Chương 28
Kim Dung
27/06/2014
Trương Thúy Sơn thấy hai đàn chủ Bạch Thường đối với mình cực kỳ cung kính giữ lễ, Ân Tố Tố thì thần sắc nhãn quang lúc nào cũng nhu tình long lanh, cảm thấy đối với những người này làm sao càng xa càng tốt, nên nói:
- Tiểu đệ muốn một mình đi lanh quanh, xin các vị tùy tiện.
Chàng không đợi mọi người hồi đáp, chắp tay chào, rồi nhắm đám rừng cây ở phía đông đi tới.
Vương Bàn Sơn là một hòn đảo nhỏ, núi đá cây cối chẳng có gì đáng xem, ở phía đông nam có một cái vịnh, nơi các cột buồm dựng lên, đậu khoảng chục chiếc thuyền lớn, có lẽ là của Thiên Ưng giáo và phái Hải Sa. Trương Thúy Sơn cứ men theo bờ biển mà đi, chàng đối với hành vi giết người tàn ác của Ân Tố Tố rất bất mãn, nhưng không hiểu sao, một câu hỏi có liên quan đến nàng cứ chập chờn: "Ân cô nương đó địa vị trong Thiên Ưng giáo rất cao, hai vị Bạch Thường đàn chủ đối với nàng săn sóc, hầu hạ chẳng khác gì một cô công chúa, nhưng rõ ràng nàng không phải là giáo chủ, không biết nàng là loại người gì?".
Lại nghĩ: "Thiên Ưng giáo tại hòn đảo nhỏ này dương đao lập uy, đối phương các phái Hải Sa, Thần Quyền môn, bang Cự Kình đều do các thủ lãnh phó hội, còn Thiên Ưng giáo chỉ phái hai tên đàn chủ chủ trì, không coi các đối thủ đó vào đâu. Xem ra Bạch đàn chủ của Huyền Võ Đàn tựa hồ công lực còn cao hơn Thường đàn chủ của Chu Tước Đàn. Thiên Ưng giáo rồi đây sẽ là một mối lo cho võ lâm, hôm nay mình phải dò xét xem đầu dây mối nhợ của họ thế nào, chỉ sợ một ngày Võ Đang thất hiệp với bọn họ "nước sông không phạm nước giếng" cũng không thể được".
Chàng còn đang trầm ngâm, bỗng nghe từ bên ngoài rừng cây truyền lại tiếng binh khí va chạm nhau, tính hiếu kỳ nổi lên, men theo tiếng vọng tìm tới. Chỉ thấy dưới bóng cây Cao Tắc Thành và Tưởng Lập Đào hai người đều cầm trường kiếm, đang đối luyện với nhau còn Ân Tố Tố đứng một bên cười khúc khích. Trương Thúy Sơn nghĩ thầm: "Sư phụ thường nói là kiếm pháp phái Côn Lôn có chỗ độc đáo, lão nhân gia khi còn trẻ đã từng có lần cùng một danh gia của phái Côn Lôn xưng là Kiếm Thánh giao đấu, cơ duyên này thật là hiếm có".
Thế nhưng nhân sĩ trong võ lâm khi luyện võ rất kỵ người ngoài coi lén. Trương Thúy Sơn tuy rất muốn xem, nhưng đành phải giữ quy củ võ lâm, chỉ liếc qua một cái, quay mình toan đi. Thế nhưng chàng vừa thò mặt ra, Ân Tố Tố đã nhìn thấy rồi, vẫy chàng lại, kêu lên:
- Trương ngũ ca, lại đây.
Trương Thúy Sơn nếu vẫn ra đi không khỏi người ta nghi chàng xem trộm, nên đành phải đủng đỉnh đi tới, nói:
- Hai vị huynh đài đang luyện kiếm tại đây, bọn mình không nên để người ta khó chịu, đi sang bên kia đi.
Chàng chưa kịp nghe Ân Tố Tố trả lời, đã thấy một ánh sáng trắng lóe lên, nghe xoẹt một cái, Tưởng Lập Đào trả kiếm đâm trúng đầu vai của Cao Tắc Thành, máu tươi tóe ra. Trương Thúy Sơn giật mình kinh hãi, cho rằng Tưởng Lập Đào sơ xuất đả thương sư huynh. Nào ngờ Cao Tắc Thành mặt mày xanh xám, mím môi chát chát chát đâm luôn ba kiếm, toàn nhằm chỗ yếu hại của Tưởng Lập Đào, chiêu số vừa khéo léo vừa độc địa. Trương Thúy Sơn bấy giờ mới biết, hai người không phải luyện tập, mà là đánh nhau thực, nên càng lạ lùng.
Ân Tố Tố cười nói:
- Xem ra sư ca không bằng sư đệ, Tưởng huynh kiếm pháp có vẻ tinh diệu hơn.
Cao Tắc Thành nghe nói thế, nghiến răng, uốn mình hồi kiếm, kiếm quyết xéo qua, một chiêu Bách Trượng Phi Bộc, mũi kiếm từ trên không đâm thẳng xuống. Trương Thúy Sơn không nhịn nổi phải kêu lên:
- Hảo kiếm pháp.
Tưởng Lập Đào rụt người tránh ra, nhưng thế kiếm của Cao Tắc Thành không đợi sử xong, giữa đường biến chiêu, đâm ngang, nghe cách một tiếng, đã trúng ngay đùi bên trái Tưởng Lập Đào. Ân Tố Tố vỗ tay reo:
- Hóa ra sư huynh cũng có một hai miếng, chiêu này Tưởng huynh xem ra không sao bì kịp rồi.
Tưởng Lập Đào giận nói:
- Cái đó chưa chắc.
Kiếm chiêu biến thật nhanh, vù vù veo véo luôn mấy đường Vũ Đả Phi Hoa kiếm pháp. Lộ kiếm này toàn những thế đâm xéo, thật là tiêu dật, nhưng cứ bảy tám thế chéo lại xen vào một thế thẳng, khiến cho rất khó đón đỡ. Cao Tắc Thành đối với đường kiếm này của bản môn đã quen thuộc lắm rồi, nhận chiêu sách chiêu, thỉnh thoảng lại trả lại một hai nhát. Hai người đều bị thương, tuy không phải chỗ yếu hại, nhưng khi kịch đấu máu me vung vãi, trên mặt, trên áo, trên tay đều có lấm tấm vết máu. Hai sư huynh đệ càng đấu càng hăng, thế càng độc, về sau tưởng như một phen sống mái không bằng. Ân Tố Tố ở bên cạnh không ngớt xui nguyên, giục bị, khen Cao Tắc Thành vài câu, lại khen Tưởng Lập Đào vài câu, khiến họ như điên như si, hận không đâm chết được đối phương, để phô bày sự cao cường của mình cốt lấy lòng giai nhân.
Lúc đó Trương Thúy Sơn đã minh bạch, hai sư huynh đệ xả thân ác đấu, đều do Ân Tố Tố đứng bên khiêu khích để báo thù hai người dám ra lời khinh thị Thiên Ưng giáo. Xem chừng hai người càng lúc càng độc địa, lúc đầu không phải muốn thủ thắng, nhưng sau không còn tự chế được nữa, như muốn lấy mạng đối phương, nếu tiếp tục thể nào cũng gây đại họa. Hai người kiếm pháp cũng khá tinh diệu, nhưng biến hóa chưa được linh động, nội lực lại thô thiển, uy lực của kiếm pháp chỉ phát huy được độ một, hai thành.
Ân Tố Tố vỗ tay cười vui vẻ, thật cao hứng nói:
- Trương ngũ ca, huynh xem kiếm pháp phái Côn Lôn ra sao?
Nàng không đợi Trương Thúy Sơn đáp, quay đầu lại, thấy chàng hơi nhướng lông mày, có vẻ chán ghét, bèn nói:
- Sử qua sử lại chỉ có mấy đường, xem chẳng có gì hấp dẫn, thôi mình đi qua bên kia ngắm biển đi.
Nói xong nàng nắm bàn tay trái của Trương Thúy Sơn, cất bước đi khỏi.
Trương Thúy Sơn thấy bàn tay mềm mại ấm áp nắm tay mình, trong lòng xúc động, biết nàng cố tình chọc tức hai gã Cao Tưởng, nhưng không tiện giật tay ra, chỉ có nước đi theo nàng ra phía biển.
Ân Tố Tố nhìn biển cả mênh mông không thấy bến bờ, lặng người ngắm, bỗng nói:
- Trang Tử trong thiên Thu Thủy có viết là: "Nước trong thiên hạ không gì lớn bằng biển, vạn dòng nước chảy về, không biết lúc nào ngừng và lúc nào sẽ đầy". Thế nhưng biển cả không bao giờ kiêu ngạo, chỉ nói: "Ta ở trong trời đất, cũng chẳng khác gì hòn đá nhỏ, cái cây non trong núi lớn". Trang Tử quả là hiểu biết, bụng dạ rộng rãi biết bao.
Trương Thúy Sơn thấy nàng xúi cho Cao Tưởng hai người tự tàn sát lẫn nhau để làm vui, trong lòng rất bất mãn, bây giờ nghe nàng nói câu này, không khỏi ngạc nhiên. Trang Tử là cuốn sách mà đạo gia tu dưỡng ai ai cũng phải đọc, Trương Thúy Sơn khi còn ở núi Võ Đang, sư huynh đệ vẫn thường được Trương Tam Phong đem ra giảng giải. Thế nhưng nữ ma đầu giết người không chớp mắt này đột nhiên buông lời cảm khái đó, thật ngoài sức tưởng tượng của chàng. Chàng sững người rồi đáp lại:
- Đúng thế, thật là "phù thiên lý chi viễn, bất túc dĩ cử kỳ đại, thiên nhận chi cao, bất túc dĩ cực kỳ thâm" (cách xa nghìn dặm cũng chưa đủ nói cái rộng, mà cao nghìn nhận cũng chưa đủ nói chiều sâu).
Ân Tố Tố thấy chàng cũng dùng lời của Trang Tử trong thiên Thu Thủy hình dung sâu rộng của biển để trả lời, nhưng nét mặt không khỏi có vẻ hâm mộ, nên hỏi:
- Ngũ ca nghĩ đến sư phụ phải không?
Trương Thúy Sơn giật mình, không cưỡng nỗi, giơ tay phải nắm lấy tay kia của nàng, nói:
- Sao cô nương lại biết?
