Chương 37
Còi
23/06/2016
Dẫu biết rằng rất nguy hiểm nhưng kẻ cứng đầu Hoài Phong dứt khoát chỉ chịu ôm quần áo vào phòng tắm khi trời đã khuya lắc khuya lơ mà thôi. Với Phong, việc đứng mình dưới dòng nước xối xả được “nhả” ra từ vòi hoa sen trước lúc đi ngủ quả thật rất quan trọng và vô cùng có ý nghĩa. Bởi nó chẳng những gột rửa sạch sẽ đám vi khuẩn và lớp bụi bẩn bám trên cơ thể Phong mà còn giúp đầu óc cậu trở nên minh mẫn hơn, nhờ đó có thể xử lý được cơ man những điều khó nghĩ. Và chỉ khi người ngợm thơm tho sạch sẽ, đầu óc nhẹ gánh suy tư thì cậu cả nhà họ Lê mới có thể nhắm nghiền mắt và ngủ lăn quay tới sáng được.
Thường ngày là thế, Phong luôn thích tích bẩn và “chuyện” đợi đến đêm mới vào phòng tắm và giải quyết một thể. Cơ mà hôm nay lại khác, đồng hồ mới điểm bốn giờ chiều, cậu đã hậm hực ôm theo quần áo lao vội vào nhà tắm trước cái nhìn ngỡ ngàng của mẹ. Phong muốn được “thông não” lắm rồi. Đầu óc cậu đang rối như mối tơ vò đây và nếu cứ thuận theo thói quen thường ngày, chỉ e nó sẽ nổ tung bung bét mất thôi. Đáng sợ vô cùng!
Tất cả đều tại thái độ khó hiểu của Bảo An hồi sáng hết đấy. Tuy đã mạnh mồm đặt câu nghi vấn “Mày đang ghen hả An?” nhưng quả thật trong lòng Phong cũng đâu có chắc, lại càng không dám hy vọng nhiều rằng con bé sẽ gật đầu nói đúng. Khi ấy Phong chỉ đơn giản là muốn “phản pháo” lại những lần An áp đặt chữ “ghen” lên người cậu mà thôi.
Gạt vòi sen lên và để mặc cho dòng nước ấm chảy dọc khắp thân thể, Hoài Phong nhắm mắt “diễn sâu”, bắt đầu quá trình “thông não”.
Bụp!
“Anh chàng” não trái lý trí “xuất hiện” và “khuyên răn”:
“Tại vì biết rõ con chó kia ám đầy mùi lão Minh nên mày mới không thích để An ôm ấp nó đó Phong. Chứ An có biết biết mèo nhỏ lúc trước do ai sở hữu đâu mà ghen tuông giống kiểu của mày được. Chắc bẩm sinh, con bé đó đã ghét mèo nên mới vậy thôi. Giờ đối với An, mày chẳng là ai hết, con bé hà tất phải ghen làm gì cho mất công, đúng không? Thức tỉnh đi!”
Hai hàng lông mày Phong cứ thế cau dần lại theo từng lời âm vang của “anh bạn” đã gắn bó khăng khít với mình suốt từ khi lọt lòng. Mở toang mắt ra, Phong lấy tay chỉ thẳng mặt mình và gào lên đồng tình:
“Ừ đúng, có là cái quái gì của nó đâu cơ chứ. Thức tỉnh luôn.”
Vừa nói, Phong vừa lắc mạnh đầu mấy cái như một hành động quyết tâm rũ bỏ tất cả. Những lý lẽ do “người hàng xóm sát vách” kia vừa đưa ra, “nàng” não phải với bản tỉnh mơ mộng nghe mà chẳng thấy lọt tai chút nào. Rất vội vàng nhưng cũng hết sức nhẹ nhàng, “nàng ta” phản bác:
“Bậy nào, không phải thế đâu. Chẳng qua An nghĩ chú mèo xinh xắn kia là mèo hoang nên mới cho rằng chắc hẳn lúc trước nó đã từng qua tay nhiều người bế bồng. Chính thế, con bé mới không muốn cậu gián tiếp ‘ôm ấp’ một đống người đó thôi. An có định nghĩa về cái ôm giống cậu mà. Hai người đồng điệu thế còn gì.”
“Gió chiều nào theo chiều nấy”, Hoài Phong thật chẳng có tí ti lập trường gì cả. Đang kiên quyết là thế, ấy vậy mà vừa “nghe” não phải thủ thỉ phân tích mấy câu, lòng dạ cậu đã thấy nghiêng nghiêng mất rồi. Dịu sắc mặt xuống, Hoài Phong gặm gặm ngón tay tỏ vẻ ngẫm ngợi và lẩm nhẩm nói:
“Phải không? Cũng phải lắm. Nói như vậy, mình vẫn còn quan trọng với An. Và theo như ngôn ngữ của thằng Trí thì mình vẫn còn hạn sử dụng.”
Phong ơi là Phong, trèo cao ắt hẳn khi ngã sẽ đau lắm đấy, cậu không sợ sao? Mặc kệ câu trả lời là gật hay lắc, não trái cũng nhất định phải ngăn cản Phong đến cùng, “anh ta” lập tức cãi lại cả một tràng dài đằng đẵng:
“Mày dẹp ngay cái suy nghĩ ấy đi, Phong. Nhìn xem, chính vì mày không biết tự lượng sức mình, luôn nghĩ bản thân có tầm ảnh hưởng lớn đến An nên kế hoạch ‘tẩy não’ của mày mới thất bại thảm hại đấy. Đã chẳng ‘tiêm’ được tẹo nào tình yêu mèo vào người An thì chớ, giờ con bé ấy còn quay sang ghét cay ghét đắng mèo mới khổ chứ. Và theo như tính toán của mày lúc trước, chẳng phải giờ, An sẽ càng thêm yêu con chó kia hay sao? Chính mày đã gián tiếp tạo cơ hội cho gã Minh mất rồi. Thôi, ngu thì chết chứ bệnh tật gì, bỏ cuộc ngay còn kịp. An sắp thuộc về Minh rồi, mày nên quên con bé ấy ngay và luôn đi. Chọn mèo đi Phong ơi.”
Nghe cũng hợp lý đấy chứ. Nhắc mới nhớ, mèo nhỏ quấn cậu lắm dù cho hôm nay mới chỉ là lần đầu tiên cậu và nó gặp nhau. Cái tính này y hệt chú mèo xám Phong nuôi lúc trước, lại thêm cả ngoại hình cũng có phần giông giống nữa chứ. Hoài Phong quả thật đã sớm yêu mến chú ta lắm rồi, chẳng nỡ rời xa chút nào.
Mèo nhỏ mang trong mình toàn những ưu điểm Phong ưa, còn An thì sao đây? Dạo này An không còn bám cậu như trước nữa, “cơn cuồng” trong con bé chắc cũng đã giảm đi khá nhiều rồi. Dẫu biết An bận chuyện bài vở và Phong cũng chẳng mong con bé sẽ vì cậu mà bỏ bê việc học hành chút nào đâu nhưng dù sao An cũng nên cố gắng dành ra cho cậu chút ít thời gian chứ. Đằng này, An lại lên lịch hẹn hò trước với Minh rồi sẵn sàng từ chối lời mời lần thứ “n+1” của cậu, thật khiến Phong càng nghĩ càng thêm tức, không tài nào mà quên đi được.
Sau khi đần mặt phân tích mấy giây, Phong cũng thấy thâm thấm lời khuyên của “anh chàng” não trái, cậu gằn giọng cương quyết:
“Được thôi, mày đã dám vì Minh mà cho tao ra rìa thì tao cũng...”
“Không được, cậu không được phép làm thế. Nghe đây, lúc trước An mới chỉ ôm gián tiếp mỗi một người mà cậu đã ghen đến thế kia rồi, thử hỏi hôm nay cậu ngang nhiên làm hành động tương tự với một đống người ngay trước mặt An, liệu rằng nỗi đau cô bé chịu sẽ tới nhiều tới mức nào chứ? Vậy mà cậu còn định gạt An sang một bên nữa ư? Thật quá đáng!”
Não phải vội vàng chặn họng Phong lại, không cho cậu nói tiếp. Phong nghe xong, bèn thêm một lần nữa nghiêng lòng, miệng liên tục lẩm nhẩm “Ờ ha... ờ ha...”.
“Nhưng nếu thật lòng yêu mày, An nên cố gắng thông cảm và tiếp nhận những sở thích của mày chứ. Cớ sao lại bắt mày lựa chọn giữa nó và mèo? Đứa con gái như thế không đáng để yêu, chẳng xứng để chọn.”
Não trái liền nhanh nhảu chê bai An không thương tiếc. Hoài Phong cũng liền liếc mắt sang bên “anh chàng”.
“Đáng chứ. An chẳng đã vì cậu mà từ bỏ hết những sở thích mà bao cô gái khác đều có đó thôi. Son môi đẹp và cả nước hoa thơm, An đều không cần, chỉ cần cậu thôi.”
Bênh An, não phải vội vàng chêm lời. Phong lại rời ánh mắt từ bên tả sang bên hữu.
“Tóm lại, không được yêu An.”
“Hãy yêu An.”
“Không yêu.”
“Có yêu.”
“...”
Cuộc cãi vã giữa hai bán cầu não diễn ra sôi nổi. Cứ bên nào nói một câu, Phong lại đánh mắt sang nhìn bên đó một phát, sắp lác đến nơi rồi. Giữa lúc đầu ong mắt nhức, Phong vẫn đắn đo lưỡng lự chưa biết đi theo phe nào. Vừa hay khi ấy, cái điện thoại đang được đặt cạnh bồn rửa mặt bất chợt reo vang bản nhạc:
“Cứ yêu đi dù rằng mình ngu si...”
Có người gọi tới, Phong bèn dừng suy nghĩ và bước đến phía đó. Vừa định nhấc máy trả lời nhưng chuông điện thoại mới reo được mấy hồi đã liền tắt ngúm. Dám nháy máy cắt ngang mạch suy nghĩ của Phong, kẻ nào mà to gan thế nhỉ? Mở màn hình lên và nhìn vào cái tên hiện trên đó, Hoài Phong khẽ mỉm cười khi thấy chữ “An”. Cậu đoán rằng An đang nhớ và nóng lòng mong ngóng câu trả lời của cậu lắm đây nhưng do còn đang giận hoặc lại sợ lựa chọn cậu đưa ra không vừa ý nên chỉ dám nháy máy một cái gọi là gây sự chú ý đó mà. Ngẫm ngợi một lúc, Phong có thể chắc mẩm rẳng An hẳn vẫn còn mê cậu lắm, nếu không con bé cần gì phải ghen um lên cho mệt xác cơ chứ. Bắt được thóp này của An, Phong vênh mặt và nở nụ cười đắc ý.
“Chừa chưa An? Thử bỏ bê tao thêm lần nữa xem, tao bỏ đi yêu đứa khác đấy. Mày đã ghen bất chấp đối tượng thế này thì chó, mèo, lợn, gà gì tao cũng yêu tuốt. Yêu luôn cả thằng Trí. Lúc ý hối cũng không kịp đâu.”
Ý nghĩ ấy làm Phong thấy thoải mái hẳn. Bao nhiêu lỗi lầm trước đây An gây, cậu đều có thể bỏ qua hết được rồi, sẵn sàng tặng cho con bé thêm một cơ hội nữa. Mà đoạn nhạc chuông do nữ ca sĩ nọ thể hiện vừa ngân vang cũng hợp với hoàn cảnh bấy giờ gớm nhỉ?
Soi mình vào gương, Phong cuối cùng cũng đưa ra được quyết định của mình. Cậu cười toe toét và nói giọng thoải mải:
“Thôi thì chiều ý chị em phụ nữ vậy. Hôm nay, nghe theo não phải.”
Khi Phong dứt lời cũng là lúc não trái hậm hực nhận thua. Đối thủ của hắn vì giành được chiến thắng nên thích chí cười hì.
Mới đặt mình lại dưới dòng nước ấm được ít giây, Phong liền nghe tiếng mẹ gõ cửa gọi tên:
“Phong ơi, tắm cả cho mèo nữa hay sao mà lâu thế? Gần một tiếng đồng hồ rồi đấy. À đây này, con mèo đang đứng đợi ngoài cửa đây này. Hay lại nghịch nước? Lớn đùng lớn đoàng rồi vẫn chưa bỏ được cái tật đó à? Nhanh lên con ơi.”
Oan uổng quá, nãy giờ bận suy nghĩ ngẫm ngợi, Phong nào đã tắm được chút nào đâu. Nhưng ở trong đây cũng lâu quá rồi, để tốn nước thế này, kiểu gì bà nội cũng cằn nhằn mãi không ngưng cho xem. Vả lại giờ mới là lưng chừng ngày, người ngợm cũng có gì đâu mà kỳ. Nghĩ thế, Phong tắt luôn vòi nước và đáp:
“Vâng, con ra ngay đây ạ.”
Vừa mở cửa và bước ra khỏi phòng tắm, Phong liền cảm nhận được một cục bông mềm mềm đang cọ cọ ngay mắt cá chân, lại còn nghe thấy có tiếng meo meo se sẽ nữa chứ. À, thì ra là mèo con đứng đây đợi cậu, khi nãy Phong có nghe mẹ nói vậy mà. Cúi xuống rồi dùng một tay nhấc bổng mèo nhỏ lên cao ngang mặt, tay còn lại Phong búng nhẹ vào mũi nó và cất giọng trêu đùa:
“Đứng đây đợi tắm à? Hay là nhìn trộm tao đấy?”
“Meo...”
Mèo nhỏ khe khẽ đáp, gương mặt tiu nghỉu buồn thiu. Nhận ra điều ấy, Phong bèn thu hồi vẻ cười cợt. Thay vào đó, cậu chàng nhăn mặt lo lắng hỏi:
“Mày làm sao thế?”
Nhưng lần này mèo nhỏ im re, chẳng hé miệng kêu thêm tiếng nào, chỉ cùi mặt xuống ra vẻ dỗi cậu chủ thôi. Sau độ mấy phút lục lại bộ nhớ, Phong cuối cùng cũng hiểu vì sao bỗng dưng mèo nhỏ lại phô ra bộ dạng này rồi. Đây nhé, từ lúc mượn nó cho tới trước khi An đưa ra yêu cầu bắt lựa chọn, Phong luôn cưng nựng và vỗ về nó. Nhưng kể từ lúc trở về nhà sau khi đã cãi nhau với An một trận oanh tạc, Phong lại toàn vì sầu riêng mà bỏ lơ mèo nhỏ thôi, thử hỏi làm sao mà chú ta không hụt hẫng sinh ra tủi hờn cho được?
Một tay ôm mèo nhỏ vào lòng, tay kia liên tục vuốt ve đầu nó như thể dỗ dành, Hoài Phong nhẹ giọng nói:
“Thôi đừng giận, thương mày mà.”
Bấy giờ mèo nhỏ mới rúc rúc cái đầu vào ngực Hoài Phong và kêu lên một rổ đầy những ngôn ngữ mà Phong không sao hiểu nổi, chỉ có thể đoán rằng hẳn là nó đang trách móc mình đây. Ngẫm mới thấy, cả buổi sáng nay và cho tới tận giây phút này, Phong quả thật chưa làm được gì cho mèo nhỏ hết. Trong khi đó, nó đã giúp cậu quá nhiều việc. Giờ lại sắp phải chia tay, thực lòng Phong muốn tặng chú ta một món quà nho nhỏ. Nhưng tặng gì thì tạm thời cậu chưa nghĩ ra.
Thả cho mèo nhỏ chạy nhảy đùa nô loanh quanh trong vườn, Hoài Phong ngồi bệt bên bệ thềm ngắm nó và đắn đo. Chợt nhớ ngày trước mượn xe của Trí, cậu đã bị ông bạn hào phóng ấy mắng chửi té tát chỉ vì khi trả trên thân xe vẫn còn bẩn nguyên mấy vết bùn từ tận đời nảo đời nao. Lúc đó, Trí đã chỉ thẳng tay vào mặt Phong mà rằng:
“Dùng chán dùng chê xong thì phải biết đường rửa hộ người ta cái xe chứ. Phép lịch sự tối thiểu đấy. Rõ chưa?”
Lời “dạy dỗ” ấy, đến giờ Phong vẫn còn nhớ như in và mỗi lần nghĩ tới, cậu lại muốn tức điên lên được. Cơ mà giờ thì khác, Phong bỗng thấy nó cũng khá có ích đấy chứ. Vì nhờ nó, cậu mới nảy ra được một sáng kiến hay ho thế này. Vỗ đùi đánh đét, Phong sung sướng hô to:
“Hay là tắm cho nó thơm tho tí nhỉ? Vừa trả công được nó, cũng tiện thể cám ơn được Băng luôn.”
Nhưng rồi Phong lại ỉu mặt ngay lập tức. Khẽ lắc đầu và thở dài thườn thượt, Phong tự tay xóa ngay ý tưởng vừa rồi:
“Mà thôi, lạnh thế này, tắm táp nỗi gì. Lăn ra ốm thì khổ. Sáng nay lại còn cho nó ăn kem nữa chứ.”
Tặng cái gì được nhỉ? Quần áo hay mấy phụ kiện linh tinh khác thì quá đắt, chẳng phù hợp với túi tiền ít ỏi của cậu chút nào. Hoài Phong vò đầu bứt tai, thật hết sức khó nghĩ mà. Không lẽ bây giờ,cậu lại chui vào phòng tắm để được “thông não” thêm lần nữa. Thôi thôi, bà nội lườm chết.
Vừa hay khi ấy cô Trinh đi chợ mới về, thấy cậu con trai ngồi bệt trên sàn nhà nhiều người qua lại, liền nói:
“Lớn rồi vẫn cứ thích lăn lê bò toài thế này hả Phong? Vừa mới tắm rửa sạch sẽ xong.”
Nghe tiếng mẹ, Hoài Phong giật mình dứt ra khỏi những suy nghĩ miên man.
“À dạ, con vào trong ngay đây.”
Trông thấy túi cá diếc mẹ đang cầm trên tay, Phong liền nghĩ ngay ra một món quà thiết thực và vô cùng ý nghĩa cho mèo nhỏ. Đứng phóc dậy, Phong vội vàng chạy theo mẹ vào trong bếp. Tới nơi, cậu nhanh nhảu cầm túi cá mẹ vừa đặt trên bệ bếp và tranh việc:
“Hôm nay để con rán cá hộ mẹ nhé. Hồi bé con làm suốt mà.”
Ngày còn là một đứa trẻ ngoan, Phong quả thực rất siêng năng và hay lăng xăng phụ giúp mẹ việc nhà. Đi chợ nấu cơm, chăm rau quét nhà,... chỉ cần vừa sức mình thì Phong chẳng ngại việc gì cả. Đảm đang vô cùng! Nhưng đấy là chuyện của nhiều năm về trước, đã lâu lắm rồi Phong có còn đỡ đần mẹ việc gì nữa đâu. Nay bỗng dưng đột nhiên tự giác trở lại, thật khiến cho người người mẹ đang lúi húi xếp đồ nơi tủ lạnh không khỏi sửng sốt. Cho rằng cậu quý tử này lại bày trò nịnh nọt để xin thêm một khoản tiền kha khá hoặc trót quậy phá gây ra lỗi lầm to to, cô Trinh bèn dừng tay và quay về phía Phong, nheo mắt hoài nghi:
“Muốn giúp mẹ? Chắc chắn phải có âm mưu.”
Lời nói phũ phàng của mẹ quả đã khiến cho gương mặt Phong đang hớn hở bỗng dưng ngắn củn ngay tức thì. Muốn tự tay rán mấy con cá cho mèo nhỏ ăn coi như một món quà, cái này có được gọi là “âm mưu” không nhỉ? Chẳng phải, Phong nghĩ cùng lắm chỉ được coi như một việc làm có mục đích thôi. Đâu đến mức phải dùng hai tiếng “âm mưu” để áp đặt cơ chứ? Nghe mới nặng nề và nghiêm trọng làm sao!
Có điều mục đích kia cũng thật khó nói. Mẹ nghe xong, thể nào cũng sẽ buồn lòng vì nghĩ Phong bất hiếu cho xem. Mà cũng phải, mẹ đã vất vả mang nặng đẻ đau, rồi chăm lo cho mình trong từng ấy năm trời, nay đã lớn bằng này nhưng chưa khi nào Phong vì mẹ mà tự tay nấu một bữa cơm hoàn chỉnh cả. Ấy thế mà với con mèo mới quen được nửa ngày, thì cậu lại tận tình chăm sóc. Thật, tự bản thân Phong cũng không thể chấp nhận nổi việc làm quá quắt này, dặn lòng mình từ rày trở đi phải quan tâm tới mẹ nhiều hơn nữa.
Cơ mà quà cho mèo nhỏ, Phong nhất định vẫn phải “tặng”. Giấu nhẻm mục đích kia đi, “tỷ phú lý do” Hoài Phong bèn tung ngay ra một cái cớ:
“Thì... tự dưng con muốn luyện lại tay nghề ấy mà.”
“Thế để dịp khác. Rán cá ám mùi lắm, dầu mỡ lại bắn lên người nữa. Người thì mới tắm rửa xong. Hôm khác rồi làm.” Mẹ cậu mỉm cười nói, bàn tay đưa ra định lấy lại túi cá Phong đang cầm.
Nhưng cậu đã nhanh nhảu giữ chặt nó lại. Bắc chảo đổ dầu và bật bếp ga, Phong toe toét đáp:
“Mẹ cứ để con thực hành luôn đi. Bẩn thì đêm con tắm lại cũng được ạ. Con còn muốn tự tay mổ cá cơ nhưng họ làm mất rồi. Tiếc ghê!”
Biết chẳng thể ngăn được cậu con ương bướng này, cô Trinh đành lắc đầu mỉm cười chào thua. Bước tới và tắt bếp đi, mẹ Phong nhẹ nhàng nói:
“Thế làm đi, tí mẹ chấm điểm. Nhưng mang ra giếng rồi rán bằng bếp lò cho đỡ mùi con ạ.”
Đứng thẳng người và áp sát hai tay dọc theo thân người, Hoài Phong dõng dạc trả lời:
“Tuân lệnh!”
Rồi cậu nhanh chân phóng ngay ra ngoài, mau mau chuẩn bị một bữa cá rán thơm phức cho kịp giờ mèo ăn.
*****
Phật... Phật... Phật...
“Cháy đi, cháy đi...”
Vừa quạt lửa cho bếp, Hoài Phong vừa nhăn mặt đọc “thần chú”. Đó giờ, Hoài Phong chưa từng động tay nhóm bếp lần nào hết cả. Vừa rồi nghe mẹ hướng dẫn, cậu thấy cũng đơn giản lắm mà, nghĩ bụng:
“Cho than vào lò, bỏ củi vào cửa, lên lửa là xong... Dễ ợt!”
Nhưng làm rồi Phong mới biết công việc nhằm chừng dễ xơi kia thật ra lại “lắm xương nhiều xẩu” vô cùng. Chổng mông lên quạt lấy quạt để, Phong mỏi muốn gãy rụng đôi tay rồi đây, ấy vậy mà cái bếp cứng đầu vẫn chẳng chịu nhén lên chút lửa nào cả, chỉ nhả ra toàn khói là khói thôi, cay xè cả mắt. Bực quá, Phong mới đứng phắt dậy và gào lên quát thứ đồ vô tri kia:
“Có cháy không thì bảo? Không cháy, ông lại dội cho gáo nước bây giờ. Cháy mau!”
Quát xong, Phong còn chẳng tiếc rẻ gì mà khuyến mại cho nó thêm mấy phát đạp nữa chứ. Cứ tưởng may ra sẽ thay đổi được tình hình hoặc chí ít cũng hạ được hỏa trong mình, ai dè...
“Chết tiệt! Gãy xừ nó chân rồi...”
Vừa nhảy lò cò và ôm bàn chân đáng thương, Phong vừa cắn môi chịu đựng cơn đau lên đến đỉnh điểm, chỉ dám rên lên khe khẽ thôi. Thử kêu to để mẹ nghe được xem, cậu chắc chắn sẽ “mất việc” cho coi. Một lúc sau, cơn đau cũng hết nhưng cơn giận thì vẫn còn y nguyên. Có điều, Phong chẳng dại gì mà động thủ thêm lần nữa, cậu chỉ đứng đó lườm lườm và lẩm nhẩm chửi rủa cái bếp mà thôi.
Đánh không được, vậy thử nịnh xem sao? Ngồi xuống và nhặt lại cái quạt, Phong vừa phe phẩy tạo gió vừa thủ thỉ với bếp lò rằng:
“Thôi, xin mày đấy, cháy hộ tao cái.”
Nín thở năm giây chờ đợi, Phong vẫn chưa thấy gì.
“Một lúc thôi cũng được.”
Thêm chục giây nữa ngồi nhòm, Phong vẫn chẳng nom thấy tí lửa nào bốc lên.
“Tao hứa, dùng xong tao sẽ lau chùi mày sạch sẽ.”
Vẫn không ăn thua. Cái cục sắt này làm sao vậy nhỉ? Nản quá rồi, Phong chẳng muốn ngọt ngào với nó nữa đâu. Trề môi dưới ra rồi thổi phù một cái cho tóc mái bay lất phất, Phong bèn đổi giọng và la lên:
“Dỗi rồi. Cóc cần mày nữa.”
Trước khi đứng dậy bỏ đi, Phong còn quạt mạnh một phát cuối cùng coi như thay cho lời tạm biệt. Chẳng hiểu thế nào, hòn than trong lò bỗng dưng bùng cháy ngay tức thì, chẳng rõ hành động này là để đền đáp những cố gắng của Phong khi nãy hay chỉ đơn giản là muốn chọc tức cậu nữa. Hết sức sững sờ nhưng cũng rờ rờ tìm chảo cá, Phong cười hề hề trách móc:
“Thằng ki bo, mãi mới chịu cho tao xin ít lửa.”
Than đã cháy, giờ chỉ cần bắc chảo lên và rán là xong, đĩa cá thơm phức sẽ xuất hiện trong tích tắc. Phong tự tin với tay nghề của mình lắm! Nhưng đời không như mơ, một lần nữa Phong lại “nói trước bước không qua” nữa rồi. Đánh vật mãi mới khuất phục được cái bếp lò, Phong còn chưa kịp hồi sức, chảo cá rán đã ngay lập tức xung trận khiêu chiến.
Bụp!
Chảo dầu bắn phát “đạn” đầu tiên, chính thức mở lời thách thức. Do bị tấn công bất ngờ nên chẳng đủ thời giờ để kịp né, Phong liền ăn ngay một phát vào trúng yết hầu. Rát ơi là rát!
Một tay xoa xoa cổ họng, tay còn lại Phong cầm đũa chỉ thẳng “kẻ thù” mà quát:
“Định ám sát tao à?”
Hoài Phong tính cho nhỏ lửa lại để chảo cá đỡ bắn, cơ mà bàn tay còn chưa chạm tới nơi cửa lò, cơ số “viên đạn” khác đã lại được đồng loạt bắn ra, buộc cậu phải tạm thời rút lui thu tay về. Dụi dụi bên tay bị “thương” vào ống quần, Phong đang điên tiết với hai đứa bếp và cháo lắm rồi đây. Ta nói “Kẻ thù của kẻ thù chính là bạn”, giờ ngẫm lại Phong mới thấy câu nói đấy quả không sai chút nào. Khi nãy mặc cho Phong có nỗ lực bao nhiêu đi chăng nữa, cái bếp lò hiệu con cò vẫn cứ “giả đò ngó lơ”, chẳng chịu cho Phong xin lấy dù chỉ là một ít lửa. Ấy vậy mà đến lúc chảo dầu được đặt lên, bếp ta bỗng dưng “thay tính đổi nết”, “hào phóng” hơn hẳn ban nãy. Nó cứ thế thổi lửa phập phừng, tạo điều kiện cho chảo cá rán liên tiếp bắn dầu nóng vào người Phong, trả thù hộ mình. Đoán ra được ý đồ của hai đứa đấy, Phong bèn ngồi xổm xuống và nhìn chằm chằm vào chúng nó, gào mồm buộc tội:
“Chúng mày hợp lực tác chiến đấy hả? Lũ chơi bẩn.”
“Ông chửi bọn tôi à? Bọn tôi cho ông chết.”
Dòng suy nghĩ vừa kết thúc, cặp đôi hoàn hảo bếp và chảo lại thêm lần nữa bắt tay, bắn ngay một phát “đạn dầu” vào đầu lưỡi cậu con trai đang ngồi há hốc miệng thở hồng hộc vì bực dọc.
Kể từ ngày “rửa tay gác đũa” đến nay, Hoài Phong vẫn luôn cảm thấy tự tin vào tay nghề nấu nướng của mình lắm. Chính thế, nên cậu đã không ít lần nhếch mép cười khinh khi nhìn thấy loạt hài hước về trăm kiểu tránh “đạn” mà cánh mày râu nghĩ ra mỗi khi đứng bếp chiên xào. Giờ nhớ lại, Phong mới thấy tự ngại biết mấy!
Quá bí bách và cũng đã hết cách rồi, Phong đành phải coi đó như một giải pháp tối ưu cho tình hình hiện tại. Đứng bật dậy, cậu chàng sải rộng chân hết cỡ và chạy vút đi tìm đồ đỡ đạn, trong đầu vẫn luôn giục giã:
“Nhanh lên! Nếu không chảo cá lại cháy đen thì hỏng bét.”
Theo như sự chỉ dẫn của những tấm hình kia thì tất cả những chỗn nào hở ra, Phong đều phải tìm cách che lại. Nhanh nhanh chóng chóng, Phong tìm được trong bếp đôi găng tay rửa bát màu vàng và nhặt được chiếc mặt nạ Tôn Ngộ Không do thằng bé hàng xóm tối qua sang chơi bỏ quên bên thềm. Sau khi mặc xong đống đồ bảo hộ có một không hai kia, Phong lại nhìn xuống bộ quần áo thể thao màu vàng đang mặc trên người – món quà Tết mà mẹ và đứa em gái mua tặng – cậu quyết định trùm luôn cái mũ lên đầu để tránh dầu bắn làm bẩn mái tóc mới gội. “Tông xuyệt tông” quá trời!
Vừa “trông thấy” bóng Hoài Phong quay lại và đưa tay từ từ khép bớt cửa lò, cặp đôi hoàn hảo kia lại ra sức “bắn” liên hoàn đạn. Nhưng lần này cục diện đổi thay, Hoài Phong đã dành chiến thắng.
Mất độ chục giây nín thở để lật mặt mấy con cá, Hoài Phong mới thở phào nhẹ nhõm, vì:
“Phù! May quá, xém cháy.”
Mũ giáp đàng hoàng, Hoài Phog cứ thể ung dung ngồi rán cá làm quà cho mèo, chẳng mảy may lo sợ đạn có bắn ra hay không nữa rồi. Thảnh thơi thì thảnh thơi thật, có điều Phong thấy nóng nực và thở cực quá. Vừa hay khi ấy, Bảo An nhắn tin tới với nội dung:
“Cậu nghĩ xong chưa?”
Đọc xong, Phong không nén được phì cười. Đứng quay lưng vào hai kẻ thù và tì bàn tay lên thành giếng, Hoài Phong tháo mặt nạ ra để gọi điện cho An, sẵn tiện hít thở luôn cho đỡ ngột ngạt.
Tút... Tút... Tút...
Điện thoại đổ chuông hồi lâu, cơ mà An vẫn không thèm bắt máy.
“Quái lạ, vừa nhắn tin cơ mà.”
Bình thường là Phong nỏi cáu rồi đấy nhưng hôm nay thì không hề. Hơi duỗi chân ra phía sau một chút và chống khủy tay lên bệ giếng, Hoài Phong thả lỏng người và khe khẽ cười thành tiếng:
“À, chắc do hồi hộp quá đấy mà.”
Hết hồi chuông này đến hồi chuông khác, Phong dứt khoát phải gọi tới khi An chịu nhấc máy mới thôi. Hôm nay, lòng kiên nhẫn của cậu đang bị... “thừa”. Và rồi trời không phụ lòng người, đến cuộc gọi thứ mười, An cuối cùng cũng chịu bắt máy.
“Alo...”
Nghe giọng nói An run run, Phong càng nhủ chắc rằng con bé đang ngại và hồi hộp lắm đây. Cậu hỏi:
“Làm gì mà gọi mãi mới nghe thế hả?”
Ở đầu dây bên kia, An đang gãi đầu gãi tai cố nói dai nói dài để câu giờ bịa ra lý do:
“À... Vì tớ đang,... Tớ đang... đang...”
Ở đầu dây bên này, thấy An cứ loay hoay mãi chưa đưa ra được đáp án, Phong mới nhanh mồm nhanh miệng trả lời hộ:
“Sợ à? Sợ kết quả không như mong đợi nên không dám nhấc máy chứ gì?”
Bị bại lộ, An cũng chẳng cố tìm lời biện hộ nào nữa. Bằng giọng điệu không cảm xúc, con bé đều đều hỏi:
“Cậu nghĩ kỹ chưa? Chọn bên nào?”
“Không biết tính giờ hả An? Vẫn chưa hết 24 tiếng mà.” Hoài Phong vặn vẹo cố tình chọc ghẹo Bảo An.
“Vậy là cậu chưa nghĩ xong? Mười hai giờ trưa mai tớ gọi lại.” Bảo An giận dỗi đáp, cố tình nhấn mạnh con số chính xác như lời minh chứng hùng hồn cho độ hiểu biết cấp độ Phổ thông của mình.
Phong buồn cười quá nhưng lại sợ An cúp máy nên đành nín cười, vội vã nói liền một hơi:
“Nghĩ xong rồi. Cần quái gì 24 tiếng chứ. Vấn đề đơn giản ấy tao nghĩ xong từ lâu rồi.”
Ban nãy vì quá tò mò, An mới muối mặt nhắn tin hỏi dò. Khi ấy, trong đầu con bé cũng đã tự vẽ ra hai viễn cảnh cho số phận của mối tình đơn phương này. “Được ăn cả, ngã về không”, An đã tự nhủ dù kết quả có thế nào con bé cũng sẽ tuyệt đối nghe theo, không một chút mèo nheo để phải thêm mất giá. Ấy vậy mà tới lúc Phong đưa ra câu trả lời, An lại chẳng thể nào tự quản được bản thân và tinh thần. Con bé đang lo lắng và hồi hộp lắm đây, trời thì rét mà mồ hôi hột cứ kéo nhau ùa về như được mùa. Một phút hối hận, An ước lúc trước đã không đưa ra cái yêu cầu lựa chọn quái gở này.
“Cậu... chọn... chọn bên nào?”
Trái ngược với An run run rẩy rẩy, lẩy bẩy mãi mới thành câu, Phong lại hết sức điễm tĩnh mà đưa ra một câu trả lời hết sức không liên quan thế này:
“Tao đang nấu ăn đấy.”
Nhớ lúc trước đám con gái cùng lớp hay ca tụng mấy anh chàng giỏi nội trợ nên giờ Phong mới muốn làm An bất ngờ đến lác mắt. Bình thường, thể nào An cũng sẽ rú ầm rú ĩ lên cho xem, căn bệnh cuồng Phong trong An vì thế sẽ phát tác mãnh liệt. Nhưng với An bây giờ, câu nói kia thật chỉ đáng để con bé “Ờ ờ” mấy tiếng cho qua chuyện thôi, liền sau đó lại sốt ruột và lo lắng hỏi:
“Cậu... chọn mèo à?”
Biết An đã nóng lòng lắm rồi nhưng Phong vẫn cố tình trêu ngươi:
“Muốn được thử tay nghề của tao không?”
“Có. Nói đi, cậu chọn gì?” Quẳng giọng điệu ngắc ngứ đi, An hơi gắt lên hỏi lại. Con bé đã bắt đầu nóng máu rồi nha.
Và như đã nói, Phong chẳng hề muốn An phải tức chút nào. Cậu chỉ muốn con bé được vui vẻ mà mạnh khỏe thôi. Có như vậy, An mới có đủ sức lực cũng như tâm trạng để nghĩ đến và hẹn hò cùng cậu chứ. Vậy nên, Phong trả lời vào chính vấn đề luôn đây:
“Tất nhiên, tao phải chọn... A ha ha... Ô hô...”
Đang nơm nớp căng tai đón chờ câu trả lời, An bỗng giật mình bởi loạt tiếng cười vang lên sang sảng của Phong. Rồi sau đó, đường truyền bị ngắt, mặt An cũng vì thế mà ngắn củn đi. Tính bấm máy gọi lại cho Phong nhưng vừa hay khi ấy thầy giáo dạy thêm lại tới, An buộc phải ngoan ngoãn tạm đưa điện thoại cho mẹ như một lời đảm bảo “Con sẽ ngồi học nghiêm túc!”
Chính vào giây phút Phong chuẩn bị đưa ra câu trả lời, chợt ở đâu mèo nhỏ bỗng dưng chạy luồn qua chân cậu. Và trong giây phút toàn thân run lên vì buồn và hoảng hồn, Phong đã lỡ buông tay thở rơi chiếc điện thoại xuống giếng. Tõm!
Quay phắt mình lại, Phong tính mắng cho mèo nhỏ một trận vì tội phá phách. Nhưng khi nhìn thấy chú ta vồ lên phía trước và bắt sống được con chuột cống miệng còn đang ngậm con cá sống Phong vẫn để ở túi bên cạnh giếng chưa cho vào chảo, thì cậu liền kịp thời khóa ngay miệng lại. Mèo nhỏ đâu có phá phách, chú ta chỉ đang cố bảo vệ bữa tối của nhà cậu chủ thôi mà. Nghĩ thế Phong chẳng muốn phạt nó nữa nhưng cũng chẳng còn tâm trí đâu mà khen thưởng nó cả. Nhòm đầu xuống giếng, Phong đang tiếc chiếc điện thoại lắm đây. Gương mặt mếu máo, Phong đưa tay lên vẫy vẫy tiễn đưa đồ vật bất li thân kia trở về cõi vĩnh hằng:
“Tạm biệt!”
Lại còn An nữa chứ, không biết con bé có giận cậu không nhỉ? Quay người lại và ngồi phệt xuống đất, Phong tựa lưng vào giếng nước, ngửa mặt lên trời cầu nguyện:
“An ơi, cố chờ tiếp đi. Rán xong chảo cá này, tao vào ‘inbox’ cho mày.”
Thường ngày là thế, Phong luôn thích tích bẩn và “chuyện” đợi đến đêm mới vào phòng tắm và giải quyết một thể. Cơ mà hôm nay lại khác, đồng hồ mới điểm bốn giờ chiều, cậu đã hậm hực ôm theo quần áo lao vội vào nhà tắm trước cái nhìn ngỡ ngàng của mẹ. Phong muốn được “thông não” lắm rồi. Đầu óc cậu đang rối như mối tơ vò đây và nếu cứ thuận theo thói quen thường ngày, chỉ e nó sẽ nổ tung bung bét mất thôi. Đáng sợ vô cùng!
Tất cả đều tại thái độ khó hiểu của Bảo An hồi sáng hết đấy. Tuy đã mạnh mồm đặt câu nghi vấn “Mày đang ghen hả An?” nhưng quả thật trong lòng Phong cũng đâu có chắc, lại càng không dám hy vọng nhiều rằng con bé sẽ gật đầu nói đúng. Khi ấy Phong chỉ đơn giản là muốn “phản pháo” lại những lần An áp đặt chữ “ghen” lên người cậu mà thôi.
Gạt vòi sen lên và để mặc cho dòng nước ấm chảy dọc khắp thân thể, Hoài Phong nhắm mắt “diễn sâu”, bắt đầu quá trình “thông não”.
Bụp!
“Anh chàng” não trái lý trí “xuất hiện” và “khuyên răn”:
Hai hàng lông mày Phong cứ thế cau dần lại theo từng lời âm vang của “anh bạn” đã gắn bó khăng khít với mình suốt từ khi lọt lòng. Mở toang mắt ra, Phong lấy tay chỉ thẳng mặt mình và gào lên đồng tình:
“Ừ đúng, có là cái quái gì của nó đâu cơ chứ. Thức tỉnh luôn.”
Vừa nói, Phong vừa lắc mạnh đầu mấy cái như một hành động quyết tâm rũ bỏ tất cả. Những lý lẽ do “người hàng xóm sát vách” kia vừa đưa ra, “nàng” não phải với bản tỉnh mơ mộng nghe mà chẳng thấy lọt tai chút nào. Rất vội vàng nhưng cũng hết sức nhẹ nhàng, “nàng ta” phản bác:
“Gió chiều nào theo chiều nấy”, Hoài Phong thật chẳng có tí ti lập trường gì cả. Đang kiên quyết là thế, ấy vậy mà vừa “nghe” não phải thủ thỉ phân tích mấy câu, lòng dạ cậu đã thấy nghiêng nghiêng mất rồi. Dịu sắc mặt xuống, Hoài Phong gặm gặm ngón tay tỏ vẻ ngẫm ngợi và lẩm nhẩm nói:
“Phải không? Cũng phải lắm. Nói như vậy, mình vẫn còn quan trọng với An. Và theo như ngôn ngữ của thằng Trí thì mình vẫn còn hạn sử dụng.”
Phong ơi là Phong, trèo cao ắt hẳn khi ngã sẽ đau lắm đấy, cậu không sợ sao? Mặc kệ câu trả lời là gật hay lắc, não trái cũng nhất định phải ngăn cản Phong đến cùng, “anh ta” lập tức cãi lại cả một tràng dài đằng đẵng:
Nghe cũng hợp lý đấy chứ. Nhắc mới nhớ, mèo nhỏ quấn cậu lắm dù cho hôm nay mới chỉ là lần đầu tiên cậu và nó gặp nhau. Cái tính này y hệt chú mèo xám Phong nuôi lúc trước, lại thêm cả ngoại hình cũng có phần giông giống nữa chứ. Hoài Phong quả thật đã sớm yêu mến chú ta lắm rồi, chẳng nỡ rời xa chút nào.
Mèo nhỏ mang trong mình toàn những ưu điểm Phong ưa, còn An thì sao đây? Dạo này An không còn bám cậu như trước nữa, “cơn cuồng” trong con bé chắc cũng đã giảm đi khá nhiều rồi. Dẫu biết An bận chuyện bài vở và Phong cũng chẳng mong con bé sẽ vì cậu mà bỏ bê việc học hành chút nào đâu nhưng dù sao An cũng nên cố gắng dành ra cho cậu chút ít thời gian chứ. Đằng này, An lại lên lịch hẹn hò trước với Minh rồi sẵn sàng từ chối lời mời lần thứ “n+1” của cậu, thật khiến Phong càng nghĩ càng thêm tức, không tài nào mà quên đi được.
Sau khi đần mặt phân tích mấy giây, Phong cũng thấy thâm thấm lời khuyên của “anh chàng” não trái, cậu gằn giọng cương quyết:
“Được thôi, mày đã dám vì Minh mà cho tao ra rìa thì tao cũng...”
Não phải vội vàng chặn họng Phong lại, không cho cậu nói tiếp. Phong nghe xong, bèn thêm một lần nữa nghiêng lòng, miệng liên tục lẩm nhẩm “Ờ ha... ờ ha...”.
Não trái liền nhanh nhảu chê bai An không thương tiếc. Hoài Phong cũng liền liếc mắt sang bên “anh chàng”.
Bênh An, não phải vội vàng chêm lời. Phong lại rời ánh mắt từ bên tả sang bên hữu.
Cuộc cãi vã giữa hai bán cầu não diễn ra sôi nổi. Cứ bên nào nói một câu, Phong lại đánh mắt sang nhìn bên đó một phát, sắp lác đến nơi rồi. Giữa lúc đầu ong mắt nhức, Phong vẫn đắn đo lưỡng lự chưa biết đi theo phe nào. Vừa hay khi ấy, cái điện thoại đang được đặt cạnh bồn rửa mặt bất chợt reo vang bản nhạc:
Có người gọi tới, Phong bèn dừng suy nghĩ và bước đến phía đó. Vừa định nhấc máy trả lời nhưng chuông điện thoại mới reo được mấy hồi đã liền tắt ngúm. Dám nháy máy cắt ngang mạch suy nghĩ của Phong, kẻ nào mà to gan thế nhỉ? Mở màn hình lên và nhìn vào cái tên hiện trên đó, Hoài Phong khẽ mỉm cười khi thấy chữ “An”. Cậu đoán rằng An đang nhớ và nóng lòng mong ngóng câu trả lời của cậu lắm đây nhưng do còn đang giận hoặc lại sợ lựa chọn cậu đưa ra không vừa ý nên chỉ dám nháy máy một cái gọi là gây sự chú ý đó mà. Ngẫm ngợi một lúc, Phong có thể chắc mẩm rẳng An hẳn vẫn còn mê cậu lắm, nếu không con bé cần gì phải ghen um lên cho mệt xác cơ chứ. Bắt được thóp này của An, Phong vênh mặt và nở nụ cười đắc ý.
