Chương 5
Kim Dung
27/06/2014
Đi qua hơn mươi trượng, lại nghe thấy lẫn trong tiếng đàn có lẫn vô số tiếng chim, lúc đầu chưa chú ý, nhưng nghe kỹ, tiếng đàn dường như cùng tiếng chim đối đáp, líu líu lo lo, dặt dìu uyển chuyển. Quách Tương náu mình sau gốc cây, nhìn về phía có tiếng đàn phát ra, chỉ thấy một người đàn ông mặc áo trắng ngồi quay lưng lại giữa ba gốc tùng già, trong lòng để một cây tiêu vĩ cầm, đang gảy đàn. Trên những cành cây chung quanh người đó đậu đầy chim sẻ, hoàng oanh, đỗ quyên, bát ca, và còn vô số những con chim khác nàng không biết tên cùng với tiếng đàn, hoặc kẻ hỏi người đáp, hoặc cùng cất giọng xướng theo. Quách Tương nghĩ thầm: "Mẹ ta nói rằng trong các điệu đàn có một khúc tên là Không Sơn Điểu Ngữ, thất truyền đã lâu, phải chăng chính là khúc đàn này?".
Nghe một lát, tiếng đàn mỗi lúc một vang thêm, nhưng mỗi lần tiếng đàn lên cao, thì đàn chim lại ngưng tiếng, chỉ nghe thấy tiếng vỗ cánh, đông tây nam bắc bốn phía bay lại vô số là chim, con thì đậu trên cành, con thì bay lượn lên xuống, lông chim bay phất phới, thật là lạ mắt. Tiếng đàn tuy bình hòa trung chính nhưng bên trong có ẩn một phong vị vương giả.
Quách Tương trong lòng càng thêm kinh hãi: "Người này có thể dùng tiếng đàn để tập hợp đàn chim, phải chăng bản đàn này là Bách Điểu Triều Phượng? Tiếc thay không có ông ngoại ở đây, nếu không sẽ dùng cây ngọc tiêu thiên hạ không ai sánh kịp đem ra hòa nhịp, có thể gọi là song tuyệt đời nay".
Người đó đàn đến khúc cuối, tiếng đàn nhỏ dần, tất cả chim chóc trên cây cùng bay ra múa may một lượt. Bỗng dưng nghe một tiếng keng, tiếng đàn dứt hẳn, đàn chim bay thêm một hồi rồi từ từ bay đi mỗi con một phía.
Người đó tiện tay đưa lên dây đàn gảy thêm vài đoạn ngắn, ngẩng đầu lên nhìn trời thở dài, nói:
- Vỗ trường kiếm, dương mi lên, nước trong đá trắng sao xa cách? Thế gian này nếu không có kẻ tri âm, dù sống đến nghìn tuổi, phỏng có ích gì?
Nói đến đây, đột nhiên từ đáy chiếc đàn người đó rút ra một thanh trường kiếm, ánh xanh lấp lánh, chiếu ra trong rừng. Quách Tương nghĩ thầm: "Nguyên lai người này văn võ toàn tài, không biết kiếm pháp của y ra sao".
Chỉ thấy y chậm rãi đi tới bãi đất trống trước một câu cổ tùng, mũi kiếm chỉ xuống đất, gạch tới gạch lui, hết vạch này tới vạch khác. Quách Tương lấy làm lạ: "Trên thế gian có loại kiếm pháp kỳ quái đến thế sao? Chẳng lẽ chỉ trỏ kiếm xuống đất vạch một hồi, có thể khắc địch chế thắng? Người này quả thật quái dị không thể nào đo lường được".
Y vạch một hồi, thấy gạch ngang mười chín nét, rồi đổi qua gạch dọc, tất cả cũng mười chín nét. Kiếm chiêu trước sau không thay đổi, dù dọc hay ngang cũng chỉ thẳng băng như chữ nhất. Quách Tương theo dõi kiếm thế của y, cũng đưa tay vạch lên đất mười chín nét, bỗng dưng bật cười, y đâu có sử dụng quái dị kiếm pháp nào đâu, mà chỉ dùng kiếm vạch thành một bàn cờ dọc ngang mỗi chiều mười chín nét.
Người đó vẽ bàn cờ xong, dùng mũi kiếm vẽ tại góc trái bên trên và góc phải bên dưới mỗi nơi một vòng tròn, lại tại góc phải bên trên và góc trái bên dưới mỗi nơi vẽ một vạch chéo. Quách Tương đã thấy y vẽ đây là một bàn cờ vây, biết y đang bố trí trận thế tại bốn góc, hình tròn là bên trắng, hình chéo là bên đen. Lại thấy y đặt một vòng tròn cách ba ô trên góc trái, lại cách dưới hai ô vạch một hình chéo. Đi đến nước thứ hai mươi chín, y chống kiếm đứng, cúi đầu suy nghĩ, đang phân vân không biết nên bỏ quân giữ thế hay cố sức tranh góc cạnh.
Quách Tương nghĩ thầm: "Người này cũng chẳng khác gì ta, thật là tịch mịch, ở trong núi hoang gảy đàn, lấy chim chóc làm tri âm; đánh cờ lại cũng không có đối thủ, chỉ tự mình đánh với mình".
Người đó suy nghĩ một hồi, quân trắng không cách gì lơi ra được, trên góc trái đấu với quân đen thật kịch liệt, nhất thời chưa tìm ra cách nào hay, từ bắc xuống nam không thể nào tranh được phúc địa ở Trung Nguyên. Quách Tương xem cờ xuất thần, từ từ nhích lại gần, nhưng vì quân trắng lúc bố cục bị thua một nước, trước sau vẫn bị rơi vào hạ phong, đến nước thứ hai mươi ba thì gặp phải liên hoàn kiếp, bên quân trắng lâm vào thế nguy, nhưng y vẫn cố gắng chống đỡ. Người đời thường nói "Cờ ngoài bài trong", ý nói người đứng ngoài coi đánh cờ bao giờ cũng sáng nước hơn. Quách Tương đánh cờ cũng chỉ bình bình, nhưng nhìn thấy thế cục nếu bên trắng còn đánh giằng dai không khỏi toàn quân bị mất, nên buột miệng nói:
- Sao không bỏ Trung Nguyên đi để lấy Tây Vực?
Người nọ giật mình, thấy trên bàn cờ phía tây còn một chỗ trống lớn, nên lợi dụng bên kia đang chặn bắt, để luôn hai quân, chiếm lấy chỗ yếu, tuy bỏ nửa chừng nhưng biến được thành thế không thắng không bại. Người đó được Quách Tương một lời nhắc nhở, ngẩng mặt lên trời cười một hồi dài, luôn mồm: "Hay lắm, hay lắm". Nói rồi hạ luôn mấy quân. Y chợt nghĩ ra có người đang ở bên cạnh, nên ném trường kiếm xuống đất, quay lại nói:
- Vị cao nhân nào đó đã chỉ dạy, tại hạ thật là cảm kích.
Nói rồi hướng về phía Quách Tương đang ẩn náu vái chào một cái.
Quách Tương thấy người này mặt dài mắt sâu, thân hình gầy guộc, độ chừng trên dưới ba mươi tuổi. Nàng vốn dĩ khoáng đạt, cũng không tị hiềm nam nữ, nên từ trong bụi hoa bước ra, mỉm cười:
- Mới rồi được nghe tiên sinh nhã tấu, không sơn điểu ngữ, bách cầm lai triều, thật lấy làm bội phục. Lại thấy tiên sinh vạch đất thành bàn cờ, đen trắng giao phong, khiến cho phải say mê theo dõi mà quên cả hình hài, nên nhịn không được nên góp một lời, xin rộng lòng tha thứ.
Người nọ thấy Quách Tương chỉ là một cô gái tuổi trẻ, lấy làm lạ lùng, nhưng nghe cô nói về tiếng đàn, quả nhiên không sai một mảy nên càng cao hứng, nói:
- Cô nương thông thạo cầm lý, nếu như không từ chối, xin cho được nghe một điệu.
Quách Tương cười đáp:
- Mẹ tôi tuy đã dạy tôi đánh đàn, nhưng so với thần kỹ của ngài, thì kém xa lắm. Thế nhưng đã được nghe tiếng đàn kỳ diệu của ngài, không đáp lễ một bản, thì xem ra không phải lẽ. Được rồi, tôi xin đàn một bản, nhưng xin ông đừng cười nhé.
Người kia đáp:
- Đâu dám.
Hai tay bưng cây dao cầm, đưa tới trước mặt Quách Tương. Quách Tương thấy chiếc đàn đó đã có nhiều vết loang lổ, hiển nhiên đã cũ lắm rồi, nên lên dây xong bắt đầu gẩy một khúc Khảo Bàn. Thủ pháp nàng không có gì thần kỳ, nhưng người đó nghe vừa mừng vừa sợ, nghe tiếng đàn mà tưởng đến lời từ:
Khảo bàn tại giản,
Thạc nhân chi khoan,
Độc mị ngụ ngôn,
Vĩnh thỉ vật huyên.
(Suối kia róc rách vỗ bàn,
Lòng ta thanh thản như làn nước khe.
Dù ai nói tỉnh nói mê,
Một mình mình biết chẳng hề nhãng quên).
Bài từ đó ở Thi Kinh mà ra, là bài ca của một ẩn sĩ nói đại trượng phu đi du ngoạn trong khe suối, đi đâu thì đi, tuy tịch mịch không ai bầu bạn, mặt mày tiều tụy, nhưng chí hướng cao khiết, không bao giờ thay đổi. Người đó nghe tiếng đàn nói đúng tâm sự mình, không thể không cực kỳ cảm kích. Tiếng đàn đã dứt rồi mà y vẫn còn đứng ngơ ngơ ngẩn ngẩn.
Quách Tương nhẹ nhàng để chiếc dao cầm xuống, quay mình đi ra khỏi rừng tùng, cất tiếng hát:
Khảo bàn tại lục,
Thạc nhân chi trục,
Độc mị độc túc,
Vĩnh thỉ vật cáo.
(Vỗ bàn lồng lộng gò đây,
Lòng ta son sắt như cây trục này.
Dù người nói tỉnh nói say,
Một mình mình biết ai hay làm gì).
Nàng vẫy con lừa lại nhảy lên đi thẳng vào trong khu rừng sâu.
Nàng đi lại trong giang hồ đã ba năm qua, từng gặp nhiều chuyện lạ lùng, người này dùng tiếng đàn để gọi chim, lại vạch đất thành bàn tự mình đánh cờ, với nàng cũng chẳng qua như mây khói trước mặt, cánh bèo làn gió khi tụ khi tan, qua đi không để lại dấu vết gì.
Lại hai ngày qua, bấm đốt ngón tay tính ra từ hôm nàng tiến vào làm huyên náo chùa Thiếu Lâm đã được mười ngày, cũng là ngày Côn Lôn Tam Thánh ước định đến chùa giảo nghiệm võ công. Quách Tương chưa nghĩ ra cách nào để có thể lẻn vào chùa xem trò vui, nghĩ thầm: "Mẹ ta chuyện gì cũng chỉ liếc mắt một cái, là đã nghĩ ra ngay mười bảy, mười tám diệu kế. Sao ta ngu đến vậy, đến một kế cũng nghĩ không ra. Được rồi, không cần biết, cứ đến bên ngoài chùa Thiếu Lâm xem xét rồi hãy hay. Có khi bọn họ mắc đối phó ngoại địch khẩn cấp, nên quên bẵng ngăn ta lên chùa không chừng".
Nàng ăn qua loa mấy món lương khô, lại cưỡi con lừa đen nhằm hướng chùa Thiếu Lâm. Khi nàng còn cách chùa độ chừng mươi dặm, bỗng nghe tiếng vó ngựa dồn dập, từ phía sơn đạo bên trái có ba người nối đuôi nhau chạy tới. Ba con ngựa bước chân nhanh nhẹn, chỉ trong chớp mắt đã vượt ngang bên Quách Tương, chạy thẳng lên phía chùa Thiếu Lâm. Trên lưng ngựa là ba người trạc độ trên dưới năm mươi, mặc áo ngắn bằng vải xanh, trên yên ngựa người nào cũng mang theo túi vải đựng binh khí.
Quách Tương chợt động tâm, nghĩ thầm: "Ba người này đều có võ công, hôm nay lại đeo binh khí lên chùa Thiếu Lâm, hẳn là Côn Lôn Tam Thánh rồi! Nếu ta chậm một bước, thì chắc không được coi cái màn vui này". Nàng giơ tay đánh lên mông con lừa một cái, con vật ngẩng đầu hí một hồi dài, lao đầu chạy lẽo đẽo theo ba con ngựa.
Những người cưỡi ngựa ra roi, ba con ngựa chạy thẳng lên núi, cước lực thật nhanh, chỉ nháy mắt đã bỏ con lừa của Quách Tương một quãng thật xa, không cách gì đuổi kịp. Một ông già quay đầu lại nhìn Quách Tương một cái, trên mặt lộ vẻ lạ lùng.
Quách Tương lại ra sức chạy theo hai, ba dặm nữa, nhưng tung tích ba con ngựa kia không còn thấy đâu. Con lừa chạy một hồi lâu, miệng thở phì phò, xem chừng không còn chịu nổi. Quách Tương mắng nó: "Thật là đồ súc sinh không ra giống gì, bình thời thì nổi chứng chạy loạn lên, lúc cô nương cần ngươi, thì ngươi lại chạy không bằng ai". Nàng thấy có giục nó cũng chẳng đến đâu, nên dừng lại một tòa thạch đình bên đường nghỉ ngơi một lát, để cho con lừa xuống suối bên cạnh uống nước. Một lúc sau, bỗng nghe tiếng vó ngựa vang lên, ba con ngựa hồi nãy lại qua một khúc quanh, chạy ngược trở lại. Quách Tương lấy làm lạ: "Sao ba người này vừa mới lên đã quay trở lại, không lẽ họ chịu không nổi một đòn hay sao?".
Ba con ngựa tung vó, dựng bờm chạy thẳng đến tòa thạch đình, ba người trên ngựa xoay mình nhảy xuống. Quách Tương nhìn ba người này, thấy một người thân hình thấp lùn, mặt đỏ như chu sa, mũi đỏ như kẻ nghiện rượu, nhưng miệng cười hề hề xem chừng ôn hòa, dễ thân cận; một người thì gầy cao như cây tre miễu, mặt mày xanh xao, trong màu trắng có ẩn màu xanh lục, tưởng như cả đời không ra nắng bao giờ. Hai người này thân hình dung mạo, không có chỗ nào giống nhau. Người thứ ba tướng mạo bình bình không có gì lạ, chỉ có da mặt vàng vọt, có vẻ như người đang bệnh hoạn.
Lòng hiếu kỳ của Quách Tương nổi lên, nên hỏi:
- Này ba vị lão tiên sinh, quý vị đã đến chùa Thiếu Lâm chưa? Sao vừa mới lên đã trở xuống?
Lão già mặt xanh lườm nàng một cái, xem chừng khó chịu vì cô đã hỏi lăng nhăng. Ông già thấp lùn mũi đỏ, mặt hồng hào cười hỏi:
- Sao cô nương biết là chúng tôi lên chùa Thiếu Lâm?
Quách Tương nói:
- Từ đây trở lên, không lên chùa Thiếu Lâm thì còn đi đâu?
Ông già mặt đỏ gật đầu:
- Cô nói thế cũng đúng. Còn cô nương đang định đi đâu?
Quách Tương nói:
- Các ông lên chùa Thiếu Lâm thì tôi cũng lên chùa Thiếu Lâm.
Ông già mặt xanh nói: truyện được lấy tại t.r.u.y.ệ.n.y-y
- Chùa Thiếu Lâm xưa nay không để đàn bà con gái bước chân vào sơn môn một bước, lại không cho người ngoài đeo binh khí vào chùa.
Giọng nói có vẻ ngạo mạn, thân hình ông ta lại cao nên nhìn qua đầu nàng, chứ không nhìn vào nàng lấy một lần. Quách Tương trong lòng bực mình, nói:
- Thế sao các ông đeo binh khí thì được? Cái bao vải ở bên cạnh yên ngựa kia, chẳng phải để binh khí thì là gì?
Lão già mặt xanh lạnh lùng nói:
- Ngươi sao lại sánh được với bọn ta?
Quách Tương cười khẩy một tiếng:
- Ba người các ông thì là cái gì? Ở đâu mà phách lối vậy? Côn Lôn Tam Thánh đã đấu với các hòa thượng chùa Thiếu Lâm chưa? Ai thắng ai bại?
Ba ông già đó vẻ mặt lập tức hơi biến sắc. Ông già mặt đỏ hỏi lại:
- Tiểu cô nương, làm sao cô biết được chuyện Côn Lôn Tam Thánh?
Quách Tương nói:
- Tự nhiên tôi phải biết chứ.
Ông già mặt xanh bất thần tiến lên một bước, gay gắt nói:
- Ngươi họ gì? Môn hạ của ai? Đến Thiếu Lâm tự làm gì?
Quách Tương vênh mặt lên, nói:
- Ông hỏi làm gì?
Ông già mặt xanh tính tình nóng nảy, giơ tay lên, định tát cho cô gái một cái, nhưng nghĩ ra ỷ lớn ăn hiếp nhỏ, đàn ông bắt nạt đàn bà không vẻ vang gì, mình là hạng người như thế không lẽ hơn thua với một cô bé con? Thân hình hơi nhích một tí, y giơ tay chộp lấy thanh đoản kiếm Quách Tương đeo ở bên hông. Ông ta ra tay nhanh đến nỗi không ai có thể lường được, Quách Tương chỉ thấy một làn gió nhẹ vèo qua, một bóng người thấp thoáng, bội kiếm đã bị ông ta lấy mất.
Nàng không kịp đề phòng, lại không ngờ ông già làm thế, từ trước đến nay hành tẩu giang hồ chưa từng gặp phải bao giờ. Kỳ thực với võ công duyệt lịch như nàng, nếu tại giang hồ đi lại quả thực hết sức bất lợi, nhưng trong võ lâm, mười người thì đến tám chín biết nàng là con gái của Quách Tĩnh, Hoàng Dung. Đến sau khi Dương Quá truyền tin chúc mừng sinh nhật, bàng môn tả đạo ai ai cũng đều biết, nên nếu không nể mặt Quách Tĩnh, Hoàng Dung thì cũng phải nể mặt Dương Quá. Tuy nhiên mọi người tuy đều biết danh song chưa chắc đã biết mặt. Hơn nữa ngoài dung nhan mỹ lệ, tính cô lại hào sảng hiếu khách, nơi thị tứ dù người kéo xe, bán tương cho đến đồ tể, phu phen, nếu đã gặp cũng đều mua rượu cùng uống với họ một chén. Thành thử trên chốn giang hồ tuy phong ba hiểm ác, nàng cũng đều tai qua nạn khỏi, gặp dữ hóa lành, trước nay chưa bị làm khó dễ bao giờ.
Bây giờ bỗng nhiên bị ông già mặt xanh đoạt mất kiếm, nhất thời cô không biết phải làm sao, nếu tiến lên đoạt lại, thì biết võ công không bì kịp, còn nếu bỏ qua, thì trong lòng chịu sao được?
Ông già mặt xanh dùng ngón tay giữa và ngón tay trỏ tay trái kẹp lấy bao đoản kiếm, lạnh lùng nói:
- Thanh kiếm của ngươi, ta tạm giữ. Ngươi có gan vô lễ với ta như vậy, chắc là tại cha mẹ hay sư trưởng thiếu dạy dỗ. Ngươi bảo họ đến gặp ta để lấy lại thanh kiếm, để ta tử tế bảo cho họ biết, hầu dạy cho cha mẹ sư trưởng của ngươi một trận.
Câu nói đó làm cho Quách Tương tức giận đến nỗi mặt đỏ bừng. Nghe ông ta nói đã coi nàng là một đứa trẻ con nhà mất dạy, nên nghĩ thầm: "Giỏi nhỉ! Ngươi mắng chửi ta, lại còn dám chửi cả ông ngoại và cha mẹ ta, chắc ngươi có tài thông thiên, nên mới phách lối đến mức không sợ trời không sợ đất gì cả…".
Nàng định thần, cố nhịn, hỏi:
- Tên ông là gì?
Ông già mặt xanh hừ một tiếng, nói:
- Cái gì mà lại "Tên ông là gì?". Ta dạy cho ngươi biết, ngươi phải hỏi là:"Xin thỉnh giáo tôn tính đại danh của lão tiền bối?".
Quách Tương giận nói:
- Tôi chỉ hỏi cho biết tên ông vậy thôi. Ông không nói thì thôi, ai phải cầu cạnh? Thanh kiếm đó có đáng gì đâu? Ông già đầu không biết xấu, ăn cắp, ăn cướp của người khác, tôi không thèm lấy lại đâu.
Nói xong nàng quay lưng, toan đi ra khỏi thạch đình. Bỗng thấy trước mặt một bóng thấp thoáng, ông già lùn mặt đỏ đã chặn ngay trước mặt, cười hì hì:
- Con gái tính tình không nên nóng nảy như vậy, sau này về làm dâu nhà người ta, đâu có thể giữ mãi cái tính trẻ con như thế? Được rồi, để ta nói cho cô nghe, chúng tôi là ba người sư huynh đệ, mấy ngày qua đường xá xa xôi từ Tây Vực đến Trung Nguyên…
Quách Tương dẩu môi đáp:
- Ông không cần nói tôi cũng biết. Đất Thần Châu Trung Nguyên chúng tôi, không ai biết ba người các ông bao giờ.
Ba ông già nhìn nhau, ông già mặt đỏ hỏi:
- Xin hỏi cô nương, tôn sư là ai thế?
