Chương 242
Kim Dung
27/06/2014
Nàng ta lên núi tiền hô hậu ủng, hình dáng lại thật xinh đẹp tiêu sái, mọi người ai nấy đều chăm chăm nhìn, hai câu đó lại từng chữ rõ ràng truyền vào tai mọi người. Quần hùng kinh ngạc, một số người tương đối có tuổi nghĩ thầm: "Pho trảo pháp của phái Nga Mi kia, không lẽ là môn võ công nổi danh tàn độc hơn một trăm năm trước Cửu Âm Bạch Cốt Trảo đấy chăng? Trường tiên sử ra đúng là Bạch Mãng Tiên". Tuy đã từng nghe đến Cửu Âm Bạch Cốt Trảo và Bạch Mãng Tiên, biết là xuất phát từ võ công Cửu Âm Chân Kinh, âm độc ghê gớm nhưng thất truyền đã lâu.
Hoàng sam nữ tử cầm tay Sử Hồng Thạch đi lẫn vào trong đám người của Cái Bang ngồi xuống một tảng đá. Chu Chỉ Nhược mặt hơi biến sắc, hứ một tiếng nói:
- Ra tay đi thôi!
Trường tiên của nàng rung một cái vung ra, cuốn lấy sợi dây của Độ Nạn, mượn sức nhảy luôn vào giữa ba cây tùng xanh ngắt. Ngay chiêu đầu tiên nàng đã tấn công thẳng vào trung cung của địch, vừa nhanh nhẹn vừa ác liệt, lại thật gan dạ, quả thật dẫu cao thủ hạng nhất trên giang hồ xem ra cũng chưa sánh kịp. Quần hùng thấy nàng ở trên không, chẳng khác nào một con hạc xanh đáp xuống, thân pháp nhẹ nhàng vô tỉ, nhuyễn tiên bên tay phải quện lấy sợi dây của Độ Nạn, vừa mượn sức đối phương lại nhất thời khiến cho ông ta không sử dụng được binh khí. Độ Ách và Độ Kiếp hai sợi dây cùng vung lên, chia hai bên đánh vào.
Trương Vô Kỵ liền xông thẳng lên, chân vừa nhấp một cái, đột nhiên lảo đảo. Mọi người kêu ối lên một tiếng, ai cũng tưởng chàng bị thương xong đứng không vững, có biết đâu đó là một chiêu trong võ Ba Tư ghi trên thánh hỏa lệnh, thân pháp quái dị, muốn đạt cực điểm phải làm như ngã nhào về trước, hai thanh thánh hỏa lệnh đã đánh ngay vào ngực Độ Nạn. Khi đó sợi dây của Độ Nạn còn đang bị nhuyễn tiên của Chu Chỉ Nhược cuốn chặt nên không thể thu về đỡ kịp, Độ Ách, Độ Kiếp hai người thấy thế nguy vội vàng bỏ Chu Chỉ Nhược, song tiên cùng đánh vào Trương Vô Kỵ. Hai sợi dây linh động uy mãnh đánh, tấn công vào chàng chẳng khác gì hai con rồng đen, ai nấy đều nghĩ Trương Vô Kỵ thật khó mà chống đỡ, ngờ đâu chàng lăn ngay xuống đất, nguy hiểm vạn phần tiến luôn vào bên cạnh Độ Ách. Tay trái của Độ Ách liền nhằm vai chàng chém xuống, Trương Vô Kỵ dùng Càn Khôn Đại Na Di hóa giải, đột nhiên nhổm dậy, đầu vai lại xông lên huých vào Độ Kiếp.
Hôm nay chàng muốn nhường cho Chu Chỉ Nhược được nổi danh, để tiếng đánh bại Thiếu Lâm tam tăng đều do chưởng môn phái Nga Mi còn mình chỉ cốt sao cứu được nghĩa phụ nên toàn sử dụng võ công Ba Tư, lăn qua đông một cái, nhào qua tây một cái, đã khó coi lại càng thêm bệ rạc nhưng nếu muốn độc địa thì cũng thật độc địa.
Những người đứng coi tuy không ít người đã từng được coi những chiêu thức trác tuyệt thế nhưng lộ võ công này quá cổ quái, người Trung Thổ lại chưa ai sử dụng bao giờ, huống chi hôm qua Trương Vô Kỵ bị thương ai cũng chứng kiến nên lúc đầu không ai thấy được sự thực. Những kẻ thù với Minh Giáo thì mừng thầm, còn phe bạn của Minh Giáo thì ai cũng ưu tư e ngại chàng hôm nay sẽ bỏ mạng nơi đây.
Hai bên trao đổi đến vài chục chiêu rồi, Chu Chỉ Nhược thân hình khi lên cao khi xuống thấp, phiêu hốt hết sức còn Trương Vô Kỵ càng lúc càng thêm tơi tả, chân tay luống cuống, vụng về xem ra chưa bằng một kẻ mới học võ, thế nhưng tình thế dù hung hiểm cách nào chàng cũng thoát khỏi sát thủ của đối phương trong đường tơ kẽ tóc.
Những người tâm cơ khôn ngoan liền hiểu ngay bên trong có điều gì bất thường, đoán chừng võ công chàng sử dụng cũng một kiểu như Túy Bát Tiên, trông thì loạng choạng chẳng đâu vào đâu nhưng thực ra bên trong có những biến hóa kỳ lạ, loại võ công này so với chính lộ còn khó học hơn nhiều.
Lộ võ công Ba Tư cổ này cực kỳ ghê gớm nếu như lấy một chọi một, đấu với bất cứ người nào trong ba vị lão tăng ắt cũng khiến cho đối phương chân tay loạc choạc chẳng khác nào lần đầu tiên Trương Vô Kỵ gặp Phong Vân ba sứ giả. Thế nhưng ba vị cao tăng tu tập khô thiền đã mấy chục năm, tâm ý tương thông, một trong ba người có sơ hở thì hai người kia lập tức trám vào ngay. Thân pháp chiêu số quái dị của Trương Vô Kỵ đúng ra chỉ một đòn đã làm cho địch nhân hoa cả mắt, tưởng bên trái mà hóa ra bên phải, tưởng phía trước mà lại ở sau lưng, không sao nhận thức được, thế nhưng ba nhà sư tâm động đâu roi theo đó, những biến hóa của chàng nhìn mà không thấy, coi như không. Quái chiêu của Trương Vô Kỵ tưởng như không bao giờ hết nhưng đến bảy tám mươi chiêu vẫn không làm tổn hại đến một cái lông của ba lão tăng. Đấu đến trăm chiêu, chàng thấy uy lực của ba sợi dây càng lúc càng mạnh, còn thân pháp của mình thì dần dần trì trệ, không còn linh động biến ảo như lúc đầu.
