Chương 36
Minh Moon
10/04/2014
- Thiên Vân?
- Tôi đây! – Giọng Vân đầy chất hình sự.
- Hoa… đẹp chứ?
- Đẹp. Nhưng tôi không thích. Tôi đã quá tuổi cho những thứ trẻ con như thế. Đúng đấy. Thật là trẻ con.
Vân cố gắng lựa chọn từ ngữ để chọc vào tự ái của Hải. Cô muốn nhấn sâu vào khoảng cách tuổi tác và hy vọng mình có thể cư xử với cậu ta như một bậc đàn chị. Đầu dây bên kia im lặng. Phải chăng những lời của cô đã có tác dụng? Được vậy thì thật tốt nhưng tại sao cô lại thấy có cảm giác hơi hơi áy náy. Mãi một lúc sau, Hải mới lên tiếng.
- Tặng hoa là trẻ con à? Vậy thì lần sau, anh sẽ mang đồ ăn tới cho em. Cái đó thì già trẻ gì cũng đều cần đến cả.
- Hải… cậu… cậu… – Vân bất lực với gã thanh niên trơ tráo này. – Tối nay cậu có rảnh không? Tôi muốn gặp cậu. – Cô cố nén lại. Phải đợi đến tối nay, gặp mặt trực tiếp sẽ dễ dàng nói chuyện hơn.
- Hãy gọi anh bằng anh. – Hải đính chính một cách gian giảo. – Nếu xưng hô không đúng, rất khó nói chuyện tiếp.
Cái gì? Cậu ta còn dám uy hiếp cả mình? Quá bằng như cậu ta nói “không gọi anh thì đừng mong nói chuyện với cậu ta”? Thôi được rồi, cô cũng chẳng thấy có gì hay ho mà đôi co với gã cứng đầu này.
- Tối nay. Cà phê TN chỗ Hàng Xanh.
- Không. Nhàm chán lắm.
- Vậy quán nào?
- Anh sẽ nói sau. Năm rưỡi anh sẽ tới văn phòng của em.
- Không được… anh cho địa chỉ đi, tôi sẽ tự tới đó.
Giọng nữ cao vút bực bội. Hải giơ chiếc điện thoại ra xa để ngăn âm thanh chói tai ấy lại. Sau đó anh mỉm cười đóng điện thoại, vờ như không nghe thấy câu nói cuối cùng. Hoàng Thiên Vân, anh đã nói với em rồi nhỉ! Anh sẽ theo đuổi em đấy. Vì thế hãy chuẩn bị tinh thần mà chống đỡ những đợt tấn công liên tiếp đi nhé. Xem em còn trốn tránh được đến khi nào. Một con cáo mãn nguyện tự âm thầm tán thưởng bản thân. Đòn tấn công đầu tiên của cáo đã đạt được mục đích. Chí ít, con mồi đã phải tự động tìm đến. Mà con mồi này, hình như lại rất không có kinh nghiệm.
Cuối giờ, trước cổng của tòa nhà văn phòng xuất bản Thời Đại xuất hiện một chàng trai. Anh mặc một chiếc quần jean xám và áo pull mỏng màu trắng, đứng tựa lưng vào một gốc cây to ven đường. Thân hình cao ráo, tràn đầy nét trẻ trung và phóng khoáng. Các cô gái văn phòng sau một ngày ngồi mốc meo trước máy tính, cuối buổi uể oải thoát được ra ngoài, bất ngờ được thấy một anh chàng trẻ tuổi đẹp trai, tâm tình trở nên tốt như đi shopping. Mà tại sao gặp ai từ tòa nhà đi ra, anh ta cũng cười như gặp người quen thế kia nhỉ? Vân dắt chiếc xe cổ lỗ sĩ đi ra, tự nhiên lại cảm thấy bực mình. Hải nhìn thấy Vân, giơ tay ra vẫy, thân mật gọi to:
- Thiên Vân, anh đây!
Vân bất đắc dĩ quay sang, mặt méo xệch. Anh ta gọi to như thế, cả hai hàng phố đều nghe thấy. Mà gọi to, thôi thì cũng đã gọi rồi, nhưng “Thiên Vân” không đủ hay sao, mà còn phải thêm cả hai từ “anh đây” vào nữa. Các cô gái làm cùng tòa nhà trước khi rồ ga đi còn nán lại chốc lát nhìn hai người, cười hi hi – cái kiểu cười như muốn ám chỉ rằng: “Chúng tôi biết tỏng cả rồi đấy nhé!”
Vân vừa lườm Hải vừa hỏi:
- Đi đâu đây? Mà lần sau anh đừng tới đây nữa. Văn phòng tôi rất nhiều chuyện.
Hải mỉm cười, không đáp lại. Nhưng trong bụng thì khoái chí thầm nghĩ đằng nào thì đồng nghiệp của Vân cũng sẽ biết anh cả thôi mà. Không sớm thì muộn…
- Đường hơi lắt léo. Để anh chạy.
Hải giành lấy tay lái. Anh khởi động chiếc xe, sau đó quay sang nhìn cô gái vẫn đứng ở bên lề đường, hất đầu ra hiệu lên xe.
- Này, anh chàng Việt Kiều. – Vân cảnh cáo. – Tôi là cư dân của thành phố này hơn chục năm. Còn anh mới tới có mấy tháng. Anh nói vậy có khoác lác quá không đấy?
Tuy nói thế, nhưng cô vẫn ngoan ngoãn ngồi đằng sau, thận trọng nắm tay vào đuôi xe. Hải cười nhạt trước sự cẩn thận của Vân, rồ ga phóng đi.
Quán nằm trong một con hẻm nhỏ ngay trung tâm quận nhất. Họ phải gửi xe tít ở ngoài đầu đường, sau đó đi bộ vào. Hẻm yên tĩnh, một bên trồng một hàng hoa leo Vân không biết là hoa gì, chỉ thấy mùi thơm hăng hắc ngòn ngọt lan tỏa khắp không gian. Chẳng thấy hàng quán đâu cả. Chỉ thấy bốn bề yên tĩnh như một khu phố tách biệt, không hề thấy cửa hàng, cửa hiệu hay dấu hiệu gì của chốn ăn uống, giải trí. Đâu đó vang lên tiếng kèn Ác mô ni ca vui vẻ. Người chơi chưa thạo, cứ thổi mãi một điệu, mắc lỗi, lại thổi rồi lại mắc lỗi vào đúng một chỗ.
Vân hoang mang không biết Hải có nhầm lẫn gì không. Nhưng thấy anh cứ bình tĩnh mà bước nên cô cũng lặng lẽ theo sau. Họ đi đến cuối hẻm, thấy một cái sân nhỏ có vài ba ngôi nhà chung quanh. Hẻm cụt. Vân thất vọng. Nhưng chính lúc ấy, Hải mở một cánh cửa gỗ cũ kỹ phết sơn trắng và bước vào. Phía sau cánh cửa gỗ mộc mạc chính là một quán cà phê. Quán nhỏ xíu, nhưng bài trí phá cách. Một cành cây khô lớn treo giữa phòng, trên đó có cả ngàn con hạc gấp từ giấy báo cũ. Gác gỗ tròn quây xung quanh, lúp xúp những ô, mái trông như những tổ chim bồ câu. Phía dưới có một sân khấu nhỏ, đặt một bộ trống, mấy cây ghi-ta thùng. Ánh sáng nhàn nhạt lan tỏa trong quán từ những cây đèn kiểu măng-xông cổ bằng sắt có lắp gương. Quán không có một bóng người. Như để giải thích cho thắc mắc của Vân, Hải nhẹ nhàng nói:
- Quán này chỉ dành cho khách quen mà thôi. Chủ quán là một tay nghệ sĩ lang thang. Gã vừa làm chủ, vừa làm phục vụ, vừa kiêm luôn pha chế. Sau 9h quán mới đông. Nhiều lúc gã có việc bận, bỏ quán đi mất. Khách đến tự kiếm cà phê, tự trả tiền, rồi tự đóng cửa ra về.
- Không sợ trộm à?
- Ai dám động vào đồ của anh ta.
- Dường như anh ta không đặt nặng vấn đề kinh doanh?
- Nếu em nghĩ vậy thì nhầm đấy. Gã tính tiền rất đắt. Nhưng phải nói cà phê gã pha tuyệt đỉnh. Tuy nhiên nếu hứng lên thì gã có thể cho khách uống miễn phí. Ví dụ như gặp một cô gái như em chẳng hạn.
Vân nhún vai ra vẻ không tin. Họ chọn một cái bàn tách biệt trong góc phòng. Một cô gái nhỏ nhắn xuất hiện, cười với hai vị khách mới đến, đưa thực đơn viết trên một tấm vải giả da màu nâu trông như bản đồ cổ của một kho báu bí mật.
