đầu, quay ra sau phân phó:
- Mang thêm một cái ghế con cho Phạm tu văn ngồi đây đi. Truyện Đam Mỹ
Vừa dứt lời, người hầu việc của làng lập tức mang đến cho Hiểu Linh một cái ghế. Nhìn thái độ này, Hiểu Linh liền biết là chuyện tốt. Chuyện vai vế của làng xưa nay rất nghiêm ngặt. Hiểu Linh là vãn bối lại chỉ thuộc tầng tu văn, về lý là không thể ngồi cùng bậc quan viên, Hương Lý mà chỉ có thể đứng hầu chuyện. Lần này, vị tiên chỉ lại để Hiểu Linh ngồi thì chuyện có vẻ rất tốt. Hiểu Linh xá một xá nói tạ cụ rồi ngồi xuống.
Người hầu việc làng rót tới tay Hiểu Linh một chén nước và một miếng trầu. Ở đây cũng giống quê cô ngày xưa có câu miếng trầu là đầu câu chuyện. Dù đi đâu, làm gì, chuyện thường ngày hay công to việc lớn, việc đầu tiên khi ngồi xuống bàn là uống chén nước, ăn miếng trầu rồi từ từ nói. Tới thế hệ của cô, ăn trầu đã không còn quá phổ biến nhưng từ nhỏ sống cùng bà nội nên Hiểu Linh cũng biết têm và ăn trầu. Kinh nghiệm chọn lá trầu ngon của cô đôi khi còn giỏi hơn rất nhiều những người bằng tuổi mẹ cô. Đám cưới hỏi, đĩa trầu vốn không thể thiếu… và Hiểu Linh đôi khi được các bà các mẹ gọi lên ngồi têm trầu vì cô têm nhanh và đẹp. Nhìn cái khung cảnh ba thế hệ ngồi cùng têm trầu ấy cũng khá hài hước nhưng dường như nó chính là sợi dây kết nối truyền thống giữa quá khứ và hiện đại. Sau này, ăn trầu có thể không còn quá phổ biến nữa nhưng ít nhất cũng có những người kế thừa như Hiểu Linh.
Cụ Tiên chỉ chờ Hiểu Linh uống nước, ăn trầu xong thì cũng bắt đầu câu chuyện:
- Đợt thu hoạch vừa rồi, ta có lên Thành Tây Đô một chuyến vì cái máy tuốt lúa của cháu. Quan huyện đại nhân rất có hứng thú nên đã cho làm hơn ba mươi chiếc để thử nghiệm ngay cho đợt vừa rồi. Ngày hôm qua Huyện lệnh đại nhân có cho gọi ta và Lý trưởng đến gặp mặt nói chuyện. Bà ấy đánh giá rất cao chiếc máy này và muốn tấu lên triều đình để mở rộng phổ biến cho cả nước. Nhưng khi đó thì cái máy này cần một cái tên để gọi. Hiểu Linh nghĩ xem nên đặt nó là gì?
Hiểu Linh khẽ nhíu mày, như có như không nhìn vị tiên chỉ đánh giá mục đích thật sự của bà ấy. Người này dù gì cũng là quan viên về hưu, lăn lộn chốn quan trường không thiếu. Nếu chỉ là chuyện đặt tên cái máy tuốt lúa cũng sẽ không mất công mất việc gọi cô ra Đình như vậy. Hiểu Linh ngẫm nghĩ chút rồi nói:
- Bẩm cụ Tiên chỉ cùng các vị Lý Hương. Theo vãn bối thì ta nên đặt chiếc máy này là Máy tuốt Trần thôn.. như vậy sẽ đánh dấu được nơi xuất xứ của nó là Trần thôn chúng ta, cũng mang lại vinh quang cho cả làng.. Hoặc nếu thật sự nó có thể mở rộng ra toàn quốc, được triều đình ưu ái thì đặt là Máy tuốt Tây Đô cũng là một lựa chọn. Trần thôn xứ nào cũng có nhưng nhắc đến Tây Đô thì ai ai cũng biết nó ở đâu. Theo vãn bối nghĩ là vậy ạ.
Hiểu Linh nhìn đôi lông mày có phần giãn ra của cụ Tiên chỉ thì biết mình đúng rồi. Cô vượt qua được bài kiểm tra của họ. Mấy người ở đây hoặc là muốn thử xem cô có thật sự nghĩ cho thôn làng hay sẽ nhận hoàn toàn công lao về Phạm gia hoặc là muốn qua câu trả lời của cô để cân nhắc chuyện tiếp theo. Hiểu Linh vô cùng sảng khoái đặt tên chiếc máy tuốt đó theo tên Làng Trần thôn chứ không chọn riêng về phần mình khiến họ rất vui mừng. Nói sao thì nói cái tư tưởng người từ ngoài đến, không có gốc rễ nơi này thì chỉ bo bo giữ mình, không lo lắng vun đắp cho làng là quá bình thường ở những ngôi làng xưa. Chính vì thế mới nói đôi khi làng xã bảo vệ người dân nhưng cũng rất cục bộ... phép vua cũng phải thua lệ làng.
Cụ tiên chỉ mỉm cười gật gù:
- Tên Máy tuốt Trần thôn rất hay mà Máy tuốt Tây Đô cũng rất tốt. Dù là làng ta hay thành Tây Đô nếu thật sự có thể phổ biến chiếc máy này cho toàn quốc thì chắc chắn là công đức vô lượng. Huyện quan đại nhân ngày mai muốn gặp người sáng tạo ra chiếc máy này để nói chuyện sâu hơn trước khi viết tấu chương nên sáng sớm mai giữa giờ Dần, cháu ra Đình rồi cùng chúng ta vào thành Tây Đô một chuyến.
Hiểu Linh khẽ mỉm cười đáp lại:
- Dạ vâng thưa cụ. Vãn bối chưa từng tới những nơi trang trọng như vậy nên mong được cụ chỉ giáo nhiều hơn để không bị thất lễ trước mặt huyện quan đại nhân ạ.
Cụ tiên chỉ trấn an:
- Không sao.. nghi lễ của cháu rất đầy đủ rồi. Tới đó Huyện quan đại nhân hỏi thì trả lời. Không được nhìn ngó linh tinh là được rồi. Còn lại còn có chúng ta ở. Trước đây ta từng nói Làng sẽ có thưởng cho Phạm gia vì đóng góp này. Hôm nay ta ở đây quyết định đi: lấy tiền công của làng mua cho Phạm gia hai mẫu ruộng tốt làm phần thưởng. Cháu thấy thế nào?
Hiểu Linh cười khì trong lòng. Đây là muốn thưởng trước cho Phạm gia để ngày mai có bị huyện quan hỏi đến còn có cái để nói chuyện phải không? Có điều, hai mẫu ruộng tốt cũng không ít tiền đâu, 30 lượng bạc. Xem ra chiếc máy này thật sự được đánh giá rất cao. Nhưng thứ Hiểu Linh muốn có bây giờ không phải là ruộng. Cô mím môi giả bộ khó xử một chút rồi hỏi:
- Bẩm cụ. Phần thưởng làng cho Phạm gia thật sự rất tốt. Nhưng hiện nay nhà con neo người, lại toàn nam nhân người già trẻ nhỏ, làm hai mẫu ruộng mẫu phụ để lại đã là gắng sức rồi. Sau này nếu con có đi học đâu đó, với bốn mẫu ruộng kia có khi phải cho người ta thuê bớt. Nên con có thể xin làng đổi lại cho con phần thưởng khác được không? Con muốn xin một con trâu ạ. Nếu trâu quá đắt thì làng cho con con nghé cũng tốt. Người ta nói con trâu là đầu cơ nghiệp. Có con trâu thì việc cày bừa cũng đỡ hơn, ngày thường cũng có thể chở đồ thuê cho người ta được.
Mấy vị chức sắc nhìn nhau trong giây lát. Cụ tiên chỉ cuối cùng cũng gật đầu nói:
- Hai mẫu ruộng đổi lấy một con trâu cũng không quá chênh lệch. Hiểu Linh nghĩ đến chuyện lo lắng gia đình như thế là rất tốt… Vậy đi.. vài hôm nữa trên trấn Tây Giai có chợ phiên Trâu Bò dắt từ miền ngược về, làng sẽ cho người chọn cho cháu một con trâu đực tốt. Cố gắng chăm sóc, hầu hạ nó rồi nó làm việc cho, sinh nghé con cho. Nhà sẽ từ từ khá lên. Thôi.. giờ muộn rồi. về đi. Ngày mai nhớ đến đúng giờ đấy.
Nghe lệnh trục khách, Hiểu Linh đứng dậy vái chào bọn họ rồi quay người ra về.. Thật tốt nha.. khiêm nhường lễ độ một chút liền có thể được như ý mình. Cô vốn lo lắng sắp tới lại cày bừa.. không có con trâu làm việc mà người phải tự đeo ách lên cổ mà kéo thì thật sự quá mệt mỏi rồi… Bây giờ đường đường chính chính làng mua trâu thưởng, dù là những người ganh ghét nhất cũng không dám lên tiếng. Đụng đến trâu bò chính là đụng đến pháp luật, tù mọt gông chứ chẳng chơi đâu.
- Hiểu Linh ra rồi đấy à. Đến đây đi.