Năm xưa khi chàng ở trên núi Võ Đang, cùng đại sư huynh Tống Viễn Kiều, tam sư huynh Du Đại Nham đọc Trang Tử, đọc đến câu "phù thiên lý chi viễn, bất túc dĩ cử kỳ đại, thiên nhận chi cao, bất túc dĩ cực kỳ thâm", Du Đại Nham nói:
- Huynh đệ chúng ta theo sư phụ học nghệ, càng học càng thấy rằng so với lão nhân gia hai bên một trời một vực, dường như mỗi ngày lại giật lùi một bước. Dùng hai câu này của Trang Tử để hình dung công phu sâu không thể đo, cao không thể vói của lão nhân gia thật là thích hợp.
Tống Viễn Kiều và Trương Thúy Sơn đều gật đầu nhận là đúng. Bây giờ chàng đọc hai câu này dĩ nhiên nghĩ ngay đến sư phụ. Ân Tố Tố nói:
- Trông mặt ngũ ca, nếu không phải nghĩ đến cha mẹ, ắt là nghĩ đến sư trưởng. Thế nhưng "thiên lý chi viễn, bất túc dĩ cử kỳ đại" vân vân, hiện nay trên đời này ngoài Trương Tam Phong đạo trưởng, e rằng không một người thứ hai nào có thể sánh được.
Trương Thúy Sơn mừng lắm, nói:
- Cô thật thông minh.
Bỗng chàng nhận ra hai tay mình đang nắm tay nàng, mặt đỏ bừng, nhè nhẹ bỏ ra. Ân Tố Tố nói:
- Võ công của tôn sư xuất thần nhập hóa như thế nào, ngũ ca có thể nói cho tiểu muội nghe được không?
Trương Thúy Sơn trầm ngâm một hồi, nói:
- Võ công chỉ là tiểu đạo, sở học của lão nhân gia không phải chỉ võ công, ôi, bác đại tinh thâm, đâu biết nói từ đâu trước.
Ân Tố Tố mỉm cười:
- Phu tử bộ diệc bộ, phu tử xu diệc xu, phu tử trì diệc trì, phu tử bôn dật tuyệt trần, nhi hồi sanh nhược hồ hậu hĩ.
Trương Thúy Sơn thấy nàng dẫn chương Nhan Hồi ca tụng Khổng Tử trong sách Trang Tử, mà trong lòng chàng quả thực kính phục sư phụ không sao kể xiết, nên nói:
- Sư phụ tôi chẳng cần phải chạy bụi mù, chỉ cần lão nhân gia rảo bước là chúng tôi đã không còn theo kịp.
Chàng nghĩ thầm nữ ma đầu này học thức uyên bác thật là hiếm thấy. Ân Tố Tố thông minh lanh lợi, có ý muốn chàng vui lòng, nói chuyện mười phần hợp ý, nên Trương Thúy Sơn không biết chán. Hai người sánh vai ngồi trên phiến đá, không còn biết giờ giấc là gì.
Bỗng nghe từ xa có tiếng bước chân trầm trọng, người nào đó ho mấy tiếng, nói:
- Trương tướng công, Ân cô nương, đã đến giờ ngọ, xin mời nhập tiệc. Bạn đang xem truyện được sao chép tại: t.r.u.y.e.n.y.y chấm c.o.m
Trương Thúy Sơn quay đầu lại, thấy Thường Kim Bằng đứng cách xa chừng mươi trượng, tuy thần sắc trang nghiêm kính cẩn, nhưng mép có điểm một nụ cười. Trông thần tình của y, giống như một trưởng giả hiền từ nhìn thấy một đôi tiểu tình nhân xứng lứa, tặc lưỡi khen đẹp đôi. Ân Tố Tố trước nay vẫn coi y như người dưới, không cần giữ lễ, lúc này thấy e thẹn, cúi đầu. Trương Thúy Sơn tuy lòng quang minh lỗi lạc, nhưng xem thần sắc hai người, má cũng không khỏi đỏ bừng.
Thường Kim Bằng quay người đi trước dẫn đường. Ân Tố Tố nói nhỏ:
- Tiểu muội đi trước, ngũ ca đừng đi cùng với muội.
Trương Thúy Sơn hơi lấy làm lạ, nghĩ thầm:
- Sao cô nương này lại muốn tránh hiềm nghi lúc này là sao?
Chàng gật đầu. Ân Tố Tố tiến lên trước, đi ngang với Thường Kim Bằng, nghe nàng cười hỏi:
- Hai tên ngốc của phái Côn Lôn đánh nhau đi đến đâu?
Trương Thúy Sơn trong lòng vui chẳng ra vui, buồn chẳng ra buồn, nhìn theo hai người đi khuất vào sau hàng cây, lúc ấy mới chậm rãi đi về phía sơn cốc.
Khi chàng đến thung lũng, đã thấy trên bãi cỏ xanh bày bảy, tám cái bàn vuông. Trừ bàn thứ nhất ở phía đông, bàn nào cũng đã có người. Thường Kim Bằng thấy chàng đến, lớn tiếng nói:
- Trương ngũ hiệp của phái Võ Đang giá lâm.
Tám chữ đó nói như tiếng sấm, vang vọng sơn cốc. Y nói vừa xong, liền cùng Bạch Quy Thọ đi vội lên, mỗi người dẫn theo năm tên đà chủ của bản đàn, cả mười hai người cùng đứng chờ ở cốc khẩu, xếp thành hai hàng, khom mình đón tiếp. Bạch Quy Thọ nói:
- Thuộc hạ của Ân giáo chủ Thiên Ưng giáo, Huyền Võ Đàn Bạch Quy Thọ, Chu Tước Đàn Thường Kim Bằng, cung nghênh Trương ngũ hiệp đại giá.
Ân Tố Tố tuy không đi ra ngoài đón chàng nhưng cũng đứng dậy.
Trương Thúy Sơn nghe thấy ba chữ "Ân giáo chủ", trong bụng chấn động, nghĩ thầm: "Giáo chủ của họ quả nhiên họ Ân". Liền chắp tay đáp lễ nói:
- Không dám, không dám.
Chàng tiến vào trong thung lũng, thấy trên bàn tiệc ai ai cũng có vẻ tức tối, bất bình, tuy không hiểu, nhưng cũng không hỏi đến. Chàng biết đâu thủ lãnh các lộ như phái Hải Sa, bang Cự Kình, Thần Quyền môn khi đến, Thiên Ưng giáo chỉ phái một tên đà chủ trong đàn dẫn đường nhập tọa, không cung kính giữ lễ như Trương Thúy Sơn. Xem cách đối đãi cũng đủ biết có ý coi thường.
Bạch Quy Thọ dẫn chàng đến bàn thứ nhất ở phía đông, cung kính mời ngồi. Cái bàn đó chỉ đặt một chiếc ghế, là bàn thủ tịch tôn quý nhất trong các bàn. Trương Thúy Sơn vừa liếc mắt, thấy các bàn khác đều ngồi bảy tám người, chỉ có bàn thứ sáu là hai người Cao Tắc Thành, Tưởng Lập Đào. Chàng cao giọng từ chối:
- Tại hạ mạt học hậu tiến, không dám ngồi ngôi thủ tịch. Xin Bạch huynh chuyển xuống dưới ngồi tiện hơn.
Bạch Quy Thọ nói:
- Phái Võ Đang hiện nay là Thái Sơn, Bắc Đẩu trong võ lâm, Trương ngũ hiệp uy chấn thiên hạ, nếu không ngồi ngôi thủ tịch này, ở đây chắc chẳng ai dám ngồi.
Trương Thúy Sơn nhớ đến sư phụ bình thời hay dạy bốn chữ "ninh tĩnh khiêm ức", nghĩ thầm: "Nếu như có sư phụ hay đại sư ca ở đây thì ngồi mâm thủ tịch này là đúng rồi, còn mình đâu có xứng đáng". Cho nên chàng cương quyết từ chối.
Cao Tắc Thành và Tưởng Lập Đào liếc nhau một cái, Tưởng Lập Đào đột nhiên cầm cái ghế của mình đang ngồi, ném vọt qua. Mâm của y và mâm thủ tịch cách nhau đến năm cái bàn, nhưng sức liệng của y rất mạnh, chỉ nghe vù một tiếng, cái ghế đó bay qua đầu mọi người ngồi tại năm bàn đó, rơi xuống đúng ngay bên cạnh bàn thủ tịch, ngay ngắn thẳng thắn, chỉ cách cái ghế có sẵn ở đó chừng một thước, quả thực tài nghệ không phải vừa. Tưởng Lập Đào vừa ném cái ghế xong, Cao Tắc Thành lớn tiếng nói:
- Ha ha, Thái Sơn Bắc Đẩu, không biết kẻ nào phong cho danh hiệu Thái Sơn Bắc Đẩu đấy nhỉ? Họ Trương kia không dám ngồi, nhưng sư huynh đệ bọn ta đâu phải hạng người khiếp nhược như thế đâu.
Hai người thân pháp như gió, đã lướt ngay đến chỗ ghế ngồi.
Thì ra lúc nãy Ân Tố Tố hỏi họ xem trong hai người võ công ai cao cường hơn để dạy cho mình vài chiêu Côn Lôn kiếm pháp. Hai người không từ chối, liền rút kiếm biểu diễn ngay. Lúc đầu cốt chỉ thắng được đối phương nhưng càng đánh càng gay, về sau không còn nương tay được nữa. Ân Tố Tố lại đứng bên cạnh khiêu khích, khiến cả hai người đều bị thương. Đến khi nàng và Trương Thúy Sơn thân mật dắt nhau đi, họ mới biết mắc mưu cô gái. Cả hai thu kiếm băng bó, vừa giận vừa ghen, nhưng đâu dám gây chuyện với Ân Tố Tố. Lúc này họ thừa cơ cướp lấy mâm thủ tịch của Trương Thúy Sơn mong khích được chàng ra tay, sẽ có dịp làm nhục một phen trước mặt quần hùng.
Thường Kim Bằng giơ tay ngăn lại, nói:
- Hãy khoan.
Cao Tắc Thành giơ ngón tay ra thế, toan điểm vào khuỷu tay Thường Kim Bằng. Trương Thúy Sơn nói:
- Hai vị ngồi mâm thủ tịch này thật là thích hợp. Tiểu đệ xuống ngồi dưới kia tốt hơn.
Nói rồi cất bước đi xuống bàn thứ sáu. Ân Tố Tố đột nhiên giơ tay vẫy chàng, kêu lên:
- Trương ngũ ca, đi lại bên này.
- Tiểu đệ muốn một mình đi lanh quanh, xin các vị tùy tiện.
Chàng không đợi mọi người hồi đáp, chắp tay chào, rồi nhắm đám rừng cây ở phía đông đi tới.
Vương Bàn Sơn là một hòn đảo nhỏ, núi đá cây cối chẳng có gì đáng xem, ở phía đông nam có một cái vịnh, nơi các cột buồm dựng lên, đậu khoảng chục chiếc thuyền lớn, có lẽ là của Thiên Ưng giáo và phái Hải Sa. Trương Thúy Sơn cứ men theo bờ biển mà đi, chàng đối với hành vi giết người tàn ác của Ân Tố Tố rất bất mãn, nhưng không hiểu sao, một câu hỏi có liên quan đến nàng cứ chập chờn: "Ân cô nương đó địa vị trong Thiên Ưng giáo rất cao, hai vị Bạch Thường đàn chủ đối với nàng săn sóc, hầu hạ chẳng khác gì một cô công chúa, nhưng rõ ràng nàng không phải là giáo chủ, không biết nàng là loại người gì?".
Lại nghĩ: "Thiên Ưng giáo tại hòn đảo nhỏ này dương đao lập uy, đối phương các phái Hải Sa, Thần Quyền môn, bang Cự Kình đều do các thủ lãnh phó hội, còn Thiên Ưng giáo chỉ phái hai tên đàn chủ chủ trì, không coi các đối thủ đó vào đâu. Xem ra Bạch đàn chủ của Huyền Võ Đàn tựa hồ công lực còn cao hơn Thường đàn chủ của Chu Tước Đàn. Thiên Ưng giáo rồi đây sẽ là một mối lo cho võ lâm, hôm nay mình phải dò xét xem đầu dây mối nhợ của họ thế nào, chỉ sợ một ngày Võ Đang thất hiệp với bọn họ "nước sông không phạm nước giếng" cũng không thể được".
Chàng còn đang trầm ngâm, bỗng nghe từ bên ngoài rừng cây truyền lại tiếng binh khí va chạm nhau, tính hiếu kỳ nổi lên, men theo tiếng vọng tìm tới. Chỉ thấy dưới bóng cây Cao Tắc Thành và Tưởng Lập Đào hai người đều cầm trường kiếm, đang đối luyện với nhau còn Ân Tố Tố đứng một bên cười khúc khích. Trương Thúy Sơn nghĩ thầm: "Sư phụ thường nói là kiếm pháp phái Côn Lôn có chỗ độc đáo, lão nhân gia khi còn trẻ đã từng có lần cùng một danh gia của phái Côn Lôn xưng là Kiếm Thánh giao đấu, cơ duyên này thật là hiếm có".
Thế nhưng nhân sĩ trong võ lâm khi luyện võ rất kỵ người ngoài coi lén. Trương Thúy Sơn tuy rất muốn xem, nhưng đành phải giữ quy củ võ lâm, chỉ liếc qua một cái, quay mình toan đi. Thế nhưng chàng vừa thò mặt ra, Ân Tố Tố đã nhìn thấy rồi, vẫy chàng lại, kêu lên:
- Trương ngũ ca, lại đây.
Trương Thúy Sơn nếu vẫn ra đi không khỏi người ta nghi chàng xem trộm, nên đành phải đủng đỉnh đi tới, nói:
- Hai vị huynh đài đang luyện kiếm tại đây, bọn mình không nên để người ta khó chịu, đi sang bên kia đi.
Chàng chưa kịp nghe Ân Tố Tố trả lời, đã thấy một ánh sáng trắng lóe lên, nghe xoẹt một cái, Tưởng Lập Đào trả kiếm đâm trúng đầu vai của Cao Tắc Thành, máu tươi tóe ra. Trương Thúy Sơn giật mình kinh hãi, cho rằng Tưởng Lập Đào sơ xuất đả thương sư huynh. Nào ngờ Cao Tắc Thành mặt mày xanh xám, mím môi chát chát chát đâm luôn ba kiếm, toàn nhằm chỗ yếu hại của Tưởng Lập Đào, chiêu số vừa khéo léo vừa độc địa. Trương Thúy Sơn bấy giờ mới biết, hai người không phải luyện tập, mà là đánh nhau thực, nên càng lạ lùng.
Ân Tố Tố cười nói:
- Xem ra sư ca không bằng sư đệ, Tưởng huynh kiếm pháp có vẻ tinh diệu hơn.
Cao Tắc Thành nghe nói thế, nghiến răng, uốn mình hồi kiếm, kiếm quyết xéo qua, một chiêu Bách Trượng Phi Bộc, mũi kiếm từ trên không đâm thẳng xuống. Trương Thúy Sơn không nhịn nổi phải kêu lên:
- Hảo kiếm pháp.
Tưởng Lập Đào rụt người tránh ra, nhưng thế kiếm của Cao Tắc Thành không đợi sử xong, giữa đường biến chiêu, đâm ngang, nghe cách một tiếng, đã trúng ngay đùi bên trái Tưởng Lập Đào. Ân Tố Tố vỗ tay reo:
- Hóa ra sư huynh cũng có một hai miếng, chiêu này Tưởng huynh xem ra không sao bì kịp rồi.
Tưởng Lập Đào giận nói:
- Cái đó chưa chắc.
Kiếm chiêu biến thật nhanh, vù vù veo véo luôn mấy đường Vũ Đả Phi Hoa kiếm pháp. Lộ kiếm này toàn những thế đâm xéo, thật là tiêu dật, nhưng cứ bảy tám thế chéo lại xen vào một thế thẳng, khiến cho rất khó đón đỡ. Cao Tắc Thành đối với đường kiếm này của bản môn đã quen thuộc lắm rồi, nhận chiêu sách chiêu, thỉnh thoảng lại trả lại một hai nhát. Hai người đều bị thương, tuy không phải chỗ yếu hại, nhưng khi kịch đấu máu me vung vãi, trên mặt, trên áo, trên tay đều có lấm tấm vết máu. Hai sư huynh đệ càng đấu càng hăng, thế càng độc, về sau tưởng như một phen sống mái không bằng. Ân Tố Tố ở bên cạnh không ngớt xui nguyên, giục bị, khen Cao Tắc Thành vài câu, lại khen Tưởng Lập Đào vài câu, khiến họ như điên như si, hận không đâm chết được đối phương, để phô bày sự cao cường của mình cốt lấy lòng giai nhân.
Lúc đó Trương Thúy Sơn đã minh bạch, hai sư huynh đệ xả thân ác đấu, đều do Ân Tố Tố đứng bên khiêu khích để báo thù hai người dám ra lời khinh thị Thiên Ưng giáo. Xem chừng hai người càng lúc càng độc địa, lúc đầu không phải muốn thủ thắng, nhưng sau không còn tự chế được nữa, như muốn lấy mạng đối phương, nếu tiếp tục thể nào cũng gây đại họa. Hai người kiếm pháp cũng khá tinh diệu, nhưng biến hóa chưa được linh động, nội lực lại thô thiển, uy lực của kiếm pháp chỉ phát huy được độ một, hai thành.
Ân Tố Tố vỗ tay cười vui vẻ, thật cao hứng nói:
- Trương ngũ ca, huynh xem kiếm pháp phái Côn Lôn ra sao?
Nàng không đợi Trương Thúy Sơn đáp, quay đầu lại, thấy chàng hơi nhướng lông mày, có vẻ chán ghét, bèn nói:
- Sử qua sử lại chỉ có mấy đường, xem chẳng có gì hấp dẫn, thôi mình đi qua bên kia ngắm biển đi.
Nói xong nàng nắm bàn tay trái của Trương Thúy Sơn, cất bước đi khỏi.
Trương Thúy Sơn thấy bàn tay mềm mại ấm áp nắm tay mình, trong lòng xúc động, biết nàng cố tình chọc tức hai gã Cao Tưởng, nhưng không tiện giật tay ra, chỉ có nước đi theo nàng ra phía biển.
Ân Tố Tố nhìn biển cả mênh mông không thấy bến bờ, lặng người ngắm, bỗng nói:
- Trang Tử trong thiên Thu Thủy có viết là: "Nước trong thiên hạ không gì lớn bằng biển, vạn dòng nước chảy về, không biết lúc nào ngừng và lúc nào sẽ đầy". Thế nhưng biển cả không bao giờ kiêu ngạo, chỉ nói: "Ta ở trong trời đất, cũng chẳng khác gì hòn đá nhỏ, cái cây non trong núi lớn". Trang Tử quả là hiểu biết, bụng dạ rộng rãi biết bao.
Trương Thúy Sơn thấy nàng xúi cho Cao Tưởng hai người tự tàn sát lẫn nhau để làm vui, trong lòng rất bất mãn, bây giờ nghe nàng nói câu này, không khỏi ngạc nhiên. Trang Tử là cuốn sách mà đạo gia tu dưỡng ai ai cũng phải đọc, Trương Thúy Sơn khi còn ở núi Võ Đang, sư huynh đệ vẫn thường được Trương Tam Phong đem ra giảng giải. Thế nhưng nữ ma đầu giết người không chớp mắt này đột nhiên buông lời cảm khái đó, thật ngoài sức tưởng tượng của chàng. Chàng sững người rồi đáp lại:
- Đúng thế, thật là "phù thiên lý chi viễn, bất túc dĩ cử kỳ đại, thiên nhận chi cao, bất túc dĩ cực kỳ thâm" (cách xa nghìn dặm cũng chưa đủ nói cái rộng, mà cao nghìn nhận cũng chưa đủ nói chiều sâu).
Ân Tố Tố thấy chàng cũng dùng lời của Trang Tử trong thiên Thu Thủy hình dung sâu rộng của biển để trả lời, nhưng nét mặt không khỏi có vẻ hâm mộ, nên hỏi:
- Ngũ ca nghĩ đến sư phụ phải không?
Trương Thúy Sơn giật mình, không cưỡng nỗi, giơ tay phải nắm lấy tay kia của nàng, nói:
- Sao cô nương lại biết?
Năm xưa khi chàng ở trên núi Võ Đang, cùng đại sư huynh Tống Viễn Kiều, tam sư huynh Du Đại Nham đọc Trang Tử, đọc đến câu "phù thiên lý chi viễn, bất túc dĩ cử kỳ đại, thiên nhận chi cao, bất túc dĩ cực kỳ thâm", Du Đại Nham nói:
- Huynh đệ chúng ta theo sư phụ học nghệ, càng học càng thấy rằng so với lão nhân gia hai bên một trời một vực, dường như mỗi ngày lại giật lùi một bước. Dùng hai câu này của Trang Tử để hình dung công phu sâu không thể đo, cao không thể vói của lão nhân gia thật là thích hợp.
Tống Viễn Kiều và Trương Thúy Sơn đều gật đầu nhận là đúng. Bây giờ chàng đọc hai câu này dĩ nhiên nghĩ ngay đến sư phụ. Ân Tố Tố nói:
- Trông mặt ngũ ca, nếu không phải nghĩ đến cha mẹ, ắt là nghĩ đến sư trưởng. Thế nhưng "thiên lý chi viễn, bất túc dĩ cử kỳ đại" vân vân, hiện nay trên đời này ngoài Trương Tam Phong đạo trưởng, e rằng không một người thứ hai nào có thể sánh được.
Trương Thúy Sơn mừng lắm, nói:
- Cô thật thông minh.
Bỗng chàng nhận ra hai tay mình đang nắm tay nàng, mặt đỏ bừng, nhè nhẹ bỏ ra. Ân Tố Tố nói:
- Võ công của tôn sư xuất thần nhập hóa như thế nào, ngũ ca có thể nói cho tiểu muội nghe được không?
Trương Thúy Sơn trầm ngâm một hồi, nói:
- Võ công chỉ là tiểu đạo, sở học của lão nhân gia không phải chỉ võ công, ôi, bác đại tinh thâm, đâu biết nói từ đâu trước.
Ân Tố Tố mỉm cười:
- Phu tử bộ diệc bộ, phu tử xu diệc xu, phu tử trì diệc trì, phu tử bôn dật tuyệt trần, nhi hồi sanh nhược hồ hậu hĩ.
Trương Thúy Sơn thấy nàng dẫn chương Nhan Hồi ca tụng Khổng Tử trong sách Trang Tử, mà trong lòng chàng quả thực kính phục sư phụ không sao kể xiết, nên nói:
- Sư phụ tôi chẳng cần phải chạy bụi mù, chỉ cần lão nhân gia rảo bước là chúng tôi đã không còn theo kịp.
Chàng nghĩ thầm nữ ma đầu này học thức uyên bác thật là hiếm thấy. Ân Tố Tố thông minh lanh lợi, có ý muốn chàng vui lòng, nói chuyện mười phần hợp ý, nên Trương Thúy Sơn không biết chán. Hai người sánh vai ngồi trên phiến đá, không còn biết giờ giấc là gì.
Bỗng nghe từ xa có tiếng bước chân trầm trọng, người nào đó ho mấy tiếng, nói:
- Trương tướng công, Ân cô nương, đã đến giờ ngọ, xin mời nhập tiệc. Bạn đang xem truyện được sao chép tại: t.r.u.y.e.n.y.y chấm c.o.m
Trương Thúy Sơn quay đầu lại, thấy Thường Kim Bằng đứng cách xa chừng mươi trượng, tuy thần sắc trang nghiêm kính cẩn, nhưng mép có điểm một nụ cười. Trông thần tình của y, giống như một trưởng giả hiền từ nhìn thấy một đôi tiểu tình nhân xứng lứa, tặc lưỡi khen đẹp đôi. Ân Tố Tố trước nay vẫn coi y như người dưới, không cần giữ lễ, lúc này thấy e thẹn, cúi đầu. Trương Thúy Sơn tuy lòng quang minh lỗi lạc, nhưng xem thần sắc hai người, má cũng không khỏi đỏ bừng.
Thường Kim Bằng quay người đi trước dẫn đường. Ân Tố Tố nói nhỏ:
- Tiểu muội đi trước, ngũ ca đừng đi cùng với muội.
Trương Thúy Sơn hơi lấy làm lạ, nghĩ thầm:
- Sao cô nương này lại muốn tránh hiềm nghi lúc này là sao?
Chàng gật đầu. Ân Tố Tố tiến lên trước, đi ngang với Thường Kim Bằng, nghe nàng cười hỏi:
- Hai tên ngốc của phái Côn Lôn đánh nhau đi đến đâu?
Trương Thúy Sơn trong lòng vui chẳng ra vui, buồn chẳng ra buồn, nhìn theo hai người đi khuất vào sau hàng cây, lúc ấy mới chậm rãi đi về phía sơn cốc.
Khi chàng đến thung lũng, đã thấy trên bãi cỏ xanh bày bảy, tám cái bàn vuông. Trừ bàn thứ nhất ở phía đông, bàn nào cũng đã có người. Thường Kim Bằng thấy chàng đến, lớn tiếng nói:
- Trương ngũ hiệp của phái Võ Đang giá lâm.
Tám chữ đó nói như tiếng sấm, vang vọng sơn cốc. Y nói vừa xong, liền cùng Bạch Quy Thọ đi vội lên, mỗi người dẫn theo năm tên đà chủ của bản đàn, cả mười hai người cùng đứng chờ ở cốc khẩu, xếp thành hai hàng, khom mình đón tiếp. Bạch Quy Thọ nói:
- Thuộc hạ của Ân giáo chủ Thiên Ưng giáo, Huyền Võ Đàn Bạch Quy Thọ, Chu Tước Đàn Thường Kim Bằng, cung nghênh Trương ngũ hiệp đại giá.
Ân Tố Tố tuy không đi ra ngoài đón chàng nhưng cũng đứng dậy.
Trương Thúy Sơn nghe thấy ba chữ "Ân giáo chủ", trong bụng chấn động, nghĩ thầm: "Giáo chủ của họ quả nhiên họ Ân". Liền chắp tay đáp lễ nói:
- Không dám, không dám.
Chàng tiến vào trong thung lũng, thấy trên bàn tiệc ai ai cũng có vẻ tức tối, bất bình, tuy không hiểu, nhưng cũng không hỏi đến. Chàng biết đâu thủ lãnh các lộ như phái Hải Sa, bang Cự Kình, Thần Quyền môn khi đến, Thiên Ưng giáo chỉ phái một tên đà chủ trong đàn dẫn đường nhập tọa, không cung kính giữ lễ như Trương Thúy Sơn. Xem cách đối đãi cũng đủ biết có ý coi thường.
Bạch Quy Thọ dẫn chàng đến bàn thứ nhất ở phía đông, cung kính mời ngồi. Cái bàn đó chỉ đặt một chiếc ghế, là bàn thủ tịch tôn quý nhất trong các bàn. Trương Thúy Sơn vừa liếc mắt, thấy các bàn khác đều ngồi bảy tám người, chỉ có bàn thứ sáu là hai người Cao Tắc Thành, Tưởng Lập Đào. Chàng cao giọng từ chối:
- Tại hạ mạt học hậu tiến, không dám ngồi ngôi thủ tịch. Xin Bạch huynh chuyển xuống dưới ngồi tiện hơn.
Bạch Quy Thọ nói:
- Phái Võ Đang hiện nay là Thái Sơn, Bắc Đẩu trong võ lâm, Trương ngũ hiệp uy chấn thiên hạ, nếu không ngồi ngôi thủ tịch này, ở đây chắc chẳng ai dám ngồi.
Trương Thúy Sơn nhớ đến sư phụ bình thời hay dạy bốn chữ "ninh tĩnh khiêm ức", nghĩ thầm: "Nếu như có sư phụ hay đại sư ca ở đây thì ngồi mâm thủ tịch này là đúng rồi, còn mình đâu có xứng đáng". Cho nên chàng cương quyết từ chối.
Cao Tắc Thành và Tưởng Lập Đào liếc nhau một cái, Tưởng Lập Đào đột nhiên cầm cái ghế của mình đang ngồi, ném vọt qua. Mâm của y và mâm thủ tịch cách nhau đến năm cái bàn, nhưng sức liệng của y rất mạnh, chỉ nghe vù một tiếng, cái ghế đó bay qua đầu mọi người ngồi tại năm bàn đó, rơi xuống đúng ngay bên cạnh bàn thủ tịch, ngay ngắn thẳng thắn, chỉ cách cái ghế có sẵn ở đó chừng một thước, quả thực tài nghệ không phải vừa. Tưởng Lập Đào vừa ném cái ghế xong, Cao Tắc Thành lớn tiếng nói:
- Ha ha, Thái Sơn Bắc Đẩu, không biết kẻ nào phong cho danh hiệu Thái Sơn Bắc Đẩu đấy nhỉ? Họ Trương kia không dám ngồi, nhưng sư huynh đệ bọn ta đâu phải hạng người khiếp nhược như thế đâu.
Hai người thân pháp như gió, đã lướt ngay đến chỗ ghế ngồi.
Thì ra lúc nãy Ân Tố Tố hỏi họ xem trong hai người võ công ai cao cường hơn để dạy cho mình vài chiêu Côn Lôn kiếm pháp. Hai người không từ chối, liền rút kiếm biểu diễn ngay. Lúc đầu cốt chỉ thắng được đối phương nhưng càng đánh càng gay, về sau không còn nương tay được nữa. Ân Tố Tố lại đứng bên cạnh khiêu khích, khiến cả hai người đều bị thương. Đến khi nàng và Trương Thúy Sơn thân mật dắt nhau đi, họ mới biết mắc mưu cô gái. Cả hai thu kiếm băng bó, vừa giận vừa ghen, nhưng đâu dám gây chuyện với Ân Tố Tố. Lúc này họ thừa cơ cướp lấy mâm thủ tịch của Trương Thúy Sơn mong khích được chàng ra tay, sẽ có dịp làm nhục một phen trước mặt quần hùng.
Thường Kim Bằng giơ tay ngăn lại, nói:
- Hãy khoan.
Cao Tắc Thành giơ ngón tay ra thế, toan điểm vào khuỷu tay Thường Kim Bằng. Trương Thúy Sơn nói:
- Hai vị ngồi mâm thủ tịch này thật là thích hợp. Tiểu đệ xuống ngồi dưới kia tốt hơn.
Nói rồi cất bước đi xuống bàn thứ sáu. Ân Tố Tố đột nhiên giơ tay vẫy chàng, kêu lên:
- Trương ngũ ca, đi lại bên này.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.