- Anh chị dùng gì ạ? – Cô hỏi. Thấy Vân nghiên cứu tỉ mỉ tấm da, cô gái vui vẻ nói: – Hôm nay chỉ có cà phê với nước cam sành thôi.
- Có gì ăn không? – Hải hỏi. Anh mới ăn lót dạ xong, nhưng chắc Vân đang đói bụng.
- À có. Có bánh xốp nhân thịt.
- Vậy cho hai chiếc nhé.
Khi cô gái đi lui vào trong, Vân thì thào nói:
- Quán này thật ấn tượng. Tôi không nghĩ là Sài Gòn cũng có một cái quán giống như thế này đấy!
Lần này đến lượt Hải nhún vai. Hai người ngồi đối diện với nhau. Vân vẫn nhớ ý nghĩa quan trọng của buổi nói chuyện hôm nay. Nhưng giữa một không khí như thế này, sau những ân tượng ban nãy, cô không biết phải mở lời như thế nào.
Hải rời chỗ ngồi, đi lên sân khấu, chọn lấy một cây ghita. Anh so dây, thử gảy vài nốt, sau đó sửa tư thế ngồi, đưa ánh mắt sâu hun hút nhìn về phía người con gái, dịu dàng nói:
- Thiên Vân, em chưa từng nghe anh đàn đúng không?
Nói xong, anh có chút ngượng ngùng cúi đầu xuống. Những ngón tay thon rất đẹp bắt đầu búng trên dây đàn. Tiếng ghita trầm ấm vang vọng khắp căn phòng. Vân nhận ra một bản rock quen của Bon Jovi. Hồi còn là sinh viên, Vân đã từng xem một ban nhạc rock trong trường biểu diễn bài này trên sân khấu. Họ mix theo lối nhạc dance, tiếng bass dồn dập khiến cho cả sân trường phấn kích, vừa nhảy vừa hét theo. Nhưng khác với giai điệu sôi động, nhanh, mạnh của nguyên bản, Hải chơi với tiết tấu chậm rãi mang đầy chất tự sự. Vân ngạc nhiên không ngờ ca khúc này khi chuyển sang ballad lại da diết đến thế. Sau khúc nhạc dạo, Hải cất tiếng hát. Giọng anh ấm, hơi khàn, nhưng lại càng làm cho bài hát trở nên tâm trạng hơn. Tiếng ghita bập bùng. Ở những đoạn cao trào, ngón tay anh siết dây đàn, nhạc thâm trầm hòa tan cùng với giọng hát luyến láy:
“This ain’t a song for the brokenhearted
No silent prayer for the faith departed
And I ain’t gonna be just a face in the crowd
You’re gonna hear my voice when I shout it out loud
It’s my life
It’s now or never
I ain’t gonna live forever
I just wanna live while I’m alive
It’s my life
My heart is like an open highway
Like Frankie said, “I did it my way”
I just wanna live while I’m alive
‘Cause it’s my life
This is for the ones who stood their ground
For Tommy and Gina who never backed down
Tomorrow’s getting harder, make no mistake
Luck ain’t even lucky, gotta make your own breaks”
“Bài hát này
Không dành cho những trái tim tan vỡ
Không dành cho những kẻ lặng câm
Cầu nguyện vì lòng thành đã mất
Tôi không muốn lẫn giữa đám đông kia
Mà sẽ cất cao lời ca cho em biết
Cuộc đời này của tôi
Bây giờ hoặc không bao giờ
Chẳng cần sống vĩnh hằng
Chỉ cần sống như tôi đang sống
Cuộc đời này của tôi
Trái tim hóa con đường thiêng liêng
Như Frankie nói “Tôi chọn lối đi riêng”
Chỉ cần sống như tôi đang sống
Vì cuộc đời này của tôi
Bài hát này dành tặng những ai cam đảm
Cho Tommy, cho Gina, những người không lùi bước
Đừng đầu hàng những khó khăn phía trước
Vận may do chính ta quyết định mà thôi”
Vân ngồi nghe đến mê mẩn. Giai điệu đẹp quá. Không gian đẹp quá. Người con trai kia. Tiếng đàn kia… Giống như ảo mộng. Ước gì thời khắc ấy không bao giờ ngừng lại. Để mộng đẹp kia, vốn không thuộc về cô, không vội tan đi mất.
- Thôi đủ rồi!
Tiếng ghita ngưng lại. Sự yên lặng bức bối xâm lấn không gian. Hải ngẩng lên, thấy Vân cơ hồ đang kích động đến nỗi phải đứng dậy. Môi cô run run, nhưng giọng nói cứng cỏi:
- Ngừng lại đi. Tôi không đến để nghe anh hát.
Hải dựng cây ghita vào bức tường trát vữa nham nhở, xoay người nhìn Vân. Hai người đứng nhìn nhau một lúc. Thật lâu, Hải chậm rãi lên tiếng:
- Anh biết em muốn gặp anh để nói gì.
- Tốt. – Vân thốt ra một tiếng cộc lốc.
- Nhưng thật tiếc, anh không thể làm theo ý em được.
- Không ư? Tôi đã nói rồi, Hải ạ. Tôi với anh, không thể có chuyện yêu đương đâu!
- Hãy cho anh một lý do. Nếu nó hợp lý, anh sẽ nghe theo.
- Lý do gì chứ? Nếu anh muốn lý do, thì là tôi không yêu anh.
- Thì chính vì em nói thế, nên anh càng phải theo đuổi, để em thừa nhận tình yêu của anh.
- Tôi mệt mỏi với sự theo đuổi của anh.
- Anh xin lỗi, anh sẽ thay đổi phương pháp vậy.
- Tôi đã có người yêu khác rồi.
- Anh hiểu là nếu em có người yêu thì anh không có quyền can thiệp đúng không? Vậy thì trong trường hợp này, em cũng không có quyền can thiệp vào chuyện của anh. Việc anh yêu ai, theo đuổi ai, em đâu có quyền ngăn cản.
Vân hết lời để nói. Cô mệt mỏi ngồi xuống ghế.
Đúng lúc căng thẳng ấy, cánh cửa gỗ mở. Một người đàn ông tóc để dài, cột kiểu đuôi ngựa từ ngoài bước vào. Anh ta nhìn hai vị khách, sau đó cất giọng sang sảng.
- Hải à? Đến lâu chưa?
Sau đó nhìn sang Vân đánh giá. Hải giới thiệu:
- Đó là Thiên Vân.
Rồi giới thiệu với Vân:
- Đây là anh Đạt, chủ quán cà phê này.
- Em chào anh. – Vân bối rối đứng lên. Người đàn ông xua tay:
- Tự nhiên, cứ tự nhiên. Thiên Vân, hôm nay em là khách quý của anh. Đồ uống đâu, sao chưa thấy mang lên?
Cô gái ban nãy bất ngờ xuất hiện, bê một khay ly tách, nói đầy ẩn ý:
- Em pha xong từ khi hồi cơ. Nhưng mang lên không tiện.
Vân ngượng ngùng cúi đầu. Chả biết màn đối thoại của hai người khi nãy, cô gái có nghe thấy hết không.
- Ngồi đi. Tất cả ngồi đi. – Đạt xởi lởi vẫy Hải lại. Anh nhẹ nhàng đi tới, ngồi xuống bên cạnh Vân.
Khác với ấn tượng về một gã nghệ sĩ gầy còm lang thang lập dị, chủ quán Đạt trông mạnh mẽ và chỉn chu. Giọng nói anh sang sảng, nụ cười sảng khoái, ánh mắt linh hoạt nhìn thẳng vào người đối diện. Những người có ánh mặt trực diện như thế, thường đều là những người rất bộc trực. Có l Đạt cũng đã ngoài bốn mươi. Nhấp một ngụm cà phê, nghệ sĩ cao hứng ngâm:
- Dương liễu hoa thâm điểu ngữ trì. Họa đường thiềm ảnh mộ vân phi. – Anh nhìn sang Hải: – Thằng nhóc mất gốc này thì không nói. – Rồi nhìn sang Vân: – Còn em gái, có hiểu hai câu Đường luật này không?
Vân mân mê tà áo, ngại ngần trả lời:
- Dạ, em học chuyên ngành tiếng Anh, thành ra… thành ra cũng không rành về cổ thi.
Chủ quán không để ý đến đôi mắt tóe lửa của “thằng nhóc mất gốc”, dạt dào giải thích:
- Đây là hai câu trong bài “Xuân cảnh” của Trần Nhân Tông, dịch thơ là “Chim trong liễu thắm hót khoan thai. Bóng ngả bên thềm mây vẫn bay”. Tên của em là Vân, quả là một cái tên đẹp. Một áng mây trắng không ngừng bay trên bầu trời, phiêu diêu, tự tại.
