Xuyên Về Thời Nguyễn Hỗn Quân Phiệt

Chương 87: Tức điên

KennyNguyen

24/02/2019

Dévastation xông lên không phải để quyết chiến cùng hai tiểu chiến hạm của Vạn Ninh. Tốc độ 11,2 km/ giờ của Dévastation quả thật nếu so sánh cùng 25 km/ giờ của Ánh Sáng hào thì quả thật không khác mấy là thỏ so sánh cùng rùa là bao. Việc dùng Dévastation săn giết hai chiếc tiểu hạm là không thực tế. Nhưng nếu Dévastation xông lên thì nó sẽ tạo áp lực rất lớn khiến cho hai Tiểu hạm Ánh Sáng Hào và Hy Vọng Hào phải bỏ chạy.

Tất nhiên là Dévastation sẽ không xông lên đơn độc, nhiệm vụ của Dévastation là pháo đài di chuyển trên biển, nó sẽ tấn công các mục tiêu phòng thủ bãi biển hoặc sẽ đóng vai trò đối chiến với chiến hạm cùng cấp của đối phương trên biển. Nói thật với trang bị nghèo nàn của các tiểu hạm thì Dévastation đứng yên cho chúng băn cả ngày cũng không thể xuyên qua được lớp giáp thép dày vãi một số thứ của nó. Nhưng Dévastation to lớn vụng về lại có điểm yếu đó chính là sợ hãi sự tấn công của các thuyền nhỏ linh hoạt chơi bài áp sát rồi leo dây cận chiến. Với một số lượng đủ thuyền nhỏ sẽ tạo ra nhân số áp đảo và nhấn chìm 250 tay súng trên thuyền. Chính vì lý do này Dévastation luôn cần một đội hộ tống. Lần này quân Pháp thiệt thòi quá nhiều tiểu hạm tại Nam Kỳ cho nên đi hộ tống Dévastation lần này chỉ có hai tiểu hạm mà thôi.

Nhưng sự khinh địch nghĩ rằng các “ con khỉ da vàng” không có mấy kinh nghiệm dùng chiến hạm hiện đại đã làm cho người Pháp ăn quả đắng. Nếu cả ba chiến hạm của họ từ từ tiến lên thì tuy rằng tốn chút thời gian nhưng độ an toàn cao hơn rất nhiều.

Lúc này gặp thế bí Dévastation đành dùng 10 trung hạm Phương Đông của hải tặc để làm đội hộ tống mà tiến lên về phía Lục Hải môn tiến hành giải cứu Général và Gloire.

Lúc này trung tá Farid chỉ huy tàu Dévastation đang tức giận mà đấm tay vào lan can buồng chỉ huy quan sát. Ông ta không thể ngờ rằng mình phả ứng nhanh như vậy, đã điều chiến hạm áp sát từng chút mà lũ khốn kiếp A Nam khia vẫn nhởn nhơ không bị dọa sợ. Không những hai chiến hạm Đại Nam không chạy mà họ còn vòn vo tiến hành tấn công vui dập Gloire đang mất khả năng di chuyển. Cả Général và Gloire đều rất yếu ở hai mạn thuyền, tháp pháo Napoleon không hề quá linh động, góc quay của nó không quá tốt để có thể tấn công được mặt biên. Cũng chính vì lý do này mà chúng được bố trí đến năm thanh pháo 5 pound Gribeauval hai bên mạn, Nhưng 5 pound Gribeauval chỉ có tác dụng với thuyền vỏ gỗ mỏng mà thôi, sức công phá cũng như tầm xa của nó có hạn.

Nhưng hai chiến hạm quân Đại Nam thì khỏe vô cùng ở mặt biên nếu so sánh đồng cấp của người Pháp. Những tháp pháo Amstrong hiện đai có thể xoay ngang cho được mà tiến hành tấn công mặt biên. Chỉ trong phút chốc Gloire đứng yên mất chức năng di chuyển đã ăn ít nhất là năm phát đạn trực diện bay thẳng từ khoảng cách 700m. Chiến hạm Hy Vọng quấy phá Général không cho nó cứu viện đồng đội. Còn Ánh sáng thì lượn quanh một vòn mà bắn tới 4 lượt đạn trong đó có 6 quả trúng đích và 5 viên đại bác phát nổ. Tất cả những phát bắn này đều là bắn thẳng mà không căn điểm rơi nên nói chung là pháo thủ rất dễ bắn. Mục tiêu thì cũng khá to lớn với chiều dài 34m nên việc nhắm bắn trong khoảng cách 700 dễ dàng vô cùng.