Ý nghĩ ấy làm Phong thấy thoải mái hẳn. Bao nhiêu lỗi lầm trước đây An gây, cậu đều có thể bỏ qua hết được rồi, sẵn sàng tặng cho con bé thêm một cơ hội nữa. Mà đoạn nhạc chuông do nữ ca sĩ nọ thể hiện vừa ngân vang cũng hợp với hoàn cảnh bấy giờ gớm nhỉ?
Soi mình vào gương, Phong cuối cùng cũng đưa ra được quyết định của mình. Cậu cười toe toét và nói giọng thoải mải:
“Thôi thì chiều ý chị em phụ nữ vậy. Hôm nay, nghe theo não phải.”
Khi Phong dứt lời cũng là lúc não trái hậm hực nhận thua. Đối thủ của hắn vì giành được chiến thắng nên thích chí cười hì.
Mới đặt mình lại dưới dòng nước ấm được ít giây, Phong liền nghe tiếng mẹ gõ cửa gọi tên:
“Phong ơi, tắm cả cho mèo nữa hay sao mà lâu thế? Gần một tiếng đồng hồ rồi đấy. À đây này, con mèo đang đứng đợi ngoài cửa đây này. Hay lại nghịch nước? Lớn đùng lớn đoàng rồi vẫn chưa bỏ được cái tật đó à? Nhanh lên con ơi.”
Oan uổng quá, nãy giờ bận suy nghĩ ngẫm ngợi, Phong nào đã tắm được chút nào đâu. Nhưng ở trong đây cũng lâu quá rồi, để tốn nước thế này, kiểu gì bà nội cũng cằn nhằn mãi không ngưng cho xem. Vả lại giờ mới là lưng chừng ngày, người ngợm cũng có gì đâu mà kỳ. Nghĩ thế, Phong tắt luôn vòi nước và đáp:
“Vâng, con ra ngay đây ạ.”
Vừa mở cửa và bước ra khỏi phòng tắm, Phong liền cảm nhận được một cục bông mềm mềm đang cọ cọ ngay mắt cá chân, lại còn nghe thấy có tiếng meo meo se sẽ nữa chứ. À, thì ra là mèo con đứng đây đợi cậu, khi nãy Phong có nghe mẹ nói vậy mà. Cúi xuống rồi dùng một tay nhấc bổng mèo nhỏ lên cao ngang mặt, tay còn lại Phong búng nhẹ vào mũi nó và cất giọng trêu đùa:
“Đứng đây đợi tắm à? Hay là nhìn trộm tao đấy?”
“Meo...”
Mèo nhỏ khe khẽ đáp, gương mặt tiu nghỉu buồn thiu. Nhận ra điều ấy, Phong bèn thu hồi vẻ cười cợt. Thay vào đó, cậu chàng nhăn mặt lo lắng hỏi:
“Mày làm sao thế?”
Nhưng lần này mèo nhỏ im re, chẳng hé miệng kêu thêm tiếng nào, chỉ cùi mặt xuống ra vẻ dỗi cậu chủ thôi. Sau độ mấy phút lục lại bộ nhớ, Phong cuối cùng cũng hiểu vì sao bỗng dưng mèo nhỏ lại phô ra bộ dạng này rồi. Đây nhé, từ lúc mượn nó cho tới trước khi An đưa ra yêu cầu bắt lựa chọn, Phong luôn cưng nựng và vỗ về nó. Nhưng kể từ lúc trở về nhà sau khi đã cãi nhau với An một trận oanh tạc, Phong lại toàn vì sầu riêng mà bỏ lơ mèo nhỏ thôi, thử hỏi làm sao mà chú ta không hụt hẫng sinh ra tủi hờn cho được?
Một tay ôm mèo nhỏ vào lòng, tay kia liên tục vuốt ve đầu nó như thể dỗ dành, Hoài Phong nhẹ giọng nói:
“Thôi đừng giận, thương mày mà.”
Bấy giờ mèo nhỏ mới rúc rúc cái đầu vào ngực Hoài Phong và kêu lên một rổ đầy những ngôn ngữ mà Phong không sao hiểu nổi, chỉ có thể đoán rằng hẳn là nó đang trách móc mình đây. Ngẫm mới thấy, cả buổi sáng nay và cho tới tận giây phút này, Phong quả thật chưa làm được gì cho mèo nhỏ hết. Trong khi đó, nó đã giúp cậu quá nhiều việc. Giờ lại sắp phải chia tay, thực lòng Phong muốn tặng chú ta một món quà nho nhỏ. Nhưng tặng gì thì tạm thời cậu chưa nghĩ ra.
Thả cho mèo nhỏ chạy nhảy đùa nô loanh quanh trong vườn, Hoài Phong ngồi bệt bên bệ thềm ngắm nó và đắn đo. Chợt nhớ ngày trước mượn xe của Trí, cậu đã bị ông bạn hào phóng ấy mắng chửi té tát chỉ vì khi trả trên thân xe vẫn còn bẩn nguyên mấy vết bùn từ tận đời nảo đời nao. Lúc đó, Trí đã chỉ thẳng tay vào mặt Phong mà rằng:
“Dùng chán dùng chê xong thì phải biết đường rửa hộ người ta cái xe chứ. Phép lịch sự tối thiểu đấy. Rõ chưa?”
Lời “dạy dỗ” ấy, đến giờ Phong vẫn còn nhớ như in và mỗi lần nghĩ tới, cậu lại muốn tức điên lên được. Cơ mà giờ thì khác, Phong bỗng thấy nó cũng khá có ích đấy chứ. Vì nhờ nó, cậu mới nảy ra được một sáng kiến hay ho thế này. Vỗ đùi đánh đét, Phong sung sướng hô to:
“Hay là tắm cho nó thơm tho tí nhỉ? Vừa trả công được nó, cũng tiện thể cám ơn được Băng luôn.”
Nhưng rồi Phong lại ỉu mặt ngay lập tức. Khẽ lắc đầu và thở dài thườn thượt, Phong tự tay xóa ngay ý tưởng vừa rồi:
“Mà thôi, lạnh thế này, tắm táp nỗi gì. Lăn ra ốm thì khổ. Sáng nay lại còn cho nó ăn kem nữa chứ.”
Tặng cái gì được nhỉ? Quần áo hay mấy phụ kiện linh tinh khác thì quá đắt, chẳng phù hợp với túi tiền ít ỏi của cậu chút nào. Hoài Phong vò đầu bứt tai, thật hết sức khó nghĩ mà. Không lẽ bây giờ,cậu lại chui vào phòng tắm để được “thông não” thêm lần nữa. Thôi thôi, bà nội lườm chết.
Vừa hay khi ấy cô Trinh đi chợ mới về, thấy cậu con trai ngồi bệt trên sàn nhà nhiều người qua lại, liền nói:
“Lớn rồi vẫn cứ thích lăn lê bò toài thế này hả Phong? Vừa mới tắm rửa sạch sẽ xong.”
Nghe tiếng mẹ, Hoài Phong giật mình dứt ra khỏi những suy nghĩ miên man.
“À dạ, con vào trong ngay đây.”
Trông thấy túi cá diếc mẹ đang cầm trên tay, Phong liền nghĩ ngay ra một món quà thiết thực và vô cùng ý nghĩa cho mèo nhỏ. Đứng phóc dậy, Phong vội vàng chạy theo mẹ vào trong bếp. Tới nơi, cậu nhanh nhảu cầm túi cá mẹ vừa đặt trên bệ bếp và tranh việc:
“Hôm nay để con rán cá hộ mẹ nhé. Hồi bé con làm suốt mà.”
Ngày còn là một đứa trẻ ngoan, Phong quả thực rất siêng năng và hay lăng xăng phụ giúp mẹ việc nhà. Đi chợ nấu cơm, chăm rau quét nhà,... chỉ cần vừa sức mình thì Phong chẳng ngại việc gì cả. Đảm đang vô cùng! Nhưng đấy là chuyện của nhiều năm về trước, đã lâu lắm rồi Phong có còn đỡ đần mẹ việc gì nữa đâu. Nay bỗng dưng đột nhiên tự giác trở lại, thật khiến cho người người mẹ đang lúi húi xếp đồ nơi tủ lạnh không khỏi sửng sốt. Cho rằng cậu quý tử này lại bày trò nịnh nọt để xin thêm một khoản tiền kha khá hoặc trót quậy phá gây ra lỗi lầm to to, cô Trinh bèn dừng tay và quay về phía Phong, nheo mắt hoài nghi:
“Muốn giúp mẹ? Chắc chắn phải có âm mưu.”
