Chương 3
Yêu Tinh Gấu Mèo
17/10/2016
Ngôi làng mà mẹ con
Tấm Cám chúng tôi đang ở có tên Vạn Bảo, một làng nhỏ có truyền thống
dệt lụa ở phía Đông kinh thành. Có lẽ đây chính là quê lụa Hà Đông.
Phụ nữ trong làng ai cũng biết nuôi tằm dệt lụa. Hàng năm, vào mùa xuân, làng sẽ tổ chức lễ hội thi dệt lụa. Lễ hội kéo dài ba ngày đêm, còn có người của triều đình đến lựa chọn, những thước lụa đẹp và tinh xảo nhất sẽ được tiến cống vào cung vua, phủ chúa. Và người dệt ra những tấm lụa đó cũng được ban thưởng, ngoài ngân lượng còn gỗ quý để làm khung cửi.
Mẹ của Cám vốn có tiếng dệt lụa trong làng, cũng có một hai lần lụa của bà được lựa chọn, nhưng tiền thưởng cuối cùng vẫn là dùng để chữa trị bệnh cho Cám.
Mẹ của Cám không cho Tấm dệt vải, mà lại sai nàng ta đi chăn châu cắt cỏ, cày cấy như những nam thanh niên trong làng. Dường như, bà ta không chỉ ác cảm với con ghẻ, mà còn không muốn cho nàng ta có cơ hội đổi đời.
Nếu thực sự tôi đang rơi vào câu chuyện cổ tích, tôi nhất định sẽ không đắc tội với chị Tấm đâu. Nhìn xem, dung nhan của chị ta, dù chân lấm tay bùn cũng không che giấu được vẻ đoan trang thanh tú. Có lẽ chị ta là thiếu nữ đẹp nhất ở làng này. Nhất định sau này sẽ lọt vào mắt xanh của vua chúa.
Còn Cám tôi ư? Tôi dự định sẽ học tốt nghề dệt lụa làm kế sinh nhai. Kiếm một chút tiền sống no đủ, còn phải dành tiền mua thuốc trị mấy chứng bệnh bẩm sinh lặt vặt.
Còn nữa, Cám tôi không biết chữ. Tuy cha tôi trước khi mất cũng là một thầy nho, nhưng ông mất quá sớm, mẹ Cám cũng không cho con đi học chữ. Đa phần đàn bà con gái ở thời này đều không biết chữ. Nếu có học cũng chỉ học qua loa ở thầy nho trong làng, nữ giới tất nhiên là không có quyền tham gia khoa cử.
Vì vậy, kế hoạch trước mắt của tôi là: Học dệt vải – Học chữ - Bình thường hóa quan hệ với bà chị Tấm.
Lần thứ nhất:
Tôi để dành hai chiếc bánh chưng, trước lúc chị Tấm đi chăn trâu về, đặt vào căn phòng nhỏ cạnh xó bếp (cũng là nơi Tấm ở).
Chị ta không ăn! Quả nhiên rất cảnh giác. Chắc hẳn Cám đã từng bày trò chọc chị ta rồi, nên Tấm không dễ dàng tin.
Bề ngoài Tấm trầm lặng ít nói, trước mặt mẹ con Cám đều là vẻ mặt nhu mì cam chịu. Nhưng không thể biết được, Tấm có thực sự hiền đến thế hay không?
Lần thứ hai, tôi lại mon men tìm các bắt chuyện lúc Tấm đang rửa chân ở cầu ao.
Nào ngờ, mới tiến lại gần Tấm, phía bờ rào cạnh nhà đã có tiếng nam thanh niên hô lên:
- Tấm, em cẩn thận! Con Cám nó định đẩy ngã em đó!
Tấm hơi giật mình, sau đó vội đứng dậy, nàng ta chỉ nhìn tôi rất nhanh trong giây lát rồi cúi đầu bước nhanh về, gương mặt xinh đẹp mang vẻ lo sợ, vì thế mà thêm phần điềm đạm tội nghiệp khiến người ta phải thương xót.
Tôi quay phắt sang trừng gã hàng xóm A Sửu. Hắn cũng không kém cạnh, làm bộ mặt hùng hổ hăm dọa tôi. Tên điên này làm hỏng kế hoạch bình thường hóa quan hệ chị em của tôi, e rằng sau này Tấm cứ gặp tôi là lẩn trốn ý chứ.
Tôi bước về phía hắn. A Sửu hơi bật ngờ vì thái độ dạn dĩ này của tôi. Có lẽ trong tiềm thức của hắn, Cám ái mộ hắn, càng không thể nào trừng mắt với hắn.
- A Sửu, mắt nào của mày thấy là tao đang đẩy ngã Tấm hả?
- Mày… mày… - A Sửu có chút lúng túng nhưng vẫn ngang ngược với tôi – Mày trước đây đâu phải chưa từng hại Tấm!
- Nói cho mày biết, đó là lúc trước. Hiện tại tao sẽ không gây sự với Tấm. Nếu mày còn vu oan cho tao, đừng trách tao…
- Mày định làm gì? – A Sửu trợn mắt, khoanh tay trước ngực. – Nói cho mày biết, khôn hồn đừng có bày trò.
Tôi tỏ ra khinh thường, bỗng nghĩ ra chuyện gì bèn cười khẩy với hắn:
- Tao đang tò mò không biết là… Tại sao tao vừa bước đến, mày đã biết được mà hét lên cảnh báo chị Tấm vậy. A đúng rồi, mày rình xem trộm Tấm sao? Nhà tao và nhà mày cách nhau chỉ một cái bờ rào này, Tấm hay ra đây rửa chân, gội đầu… à còn cả tắm nữa… phải chăng mày thường rình mò xem hết rồi?
- Mày… mày… ngậm máu phun người! – A Sửu đầu bốc khói hét lên. – Tao chỉ… tao chỉ vừa đi ngang qua…!
- Ha ha, tao không tin mày chỉ đi ngang qua đây đâu. Nếu tao nói với mọi người mày thường rình mò Tấm, mày nghĩ sẽ thế nào? – Trước ánh mắt uất hận của A Sửu, tôi càng được thể đe dọa hắn – Mày thích Tấm đúng không, vậy mày phải biết điều với tao một chút, tao còn nói tốt trước mặt mẹ tao! Ha ha! Nếu mày không biết điều, tao sẽ cho cả làng biết mày rình mò xem Tấm tắm!
- Mày… mày!
A Sửu tưởng chừng muốn nhảy qua bờ rào cho tôi một trận. Tôi theo phản xạ lùi lại, nhưng đạp phải mô đất cao, loạng choạng ngã ngửa vào trong ao.
Tôi uống một ngụm nước to, vùng vẫy loạn xạ. A Sửu vênh mặt:
- Mày đừng giả vờ nữa, ao đâu có sâu ngập đầu mày! – Nói rồi hắn bỏ về.
Thật ra ao này đúng là không sâu, nhưng tôi không ngoi lên được, căn bản là có cái gì đó kéo chân tôi lại. Rong rêu hay bèo ư? Không phải…
Kế đến, miệng tôi còn bị bịt chặt, không thể lên tiếng. Tôi quay đầu, nương theo ánh trăng bạc chiếu xuống lòng ao, tôi hoảng hốt phát hiện ra, bên cạnh mình, chính là một người bịt mặt mặc đồ đen, cũng chính là kẻ đang bưng kín miệng tôi và giữ tôi ở dưới nước.
Người này có đôi mắt rất sắc lạnh.
Tôi không biết bơi, cũng không biết lặn, càng không thể giãy dụa khỏi được người mặc áo đen này. Bỗng dưng tôi ngửi thấy trong nước có mùi tanh. Có một vệt máu loang ra từ bên vai người đó.
Tôi gắng đánh mạnh vào chỗ có vết thương. Người đó cau mày, nhân lúc đó tôi vội vã trồi lên mặt nước, bò vào bờ.
Tôi nên làm gì bây giờ, chạy vào nhà gọi mẹ? Tri hô lên cho làng xóm biết?
Cớ nào ở thôn xóm yên bình này lại có sát thủ được? Nếu tôi hét lên, có khi nào người áo đen sẽ lập tức giết người diệt khẩu, tôi nên làm thế nào bây giờ?
Tôi còn đang lập cập không biết phải làm gì, phía sau gáy bất ngờ bị đánh mạnh, ngã lăn ra đất.
…
[Phân cách tuyến]
Bóng đen sau khi tấn công thiếu nữ ngất xỉu, cũng chật vật tìm một bụi cây để ẩn nấp.
Kẻ thù có lẽ đã phát hiện ra hành tung của hắn và âm thầm theo dõi từ lâu.
Những thủ hạ đi cùng hắn đều đã bỏ mạng, còn hắn bị thương, vẫn đang ẩn nấp trong ngôi làng này. Hắn không thể rơi vào tay bọn họ.
Bởi vì hắn là Mạc Kính Cung, vua của nhà Mạc.
Nhà Mạc thất thế, phải rút về Cao Bằng, cố thủ đợi thời cơ chín muồi phản công. Tuy nhiên nhà Lê trung hưng, thực chất cầm quyền là họ Trịnh ngày nay vẫn không ngừng vững mạnh chiếm thế thượng phong, họ Mạc chưa có cơ hội quật khởi.
Năm xưa, trọng thần phụ chính của Mạc Kính Cung, cũng là người đưa Kính Cung lên ngôi - Đà Quốc công Mạc Ngọc Liễn chính là người cuối cùng còn nắm giữ bí mật về bản đồ kho báu thời Lê thái tổ Lê Lợi. Nghe đồn, sức mạnh của Lê Lợi không chỉ nằm ở thanh gươm báu đã trả lại Kim Quy thần. Chỉ có thanh gươm được trả lại, nhưng hàng trăm ngàn tuyệt thế thần binh và bảo vật khác được vẫn chôn giấu dưới mật thất.
Nếu ai giải được bí mật trong bản đồ này, kẻ đó sẽ thống nhất được thiên hạ.
Tiếc là Mạc Ngọc Liễn có được bản đồ này, nhưng đến cuối đời vẫn chưa giải được. Ông ta để lại di thư cho tiểu hoàng đế Mạc Kính Cung, nhưng không nhắc đến kho báu, chỉ nói rằng “nuôi dưỡng uy lực, chịu khuất đợi thời, chờ khi nào mệnh trời trở lại”.
Trong trận chiến mùa xuân mười bảy năm về trước, Mạc Nguyệt - người con gái út chưa đầy một tuổi của Mạc Ngọc Liễn, cũng là người có hôn ước với Mạc Kính Cung đột nhiên mất tích.
Sau khi Mạc Ngọc Liễn qua đời, có người nói rằng, Mạc Nguyệt bị đem đi trốn cùng với bí mật về kho báu. Thực hư chuyện này ra sao, khó ai có thể định đoạt.
Mạc Kính Cung hắn từ nhỏ đến giờ cũng không tin lắm về chuyện kho báu, nhưng đến nay lực quân đã tàn, nhiều cận thần vẫn hàm ý nhắc nhở hắn đi tìm tung tích của Mạc Nguyệt. Dù sao cũng không thể mãi mãi án binh, hắn liền thử tìm tung tích Mạc Nguyệt.
Có kho báu hay không thì Mạc Nguyệt vẫn là con gái của Mạc Ngọc Liễn – người được trên dưới tướng lĩnh nhà Mạc tôn sùng. Đem Mạc Nguyệt trở về, cũng là một cách giúp hắn củng cố sĩ khí và lòng tin của bề tôi.
Nhưng không ngờ rằng, khi đến gần làng Vạn Bảo này, hắn bị họ Trịnh mai phục. Hiện nay người của Thanh Quận công Trịnh Tráng – thế tử con trai Trịnh Tùng vẫn đang bao vây chờ tóm gọn hắn.
Mạc Kính Cung bị thương, trong lúc vội vàng đành trốn xuống nước. Lát sau có người đến bên bờ ao, người của Trịnh Tráng sợ đánh động dân lành nên cũng tạm rút, nhưng hiện tại xung quanh đây vẫn rất nguy hiểm.
Mạc Kính Cung còn chưa biết nên rút lui thế nào, bỗng dưng thấy bóng một người phụ nữ trung tuổi hớt hơ hớt hải chạy đến bờ ao.
- Cám! Cám! Con sao vậy? – Bà ta luống cuống đỡ thiếu nữ dậy – Cục cưng của mẹ, trời ơi con mau tỉnh lại, sao lại ngất thế này, lại ướt thế này!
Dìu thiếu nữ dậy, bà ta gọi vọng sang nhà hàng xóm:
- Thầy lang ơi, cứu, cứu !
Người phụ nữ này, không hiểu sao Mạc Kính Cung thấy có phần quen thuộc.
…
…
Mạc Kính Cung hai mắt mờ đi, hắn cho rằng mình có thể chết ở đây. Nào ngờ người phụ trung niên kia quay lại, bà ta có vẻ vô cùng cẩn trọng, nhìn trước ngó sau.
Hắn nhìn kỹ hơn, chợt giật mình nghĩ đến, bảo sao người phụ nữ này quen mắt đến vậy. Bà ta chính là Liễu Hà – tỳ nữ thân cận năm xưa của Mạc Ngọc Liễn. Bà ta vẫn còn sống sao?
Bà ta đến gần bên hồ, vẻ như là đang lấy nước, thoạt nhiên đọc một câu thơ:
“Thử tự bất thư thạch,
Thử tự bất thư chỉ,”
Từ trong bụi rậm, người áo đen đáp lời:
“ Thư hướng thu diệp thượng,
Nguyện tuỳ phong thu khởi”
Vốn dĩ đây chỉ là hai câu thơ cổ, nhưng chính là mật ngữ mà Mạc Ngọc Liễn xưa kia dùng để truyền tin cho những người thân cận nhất. Hiện nay Mạc triều đã không còn dùng mật ngữ này.
…
Mẹ Cám cẩn thận đem người áo đen xuống kho sau nhà, là nơi chứa khung cửi cũ và vải lụa chưa nhuộm màu. Bà ta xử lý vết thương cho người kia, một lời cũng không thừa thãi:
- Ngài là ai? Chỉ có người của Ngọc Liễn đại nhân mới biết mật ngữ này ?
Mạc Kính Cung cười :
- Phu nhân cũng thật không đơn giản, rất nhanh nhạy đã phát hiện ra họ Trịnh đang truy bắt người họ Mạc ở đây. Phu nhân không sợ sao ? Bài thơ kia… hay là phu nhân dự định, nếu ta không đáp lại được, có nghĩa là ta không phải người liên quan đến Đà Quốc Công, bà sẽ không cứu ?
- Ngài còn rất trẻ, tại sao lại biết mật ngữ này ? Ngài là ai vậy ? – Mẹ Cám bình tĩnh hỏi, đồng thời quan sát.
Nam nhân này dung nhan tuấn tú, khí độ phi phàm, ánh mắt rất thông tuệ, nhất định phải là quý tộc Mạc Triều. Nhưng còn trẻ như vậy lại biết Mạc Ngọc Liễn, liệu có thể là ai ?
- Ta chỉ là một cận vệ của bệ hạ. Bệ hạ trước đây có kể cho ta về Đà Quốc Công.
Mẹ Cám thầm suy đoán. Bệ hạ ? Vua hiện giờ của họ Mạc, chẳng lẽ là người mà Ngọc Liễn năm đó lập nên – Mạc Kính Cung ? Gã này thực sự là cận vệ của thiên tử Mạc triều sao?
- Vết thương đã xử lý xong. Ngài không nên ra ngoài. Mấy ngày nữa, tôi sẽ giúp ngài thoát thân. Sau đó, cảm phiền ngài giữ bí mật chuyện này…
Mẹ Cám định khép cửa ra ngoài. Lúc này thầy lang còn trong nhà xem bệnh cho Cám, bà ta tranh thủ lúc xuống bếp sắc thuốc để cứu người họ Mạc này. Vốn dĩ bà ta không định can dự vào. Nhưng chung quy vẫn là không bỏ xuống được những việc có liên quan đến ông ta – Mạc Ngọc Liễn, người bà ta từng yêu và kính trọng hơn cả sinh mạng mình.
- Đa tạ phu nhân ! Có điều, ta muốn hỏi Liễu Hà phu nhân.
Mẹ Cám giật mình, người từng phụng sự họ Mạc không phải là ít, sau chiến loạn lưu lạc khắp nơi, nhưng người này lại gọi tên chính xác của bà.
Chỉ có thể là, người này năm xưa cũng rất thân cận với Mạc Ngọc Liễn.
- Bệ hạ đang tìm tung tích của Mạc Nguyệt tiểu thư, phu nhân có biết không ?
Mẹ Cám thoáng kinh ngạc, nhưng rất nhanh sau đó bà lấy lại bình tĩnh, chậm rãi nói :
- Đại nhân, Liễu Hà đã rời phủ Đà Quốc Công rất lâu rồi ? Mạc Nguyệt tiểu thư là ai vậy ?
Mạc Kính Cung vốn chỉ thăm dò một câu, nhưng Liễu Hà phu nhân này cẩn trọng hơn hắn tưởng. Sự thực là bà ta rời phủ của Mạc Ngọc Liễn từ trước khi Mạc Nguyệt tiểu thư ra đời, nếu nói bà ta không biết, thì cũng rất hợp lý.
- Đã làm phiền phu nhân rồi. – Mạc Kính Cung cũng không truy hỏi thêm, hắn xoay người nằm nghỉ. – Trịnh Tráng đang ở gần đây, phu nhân cẩn trọng.
Phụ nữ trong làng ai cũng biết nuôi tằm dệt lụa. Hàng năm, vào mùa xuân, làng sẽ tổ chức lễ hội thi dệt lụa. Lễ hội kéo dài ba ngày đêm, còn có người của triều đình đến lựa chọn, những thước lụa đẹp và tinh xảo nhất sẽ được tiến cống vào cung vua, phủ chúa. Và người dệt ra những tấm lụa đó cũng được ban thưởng, ngoài ngân lượng còn gỗ quý để làm khung cửi.
Mẹ của Cám vốn có tiếng dệt lụa trong làng, cũng có một hai lần lụa của bà được lựa chọn, nhưng tiền thưởng cuối cùng vẫn là dùng để chữa trị bệnh cho Cám.
Mẹ của Cám không cho Tấm dệt vải, mà lại sai nàng ta đi chăn châu cắt cỏ, cày cấy như những nam thanh niên trong làng. Dường như, bà ta không chỉ ác cảm với con ghẻ, mà còn không muốn cho nàng ta có cơ hội đổi đời.
Nếu thực sự tôi đang rơi vào câu chuyện cổ tích, tôi nhất định sẽ không đắc tội với chị Tấm đâu. Nhìn xem, dung nhan của chị ta, dù chân lấm tay bùn cũng không che giấu được vẻ đoan trang thanh tú. Có lẽ chị ta là thiếu nữ đẹp nhất ở làng này. Nhất định sau này sẽ lọt vào mắt xanh của vua chúa.
Còn Cám tôi ư? Tôi dự định sẽ học tốt nghề dệt lụa làm kế sinh nhai. Kiếm một chút tiền sống no đủ, còn phải dành tiền mua thuốc trị mấy chứng bệnh bẩm sinh lặt vặt.
Còn nữa, Cám tôi không biết chữ. Tuy cha tôi trước khi mất cũng là một thầy nho, nhưng ông mất quá sớm, mẹ Cám cũng không cho con đi học chữ. Đa phần đàn bà con gái ở thời này đều không biết chữ. Nếu có học cũng chỉ học qua loa ở thầy nho trong làng, nữ giới tất nhiên là không có quyền tham gia khoa cử.
Vì vậy, kế hoạch trước mắt của tôi là: Học dệt vải – Học chữ - Bình thường hóa quan hệ với bà chị Tấm.
Lần thứ nhất:
Tôi để dành hai chiếc bánh chưng, trước lúc chị Tấm đi chăn trâu về, đặt vào căn phòng nhỏ cạnh xó bếp (cũng là nơi Tấm ở).
Chị ta không ăn! Quả nhiên rất cảnh giác. Chắc hẳn Cám đã từng bày trò chọc chị ta rồi, nên Tấm không dễ dàng tin.
Bề ngoài Tấm trầm lặng ít nói, trước mặt mẹ con Cám đều là vẻ mặt nhu mì cam chịu. Nhưng không thể biết được, Tấm có thực sự hiền đến thế hay không?
Lần thứ hai, tôi lại mon men tìm các bắt chuyện lúc Tấm đang rửa chân ở cầu ao.
Nào ngờ, mới tiến lại gần Tấm, phía bờ rào cạnh nhà đã có tiếng nam thanh niên hô lên:
- Tấm, em cẩn thận! Con Cám nó định đẩy ngã em đó!
Tấm hơi giật mình, sau đó vội đứng dậy, nàng ta chỉ nhìn tôi rất nhanh trong giây lát rồi cúi đầu bước nhanh về, gương mặt xinh đẹp mang vẻ lo sợ, vì thế mà thêm phần điềm đạm tội nghiệp khiến người ta phải thương xót.
Tôi quay phắt sang trừng gã hàng xóm A Sửu. Hắn cũng không kém cạnh, làm bộ mặt hùng hổ hăm dọa tôi. Tên điên này làm hỏng kế hoạch bình thường hóa quan hệ chị em của tôi, e rằng sau này Tấm cứ gặp tôi là lẩn trốn ý chứ.
Tôi bước về phía hắn. A Sửu hơi bật ngờ vì thái độ dạn dĩ này của tôi. Có lẽ trong tiềm thức của hắn, Cám ái mộ hắn, càng không thể nào trừng mắt với hắn.