Nhưng Amstrong có một nhược điểm trí mạng. Có lẽ cũng vì nhược điểm này mà quân Anh đang tìm cách loại bỏ nó khỏi hải quân hiện tại mà thay vào đó là nghiên cứu trở lại loại đại bác nạp đạn trước nòng. Vì khóa nòng của Amstrong chưa thực sự hoàn hảo vì hạn chế công nghệ lúc này nên vận tốc đầu nòn của đạn thấp, tính xuyên giáp không cao. Trong khi đó đường đạn của Amstrong là đường thẳng nên phần lớn đạn là va vào lớp bọc thép của thuyền địch. Đã không xuyên giáp lại toàn bắn trúng giáp thì đây là một nỗi bi ai.

5 viên đại bác dã trúng Gloire và phát nổ thì có đến 3 viên là bắn thẳng vào giáp sắt của Gloire và phát nổ bên ngoài, ngay cả lớp bọc thép có 7mm khoảng cách 700m mà đạn của Amstrong cũng không thể xuyên qua. Điều này gây nên một hệ lụy là thuốc nổ tốn quá nhiều năng lượng cho việc nổ phía ngoài giáp nên không gây tổn thương gì cho Gloire cả. Nhưng thần may mắn lần này dường như mỉm cười với người Việt. Một viên đạn rơi trúng ống khói lò hơi gây nên nháo loạn vô cùng, mặc dù cũng chẳng đục thủng nổi ống khói. Nhưng viên đạn cuối cùng lại cưa đổ nốt cột buồm phụ còn lại của Gloire. Điều này khiến Gloire như tuyết rơi ngày rá, như nhà rột còn mưa. Đã chưa thể xửa lý chiếc buồm thứ nhất lại bị tiện gẫy cái buồm thứ hai.

Lúc này thì Gloire triệt để bất động, Ánh Sáng Hào mặc kệ Dévastation áp sát từ xa xa mà lượn thêm một vòng bên sườn của Gloire mà tấn công tới tấp. Lần này pháo thủ của Ánh Sáng hào kinh nghiệm hơn mà hơi chỉnh nòng pháo lên cao để tránh bắn vào lớp bọc giáp của Gloire. Họ muốn tấn công lò hơi của chiến hạm này.



Trung tá Farid tức đến ứa máu khi thông qua kinh viễn vọng nhìn thấy chiến hạm đối phương không coi Dévastation ra gì mà lượn thêm một vòng sau đó vùi dập mà bắn lấy bắn để vào Gloire. Tốc độ bắn của Amstrong rõ rang là ưu thế, lấy số lượng bù chất lượng sau một hồi loay hoay thì Gloire hào cũng bị bắn vỡ tung lò hơi. Vụ nổ lò hơi quả thật rất bá đạo, tiếng nổ bom cũng chỉ đến thế mà thôi. Tiếng nổ vang xa vả vài km khiến cả chiến trường đang sôi động bỗng nhiên chết lặng. Xác người bị thổi tung lên không trung như trẻ con chơi trò thổi bong bóng… bên cạnh đó không thiếu hoa máu nở rộ do thảm cảnh thân thể bị cắt lìa bởi các mảnh sắt lò hơi vỡ. Ngay cả đến Ánh Sáng hào cũng khinh hồn táng đảm khi lò lơi mảnh vỡ bay đến gần cả nơi họ đang di chuyển. Thật là đáng sợ thay.

Gloire không chìm, nhưng tổn thất là không tài nào bù đắp. Nói đến cùng Gloire không còn bất kì động lực nào di chuyển, và với các ụ sửa tàu ở Đông Á cũng như Ấn độ thì không thể đủ khả năng phẫu thuật thẩm mỹ cho con chiến hạm này rồi. Gloire coi như phế hoàn toàn, còn Ánh Sáng hào cắm đầu bỏ chạy theo tiếng hoan hô của các thủy thủ trên thuyền. Họ không bỉ chạy không được Dévastation chỉ còn cách họ chỉ 1 km mà thôi. Chiếc trung hạm này đã khai hỏa. 2 thanh pháo mũi 24 pound Cannon de 24 Gribeauval đã khai hỏa. Cũng may cả hai viên đạn đều sai mục tiêu nhưng vụ nổ của hai viên đạn này cũng khiến Ánh Sáng hào chao đảo. Thử hình dung 2 con này mà bắn thẳng vào Ánh Sáng Hào thì họ chắc chắn chết không chỗ chôn. Pháo 24 pound không phải chuyện đùa.

Cả hai chiến hạm Ánh Sáng và Hy Vọng cắm đầu chạy vào Vịnh Cửa Lục, nhưng Ánh Sáng xuất phát muộn hơn nên chạy sau. Général chạy vòng đuổi theo Ánh Sáng nhằm cứu viện cho Gloire nhưng vô dụng do bị Hy vọng hào quấy phá, bản thân nó cũng trúng vài viên đạn pháo, may mà chỉ rơi vào lớp thiết giáp nên không nguy hiểm nhưng cũng hú hồn. Nhưng Général đã bỏ qua mất cơ hội chặ đầu Ánh Sáng Hào.

Lúc này đây lại trởi thành tình huống một đôi chiến hạm hùng hổ tốc độ rùa bò đuổi theo hai chiến hạm đang phi băng băng vào Vịnh Cửa Lục Lòng của Vịnh Cửa Lục dài tầm 4 km ít từ cửa vịnh hi đến bờ đất liền đối diện, chỗ rộng nhất có những nơi đến 7 km. Cửa Lục có năm nhánh ăn sâu vào đất hiền hình bàn tay xòe ra, có những nhánh rất dài ăn sâu vào lục địa cả chục km như nhánh ngoài cùng phía đông gần như bao trọn lấy Hòn Gay. Cái “ngón tay” này chỉ dừng lại bởi dãy núi chắn phía bắc Hòn Gay khiến nơi này gần như bị cô lập một mình biến thành Đông Vạn Ninh. Phần bên Vạ Cháy cũng có một ngón nay tương tự bao bọc gần hết lấy nơi này, nhưng rất may đó là Vạ cháy có đồi núi tập trung vùng trung tâm nên các lộ có thể thông vào Vạ Cháy từ Đông Triều hay Bắc Giang châu.

Vốn dĩ theo kết hoạch thì phải chờ đợi đổ quân xong xuôi, chiếm cứ mặ trận Tây Vạn Ninh sau đó tiến hành thủy bộ kết hợp đánh Đông Vạn Ninh. Nhưng con mẹ nó chiến hạm Vạn Ninh quá lợi hại khiến cho hạm đội Pháp không thể không tiềm nhập vào ngay lối vào Vịnh Cửa Lục. Đến đây thì hạm đội Pháp cùng mười tàu hộ tống hải tặc có hai lựa chọn, một là rút ra, hai là tiện đường một mạch xông vào mà lợi dụng pháo đài triên biển Dévastation vơi hỏa lực vượt trội tấn công các quân sự bờ Đông Vạn Ninh.

Đây là một quyết đinh mang tính chiến lược có thể làm thay đổi toàn diên sách lược của trận chiến nơi này. Bản thân lý trí Trung tá Farid muốn thực hiện theo kế sách từng bước tấn công, nhưng trong con tim hắn như đang có một ngọn lửa giận vô danh bừng bừng xông lên khiến hắn rất khó chịu. Việc dưới mí mắt hắn mà quân nông dân “chân đất mắt toét” A nam có thể đánh cho Gloire gục ngã là một điều rất khó chấp nhận được. Nói thật Farid hông lo lắng về sự an nguy của Dévastation. Với lớp thiết giáp mạn vô đối của mình thì Dévastation là bất khả xâm phạm tại Đông Á. Hắn có đứng yên thì hai tiểu hạm “ăn cắp” của Đại Nam cũng không hạ nổi hắn. Bên cạnh đó Dévastation có đến 12 đại bác Napoleon III mỗi bên mạn thuyền 3 Cannon de 24 Gribeauval ở mũi, 2 nơi đuôi. Với hỏa lực như vậy đừng nói là đánh tan hai chiến hạm tép diu bị “ ăn cắp” kia. Mà đánh chìm cả hạm đội thuyền gỗ thế kỷ 16 của A nam thì Dévastation cũng dư sức.

Nhưng vì là một quân nhân chuyên nghiệp nên Farid cố kìm nén tình cảm mà tuân theo lý trí, làm theo kế hoạch quân sự đã định sẵn. Farid ra lệnh cho chiến hạm quay lại và chuẩn bị kéo Gloire ra khỏi vòng chiến hỏa.

Hạm đội Dévastation và tàu hộ tống mới hơi chuyển mình thì tiếng pháo trận lại nổ vang. Mộ loạt tiến pháo bất ngờ dồn dập vang lên ở bờ đông lối vào Vịnh Cửa lục. Nơi này có một ngọn đồi đá vôi ( Đồi Hạ Long sau này, và nơi này cũng là nơi sẽ bố trí rất nhiêu pháo phòng không trong thời chống Mỹ) có tên Núi Giang Võng vì nơi này thuộc địa bàn xã Giang Võng. Thì ra trên núi này bố trí rất nhiều súng thần công bắn đạn gang của Đại Nam. Chúng được ngụy trang kĩ càng bởi cành lá nên quân Pháp bằng ống nhòm chưa nhìn ra, nhưng lúc này cánh lá ngụy trang đã bỏ. Những khẩu pháo lạc hậu này đang uy võ mà nhắm vào hạm đội dưới biển mà khạc đạn.

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net

truyện Đam Mỹ
truyện sắc

Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.

truyện bách hợp

Nhận xét của độc giả về truyện Xuyên Về Thời Nguyễn Hỗn Quân Phiệt

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook