Chương 95: BÁC CỰC NHI PHỤC THAM CỬU DƯƠNG
Kim Dung
27/06/2014
Trương Vô Kỵ tiếp tục bò vào trong cái hang hẹp đó thêm vài trượng nữa, thấy trước mắt càng lúc càng sáng thêm, bò thêm một đoạn, đột nhiên ánh sáng chói lòa chiếu vào mặt. Y vội nhắm mắt lại, định thần rồi mở mắt ra, thấy đằng trước là một thung lũng xanh tươi, cây cối hoa cỏ chen lẫn với nhau đủ màu.
Y lớn tiếng reo mừng, từ sơn động chui ra. Cái hang đó cách mặt đất không đầy một trượng, nhảy nhẹ một cái đã đến mặt đất. Chân y đạp lên cỏ mượt như nhung, mũi ngửi thấy hoa thơm ngào ngạt, tai nghe chim hót ríu rít, trái cây trĩu cành, ai ngờ rằng đằng sau cái hang tối đen kia, lại có một nơi cảnh giới thần tiên thế này. Lúc dó y không nghĩ tới vết thương đau đớn, ra sức chạy về đằng trước, đến hơn hai dặm mới gặp một ngọn núi cao ngăn lại. Y đưa mắt nhìn bốn bề, thấy cái thung lũng này vây quanh là núi cao chập chùng, xem ra từ đời xa xưa chưa bao giờ có vết chân người. Những ngọn núi tuyết phủ vươn lên tận mây xanh thành những bức thành hết sức hùng vĩ hiểm trở, không cách gì có thể leo ra leo vào được.
Trương Vô Kỵ vô cùng sung sướng, thấy bảy tám con sơn dương đang ăn cỏ, nhưng cũng không sợ hãi chạy đi, trên cây hàng chục con khỉ đùa chơi nhảy nhót, xem ra trong cốc không có những loại hổ báo mãnh thú. Y nghĩ thầm: "Ông trời đãi mình kể cũng không bạc, sắp xếp để mình vào được cảnh trí thần tiên thế này làm nơi yên nghỉ ngàn thu".
Y chậm rãi quay lại nơi cửa hang, nghe thấy tiếng Chu Trường Linh ở bên trong kêu gọi:
- Tiểu huynh đệ, ngươi ra đây, ở trong động không sợ buồn chết đi được ư?
Trương Vô Kỵ lớn tiếng cười:
- Ở trong này vui lắm.
Y đến những cây thấp hái vài trái cây không biết tên là gì, một nửa đã đỏ, cầm trên tay thấy mùi thơm ngào ngạt, cắn thử một miếng, ngon ngọt lạ thường, giòn hơn đào, thơm hơn táo, lại nhiều nước hơn mận. Y hái một trái vứt vào trong hang, kêu lên:
- Bắt lấy, ăn ngon lắm.
Trái đó đụng vào vách đá đã vỡ nát. Chu Trường Linh ăn cả vỏ lẫn hạt, ăn xong lại càng thấy đói hơn, kêu lên:
- Tiểu huynh đệ, cho ta thêm vào trái nữa.
Trương Vô Kỵ nói:
- Bá bá tâm địa tồi bại, có chết đói cũng đáng. Nếu muốn ăn sao không tự mình vào mà lấy.
Chu Trường Linh đáp:
- Thân thể tôi to quá, chui không lọt vào hang.
Trương Vô Kỵ cười:
- Bá bá chẻ ra làm hai, không biết đã lọt chưa?
Chu Trường Linh nghĩ âm mưu mình đã bị bại lộ rồi, Trương Vô Kỵ chắc sẽ để cho mình chết đói từ từ để báo thù, lúc này vết thương trên ngực đau tấy, liền mở mồm chửi:
- Tặc tiểu quỷ, trong động đó có trái cây, không lẽ đủ cho ngươi ăn suốt đời sao? Ta ở ngoài hang chết đói, ngươi có giỏi thì sống thêm được vài ngày, trước sau gì rồi cũng chết thôi.
Trương Vô Kỵ không thèm để ý tới y nữa, ăn bảy tám trái bụng đã thấy no. Một hồi sau, bỗng có một làn khói từ trong hang bốc ra. Trương Vô Kỵ ngạc nhiên, lập tức hiểu ngay, Chu Trường Linh ở bên kia đốt cành thông, định dùng khói hun cho y phải chui ra, đâu có biết bên trong còn một khu trời đất bao la thế này, dù có đốt nghìn cành vạn cành thông, cũng chẳng ăn thua gì.
Y càng nghĩ càng tức cười, giả vờ ho sặc sụa. Chu Trường Linh kêu lên:
- Tiểu huynh đệ, mau chui ra, ta thề rằng không hại ngươi đâu.
Trương Vô Kỵ kêu lên một tiếng "A" làm như ngất xỉu, rồi bỏ đi. Y theo hướng tây đi chừng hai dặm thấy từ trên vách núi cao đổ xuống một dòng thác, chắc là tuyết tan chảy thành, ánh sáng mặt trời chiếu vào trông như một con rồng lớn bằng ngọc, châu ngọc tứ tiện, thật là tráng lệ. Dòng thác đó chảy vào một cái đầm nước trong vắt, nhưng nước hồ sao không thấy dâng lên, hiển nhiên có đường chảy đi nơi khác. Y ngắm cảnh một lúc, cúi xuống nhìn thấy chân tay đầy rêu xanh bùn đất, lại vô số vết máu do cỏ sắc gai nhọn cào phải, nên đi đến cạnh hồ, bỏ giày vớ ra, lội xuống dưới hồ rửa.
Tắm rửa một hồi, bỗng dưng nghe soạt một tiếng, từ trong hồ phóng lên một con cá trắng lớn, phải dài đến hơn một thước. Trương Vô Kỵ vội đưa tay chộp, tuy trúng mình cá nhưng trơn trượt vuột khỏi tay. Y cúi xuống bên hồ chăm chú nhìn, thấy dưới dòng nước xanh một bầy cá chừng hơn chục con đang bơi lội.
Tài nghệ bắt cá, y đã học từ bé khi còn ở trên Băng Hỏa đảo nên liền bẻ một cành cây, một đầu nhọn, đứng bên cạnh đầm lặng yên chờ đợi, đến khi một con cá trồi lên mặt nước, liền sử kình lao xuống, trúng ngay thân con cá. Y mừng rỡ hò reo, dùng cành cây mổ cá ra rửa sạch ruột, sau đó kiếm cành khô, đem hỏa đao hỏa thạch gây lửa, nướng con cá. Chẳng bao lâu mỡ cá nhểu ra, thấy đã chín đem ra ăn thật thơm, tưởng như chưa bao giờ được ăn món gì ngon đến thế. Chỉ trong phút chốc, y đã ăn sạch cả con cá to.
Đến trưa hôm sau, y lại ra bắt một con cá nữa, nghĩ thầm: "Mình nhất thời chưa chết, phải giữ lấy lửa kẻo hết mất mồi thì thật phiền". Nghĩ thế y vun tro thành vòng tròn, vùi những cành cây cháy giở trong đó, phòng lửa khỏi tắt. Ở trên Băng Hỏa đảo các dụng cụ toàn tự chế lấy, nay ở nơi hoang dã này một mình, y cũng không bị khó khăn, nặn đất thành bồn, bện cỏ thành nệm.
Đến chiều tối, nghĩ tới Chu Trường Linh đang đói meo nên hái một bọc trái cây ném vào trong động. Y sợ Chu Trường Linh ăn cá sẽ có sức khỏe vượt qua được hang núi thì thật hỡi ôi nên không bắt cho y ăn.
Đến ngày thứ tư, y đang nặn một cái bếp, bỗng nghe có tiếng khỉ kêu chí chóe thảm thiết ra chiều cấp bách. Y theo tiếng lần tới, thấy dưới chân vách núi có một con khỉ bị ngã, chân sau bị một khối đá đè lên, không cử động được, dường như từ trên cao xẩy chân rơi xuống. Y tiến tới bẩy hòn đá lên, kéo con khỉ ra, chân bên phải của nó bị gãy, đau quá kêu khèng khẹc liên hồi.
Trương Vô Kỵ bẻ hai cành cây làm giá buộc chỗ chân gãy cho con khỉ. Lại tìm một số dược thảo, giã nát đắp vết thương cho con vật. Tuy trong u cốc khó tìm đúng các loại thuốc cho thật linh hiệu, nhưng nhờ thủ thuật tiếp cốt khéo léo của y, chỗ chân gãy của con khỉ cũng có thể lành được.
Con khỉ đó cũng biết trả ơn nên hôm sau đi hái rất nhiều trái cây cho Trương Vô Kỵ, chỉ mười ngày sau chỗ gãy đã khỏi. Bên trong thung lũng ngày dài không việc gì làm, y chỉ cùng bầy khỉ nô đùa, nếu không vì hàn độc thỉnh thoảng lên cơn, sống ở đây quả thực thần tiên thích thú. Cũng có khi y thấy những con sơn dương đi qua, toan bắt làm thịt, nhưng thấy đàn dê nhu thuận dễ thương, không đành hạ thủ. Cũng may trái cây và cá trong hồ rất nhiều nên không thiếu cái ăn. Mấy hôm sau, y lại bắt được mấy con gà rừng dưới khe núi, ăn cũng thật ngon.
Cứ như thế hơn một tháng. Một buổi sớm, y còn đang mơ màng chưa tỉnh giấc, bỗng cảm thấy có một bàn tay to lớn đầy lông lá sờ vào mặt. Trương Vô Kỵ giật mình kinh hãi, vội nhỏm dậy, thấy một con vượn lớn, lông trắng xóa ở ngay bên cạnh, trong tay bế một con khỉ nhỏ hàng ngày vẫn thường cùng y đùa nghịch. Con khỉ nhỏ chút cha chút chít liên hồi, chỉ vào bụng con vượn lớn. Trương Vô Kỵ ngửi thấy mùi thối rữa, trên bụng con vượn máu mủ bê bết, có một cái nhọt lớn, liền cười:
- Được, được. Thì ra ngươi đem bệnh nhân đến gặp thầy lang phải không?
Con vượn trắng giơ tay ra, cầm một trái bàn đào to bằng nắm tay, cung kính dâng lên. Trương Vô Kỵ thấy trái bàn đào đó thật to, chín đỏ, nghĩ thầm: "Mẹ ta có kể chuyện đời xưa, có một bà tiên là Vương Mẫu ở trong núi Côn Lôn, mỗi lần sinh nhật lại thết tiệc bàn đào, mời quần tiên đến dự. Trong núi Côn Lôn quả nhiên có bàn đào lớn, còn Tây Vương Mẫu chẳng biết có thật hay không?". Liền cười nhận lấy, nói:
- Ta không lấy tiền chữa, dù không có tiên đào, ta vẫn chữa bệnh cho ngươi.
Y đưa tay nắn nhẹ vào bụng con vật, không khỏi giật mình. Thì ra cái nhọt của con vượn không phải chỉ nhỏ tròn một tấc mà cứng ngắc, to gấp mười lần ung sang thường. Trong y thư chưa bao giờ chép cái nhọt nào lớn đến thế, nếu tất cả chỗ cứng này đều hóa mủ, e rằng không thể nào trị được. Y bắt mạch cho con vượn thấy không có gì nguy hiểm, vạch đám lông dày dưới bụng ra xem, nhìn cái mụn, lại càng kinh hoảng, thấy ở bụng lồi lên một cục vuông vuông, bốn bề khâu lại bằng chỉ, rõ ràng có bàn tay người nhúng vào, khỉ vượn dù thông minh cũng không thể nào biết may vá. Y coi kỹ cái nhọt lần nữa, biết là cái vật gì bên trong làm tắc nghẽn huyết mạch, khiến thịt bụng bị thối lâu mà không khỏi, muốn trị bệnh không thể không lấy cái vật ở bên trong ra.
Nói tới mổ xẻ trị bệnh, y đã học được của Hồ Thanh Ngưu rất tinh thông, không khó khăn gì. Thế nhưng trong tay không có dao kéo, lại không thuốc men, nên thật là khó. Y suy nghĩ rồi cầm một khối nham thạch, hết sức ném vào một tảng đá khác, kiếm trong những mảnh vỡ một mảnh có cạnh sắc, từ từ cắt những mối chỉ quanh bụng của bạch viên. Con vượn đó đã già lắm, có chút linh tính, biết Trương Vô Kỵ trị vết loét cho mình nên tuy bụng rất đau nhưng vẫn chịu đựng không động đậy gì cả.
Trương Vô Kỵ cắt xong phía bên trái và bên trên đường chỉ khâu, vạch góc lớp da bụng lên, trong đó có một cái bao bằng vải dầu. Y thật lạ lùng, lấy ra xong không kịp kiểm tra, chỉ bỏ cái bọc đó qua một bên, rồi vội vàng may bụng con vượn trắng lại. Trong tay y không có kim chỉ, đành lấy xương cá làm kim, đục trên da những lỗ nhỏ, rồi lấy vỏ cây tước ra làm chỉ, xuyên vào những lỗ đó buộc lại, cố khâu cho xong rồi lấy thuốc bôi lên. Làm công việc đó mấy gần nửa ngày mới hoàn tất, con vượn tuy rất khỏe, nhưng cũng nằm thẳng cẳng dưới đất không động đậy gì nổi.
Trương Vô Kỵ rửa tay và máu me dính trên cái bao rồi mở ra coi, hóa ra trong đó có bốn cuốn kinh thư mong mỏng, vì có vải dầu gói chặt nên ở trong bụng con vượn đã lâu, những cuốn kinh thư đó không bị hư hại. Bìa cuốn kinh viết mấy chữ loằng ngoằng, y không đọc được chữ nào, trên cả bốn cuốn đó đều viết những văn tự quái dị, nhưng giữa những hàng chữ, lại có viết một hàng chữ thông thường nhỏ bằng đầu ruồi.
Y định thần, coi kỹ từ đầu, hình như trong đó viết về yếu quyết luyện khí vận công, chầm chậm đọc xuống dưới, đột nhiên giật mình, thấy có ba hàng kinh văn rất quen thuộc, chính là Võ Đang Cửu Dương Công mà thái sư phụ và Du nhị bá đã dạy cho y, nhưng về sau thì văn tự lại không giống. Y thuận tay xem hết, qua mấy trương, lại thấy có mấy câu trong Võ Đang Cửu Dương Công nhưng những đoạn khác lại hoàn toàn khác hẳn những gì thái sư phụ và Du nhị bá dạy.
Y tim đập bình bình, gập sách lại ngồi suy nghĩ: "Bộ kinh thư này là sách gì đây? Sao lại có Võ Đang Cửu Dương Công ở trong đó? Sao lại không hoàn toàn giống như võ công bản môn là thế nào? Kinh văn sao lại gấp mười của phái Võ Đang là sao?".
Nghĩ đến đó, chợt nhớ ra thái sư phụ khi dẫn y lên chùa Thiếu Lâm đã kể cho nghe một câu chuyện cũ: Sư phụ của thái sư phụ là Giác Viễn đại sư học được Cửu Dương Chân Kinh trước khi chết có tụng cuốn kinh này, ba người gồm có thái sư phụ Trương Tam Phong, Quách Tương nữ hiệp, và Vô Sắc đại sư của phái Thiếu Lâm mỗi người nhớ được một phần, vì thế ba phái Võ Đang, Nga Mi, Thiếu Lâm võ công đại tiến, mấy chục năm qua mỗi bên một vẻ, danh chấn võ lâm. "Hay là đây là bộ Cửu Dương Chân Kinh bị người ta lấy cắp? Chắc thế, thái sư phụ có nói, bộ Cửu Dương Chân Kinh này viết ở mép lề cuốn kinh Lăng Già, những chữ lăng quăng này, có lẽ là kinh Lăng Già bằng tiếng Phạn. Thế nhưng tại sao lại nằm trong bụng con vượn?".
