Yêu Người Ở Bên Ta

Chương 24

Emily Giffin

20/04/2016

Trong đoạn đường ngắn ngủi dạo bộ về nhà giữa không gian bức bối ngột ngạt tối hôm đó, tôi chờ đợi Andy sẽ tới bên an ủi tôi - hoặc ít nhất thì cũng đề cập sơ qua đến chuyện rượu nho đó. Trong trường hợp ấy, tôi định sẽ cười xòa cho qua, hoặc có thể hùa theo với một vài lời bình luận đã lựa sẵn về Ginny và Craig - cách nói chuyện tẻ ngắt của cô ta, thói kẻ cả đặt nhầm chỗ của anh ta, tính quá quắt của bọn họ, thật đúng là trưởng giả học làm sang, nực cười.

Nhưng đáng ngạc nhiên và thậm chí là thật thất vọng, Andy chẳng nói một lời nào về chuyện đó cả. Trên thực tế, anh ít nói đến độ có thể cho là thờ ơ, gần như là xa cách, và tôi bắt đầu cảm thấy thật ra anh có thể đã giận điên lên với tôi vì tôi đã gây chuyện lộn xộn ở cái gọi là bữa tiệc thịt nướng của Margot. Khi chúng tôi đến gần đường vào nhà, tôi đã muốn làm cho ra lẽ và định hỏi anh, nhưng rồi lại kiềm chế vì sợ rằng làm như vậy có thể sẽ dẫn đến cảm giác tôi là người mắc lỗi. Mà tôi thì chẳng cảm thấy mình làm điều gì sai trái cả.

Thế là thay vàođó tôi cũng cương quyết không nói tới chủ đề ấy và giữ trạng thái bình thường, vui vẻ, "Món thịt nướng ngon thật, đúng không anh?" tôi nói.

"Đúng vậy. chúng thật tuyệt," Andy nói, gật đầu với một người chạy bộ đêm đang băng qua chúng tôi trong bộ đồ phản quang từ đầu tới chân kỳ dị.

"Chẳng có cơ hội cho bất cứ thứ gì đâm vào anh chàng đó được," tôi nói, cười khúc khích.

Andy bỏ qua câu nói đùa nhạt nhẽo của tôi và tiếp tục với giọng nghiêm túc. "Món salad ngô Margot làm cũng quá ngon."

"Ờ phải. Đúng vậy. Em chắc phải xin công thức của cô ấy mất," tôi lầm bầm, giọng chùng xuống hơi chát chúa so với dự định của tôi.

Andy tung cho tôi một ánh nhìn mà tôi không thể luận được là gì - một cảm giác trộn lẫn giữa đau khổ và tổn thương - trước khi anh thả tay tôi xuống và xọc vào túi tìm chìa khóa. Anh rút chìa khóa ra, rồi trải bước mau hơn trên đường dành cho xe vào để tiến tới cổng trước, mở khóa và dừng lại cho tôi vào nhà trước. Đó là những việc thông thường anh vẫn làm, nhưng tối nay cử chỉ biểu hiện rất máy móc, gần như là căng thẳng.

"Sao, cảm ơn anh," tôi nói. Cảm thấy mắc kẹt trong sự nhập nhằng đáng sợ của cả hai cảm giác muốn tranh luận cho ra và muốn kết thúc vấn đề.

Andy chẳng chọn cách nào trong số đó. Thay vì đấy, anh vòng qua tôi như thể tôi là một đôi giày tennis để quên trên cầu thang rồi đi về phía phòng chúng tôi.

Tôi miễn cưỡng đi theo anh thay quần áo, vô cùng mong muốn xác định cho rõ ràng không khí giữa chúng tôi là gì nhưng lại không sẵn lòng hành động trước.

"Anh đi ngủ hả?" tôi hỏi, nhìn lên đồng hồ phía trên lò sưỡi phòng chúng tôi.

"Ừ, anh mệt quá," Andy nói.