Lời nói phũ phàng của mẹ quả đã khiến cho gương mặt Phong đang hớn hở bỗng dưng ngắn củn ngay tức thì. Muốn tự tay rán mấy con cá cho mèo nhỏ ăn coi như một món quà, cái này có được gọi là “âm mưu” không nhỉ? Chẳng phải, Phong nghĩ cùng lắm chỉ được coi như một việc làm có mục đích thôi. Đâu đến mức phải dùng hai tiếng “âm mưu” để áp đặt cơ chứ? Nghe mới nặng nề và nghiêm trọng làm sao!
Có điều mục đích kia cũng thật khó nói. Mẹ nghe xong, thể nào cũng sẽ buồn lòng vì nghĩ Phong bất hiếu cho xem. Mà cũng phải, mẹ đã vất vả mang nặng đẻ đau, rồi chăm lo cho mình trong từng ấy năm trời, nay đã lớn bằng này nhưng chưa khi nào Phong vì mẹ mà tự tay nấu một bữa cơm hoàn chỉnh cả. Ấy thế mà với con mèo mới quen được nửa ngày, thì cậu lại tận tình chăm sóc. Thật, tự bản thân Phong cũng không thể chấp nhận nổi việc làm quá quắt này, dặn lòng mình từ rày trở đi phải quan tâm tới mẹ nhiều hơn nữa.
Cơ mà quà cho mèo nhỏ, Phong nhất định vẫn phải “tặng”. Giấu nhẻm mục đích kia đi, “tỷ phú lý do” Hoài Phong bèn tung ngay ra một cái cớ:
“Thì... tự dưng con muốn luyện lại tay nghề ấy mà.”
“Thế để dịp khác. Rán cá ám mùi lắm, dầu mỡ lại bắn lên người nữa. Người thì mới tắm rửa xong. Hôm khác rồi làm.” Mẹ cậu mỉm cười nói, bàn tay đưa ra định lấy lại túi cá Phong đang cầm.
Nhưng cậu đã nhanh nhảu giữ chặt nó lại. Bắc chảo đổ dầu và bật bếp ga, Phong toe toét đáp:
“Mẹ cứ để con thực hành luôn đi. Bẩn thì đêm con tắm lại cũng được ạ. Con còn muốn tự tay mổ cá cơ nhưng họ làm mất rồi. Tiếc ghê!”
Biết chẳng thể ngăn được cậu con ương bướng này, cô Trinh đành lắc đầu mỉm cười chào thua. Bước tới và tắt bếp đi, mẹ Phong nhẹ nhàng nói:
“Thế làm đi, tí mẹ chấm điểm. Nhưng mang ra giếng rồi rán bằng bếp lò cho đỡ mùi con ạ.”
Đứng thẳng người và áp sát hai tay dọc theo thân người, Hoài Phong dõng dạc trả lời:
“Tuân lệnh!”
Rồi cậu nhanh chân phóng ngay ra ngoài, mau mau chuẩn bị một bữa cá rán thơm phức cho kịp giờ mèo ăn.
*****
Phật... Phật... Phật...
“Cháy đi, cháy đi...”
Vừa quạt lửa cho bếp, Hoài Phong vừa nhăn mặt đọc “thần chú”. Đó giờ, Hoài Phong chưa từng động tay nhóm bếp lần nào hết cả. Vừa rồi nghe mẹ hướng dẫn, cậu thấy cũng đơn giản lắm mà, nghĩ bụng:
“Cho than vào lò, bỏ củi vào cửa, lên lửa là xong... Dễ ợt!”
Nhưng làm rồi Phong mới biết công việc nhằm chừng dễ xơi kia thật ra lại “lắm xương nhiều xẩu” vô cùng. Chổng mông lên quạt lấy quạt để, Phong mỏi muốn gãy rụng đôi tay rồi đây, ấy vậy mà cái bếp cứng đầu vẫn chẳng chịu nhén lên chút lửa nào cả, chỉ nhả ra toàn khói là khói thôi, cay xè cả mắt. Bực quá, Phong mới đứng phắt dậy và gào lên quát thứ đồ vô tri kia:
“Có cháy không thì bảo? Không cháy, ông lại dội cho gáo nước bây giờ. Cháy mau!”
Quát xong, Phong còn chẳng tiếc rẻ gì mà khuyến mại cho nó thêm mấy phát đạp nữa chứ. Cứ tưởng may ra sẽ thay đổi được tình hình hoặc chí ít cũng hạ được hỏa trong mình, ai dè...
“Chết tiệt! Gãy xừ nó chân rồi...”
Vừa nhảy lò cò và ôm bàn chân đáng thương, Phong vừa cắn môi chịu đựng cơn đau lên đến đỉnh điểm, chỉ dám rên lên khe khẽ thôi. Thử kêu to để mẹ nghe được xem, cậu chắc chắn sẽ “mất việc” cho coi. Một lúc sau, cơn đau cũng hết nhưng cơn giận thì vẫn còn y nguyên. Có điều, Phong chẳng dại gì mà động thủ thêm lần nữa, cậu chỉ đứng đó lườm lườm và lẩm nhẩm chửi rủa cái bếp mà thôi.
Đánh không được, vậy thử nịnh xem sao? Ngồi xuống và nhặt lại cái quạt, Phong vừa phe phẩy tạo gió vừa thủ thỉ với bếp lò rằng:
“Thôi, xin mày đấy, cháy hộ tao cái.”
Nín thở năm giây chờ đợi, Phong vẫn chưa thấy gì.
“Một lúc thôi cũng được.”
Thêm chục giây nữa ngồi nhòm, Phong vẫn chẳng nom thấy tí lửa nào bốc lên.
“Tao hứa, dùng xong tao sẽ lau chùi mày sạch sẽ.”
Vẫn không ăn thua. Cái cục sắt này làm sao vậy nhỉ? Nản quá rồi, Phong chẳng muốn ngọt ngào với nó nữa đâu. Trề môi dưới ra rồi thổi phù một cái cho tóc mái bay lất phất, Phong bèn đổi giọng và la lên:
“Dỗi rồi. Cóc cần mày nữa.”
Trước khi đứng dậy bỏ đi, Phong còn quạt mạnh một phát cuối cùng coi như thay cho lời tạm biệt. Chẳng hiểu thế nào, hòn than trong lò bỗng dưng bùng cháy ngay tức thì, chẳng rõ hành động này là để đền đáp những cố gắng của Phong khi nãy hay chỉ đơn giản là muốn chọc tức cậu nữa. Hết sức sững sờ nhưng cũng rờ rờ tìm chảo cá, Phong cười hề hề trách móc:
“Thằng ki bo, mãi mới chịu cho tao xin ít lửa.”
Than đã cháy, giờ chỉ cần bắc chảo lên và rán là xong, đĩa cá thơm phức sẽ xuất hiện trong tích tắc. Phong tự tin với tay nghề của mình lắm! Nhưng đời không như mơ, một lần nữa Phong lại “nói trước bước không qua” nữa rồi. Đánh vật mãi mới khuất phục được cái bếp lò, Phong còn chưa kịp hồi sức, chảo cá rán đã ngay lập tức xung trận khiêu chiến.
Bụp!
Chảo dầu bắn phát “đạn” đầu tiên, chính thức mở lời thách thức. Do bị tấn công bất ngờ nên chẳng đủ thời giờ để kịp né, Phong liền ăn ngay một phát vào trúng yết hầu. Rát ơi là rát!
Một tay xoa xoa cổ họng, tay còn lại Phong cầm đũa chỉ thẳng “kẻ thù” mà quát:
“Định ám sát tao à?”
Hoài Phong tính cho nhỏ lửa lại để chảo cá đỡ bắn, cơ mà bàn tay còn chưa chạm tới nơi cửa lò, cơ số “viên đạn” khác đã lại được đồng loạt bắn ra, buộc cậu phải tạm thời rút lui thu tay về. Dụi dụi bên tay bị “thương” vào ống quần, Phong đang điên tiết với hai đứa bếp và cháo lắm rồi đây. Ta nói “Kẻ thù của kẻ thù chính là bạn”, giờ ngẫm lại Phong mới thấy câu nói đấy quả không sai chút nào. Khi nãy mặc cho Phong có nỗ lực bao nhiêu đi chăng nữa, cái bếp lò hiệu con cò vẫn cứ “giả đò ngó lơ”, chẳng chịu cho Phong xin lấy dù chỉ là một ít lửa. Ấy vậy mà đến lúc chảo dầu được đặt lên, bếp ta bỗng dưng “thay tính đổi nết”, “hào phóng” hơn hẳn ban nãy. Nó cứ thế thổi lửa phập phừng, tạo điều kiện cho chảo cá rán liên tiếp bắn dầu nóng vào người Phong, trả thù hộ mình. Đoán ra được ý đồ của hai đứa đấy, Phong bèn ngồi xổm xuống và nhìn chằm chằm vào chúng nó, gào mồm buộc tội:
“Chúng mày hợp lực tác chiến đấy hả? Lũ chơi bẩn.”
Dòng suy nghĩ vừa kết thúc, cặp đôi hoàn hảo bếp và chảo lại thêm lần nữa bắt tay, bắn ngay một phát “đạn dầu” vào đầu lưỡi cậu con trai đang ngồi há hốc miệng thở hồng hộc vì bực dọc.
Kể từ ngày “rửa tay gác đũa” đến nay, Hoài Phong vẫn luôn cảm thấy tự tin vào tay nghề nấu nướng của mình lắm. Chính thế, nên cậu đã không ít lần nhếch mép cười khinh khi nhìn thấy loạt hài hước về trăm kiểu tránh “đạn” mà cánh mày râu nghĩ ra mỗi khi đứng bếp chiên xào. Giờ nhớ lại, Phong mới thấy tự ngại biết mấy!
Quá bí bách và cũng đã hết cách rồi, Phong đành phải coi đó như một giải pháp tối ưu cho tình hình hiện tại. Đứng bật dậy, cậu chàng sải rộng chân hết cỡ và chạy vút đi tìm đồ đỡ đạn, trong đầu vẫn luôn giục giã:
Theo như sự chỉ dẫn của những tấm hình kia thì tất cả những chỗn nào hở ra, Phong đều phải tìm cách che lại. Nhanh nhanh chóng chóng, Phong tìm được trong bếp đôi găng tay rửa bát màu vàng và nhặt được chiếc mặt nạ Tôn Ngộ Không do thằng bé hàng xóm tối qua sang chơi bỏ quên bên thềm. Sau khi mặc xong đống đồ bảo hộ có một không hai kia, Phong lại nhìn xuống bộ quần áo thể thao màu vàng đang mặc trên người – món quà Tết mà mẹ và đứa em gái mua tặng – cậu quyết định trùm luôn cái mũ lên đầu để tránh dầu bắn làm bẩn mái tóc mới gội. “Tông xuyệt tông” quá trời!
Vừa “trông thấy” bóng Hoài Phong quay lại và đưa tay từ từ khép bớt cửa lò, cặp đôi hoàn hảo kia lại ra sức “bắn” liên hoàn đạn. Nhưng lần này cục diện đổi thay, Hoài Phong đã dành chiến thắng.
Mất độ chục giây nín thở để lật mặt mấy con cá, Hoài Phong mới thở phào nhẹ nhõm, vì:
“Phù! May quá, xém cháy.”
Mũ giáp đàng hoàng, Hoài Phog cứ thể ung dung ngồi rán cá làm quà cho mèo, chẳng mảy may lo sợ đạn có bắn ra hay không nữa rồi. Thảnh thơi thì thảnh thơi thật, có điều Phong thấy nóng nực và thở cực quá. Vừa hay khi ấy, Bảo An nhắn tin tới với nội dung:
Đọc xong, Phong không nén được phì cười. Đứng quay lưng vào hai kẻ thù và tì bàn tay lên thành giếng, Hoài Phong tháo mặt nạ ra để gọi điện cho An, sẵn tiện hít thở luôn cho đỡ ngột ngạt.
Tút... Tút... Tút...
Điện thoại đổ chuông hồi lâu, cơ mà An vẫn không thèm bắt máy.
“Quái lạ, vừa nhắn tin cơ mà.”
Bình thường là Phong nỏi cáu rồi đấy nhưng hôm nay thì không hề. Hơi duỗi chân ra phía sau một chút và chống khủy tay lên bệ giếng, Hoài Phong thả lỏng người và khe khẽ cười thành tiếng:
“À, chắc do hồi hộp quá đấy mà.”
Hết hồi chuông này đến hồi chuông khác, Phong dứt khoát phải gọi tới khi An chịu nhấc máy mới thôi. Hôm nay, lòng kiên nhẫn của cậu đang bị... “thừa”. Và rồi trời không phụ lòng người, đến cuộc gọi thứ mười, An cuối cùng cũng chịu bắt máy.
Nghe giọng nói An run run, Phong càng nhủ chắc rằng con bé đang ngại và hồi hộp lắm đây. Cậu hỏi:
“Làm gì mà gọi mãi mới nghe thế hả?”
Ở đầu dây bên kia, An đang gãi đầu gãi tai cố nói dai nói dài để câu giờ bịa ra lý do:
Ở đầu dây bên này, thấy An cứ loay hoay mãi chưa đưa ra được đáp án, Phong mới nhanh mồm nhanh miệng trả lời hộ:
“Sợ à? Sợ kết quả không như mong đợi nên không dám nhấc máy chứ gì?”
Bị bại lộ, An cũng chẳng cố tìm lời biện hộ nào nữa. Bằng giọng điệu không cảm xúc, con bé đều đều hỏi:
“Không biết tính giờ hả An? Vẫn chưa hết 24 tiếng mà.” Hoài Phong vặn vẹo cố tình chọc ghẹo Bảo An.
Phong buồn cười quá nhưng lại sợ An cúp máy nên đành nín cười, vội vã nói liền một hơi:
“Nghĩ xong rồi. Cần quái gì 24 tiếng chứ. Vấn đề đơn giản ấy tao nghĩ xong từ lâu rồi.”
Ban nãy vì quá tò mò, An mới muối mặt nhắn tin hỏi dò. Khi ấy, trong đầu con bé cũng đã tự vẽ ra hai viễn cảnh cho số phận của mối tình đơn phương này. “Được ăn cả, ngã về không”, An đã tự nhủ dù kết quả có thế nào con bé cũng sẽ tuyệt đối nghe theo, không một chút mèo nheo để phải thêm mất giá. Ấy vậy mà tới lúc Phong đưa ra câu trả lời, An lại chẳng thể nào tự quản được bản thân và tinh thần. Con bé đang lo lắng và hồi hộp lắm đây, trời thì rét mà mồ hôi hột cứ kéo nhau ùa về như được mùa. Một phút hối hận, An ước lúc trước đã không đưa ra cái yêu cầu lựa chọn quái gở này.
Trái ngược với An run run rẩy rẩy, lẩy bẩy mãi mới thành câu, Phong lại hết sức điễm tĩnh mà đưa ra một câu trả lời hết sức không liên quan thế này:
“Tao đang nấu ăn đấy.”
Nhớ lúc trước đám con gái cùng lớp hay ca tụng mấy anh chàng giỏi nội trợ nên giờ Phong mới muốn làm An bất ngờ đến lác mắt. Bình thường, thể nào An cũng sẽ rú ầm rú ĩ lên cho xem, căn bệnh cuồng Phong trong An vì thế sẽ phát tác mãnh liệt. Nhưng với An bây giờ, câu nói kia thật chỉ đáng để con bé “Ờ ờ” mấy tiếng cho qua chuyện thôi, liền sau đó lại sốt ruột và lo lắng hỏi:
Biết An đã nóng lòng lắm rồi nhưng Phong vẫn cố tình trêu ngươi:
“Muốn được thử tay nghề của tao không?”
Và như đã nói, Phong chẳng hề muốn An phải tức chút nào. Cậu chỉ muốn con bé được vui vẻ mà mạnh khỏe thôi. Có như vậy, An mới có đủ sức lực cũng như tâm trạng để nghĩ đến và hẹn hò cùng cậu chứ. Vậy nên, Phong trả lời vào chính vấn đề luôn đây:
“Tất nhiên, tao phải chọn... A ha ha... Ô hô...”
Đang nơm nớp căng tai đón chờ câu trả lời, An bỗng giật mình bởi loạt tiếng cười vang lên sang sảng của Phong. Rồi sau đó, đường truyền bị ngắt, mặt An cũng vì thế mà ngắn củn đi. Tính bấm máy gọi lại cho Phong nhưng vừa hay khi ấy thầy giáo dạy thêm lại tới, An buộc phải ngoan ngoãn tạm đưa điện thoại cho mẹ như một lời đảm bảo “Con sẽ ngồi học nghiêm túc!”
Chính vào giây phút Phong chuẩn bị đưa ra câu trả lời, chợt ở đâu mèo nhỏ bỗng dưng chạy luồn qua chân cậu. Và trong giây phút toàn thân run lên vì buồn và hoảng hồn, Phong đã lỡ buông tay thở rơi chiếc điện thoại xuống giếng. Tõm!
Quay phắt mình lại, Phong tính mắng cho mèo nhỏ một trận vì tội phá phách. Nhưng khi nhìn thấy chú ta vồ lên phía trước và bắt sống được con chuột cống miệng còn đang ngậm con cá sống Phong vẫn để ở túi bên cạnh giếng chưa cho vào chảo, thì cậu liền kịp thời khóa ngay miệng lại. Mèo nhỏ đâu có phá phách, chú ta chỉ đang cố bảo vệ bữa tối của nhà cậu chủ thôi mà. Nghĩ thế Phong chẳng muốn phạt nó nữa nhưng cũng chẳng còn tâm trí đâu mà khen thưởng nó cả. Nhòm đầu xuống giếng, Phong đang tiếc chiếc điện thoại lắm đây. Gương mặt mếu máo, Phong đưa tay lên vẫy vẫy tiễn đưa đồ vật bất li thân kia trở về cõi vĩnh hằng:
“Tạm biệt!”
Lại còn An nữa chứ, không biết con bé có giận cậu không nhỉ? Quay người lại và ngồi phệt xuống đất, Phong tựa lưng vào giếng nước, ngửa mặt lên trời cầu nguyện:
“An ơi, cố chờ tiếp đi. Rán xong chảo cá này, tao vào ‘inbox’ cho mày.”
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.