Hải chen vào.
- Thật tiếc cô ấy lại là một đám mây vàng!
- Chú mày nói cái gì?
- Cô ấy họ Hoàng. Hoàng Thiên Vân.
Đạt không để ý đến thái độ thất thố của Hải. Bù lại còn gật gù.
- Quả là tên cũng như người!
Nhưng sau đó, anh không giải thích gì thêm. Trò chuyện phiếm một lát, Đạt tuyên bố sẽ không tính tiền nước của Vân. Cuối cùng còn tặng cô một bức tranh tĩnh vật do chính anh tự vẽ.
- Thật ngại quá! Đã không trả tiền nước, lại còn được tặng quà. Đúng là được ăn được nói, được gói mang về.
- Không có gì đâu. Vốn là cái duyên gặp gỡ. Coi như là em đây và anh có duyên.
- Em nhận đi. Không phải với ai, anh Đạt đây cũng hào phóng như thế đâu! – Hải đứng bên nói.
- Vậy em cám ơn anh.
Bước ra khỏi quán cà phê, Vân ôm khư khư bức vẽ đã được cuộn lại, nhét vào trong ống cẩn thận. Hải đi bên cạnh, nhiều lần làm như vô tình đụng chạm vào người cô. Một người đang không ngừng tính kế. Một người đang miên man suy nghĩ làm thế nào để đối phó được với gã trẻ tuổi ngông cuồng kia.
Hoàng Thiên Vân không biết anh chàng trước mặt cô đang mơ thấy gì mà lại gọi mẹ. Trái tim của người phụ nữ trong thời khắc ấy bỗng trở nên dịu dàng kỳ lạ, tựa như có một hạt mầm ủ trong ấy đang lặng lẽ tách vỏ để vươn lên. Cô lấy tay vỗ nhẹ vào má anh. Hải he hé mắt nhìn lên, một bàn tay đưa ra nắm lấy tay cô áp lại lên má mình. Cuối cùng, sau bao nhiêu mòn mỏi, cơn khát của anh cũng đã được thỏa mãn rồi. Vân nói khẽ:
- Dậy đi chàng trai. Anh có biết anh vừa gọi gì không?
- Mẹ ơi!
Vân cong hai con mắt lên, cười cười:
- Mẹ đây!
Hải ngây người ra trong một thoáng. Sau đó anh toét miệng cười, đưa tay lên búng vào mũi cô. Bên phía giường kia có tiếng húng hắng ho. Hai kẻ đang có ý định trêu đùa nhau bỗng nhận ra đây là chốn công cộng chứ không phải là nhà riêng, bèn người thì ngồi dậy tử tế, người thì đi lấy nhiệt kế để đo nhiệt độ. Nhiệt kế chỉ 37,5 độ, không đáng lo lắm nhưng Thiên Vân vẫn cẩn thận lấy nước đá chườm cho Hải.
Hải đi làm chính thức trong công ty ANFcons chưa được bao lâu đã phải xin nghỉ ốm. Giám đốc Phòng Thiết kế cười ha hả bảo yên tâm, cứ nghỉ ngơi đi. Vân cũng chẳng buồn đến tòa soạn nữa, mang cả hai chiếc laptop đang để ở nhà vào trong bệnh viện. Buổi tối anh ngủ trên giường bệnh, cô thì ngủ trên chiếc giường nhỏ dành cho người nhà bệnh nhân ở ngay cạnh. Ban ngày, đến bữa thì ăn cơm mua ở trong căng tin bệnh viện, thời gian còn lại anh nằm dài đọc sách, nghe nhạc, xem xét các bản thiết kế; cô ngồi làm việc, thỉnh thoảng lại liếc nhìn đồng hồ, đúng giờ cho anh uống thuốc, đưa anh đi xét nghiệm, đến chiều lại cùng anh chống nạng đi dạo qua lại dọc hành lang và mấy bồn hoa nhỏ trong khuôn viên. Họ có lẽ là hai người duy nhất ở trong bệnh viện mà cảm thấy thoải mải nhất, vì người bệnh còn lại tựa như không khí suốt ngày chỉ nằm im lặng trong góc phòng, không một ai đến thăm, cũng chẳng có lấy một cú điện thoại hỏi han nào, mọi việc đều do một cô hộ lý lớn tuổi đảm trách. Nghe nói đó là công tử con nhà đại gia nào đấy, rách giời rơi xuống, không may bị tai nạn trong khi đua xe máy. Nhưng mệnh cậu lớn, người bạn ngồi sau cậu ta bị văng ra, đập vào cột điện chết ngay tại chỗ, còn người cầm lái là cậu ta thì dù cả người dập nát nhưng thực ra lại chỉ bị gẫy chân, trật khớp cổ tay, trầy trụa máu me cùng lắm chỉ là lớp ngoài da nhanh liền mà thôi.
Chiều ngày thứ hai, Thiên Vân xách vào bệnh viện một túi cam ngọt. Cô đi chừng 2 tiếng nhưng Hải đợi mong đến cáu kỉnh, lúc thấy cô mặt chảy dài ra giống như một đứa trẻ vậy. Thiên Vân không thèm chấp nhặt, cẩn thận đi gọt cam, bóc hết hạt một cách cẩn thận dâng lên đến tận miệng mà người bệnh vẫn không chịu ăn. Anh dựa dẫm vào việc mình đang đau ốm ra sức nhõng nhẽo Vân. Cô đi đâu lâu một tí cũng giận dỗi, thuốc đắng quá cũng phải dỗ mãi mới uống, thức ăn thì chê ỏng chê eo. Thiên Vân đến chăm sóc bản thân còn qua loa, đại khái, nay phải gánh vác trách nhiệm hầu hạ Hải, lúng túng không biết làm thế nào cho phải. Cuối cùng, cô bất lực cầm múi cam lên:
- Anh có thật là không ăn không?
- Không!
- Vậy em ăn! – Vân bỏ tọt miếng cam vào trong miệng. – Khà, ngọt quá! Ngọt ghê!
Cô cố ý nhai chóp chép thật to. Hải tức giận giật lại đĩa cam:
- Em dám tranh ăn của anh? Không biết đây là đồ dành cho bệnh nhân hả?
- Tưởng anh không thích ăn cam.
- Sao em đi lâu vậy? – Hải vừa giữ đĩa cam, vừa chất vấn Thiên Vân.
- Xin anh. Nguyên chạy xe từ nhà tới bệnh viện cũng đã mất hơn 30 phút rồi. Anh đấy! Em mới đi có 2 tiếng đã làm ầm lên. Còn người ta kia kìa. Nằm viện cả tháng trời rồi, không thấy người nào vào chăm nom mà đâu có ý kiến gì đâu! À, mà nhắc mới nhớ, cậu bệnh nhân giường kia đâu rồi?
- Y tá tới đưa đi tháo băng rồi. Thiên Vân, tối nay anh không ăn cơm đâu. Anh muốn ăn phở!
Khi bệnh nhân cùng phòng được đưa trở lại giường, Vân mới lần đầu tiên được nhìn thấy khuôn mặt của cậu mấy ngày qua phần lớn bị che dưới lớp băng trắng. Trừ những chỗ vết thương đang lên da non màu hồng tím loang lổ thì đó là khuôn mặt của một gã trai thanh tú, da trắng môi đỏ. Cậu ta gác cái chân vẫn bó bột lên trên giường, ngồi đối diện với Vân và Hải, giương mắt nhìn chăm chăm vào đĩa cam còn một nửa Hải đang giữ trên tay.
- Muốn ăn không? – Hải mời.
Cậu chàng ngước mắt lên nhìn hai người, nhưng vẫn ngồi thừ ra, mãi một lúc lâu sau mới khe khẽ gật đầu.
Cam rất ngọt. Cậu ta nhoẻn miệng cười. Vân cứ nghĩ mãi, tại sao một người có nụ cười hiền đến vậy lại có thể là một tay chơi phá gia chi tử? Cô buột miệng hỏi:
- Tại sao em không về nhà dưỡng thương? Ở trong bệnh viện buồn chết đi được ấy.
Cậu ta lại nhoẻn cười:
- Về nhà còn buồn hơn ấy chứ. Em ở trong bệnh viện, ít ra còn nhìn thấy người nhà của bệnh nhân khác. À, em tên là Khoa.
Cậu ta ăn hết phần cam còn lại trong đĩa một cách chậm chạp do cánh tay cử động còn khó khăn, sau đó cũng không quay người vào trong tường nằm ngủ như ngày hôm qua nữa mà còn tìm cách bắt chuyện.
- Em thấy chị mang cả bàn cờ vua đến. Anh chị định giết thời gian bằng thứ đó à?
Hải liếc mắt nhìn theo, thấy trong túi đồ cô mang vào đúng là có một bàn cờ vua nhỏ bằng gỗ. Anh hừ nhẹ:
- Em mang thứ này vào làm gì? Anh đâu có biết chơi cờ vua!
Vân làm ra vẻ ngạc nhiên:
- Cờ vua mà cũng không biết á?
Cảm thấy bị quê quê, Hải tỉnh bơ khẳng định:
- Thời này ai còn chơi cờ vua nữa. Không tin thì hỏi cậu ấy xem.
Nói xong, anh chàng hướng mắt sang phía Khoa, kín đáo nháy một cái. Ai ngờ thằng nhóc này lơ đẹp tín hiệu cầu cứu đó của Hải, hào hứng lắc đầu.
- Không, em khác! Em biết chơi!
Hải tắt đài, trong khi Vân mừng rỡ:
- Ồ, thế lát nữa chị em mình chơi.
- Tại sao không chơi luôn bây giờ?
Thế là trước con mắt đầy ghen tị của Hải, hai chị em lôi bàn cờ gỗ ra bắt đầu xếp các con cờ lên từng ô vuông đen trắng. Khoa hướng Vân, khiêm tốn nói:
- Chị nương tay nhé!
Cô xua tay:
- Không dám! Không dám!
Ván cờ nhanh chóng được bắt đầu. Khoa cầm quân trắng có lợi thế được đi trước. Mới đầu hai chị em còn đôi ba câu nói qua nói về, nhưng quá nửa thời gian trôi qua, khi các nước cờ trở nên thận trọng và căng thẳng hơn, cả hai đều tập trung suy nghĩ đến độ chẳng ai buồn nói năng gì nữa. Hải giả lơ nằm một chỗ nghe nhạc cuối cùng sốt ruột không chịu được, đành ném tai nghe lên giường, nhảy ba bước tới chỗ bàn cờ, kéo ghế ra ngồi xuống làm khán giả. Thiên Vân đang bị dồn vào thế bí. Các con cờ chủ chốt của cô nằm rời rạc ở các vị trí yếm thế trên bàn cờ, trong khi bộ ba xe, mã và tịnh của Khoa đang bừng bừng khí thế tấn công ở phần sân đối phương. Thiên Vân bị chiếu tướng, mấy nước vừa rồi đi đều là chật vật che chắn cho quân Vua khỏi con đường chết. Cô theo thói quen vuốt vuốt tóc những lúc căng thẳng, chiếc trán nhỏ nhăn lại suy tính đường đi nước bước. Cuộc giằng co càng lúc càng cam go. Khoa đẩy thêm một mã lên hỗ trợ, quyết tâm dồn vua của đối phương vào bước đường cùng, sức tấn công vì thế tăng lên gấp bội. Hải không biết nhiều về cờ vua, nhưng anh cũng nhìn ra thằng “con giời” này ngoài bản lĩnh đua xe trái phép hóa ra lại là một tay cờ giỏi. Nó đang khiến cho cô gái của anh bối rối. Nhìn tay Vân đưa lên định đi một nước cờ, nhưng rồi lại rụt lại để suy tính thêm, anh bỗng tiếc nuối rằng tại sao trước đây anh không học chơi môn cờ này!
Bỗng nhiên, Khoa lên tiếng:
- Chị Vân, hay là mình cược đi!
- Cái gì? – Vân đang suy nghĩ, ngẩn người ngẩng lên.
- Nếu ai thua thì phải trả tiền bữa tối nay, ok?
Hải chen vào:
- Không tính, nếu cược thì phải cược từ đầu ván chứ.
Không ngờ Vân vô tư gật đầu:
- Được thôi! Nhưng tối nay chị ăn phở đấy nhé!
- Ok!
Sau vài phút gián đoạn, trận giao đấu lại tiếp tục. Thiên Vân đã suy nghĩ xong, quyết định hy sinh quân hậu để cản uy thế từ quân xe của Khoa. Một cuộc giao dịch quá hời cho Khoa nên cậu ta vui mừng đến nỗi khóe miệng cong hết cả lên, vội vội vàng vàng xuống tay. Nhưng ngay chính lúc này, cậu đã rơi vào cái bẫy của Thiên Vân. Khi quân vua ở thế thủ vững vàng, những quân cờ khác của cô bỗng trở thành những dũng tướng hùng mạnh, từ những vị trí khiến người ta mất cảnh giác đánh úp vào địa bàn cố thủ của đối phương. Sau ba nước cờ, thế cục bị đảo lộn. Khoa bóp bóp trán, cuối cùng thẫn thờ kết luận:
- Em thua rồi!
- Em chơi không tồi! – Vân thật lòng nói.
Khoa dường như vẫn chưa chấp nhận nổi sự thực. Cậu ta nằn nì:
- Thêm một ván nữa đi chị!
Tuy nhiên thời gian đã không còn sớm nữa. Một ván cờ cũng phải kéo dài gần tiếng đồng hồ, vả lại bài vở của cô cũng đang bề bộn nên Vân hẹn lúc khác chơi. Theo như cá cược ban nãy, Khoa sẽ phải trả tiền bữa tối. Bọn họ bàn bạc một hồi, quyết định ra quán phở gần bệnh viện để ăn, vì Hải có thể dùng nạng để di chuyển, Khoa ngồi xe lăn do Vân đẩy giúp. Ba người tạo ra một cảnh lượng lạ lùng khiến trên đường đi không ít người liếc nhìn hoặc thì thầm bình phẩm. Ăn xong, trở lại phòng bệnh, Vân để mặc cho hai gã thanh niên chụm đầu trên bàn cờ, còn mình thì bận rộn làm việc. Cuốn sách cô đang dịch vẫn chưa hoàn thành…
***
Theo như kết luận của bác sĩ, chân của Hải chưa đến nỗi phải phẫu thuật nối gân, nhưng anh phải sử dụng thuốc đặc trị kết hợp nghỉ ngơi, tránh đi lại ít nhất là 3 tháng. Hải nghe xong mặt nhăn mày nhó. Cũng phải thôi! Bảo một thanh niên phơi phới như anh ngồi yên một chỗ một ngày thôi đã là khó chịu lắm rồi. Huống hồ lại là những ba tháng trời. Thiên Vân an ủi anh:
- Cũng còn may là không phải phẫu thuật.
Ai ngờ tư duy của anh khác cô:
- Em còn gọi thế này là may mắn á?
- Chẳng lẽ anh thích phẫu thuật?
- Không phải. Nhưng thế này cũng chẳng phải là may mắn!
Vân giải thích:
- Anh không biết kiểu an ủi của người Việt Nam à? Để em nói cho mà nghe này. Nếu anh bị tai nạn, người ta sẽ nói “Ô, cũng may bác bị tai nạn nhẹ!”. Nếu anh bị thật nặng, họ lại nói “Ồ, may mà chưa tử vong”. Còn nếu chết luôn, thì họ cũng cho là may vì ít nhất là còn chết nguyên xác!
Hải lộ một vẻ mặt thất kinh, Vân dọa thêm:
- Như trường hợp của anh, người ta nói may là…
- May là gì?
- Là chưa què hẳn!
Hải lè lưỡi:
- Eo, an ủi thật tàn nhẫn.
Rồi chợt nắm lấy tay cô:
- Thiên Vân, nếu như chân anh bị què thật thì em có bỏ rơi anh không?
Tự nhiên anh hỏi về vấn đề này khiến Vân giật cả mình. Cô nạt:
- Nói gở gì thế. Anh còn khỏe lắm. Việc cái gì!
- Đấy là anh nói nếu như thôi!
- Không nếu như kỳ cục như vậy!
- Thế thì ba tháng tới…như thế nào?
Hóa ra loanh quanh một hồi ý tứ của anh là quành về vấn để ba tháng tới. Đương nhiên là trách nhiệm chăm sóc anh, cô sẽ không nề hà gì. Dù sao cũng chỉ là không nên đi lại nhiều thôi, các sinh hoạt cá nhân khác anh vẫn tự làm được. Nhưng rắc rối ở đây là ở chỗ căn phòng của anh thuê trống huơ trống hoác, chẳng có tiện nghi gì, không tiện để cho một người tạm coi là bệnh nhân như anh ở. Tuy nhiên, nếu để anh ở chung phòng với cô thì… thực sự cô vẫn còn e ngại nhiều thứ. Bây giờ, bức tường ngăn phòng ngủ với phòng khách đã bị dỡ bỏ. Nam nữ tuổi này ở chung một chỗ với nhau, liệu rằng… liệu rằng… Thiên Vân khẽ thở dài:
- Anh chuyển xuống phòng em đi. Cho tiện!
Hải vui mừng:
- Thật nhé!
Cô gật đầu:
- Còn em sẽ chuyển lên lầu 7.
- Tôi đây! – Giọng Vân đầy chất hình sự.
- Hoa… đẹp chứ?
- Đẹp. Nhưng tôi không thích. Tôi đã quá tuổi cho những thứ trẻ con như thế. Đúng đấy. Thật là trẻ con.
Vân cố gắng lựa chọn từ ngữ để chọc vào tự ái của Hải. Cô muốn nhấn sâu vào khoảng cách tuổi tác và hy vọng mình có thể cư xử với cậu ta như một bậc đàn chị. Đầu dây bên kia im lặng. Phải chăng những lời của cô đã có tác dụng? Được vậy thì thật tốt nhưng tại sao cô lại thấy có cảm giác hơi hơi áy náy. Mãi một lúc sau, Hải mới lên tiếng.
- Tặng hoa là trẻ con à? Vậy thì lần sau, anh sẽ mang đồ ăn tới cho em. Cái đó thì già trẻ gì cũng đều cần đến cả.
- Hải… cậu… cậu… – Vân bất lực với gã thanh niên trơ tráo này. – Tối nay cậu có rảnh không? Tôi muốn gặp cậu. – Cô cố nén lại. Phải đợi đến tối nay, gặp mặt trực tiếp sẽ dễ dàng nói chuyện hơn.
- Hãy gọi anh bằng anh. – Hải đính chính một cách gian giảo. – Nếu xưng hô không đúng, rất khó nói chuyện tiếp.
Cái gì? Cậu ta còn dám uy hiếp cả mình? Quá bằng như cậu ta nói “không gọi anh thì đừng mong nói chuyện với cậu ta”? Thôi được rồi, cô cũng chẳng thấy có gì hay ho mà đôi co với gã cứng đầu này.
- Tối nay. Cà phê TN chỗ Hàng Xanh.
- Không. Nhàm chán lắm.
- Vậy quán nào?
- Anh sẽ nói sau. Năm rưỡi anh sẽ tới văn phòng của em.
- Không được… anh cho địa chỉ đi, tôi sẽ tự tới đó.
Giọng nữ cao vút bực bội. Hải giơ chiếc điện thoại ra xa để ngăn âm thanh chói tai ấy lại. Sau đó anh mỉm cười đóng điện thoại, vờ như không nghe thấy câu nói cuối cùng. Hoàng Thiên Vân, anh đã nói với em rồi nhỉ! Anh sẽ theo đuổi em đấy. Vì thế hãy chuẩn bị tinh thần mà chống đỡ những đợt tấn công liên tiếp đi nhé. Xem em còn trốn tránh được đến khi nào. Một con cáo mãn nguyện tự âm thầm tán thưởng bản thân. Đòn tấn công đầu tiên của cáo đã đạt được mục đích. Chí ít, con mồi đã phải tự động tìm đến. Mà con mồi này, hình như lại rất không có kinh nghiệm.
Cuối giờ, trước cổng của tòa nhà văn phòng xuất bản Thời Đại xuất hiện một chàng trai. Anh mặc một chiếc quần jean xám và áo pull mỏng màu trắng, đứng tựa lưng vào một gốc cây to ven đường. Thân hình cao ráo, tràn đầy nét trẻ trung và phóng khoáng. Các cô gái văn phòng sau một ngày ngồi mốc meo trước máy tính, cuối buổi uể oải thoát được ra ngoài, bất ngờ được thấy một anh chàng trẻ tuổi đẹp trai, tâm tình trở nên tốt như đi shopping. Mà tại sao gặp ai từ tòa nhà đi ra, anh ta cũng cười như gặp người quen thế kia nhỉ? Vân dắt chiếc xe cổ lỗ sĩ đi ra, tự nhiên lại cảm thấy bực mình. Hải nhìn thấy Vân, giơ tay ra vẫy, thân mật gọi to:
- Thiên Vân, anh đây!
Vân bất đắc dĩ quay sang, mặt méo xệch. Anh ta gọi to như thế, cả hai hàng phố đều nghe thấy. Mà gọi to, thôi thì cũng đã gọi rồi, nhưng “Thiên Vân” không đủ hay sao, mà còn phải thêm cả hai từ “anh đây” vào nữa. Các cô gái làm cùng tòa nhà trước khi rồ ga đi còn nán lại chốc lát nhìn hai người, cười hi hi – cái kiểu cười như muốn ám chỉ rằng: “Chúng tôi biết tỏng cả rồi đấy nhé!”
Vân vừa lườm Hải vừa hỏi:
- Đi đâu đây? Mà lần sau anh đừng tới đây nữa. Văn phòng tôi rất nhiều chuyện.
Hải mỉm cười, không đáp lại. Nhưng trong bụng thì khoái chí thầm nghĩ đằng nào thì đồng nghiệp của Vân cũng sẽ biết anh cả thôi mà. Không sớm thì muộn…
- Đường hơi lắt léo. Để anh chạy.
Hải giành lấy tay lái. Anh khởi động chiếc xe, sau đó quay sang nhìn cô gái vẫn đứng ở bên lề đường, hất đầu ra hiệu lên xe.
- Này, anh chàng Việt Kiều. – Vân cảnh cáo. – Tôi là cư dân của thành phố này hơn chục năm. Còn anh mới tới có mấy tháng. Anh nói vậy có khoác lác quá không đấy?
Tuy nói thế, nhưng cô vẫn ngoan ngoãn ngồi đằng sau, thận trọng nắm tay vào đuôi xe. Hải cười nhạt trước sự cẩn thận của Vân, rồ ga phóng đi.
Quán nằm trong một con hẻm nhỏ ngay trung tâm quận nhất. Họ phải gửi xe tít ở ngoài đầu đường, sau đó đi bộ vào. Hẻm yên tĩnh, một bên trồng một hàng hoa leo Vân không biết là hoa gì, chỉ thấy mùi thơm hăng hắc ngòn ngọt lan tỏa khắp không gian. Chẳng thấy hàng quán đâu cả. Chỉ thấy bốn bề yên tĩnh như một khu phố tách biệt, không hề thấy cửa hàng, cửa hiệu hay dấu hiệu gì của chốn ăn uống, giải trí. Đâu đó vang lên tiếng kèn Ác mô ni ca vui vẻ. Người chơi chưa thạo, cứ thổi mãi một điệu, mắc lỗi, lại thổi rồi lại mắc lỗi vào đúng một chỗ.
Vân hoang mang không biết Hải có nhầm lẫn gì không. Nhưng thấy anh cứ bình tĩnh mà bước nên cô cũng lặng lẽ theo sau. Họ đi đến cuối hẻm, thấy một cái sân nhỏ có vài ba ngôi nhà chung quanh. Hẻm cụt. Vân thất vọng. Nhưng chính lúc ấy, Hải mở một cánh cửa gỗ cũ kỹ phết sơn trắng và bước vào. Phía sau cánh cửa gỗ mộc mạc chính là một quán cà phê. Quán nhỏ xíu, nhưng bài trí phá cách. Một cành cây khô lớn treo giữa phòng, trên đó có cả ngàn con hạc gấp từ giấy báo cũ. Gác gỗ tròn quây xung quanh, lúp xúp những ô, mái trông như những tổ chim bồ câu. Phía dưới có một sân khấu nhỏ, đặt một bộ trống, mấy cây ghi-ta thùng. Ánh sáng nhàn nhạt lan tỏa trong quán từ những cây đèn kiểu măng-xông cổ bằng sắt có lắp gương. Quán không có một bóng người. Như để giải thích cho thắc mắc của Vân, Hải nhẹ nhàng nói:
- Quán này chỉ dành cho khách quen mà thôi. Chủ quán là một tay nghệ sĩ lang thang. Gã vừa làm chủ, vừa làm phục vụ, vừa kiêm luôn pha chế. Sau 9h quán mới đông. Nhiều lúc gã có việc bận, bỏ quán đi mất. Khách đến tự kiếm cà phê, tự trả tiền, rồi tự đóng cửa ra về.
- Không sợ trộm à?
- Ai dám động vào đồ của anh ta.
- Dường như anh ta không đặt nặng vấn đề kinh doanh?
- Nếu em nghĩ vậy thì nhầm đấy. Gã tính tiền rất đắt. Nhưng phải nói cà phê gã pha tuyệt đỉnh. Tuy nhiên nếu hứng lên thì gã có thể cho khách uống miễn phí. Ví dụ như gặp một cô gái như em chẳng hạn.
Vân nhún vai ra vẻ không tin. Họ chọn một cái bàn tách biệt trong góc phòng. Một cô gái nhỏ nhắn xuất hiện, cười với hai vị khách mới đến, đưa thực đơn viết trên một tấm vải giả da màu nâu trông như bản đồ cổ của một kho báu bí mật.