- A Sửu, mắt nào của mày thấy là tao đang đẩy ngã Tấm hả?
- Mày… mày… - A Sửu có chút lúng túng nhưng vẫn ngang ngược với tôi – Mày trước đây đâu phải chưa từng hại Tấm!
- Nói cho mày biết, đó là lúc trước. Hiện tại tao sẽ không gây sự với Tấm. Nếu mày còn vu oan cho tao, đừng trách tao…
- Mày định làm gì? – A Sửu trợn mắt, khoanh tay trước ngực. – Nói cho mày biết, khôn hồn đừng có bày trò.
Tôi tỏ ra khinh thường, bỗng nghĩ ra chuyện gì bèn cười khẩy với hắn:
- Tao đang tò mò không biết là… Tại sao tao vừa bước đến, mày đã biết được mà hét lên cảnh báo chị Tấm vậy. A đúng rồi, mày rình xem trộm Tấm sao? Nhà tao và nhà mày cách nhau chỉ một cái bờ rào này, Tấm hay ra đây rửa chân, gội đầu… à còn cả tắm nữa… phải chăng mày thường rình mò xem hết rồi?
- Mày… mày… ngậm máu phun người! – A Sửu đầu bốc khói hét lên. – Tao chỉ… tao chỉ vừa đi ngang qua…!
- Ha ha, tao không tin mày chỉ đi ngang qua đây đâu. Nếu tao nói với mọi người mày thường rình mò Tấm, mày nghĩ sẽ thế nào? – Trước ánh mắt uất hận của A Sửu, tôi càng được thể đe dọa hắn – Mày thích Tấm đúng không, vậy mày phải biết điều với tao một chút, tao còn nói tốt trước mặt mẹ tao! Ha ha! Nếu mày không biết điều, tao sẽ cho cả làng biết mày rình mò xem Tấm tắm!
- Mày… mày!
A Sửu tưởng chừng muốn nhảy qua bờ rào cho tôi một trận. Tôi theo phản xạ lùi lại, nhưng đạp phải mô đất cao, loạng choạng ngã ngửa vào trong ao.
Tôi uống một ngụm nước to, vùng vẫy loạn xạ. A Sửu vênh mặt:
- Mày đừng giả vờ nữa, ao đâu có sâu ngập đầu mày! – Nói rồi hắn bỏ về.
Thật ra ao này đúng là không sâu, nhưng tôi không ngoi lên được, căn bản là có cái gì đó kéo chân tôi lại. Rong rêu hay bèo ư? Không phải…
Kế đến, miệng tôi còn bị bịt chặt, không thể lên tiếng. Tôi quay đầu, nương theo ánh trăng bạc chiếu xuống lòng ao, tôi hoảng hốt phát hiện ra, bên cạnh mình, chính là một người bịt mặt mặc đồ đen, cũng chính là kẻ đang bưng kín miệng tôi và giữ tôi ở dưới nước.
Người này có đôi mắt rất sắc lạnh.
Tôi không biết bơi, cũng không biết lặn, càng không thể giãy dụa khỏi được người mặc áo đen này. Bỗng dưng tôi ngửi thấy trong nước có mùi tanh. Có một vệt máu loang ra từ bên vai người đó.
Tôi gắng đánh mạnh vào chỗ có vết thương. Người đó cau mày, nhân lúc đó tôi vội vã trồi lên mặt nước, bò vào bờ.
Tôi nên làm gì bây giờ, chạy vào nhà gọi mẹ? Tri hô lên cho làng xóm biết?
Cớ nào ở thôn xóm yên bình này lại có sát thủ được? Nếu tôi hét lên, có khi nào người áo đen sẽ lập tức giết người diệt khẩu, tôi nên làm thế nào bây giờ?
Tôi còn đang lập cập không biết phải làm gì, phía sau gáy bất ngờ bị đánh mạnh, ngã lăn ra đất.
…
[Phân cách tuyến]
Bóng đen sau khi tấn công thiếu nữ ngất xỉu, cũng chật vật tìm một bụi cây để ẩn nấp.
Kẻ thù có lẽ đã phát hiện ra hành tung của hắn và âm thầm theo dõi từ lâu.
Những thủ hạ đi cùng hắn đều đã bỏ mạng, còn hắn bị thương, vẫn đang ẩn nấp trong ngôi làng này. Hắn không thể rơi vào tay bọn họ.
Bởi vì hắn là Mạc Kính Cung, vua của nhà Mạc.
Nhà Mạc thất thế, phải rút về Cao Bằng, cố thủ đợi thời cơ chín muồi phản công. Tuy nhiên nhà Lê trung hưng, thực chất cầm quyền là họ Trịnh ngày nay vẫn không ngừng vững mạnh chiếm thế thượng phong, họ Mạc chưa có cơ hội quật khởi.
Năm xưa, trọng thần phụ chính của Mạc Kính Cung, cũng là người đưa Kính Cung lên ngôi - Đà Quốc công Mạc Ngọc Liễn chính là người cuối cùng còn nắm giữ bí mật về bản đồ kho báu thời Lê thái tổ Lê Lợi. Nghe đồn, sức mạnh của Lê Lợi không chỉ nằm ở thanh gươm báu đã trả lại Kim Quy thần. Chỉ có thanh gươm được trả lại, nhưng hàng trăm ngàn tuyệt thế thần binh và bảo vật khác được vẫn chôn giấu dưới mật thất.
Nếu ai giải được bí mật trong bản đồ này, kẻ đó sẽ thống nhất được thiên hạ.
Tiếc là Mạc Ngọc Liễn có được bản đồ này, nhưng đến cuối đời vẫn chưa giải được. Ông ta để lại di thư cho tiểu hoàng đế Mạc Kính Cung, nhưng không nhắc đến kho báu, chỉ nói rằng “nuôi dưỡng uy lực, chịu khuất đợi thời, chờ khi nào mệnh trời trở lại”.
Trong trận chiến mùa xuân mười bảy năm về trước, Mạc Nguyệt - người con gái út chưa đầy một tuổi của Mạc Ngọc Liễn, cũng là người có hôn ước với Mạc Kính Cung đột nhiên mất tích.
Sau khi Mạc Ngọc Liễn qua đời, có người nói rằng, Mạc Nguyệt bị đem đi trốn cùng với bí mật về kho báu. Thực hư chuyện này ra sao, khó ai có thể định đoạt.
Mạc Kính Cung hắn từ nhỏ đến giờ cũng không tin lắm về chuyện kho báu, nhưng đến nay lực quân đã tàn, nhiều cận thần vẫn hàm ý nhắc nhở hắn đi tìm tung tích của Mạc Nguyệt. Dù sao cũng không thể mãi mãi án binh, hắn liền thử tìm tung tích Mạc Nguyệt.
Có kho báu hay không thì Mạc Nguyệt vẫn là con gái của Mạc Ngọc Liễn – người được trên dưới tướng lĩnh nhà Mạc tôn sùng. Đem Mạc Nguyệt trở về, cũng là một cách giúp hắn củng cố sĩ khí và lòng tin của bề tôi.
Nhưng không ngờ rằng, khi đến gần làng Vạn Bảo này, hắn bị họ Trịnh mai phục. Hiện nay người của Thanh Quận công Trịnh Tráng – thế tử con trai Trịnh Tùng vẫn đang bao vây chờ tóm gọn hắn.
Mạc Kính Cung bị thương, trong lúc vội vàng đành trốn xuống nước. Lát sau có người đến bên bờ ao, người của Trịnh Tráng sợ đánh động dân lành nên cũng tạm rút, nhưng hiện tại xung quanh đây vẫn rất nguy hiểm.
Mạc Kính Cung còn chưa biết nên rút lui thế nào, bỗng dưng thấy bóng một người phụ nữ trung tuổi hớt hơ hớt hải chạy đến bờ ao.
- Cám! Cám! Con sao vậy? – Bà ta luống cuống đỡ thiếu nữ dậy – Cục cưng của mẹ, trời ơi con mau tỉnh lại, sao lại ngất thế này, lại ướt thế này!
Dìu thiếu nữ dậy, bà ta gọi vọng sang nhà hàng xóm:
- Thầy lang ơi, cứu, cứu !
Người phụ nữ này, không hiểu sao Mạc Kính Cung thấy có phần quen thuộc.
…
…
Mạc Kính Cung hai mắt mờ đi, hắn cho rằng mình có thể chết ở đây. Nào ngờ người phụ trung niên kia quay lại, bà ta có vẻ vô cùng cẩn trọng, nhìn trước ngó sau.
Hắn nhìn kỹ hơn, chợt giật mình nghĩ đến, bảo sao người phụ nữ này quen mắt đến vậy. Bà ta chính là Liễu Hà – tỳ nữ thân cận năm xưa của Mạc Ngọc Liễn. Bà ta vẫn còn sống sao?
Bà ta đến gần bên hồ, vẻ như là đang lấy nước, thoạt nhiên đọc một câu thơ:
“Thử tự bất thư thạch,
Thử tự bất thư chỉ,”
Từ trong bụi rậm, người áo đen đáp lời:
“ Thư hướng thu diệp thượng,
Nguyện tuỳ phong thu khởi”
Vốn dĩ đây chỉ là hai câu thơ cổ, nhưng chính là mật ngữ mà Mạc Ngọc Liễn xưa kia dùng để truyền tin cho những người thân cận nhất. Hiện nay Mạc triều đã không còn dùng mật ngữ này.
…
Mẹ Cám cẩn thận đem người áo đen xuống kho sau nhà, là nơi chứa khung cửi cũ và vải lụa chưa nhuộm màu. Bà ta xử lý vết thương cho người kia, một lời cũng không thừa thãi:
- Ngài là ai? Chỉ có người của Ngọc Liễn đại nhân mới biết mật ngữ này ?
Mạc Kính Cung cười :
- Phu nhân cũng thật không đơn giản, rất nhanh nhạy đã phát hiện ra họ Trịnh đang truy bắt người họ Mạc ở đây. Phu nhân không sợ sao ? Bài thơ kia… hay là phu nhân dự định, nếu ta không đáp lại được, có nghĩa là ta không phải người liên quan đến Đà Quốc Công, bà sẽ không cứu ?
- Ngài còn rất trẻ, tại sao lại biết mật ngữ này ? Ngài là ai vậy ? – Mẹ Cám bình tĩnh hỏi, đồng thời quan sát.
Nam nhân này dung nhan tuấn tú, khí độ phi phàm, ánh mắt rất thông tuệ, nhất định phải là quý tộc Mạc Triều. Nhưng còn trẻ như vậy lại biết Mạc Ngọc Liễn, liệu có thể là ai ?
- Ta chỉ là một cận vệ của bệ hạ. Bệ hạ trước đây có kể cho ta về Đà Quốc Công.
Mẹ Cám thầm suy đoán. Bệ hạ ? Vua hiện giờ của họ Mạc, chẳng lẽ là người mà Ngọc Liễn năm đó lập nên – Mạc Kính Cung ? Gã này thực sự là cận vệ của thiên tử Mạc triều sao?
- Vết thương đã xử lý xong. Ngài không nên ra ngoài. Mấy ngày nữa, tôi sẽ giúp ngài thoát thân. Sau đó, cảm phiền ngài giữ bí mật chuyện này…
Mẹ Cám định khép cửa ra ngoài. Lúc này thầy lang còn trong nhà xem bệnh cho Cám, bà ta tranh thủ lúc xuống bếp sắc thuốc để cứu người họ Mạc này. Vốn dĩ bà ta không định can dự vào. Nhưng chung quy vẫn là không bỏ xuống được những việc có liên quan đến ông ta – Mạc Ngọc Liễn, người bà ta từng yêu và kính trọng hơn cả sinh mạng mình.
- Đa tạ phu nhân ! Có điều, ta muốn hỏi Liễu Hà phu nhân.
Mẹ Cám giật mình, người từng phụng sự họ Mạc không phải là ít, sau chiến loạn lưu lạc khắp nơi, nhưng người này lại gọi tên chính xác của bà.
Chỉ có thể là, người này năm xưa cũng rất thân cận với Mạc Ngọc Liễn.
- Bệ hạ đang tìm tung tích của Mạc Nguyệt tiểu thư, phu nhân có biết không ?
Mẹ Cám thoáng kinh ngạc, nhưng rất nhanh sau đó bà lấy lại bình tĩnh, chậm rãi nói :
- Đại nhân, Liễu Hà đã rời phủ Đà Quốc Công rất lâu rồi ? Mạc Nguyệt tiểu thư là ai vậy ?
Mạc Kính Cung vốn chỉ thăm dò một câu, nhưng Liễu Hà phu nhân này cẩn trọng hơn hắn tưởng. Sự thực là bà ta rời phủ của Mạc Ngọc Liễn từ trước khi Mạc Nguyệt tiểu thư ra đời, nếu nói bà ta không biết, thì cũng rất hợp lý.
- Đã làm phiền phu nhân rồi. – Mạc Kính Cung cũng không truy hỏi thêm, hắn xoay người nằm nghỉ. – Trịnh Tráng đang ở gần đây, phu nhân cẩn trọng.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.