Chàng có biết đâu võ công mình đang sử dụng gần một nửa là ma đạo, mà Kim Cương Phục Ma Khuyên của ba nhà sư chính là đại pháp tinh diệu nhất của nhà Phật để hàng phục tà ma. Người ngoài đứng xem thấy chàng càng đấu càng lên tinh thần, thực ra trong lòng chàng ma đầu mỗi lúc một bành trướng, chỉ cần thêm một trăm chiêu nữa, sẽ bị võ công Phật môn thượng thừa của tam tăng khống chế, lúc đó sẽ nhảy múa lung tung không tự chủ được nữa, ba cao tăng chẳng cần ra tay, chỉ cần để chàng tự mình kết liễu đời mình cũng xong. Minh Giáo bị người đời gọi là ma giáo, vốn cũng không phải là không nguyên do, nhưng lộ võ công này khởi thủy do Sơn Trung Lão nhân, là một ác nhân giết người không chớp mắt sáng chế. Trương Vô Kỵ chẳng biết chuyện đó nhưng bây giờ gặp phải cường địch mới phát huy đến chỗ tinh vi áo diệu của pho võ công này, tâm linh càng lúc càng cảm ứng, đột nhiên ngửa cổ cười ha hả ba tiếng, trong âm thanh đầy gian trá tà ma.
Ba tiếng cười của chàng vừa dứt, bỗng nghe giữa ba cây tùng có tiếng người từ nơi địa lao truyền lên, chính là nghĩa phụ Tạ Tốn đang tụng kinh. Chỉ nghe giọng nói già nua của ông đọc kinh Kim Cương:
- Khi đó Tu Bồ Đề nghe giảng kinh, hiểu rõ nghĩa lý, nước mắt ràn rụa, bạch Phật rằng: "Kính lạy Thế Tôn, Phật giảng kinh điển thâm sâu dường ấy. Tôi từ khi có được tuệ nhãn đến nay chưa từng được nghe kinh này. Bạch Thế Tôn, nếu ai nghe kinh này mà có lòng tin thanh tịnh, ắt sẽ sinh ra thực tướng…".
Trương Vô Kỵ vừa đấu vừa nghe, từ khi Tạ Tốn tụng kinh uy lực của trường tiên trên tay ba nhà sư Thiếu Lâm lập tức giảm đi, nghe Tạ Tốn vẫn niệm tiếp:
- … Bạch Thế Tôn, hôm nay tôi được nghe kinh điển, tin tưởng chăm theo không còn gì khó nữa. Nếu đến đời sau, năm trăm năm nữa, chúng sinh được nghe kinh này, tin tưởng chăm theo, quả là hiếm có lắm thay. Vì sao thế? Người đó không có ngã tướng, không có nhân tướng, không có chúng sinh tướng, không có thọ giả tướng…
Trương Vô Kỵ nghe tới đây, trong lòng dạt dào như sóng biển, biết rằng nghĩa phụ từ khi bị giam nơi địa lao trên đỉnh núi này, ngày ngày nghe ba vị cao tăng của chùa Thiếu Lâm tụng kinh, lần trước rõ ràng có thể thoát thân được nhưng tự biết mình tội nghiệt nặng nề, nhất định không chịu rời nơi đây, chẳng lẽ sau mấy tháng nghe kinh Phật đã đại triệt đại ngộ hay sao? Trong kinh có viết: "Nếu đến đời sau, năm trăm năm nữa, chúng sinh được nghe kinh này, tin tưởng chăm theo…". Trong lòng nghĩa phụ ta lúc này, cái kẻ năm trăm năm sau đó chẳng lẽ lại là Tạ Tốn và Trương Vô Kỵ này chăng? Chỉ vì kinh nghĩa thâm trầm vi diệu, chàng đang kịch đấu không thể suy nghĩ cho sâu xa. Chàng có biết đâu Tu Bồ Đề trong kinh là một trưởng lão ở nước Xá Vệ bên Tây Trúc nghe Thích Già Mâu Ni giảng kinh Kim Cương, thành ra khi nghe Tạ Tốn tụng kinh văn chàng chỉ hiểu lờ mờ.
Lại nghe Tạ Tốn tiếp tục tụng niệm:
- Phật bảo Tu Bồ Đề: "Chính thế đó! Chính thế đó! Nếu có ai nghe được kinh này, không kinh, không khiếp, không sợ, quả thực thật hiếm có trên thế gian… Ta trước đây vì vua Ca Lợi mà cắt thân thể, nay ta cũng vì ngươi, vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sinh tướng, vô thọ giả tướng. Vì sao thế? Ta đã từng bị chặt đứt ra thánh từng khúc từng khúc, nếu như có ngã tướng, nhân tướng, chúng sinh tướng, thọ giả tướng, ắt sẽ nổi lòng giận dữ thù hận… Hỡi Bồ Đề ngươi nên rời xa những tướng đó".
Đoạn kinh văn đó nghĩa lý thật rõ ràng, hiển nhiên định nói rằng, mọi việc trên thế gian này đều là huyễn ảo, ngay cả đối với thân thể mình, tính mệnh mình, trong lòng không còn một chút ý niệm dẫu cho người khác có đâm chém thân thể mình, cắt ra thành từng khúc, nếu không còn nghĩ đó là thân thể mình thì không còn chút gì phiền não. Nghĩa phụ đang ở trong địa lao mà lòng bình thản như thế, không lẽ ông đã đạt tới cảnh giới bất kinh, bất bố, bất úy rồi hay sao?
Chàng trong lòng lại chợt nổi lên một ý niệm: "Hay là nghĩa phụ nhắn với ta rằng đừng phải lo nghĩ cho ông ta làm chi, không cần phải ra sức cứu ông ta thoát hiểm nữa?".
Thì ra trong mấy tháng qua Tạ Tốn bị giam tại chùa Thiếu Lâm, ngày đêm nghe ba nhà sư tụng kinh Kim Cương, nghĩa lý trong kinh cũng hiểu biết ít nhiều, lúc này nghe thấy tiếng cười của Trương Vô Kỵ quái dị, dường như ma tâm đang nổi lên dần dần đi vào chỗ nguy hiểm, liền lên tiếng tụng kinh Kim Cương để giúp chàng thoát ra khỏi những ma chướng đang uất kết trong lòng.
Trương Vô Kỵ một mặt nghe Tạ Tốn tụng niệm Phật kinh, chiêu số trên tay vẫn không ngừng lại, trong đầu nghĩ đến nghĩa lý lồng trong kinh văn, ma lực trong tâm từ từ tiêu giảm, pho võ công Ba Tư cổ quái kia không còn liền lạc với nhau, nghe vút một tiếng, sợi dây của Độ Kiếp đã nhằm đánh vào vai bên trái. Trương Vô Kỵ hạ vai xuống tránh, sử dụng Càn Khôn Đại Na Di tâm pháp, phối hợp với Cửu Dương thần công lập tức chế ngự ngay được kình lực đánh tới, trong lòng hơi động: "Ta sử dụng pho võ công Ba Tư cổ quái kia khó mà thắng được". Chàng liếc sang Chu Chỉ Nhược, thấy nàng lạng trái lách phải xem ra sắp sửa thua đến nơi, nghĩ thầm: "Thế ngày hôm nay không thể nào vẹn cả đôi bề. Nếu ta không trổ hết toàn lực, nếu Chỉ Nhược thua rồi thì không còn làm sao cứu nghĩa phụ được nữa".
Chàng liền hú lên một tiếng dài, cầm hai thanh thánh hỏa lệnh lập tức chuyển sang thế công. Trong khi tiếng tụng kinh của Tạ Tốn vẫn tiếp tục, Trương Vô Kỵ ngưng thần sử dụng Càn Khôn Đại Na Di tâm pháp, thành thử ông ta đọc chàng tuy có nghe nhưng không biết gì cả cố gắng làm sao bắt được ba sợi dây của những nhà sư ngõ hầu Chu Chỉ Nhược có cơ hội đột phá vòng vây chen vào trong giữa ba cây tùng.
Một khi chàng đem toàn lực ra thi triển, tam tăng thấy áp lực đè lên những sợi dây càng lúc càng nặng khiến ai nấy phải vận nội lực để chống lại. Kim Cương Phục Ma Khuyên của ba nhà sư lấy tinh nghĩa yếu chỉ từ kinh Kim Cương, điểm tối hậu mong đạt đến là "vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sinh tướng, vô thọ giả tướng", khiến cho không còn phân biệt ta với người, sống với chết, mọi sự đều là không huyễn cả. Thế nhưng tuy tam tăng tu luyện đã cao nhưng khi ra tay vẫn còn ý niệm khắc địch chế thắng, tuy đã bỏ cái sống chết của bản thân mình ra ngoài nhưng cái phân biệt ta với người vẫn còn chưa sao diệt được, cho nên uy lực của Kim Cương Phục Ma Khuyên chưa lên đến cực điểm.
Trong ba nhà sư thì Độ Nạn tu tập cao nhất, biết được mình phải làm sao trừ được "bốn tướng ta với người" nhưng cái tâm tranh thắng Độ Nạn, Độ Kiếp hai người còn thịnh, thâm nhiễm tạp niệm còn sâu, chấp vào hình tướng của thế gian thành thử tiên pháp của Độ Ách không thể không chiều theo phối hợp với hai sư đệ.
Người ngoài đứng xem thấy Trương Vô Kỵ biến cải chiêu số võ công, cuộc diện tỉ đấu giữa ba cây tùng càng lúc càng kịch liệt, trên đầu ba nhà sư lờ mờ thấy hiện lên một làn hơi, biết là trên trán và đỉnh đầu mồ hôi bị nội lực hâm nóng thành hơi bốc lên, đủ biết năm người đã đến cảnh giới đấu bằng nội lực. Trên đầu Trương Vô Kỵ cũng có thủy khí hiện ra, nhưng thẳng tắp một sợi như cây bút, bay lên không trung, vừa nhỏ vừa dài tụ mà không tán, rõ ràng nội lực của chàng cao siêu hơn cả ba nhà sư. Hôm qua quần hùng ai cũng thấy chàng bị trọng thương nào ngờ chỉ mới qua một đêm đã hoàn toàn bình phục, nội lực thâm hậu đến thế khiến ai nấy phải kinh hãi.
Còn Chu Chỉ Nhược thì không chính diện giao phong với ba nhà sư, chỉ ở ngoài vòng chạy qua chạy lại đánh cầm chừng, cứ thấy vòng Kim Cương Phục Ma chỗ nào sơ hở thì lại phóng tới, sợi dây đâm vào rồi lại nhảy ra ngoài như gà thấy cáo. Đến lúc này Trương Vô Kỵ và nàng võ học ai cao ai thấp mọi người đã rõ, trong đám người đứng ngoài có mấy người thì thầm bàn tán với nhau:
- Trong những năm gần đây người ta đồn rằng Minh Giáo Trương giáo chủ võ công cao cường đời nay không ai sánh kịp, quả nhiên danh bất hư truyền. Hôm qua y cố ý nhường vị Tống phu nhân này đấy thôi, đúng là đàn ông con trai ai lại hơn thua với đàn bà bao giờ.
- Ai bảo là đàn ông con trai ai lại hơn thua với đàn bà? Tống phu nhân vốn là vợ của Trương giáo chủ, bộ ngươi không biết hay sao? Cái đó gọi là "tình xưa nghĩa cũ".
- Hừ, "tình oan nghĩa trái" thì có chứ "tình xưa nghĩa cũ" cái gì?
- Thế nhưng sau đó Tống phu nhân lại tha chết cho Trương giáo chủ, thế chẳng phải "tình chàng nghĩa thiếp" hay sao?
Chiêu số của Thiếu Lâm tam tăng và Trương Vô Kỵ càng lúc càng chậm lại nhưng biến hóa thì càng lúc càng tinh vi. Võ công của Chu Chỉ Nhược vốn chỉ lấy biến hóa kỳ ảo là chính, thắng được Võ Đang nhị hiệp là tuyệt đỉnh rồi, nói đến công phu nội lực, so với Du Liên Châu, Ân Lê Đình thật còn kém xa. Lúc này Trương Vô Kỵ và ba nhà sư lấy bản lãnh chân thực đấu với nhau không có cách nào lấy khéo léo mà che đậy được, nàng không cách gì chen tay vào, có lúc cố vung roi xông lên nhưng đụng phải nội kình của bốn người lập tức bị dội ngược trở ra.
Lại đấu thêm nửa giờ nữa, Cửu Dương chân khí trong người Trương Vô Kỵ cuồn cuộn lưu chuyển, thánh hỏa lệnh phát ra tiếng gió vù vù. Ba nhà sư mặt mũi vốn khác nhau lúc này ai nấy đều đỏ bừng như máu, tăng bào căng lên chẳng khác gì gió thổi vào. Thế nhưng áo quần Trương Vô Kỵ không thấy gì khác, cao thấp xem ra đã rõ ràng, nếu như chàng lấy một địch một, hay cả đến một địch hai thì đã thắng rồi. Cửu Dương chân khí của chàng nguyên hồn hậu không đâu sánh được, lại thêm Trương Tam Phong chỉ điểm cho phép luyện khí trong thái cực quyền, cho nên càng đấu càng thịnh, có thể kéo dài đến một hai giờ cho đến khi đối phương kiệt lực. Ba nhà sư lúc này biết rằng càng lâu càng bất lợi, đột nhiên cùng cất tiếng quát lên, ba sợi dây cùng chuyển động, bóng dây ngang dọc, lúc có lúc không. Trương Vô Kỵ chăm chăm nhìn thế roi của địch, đến đâu sách giải đến đó, trong bụng hơi bồn chồn: "Võ công Chu Chỉ Nhược tuy lạ lùng thật nhưng học cũng chưa bao lâu, thành ra uy lực không bằng Dương tả sứ và ông ngoại liên thủ. Ta một mình không thể nào làm được chuyện gì, xem ra hôm nay mình lại thua mất. Lần này không cứu được nghĩa phụ thì biết làm sao đây?".