- Anh chị dùng gì ạ? – Cô hỏi. Thấy Vân nghiên cứu tỉ mỉ tấm da, cô gái vui vẻ nói: – Hôm nay chỉ có cà phê với nước cam sành thôi.
- Có gì ăn không? – Hải hỏi. Anh mới ăn lót dạ xong, nhưng chắc Vân đang đói bụng.
- À có. Có bánh xốp nhân thịt.
- Vậy cho hai chiếc nhé.
Khi cô gái đi lui vào trong, Vân thì thào nói:
- Quán này thật ấn tượng. Tôi không nghĩ là Sài Gòn cũng có một cái quán giống như thế này đấy!
Lần này đến lượt Hải nhún vai. Hai người ngồi đối diện với nhau. Vân vẫn nhớ ý nghĩa quan trọng của buổi nói chuyện hôm nay. Nhưng giữa một không khí như thế này, sau những ân tượng ban nãy, cô không biết phải mở lời như thế nào.
Hải rời chỗ ngồi, đi lên sân khấu, chọn lấy một cây ghita. Anh so dây, thử gảy vài nốt, sau đó sửa tư thế ngồi, đưa ánh mắt sâu hun hút nhìn về phía người con gái, dịu dàng nói:
- Thiên Vân, em chưa từng nghe anh đàn đúng không?
Nói xong, anh có chút ngượng ngùng cúi đầu xuống. Những ngón tay thon rất đẹp bắt đầu búng trên dây đàn. Tiếng ghita trầm ấm vang vọng khắp căn phòng. Vân nhận ra một bản rock quen của Bon Jovi. Hồi còn là sinh viên, Vân đã từng xem một ban nhạc rock trong trường biểu diễn bài này trên sân khấu. Họ mix theo lối nhạc dance, tiếng bass dồn dập khiến cho cả sân trường phấn kích, vừa nhảy vừa hét theo. Nhưng khác với giai điệu sôi động, nhanh, mạnh của nguyên bản, Hải chơi với tiết tấu chậm rãi mang đầy chất tự sự. Vân ngạc nhiên không ngờ ca khúc này khi chuyển sang ballad lại da diết đến thế. Sau khúc nhạc dạo, Hải cất tiếng hát. Giọng anh ấm, hơi khàn, nhưng lại càng làm cho bài hát trở nên tâm trạng hơn. Tiếng ghita bập bùng. Ở những đoạn cao trào, ngón tay anh siết dây đàn, nhạc thâm trầm hòa tan cùng với giọng hát luyến láy:
“This ain’t a song for the brokenhearted
No silent prayer for the faith departed
And I ain’t gonna be just a face in the crowd
You’re gonna hear my voice when I shout it out loud
It’s my life
It’s now or never
I ain’t gonna live forever
I just wanna live while I’m alive
It’s my life
My heart is like an open highway
Like Frankie said, “I did it my way”
I just wanna live while I’m alive
‘Cause it’s my life
This is for the ones who stood their ground
For Tommy and Gina who never backed down
Tomorrow’s getting harder, make no mistake
Luck ain’t even lucky, gotta make your own breaks”
“Bài hát này
Không dành cho những trái tim tan vỡ
Không dành cho những kẻ lặng câm
Cầu nguyện vì lòng thành đã mất
Tôi không muốn lẫn giữa đám đông kia
Mà sẽ cất cao lời ca cho em biết
Cuộc đời này của tôi
Bây giờ hoặc không bao giờ
Chẳng cần sống vĩnh hằng
Chỉ cần sống như tôi đang sống
Cuộc đời này của tôi
Trái tim hóa con đường thiêng liêng
Như Frankie nói “Tôi chọn lối đi riêng”
Chỉ cần sống như tôi đang sống
Vì cuộc đời này của tôi
Bài hát này dành tặng những ai cam đảm
Cho Tommy, cho Gina, những người không lùi bước
Đừng đầu hàng những khó khăn phía trước
Vận may do chính ta quyết định mà thôi”
Vân ngồi nghe đến mê mẩn. Giai điệu đẹp quá. Không gian đẹp quá. Người con trai kia. Tiếng đàn kia… Giống như ảo mộng. Ước gì thời khắc ấy không bao giờ ngừng lại. Để mộng đẹp kia, vốn không thuộc về cô, không vội tan đi mất.
- Thôi đủ rồi!
Tiếng ghita ngưng lại. Sự yên lặng bức bối xâm lấn không gian. Hải ngẩng lên, thấy Vân cơ hồ đang kích động đến nỗi phải đứng dậy. Môi cô run run, nhưng giọng nói cứng cỏi:
- Ngừng lại đi. Tôi không đến để nghe anh hát.
Hải dựng cây ghita vào bức tường trát vữa nham nhở, xoay người nhìn Vân. Hai người đứng nhìn nhau một lúc. Thật lâu, Hải chậm rãi lên tiếng:
- Anh biết em muốn gặp anh để nói gì.
- Tốt. – Vân thốt ra một tiếng cộc lốc.
- Nhưng thật tiếc, anh không thể làm theo ý em được.
- Không ư? Tôi đã nói rồi, Hải ạ. Tôi với anh, không thể có chuyện yêu đương đâu!
- Hãy cho anh một lý do. Nếu nó hợp lý, anh sẽ nghe theo.
- Lý do gì chứ? Nếu anh muốn lý do, thì là tôi không yêu anh.
- Thì chính vì em nói thế, nên anh càng phải theo đuổi, để em thừa nhận tình yêu của anh.
- Tôi mệt mỏi với sự theo đuổi của anh.
- Anh xin lỗi, anh sẽ thay đổi phương pháp vậy.
- Tôi đã có người yêu khác rồi.
- Anh hiểu là nếu em có người yêu thì anh không có quyền can thiệp đúng không? Vậy thì trong trường hợp này, em cũng không có quyền can thiệp vào chuyện của anh. Việc anh yêu ai, theo đuổi ai, em đâu có quyền ngăn cản.
Vân hết lời để nói. Cô mệt mỏi ngồi xuống ghế.
Đúng lúc căng thẳng ấy, cánh cửa gỗ mở. Một người đàn ông tóc để dài, cột kiểu đuôi ngựa từ ngoài bước vào. Anh ta nhìn hai vị khách, sau đó cất giọng sang sảng.
- Hải à? Đến lâu chưa?
Sau đó nhìn sang Vân đánh giá. Hải giới thiệu:
- Đó là Thiên Vân.
Rồi giới thiệu với Vân:
- Đây là anh Đạt, chủ quán cà phê này.
- Em chào anh. – Vân bối rối đứng lên. Người đàn ông xua tay:
- Tự nhiên, cứ tự nhiên. Thiên Vân, hôm nay em là khách quý của anh. Đồ uống đâu, sao chưa thấy mang lên?
Cô gái ban nãy bất ngờ xuất hiện, bê một khay ly tách, nói đầy ẩn ý:
- Em pha xong từ khi hồi cơ. Nhưng mang lên không tiện.
Vân ngượng ngùng cúi đầu. Chả biết màn đối thoại của hai người khi nãy, cô gái có nghe thấy hết không.
- Ngồi đi. Tất cả ngồi đi. – Đạt xởi lởi vẫy Hải lại. Anh nhẹ nhàng đi tới, ngồi xuống bên cạnh Vân.
Khác với ấn tượng về một gã nghệ sĩ gầy còm lang thang lập dị, chủ quán Đạt trông mạnh mẽ và chỉn chu. Giọng nói anh sang sảng, nụ cười sảng khoái, ánh mắt linh hoạt nhìn thẳng vào người đối diện. Những người có ánh mặt trực diện như thế, thường đều là những người rất bộc trực. Có l Đạt cũng đã ngoài bốn mươi. Nhấp một ngụm cà phê, nghệ sĩ cao hứng ngâm:
- Dương liễu hoa thâm điểu ngữ trì. Họa đường thiềm ảnh mộ vân phi. – Anh nhìn sang Hải: – Thằng nhóc mất gốc này thì không nói. – Rồi nhìn sang Vân: – Còn em gái, có hiểu hai câu Đường luật này không?
Vân mân mê tà áo, ngại ngần trả lời:
- Dạ, em học chuyên ngành tiếng Anh, thành ra… thành ra cũng không rành về cổ thi.
Chủ quán không để ý đến đôi mắt tóe lửa của “thằng nhóc mất gốc”, dạt dào giải thích:
- Đây là hai câu trong bài “Xuân cảnh” của Trần Nhân Tông, dịch thơ là “Chim trong liễu thắm hót khoan thai. Bóng ngả bên thềm mây vẫn bay”. Tên của em là Vân, quả là một cái tên đẹp. Một áng mây trắng không ngừng bay trên bầu trời, phiêu diêu, tự tại.