Hiểu Linh sải bước nhanh hơn tới trước mặt họ rồi khẽ cúi người chào:
- Vãn bối có lời chào cụ Tiên chỉ cùng các vị Lý Hương. Không biết làng có chuyện gì mà gọi vãn bối ra Đình vậy ạ?
Cụ tiên chỉ khẽ gật đầu, quay ra sau phân phó:
- Mang thêm một cái ghế con cho Phạm tu văn ngồi đây đi. Truyện Đam Mỹ
Vừa dứt lời, người hầu việc của làng lập tức mang đến cho Hiểu Linh một cái ghế. Nhìn thái độ này, Hiểu Linh liền biết là chuyện tốt. Chuyện vai vế của làng xưa nay rất nghiêm ngặt. Hiểu Linh là vãn bối lại chỉ thuộc tầng tu văn, về lý là không thể ngồi cùng bậc quan viên, Hương Lý mà chỉ có thể đứng hầu chuyện. Lần này, vị tiên chỉ lại để Hiểu Linh ngồi thì chuyện có vẻ rất tốt. Hiểu Linh xá một xá nói tạ cụ rồi ngồi xuống.
Người hầu việc làng rót tới tay Hiểu Linh một chén nước và một miếng trầu. Ở đây cũng giống quê cô ngày xưa có câu miếng trầu là đầu câu chuyện. Dù đi đâu, làm gì, chuyện thường ngày hay công to việc lớn, việc đầu tiên khi ngồi xuống bàn là uống chén nước, ăn miếng trầu rồi từ từ nói. Tới thế hệ của cô, ăn trầu đã không còn quá phổ biến nhưng từ nhỏ sống cùng bà nội nên Hiểu Linh cũng biết têm và ăn trầu. Kinh nghiệm chọn lá trầu ngon của cô đôi khi còn giỏi hơn rất nhiều những người bằng tuổi mẹ cô. Đám cưới hỏi, đĩa trầu vốn không thể thiếu… và Hiểu Linh đôi khi được các bà các mẹ gọi lên ngồi têm trầu vì cô têm nhanh và đẹp. Nhìn cái khung cảnh ba thế hệ ngồi cùng têm trầu ấy cũng khá hài hước nhưng dường như nó chính là sợi dây kết nối truyền thống giữa quá khứ và hiện đại. Sau này, ăn trầu có thể không còn quá phổ biến nữa nhưng ít nhất cũng có những người kế thừa như Hiểu Linh.
Cụ Tiên chỉ chờ Hiểu Linh uống nước, ăn trầu xong thì cũng bắt đầu câu chuyện:
- Đợt thu hoạch vừa rồi, ta có lên Thành Tây Đô một chuyến vì cái máy tuốt lúa của cháu. Quan huyện đại nhân rất có hứng thú nên đã cho làm hơn ba mươi chiếc để thử nghiệm ngay cho đợt vừa rồi. Ngày hôm qua Huyện lệnh đại nhân có cho gọi ta và Lý trưởng đến gặp mặt nói chuyện. Bà ấy đánh giá rất cao chiếc máy này và muốn tấu lên triều đình để mở rộng phổ biến cho cả nước. Nhưng khi đó thì cái máy này cần một cái tên để gọi. Hiểu Linh nghĩ xem nên đặt nó là gì?
Hiểu Linh khẽ nhíu mày, như có như không nhìn vị tiên chỉ đánh giá mục đích thật sự của bà ấy. Người này dù gì cũng là quan viên về hưu, lăn lộn chốn quan trường không thiếu. Nếu chỉ là chuyện đặt tên cái máy tuốt lúa cũng sẽ không mất công mất việc gọi cô ra Đình như vậy. Hiểu Linh ngẫm nghĩ chút rồi nói:
- Bẩm cụ Tiên chỉ cùng các vị Lý Hương. Theo vãn bối thì ta nên đặt chiếc máy này là Máy tuốt Trần thôn.. như vậy sẽ đánh dấu được nơi xuất xứ của nó là Trần thôn chúng ta, cũng mang lại vinh quang cho cả làng.. Hoặc nếu thật sự nó có thể mở rộng ra toàn quốc, được triều đình ưu ái thì đặt là Máy tuốt Tây Đô cũng là một lựa chọn. Trần thôn xứ nào cũng có nhưng nhắc đến Tây Đô thì ai ai cũng biết nó ở đâu. Theo vãn bối nghĩ là vậy ạ.
Hiểu Linh nhìn đôi lông mày có phần giãn ra của cụ Tiên chỉ thì biết mình đúng rồi. Cô vượt qua được bài kiểm tra của họ. Mấy người ở đây hoặc là muốn thử xem cô có thật sự nghĩ cho thôn làng hay sẽ nhận hoàn toàn công lao về Phạm gia hoặc là muốn qua câu trả lời của cô để cân nhắc chuyện tiếp theo. Hiểu Linh vô cùng sảng khoái đặt tên chiếc máy tuốt đó theo tên Làng Trần thôn chứ không chọn riêng về phần mình khiến họ rất vui mừng. Nói sao thì nói cái tư tưởng người từ ngoài đến, không có gốc rễ nơi này thì chỉ bo bo giữ mình, không lo lắng vun đắp cho làng là quá bình thường ở những ngôi làng xưa. Chính vì thế mới nói đôi khi làng xã bảo vệ người dân nhưng cũng rất cục bộ... phép vua cũng phải thua lệ làng.
Cụ tiên chỉ mỉm cười gật gù:
- Tên Máy tuốt Trần thôn rất hay mà Máy tuốt Tây Đô cũng rất tốt. Dù là làng ta hay thành Tây Đô nếu thật sự có thể phổ biến chiếc máy này cho toàn quốc thì chắc chắn là công đức vô lượng. Huyện quan đại nhân ngày mai muốn gặp người sáng tạo ra chiếc máy này để nói chuyện sâu hơn trước khi viết tấu chương nên sáng sớm mai giữa giờ Dần, cháu ra Đình rồi cùng chúng ta vào thành Tây Đô một chuyến.
Hiểu Linh khẽ mỉm cười đáp lại:
- Dạ vâng thưa cụ. Vãn bối chưa từng tới những nơi trang trọng như vậy nên mong được cụ chỉ giáo nhiều hơn để không bị thất lễ trước mặt huyện quan đại nhân ạ.
Cụ tiên chỉ trấn an:
- Không sao.. nghi lễ của cháu rất đầy đủ rồi. Tới đó Huyện quan đại nhân hỏi thì trả lời. Không được nhìn ngó linh tinh là được rồi. Còn lại còn có chúng ta ở. Trước đây ta từng nói Làng sẽ có thưởng cho Phạm gia vì đóng góp này. Hôm nay ta ở đây quyết định đi: lấy tiền công của làng mua cho Phạm gia hai mẫu ruộng tốt làm phần thưởng. Cháu thấy thế nào?
Hiểu Linh cười khì trong lòng. Đây là muốn thưởng trước cho Phạm gia để ngày mai có bị huyện quan hỏi đến còn có cái để nói chuyện phải không? Có điều, hai mẫu ruộng tốt cũng không ít tiền đâu, 30 lượng bạc. Xem ra chiếc máy này thật sự được đánh giá rất cao. Nhưng thứ Hiểu Linh muốn có bây giờ không phải là ruộng. Cô mím môi giả bộ khó xử một chút rồi hỏi:
- Bẩm cụ. Phần thưởng làng cho Phạm gia thật sự rất tốt. Nhưng hiện nay nhà con neo người, lại toàn nam nhân người già trẻ nhỏ, làm hai mẫu ruộng mẫu phụ để lại đã là gắng sức rồi. Sau này nếu con có đi học đâu đó, với bốn mẫu ruộng kia có khi phải cho người ta thuê bớt. Nên con có thể xin làng đổi lại cho con phần thưởng khác được không? Con muốn xin một con trâu ạ. Nếu trâu quá đắt thì làng cho con con nghé cũng tốt. Người ta nói con trâu là đầu cơ nghiệp. Có con trâu thì việc cày bừa cũng đỡ hơn, ngày thường cũng có thể chở đồ thuê cho người ta được.
Mấy vị chức sắc nhìn nhau trong giây lát. Cụ tiên chỉ cuối cùng cũng gật đầu nói:
- Hai mẫu ruộng đổi lấy một con trâu cũng không quá chênh lệch. Hiểu Linh nghĩ đến chuyện lo lắng gia đình như thế là rất tốt… Vậy đi.. vài hôm nữa trên trấn Tây Giai có chợ phiên Trâu Bò dắt từ miền ngược về, làng sẽ cho người chọn cho cháu một con trâu đực tốt. Cố gắng chăm sóc, hầu hạ nó rồi nó làm việc cho, sinh nghé con cho. Nhà sẽ từ từ khá lên. Thôi.. giờ muộn rồi. về đi. Ngày mai nhớ đến đúng giờ đấy.
Nghe lệnh trục khách, Hiểu Linh đứng dậy vái chào bọn họ rồi quay người ra về.. Thật tốt nha.. khiêm nhường lễ độ một chút liền có thể được như ý mình. Cô vốn lo lắng sắp tới lại cày bừa.. không có con trâu làm việc mà người phải tự đeo ách lên cổ mà kéo thì thật sự quá mệt mỏi rồi… Bây giờ đường đường chính chính làng mua trâu thưởng, dù là những người ganh ghét nhất cũng không dám lên tiếng. Đụng đến trâu bò chính là đụng đến pháp luật, tù mọt gông chứ chẳng chơi đâu.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.