Chàng trong bụng hoang mang, nội lực liền sút giảm bị tam tăng thừa cơ tấn kích khiến cho đã gian nan lại càng thêm nguy hiểm. Chỉ trong một chớp mắt, trong đầu Trương Vô Kỵ hiện ra biết bao yêu thương Tạ Tốn dành cho khi còn ở trên Băng Hỏa Đảo, lại nghĩ đến Tạ Tốn mắt đã mù nhưng chấp nhận mạo hiểm quay trở lại giang hồ cũng chỉ vì mình, hôm nay nếu không cứu nổi ông ta thật chàng cũng không mong sống nữa làm gì. Bỗng thấy sợi dây của Độ Nạn từ phía sau cuốn tới, chàng không còn nghĩ gì tới sinh tử an nguy của bản thân, tay trái vươn ra để cho cây roi quất vào cánh tay, dùng phương pháp Na Di Càn Khôn đề ngự sức đánh vào, tay phải dùng thánh hỏa lệnh đỡ hai sợi dây của Độ Ách, Độ Kiếp đang tấn công tới, thân hình chẳng khác gì một con chim đại bàng bay giạt qua bên trái, giữa không trung xoay một vòng đã quấn luôn sợi dây của Độ Nạn vào cây thông ông ta ngồi.
Chiêu đó quả không ai ngờ nổi, Trương Vô Kỵ lấy tay đẩy một cái tung ngược người về sau định xiết cho sợi dây cho lún sâu vào cây thông, Độ Nạn kinh hãi hết sức giật lại, Trương Vô Kỵ biến chiêu thật nhanh, theo đà giật kéo luôn về phía ông ta. Thân cây tùng tuy to thật nhưng dưới gốc đã bị khoét mất một nửa để làm chỗ tránh gió tránh mưa cho ba nhà sư, lúc này bị sợi dây dẻo dai cuốn lấy, do hai luồng lực đạo của Độ Nạn và Trương Vô Kỵ cùng kéo, nghe lách cách mấy tiếng, cây tùng gãy ra làm đôi, từ trên không đổ ụp xuống.
Nhân lúc Độ Ách, Độ Kiếp nhị tăng còn đang kinh ngạc chưa kịp trở tay, song chưởng của Trương Vô Kỵ liền tung ra, quát lên một tiếng đánh thẳng vào cây tùng của Độ Ách. Chưởng lực đó là công lực của cả một đời chàng, cây tùng kia chịu không nổi, lập tức gãy ngay. Hai cây tùng gãy, cành lẫn lá nặng phải đến mấy nghìn cân đổ ập vào cây tùng của Độ Kiếp. Trương Vô Kỵ phi thân nhảy lên, hai chân đạp luôn vào cây tùng thứ ba, cây đó cũng gãy nốt, rung chuyển rồi từ từ ngã xuống.
Trong tiếng cây đổ, tiếng người hò reo ầm ầm huyên náo, Trương Vô Kỵ liền ném hai thanh thánh hỏa lệnh trên tay về phía Độ Ách, Độ Kiếp. Nhân lúc hai nhà sư cuống quýt một mặt tránh cây thông, một mặt đối phó với hai thanh thánh hỏa lệnh Trương Vô Kỵ hụp xuống, lăn tròn giữa khe hở cây thông đang đổ xuống, vào được vòng Kim Cương Phục Ma, sử dụng Càn Khôn Đại Na Di tâm pháp, vừa đẩy vừa lay, lập tức xê dịch được tảng đá đóng nắp hầm, kêu to:
- Nghĩa phụ, may chạy ra!
Chàng e ngại Tạ Tốn không chịu ra, không đợi trả lời, thò tay xuống, nắm lấy lưng ông ta kéo lên.
Ngay lúc đó hai sợi dây của Độ Ách và Độ Kiếp đã đánh tới. Trương Vô Kỵ đành phải bỏ Tạ Tốn xuống, thò tay móc hai chiếc thánh hỏa lệnh trong túi ném về phía hai nhà sư, hai bàn tay nhanh như điện, chộp luôn hai đầu dây. Độ Ách, Độ Kiếp đang toan vận nội lực đoạt về thì hai thanh thánh hỏa lệnh đã bay tới trước mặt, không còn kịp suy nghĩ gì khác, chỉ còn nước vứt bỏ sợi dây, nhảy vọt về phía sau mới tránh được tập kích. Ngay khi đó tả chưởng của Độ Nạn đã đánh tới trước ngực, Trương Vô Kỵ kêu lên:
- Chỉ Nhược, mau chặn lại!
Chàng nghiêng người né qua, ôm Tạ Tốn, chỉ mong cứu ông ta ra khỏi ba cây tùng, phái Thiếu Lâm sẽ không còn nói gì được nữa. Chu Chỉ Nhược hừ một tiếng, hơi chần chừ, hữu chưởng của Độ Nạn đã đánh tiếp theo. Trương Vô Kỵ thân hình lệch qua cốt tránh những yếu huyệt sau lưng, để cho chưởng đó đánh vào đầu vai.
Chàng ôm Tạ Tốn, đang định nhảy ra khỏi ba cây thông gãy, Tạ Tốn nói:
- Vô Kỵ hài nhi, ta một đời tội nghiệt thâm trọng, ở nơi đây nghe kinh sám hối nên tâm mới an, thông hiểu lý lẽ. Con cứu ta ra làm gì?
Ông nói xong dẫy dụa toan đứng xuống. Trương Vô Kỵ biết nghĩa phụ võ công thật cao cường, nếu như kiên quyết không chịu đi thì thật khó mà đối phó bèn nói:
- Nghĩa phụ, con đành đắc tội vậy!
Năm ngón tay phải chàng vận kình điểm luôn mấy nơi huyệt đạo trên đùi, ngực và bụng để nhất thời ông ta không cử động được. Thế nhưng vì trở ngại đó, chưởng của ba nhà sư Thiếu Lâm cùng đánh ra, quát lên:
- Để người lại!
Trương Vô Kỵ thấy chưởng lực của tam tăng bao phủ bốn bề tám hướng, thủ chưởng chưa đến, kình phong đã ép vào, đành phải bỏ Tạ Tốn xuống đất, giơ chưởng ra chống đỡ, kêu lên:
- Chỉ Nhược, mau ôm nghĩa phụ ra ngoài!
Song chưởng của chàng vung lên thành từng vòng, vận toàn lực đối phó với ba nhà sư để không người nào rảnh tay ngăn trở Chu Chỉ Nhược. Đó là một trong những công phu tối cao trong Càn Khôn Đại Na Di tâm pháp, chưởng lực xoay tròn hư hư thực thực, dính chặt lấy chưởng của cả ba nhà sư.