Hải chen vào.
- Thật tiếc cô ấy lại là một đám mây vàng!
- Chú mày nói cái gì?
- Cô ấy họ Hoàng. Hoàng Thiên Vân.
Đạt không để ý đến thái độ thất thố của Hải. Bù lại còn gật gù.
- Quả là tên cũng như người!
Nhưng sau đó, anh không giải thích gì thêm. Trò chuyện phiếm một lát, Đạt tuyên bố sẽ không tính tiền nước của Vân. Cuối cùng còn tặng cô một bức tranh tĩnh vật do chính anh tự vẽ.
- Thật ngại quá! Đã không trả tiền nước, lại còn được tặng quà. Đúng là được ăn được nói, được gói mang về.
- Không có gì đâu. Vốn là cái duyên gặp gỡ. Coi như là em đây và anh có duyên.
- Em nhận đi. Không phải với ai, anh Đạt đây cũng hào phóng như thế đâu! – Hải đứng bên nói.
- Vậy em cám ơn anh.
Bước ra khỏi quán cà phê, Vân ôm khư khư bức vẽ đã được cuộn lại, nhét vào trong ống cẩn thận. Hải đi bên cạnh, nhiều lần làm như vô tình đụng chạm vào người cô. Một người đang không ngừng tính kế. Một người đang miên man suy nghĩ làm thế nào để đối phó được với gã trẻ tuổi ngông cuồng kia.
Hoàng Thiên Vân không biết anh chàng trước mặt cô đang mơ thấy gì mà lại gọi mẹ. Trái tim của người phụ nữ trong thời khắc ấy bỗng trở nên dịu dàng kỳ lạ, tựa như có một hạt mầm ủ trong ấy đang lặng lẽ tách vỏ để vươn lên. Cô lấy tay vỗ nhẹ vào má anh. Hải he hé mắt nhìn lên, một bàn tay đưa ra nắm lấy tay cô áp lại lên má mình. Cuối cùng, sau bao nhiêu mòn mỏi, cơn khát của anh cũng đã được thỏa mãn rồi. Vân nói khẽ:
- Dậy đi chàng trai. Anh có biết anh vừa gọi gì không?
- Mẹ ơi!
Vân cong hai con mắt lên, cười cười:
- Mẹ đây!
Hải ngây người ra trong một thoáng. Sau đó anh toét miệng cười, đưa tay lên búng vào mũi cô. Bên phía giường kia có tiếng húng hắng ho. Hai kẻ đang có ý định trêu đùa nhau bỗng nhận ra đây là chốn công cộng chứ không phải là nhà riêng, bèn người thì ngồi dậy tử tế, người thì đi lấy nhiệt kế để đo nhiệt độ. Nhiệt kế chỉ 37,5 độ, không đáng lo lắm nhưng Thiên Vân vẫn cẩn thận lấy nước đá chườm cho Hải.
Hải đi làm chính thức trong công ty ANFcons chưa được bao lâu đã phải xin nghỉ ốm. Giám đốc Phòng Thiết kế cười ha hả bảo yên tâm, cứ nghỉ ngơi đi. Vân cũng chẳng buồn đến tòa soạn nữa, mang cả hai chiếc laptop đang để ở nhà vào trong bệnh viện. Buổi tối anh ngủ trên giường bệnh, cô thì ngủ trên chiếc giường nhỏ dành cho người nhà bệnh nhân ở ngay cạnh. Ban ngày, đến bữa thì ăn cơm mua ở trong căng tin bệnh viện, thời gian còn lại anh nằm dài đọc sách, nghe nhạc, xem xét các bản thiết kế; cô ngồi làm việc, thỉnh thoảng lại liếc nhìn đồng hồ, đúng giờ cho anh uống thuốc, đưa anh đi xét nghiệm, đến chiều lại cùng anh chống nạng đi dạo qua lại dọc hành lang và mấy bồn hoa nhỏ trong khuôn viên. Họ có lẽ là hai người duy nhất ở trong bệnh viện mà cảm thấy thoải mải nhất, vì người bệnh còn lại tựa như không khí suốt ngày chỉ nằm im lặng trong góc phòng, không một ai đến thăm, cũng chẳng có lấy một cú điện thoại hỏi han nào, mọi việc đều do một cô hộ lý lớn tuổi đảm trách. Nghe nói đó là công tử con nhà đại gia nào đấy, rách giời rơi xuống, không may bị tai nạn trong khi đua xe máy. Nhưng mệnh cậu lớn, người bạn ngồi sau cậu ta bị văng ra, đập vào cột điện chết ngay tại chỗ, còn người cầm lái là cậu ta thì dù cả người dập nát nhưng thực ra lại chỉ bị gẫy chân, trật khớp cổ tay, trầy trụa máu me cùng lắm chỉ là lớp ngoài da nhanh liền mà thôi.
Chiều ngày thứ hai, Thiên Vân xách vào bệnh viện một túi cam ngọt. Cô đi chừng 2 tiếng nhưng Hải đợi mong đến cáu kỉnh, lúc thấy cô mặt chảy dài ra giống như một đứa trẻ vậy. Thiên Vân không thèm chấp nhặt, cẩn thận đi gọt cam, bóc hết hạt một cách cẩn thận dâng lên đến tận miệng mà người bệnh vẫn không chịu ăn. Anh dựa dẫm vào việc mình đang đau ốm ra sức nhõng nhẽo Vân. Cô đi đâu lâu một tí cũng giận dỗi, thuốc đắng quá cũng phải dỗ mãi mới uống, thức ăn thì chê ỏng chê eo. Thiên Vân đến chăm sóc bản thân còn qua loa, đại khái, nay phải gánh vác trách nhiệm hầu hạ Hải, lúng túng không biết làm thế nào cho phải. Cuối cùng, cô bất lực cầm múi cam lên:
- Anh có thật là không ăn không?
- Không!
- Vậy em ăn! – Vân bỏ tọt miếng cam vào trong miệng. – Khà, ngọt quá! Ngọt ghê!
Cô cố ý nhai chóp chép thật to. Hải tức giận giật lại đĩa cam:
- Em dám tranh ăn của anh? Không biết đây là đồ dành cho bệnh nhân hả?
- Tưởng anh không thích ăn cam.
- Sao em đi lâu vậy? – Hải vừa giữ đĩa cam, vừa chất vấn Thiên Vân.
- Xin anh. Nguyên chạy xe từ nhà tới bệnh viện cũng đã mất hơn 30 phút rồi. Anh đấy! Em mới đi có 2 tiếng đã làm ầm lên. Còn người ta kia kìa. Nằm viện cả tháng trời rồi, không thấy người nào vào chăm nom mà đâu có ý kiến gì đâu! À, mà nhắc mới nhớ, cậu bệnh nhân giường kia đâu rồi?
- Y tá tới đưa đi tháo băng rồi. Thiên Vân, tối nay anh không ăn cơm đâu. Anh muốn ăn phở!
Khi bệnh nhân cùng phòng được đưa trở lại giường, Vân mới lần đầu tiên được nhìn thấy khuôn mặt của cậu mấy ngày qua phần lớn bị che dưới lớp băng trắng. Trừ những chỗ vết thương đang lên da non màu hồng tím loang lổ thì đó là khuôn mặt của một gã trai thanh tú, da trắng môi đỏ. Cậu ta gác cái chân vẫn bó bột lên trên giường, ngồi đối diện với Vân và Hải, giương mắt nhìn chăm chăm vào đĩa cam còn một nửa Hải đang giữ trên tay.
- Muốn ăn không? – Hải mời.
Cậu chàng ngước mắt lên nhìn hai người, nhưng vẫn ngồi thừ ra, mãi một lúc lâu sau mới khe khẽ gật đầu.
Cam rất ngọt. Cậu ta nhoẻn miệng cười. Vân cứ nghĩ mãi, tại sao một người có nụ cười hiền đến vậy lại có thể là một tay chơi phá gia chi tử? Cô buột miệng hỏi:
- Tại sao em không về nhà dưỡng thương? Ở trong bệnh viện buồn chết đi được ấy.
Cậu ta lại nhoẻn cười:
- Về nhà còn buồn hơn ấy chứ. Em ở trong bệnh viện, ít ra còn nhìn thấy người nhà của bệnh nhân khác. À, em tên là Khoa.
Cậu ta ăn hết phần cam còn lại trong đĩa một cách chậm chạp do cánh tay cử động còn khó khăn, sau đó cũng không quay người vào trong tường nằm ngủ như ngày hôm qua nữa mà còn tìm cách bắt chuyện.
- Em thấy chị mang cả bàn cờ vua đến. Anh chị định giết thời gian bằng thứ đó à?