Quách Tương khi ở chùa Thiếu Lâm không chịu nói tên cha mẹ của mình, lúc này trong bụng tức lắm, nên nói:
- Cha tôi họ Quách, đơn danh một chữ Tĩnh. Mẹ tôi họ Hoàng, đơn danh một chữ Dung. Tôi không có sư phụ, chỉ nhờ cha mẹ dạy qua loa thôi.
Ba ông già lại nhìn nhau. Ông già mặt xanh lẩm bẩm: "Quách Tĩnh? Hoàng Dung? Họ thuộc môn phái nào thế nhỉ? Là đệ tử của ai?".
Nghe một lát, tiếng đàn mỗi lúc một vang thêm, nhưng mỗi lần tiếng đàn lên cao, thì đàn chim lại ngưng tiếng, chỉ nghe thấy tiếng vỗ cánh, đông tây nam bắc bốn phía bay lại vô số là chim, con thì đậu trên cành, con thì bay lượn lên xuống, lông chim bay phất phới, thật là lạ mắt. Tiếng đàn tuy bình hòa trung chính nhưng bên trong có ẩn một phong vị vương giả.
Quách Tương trong lòng càng thêm kinh hãi: "Người này có thể dùng tiếng đàn để tập hợp đàn chim, phải chăng bản đàn này là Bách Điểu Triều Phượng? Tiếc thay không có ông ngoại ở đây, nếu không sẽ dùng cây ngọc tiêu thiên hạ không ai sánh kịp đem ra hòa nhịp, có thể gọi là song tuyệt đời nay".
Người đó đàn đến khúc cuối, tiếng đàn nhỏ dần, tất cả chim chóc trên cây cùng bay ra múa may một lượt. Bỗng dưng nghe một tiếng keng, tiếng đàn dứt hẳn, đàn chim bay thêm một hồi rồi từ từ bay đi mỗi con một phía.
Người đó tiện tay đưa lên dây đàn gảy thêm vài đoạn ngắn, ngẩng đầu lên nhìn trời thở dài, nói:
- Vỗ trường kiếm, dương mi lên, nước trong đá trắng sao xa cách? Thế gian này nếu không có kẻ tri âm, dù sống đến nghìn tuổi, phỏng có ích gì?
Nói đến đây, đột nhiên từ đáy chiếc đàn người đó rút ra một thanh trường kiếm, ánh xanh lấp lánh, chiếu ra trong rừng. Quách Tương nghĩ thầm: "Nguyên lai người này văn võ toàn tài, không biết kiếm pháp của y ra sao".
Chỉ thấy y chậm rãi đi tới bãi đất trống trước một câu cổ tùng, mũi kiếm chỉ xuống đất, gạch tới gạch lui, hết vạch này tới vạch khác. Quách Tương lấy làm lạ: "Trên thế gian có loại kiếm pháp kỳ quái đến thế sao? Chẳng lẽ chỉ trỏ kiếm xuống đất vạch một hồi, có thể khắc địch chế thắng? Người này quả thật quái dị không thể nào đo lường được".
Y vạch một hồi, thấy gạch ngang mười chín nét, rồi đổi qua gạch dọc, tất cả cũng mười chín nét. Kiếm chiêu trước sau không thay đổi, dù dọc hay ngang cũng chỉ thẳng băng như chữ nhất. Quách Tương theo dõi kiếm thế của y, cũng đưa tay vạch lên đất mười chín nét, bỗng dưng bật cười, y đâu có sử dụng quái dị kiếm pháp nào đâu, mà chỉ dùng kiếm vạch thành một bàn cờ dọc ngang mỗi chiều mười chín nét.
Người đó vẽ bàn cờ xong, dùng mũi kiếm vẽ tại góc trái bên trên và góc phải bên dưới mỗi nơi một vòng tròn, lại tại góc phải bên trên và góc trái bên dưới mỗi nơi vẽ một vạch chéo. Quách Tương đã thấy y vẽ đây là một bàn cờ vây, biết y đang bố trí trận thế tại bốn góc, hình tròn là bên trắng, hình chéo là bên đen. Lại thấy y đặt một vòng tròn cách ba ô trên góc trái, lại cách dưới hai ô vạch một hình chéo. Đi đến nước thứ hai mươi chín, y chống kiếm đứng, cúi đầu suy nghĩ, đang phân vân không biết nên bỏ quân giữ thế hay cố sức tranh góc cạnh.
Quách Tương nghĩ thầm: "Người này cũng chẳng khác gì ta, thật là tịch mịch, ở trong núi hoang gảy đàn, lấy chim chóc làm tri âm; đánh cờ lại cũng không có đối thủ, chỉ tự mình đánh với mình".
Người đó suy nghĩ một hồi, quân trắng không cách gì lơi ra được, trên góc trái đấu với quân đen thật kịch liệt, nhất thời chưa tìm ra cách nào hay, từ bắc xuống nam không thể nào tranh được phúc địa ở Trung Nguyên. Quách Tương xem cờ xuất thần, từ từ nhích lại gần, nhưng vì quân trắng lúc bố cục bị thua một nước, trước sau vẫn bị rơi vào hạ phong, đến nước thứ hai mươi ba thì gặp phải liên hoàn kiếp, bên quân trắng lâm vào thế nguy, nhưng y vẫn cố gắng chống đỡ. Người đời thường nói "Cờ ngoài bài trong", ý nói người đứng ngoài coi đánh cờ bao giờ cũng sáng nước hơn. Quách Tương đánh cờ cũng chỉ bình bình, nhưng nhìn thấy thế cục nếu bên trắng còn đánh giằng dai không khỏi toàn quân bị mất, nên buột miệng nói:
- Sao không bỏ Trung Nguyên đi để lấy Tây Vực?
Người nọ giật mình, thấy trên bàn cờ phía tây còn một chỗ trống lớn, nên lợi dụng bên kia đang chặn bắt, để luôn hai quân, chiếm lấy chỗ yếu, tuy bỏ nửa chừng nhưng biến được thành thế không thắng không bại. Người đó được Quách Tương một lời nhắc nhở, ngẩng mặt lên trời cười một hồi dài, luôn mồm: "Hay lắm, hay lắm". Nói rồi hạ luôn mấy quân. Y chợt nghĩ ra có người đang ở bên cạnh, nên ném trường kiếm xuống đất, quay lại nói:
- Vị cao nhân nào đó đã chỉ dạy, tại hạ thật là cảm kích.
Nói rồi hướng về phía Quách Tương đang ẩn náu vái chào một cái.
Quách Tương thấy người này mặt dài mắt sâu, thân hình gầy guộc, độ chừng trên dưới ba mươi tuổi. Nàng vốn dĩ khoáng đạt, cũng không tị hiềm nam nữ, nên từ trong bụi hoa bước ra, mỉm cười:
- Mới rồi được nghe tiên sinh nhã tấu, không sơn điểu ngữ, bách cầm lai triều, thật lấy làm bội phục. Lại thấy tiên sinh vạch đất thành bàn cờ, đen trắng giao phong, khiến cho phải say mê theo dõi mà quên cả hình hài, nên nhịn không được nên góp một lời, xin rộng lòng tha thứ.
Người nọ thấy Quách Tương chỉ là một cô gái tuổi trẻ, lấy làm lạ lùng, nhưng nghe cô nói về tiếng đàn, quả nhiên không sai một mảy nên càng cao hứng, nói:
- Cô nương thông thạo cầm lý, nếu như không từ chối, xin cho được nghe một điệu.
Quách Tương cười đáp:
- Mẹ tôi tuy đã dạy tôi đánh đàn, nhưng so với thần kỹ của ngài, thì kém xa lắm. Thế nhưng đã được nghe tiếng đàn kỳ diệu của ngài, không đáp lễ một bản, thì xem ra không phải lẽ. Được rồi, tôi xin đàn một bản, nhưng xin ông đừng cười nhé.
Người kia đáp:
- Đâu dám.
Hai tay bưng cây dao cầm, đưa tới trước mặt Quách Tương. Quách Tương thấy chiếc đàn đó đã có nhiều vết loang lổ, hiển nhiên đã cũ lắm rồi, nên lên dây xong bắt đầu gẩy một khúc Khảo Bàn. Thủ pháp nàng không có gì thần kỳ, nhưng người đó nghe vừa mừng vừa sợ, nghe tiếng đàn mà tưởng đến lời từ:
Khảo bàn tại giản,
Thạc nhân chi khoan,
Độc mị ngụ ngôn,
Vĩnh thỉ vật huyên.
(Suối kia róc rách vỗ bàn,
Lòng ta thanh thản như làn nước khe.
Dù ai nói tỉnh nói mê,
Một mình mình biết chẳng hề nhãng quên).
Bài từ đó ở Thi Kinh mà ra, là bài ca của một ẩn sĩ nói đại trượng phu đi du ngoạn trong khe suối, đi đâu thì đi, tuy tịch mịch không ai bầu bạn, mặt mày tiều tụy, nhưng chí hướng cao khiết, không bao giờ thay đổi. Người đó nghe tiếng đàn nói đúng tâm sự mình, không thể không cực kỳ cảm kích. Tiếng đàn đã dứt rồi mà y vẫn còn đứng ngơ ngơ ngẩn ngẩn.
Quách Tương nhẹ nhàng để chiếc dao cầm xuống, quay mình đi ra khỏi rừng tùng, cất tiếng hát:
Khảo bàn tại lục,
Thạc nhân chi trục,
Độc mị độc túc,
Vĩnh thỉ vật cáo.
(Vỗ bàn lồng lộng gò đây,
Lòng ta son sắt như cây trục này.
Dù người nói tỉnh nói say,
Một mình mình biết ai hay làm gì).
Nàng vẫy con lừa lại nhảy lên đi thẳng vào trong khu rừng sâu.
Nàng đi lại trong giang hồ đã ba năm qua, từng gặp nhiều chuyện lạ lùng, người này dùng tiếng đàn để gọi chim, lại vạch đất thành bàn tự mình đánh cờ, với nàng cũng chẳng qua như mây khói trước mặt, cánh bèo làn gió khi tụ khi tan, qua đi không để lại dấu vết gì.
Lại hai ngày qua, bấm đốt ngón tay tính ra từ hôm nàng tiến vào làm huyên náo chùa Thiếu Lâm đã được mười ngày, cũng là ngày Côn Lôn Tam Thánh ước định đến chùa giảo nghiệm võ công. Quách Tương chưa nghĩ ra cách nào để có thể lẻn vào chùa xem trò vui, nghĩ thầm: "Mẹ ta chuyện gì cũng chỉ liếc mắt một cái, là đã nghĩ ra ngay mười bảy, mười tám diệu kế. Sao ta ngu đến vậy, đến một kế cũng nghĩ không ra. Được rồi, không cần biết, cứ đến bên ngoài chùa Thiếu Lâm xem xét rồi hãy hay. Có khi bọn họ mắc đối phó ngoại địch khẩn cấp, nên quên bẵng ngăn ta lên chùa không chừng".
Nàng ăn qua loa mấy món lương khô, lại cưỡi con lừa đen nhằm hướng chùa Thiếu Lâm. Khi nàng còn cách chùa độ chừng mươi dặm, bỗng nghe tiếng vó ngựa dồn dập, từ phía sơn đạo bên trái có ba người nối đuôi nhau chạy tới. Ba con ngựa bước chân nhanh nhẹn, chỉ trong chớp mắt đã vượt ngang bên Quách Tương, chạy thẳng lên phía chùa Thiếu Lâm. Trên lưng ngựa là ba người trạc độ trên dưới năm mươi, mặc áo ngắn bằng vải xanh, trên yên ngựa người nào cũng mang theo túi vải đựng binh khí.
Quách Tương chợt động tâm, nghĩ thầm: "Ba người này đều có võ công, hôm nay lại đeo binh khí lên chùa Thiếu Lâm, hẳn là Côn Lôn Tam Thánh rồi! Nếu ta chậm một bước, thì chắc không được coi cái màn vui này". Nàng giơ tay đánh lên mông con lừa một cái, con vật ngẩng đầu hí một hồi dài, lao đầu chạy lẽo đẽo theo ba con ngựa.
Những người cưỡi ngựa ra roi, ba con ngựa chạy thẳng lên núi, cước lực thật nhanh, chỉ nháy mắt đã bỏ con lừa của Quách Tương một quãng thật xa, không cách gì đuổi kịp. Một ông già quay đầu lại nhìn Quách Tương một cái, trên mặt lộ vẻ lạ lùng.
Quách Tương lại ra sức chạy theo hai, ba dặm nữa, nhưng tung tích ba con ngựa kia không còn thấy đâu. Con lừa chạy một hồi lâu, miệng thở phì phò, xem chừng không còn chịu nổi. Quách Tương mắng nó: "Thật là đồ súc sinh không ra giống gì, bình thời thì nổi chứng chạy loạn lên, lúc cô nương cần ngươi, thì ngươi lại chạy không bằng ai". Nàng thấy có giục nó cũng chẳng đến đâu, nên dừng lại một tòa thạch đình bên đường nghỉ ngơi một lát, để cho con lừa xuống suối bên cạnh uống nước. Một lúc sau, bỗng nghe tiếng vó ngựa vang lên, ba con ngựa hồi nãy lại qua một khúc quanh, chạy ngược trở lại. Quách Tương lấy làm lạ: "Sao ba người này vừa mới lên đã quay trở lại, không lẽ họ chịu không nổi một đòn hay sao?".
Ba con ngựa tung vó, dựng bờm chạy thẳng đến tòa thạch đình, ba người trên ngựa xoay mình nhảy xuống. Quách Tương nhìn ba người này, thấy một người thân hình thấp lùn, mặt đỏ như chu sa, mũi đỏ như kẻ nghiện rượu, nhưng miệng cười hề hề xem chừng ôn hòa, dễ thân cận; một người thì gầy cao như cây tre miễu, mặt mày xanh xao, trong màu trắng có ẩn màu xanh lục, tưởng như cả đời không ra nắng bao giờ. Hai người này thân hình dung mạo, không có chỗ nào giống nhau. Người thứ ba tướng mạo bình bình không có gì lạ, chỉ có da mặt vàng vọt, có vẻ như người đang bệnh hoạn.
Lòng hiếu kỳ của Quách Tương nổi lên, nên hỏi:
- Này ba vị lão tiên sinh, quý vị đã đến chùa Thiếu Lâm chưa? Sao vừa mới lên đã trở xuống?
Lão già mặt xanh lườm nàng một cái, xem chừng khó chịu vì cô đã hỏi lăng nhăng. Ông già thấp lùn mũi đỏ, mặt hồng hào cười hỏi:
- Sao cô nương biết là chúng tôi lên chùa Thiếu Lâm?
Quách Tương nói:
- Từ đây trở lên, không lên chùa Thiếu Lâm thì còn đi đâu?
Ông già mặt đỏ gật đầu:
- Cô nói thế cũng đúng. Còn cô nương đang định đi đâu?
Quách Tương nói:
- Các ông lên chùa Thiếu Lâm thì tôi cũng lên chùa Thiếu Lâm.
Ông già mặt xanh nói: truyện được lấy tại t.r.u.y.ệ.n.y-y
- Chùa Thiếu Lâm xưa nay không để đàn bà con gái bước chân vào sơn môn một bước, lại không cho người ngoài đeo binh khí vào chùa.
Giọng nói có vẻ ngạo mạn, thân hình ông ta lại cao nên nhìn qua đầu nàng, chứ không nhìn vào nàng lấy một lần. Quách Tương trong lòng bực mình, nói:
- Thế sao các ông đeo binh khí thì được? Cái bao vải ở bên cạnh yên ngựa kia, chẳng phải để binh khí thì là gì?
Lão già mặt xanh lạnh lùng nói:
- Ngươi sao lại sánh được với bọn ta?
Quách Tương cười khẩy một tiếng:
- Ba người các ông thì là cái gì? Ở đâu mà phách lối vậy? Côn Lôn Tam Thánh đã đấu với các hòa thượng chùa Thiếu Lâm chưa? Ai thắng ai bại?
Ba ông già đó vẻ mặt lập tức hơi biến sắc. Ông già mặt đỏ hỏi lại:
- Tiểu cô nương, làm sao cô biết được chuyện Côn Lôn Tam Thánh?
Quách Tương nói:
- Tự nhiên tôi phải biết chứ.
Ông già mặt xanh bất thần tiến lên một bước, gay gắt nói:
- Ngươi họ gì? Môn hạ của ai? Đến Thiếu Lâm tự làm gì?
Quách Tương vênh mặt lên, nói:
- Ông hỏi làm gì?
Ông già mặt xanh tính tình nóng nảy, giơ tay lên, định tát cho cô gái một cái, nhưng nghĩ ra ỷ lớn ăn hiếp nhỏ, đàn ông bắt nạt đàn bà không vẻ vang gì, mình là hạng người như thế không lẽ hơn thua với một cô bé con? Thân hình hơi nhích một tí, y giơ tay chộp lấy thanh đoản kiếm Quách Tương đeo ở bên hông. Ông ta ra tay nhanh đến nỗi không ai có thể lường được, Quách Tương chỉ thấy một làn gió nhẹ vèo qua, một bóng người thấp thoáng, bội kiếm đã bị ông ta lấy mất.
Nàng không kịp đề phòng, lại không ngờ ông già làm thế, từ trước đến nay hành tẩu giang hồ chưa từng gặp phải bao giờ. Kỳ thực với võ công duyệt lịch như nàng, nếu tại giang hồ đi lại quả thực hết sức bất lợi, nhưng trong võ lâm, mười người thì đến tám chín biết nàng là con gái của Quách Tĩnh, Hoàng Dung. Đến sau khi Dương Quá truyền tin chúc mừng sinh nhật, bàng môn tả đạo ai ai cũng đều biết, nên nếu không nể mặt Quách Tĩnh, Hoàng Dung thì cũng phải nể mặt Dương Quá. Tuy nhiên mọi người tuy đều biết danh song chưa chắc đã biết mặt. Hơn nữa ngoài dung nhan mỹ lệ, tính cô lại hào sảng hiếu khách, nơi thị tứ dù người kéo xe, bán tương cho đến đồ tể, phu phen, nếu đã gặp cũng đều mua rượu cùng uống với họ một chén. Thành thử trên chốn giang hồ tuy phong ba hiểm ác, nàng cũng đều tai qua nạn khỏi, gặp dữ hóa lành, trước nay chưa bị làm khó dễ bao giờ.
Bây giờ bỗng nhiên bị ông già mặt xanh đoạt mất kiếm, nhất thời cô không biết phải làm sao, nếu tiến lên đoạt lại, thì biết võ công không bì kịp, còn nếu bỏ qua, thì trong lòng chịu sao được?
Ông già mặt xanh dùng ngón tay giữa và ngón tay trỏ tay trái kẹp lấy bao đoản kiếm, lạnh lùng nói:
- Thanh kiếm của ngươi, ta tạm giữ. Ngươi có gan vô lễ với ta như vậy, chắc là tại cha mẹ hay sư trưởng thiếu dạy dỗ. Ngươi bảo họ đến gặp ta để lấy lại thanh kiếm, để ta tử tế bảo cho họ biết, hầu dạy cho cha mẹ sư trưởng của ngươi một trận.
Câu nói đó làm cho Quách Tương tức giận đến nỗi mặt đỏ bừng. Nghe ông ta nói đã coi nàng là một đứa trẻ con nhà mất dạy, nên nghĩ thầm: "Giỏi nhỉ! Ngươi mắng chửi ta, lại còn dám chửi cả ông ngoại và cha mẹ ta, chắc ngươi có tài thông thiên, nên mới phách lối đến mức không sợ trời không sợ đất gì cả…".
Nàng định thần, cố nhịn, hỏi:
- Tên ông là gì?
Ông già mặt xanh hừ một tiếng, nói:
- Cái gì mà lại "Tên ông là gì?". Ta dạy cho ngươi biết, ngươi phải hỏi là:"Xin thỉnh giáo tôn tính đại danh của lão tiền bối?".
Quách Tương giận nói:
- Tôi chỉ hỏi cho biết tên ông vậy thôi. Ông không nói thì thôi, ai phải cầu cạnh? Thanh kiếm đó có đáng gì đâu? Ông già đầu không biết xấu, ăn cắp, ăn cướp của người khác, tôi không thèm lấy lại đâu.
Nói xong nàng quay lưng, toan đi ra khỏi thạch đình. Bỗng thấy trước mặt một bóng thấp thoáng, ông già lùn mặt đỏ đã chặn ngay trước mặt, cười hì hì:
- Con gái tính tình không nên nóng nảy như vậy, sau này về làm dâu nhà người ta, đâu có thể giữ mãi cái tính trẻ con như thế? Được rồi, để ta nói cho cô nghe, chúng tôi là ba người sư huynh đệ, mấy ngày qua đường xá xa xôi từ Tây Vực đến Trung Nguyên…
Quách Tương dẩu môi đáp:
- Ông không cần nói tôi cũng biết. Đất Thần Châu Trung Nguyên chúng tôi, không ai biết ba người các ông bao giờ.
Ba ông già nhìn nhau, ông già mặt đỏ hỏi:
- Xin hỏi cô nương, tôn sư là ai thế?
Quách Tương khi ở chùa Thiếu Lâm không chịu nói tên cha mẹ của mình, lúc này trong bụng tức lắm, nên nói:
- Cha tôi họ Quách, đơn danh một chữ Tĩnh. Mẹ tôi họ Hoàng, đơn danh một chữ Dung. Tôi không có sư phụ, chỉ nhờ cha mẹ dạy qua loa thôi.
Ba ông già lại nhìn nhau. Ông già mặt xanh lẩm bẩm: "Quách Tĩnh? Hoàng Dung? Họ thuộc môn phái nào thế nhỉ? Là đệ tử của ai?".
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.