Chu Chỉ Nhược nhảy vào trong vòng, đi đến bên cạnh Tạ Tốn. Tạ Tốn quát lên: Đọc Truyện Online mới nhất ở truyen/y/y/com
- Hừ, con tiện nhân…
Chu Chỉ Nhược liền giơ tay điểm á huyệt của ông ta, mắng lại:
- Họ Tạ kia, ta có hảo ý cứu ngươi, sao lại mở mồm chửi người là sao? Ngươi tội ác ngập đầu, tính mạng ở trong tay ta, tưởng ta không giết ngươi được hay sao?
Hoàng sam nữ tử cầm tay Sử Hồng Thạch đi lẫn vào trong đám người của Cái Bang ngồi xuống một tảng đá. Chu Chỉ Nhược mặt hơi biến sắc, hứ một tiếng nói:
- Ra tay đi thôi!
Trường tiên của nàng rung một cái vung ra, cuốn lấy sợi dây của Độ Nạn, mượn sức nhảy luôn vào giữa ba cây tùng xanh ngắt. Ngay chiêu đầu tiên nàng đã tấn công thẳng vào trung cung của địch, vừa nhanh nhẹn vừa ác liệt, lại thật gan dạ, quả thật dẫu cao thủ hạng nhất trên giang hồ xem ra cũng chưa sánh kịp. Quần hùng thấy nàng ở trên không, chẳng khác nào một con hạc xanh đáp xuống, thân pháp nhẹ nhàng vô tỉ, nhuyễn tiên bên tay phải quện lấy sợi dây của Độ Nạn, vừa mượn sức đối phương lại nhất thời khiến cho ông ta không sử dụng được binh khí. Độ Ách và Độ Kiếp hai sợi dây cùng vung lên, chia hai bên đánh vào.
Trương Vô Kỵ liền xông thẳng lên, chân vừa nhấp một cái, đột nhiên lảo đảo. Mọi người kêu ối lên một tiếng, ai cũng tưởng chàng bị thương xong đứng không vững, có biết đâu đó là một chiêu trong võ Ba Tư ghi trên thánh hỏa lệnh, thân pháp quái dị, muốn đạt cực điểm phải làm như ngã nhào về trước, hai thanh thánh hỏa lệnh đã đánh ngay vào ngực Độ Nạn. Khi đó sợi dây của Độ Nạn còn đang bị nhuyễn tiên của Chu Chỉ Nhược cuốn chặt nên không thể thu về đỡ kịp, Độ Ách, Độ Kiếp hai người thấy thế nguy vội vàng bỏ Chu Chỉ Nhược, song tiên cùng đánh vào Trương Vô Kỵ. Hai sợi dây linh động uy mãnh đánh, tấn công vào chàng chẳng khác gì hai con rồng đen, ai nấy đều nghĩ Trương Vô Kỵ thật khó mà chống đỡ, ngờ đâu chàng lăn ngay xuống đất, nguy hiểm vạn phần tiến luôn vào bên cạnh Độ Ách. Tay trái của Độ Ách liền nhằm vai chàng chém xuống, Trương Vô Kỵ dùng Càn Khôn Đại Na Di hóa giải, đột nhiên nhổm dậy, đầu vai lại xông lên huých vào Độ Kiếp.
Hôm nay chàng muốn nhường cho Chu Chỉ Nhược được nổi danh, để tiếng đánh bại Thiếu Lâm tam tăng đều do chưởng môn phái Nga Mi còn mình chỉ cốt sao cứu được nghĩa phụ nên toàn sử dụng võ công Ba Tư, lăn qua đông một cái, nhào qua tây một cái, đã khó coi lại càng thêm bệ rạc nhưng nếu muốn độc địa thì cũng thật độc địa.
Những người đứng coi tuy không ít người đã từng được coi những chiêu thức trác tuyệt thế nhưng lộ võ công này quá cổ quái, người Trung Thổ lại chưa ai sử dụng bao giờ, huống chi hôm qua Trương Vô Kỵ bị thương ai cũng chứng kiến nên lúc đầu không ai thấy được sự thực. Những kẻ thù với Minh Giáo thì mừng thầm, còn phe bạn của Minh Giáo thì ai cũng ưu tư e ngại chàng hôm nay sẽ bỏ mạng nơi đây.
Hai bên trao đổi đến vài chục chiêu rồi, Chu Chỉ Nhược thân hình khi lên cao khi xuống thấp, phiêu hốt hết sức còn Trương Vô Kỵ càng lúc càng thêm tơi tả, chân tay luống cuống, vụng về xem ra chưa bằng một kẻ mới học võ, thế nhưng tình thế dù hung hiểm cách nào chàng cũng thoát khỏi sát thủ của đối phương trong đường tơ kẽ tóc.
Những người tâm cơ khôn ngoan liền hiểu ngay bên trong có điều gì bất thường, đoán chừng võ công chàng sử dụng cũng một kiểu như Túy Bát Tiên, trông thì loạng choạng chẳng đâu vào đâu nhưng thực ra bên trong có những biến hóa kỳ lạ, loại võ công này so với chính lộ còn khó học hơn nhiều.
Lộ võ công Ba Tư cổ này cực kỳ ghê gớm nếu như lấy một chọi một, đấu với bất cứ người nào trong ba vị lão tăng ắt cũng khiến cho đối phương chân tay loạc choạc chẳng khác nào lần đầu tiên Trương Vô Kỵ gặp Phong Vân ba sứ giả. Thế nhưng ba vị cao tăng tu tập khô thiền đã mấy chục năm, tâm ý tương thông, một trong ba người có sơ hở thì hai người kia lập tức trám vào ngay. Thân pháp chiêu số quái dị của Trương Vô Kỵ đúng ra chỉ một đòn đã làm cho địch nhân hoa cả mắt, tưởng bên trái mà hóa ra bên phải, tưởng phía trước mà lại ở sau lưng, không sao nhận thức được, thế nhưng ba nhà sư tâm động đâu roi theo đó, những biến hóa của chàng nhìn mà không thấy, coi như không. Quái chiêu của Trương Vô Kỵ tưởng như không bao giờ hết nhưng đến bảy tám mươi chiêu vẫn không làm tổn hại đến một cái lông của ba lão tăng. Đấu đến trăm chiêu, chàng thấy uy lực của ba sợi dây càng lúc càng mạnh, còn thân pháp của mình thì dần dần trì trệ, không còn linh động biến ảo như lúc đầu.
Chàng có biết đâu võ công mình đang sử dụng gần một nửa là ma đạo, mà Kim Cương Phục Ma Khuyên của ba nhà sư chính là đại pháp tinh diệu nhất của nhà Phật để hàng phục tà ma. Người ngoài đứng xem thấy chàng càng đấu càng lên tinh thần, thực ra trong lòng chàng ma đầu mỗi lúc một bành trướng, chỉ cần thêm một trăm chiêu nữa, sẽ bị võ công Phật môn thượng thừa của tam tăng khống chế, lúc đó sẽ nhảy múa lung tung không tự chủ được nữa, ba cao tăng chẳng cần ra tay, chỉ cần để chàng tự mình kết liễu đời mình cũng xong. Minh Giáo bị người đời gọi là ma giáo, vốn cũng không phải là không nguyên do, nhưng lộ võ công này khởi thủy do Sơn Trung Lão nhân, là một ác nhân giết người không chớp mắt sáng chế. Trương Vô Kỵ chẳng biết chuyện đó nhưng bây giờ gặp phải cường địch mới phát huy đến chỗ tinh vi áo diệu của pho võ công này, tâm linh càng lúc càng cảm ứng, đột nhiên ngửa cổ cười ha hả ba tiếng, trong âm thanh đầy gian trá tà ma.
Ba tiếng cười của chàng vừa dứt, bỗng nghe giữa ba cây tùng có tiếng người từ nơi địa lao truyền lên, chính là nghĩa phụ Tạ Tốn đang tụng kinh. Chỉ nghe giọng nói già nua của ông đọc kinh Kim Cương:
- Khi đó Tu Bồ Đề nghe giảng kinh, hiểu rõ nghĩa lý, nước mắt ràn rụa, bạch Phật rằng: "Kính lạy Thế Tôn, Phật giảng kinh điển thâm sâu dường ấy. Tôi từ khi có được tuệ nhãn đến nay chưa từng được nghe kinh này. Bạch Thế Tôn, nếu ai nghe kinh này mà có lòng tin thanh tịnh, ắt sẽ sinh ra thực tướng…".
Trương Vô Kỵ vừa đấu vừa nghe, từ khi Tạ Tốn tụng kinh uy lực của trường tiên trên tay ba nhà sư Thiếu Lâm lập tức giảm đi, nghe Tạ Tốn vẫn niệm tiếp:
- … Bạch Thế Tôn, hôm nay tôi được nghe kinh điển, tin tưởng chăm theo không còn gì khó nữa. Nếu đến đời sau, năm trăm năm nữa, chúng sinh được nghe kinh này, tin tưởng chăm theo, quả là hiếm có lắm thay. Vì sao thế? Người đó không có ngã tướng, không có nhân tướng, không có chúng sinh tướng, không có thọ giả tướng…
Trương Vô Kỵ nghe tới đây, trong lòng dạt dào như sóng biển, biết rằng nghĩa phụ từ khi bị giam nơi địa lao trên đỉnh núi này, ngày ngày nghe ba vị cao tăng của chùa Thiếu Lâm tụng kinh, lần trước rõ ràng có thể thoát thân được nhưng tự biết mình tội nghiệt nặng nề, nhất định không chịu rời nơi đây, chẳng lẽ sau mấy tháng nghe kinh Phật đã đại triệt đại ngộ hay sao? Trong kinh có viết: "Nếu đến đời sau, năm trăm năm nữa, chúng sinh được nghe kinh này, tin tưởng chăm theo…". Trong lòng nghĩa phụ ta lúc này, cái kẻ năm trăm năm sau đó chẳng lẽ lại là Tạ Tốn và Trương Vô Kỵ này chăng? Chỉ vì kinh nghĩa thâm trầm vi diệu, chàng đang kịch đấu không thể suy nghĩ cho sâu xa. Chàng có biết đâu Tu Bồ Đề trong kinh là một trưởng lão ở nước Xá Vệ bên Tây Trúc nghe Thích Già Mâu Ni giảng kinh Kim Cương, thành ra khi nghe Tạ Tốn tụng kinh văn chàng chỉ hiểu lờ mờ.
Lại nghe Tạ Tốn tiếp tục tụng niệm:
- Phật bảo Tu Bồ Đề: "Chính thế đó! Chính thế đó! Nếu có ai nghe được kinh này, không kinh, không khiếp, không sợ, quả thực thật hiếm có trên thế gian… Ta trước đây vì vua Ca Lợi mà cắt thân thể, nay ta cũng vì ngươi, vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sinh tướng, vô thọ giả tướng. Vì sao thế? Ta đã từng bị chặt đứt ra thánh từng khúc từng khúc, nếu như có ngã tướng, nhân tướng, chúng sinh tướng, thọ giả tướng, ắt sẽ nổi lòng giận dữ thù hận… Hỡi Bồ Đề ngươi nên rời xa những tướng đó".
Đoạn kinh văn đó nghĩa lý thật rõ ràng, hiển nhiên định nói rằng, mọi việc trên thế gian này đều là huyễn ảo, ngay cả đối với thân thể mình, tính mệnh mình, trong lòng không còn một chút ý niệm dẫu cho người khác có đâm chém thân thể mình, cắt ra thành từng khúc, nếu không còn nghĩ đó là thân thể mình thì không còn chút gì phiền não. Nghĩa phụ đang ở trong địa lao mà lòng bình thản như thế, không lẽ ông đã đạt tới cảnh giới bất kinh, bất bố, bất úy rồi hay sao?
Chàng trong lòng lại chợt nổi lên một ý niệm: "Hay là nghĩa phụ nhắn với ta rằng đừng phải lo nghĩ cho ông ta làm chi, không cần phải ra sức cứu ông ta thoát hiểm nữa?".
Thì ra trong mấy tháng qua Tạ Tốn bị giam tại chùa Thiếu Lâm, ngày đêm nghe ba nhà sư tụng kinh Kim Cương, nghĩa lý trong kinh cũng hiểu biết ít nhiều, lúc này nghe thấy tiếng cười của Trương Vô Kỵ quái dị, dường như ma tâm đang nổi lên dần dần đi vào chỗ nguy hiểm, liền lên tiếng tụng kinh Kim Cương để giúp chàng thoát ra khỏi những ma chướng đang uất kết trong lòng.
Trương Vô Kỵ một mặt nghe Tạ Tốn tụng niệm Phật kinh, chiêu số trên tay vẫn không ngừng lại, trong đầu nghĩ đến nghĩa lý lồng trong kinh văn, ma lực trong tâm từ từ tiêu giảm, pho võ công Ba Tư cổ quái kia không còn liền lạc với nhau, nghe vút một tiếng, sợi dây của Độ Kiếp đã nhằm đánh vào vai bên trái. Trương Vô Kỵ hạ vai xuống tránh, sử dụng Càn Khôn Đại Na Di tâm pháp, phối hợp với Cửu Dương thần công lập tức chế ngự ngay được kình lực đánh tới, trong lòng hơi động: "Ta sử dụng pho võ công Ba Tư cổ quái kia khó mà thắng được". Chàng liếc sang Chu Chỉ Nhược, thấy nàng lạng trái lách phải xem ra sắp sửa thua đến nơi, nghĩ thầm: "Thế ngày hôm nay không thể nào vẹn cả đôi bề. Nếu ta không trổ hết toàn lực, nếu Chỉ Nhược thua rồi thì không còn làm sao cứu nghĩa phụ được nữa".
Chàng liền hú lên một tiếng dài, cầm hai thanh thánh hỏa lệnh lập tức chuyển sang thế công. Trong khi tiếng tụng kinh của Tạ Tốn vẫn tiếp tục, Trương Vô Kỵ ngưng thần sử dụng Càn Khôn Đại Na Di tâm pháp, thành thử ông ta đọc chàng tuy có nghe nhưng không biết gì cả cố gắng làm sao bắt được ba sợi dây của những nhà sư ngõ hầu Chu Chỉ Nhược có cơ hội đột phá vòng vây chen vào trong giữa ba cây tùng.
Một khi chàng đem toàn lực ra thi triển, tam tăng thấy áp lực đè lên những sợi dây càng lúc càng nặng khiến ai nấy phải vận nội lực để chống lại. Kim Cương Phục Ma Khuyên của ba nhà sư lấy tinh nghĩa yếu chỉ từ kinh Kim Cương, điểm tối hậu mong đạt đến là "vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sinh tướng, vô thọ giả tướng", khiến cho không còn phân biệt ta với người, sống với chết, mọi sự đều là không huyễn cả. Thế nhưng tuy tam tăng tu luyện đã cao nhưng khi ra tay vẫn còn ý niệm khắc địch chế thắng, tuy đã bỏ cái sống chết của bản thân mình ra ngoài nhưng cái phân biệt ta với người vẫn còn chưa sao diệt được, cho nên uy lực của Kim Cương Phục Ma Khuyên chưa lên đến cực điểm.
Trong ba nhà sư thì Độ Nạn tu tập cao nhất, biết được mình phải làm sao trừ được "bốn tướng ta với người" nhưng cái tâm tranh thắng Độ Nạn, Độ Kiếp hai người còn thịnh, thâm nhiễm tạp niệm còn sâu, chấp vào hình tướng của thế gian thành thử tiên pháp của Độ Ách không thể không chiều theo phối hợp với hai sư đệ.
Người ngoài đứng xem thấy Trương Vô Kỵ biến cải chiêu số võ công, cuộc diện tỉ đấu giữa ba cây tùng càng lúc càng kịch liệt, trên đầu ba nhà sư lờ mờ thấy hiện lên một làn hơi, biết là trên trán và đỉnh đầu mồ hôi bị nội lực hâm nóng thành hơi bốc lên, đủ biết năm người đã đến cảnh giới đấu bằng nội lực. Trên đầu Trương Vô Kỵ cũng có thủy khí hiện ra, nhưng thẳng tắp một sợi như cây bút, bay lên không trung, vừa nhỏ vừa dài tụ mà không tán, rõ ràng nội lực của chàng cao siêu hơn cả ba nhà sư. Hôm qua quần hùng ai cũng thấy chàng bị trọng thương nào ngờ chỉ mới qua một đêm đã hoàn toàn bình phục, nội lực thâm hậu đến thế khiến ai nấy phải kinh hãi.
Còn Chu Chỉ Nhược thì không chính diện giao phong với ba nhà sư, chỉ ở ngoài vòng chạy qua chạy lại đánh cầm chừng, cứ thấy vòng Kim Cương Phục Ma chỗ nào sơ hở thì lại phóng tới, sợi dây đâm vào rồi lại nhảy ra ngoài như gà thấy cáo. Đến lúc này Trương Vô Kỵ và nàng võ học ai cao ai thấp mọi người đã rõ, trong đám người đứng ngoài có mấy người thì thầm bàn tán với nhau:
- Trong những năm gần đây người ta đồn rằng Minh Giáo Trương giáo chủ võ công cao cường đời nay không ai sánh kịp, quả nhiên danh bất hư truyền. Hôm qua y cố ý nhường vị Tống phu nhân này đấy thôi, đúng là đàn ông con trai ai lại hơn thua với đàn bà bao giờ.
- Ai bảo là đàn ông con trai ai lại hơn thua với đàn bà? Tống phu nhân vốn là vợ của Trương giáo chủ, bộ ngươi không biết hay sao? Cái đó gọi là "tình xưa nghĩa cũ".
- Hừ, "tình oan nghĩa trái" thì có chứ "tình xưa nghĩa cũ" cái gì?
- Thế nhưng sau đó Tống phu nhân lại tha chết cho Trương giáo chủ, thế chẳng phải "tình chàng nghĩa thiếp" hay sao?
Chiêu số của Thiếu Lâm tam tăng và Trương Vô Kỵ càng lúc càng chậm lại nhưng biến hóa thì càng lúc càng tinh vi. Võ công của Chu Chỉ Nhược vốn chỉ lấy biến hóa kỳ ảo là chính, thắng được Võ Đang nhị hiệp là tuyệt đỉnh rồi, nói đến công phu nội lực, so với Du Liên Châu, Ân Lê Đình thật còn kém xa. Lúc này Trương Vô Kỵ và ba nhà sư lấy bản lãnh chân thực đấu với nhau không có cách nào lấy khéo léo mà che đậy được, nàng không cách gì chen tay vào, có lúc cố vung roi xông lên nhưng đụng phải nội kình của bốn người lập tức bị dội ngược trở ra.
Lại đấu thêm nửa giờ nữa, Cửu Dương chân khí trong người Trương Vô Kỵ cuồn cuộn lưu chuyển, thánh hỏa lệnh phát ra tiếng gió vù vù. Ba nhà sư mặt mũi vốn khác nhau lúc này ai nấy đều đỏ bừng như máu, tăng bào căng lên chẳng khác gì gió thổi vào. Thế nhưng áo quần Trương Vô Kỵ không thấy gì khác, cao thấp xem ra đã rõ ràng, nếu như chàng lấy một địch một, hay cả đến một địch hai thì đã thắng rồi. Cửu Dương chân khí của chàng nguyên hồn hậu không đâu sánh được, lại thêm Trương Tam Phong chỉ điểm cho phép luyện khí trong thái cực quyền, cho nên càng đấu càng thịnh, có thể kéo dài đến một hai giờ cho đến khi đối phương kiệt lực. Ba nhà sư lúc này biết rằng càng lâu càng bất lợi, đột nhiên cùng cất tiếng quát lên, ba sợi dây cùng chuyển động, bóng dây ngang dọc, lúc có lúc không. Trương Vô Kỵ chăm chăm nhìn thế roi của địch, đến đâu sách giải đến đó, trong bụng hơi bồn chồn: "Võ công Chu Chỉ Nhược tuy lạ lùng thật nhưng học cũng chưa bao lâu, thành ra uy lực không bằng Dương tả sứ và ông ngoại liên thủ. Ta một mình không thể nào làm được chuyện gì, xem ra hôm nay mình lại thua mất. Lần này không cứu được nghĩa phụ thì biết làm sao đây?".
Chàng trong bụng hoang mang, nội lực liền sút giảm bị tam tăng thừa cơ tấn kích khiến cho đã gian nan lại càng thêm nguy hiểm. Chỉ trong một chớp mắt, trong đầu Trương Vô Kỵ hiện ra biết bao yêu thương Tạ Tốn dành cho khi còn ở trên Băng Hỏa Đảo, lại nghĩ đến Tạ Tốn mắt đã mù nhưng chấp nhận mạo hiểm quay trở lại giang hồ cũng chỉ vì mình, hôm nay nếu không cứu nổi ông ta thật chàng cũng không mong sống nữa làm gì. Bỗng thấy sợi dây của Độ Nạn từ phía sau cuốn tới, chàng không còn nghĩ gì tới sinh tử an nguy của bản thân, tay trái vươn ra để cho cây roi quất vào cánh tay, dùng phương pháp Na Di Càn Khôn đề ngự sức đánh vào, tay phải dùng thánh hỏa lệnh đỡ hai sợi dây của Độ Ách, Độ Kiếp đang tấn công tới, thân hình chẳng khác gì một con chim đại bàng bay giạt qua bên trái, giữa không trung xoay một vòng đã quấn luôn sợi dây của Độ Nạn vào cây thông ông ta ngồi.
Chiêu đó quả không ai ngờ nổi, Trương Vô Kỵ lấy tay đẩy một cái tung ngược người về sau định xiết cho sợi dây cho lún sâu vào cây thông, Độ Nạn kinh hãi hết sức giật lại, Trương Vô Kỵ biến chiêu thật nhanh, theo đà giật kéo luôn về phía ông ta. Thân cây tùng tuy to thật nhưng dưới gốc đã bị khoét mất một nửa để làm chỗ tránh gió tránh mưa cho ba nhà sư, lúc này bị sợi dây dẻo dai cuốn lấy, do hai luồng lực đạo của Độ Nạn và Trương Vô Kỵ cùng kéo, nghe lách cách mấy tiếng, cây tùng gãy ra làm đôi, từ trên không đổ ụp xuống.
Nhân lúc Độ Ách, Độ Kiếp nhị tăng còn đang kinh ngạc chưa kịp trở tay, song chưởng của Trương Vô Kỵ liền tung ra, quát lên một tiếng đánh thẳng vào cây tùng của Độ Ách. Chưởng lực đó là công lực của cả một đời chàng, cây tùng kia chịu không nổi, lập tức gãy ngay. Hai cây tùng gãy, cành lẫn lá nặng phải đến mấy nghìn cân đổ ập vào cây tùng của Độ Kiếp. Trương Vô Kỵ phi thân nhảy lên, hai chân đạp luôn vào cây tùng thứ ba, cây đó cũng gãy nốt, rung chuyển rồi từ từ ngã xuống.
Trong tiếng cây đổ, tiếng người hò reo ầm ầm huyên náo, Trương Vô Kỵ liền ném hai thanh thánh hỏa lệnh trên tay về phía Độ Ách, Độ Kiếp. Nhân lúc hai nhà sư cuống quýt một mặt tránh cây thông, một mặt đối phó với hai thanh thánh hỏa lệnh Trương Vô Kỵ hụp xuống, lăn tròn giữa khe hở cây thông đang đổ xuống, vào được vòng Kim Cương Phục Ma, sử dụng Càn Khôn Đại Na Di tâm pháp, vừa đẩy vừa lay, lập tức xê dịch được tảng đá đóng nắp hầm, kêu to:
- Nghĩa phụ, may chạy ra!
Chàng e ngại Tạ Tốn không chịu ra, không đợi trả lời, thò tay xuống, nắm lấy lưng ông ta kéo lên.
Ngay lúc đó hai sợi dây của Độ Ách và Độ Kiếp đã đánh tới. Trương Vô Kỵ đành phải bỏ Tạ Tốn xuống, thò tay móc hai chiếc thánh hỏa lệnh trong túi ném về phía hai nhà sư, hai bàn tay nhanh như điện, chộp luôn hai đầu dây. Độ Ách, Độ Kiếp đang toan vận nội lực đoạt về thì hai thanh thánh hỏa lệnh đã bay tới trước mặt, không còn kịp suy nghĩ gì khác, chỉ còn nước vứt bỏ sợi dây, nhảy vọt về phía sau mới tránh được tập kích. Ngay khi đó tả chưởng của Độ Nạn đã đánh tới trước ngực, Trương Vô Kỵ kêu lên:
- Chỉ Nhược, mau chặn lại!
Chàng nghiêng người né qua, ôm Tạ Tốn, chỉ mong cứu ông ta ra khỏi ba cây tùng, phái Thiếu Lâm sẽ không còn nói gì được nữa. Chu Chỉ Nhược hừ một tiếng, hơi chần chừ, hữu chưởng của Độ Nạn đã đánh tiếp theo. Trương Vô Kỵ thân hình lệch qua cốt tránh những yếu huyệt sau lưng, để cho chưởng đó đánh vào đầu vai.
Chàng ôm Tạ Tốn, đang định nhảy ra khỏi ba cây thông gãy, Tạ Tốn nói:
- Vô Kỵ hài nhi, ta một đời tội nghiệt thâm trọng, ở nơi đây nghe kinh sám hối nên tâm mới an, thông hiểu lý lẽ. Con cứu ta ra làm gì?
Ông nói xong dẫy dụa toan đứng xuống. Trương Vô Kỵ biết nghĩa phụ võ công thật cao cường, nếu như kiên quyết không chịu đi thì thật khó mà đối phó bèn nói:
- Nghĩa phụ, con đành đắc tội vậy!
Năm ngón tay phải chàng vận kình điểm luôn mấy nơi huyệt đạo trên đùi, ngực và bụng để nhất thời ông ta không cử động được. Thế nhưng vì trở ngại đó, chưởng của ba nhà sư Thiếu Lâm cùng đánh ra, quát lên:
- Để người lại!
Trương Vô Kỵ thấy chưởng lực của tam tăng bao phủ bốn bề tám hướng, thủ chưởng chưa đến, kình phong đã ép vào, đành phải bỏ Tạ Tốn xuống đất, giơ chưởng ra chống đỡ, kêu lên:
- Chỉ Nhược, mau ôm nghĩa phụ ra ngoài!
Song chưởng của chàng vung lên thành từng vòng, vận toàn lực đối phó với ba nhà sư để không người nào rảnh tay ngăn trở Chu Chỉ Nhược. Đó là một trong những công phu tối cao trong Càn Khôn Đại Na Di tâm pháp, chưởng lực xoay tròn hư hư thực thực, dính chặt lấy chưởng của cả ba nhà sư.
Chu Chỉ Nhược nhảy vào trong vòng, đi đến bên cạnh Tạ Tốn. Tạ Tốn quát lên: Đọc Truyện Online mới nhất ở truyen/y/y/com
- Hừ, con tiện nhân…
Chu Chỉ Nhược liền giơ tay điểm á huyệt của ông ta, mắng lại:
- Họ Tạ kia, ta có hảo ý cứu ngươi, sao lại mở mồm chửi người là sao? Ngươi tội ác ngập đầu, tính mạng ở trong tay ta, tưởng ta không giết ngươi được hay sao?
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.