Hải liếc mắt nhìn theo, thấy trong túi đồ cô mang vào đúng là có một bàn cờ vua nhỏ bằng gỗ. Anh hừ nhẹ:
- Em mang thứ này vào làm gì? Anh đâu có biết chơi cờ vua!
Vân làm ra vẻ ngạc nhiên:
- Cờ vua mà cũng không biết á?
Cảm thấy bị quê quê, Hải tỉnh bơ khẳng định:
- Thời này ai còn chơi cờ vua nữa. Không tin thì hỏi cậu ấy xem.
Nói xong, anh chàng hướng mắt sang phía Khoa, kín đáo nháy một cái. Ai ngờ thằng nhóc này lơ đẹp tín hiệu cầu cứu đó của Hải, hào hứng lắc đầu.
- Không, em khác! Em biết chơi!
Hải tắt đài, trong khi Vân mừng rỡ:
- Ồ, thế lát nữa chị em mình chơi.
- Tại sao không chơi luôn bây giờ?
Thế là trước con mắt đầy ghen tị của Hải, hai chị em lôi bàn cờ gỗ ra bắt đầu xếp các con cờ lên từng ô vuông đen trắng. Khoa hướng Vân, khiêm tốn nói:
- Chị nương tay nhé!
Cô xua tay:
- Không dám! Không dám!
Ván cờ nhanh chóng được bắt đầu. Khoa cầm quân trắng có lợi thế được đi trước. Mới đầu hai chị em còn đôi ba câu nói qua nói về, nhưng quá nửa thời gian trôi qua, khi các nước cờ trở nên thận trọng và căng thẳng hơn, cả hai đều tập trung suy nghĩ đến độ chẳng ai buồn nói năng gì nữa. Hải giả lơ nằm một chỗ nghe nhạc cuối cùng sốt ruột không chịu được, đành ném tai nghe lên giường, nhảy ba bước tới chỗ bàn cờ, kéo ghế ra ngồi xuống làm khán giả. Thiên Vân đang bị dồn vào thế bí. Các con cờ chủ chốt của cô nằm rời rạc ở các vị trí yếm thế trên bàn cờ, trong khi bộ ba xe, mã và tịnh của Khoa đang bừng bừng khí thế tấn công ở phần sân đối phương. Thiên Vân bị chiếu tướng, mấy nước vừa rồi đi đều là chật vật che chắn cho quân Vua khỏi con đường chết. Cô theo thói quen vuốt vuốt tóc những lúc căng thẳng, chiếc trán nhỏ nhăn lại suy tính đường đi nước bước. Cuộc giằng co càng lúc càng cam go. Khoa đẩy thêm một mã lên hỗ trợ, quyết tâm dồn vua của đối phương vào bước đường cùng, sức tấn công vì thế tăng lên gấp bội. Hải không biết nhiều về cờ vua, nhưng anh cũng nhìn ra thằng “con giời” này ngoài bản lĩnh đua xe trái phép hóa ra lại là một tay cờ giỏi. Nó đang khiến cho cô gái của anh bối rối. Nhìn tay Vân đưa lên định đi một nước cờ, nhưng rồi lại rụt lại để suy tính thêm, anh bỗng tiếc nuối rằng tại sao trước đây anh không học chơi môn cờ này!
Bỗng nhiên, Khoa lên tiếng:
- Chị Vân, hay là mình cược đi!
- Cái gì? – Vân đang suy nghĩ, ngẩn người ngẩng lên.
- Nếu ai thua thì phải trả tiền bữa tối nay, ok?
Hải chen vào:
- Không tính, nếu cược thì phải cược từ đầu ván chứ.
Không ngờ Vân vô tư gật đầu:
- Được thôi! Nhưng tối nay chị ăn phở đấy nhé!
- Ok!
Sau vài phút gián đoạn, trận giao đấu lại tiếp tục. Thiên Vân đã suy nghĩ xong, quyết định hy sinh quân hậu để cản uy thế từ quân xe của Khoa. Một cuộc giao dịch quá hời cho Khoa nên cậu ta vui mừng đến nỗi khóe miệng cong hết cả lên, vội vội vàng vàng xuống tay. Nhưng ngay chính lúc này, cậu đã rơi vào cái bẫy của Thiên Vân. Khi quân vua ở thế thủ vững vàng, những quân cờ khác của cô bỗng trở thành những dũng tướng hùng mạnh, từ những vị trí khiến người ta mất cảnh giác đánh úp vào địa bàn cố thủ của đối phương. Sau ba nước cờ, thế cục bị đảo lộn. Khoa bóp bóp trán, cuối cùng thẫn thờ kết luận:
- Em thua rồi!
- Em chơi không tồi! – Vân thật lòng nói.
Khoa dường như vẫn chưa chấp nhận nổi sự thực. Cậu ta nằn nì:
- Thêm một ván nữa đi chị!
Tuy nhiên thời gian đã không còn sớm nữa. Một ván cờ cũng phải kéo dài gần tiếng đồng hồ, vả lại bài vở của cô cũng đang bề bộn nên Vân hẹn lúc khác chơi. Theo như cá cược ban nãy, Khoa sẽ phải trả tiền bữa tối. Bọn họ bàn bạc một hồi, quyết định ra quán phở gần bệnh viện để ăn, vì Hải có thể dùng nạng để di chuyển, Khoa ngồi xe lăn do Vân đẩy giúp. Ba người tạo ra một cảnh lượng lạ lùng khiến trên đường đi không ít người liếc nhìn hoặc thì thầm bình phẩm. Ăn xong, trở lại phòng bệnh, Vân để mặc cho hai gã thanh niên chụm đầu trên bàn cờ, còn mình thì bận rộn làm việc. Cuốn sách cô đang dịch vẫn chưa hoàn thành…
***
Theo như kết luận của bác sĩ, chân của Hải chưa đến nỗi phải phẫu thuật nối gân, nhưng anh phải sử dụng thuốc đặc trị kết hợp nghỉ ngơi, tránh đi lại ít nhất là 3 tháng. Hải nghe xong mặt nhăn mày nhó. Cũng phải thôi! Bảo một thanh niên phơi phới như anh ngồi yên một chỗ một ngày thôi đã là khó chịu lắm rồi. Huống hồ lại là những ba tháng trời. Thiên Vân an ủi anh:
- Cũng còn may là không phải phẫu thuật.
Ai ngờ tư duy của anh khác cô:
- Em còn gọi thế này là may mắn á?
- Chẳng lẽ anh thích phẫu thuật?
- Không phải. Nhưng thế này cũng chẳng phải là may mắn!
Vân giải thích:
- Anh không biết kiểu an ủi của người Việt Nam à? Để em nói cho mà nghe này. Nếu anh bị tai nạn, người ta sẽ nói “Ô, cũng may bác bị tai nạn nhẹ!”. Nếu anh bị thật nặng, họ lại nói “Ồ, may mà chưa tử vong”. Còn nếu chết luôn, thì họ cũng cho là may vì ít nhất là còn chết nguyên xác!
Hải lộ một vẻ mặt thất kinh, Vân dọa thêm:
- Như trường hợp của anh, người ta nói may là…
- May là gì?
- Là chưa què hẳn!
Hải lè lưỡi:
- Eo, an ủi thật tàn nhẫn.
Rồi chợt nắm lấy tay cô:
- Thiên Vân, nếu như chân anh bị què thật thì em có bỏ rơi anh không?
Tự nhiên anh hỏi về vấn đề này khiến Vân giật cả mình. Cô nạt:
- Nói gở gì thế. Anh còn khỏe lắm. Việc cái gì!
- Đấy là anh nói nếu như thôi!
- Không nếu như kỳ cục như vậy!
- Thế thì ba tháng tới…như thế nào?
Hóa ra loanh quanh một hồi ý tứ của anh là quành về vấn để ba tháng tới. Đương nhiên là trách nhiệm chăm sóc anh, cô sẽ không nề hà gì. Dù sao cũng chỉ là không nên đi lại nhiều thôi, các sinh hoạt cá nhân khác anh vẫn tự làm được. Nhưng rắc rối ở đây là ở chỗ căn phòng của anh thuê trống huơ trống hoác, chẳng có tiện nghi gì, không tiện để cho một người tạm coi là bệnh nhân như anh ở. Tuy nhiên, nếu để anh ở chung phòng với cô thì… thực sự cô vẫn còn e ngại nhiều thứ. Bây giờ, bức tường ngăn phòng ngủ với phòng khách đã bị dỡ bỏ. Nam nữ tuổi này ở chung một chỗ với nhau, liệu rằng… liệu rằng… Thiên Vân khẽ thở dài:
- Anh chuyển xuống phòng em đi. Cho tiện!
Hải vui mừng:
- Thật nhé!
Cô gật đầu:
- Còn em sẽ chuyển lên lầu 7.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.