Bộ kinh thư này đích thật là bộ Cửu Dương Chân Kinh, thế nhưng tại sao nằm trong bụng con vượn thì thế gian này không còn ai biết được nữa. Thì ra hơn chín mươi năm trước đây, Tiêu Tương Tử và Doãn Khắc Tây ăn cắp bộ kinh này trong Tàng Kinh Các của chùa Thiếu Lâm, bị Giác Viễn đại sư đuổi đến tận đỉnh núi Hoa Sơn, thấy không thể nào chạy thoát, may ở bên cạnh có một con vượn xám, hai tên đó bèn nghĩ ra một kế, mổ bụng con vượn ra, đem kinh thư dấu vào trong đó. Đến khi Giác Viễn, Trương Quân Bảo và Dương Quá lục soát trong người hai tên này, không thấy kinh thư, nên thả cho họ và con vượn xuống núi.
Về sau Tiêu Tương Tử và Doãn Khắc Tây dẫn con vượn qua Tây Vực, nhưng bụng hai tên vẫn úy kỵ lẫn nhau, sợ đối phương tập thành công võ công trong kinh thư trước sẽ giết hại mình nên đứa nọ canh chừng đứa kia, lần lữa không dám lấy bộ kinh trong bụng con vượn ra. Sau cùng bọn họ đến được Kinh Thần Phong trong dãy Côn Lôn, Tiêu Doãn hai người mới ra tay ám toán, đánh nhau đến nước lưỡng bại câu thương. Thành ra bộ kinh vô thượng tâm pháp tu tập nội công này cứ vẫn nằm trong bụng con vượn.
Võ công Tiêu Tương Tử vốn cao hơn Doãn Khắc Tây một mức, nhưng vì khi trên đỉnh núi Hoa Sơn y đánh Giác Viễn đại sư một quyền, vì sức phản chấn nên bị trọng thương, hóa ra khi đấu với Doãn Khắc Tây lại chết trước. Khi lâm tử, Doãn Khắc Tây gặp được Côn Lôn Tam Thánh Hà Túc Đạo, lương tâm không an, nên nhờ y đến chùa Thiếu Lâm cáo tri Giác Viễn đại sư rằng bộ kinh thư này hiện đang ở trong bụng loài viên hầu. Thế nhưng khi y nói thần trí đã mơ hồ, giọng thều thào, thành ra câu "kinh tại trong hầu", Hà Túc Đạo lại nghe thành "kinh tại trong dầu". Hà Túc Đạo thủ tín, quả nhiên đến Trung Nguyên, chuyển lại câu "kinh tại trong dầu" cho Giác Viễn. Giác Viễn không hiểu ý nghĩa là gì, mà cũng vì câu này nổi lên một trận phong ba, và trong võ lâm có thêm hai phái Võ Đang và Nga Mi. nguồn t r u y ệ n y_y
Còn con vượn xám kia cũng thật may, ở trong núi Côn Lôn ăn tiên đào, được hưởng cái linh khí thiên địa, qua hơn chín mươi năm vẫn còn chạy nhảy như bay, toàn thân lông dài đen thuở nào nay đã thành trắng xóa, thành một con bạch viên. Có điều bộ kinh thư vẫn nằm trong bụng, làm cản trở ruột nên thỉnh thoảng bị đau, cái vết thương đó khi loét khi lành, mãi đến hôm nay mới được Trương Vô Kỵ lấy ra, nếu đứng về mặt con vượn thì quả là bớt được một mối họa trong gan ruột, vui sướng không tả.
Những chuyện đầu dây mối nhợ đó thì dù người nào có thông minh gấp trăm Trương Vô Kỵ cũng nghĩ không ra. Trương Vô Kỵ thừ người một hồi, biết là không thể nào hiểu được, cũng chẳng phí tâm suy nghĩ làm gì, lấy trái bàn đào con vượn tặng cho, cắn một miếng, thấy nước thật là ngon ngọt chảy xuống cổ họng, so với những loại trái cây vô danh mà nó kiếm được ở trong thung lũng ngon hơn nhiều.
Trương Vô Kỵ ăn xong trái bàn đào, nghĩ thầm: "Thái sư phụ năm xưa có nói, nếu như ta tập được Cửu Dương Thần Công của cả ba phái Nga Mi, Thiếu Lâm, Võ Đang thì may ra có thể khu trừ được âm độc trong cơ thể. Thế nhưng Cửu Dương Công của cả ba môn phái đều từ Cửu Dương Chân Kinh mà ra, nếu bộ kinh văn này đúng là Cửu Dương Chân Kinh thì mình theo đó luyện tập, thì còn hơn học thần công của cả ba phái. Ở trong sơn cốc này chẳng có việc gì làm, mình cứ theo sách mà tập. Còn nếu như mình nghĩ sai, bộ kinh thư này không có ích lợi gì, quá lắm lại thêm có hại, thì cũng chỉ đến chết là cùng".
Y lòng không còn e ngại gì nên đem ba quyển kinh thư cất tại một nơi khô ráo, trên phủ cỏ khô, lấy thêm ba tảng đá đè lên để bọn khỉ vượn khỏi nghịch, con này giật của con kia không chừng có khi xé rách mất bộ sách. Y chỉ giữ trong tay một quyển thứ nhất, trước hết đọc đi đọc lại vài lần, cho thật thuộc lòng, sau đó theo trong sách chỉ, tập từ câu thứ nhất trở đi.
Y nghĩ thầm, dù cho ta có theo sách này mà tập thành thần công, tống được hết âm độc ra ngoài thì bị giam hãm trong thung lũng này, bốn bên vách núi vây quanh, cũng không thể nào ra được. Trong u cốc ngày rộng tháng dài, hôm nay luyện xong cũng thế, ngày mai luyện xong cũng chẳng sao, không có gì khác cả. Mà nếu có luyện không thành thì cũng là một cách tiêu hao thì giờ nhàn rỗi. Y có cái bụng thành cũng vui mà chẳng thành cũng thích nên tiến triển rất nhanh, chỉ bốn tháng ngắn ngủi đã hoàn toàn tham tường lãnh ngộ những gì ghi trong quyển kinh thứ nhất, theo đúng như thế mà luyện thành công.
Y lớn tiếng reo mừng, từ sơn động chui ra. Cái hang đó cách mặt đất không đầy một trượng, nhảy nhẹ một cái đã đến mặt đất. Chân y đạp lên cỏ mượt như nhung, mũi ngửi thấy hoa thơm ngào ngạt, tai nghe chim hót ríu rít, trái cây trĩu cành, ai ngờ rằng đằng sau cái hang tối đen kia, lại có một nơi cảnh giới thần tiên thế này. Lúc dó y không nghĩ tới vết thương đau đớn, ra sức chạy về đằng trước, đến hơn hai dặm mới gặp một ngọn núi cao ngăn lại. Y đưa mắt nhìn bốn bề, thấy cái thung lũng này vây quanh là núi cao chập chùng, xem ra từ đời xa xưa chưa bao giờ có vết chân người. Những ngọn núi tuyết phủ vươn lên tận mây xanh thành những bức thành hết sức hùng vĩ hiểm trở, không cách gì có thể leo ra leo vào được.
Trương Vô Kỵ vô cùng sung sướng, thấy bảy tám con sơn dương đang ăn cỏ, nhưng cũng không sợ hãi chạy đi, trên cây hàng chục con khỉ đùa chơi nhảy nhót, xem ra trong cốc không có những loại hổ báo mãnh thú. Y nghĩ thầm: "Ông trời đãi mình kể cũng không bạc, sắp xếp để mình vào được cảnh trí thần tiên thế này làm nơi yên nghỉ ngàn thu".
Y chậm rãi quay lại nơi cửa hang, nghe thấy tiếng Chu Trường Linh ở bên trong kêu gọi:
- Tiểu huynh đệ, ngươi ra đây, ở trong động không sợ buồn chết đi được ư?
Trương Vô Kỵ lớn tiếng cười:
- Ở trong này vui lắm.
Y đến những cây thấp hái vài trái cây không biết tên là gì, một nửa đã đỏ, cầm trên tay thấy mùi thơm ngào ngạt, cắn thử một miếng, ngon ngọt lạ thường, giòn hơn đào, thơm hơn táo, lại nhiều nước hơn mận. Y hái một trái vứt vào trong hang, kêu lên:
- Bắt lấy, ăn ngon lắm.
Trái đó đụng vào vách đá đã vỡ nát. Chu Trường Linh ăn cả vỏ lẫn hạt, ăn xong lại càng thấy đói hơn, kêu lên:
- Tiểu huynh đệ, cho ta thêm vào trái nữa.
Trương Vô Kỵ nói:
- Bá bá tâm địa tồi bại, có chết đói cũng đáng. Nếu muốn ăn sao không tự mình vào mà lấy.
Chu Trường Linh đáp:
- Thân thể tôi to quá, chui không lọt vào hang.
Trương Vô Kỵ cười:
- Bá bá chẻ ra làm hai, không biết đã lọt chưa?
Chu Trường Linh nghĩ âm mưu mình đã bị bại lộ rồi, Trương Vô Kỵ chắc sẽ để cho mình chết đói từ từ để báo thù, lúc này vết thương trên ngực đau tấy, liền mở mồm chửi:
- Tặc tiểu quỷ, trong động đó có trái cây, không lẽ đủ cho ngươi ăn suốt đời sao? Ta ở ngoài hang chết đói, ngươi có giỏi thì sống thêm được vài ngày, trước sau gì rồi cũng chết thôi.
Trương Vô Kỵ không thèm để ý tới y nữa, ăn bảy tám trái bụng đã thấy no. Một hồi sau, bỗng có một làn khói từ trong hang bốc ra. Trương Vô Kỵ ngạc nhiên, lập tức hiểu ngay, Chu Trường Linh ở bên kia đốt cành thông, định dùng khói hun cho y phải chui ra, đâu có biết bên trong còn một khu trời đất bao la thế này, dù có đốt nghìn cành vạn cành thông, cũng chẳng ăn thua gì.
Y càng nghĩ càng tức cười, giả vờ ho sặc sụa. Chu Trường Linh kêu lên:
- Tiểu huynh đệ, mau chui ra, ta thề rằng không hại ngươi đâu.
Trương Vô Kỵ kêu lên một tiếng "A" làm như ngất xỉu, rồi bỏ đi. Y theo hướng tây đi chừng hai dặm thấy từ trên vách núi cao đổ xuống một dòng thác, chắc là tuyết tan chảy thành, ánh sáng mặt trời chiếu vào trông như một con rồng lớn bằng ngọc, châu ngọc tứ tiện, thật là tráng lệ. Dòng thác đó chảy vào một cái đầm nước trong vắt, nhưng nước hồ sao không thấy dâng lên, hiển nhiên có đường chảy đi nơi khác. Y ngắm cảnh một lúc, cúi xuống nhìn thấy chân tay đầy rêu xanh bùn đất, lại vô số vết máu do cỏ sắc gai nhọn cào phải, nên đi đến cạnh hồ, bỏ giày vớ ra, lội xuống dưới hồ rửa.
Tắm rửa một hồi, bỗng dưng nghe soạt một tiếng, từ trong hồ phóng lên một con cá trắng lớn, phải dài đến hơn một thước. Trương Vô Kỵ vội đưa tay chộp, tuy trúng mình cá nhưng trơn trượt vuột khỏi tay. Y cúi xuống bên hồ chăm chú nhìn, thấy dưới dòng nước xanh một bầy cá chừng hơn chục con đang bơi lội.