"Chỉ mới có mười giờ thôi mà," tôi nói, cảm thấy vừa giận vừa buồn.

"Anh không muốn xem ti vi à?"

Anh lắc đầu và nói, "Cả một tuần dài rồi." Sau đó anh chần chừ, như thể đã quuên mất mình định làm gì, rồi với tay lên ngăn kéo quần áo trên cùng lấy xuống bộ đồ ngủ Ai Cập sợi cotton mịn tốt nhất của mình. Anh lôi nó ra, trông có vẻ rất ngạc nhiên và nói, "Em đã ủi nó à?"

Tôi gật đầu, như thể chuyện đó chẳng là gì cả trong khi thật ra tôi cảm thấy như bị tra tấn lúc ủi nó vào sáng qua, với cái mớ hồ bột này nọ ấy. Xit, phun, ủi. Xịt, phun, ủi.

"Em không cần phải làm thế," anh nói, cài cúc áo từ từ, cẩn thận đồng thời tránh chạm vào ánh mắt tôi.

"Em muốn làm mà," tôi nói dối, vừa chăm chăm vào đường cong trên cái cổ áo mảnh mai của anh khi anh nhìn xuống chiếc cúc áo trên cùng vừa thầm nghĩ mình có gì hay ho hơn để làm ở Atlanta này đâu.



"Nó không cần thiết… Anh không để ý đến những nếp nhăn."

Trên quần áo hay trên mặt em?" tôi trêu, hy vọng sẽ phá tan đi lớp băng - và rồi sẽ tranh luận.

"Cả hai," Andy nói, vẫn giữ gương mặt lạnh tanh không cảm xúc.

"Tốt rồi," tôi noi chớt nhả. "Bởi vì anh biết mà, em thật sự không thuộc típ người dùng Botox cho căng da mặt."

Andy gật đầu. "Phải anh biết."

"Ginny dùng Botox đấy," tôi nói, cảm thấy hơi ngớ ngẩn vì nổ lực vụng về , trực tiếp của tôi hòng chuyển câu chuyện sang những gì tôi đang thật sự nghĩ tới, và thậm chí còn thấy minh ngớ ngẩn hơn khi Andy không mắc mồi.

"Thật sao?" anh nói chẳng chút hứng thú.

"Phải đó. Hai tháng một lần," tôi nói, tiếp tục níu giữ chủ đề vớ vẩn đó. Như thể là sự viếng thăm trung tâm phẫu thuật thẩm mỹ thường xuyên của cô ta cuối cùng sẽ đẩy được anh ra khỏi tâm trạng xa ngái và lôi anh về với mục tiêu của tôi.

"Ồ," anh nhún vai nói. "Đó là sở thích của mỗi người thôi, anh nghĩ vậy."

Tôi hít một hơi thở thật sâu, giờ thì đã sẵn sàng để kích anh vào một cuộc tranh cãi thật sự. Nhưng trước khi tôi kịp nói điều gì, anh quay người và biến mất vào trong nhà tắm, bỏ tôi ngồi lại ở cuối chân giường như thể tôi là người tồi lắm vậy.

Để khoét sâu thêm sự tổn thương, tối đó Andy nằm xuống ngủ ngay - đó có lẽ là phản ứng khó chịu nhất mà ta có thể làm sau khi cãi vã, hoặc trong trường hợp của chúng tôi thì, là sau sự lạnh nhạt. Không trăn trở hay quay người hay cựa mình trong bóng tối cạnh tôi. Chỉ có một sự xa lạ lạnh lẽo khi anh hôn tôi chúc ngủ ngon, rồi nối theo sau là một giấc ngủ sâu, dễ dàng. Dĩ nhiên điều này làm tôi ức chế mãi không sao ngủ được, và nằm nghĩ lại buổi tối hôm nay, rồi vài tuần trước và vài tháng trước đó nữa. Rốt cuộc, chẳng có gì giống với cơn mất ngủ do cãi cọ để ta bị rơi vào trạng thái căng thẳng suy nghĩ quá mất và phẫn uất.

Vậy nên khi chiếc đồng hồ cây trong đại sảnh của chúng tôi (tình cờ lại là món quà chào mừng nhà mới của Stella mà tôi không thích được ở điểm nào kể cả cái dáng vẻ lẫn âm thanh thô tục của nó) điểm ba giờ, đầu óc tôi mệt mỏi tới nỗi tôi phải chuyển xuống nằm trên trường kỷ tầng dưới rồi ở đó tôi bắt đầu suy nghĩ về lễ đính hôn của chúng tôi - lần cuối cùng tôi có thể nhớ được là mình đã cảm thấy xấu hổ về xuất thân của mình.

Xét một cách công bằng (thứ mà tôi chẳng tâm trạng đâu để có được nó) kế hoạch kết hôn của chúng tôi hầu như là êm chèo mát mái. Một phần, tôi phải khen mình vì đã làm một cô dâu tương đối dễ tính, khi mà thực tế tôi chỉ để tâm tới việc chụp ảnh, những lời thề của chúng tôi, và vì một vài lý do kỳ cục, là cả chiếc bánh cưới nữa (Suzanne tin rằng đây đơn giản chỉ là lời bào chữa cho việc tôi đã nếm quá nhiều bánh nướng). Một phần, tôi nghĩ mọi thứ trôi chảy bởi Margot vừa trãi qua tất cả chuyện cưới hỏi này rồi, và Andy cùng tôi không sợ phải xấu hổ nếu sao chép lại cô, tổ chức cùng một nhà thờ, câu lạc bộ gia đình, thợ làm hoa và ban nhạc.Thêm nữa, dù sao thì tôi nghĩ đám cưới diễn ra tốt đẹp bởi vì chúng tôi chỉ có một người mẹ chăm lo tới chuyện này, và tôi hoàn toàn hạnh phúc để bà đảm nhiệm mọi việc.

Suzanne không chấp nhận được chuyện đó - không hiểu vì sao tôi có thể dễ dàng thuận theo những quyết định độc đoán và phong cách cổ điển của Stella.

"Hoa hồng phấn, em thích nó à?" chị nói, bắt đầu vào một buổi chiều trong gia đình Graham khi chúng tôi lướt qua những đĩa CD để chọn bài hát cho màn khiêu vũ đầu tiên.

"Em nghĩ hoa hồng phấn tuyệt ấy chứ," tôi nói, nhún vai.

"Xin em đấy. Lại còn thế nữa… còn những thứ khác thì sao?" Suzanne nói, có vẻ kích động.

"Như cái gì?" tôi hỏi.

"Như moi thứ… có vẻ như họ chờ mong em sẽ trở thành một người trong số họ," chị nói, giọng cao lên.



"Đó là toàn bộ ý nghĩa của một đám cưới mà," tôi bình tĩnh trả lời. "Em sắp trở thành một Graham, vậy thì còn nói sao nữa."

"Nhưng lẽ ra phải là cả hai gia đình cùng tổ chức… ấy vậy nhưng đám cưới này dường như là của họ chứ không phải của em. Dường như là họ… đang cố gắng xách em đi hẳn… dần dần xóa bỏ gia đình em."

"Làm sao chị có thể nghĩ ra những chuyện đó nhỉ?" tôi nói.

"Để xem nào… Em đang đứng trên lãnh thổ của họ, một ví dụ đấy. Vì cái quái gì mà em lại tổ chức đám cưới ở Atlanta? Chẳng phải đám cưới thường phải diễn ra ở quê hương của cô dâu à?"

"Em cũng biết thế. Thường là vậy," tôi nói. "Nhưng tổ chức ở Atlanta cũng là chuyện hợp lý thôi, vì Stella đã chuẩn bị hầu hết mọi việc mà."

"Và viết mọi tờ ngân phiếu," Suzanne nói, tới đó thì rốt cuộc tôi cảm thấy bị xúc phạm và nói rằng chị không công bằng.

Tuy nhiên giờ đây, tôi tự hỏi rốt cuộc liệu tài chính có thật sự không đóng vai trò gì hay không. Tôi có thể nói không gợn chút chần chừ rằng tôi không kết hôn với Andy vì tiền của anh, và rằng tôi không phải, như Suzanne có vẻ luôn ám chỉ, đã bị mua. Nhưng trong một mức độ nào đó, tôi nghĩ rằng tôi thật sự nợ gia đình Graham và thế nên khi xét sâu xa thì nó lại là đồng nhất.

Quan trọng hơn cả chuyện tiền bạc, còn có một điều khác tác động - một điều đen tối mà tôi không bao giờ muốn thừa nhận một cách cặn kẽ mãi cho tới lúc này đây, vào nửa đêm, trên chiếc trường kỷ này. Nó là cảm giác không tương xứng - một nỗi lo lắng rằng , ở một mức độ nào đó, có lẽ tôi đã không đủ tốt. Có thể tôi đã không thật sự xứng với Andy và gia đình anh. Tôi chưa bao giờ xấu hổ về quê hương, nguồn cội hay gia đình mình, nhưng càng cố gắng gắn mình vào với gia đình Graham, vào cách họ sống, vào tập tục, thói quen của họ, tôi càng không thể không bắt đầu nhìn lại nền tảng của mình theo một cách nhìn mới. Và chính vì mối bận tâm này - có thể tại thời điểm đó nó chỉ là tiềm thức - đã khiến tôi cảm thấy nhẹ nhõm khủng khiếp khi Stella đề xuất kế hoạch tổ chức đám cưới cho chúng tôi ở Atlanta.

Vào lúc ấy, tôi đã biện hộ cho cảm xúc của mình. Tôi tự nhủ rằng mình đã rời khỏi Pittsburgh vì một lý do. Tôi đã mong muốn một cuộc đời khác cho bản thân mình - không phải là một cuộc đời tốt hơn - chỉ là một cuộc đời khác. Và trong đó gồm cả một đám cưới khác. Tôi đã không muốn kết hôn trong ngôi nhà thờ đạo Thiên Chúa sơ sài của mình, ăn bắp cải cuốn từ lò hâm bằng thiếc và nhảy điên cuồng theo điệu Chicken Dance tại hội trường Cựu chiến binh. Tôi không muốn bị phết bánh cưới lên mặt, không muốn nịt bít tất của tôi được chú rễ dùng răng tháo ra, hay bó hoa cưới sẽ được một em gái chín tuổi bắt lấy vì rõ ràng rằng tất cả những khách nữ khác đều đã kết hôn và có con. Và tôi không muốn bị bạn bè của chồng - một vài người ít ỏi vẫn chưa say đến mức chẳng biết trời đất gì - ném gạo loạn xạ rồi sau đó diễu hành trên chiếc limo mau đen với vỏ lon bia Iron City buộc ở bộ phận chống xốc phía sau suốt dọc đường về tận khách sạn Days Inn, nơi chúng tôi sẽ nghỉ một đêm trước khi bay đi Cancun hưởng tuần trăng mật trọn gói. Không phải là tôi khinh thường bất cứ điều gì trong đó cả - chỉ là tôi có quan niệm khác về "đám cưới trong mơ".

Giờ đây tôi nhận ra đó không phải đơn thuần là câu hỏi mà tôi muốn đặt ra cho mình - nó còn là những gì mà tôi lo sợ gia đình Graham và bạn bè của họ đã nghĩ về tôi. Tôi chưa bao giờ cố gắng che giấu quá trình sinh trưởng của mình, nhưng tôi không muốn họ săm soi quá kỹ vì tôi sợ rằng một ai đó có thể sẽ có kết luận khủng khiếp là tôi không đủ tốt cho Andy. Và chính cảm giác này, nỗi sợ hãi này, đã kết lại và thể hiện trong việc mua váy cưới của tôi.

Tất cả bắt đầu khi Andy hỏi bố tôi về việc hứa hôn của chúng tôi, thực tế là anh bay tới Pittsburgh để có thể đón bố tôi đi Bravo Franco, nhà hàng ưa thích của anh ở thành phố ấy và gặp trực diện để xin hỏi cưới. Cử chỉ đó đã ghi điểm lớn đối với bố tôi, ông kể lại câu chuyện với niềm hạnh phúc và tự hào rõ rệt tới nỗi trong suốt thời gian dài tôi vẫn đùa là ông hẳn quá lo lắng sẽ chẳng bao giờ gả chồng cho tôi được (câu đùa mà tôi thôi không nói nữa khi nó dường như rõ ràng ứng với số phận của Suzanne). Dù sao thì, trong bữa trưa hôm đó, sau khi nói lên những lời cầu chúc hân hoan, bố tôi trở nên nghiêm trang khi nói với Andy về khoản tài chính cho đám cưới mà ông và mẹ tôi đã dành dụm từ lâu cho hai cô con gái - một khoản tiền bảy nghìn đô la để chúng tôi tùy ý sử dụng. Thêm đó nữa, ông nói với Andy rằng ông muốn mua váy cưới cho tôi, bởi vì đó là điều mà mẹ tôi đã luôn muốn được làm cho các cô con gái của bà, một trong những điều nuối tiếc lớn nhất trong thời gian cuối đời bà.

Vậy nên sau khi Andy và tôi đính hôn, anh kể lại cho tôi nghe tất cả những chi tiết trên, bày tỏ lòng biết ơn của anh đối với sự rộng lượng của bố tôi, nói với tôi anh thật sự yêu quý bố tôi đến mức nào, và anh đã mong muốn cũng có thể đưa mẹ tôi tới dùng bưa trưa đó ra sao. Mặc dù vậy, đồng thời, cả Andy lẫn tôi không cần nói ra cũng đều biết rằng bảy ngàn đô la không thể bù đắp khoản thiếu hụt khổng lồ. Và tôi cảm thấy thoải mái với điều đó. Tôi đã thoải mái đóng vai trò một cô con dâu dễ bảo, và tôi biết mình không nên làm tổn thương bố bằng việc nói cho ông biết là khoản đóng góp của ông không thể đủ chi phí để đặt hoa hồng phấn.

Vấn đề là chiếc váy. Theo quan điểm của mình, bố tôi khăng khăng rằng ông muốn tôi gửi trực tiếp cho ông hóa đơn. Điều này đặt ra cho tôi hai lựa chọn khó khăn - mua một chiếc váy rẻ tiền, hoặc mua một chiếc mà bố tôi không thể chi trả được. Vậy nên với câu hỏi hóc búa này trong đầu, khi khổ sở đi mua váy cưới cùng với Stella, Margot và Suzanne, tôi thường xuyên phải thử xem mác giá trước và cố tìm một chiếc có giá dưới năm trăm đô la. Đây là thứ thật sự không hề tồn tại ở Manhattan, hay it nhất là ở trung tâm áo cưới Madison hay khu thương mại Fith Avenue nơi Margot đã hẹn gặp chúng tôi ở đó. Nghĩ lại, tôi biết tôi có thể phó thác toàn bộ chuyện này cho Margot, và như thế cô sẽ giúp chúng tôi tìm kiếm sao cho phù hợp, lựa chọn một cửa hàng ở Brooklyn để phù hợp với nguồn tài chính của bố tôi.

Thay vì đó, tôi lại đi xem và kết ngay một chiếc váy siêu đắt của hãng Badgley Mischka tại cửa hàng Bergdorf Goodman. Đó là chiếc váy đẹp như mơ mà nhìn một cái tôi đã biết ngay mình phải có nó - một chiếc váy thiết kế đơn giản nhưng dát chi chít kếp ngà với dáng trùm phủ những lưới chuỗi hạt. Stella và Margot vỗ tay và khăng khăng rằng tôi chắc chắn phải mua nó, và thậm chí Suzanne còn rơm rớm nước mắt khi tôi quay tròn trên mũi chân trước khung gương ba tấm.