Tài nghệ bắt cá, y đã học từ bé khi còn ở trên Băng Hỏa đảo nên liền bẻ một cành cây, một đầu nhọn, đứng bên cạnh đầm lặng yên chờ đợi, đến khi một con cá trồi lên mặt nước, liền sử kình lao xuống, trúng ngay thân con cá. Y mừng rỡ hò reo, dùng cành cây mổ cá ra rửa sạch ruột, sau đó kiếm cành khô, đem hỏa đao hỏa thạch gây lửa, nướng con cá. Chẳng bao lâu mỡ cá nhểu ra, thấy đã chín đem ra ăn thật thơm, tưởng như chưa bao giờ được ăn món gì ngon đến thế. Chỉ trong phút chốc, y đã ăn sạch cả con cá to.
Đến trưa hôm sau, y lại ra bắt một con cá nữa, nghĩ thầm: "Mình nhất thời chưa chết, phải giữ lấy lửa kẻo hết mất mồi thì thật phiền". Nghĩ thế y vun tro thành vòng tròn, vùi những cành cây cháy giở trong đó, phòng lửa khỏi tắt. Ở trên Băng Hỏa đảo các dụng cụ toàn tự chế lấy, nay ở nơi hoang dã này một mình, y cũng không bị khó khăn, nặn đất thành bồn, bện cỏ thành nệm.
Đến chiều tối, nghĩ tới Chu Trường Linh đang đói meo nên hái một bọc trái cây ném vào trong động. Y sợ Chu Trường Linh ăn cá sẽ có sức khỏe vượt qua được hang núi thì thật hỡi ôi nên không bắt cho y ăn.
Đến ngày thứ tư, y đang nặn một cái bếp, bỗng nghe có tiếng khỉ kêu chí chóe thảm thiết ra chiều cấp bách. Y theo tiếng lần tới, thấy dưới chân vách núi có một con khỉ bị ngã, chân sau bị một khối đá đè lên, không cử động được, dường như từ trên cao xẩy chân rơi xuống. Y tiến tới bẩy hòn đá lên, kéo con khỉ ra, chân bên phải của nó bị gãy, đau quá kêu khèng khẹc liên hồi.
Trương Vô Kỵ bẻ hai cành cây làm giá buộc chỗ chân gãy cho con khỉ. Lại tìm một số dược thảo, giã nát đắp vết thương cho con vật. Tuy trong u cốc khó tìm đúng các loại thuốc cho thật linh hiệu, nhưng nhờ thủ thuật tiếp cốt khéo léo của y, chỗ chân gãy của con khỉ cũng có thể lành được.
Con khỉ đó cũng biết trả ơn nên hôm sau đi hái rất nhiều trái cây cho Trương Vô Kỵ, chỉ mười ngày sau chỗ gãy đã khỏi. Bên trong thung lũng ngày dài không việc gì làm, y chỉ cùng bầy khỉ nô đùa, nếu không vì hàn độc thỉnh thoảng lên cơn, sống ở đây quả thực thần tiên thích thú. Cũng có khi y thấy những con sơn dương đi qua, toan bắt làm thịt, nhưng thấy đàn dê nhu thuận dễ thương, không đành hạ thủ. Cũng may trái cây và cá trong hồ rất nhiều nên không thiếu cái ăn. Mấy hôm sau, y lại bắt được mấy con gà rừng dưới khe núi, ăn cũng thật ngon.
Cứ như thế hơn một tháng. Một buổi sớm, y còn đang mơ màng chưa tỉnh giấc, bỗng cảm thấy có một bàn tay to lớn đầy lông lá sờ vào mặt. Trương Vô Kỵ giật mình kinh hãi, vội nhỏm dậy, thấy một con vượn lớn, lông trắng xóa ở ngay bên cạnh, trong tay bế một con khỉ nhỏ hàng ngày vẫn thường cùng y đùa nghịch. Con khỉ nhỏ chút cha chút chít liên hồi, chỉ vào bụng con vượn lớn. Trương Vô Kỵ ngửi thấy mùi thối rữa, trên bụng con vượn máu mủ bê bết, có một cái nhọt lớn, liền cười:
- Được, được. Thì ra ngươi đem bệnh nhân đến gặp thầy lang phải không?
Con vượn trắng giơ tay ra, cầm một trái bàn đào to bằng nắm tay, cung kính dâng lên. Trương Vô Kỵ thấy trái bàn đào đó thật to, chín đỏ, nghĩ thầm: "Mẹ ta có kể chuyện đời xưa, có một bà tiên là Vương Mẫu ở trong núi Côn Lôn, mỗi lần sinh nhật lại thết tiệc bàn đào, mời quần tiên đến dự. Trong núi Côn Lôn quả nhiên có bàn đào lớn, còn Tây Vương Mẫu chẳng biết có thật hay không?". Liền cười nhận lấy, nói:
- Ta không lấy tiền chữa, dù không có tiên đào, ta vẫn chữa bệnh cho ngươi.
Y đưa tay nắn nhẹ vào bụng con vật, không khỏi giật mình. Thì ra cái nhọt của con vượn không phải chỉ nhỏ tròn một tấc mà cứng ngắc, to gấp mười lần ung sang thường. Trong y thư chưa bao giờ chép cái nhọt nào lớn đến thế, nếu tất cả chỗ cứng này đều hóa mủ, e rằng không thể nào trị được. Y bắt mạch cho con vượn thấy không có gì nguy hiểm, vạch đám lông dày dưới bụng ra xem, nhìn cái mụn, lại càng kinh hoảng, thấy ở bụng lồi lên một cục vuông vuông, bốn bề khâu lại bằng chỉ, rõ ràng có bàn tay người nhúng vào, khỉ vượn dù thông minh cũng không thể nào biết may vá. Y coi kỹ cái nhọt lần nữa, biết là cái vật gì bên trong làm tắc nghẽn huyết mạch, khiến thịt bụng bị thối lâu mà không khỏi, muốn trị bệnh không thể không lấy cái vật ở bên trong ra.
Nói tới mổ xẻ trị bệnh, y đã học được của Hồ Thanh Ngưu rất tinh thông, không khó khăn gì. Thế nhưng trong tay không có dao kéo, lại không thuốc men, nên thật là khó. Y suy nghĩ rồi cầm một khối nham thạch, hết sức ném vào một tảng đá khác, kiếm trong những mảnh vỡ một mảnh có cạnh sắc, từ từ cắt những mối chỉ quanh bụng của bạch viên. Con vượn đó đã già lắm, có chút linh tính, biết Trương Vô Kỵ trị vết loét cho mình nên tuy bụng rất đau nhưng vẫn chịu đựng không động đậy gì cả.
Trương Vô Kỵ cắt xong phía bên trái và bên trên đường chỉ khâu, vạch góc lớp da bụng lên, trong đó có một cái bao bằng vải dầu. Y thật lạ lùng, lấy ra xong không kịp kiểm tra, chỉ bỏ cái bọc đó qua một bên, rồi vội vàng may bụng con vượn trắng lại. Trong tay y không có kim chỉ, đành lấy xương cá làm kim, đục trên da những lỗ nhỏ, rồi lấy vỏ cây tước ra làm chỉ, xuyên vào những lỗ đó buộc lại, cố khâu cho xong rồi lấy thuốc bôi lên. Làm công việc đó mấy gần nửa ngày mới hoàn tất, con vượn tuy rất khỏe, nhưng cũng nằm thẳng cẳng dưới đất không động đậy gì nổi.
Trương Vô Kỵ rửa tay và máu me dính trên cái bao rồi mở ra coi, hóa ra trong đó có bốn cuốn kinh thư mong mỏng, vì có vải dầu gói chặt nên ở trong bụng con vượn đã lâu, những cuốn kinh thư đó không bị hư hại. Bìa cuốn kinh viết mấy chữ loằng ngoằng, y không đọc được chữ nào, trên cả bốn cuốn đó đều viết những văn tự quái dị, nhưng giữa những hàng chữ, lại có viết một hàng chữ thông thường nhỏ bằng đầu ruồi.
Y định thần, coi kỹ từ đầu, hình như trong đó viết về yếu quyết luyện khí vận công, chầm chậm đọc xuống dưới, đột nhiên giật mình, thấy có ba hàng kinh văn rất quen thuộc, chính là Võ Đang Cửu Dương Công mà thái sư phụ và Du nhị bá đã dạy cho y, nhưng về sau thì văn tự lại không giống. Y thuận tay xem hết, qua mấy trương, lại thấy có mấy câu trong Võ Đang Cửu Dương Công nhưng những đoạn khác lại hoàn toàn khác hẳn những gì thái sư phụ và Du nhị bá dạy.
Y tim đập bình bình, gập sách lại ngồi suy nghĩ: "Bộ kinh thư này là sách gì đây? Sao lại có Võ Đang Cửu Dương Công ở trong đó? Sao lại không hoàn toàn giống như võ công bản môn là thế nào? Kinh văn sao lại gấp mười của phái Võ Đang là sao?".
Nghĩ đến đó, chợt nhớ ra thái sư phụ khi dẫn y lên chùa Thiếu Lâm đã kể cho nghe một câu chuyện cũ: Sư phụ của thái sư phụ là Giác Viễn đại sư học được Cửu Dương Chân Kinh trước khi chết có tụng cuốn kinh này, ba người gồm có thái sư phụ Trương Tam Phong, Quách Tương nữ hiệp, và Vô Sắc đại sư của phái Thiếu Lâm mỗi người nhớ được một phần, vì thế ba phái Võ Đang, Nga Mi, Thiếu Lâm võ công đại tiến, mấy chục năm qua mỗi bên một vẻ, danh chấn võ lâm. "Hay là đây là bộ Cửu Dương Chân Kinh bị người ta lấy cắp? Chắc thế, thái sư phụ có nói, bộ Cửu Dương Chân Kinh này viết ở mép lề cuốn kinh Lăng Già, những chữ lăng quăng này, có lẽ là kinh Lăng Già bằng tiếng Phạn. Thế nhưng tại sao lại nằm trong bụng con vượn?".
Bộ kinh thư này đích thật là bộ Cửu Dương Chân Kinh, thế nhưng tại sao nằm trong bụng con vượn thì thế gian này không còn ai biết được nữa. Thì ra hơn chín mươi năm trước đây, Tiêu Tương Tử và Doãn Khắc Tây ăn cắp bộ kinh này trong Tàng Kinh Các của chùa Thiếu Lâm, bị Giác Viễn đại sư đuổi đến tận đỉnh núi Hoa Sơn, thấy không thể nào chạy thoát, may ở bên cạnh có một con vượn xám, hai tên đó bèn nghĩ ra một kế, mổ bụng con vượn ra, đem kinh thư dấu vào trong đó. Đến khi Giác Viễn, Trương Quân Bảo và Dương Quá lục soát trong người hai tên này, không thấy kinh thư, nên thả cho họ và con vượn xuống núi.
Về sau Tiêu Tương Tử và Doãn Khắc Tây dẫn con vượn qua Tây Vực, nhưng bụng hai tên vẫn úy kỵ lẫn nhau, sợ đối phương tập thành công võ công trong kinh thư trước sẽ giết hại mình nên đứa nọ canh chừng đứa kia, lần lữa không dám lấy bộ kinh trong bụng con vượn ra. Sau cùng bọn họ đến được Kinh Thần Phong trong dãy Côn Lôn, Tiêu Doãn hai người mới ra tay ám toán, đánh nhau đến nước lưỡng bại câu thương. Thành ra bộ kinh vô thượng tâm pháp tu tập nội công này cứ vẫn nằm trong bụng con vượn.
Võ công Tiêu Tương Tử vốn cao hơn Doãn Khắc Tây một mức, nhưng vì khi trên đỉnh núi Hoa Sơn y đánh Giác Viễn đại sư một quyền, vì sức phản chấn nên bị trọng thương, hóa ra khi đấu với Doãn Khắc Tây lại chết trước. Khi lâm tử, Doãn Khắc Tây gặp được Côn Lôn Tam Thánh Hà Túc Đạo, lương tâm không an, nên nhờ y đến chùa Thiếu Lâm cáo tri Giác Viễn đại sư rằng bộ kinh thư này hiện đang ở trong bụng loài viên hầu. Thế nhưng khi y nói thần trí đã mơ hồ, giọng thều thào, thành ra câu "kinh tại trong hầu", Hà Túc Đạo lại nghe thành "kinh tại trong dầu". Hà Túc Đạo thủ tín, quả nhiên đến Trung Nguyên, chuyển lại câu "kinh tại trong dầu" cho Giác Viễn. Giác Viễn không hiểu ý nghĩa là gì, mà cũng vì câu này nổi lên một trận phong ba, và trong võ lâm có thêm hai phái Võ Đang và Nga Mi. nguồn t r u y ệ n y_y
Còn con vượn xám kia cũng thật may, ở trong núi Côn Lôn ăn tiên đào, được hưởng cái linh khí thiên địa, qua hơn chín mươi năm vẫn còn chạy nhảy như bay, toàn thân lông dài đen thuở nào nay đã thành trắng xóa, thành một con bạch viên. Có điều bộ kinh thư vẫn nằm trong bụng, làm cản trở ruột nên thỉnh thoảng bị đau, cái vết thương đó khi loét khi lành, mãi đến hôm nay mới được Trương Vô Kỵ lấy ra, nếu đứng về mặt con vượn thì quả là bớt được một mối họa trong gan ruột, vui sướng không tả.
Những chuyện đầu dây mối nhợ đó thì dù người nào có thông minh gấp trăm Trương Vô Kỵ cũng nghĩ không ra. Trương Vô Kỵ thừ người một hồi, biết là không thể nào hiểu được, cũng chẳng phí tâm suy nghĩ làm gì, lấy trái bàn đào con vượn tặng cho, cắn một miếng, thấy nước thật là ngon ngọt chảy xuống cổ họng, so với những loại trái cây vô danh mà nó kiếm được ở trong thung lũng ngon hơn nhiều.
Trương Vô Kỵ ăn xong trái bàn đào, nghĩ thầm: "Thái sư phụ năm xưa có nói, nếu như ta tập được Cửu Dương Thần Công của cả ba phái Nga Mi, Thiếu Lâm, Võ Đang thì may ra có thể khu trừ được âm độc trong cơ thể. Thế nhưng Cửu Dương Công của cả ba môn phái đều từ Cửu Dương Chân Kinh mà ra, nếu bộ kinh văn này đúng là Cửu Dương Chân Kinh thì mình theo đó luyện tập, thì còn hơn học thần công của cả ba phái. Ở trong sơn cốc này chẳng có việc gì làm, mình cứ theo sách mà tập. Còn nếu như mình nghĩ sai, bộ kinh thư này không có ích lợi gì, quá lắm lại thêm có hại, thì cũng chỉ đến chết là cùng".
Y lòng không còn e ngại gì nên đem ba quyển kinh thư cất tại một nơi khô ráo, trên phủ cỏ khô, lấy thêm ba tảng đá đè lên để bọn khỉ vượn khỏi nghịch, con này giật của con kia không chừng có khi xé rách mất bộ sách. Y chỉ giữ trong tay một quyển thứ nhất, trước hết đọc đi đọc lại vài lần, cho thật thuộc lòng, sau đó theo trong sách chỉ, tập từ câu thứ nhất trở đi.
Y nghĩ thầm, dù cho ta có theo sách này mà tập thành thần công, tống được hết âm độc ra ngoài thì bị giam hãm trong thung lũng này, bốn bên vách núi vây quanh, cũng không thể nào ra được. Trong u cốc ngày rộng tháng dài, hôm nay luyện xong cũng thế, ngày mai luyện xong cũng chẳng sao, không có gì khác cả. Mà nếu có luyện không thành thì cũng là một cách tiêu hao thì giờ nhàn rỗi. Y có cái bụng thành cũng vui mà chẳng thành cũng thích nên tiến triển rất nhanh, chỉ bốn tháng ngắn ngủi đã hoàn toàn tham tường lãnh ngộ những gì ghi trong quyển kinh thứ nhất, theo đúng như thế mà luyện thành công.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.