Tới lúc trả tiền, Stella rút nhanh chiếc thẻ tín dụng Amex Black của bà, quả quyết rằng bà thật sự muốn làm việc đó. Tôi ngần ngại rồi đồng ý lời đề nghị hào phóng đó của bà, xấu hổ đẩy bố tôi - và, tệ hơn nữa, là cả mẹ tôi - sang một bên và phủ đầy tâm trí của mình với những lời luận giải hợp lý cho mọi chuyện. Điều đó bố không biết thì sẽ không làm bố tổn thương - và ít nhất thì tôi cũng có chiếc váy cưới như mơ. Mẹ tôi muốn có nó.

Ngày tiếp theo, sau khi đã suy nghĩ và băn khoăn rất nhiều, tôi nghĩ ra một kế hoạch hoàn hảo để che giấu tất cả những điều đó và không làm tổn hại lòng tự trọng của bố tôi. Tôi trở lại cửa hàng Bergdorf, chọn một tấm che mặt năm trăm đô la, và nói với nhân viên rằng bố tôi muốn mua nó và sẽ được thanh toán bằng thẻ tín dụng của ông. Tôi cũng gợi ý khá thẳng thắn rằng tôi muốn ông nghĩ chi phí này là cho chiếc váy của tôi. Cô nhân viên, người phụ nữ nhỏ nhắn môi mỏng tên là Bonnie, nói giọng vùng Thượng Đông mà tôi sẽ không bao giờ quên được, nháy mắt như thể cô hiểu mọi chuyện, gọi tôi là cưng và nói với vẻ đồng lõa rằng cô sẽ sắp xếp chuyện đó, không có vấn đề gì xảy ra cả.

Nhưng dĩ nhiên là cô nàng ba phải Bonnie đã phá hỏng mọi chuyện, gửi cho bố tôi cả hóa đơn lẫn tấm mạng che mặt. Và mặc dù bố tôi không nói một lời nào nhưng biểu hiện trên gương mặt ông khi ông trao cho tôi tấm mạng ở Atlanta đã nói lên tất cả mọi điều. Tôi biết tôi đã xúc phạm tình cảm của bố tôi tới mức nào, và cả hai chúng tôi đều hiểu vì sao tôi phải làm như thế. Đó là cảm giác xấu hổ nhất mà tôi từng trải qua trong cuộc đời mình.

Tôi không bao giờ nói với Andy chuyện đó - không bao giờ nói với ai - khát khao đến tột độ có thể quên được nó đi. Nhưng tôi nghĩ tất cả những xúc cảm ấy lại hiển hiện lên bên bàn ăn nhà Margot tối nay, và giờ đây một lần nữa, vào lúc nữa đêm, khi tôi lại đang tràn ngập cảm giác xấu hổ đó. Xấu hổ tới nỗi tôi mơ ước được quay ngược thời gian và mặc một chiếc váy khác trong ngày cưới của mình. Mơ ước rằng tôi có thể xóa tan nét mặt đó của bố tôi. Điều mà tôi dĩ nhiên không thể nào làm được.

Nhưng tôi có thể đối mặt với tất cả những người như Ginny trên thế giới này. Và tôi có thể cho cô ta - hay bất kỳ ai khác - biết rằng tôi tự hào về nơi tôi khôn lớn, tự hào về con người tôi. Và, vì Chúa tôi có thể ngủ trên chiếc trường kỷ để xác nhận điều đó nếu như người chồng của tôi không nhận ra nó.

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net

truyện Đam Mỹ
truyện sắc

Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.

ngôn tình sắc

Nhận xét của độc giả về truyện Yêu Người Ở Bên Ta

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook