Chương 5
Phạm Vũ Anh Thư
19/09/2022
Tôi không thể nhớ khi ấy tất cả mọi người và cả tôi đã suy sụp và hoảng loạn thế nào. Đến khi gọi xe cứu thương đưa anh vào viện tôi còn không đeo dép chân trần lên xe. Từ phòng cấp cứu bước ra, bác sĩ nhìn cả ba người chúng tôi rồi nói:
– Rất tiếc chúng tôi không thể làm gì khác, cậu ấy uống quá nhiều thuốc ngủ, đã không còn sự s.ống trước khi được đưa vào viện.
Mặc dù chính tôi và bố mẹ đều biết như vậy, ngay lúc nhìn anh nằm trên giường tôi đã hiểu anh tôi đã ch.ết rồi. Thế nhưng không ai có thể chấp nhận sự thật ấy, đến khi bác sĩ thông báo bố mẹ vẫn điên cuồng van xin ông hãy cứu lấy anh. Nhưng dù có van xin thế nào anh vẫn không thể sống được lại, chẳng có bất cứ phép nhiệm màu nào trong cuộc đời này nữa. Bố mẹ tôi gục ngã gào khóc trong viện, đến ngay cả đưa thi thể anh về họ cũng không thể đứng dậy làm được, đám tang của anh cũng là họ hàng đứng ra tổ chức.
Số phận thật cay đắng, không hề biết thương xót cho bất cứ ai. T.ang lễ của anh vào một ngày nắng rất to, thậm chí còn chẳng có cơn mưa nào cả nhưng cả gia đình tôi lại như chìm đắm trong mưa sa bão táp. Hai bức di thư được đưa đến tay tôi và tay bố mẹ nuôi, tôi không hề biết nội dung trong bức di thư gửi bố mẹ cũng như bố mẹ không hề biết nội dung trong bức di thư của tôi. Khó khăn lắm tôi mới có thể bước ra khỏi ám ảnh năm mười bảy tuổi, nỗi đau mất ngoại và bị cưỡng bức, khó khăn lắm mới mở lòng mình ra thật tâm coi anh như anh trai cuối cùng anh lại rời bỏ tôi một cách tàn nhẫn. Tôi và bố mẹ quỳ sụp dưới cỗ quan tài của anh, tôi không gào khóc như bố mẹ nuôi chỉ để mặc cho nước mắt lã chã rơi. Lúc ấy tôi có nghe loáng thoáng họ hàng của anh nói rằng anh ch.ết đi là để giải thoát cho tôi, anh không muốn tôi làm công cụ bán máu cho anh nên anh mới lựa chọn như vậy. Những câu nói ấy đã ám ảnh tôi suốt một quãng thời gian rất dài, tôi cảm thấy nợ anh một món nợ, món nợ cay đắng mà cả đời này tôi không sao trả nổi. Tôi nhớ nhất ánh mắt tuyệt vọng của anh khi tôi từ phòng lấy máu đi ra, nhớ vẻ mặt u uất mỗi lần cùng tôi đi vào viện, nhớ lại tất cả những tâm trạng của anh từ khi tôi gặp anh. Giống như một giấc mơ thật đẹp, nhưng cũng thật buồn.
Sau tang lễ khi tất cả mọi người đã về hết mẹ gọi tôi sang phòng mẹ. Vì khóc quá nhiều mà đôi mắt mẹ sưng húp, mẹ hỏi tôi giờ muốn ở lại đây hay rời đi? Nếu ở lại bố mẹ vẫn sẽ coi tôi như con gái ruột, còn nếu rời đi mẹ cũng sẽ tôn trọng quyết định của tôi, cho tôi được tự do. Tôi biết vì sao mẹ hỏi tôi như vậy, nhưng tôi đã nghẹn ngào nói với mẹ tôi sẽ ở lại đây, tôi sẽ mãi là con của bố mẹ, là em gái của anh không thay đổi. Khi nghe tôi nói như vậy cả bố và mẹ đều ôm lấy tôi khóc nức nở, cả thân hình gục vào tôi như dựa vào sợi dây hi vọng mỏng manh của cuộc đời. Tôi biết trên đời này không có nỗi đau nào hơn nỗi đau mất con, dù cho anh tôi mang trong mình căn bệnh hiểm nghèo, dù biết cuộc đời cũng rất ngắn ngủi, nhưng một cái chết quá bi thương khiến tất cả chúng tôi đều suy sụp thật khó để thoát ra nổi.
Bức di thư anh gửi cho tôi không nhớ tôi đã đọc đến bao nhiêu lần. Bức thư ngắn gọn, nhưng giống như anh đã chuẩn bị từ rất lâu rồi. Anh nói với tôi rằng anh rất mệt, không thể cố gắng thêm được nữa, anh nói với tôi suốt hai mươi mấy năm nay anh sống thật ra chỉ vì nghĩ đến bố mẹ, nhưng cả thể xác và tinh thần anh đã kiệt quệ từ lâu. Anh còn nói với tôi từ khi gặp tôi anh mới cảm nhận được những niềm vui bé nhỏ, khoảng thời gian một năm ở cạnh tôi là khoảng thời gian vô cùng đáng nhớ nhưng anh không thể cùng tôi, cùng bố mẹ đi tiếp được nữa, chỉ có thể dừng lại. Anh nói nếu được tôi hãy thay anh sống nốt phần đời còn lại, hãy thay anh chăm sóc đám hoa trà my trước cửa, hãy thay anh chăm sóc bố mẹ, và thay anh nối tiếp những ước mơ, hoài bão dang dở, hãy gạt bỏ tất cả đau thương bước tiếp thay anh. Bức di thư chỉ có vậy thôi mà tôi đã khóc từ đầu đến cuối, những câu chữ đau đớn như xé nát tâm can tôi. Chính vì bức di thư ấy tôi càng không thể nào rời đi, bởi tôi tự nhận thấy tôi nợ anh, nợ bố mẹ một món nợ mà có đánh đổi ra sao cũng không thể trả được.
***
– Này, lại buồn đấy à?
Tiếng cái Nguyệt kéo tôi ra khỏi dòng suy nghĩ miên man. Tôi gập bức di thư lại nhét vào chiếc phong bì đã cũ kỹ rồi đặt vào balo. Chiếc balo sờn rách còn có cả quyển sách của anh bác sĩ năm nào tặng tôi. Hoá ra đã gần bốn năm rồi, hoá ra đã gần bốn năm trôi qua kể từ ngày anh trai nuôi tôi mất cũng là năm năm tôi bị bán đi mà đọc lại di thư tôi vẫn thấy như thể mọi chuyện vừa diễn ra hôm qua, hôm qua. Suốt bốn năm trôi qua, tôi không còn là cô bé tuổi mười tám mà đã trở thành cô sinh viên năm cuối của trường đại học Luật Hà Nội. Thế nhưng nỗi đau vẫn luôn nhức nhối tâm can tôi, như chiếc ghim sắt đóng trong đó không có cách nào tháo gỡ đi.
Tôi còn nhớ khoảng thời gian tăm tối sau ngày anh tôi mất. Bố nuôi tôi vốn đã mang bệnh nền, anh mất đi bố đã suy sụp đến mức nằm liệt giường, mẹ nuôi vừa mang trong mình nỗi đau mất con, vừa phải thay bố gồng gánh tất cả những việc lớn trong nhà và công ty. Thế nhưng cả bố mẹ nuôi đều chưa từng oán than, trách móc tôi một lời. Năm nhất tôi đi học, ngay cả khi mẹ tôi đau đớn như vậy nhưng đêm trước khi nhập học mẹ vẫn chuẩn bị cho tôi quần áo, sách vở, sáng hôm sau mặc cho tôi nói tôi có thể đi được bằng xe máy đến trường mẹ vẫn nhất quyết đưa tôi đi bằng ô tô, chờ tôi vào nhập học rồi mới về công ty.
Cũng may dần dần thời gian qua đi, nỗi đau cũng vơi đi nhưng vì bố tôi đổ bệnh nặng, bị suy thận phải lọc máu nên mẹ cũng không gồng gánh nổi. Suốt bốn năm nay công ty của bố mẹ luôn trên bờ vực đổ vỡ, nhà tôi lại có thêm thành viên nên kinh tế càng ngày càng khó khăn. Năm đầu tôi còn nhận tiền của bố mẹ, nhưng từ năm hai tôi đã cùng cái Nguyệt đi xin việc, tự bươn chải để đóng học phí. Mẹ tôi cũng không thể cố gắng thêm được nữa nên cuối cùng mẹ cũng không còn kiên quyết phản đối việc tôi đi làm thêm như hồi năm đầu tiên.
Nguyệt là cô bạn bị cưỡng bức rồi phát tán video lên trên mạng xã hội phải điều trị tâm lý cùng tôi năm mười bảy tuổi. Không ngờ nhân duyên cho tôi và Nguyệt được gặp lại nhau ở tuổi mười tám, tôi và Nguyệt cùng lựa chọn Luật và còn học cùng lớp với nhau, vì cùng chung số phận mà thân thiết với nhau đến tận bây giờ.
– Chuông điện thoại kìa, nghe đi.
Tiếng cái Nguyệt lại cắt ngang dòng suy nghĩ của tôi. Tôi vội vã rút máy trong túi quần ra nghe, đầu dây bên kia tiếng mẹ cất lên:
– Hôm nay thứ sáu con có về không?
Tôi nghe mẹ hỏi liền đáp lại:
– Con đang chuẩn bị về rồi mẹ ạ.
– Vậy con qua đón em giúp mẹ một hôm nhé, hôm nay công ty có việc mẹ về muộn chút.
– Dạ vâng ạ.
Nói xong đợi mẹ ngắt máy tôi liền cầm chiếc balo, dặn cái Nguyệt vài câu rồi ra bến xe bus bắt xe về nhà. Hơn ba năm đầu khi tôi đi học đại học tôi vẫn ở chung trong biệt thự cùng bố mẹ, nhưng đến giữa năm thứ tư vì phải đi thực tập ở tận Long Biên, công ty tôi lại làm việc khá sớm, có khi có những hôm tăng ca về rất muộn nên mẹ bảo tôi cùng cái Nguyệt tìm nhà trọ gần đó để thuê như vậy sẽ tiện hơn cho tôi. Ban đầu tôi không nỡ đi như vậy, vì nghĩ mẹ ở nhà nhiều việc quá, nhưng có những hôm tôi về thật sự rất muộn, khi cả nhà đã ngủ say mẹ lại phải chờ cửa nên cuối cùng tôi đành nghe theo lời mẹ.
Lên đến xe bus, tôi chọn cho mình chỗ ngồi sát với cửa sổ. Trời mới về chiều, đường phố Hà Nội vẫn luôn ồn ào, tấp nập như vậy. Tôi lơ đãng nhìn ra bên ngoài, mấy hàng cây xào xạc theo gió thu thi thoảng rụng tả tơi. Suốt bốn năm nay, cuộc sống không có gì thay đổi nhiều, nỗi đau thật ra cũng chẳng vơi đi mà chỉ là tôi quen dần với nó, chỉ lấy học hành để lấp đầy những khoảng trống trong lòng mình.
Ngồi xe bus từ lúc mới chỉ có vài người, đến khi xe chật chội đông đúc, kẻ lên người xuống mà vẫn chưa đến nơi. Tôi nhìn ánh mặt trời mỗi lúc một yếu dần trong lòng cảm thấy rất sốt ruột. Cuối cùng rất lâu sau xe bus cũng dừng lại ở trường Mầm Non Ban Mai. Tôi vội vã đeo balo chạy thẳng vào bên trong. Tầm này trường rất vắng, vừa vào đến cổng đã nghe tiếng của Thỏ – em gái tôi vui vẻ gọi lớn:
– Chị Vân! Chị Vân ơi!
Cả trường còn đúng em tôi ở lại cùng cô giáo. Con bé rất ngoan, biết điều dù đón muộn cũng không hề khóc, chào cô rồi tíu tít chạy ra cùng tôi. Tôi bế con bé lên, đi ra ngoài xoa đầu em bỗng thấy thương đến nghẹn lòng. Thỏ là em gái tôi, chính xác là con đẻ của bố mẹ nuôi tôi. Cách đây rất nhiều năm khi sinh ra anh trai tôi bị bệnh thalassemia bố mẹ tôi đi làm xét nghiệm mới biết cả hai người đều mang gen thalassemia thể nhẹ. Lúc ấy bố mẹ tôi rất suy sụp, sợ rằng những đứa con sau cũng bị như vậy nên không nghĩ đến việc sinh thêm con nữa. Sau này khi anh trai tôi mười lăm tuổi, khoa học công nghệ cũng hiện đại hơn, bác sĩ có tư vấn cho bố mẹ làm IVF sàng lọc để chọn ra phôi tốt nhất để thụ tinh. Vì khao khát có thêm đứa con khoẻ mạnh nên bố mẹ tôi đã làm thụ tinh, chỉ có điều duyên số chưa đến mẹ tôi không thể đậu thai được. Sau này mẹ cũng nản buông bỏ dần, đến năm anh tôi hai mươi hai tuổi, cả anh và bố lại động viên mẹ cố gắng thử lần nữa, mặc dù lúc ấy mẹ đã hơn bốn mươi tuổi, nhưng suy cho cùng lúc ấy anh trai tôi xác định không thể kéo dài sự sống bao lâu, tất cả đều mong mỏi bố mẹ tôi có một đứa con khoẻ mạnh để bù đắp nỗi đau trong lòng nên mẹ tôi và bố lại làm sàng lọc được hai phôi khoẻ mạnh. Phôi đầu tiên mẹ không đậu, sau mẹ không làm nữa vì sức khoẻ cũng không cho phép. Lúc ấy mẹ đã tính đến đường thuê người mang thai hộ, nhưng để tìm được rất khó, đến tận khi anh trai tôi mất mấy tháng mới tìm được nhưng khi ấy mẹ không còn thiết tha chuyện có con nữa. Có điều tất cả họ hàng bên nhà bố mẹ vẫn rất muốn chuyển nốt phôi thai cuối cùng ấy còn hơn là huỷ đi bởi họ cho rằng phôi thai ấy cũng là một bào thai, là máu mủ ruột thịt của bố mẹ tôi, và có lẽ bởi cú sốc mất đi người con trai ruột thịt khiến bố ngã bệnh nên họ càng mong mỏi bố mẹ tôi có thêm một đứa con nên cuối cùng dưới sự thuyết phục của họ hàng bố và mẹ đã chấp nhận bỏ một khoản tiền lớn thuê người mang thai hộ. Thỏ là kết quả của việc được sinh ra như thế, năm nay là năm thứ ba con bé đến với gia đình tôi. Từ khi có Thỏ, nỗi đau mất con cũng mới nguôi dần với bố mẹ tôi.
Thỏ rất quấn tôi, có lẽ bởi từ nhỏ tôi là người thay bố mẹ chăm sóc con bé nên con bé lúc nào cũng thích được tôi chơi cùng. Mới ba tuổi thôi nhưng Thỏ nói rất sõi, lại vô cùng ngoan ngoãn. Tôi bế em ra trạm xe, bắt xe bus rồi về nhà. Lúc này mẹ tôi vẫn chưa về nên hai chị em dọn dẹp qua nhà sau đó tắm cho Thỏ rồi mới nấu nướng cho con bé ăn trước. Ăn xong tôi lại dọn dẹp sau đó múc cơm vào cạp lồng cùng Thỏ vào viện thăm bố. Đây là năm thứ ba bố tôi phải nằm viện liên tục. Một người bệnh suy thận thì chỉ có thể làm bạn với bệnh viện. Thấy tôi và Thỏ bố vui lắm, niềm vui ít ỏi của bố là mỗi cuối tuần tôi về, nấu cho bố những món bố thích ăn, đưa em vào đây thăm bố. Tôi và Thỏ ở viện đến hơn tám giờ tối mới về. Lúc đi qua hành lang bệnh viện chợt thấy anh Khang, bác sĩ điều trị cho bố đang đi về phía mấy phòng bệnh. Nhìn thấy anh tôi vốn định hỏi anh về tình hình bệnh không ngờ anh đã lên tiếng trước:
– Vào thăm bố đấy hả em?
Mấy năm nay đều đặn tối nào tôi cũng ở đây thay mẹ chăm bố, đến vài tháng nay đi thực tập nên chỉ đi được vào cuối tuần nhưng bác sĩ cũng quen mặt cả rồi. Tôi gật đầu hỏi anh:
– Vâng, sức khoẻ của bố em dạo này thế nào rồi hả anh?
– Cũng không khả quan cho lắm, thật sự thì tình hình của bố em tốt nhất tìm được thận ghép phù hợp vẫn hơn, chứ kéo dài thế này vừa tốn tiền cũng không phải phương án khả thi vì bố em ở giai đoạn nặng rồi.
Tôi nghe vậy cũng khẽ bấu hai tay vào nhau, chưa kịp trả lời anh Khang lại nói:
– Viện phí hai tháng nay nhà em vẫn chưa đóng, có lẽ mẹ em quên, em về giúp anh nhắc mẹ em đóng sớm nhé. Thật ra anh cũng ngại nhắc nhưng vì tiền đó anh giúp mẹ em ứng ra đóng nay nhà anh lại có chút việc cần tiền nên không nhắc cũng không được.
Thấy anh Khang nói vậy tôi không khỏi có chút sửng sốt nhưng vẫn đáp lại:
– Vâng ạ. Để em bảo lại mẹ.
Nói rồi tôi khẽ bế Thỏ lên chào anh Khang sau đó xuống lấy xe máy hai chị em cùng về nhà. Suốt đoạn đường về nhà lòng tôi nặng trĩu, mặc dù tôi biết từ khi anh tôi mất công ty làm ăn khó khăn, nhưng không nghĩ lại khó khăn đến mức thế này. Tôi biết mẹ tôi là người rất chu toàn, chắc chắn không thể quên đóng viện phí cho bố được, tiền viện phí rất đắt, vì trước kia có bệnh nền nên bố tôi không thể mua bảo hiểm nhân thọ được, bảo hiểm y tế lại không chi trả nhiều cho những bệnh thế này thành ra cứ tháng mất mấy chục triệu là ít.
Về đến nhà mẹ tôi vẫn chưa về, tôi đưa Thỏ vào phòng tôi lau mặt mũi cho con bé rồi ru con bé ngủ. Đợi con bé ngủ say tôi mới ra ngoài ăn vội bát cơm rồi dọn dẹp lại bếp sau đó khép cửa nằm trên giường lấy quyển sách trong balo ra đọc. Mỗi lần nặng lòng tôi đều đọc quyển sách ấy, quyển sách với những ngôi sao đã cũ nhưng tôi vẫn giữ gìn cẩn thận đến ngày hôm nay. Không biết tôi đã đọc bao lâu, đến khi ngủ gật thiếp đi vẫn chưa thấy mẹ về. Gần nửa đêm tôi mới nghe tiếng lạch cạch ngoài cửa liền ngồi dậy. Vốn định ra ngoài hỏi mẹ ăn cơm chưa nhưng vừa hé cửa chợt thấy mẹ đang ngồi bên sofa, hai tay mẹ đưa lên mặt ôm lấy mặt. Đột nhiên tôi thấy hình như mẹ khóc, bờ vai mẹ run lên, dưới ánh đèn ngủ vàng hiu hắt tôi thấy bóng lưng mẹ rất gầy, tiều tuỵ vô cùng. Tôi không hiểu có chuyện gì xảy ra, còn chưa biết nên ra hỏi mẹ thế nào thì bên trong có tiếng Thỏ trở mình liền vội vã khép cửa lại dỗ con bé. Đến khi ra lại lần nữa mẹ đã về phòng từ bao giờ cuối cùng tôi cũng phải trở về phòng nằm xuống nhưng không sao ngủ nổi.
Sáng hôm sau tôi dậy từ rất sớm ra ngoài tưới đám trà my trước hiên nhà. Lúc này tôi không thấy xe của mẹ đâu còn nghĩ mẹ đi từ sớm rồi, không ngờ tưới cây xong vào thấy mẹ đang lúi húi ở bếp. Thấy vậy tôi liền vội vã đi vào rồi hỏi:
– Xe của mẹ đâu rồi ạ? Con tưởng sáng mẹ đi đâu không thấy xe đâu?
Mẹ nhìn tôi, tôi bỗng phát hiện chỉ một thời gian không để ý mà mẹ già và gầy đi rất nhiều, trên mắt đầy nếp nhăn không lấp nổi nhưng mẹ vẫn rất bình thản cười đáp:
– Xe mẹ mang đi bảo dưỡng mấy ngày rồi. Con gọi Thỏ dậy đi, để mẹ nấu bữa sáng cho.
– Dạ thôi mẹ cứ để con nấu.
– Mấy khi mẹ ở nhà đâu, con gọi em dậy vệ sinh cá nhân cho em là mẹ nấu xong. Ăn xong mẹ còn phải đi có chút việc.
Thấy mẹ nói như vậy tôi cũng không còn cách nào vào đánh thức Thỏ dậy rồi đánh răng rửa mặt cho em. Bữa ăn sáng đơn giản chỉ là chút bánh đa nấu tôm khô, tôi còn nhớ lần đầu đến đây khi gia đình thịnh vượng, công ty làm ăn yên ổn, đến bữa ăn sáng cũng thịnh soạn vô cùng. Bốn năm thôi mà mọi thứ thay đổi quá nhiều, tôi thấy thương mẹ và thương cả Thỏ đến vô cùng. Ăn sáng xong, còn chưa kịp nói chuyện gì mẹ tôi đã cầm túi xách và tài liệu bắt taxi đi đâu đó. Mấy tháng nay tôi thấy mẹ lúc nào cũng vội vàng như vậy, nhưng hỏi mẹ đều không nói nhưng sau chuyện đêm qua tôi dần dần nhận ra dường như mẹ đang vô cùng mệt mỏi và kiệt quệ sức lực.
Dọn dẹp xong nhà, tôi và Thỏ lái xe ra chợ mua chút thức ăn. Lúc về đến cổng thấy dì Lan, em họ của mẹ cũng là hàng xóm ở cuối ngõ dưới đang cầm mấy túi thịt về nhà. Thấy tôi dì Lan cười nói:
– Vân về đấy à cháu? Hai chị em đi chợ về sao?
Tôi thấy vậy liền đỗ xe lại đáp:
– Dạ vâng ạ, cháu vừa về xong. Dì cũng đi chợ về sao?
Dì Lan tiến lại gần tôi, đưa cho Thỏ quả cam rồi khẽ quay sang tôi nói:
– Ừ dì đi chợ về. Mẹ mày dạo này cứ đi suốt thôi, khổ thân con bé Thỏ ngày nào cũng phải gửi bên nhà dì, suốt ngày cứ đòi về với chị Vân, về với chị Vân. Thấy mày về chắc con bé vui lắm nhỉ.
Tôi nghe dì Lan nói thì bất ngờ hỏi lại:
– Mẹ cháu dạo này gửi Thỏ bên nhà dì sao?
– Chả gửi bên nhà dì thì gửi đâu, hôm nào mẹ mày cũng tối mịt mới về, dì đi đón thằng Bon lúc nào cũng phải tiện qua trường đón nó luôn. Nghe nói công ty nhà mày sắp phá sản rồi nên mẹ mày phải chạy vạy khắp nơi, dì thì cũng chẳng có tiền nong mà giúp được, giờ chỉ giúp mấy việc lặt vặt như đưa đón Thỏ hoặc thi thoảng gửi cơm cho bố mày thôi.
Từng câu nói của dì Lan khiến tôi sững sờ vô cùng. Dì Lan nhìn tôi lại hỏi:
– Mày đừng bảo mấy chuyện này mày không biết nhé.
– Cháu…
– Đúng là… bố mẹ mày nhận nuôi mày bao nhiêu năm, đối tốt với mày thế mà mày cũng không để ý cái gì. Mẹ mày mấy ngày trước còn phải bán xe đi, cái biệt thự đang ở sổ giờ nằm trong ngân hàng đấy. Trước kia họ hàng bảo nuôi mày đến năm lớp mười hai thôi nhưng bố mẹ mày cứ nhất quyết cho mày đi học đại học, kể ra mày học đến năm lớp mười hai rồi học cái nghề gì rồi đi làm phụ đỡ bố mẹ mày có phải tốt không?
Tai tôi ù đặc đi, dù biết gia đình tôi mấy năm nay khó khăn nhưng không nghĩ đến mức thế này. Chuyện như vậy nếu không phải dì Lan nói tôi thật sự không dám nghĩ đến. Mỗi lần hỏi mẹ mẹ đều gạt đi không nói. Dì Lan còn nói gì đó nhưng tôi không nghe rõ nữa đến khi về nhà đầu óc tôi vẫn ong ong, rối mù.
Suốt cả ngày hôm đó tôi gần như không sao có vui vẻ được. Mấy nụ cười với Thỏ đều phải rặn ra, gượng gạo lắm để cho con bé được vui. Cả ngày hôm đó mẹ tôi cũng không về, đến tối mẹ gọi cho tôi dặn tôi và Thỏ ở nhà ăn cơm đi, mẹ phải xuống Quảng Ninh vì có dự án gì đó nên chiều mai mới về được. Cả đêm ấy tôi lại không ngủ nổi, nhớ đến lời dì Lan, nhớ đến vẻ tiều tuỵ của mẹ bất giác thấy đau lòng, xen lẫn cả sự áy náy vô cùng.
Chiều chủ nhật mẹ mới về chỉ có điều vừa về mẹ đã nhắc tôi về nhà trọ sớm đi, mẹ đưa Thỏ vào viện với bố nên tôi và mẹ thành ra vẫn chưa thể nói chuyện với nhau. Cuối cùng tôi cũng đành bắt xe đi sang nhà trọ, tự nhủ rằng cuối tuần sau giỗ anh trai tôi sẽ hỏi mẹ chuyện công ty sau. Khi về đến nhà trọ, thấy vẻ mặt tôi cái Nguyệt liền hỏi:
– Có chuyện gì vậy? Sao mặt mũi rầu rĩ âu sầu thế kia?
Trong lòng tôi quả thực chất chưa rất nhiều tâm sự nên cuối cùng kể hết ra với Nguyệt. Nó nghe xong vẻ mặt cũng trầm xuống rồi nói:
– Thật ra không thể trách mày vô tâm được, mẹ mày không muốn mày nghĩ ngợi nên giấu thôi. Nhưng nói thực tao thấy mày rất may mắn, may mắn vì có bố mẹ nuôi tốt như thế, còn tốt hơn cả ruột thịt. Mấy lần về nhà thấy cách bố mẹ mày quan tâm mày dù có đứa con ruột là Thỏ tao cũng biết họ thật lòng coi mày như con gái. Thôi đừng nghĩ nữa, cuối tuần về xem rốt cuộc có chuyện gì, việc gì giúp được thì cố giúp họ, mình nợ họ nhiều mà.
Trút được ra bầu tâm sự tôi cũng thấy dễ chịu hơn, chỉ là sự áy náy càng lúc càng nhiều. Cái Nguyệt thấy tâm trạng tôi như vậy đành kéo tôi đi ra ngoài ăn. Mang tiếng là ăn ngoài nhưng thực ra hai đứa chỉ dám ăn vỉa hè thôi chứ tiền đâu ăn nhà hàng. Ăn uống xong tôi và nó còn lấy vé tháng xe bus trèo lên xe bus lượn mấy vòng Hà Nội. Cuối cùng khi thấy tôi nở nụ cười nó mới vỗ vỗ vai tôi nói:
– Đấy! Cười lên thế có phải xinh không? Mày cười phát khối anh chết, hoa khôi của trường Luật có khác, có khi sau này kiếm được anh đại gia giàu có chống lưng bố mẹ nuôi mày lại được nhờ đấy chứ?
Thấy nó khen tôi liền oẹ một tiếng đáp lại:
– Khiếp thế á khôi trường đại học Luật Hoàng Như Nguyệt thì có định kiếm đại gia không?
Nó bật cười nhăn mũi nói giọng rất bình thản nhưng tôi nghe được ra cả một sự nghẹn ngào trong đó:
– Có đại gia nào chấp nhận được tao thì tao sẵn sàng luôn. Ít ra bị c.ưỡng h.iếp nhưng không bị quay clip tung lên mạng như mày thì còn cơ hội chứ như tao… kiếm được người yêu mình thật lòng cũng khó cơ. Bây giờ thời đại của mình cũng thoáng rồi, mất tr.inh hay không không quan trọng nhưng tao thì khác, bị tung lên mạng những hình ảnh ấy, dù bị gỡ đi nhưng thiếu gì người nhìn được…
Nghe nó nói tim tôi cũng nhói lên, thực ra tôi và nó đều là những đứa con gái mang theo sự tổn thương nặng nề. Là con gái ai chẳng mong cuộc đời mình sẽ có một người yêu chân thành, nhưng sau quá nhiều tổn thương giờ đây tình yêu với tôi cũng là xa xỉ. Tôi khẽ an ủi nó cũng là an ủi chính bản thân mình:
– Yên tâm, giữa biển người mênh mông thế này kiểu gì tao với mày cũng sẽ được hạnh phúc thôi. Xinh gái học giỏi như mày có mà đầy thằng muốn xin chết ấy chứ.
– Ừ ừ, không thì thôi ra nước ngoài kiếm anh Tây về lai giống cũng được. Việt Nam hà khắc quá thì ta đi nước khác.
Tôi nhìn cái Nguyệt, thích nhất ở nó chính là sự tự tin lạc quan như thế. Sau khi lượn mấy vòng Hà Nội tôi và nó trở về nhà trọ tắm rửa rồi đi ngủ để chuẩn bị sáng mai còn đi làm.
Vì là thực tập sinh chứ chưa phải nhân viên chính thức nên đến công ty làm tôi với cái Nguyệt đều phải đi sớm và về muộn. Thế nên mỗi tuần với tôi đều trôi qua rất nhanh bởi có quá nhiều việc để làm mà thời gian thì lại quá ít. Bẵng một cái đã đến cuối tuần, vì thứ sáu là giỗ anh trai tôi nên tôi xin sếp cho tôi nghỉ sớm hơn một chút. Mọi năm giỗ anh vào ngày nghỉ nên lần nào mẹ tôi cũng gọi tôi rủ cái Nguyệt về cùng cho đỡ hiu quạnh. Có điều hôm nay cái Nguyệt cũng có việc bận dưới quê nên chỉ có tôi về được. Khi tôi về đến nhà thấy bố tôi đang ngồi trước hiên nhìn mấy đám trà my, bên trong nhà mẹ tôi và dì Lan đã chuẩn bị nấu nướng từ bao giờ còn Thỏ thì ngồi xem ti vi một mình thi thoảng lại chạy ra ôm tíu tít ôm bố.
Thấy tôi dì Lan liền gọi tôi vào rán chả nem, lúc đi qua mẹ tôi chợt thấy mắt mẹ sưng mọng lên. Năm nào cũng vậy trước ngày giỗ anh mẹ tôi đều khóc rất nhiều, nhưng dường như năm nay mẹ còn khóc nhiều hơn trước bởi tôi còn thấy những tia máu đục ngầu trong đôi mắt ấy, dưới bọng mắt vẫn lấp loáng nước.
Tôi cố gắng ngăn cho mình không khóc, cố gắng mạnh mẽ đi vào nấu mâm cỗ cùng dì Lan. Năm nay mâm cỗ rất thịnh soạn, so với hai năm trước thì nhiều đồ hơn. Tôi và dì Lan đứng nấu mấy tiếng mới xong. Nấu xong mẹ và dì Lan sắp ra mâm còn tôi dọn sạch bếp cho bớt việc sau đó cả nhà bưng mâm vào phòng thờ đặt lên chiếc bàn thờ gỗ lim. Khi thấy di ảnh của anh tôi không kìm được sống mũi cay xè, mắt ngân ngấn nước còn bố thì khóc thành tiếng. Hoá ra đúng là chẳng có nỗi đau nào vơi đi cả, chỉ là thời gian qua đi, chúng tôi chấp nhận sự thật tàn khốc ấy chứ nỗi đau vẫn chẳng thể nào xoá nổi.
Thắp hương xong cho anh, đợi hương tàn mẹ tôi lại bê mâm ra phòng ăn. Năm nay mẹ tôi không mời ai vì căn bản họ hàng cũng ở xa chỉ mời gia đình dì Lan sang ăn. Bọn trẻ con ngây ngô có giỗ thì thích lắm chỉ có người lớn chúng tôi ăn gì cũng như nhai rơm, thi thoảng lại là tiếng thở dài không dứt. Ăn xong dọn dẹp dì Lan vẫn chưa về, lúc mẹ tôi mang Thỏ đi tắm dì liền gọi tôi ra một góc rồi nói với tôi:
– Này… dì thấy mẹ mày dạo này lạ lắm. Mày xem thế nào hỏi han mẹ mày chứ dì thấy bà ấy già hộn xuống, trông khổ sở rồi cứ thấy chạy đi chạy lại suốt. Xe thì bán rồi, đợt này còn không đi taxi toàn thấy đi xe máy của mày thôi. Sáng nay dì sang thấy khóc suốt trong phòng.
– Vâng ạ. Cháu biết rồi.
Nói đến đây tôi tưởng dì Lan về, không ngờ dì lại nhìn tôi rồi ngập ngừng:
– Mày đấy… xem thế nào mà gánh đỡ cho mẹ mày nữa. Nói thật năm ấy thằng Hoàng ch.ết là vì mày…
Mấy chữ thằng Hoàng ch.ết là vì mày dì Lan nói ra khiến tôi cảm thấy lồng ngực quặn lại. Tiếng dì vẫn tiếp tục:
– Nó vì thấy mày phải hiến máu cho nó nên chọn cái ch.ết để giải thoát cho mày. Kể như nó không ch.ết bố mẹ mày cũng không suy sụp dẫn đến công ty lụi bại như giờ. Vậy nên mày cũng phải xem xem thế nào mà giúp mẹ mày một tay.
Tôi không sao đáp được lời dì Lan, cố gắng lắm mới có thể gật đầu, khi dì đi khuất tôi mới đi vào trong phòng. Tôi ngồi rất lâu trên giường, cảm giác chiếc ghim đâm trong tim lại nhức nhối rỉ máu cuối cùng quyết định đi tắm xong sẽ sang phòng nói chuyện với mẹ. Thế nhưng còn không đợi tôi sang, lúc tắm xong ra ngoài đã thấy mẹ gõ cửa. Bên kia bố tôi và Thỏ hình như đã ngủ, mẹ tôi bước vào liền đưa tay đóng cửa lại, giọng nói vì khóc nhiều nên hơi khàn đi nói:
– Vân! Con rảnh không mẹ muốn nói chuyện một chút.
Tôi thấy vậy liền đáp:
– Con rảnh mẹ ạ, mẹ vào trong đi.
Thế nhưng không đợi tôi đáp đột nhiên mẹ tôi đã quỳ sụp xuống chân tôi. Tôi hoàn toàn bất ngờ không kịp phản ứng chỉ vội vã lao định đỡ mẹ dậy nhưng mẹ đã nắm tay tôi rồi oà lên khóc. Tôi không hiểu có chuyện gì sợ hãi nói:
– Mẹ ơi, mẹ đứng lên đi, có chuyện gì mẹ nói với con, mẹ đứng lên đi đừng quỳ thế này.
Có điều mẹ không đứng, chỉ lắc đầu giọng lạc đi:
– Vân. Mẹ biết mẹ rất có lỗi với con khi nói ra chuyện này, nhưng mẹ thật sự không thể cố gồng gánh thêm được nữa con ạ, mẹ không cố thêm được nữa cũng không thể nhờ ai giúp được. Chỉ có thể nhờ con thôi. Nếu như mẹ sống vì mẹ có lẽ mẹ đã chẳng còn tha thiết điều gì từ khi anh con mất đi, nhưng giờ bố con nằm viện, tháng nào cũng mấy chục triệu tiền viện phí, lại nuôi thêm Thỏ, mẹ thật sự không còn cách nào nữa con ạ. Giá mà năm đó không vì anh con ch.ết bất ngờ như vậy, không vì mong mỏi có đứa con, giá mà mẹ đừng thuê người sinh Thỏ ra thì tốt biết mấy…
Mẹ nói đến đây tôi cũng thấy tim mình đau như ai bóp nghẹn lắc đầu đáp:
– Mẹ đừng nói như vậy tội nghiệp em. Mẹ đứng lên đi, mẹ đứng lên đi, mẹ muốn con làm gì con sẽ làm theo lời mẹ.
Mẹ tôi vẫn quỳ sụp như vậy nói tiếp:
– Mấy năm nay từ năm bố con đổ bệnh công ty liên tiếp thua lỗ, dù mẹ đã cố gắng nhưng không cứu vãn nổi. Hàng tháng còn phải đóng rất nhiều tiền lãi cho ngân hàng, thuế cho nhà nước, còn phải lo viện phí cho bố con, trả nợ tiền thuê người mang thai hộ. Mẹ cứ nghĩ mẹ cố gắng thì mọi việc sẽ tốt hơn nhưng càng ngày càng không thể nào cứu vãn được. Căn biệt thự này sổ cũng cắm ngân hàng, trước kia mẹ không dám nói với con vì mẹ luôn nghĩ mẹ sẽ có thể thay đổi được, nhưng giờ mọi chuyện đã đi quá sức của mẹ.
– Mẹ muốn con giúp gì hả mẹ? Mẹ nói đi, mẹ đứng dậy nói cho con nghe được không con sẽ làm theo lời mẹ, mẹ muốn con giúp gì con đều nghe theo mẹ cả.
Mẹ tôi cúi đầu, không dám nhìn vào mắt tôi tiếng nói hoà cùng tiếng nấc:
– Công ty giờ chỉ còn duy nhất một cách cứu vãn là được duyệt dự án với chủ đầu tư của tập đoàn Quân Khánh. Nhưng dự án này rất nhiều người nhăm nhe, cách duy nhất có được chỉ có thể là lấy được con trai của họ, được làm thông gia với bên ấy…
Nghe mẹ tôi nói đến đây, như một phản xạ tôi bất giác lùi chân lại. Mẹ tôi thấy tôi như vậy ngước lên nói tiếp:
– Chỉ duy nhất công ty được cứu vãn thì mới có thể có có tiền để chữa bệnh cho bố con, phẫu thuật thay thận cho ông ấy, lấy được sổ đỏ nhà, và có tiền lo cho Thỏ.
Điều này tôi biết rất rõ, bởi giờ công ty nợ ngập mặt, bán đi cũng chẳng có xu nào. Cách duy nhất đúng là chỉ có vực dậy được công ty. Nhưng lấy con trai của một tập đoàn lớn… mẹ tôi có phải hơi đánh giá quá cao tôi rồi không?
– Cậu ấy năm nay hai mươi tám tuổi… gia thế, ngoại hình hay học hành đều rất tốt… Thực ra lấy một người như cậu ấy cũng rất tốt. Mẹ biết làm thế này rất tàn nhẫn với con, con phải lấy một người mà mình không yêu, mẹ cũng không hề vui vẻ gì nhưng quả thực mẹ đã chẳng còn cách nào nữa cả. Chỉ còn cách duy nhất này mà thôi.
Mẹ tôi có lẽ sợ tôi nghĩ đó là một gã đàn ông già khú, sứt môi lồi rốn nên mới giới thiệu như vậy. Thế nhưng điều đó với tôi không quan trọng mà quan trọng là một đứa con gái như tôi lấy tự tin đâu ra mà trèo cao đến vậy? Đẹp trai, gia thế khủng, hành vấn tốt, tôi nhìn mẹ hỏi lại:
– Mẹ! Người đàn ông như vậy thì đâu đến lượt con?
– Vân. Nếu mẹ nói mẹ có cách để cậu ấy lấy con thì con có đồng ý hay không? Con có thể đồng ý không con? Đường cùng rồi mẹ mới phải làm như vậy… Vân… có thể không con?
Câu hỏi của mẹ khiến tôi không thở nổi. Thật ra ai chẳng muốn mình được lấy một người mà mình yêu, người đó cũng yêu mình. Thật ra có là cô gái chẳng còn vẹn nguyên cũng mong ước một cuộc hôn nhân bình thường. Tôi nhìn mẹ, đôi mắt sưng húp đỏ mọng vì khóc quá nhiều, sống cùng nhau hơn năm năm, tôi thừa hiểu nếu không đi đến mức đường cùng mẹ cũng sẽ không bao giờ làm thế này. Bao nhiêu năm nay có khó khăn mẹ đều chịu đựng một mình, có khi kiệt quệ sức lực vẫn không than thở. Bao nhiêu năm nay là tôi nợ bố mẹ, nợ anh trai một món nợ mà trả cả đời này cũng không hết! Tiếng khóc của mẹ ban nãy chất chứa sự bất lực, khổ sở và cả rất nhiều nỗi đau trong đó. Lời dì Lan văng vẳng bên tai tôi. Năm đó chẳng phải anh tôi chết là để giải thoát tự do cho tôi sao? Năm năm nay chẳng phải bố mẹ hết lòng hết dạ cho tôi những điều tốt đẹp nhất dù ngay cả khi tôi không còn phải hiến máu cho anh, không còn giá trị lợi dụng gì sao? Tôi thấy tim mình như bị siết chặt, đau nhức nhối không thở nổi. Thực ra chỉ là lấy một người mình không quen biết thôi mà, thực ra điều đó có thá là gì so với ngàn vạn nỗi đau và vết nhơ tôi từng trải qua chứ? Có thá là gì so với sự hi sinh của anh trai và bố mẹ nuôi? Nếu lấy một người như vậy đổi lại bố tôi được chữa bệnh, công ty được cứu vãn, em tôi có cuộc sống tốt đẹp thì tôi không có gì để không đồng ý cả. Từ khi anh tôi chết đi, tôi đã tự nhủ với lòng mình sẽ thay anh chăm sóc bố mẹ, nay họ cần đến tôi chẳng lẽ tôi có thể từ chối sao? Chỉ là tôi không nghĩ rằng người ta sẽ lấy tôi đâu, họ sẽ chẳng lấy một người như tôi đâu nên khẽ nâng mẹ dậy rồi nói:
– Mẹ, nếu thật sự người ta lấy con con sẽ chấp nhận. Chỉ là… mẹ cũng biết đấy, con từng bị cưỡng b.ức… người ta… người ta như vậy… sao có thể lấy con?
Mẹ tôi lúc này mới đứng lên, đôi mắt đỏ ngầu, giọng nói khàn đục như con thú bị thương đáp:
– Con yên tâm, mẹ có cách. Người ta sẽ lấy con, chắc chắn sẽ lấy con.
Tôi cũng không hiểu vì sao mẹ tôi lại chắc chắn đến vậy, cũng không hiểu mẹ sẽ làm cách nào. Thật ra từ khi tôi bị cưỡng hiếp, ngoại mất rồi anh trai nuôi mất, đến giờ trong bốn năm nay tôi chỉ có duy nhất động lực và niềm tin sống là gia đình này, là bố mẹ nuôi và Thỏ. Tôi biết nếu tôi không đồng ý mẹ nuôi cũng sẽ không ép tôi, nhưng đến giờ còn gì nữa cơ chứ? Gia đình tôi đã như thế này tôi có thể chống mắt lên nhìn họ phải chịu khổ sở sao? Thực ra người ta lấy tôi thì người ta thiệt chứ một con bé chẳng có gì như tôi thì có gì để mất? Dẫu trong lòng là nỗi buồn man mác nhưng ít ra như vậy cũng có thể giúp được bố mẹ và em gái còn hơn sống một cách vô ích. Tôi cũng không thể nhớ tôi đã đồng ý với mẹ ra sao, chỉ thấy lúc mẹ đi ra cửa bóng mẹ liêu xiêu như muốn ngã. Mái tóc mẹ rối bời, gió hất bay bay giữa không trung, bàn tay mẹ gầy gò, gân guốc. Tôi không nhìn, không dám nhìn bóng dáng khổ sở ấy thêm nữa chỉ cúi xuống lặng lẽ nhìn từng lớp sàn gỗ trên nền đất!
– Rất tiếc chúng tôi không thể làm gì khác, cậu ấy uống quá nhiều thuốc ngủ, đã không còn sự s.ống trước khi được đưa vào viện.
Mặc dù chính tôi và bố mẹ đều biết như vậy, ngay lúc nhìn anh nằm trên giường tôi đã hiểu anh tôi đã ch.ết rồi. Thế nhưng không ai có thể chấp nhận sự thật ấy, đến khi bác sĩ thông báo bố mẹ vẫn điên cuồng van xin ông hãy cứu lấy anh. Nhưng dù có van xin thế nào anh vẫn không thể sống được lại, chẳng có bất cứ phép nhiệm màu nào trong cuộc đời này nữa. Bố mẹ tôi gục ngã gào khóc trong viện, đến ngay cả đưa thi thể anh về họ cũng không thể đứng dậy làm được, đám tang của anh cũng là họ hàng đứng ra tổ chức.
Số phận thật cay đắng, không hề biết thương xót cho bất cứ ai. T.ang lễ của anh vào một ngày nắng rất to, thậm chí còn chẳng có cơn mưa nào cả nhưng cả gia đình tôi lại như chìm đắm trong mưa sa bão táp. Hai bức di thư được đưa đến tay tôi và tay bố mẹ nuôi, tôi không hề biết nội dung trong bức di thư gửi bố mẹ cũng như bố mẹ không hề biết nội dung trong bức di thư của tôi. Khó khăn lắm tôi mới có thể bước ra khỏi ám ảnh năm mười bảy tuổi, nỗi đau mất ngoại và bị cưỡng bức, khó khăn lắm mới mở lòng mình ra thật tâm coi anh như anh trai cuối cùng anh lại rời bỏ tôi một cách tàn nhẫn. Tôi và bố mẹ quỳ sụp dưới cỗ quan tài của anh, tôi không gào khóc như bố mẹ nuôi chỉ để mặc cho nước mắt lã chã rơi. Lúc ấy tôi có nghe loáng thoáng họ hàng của anh nói rằng anh ch.ết đi là để giải thoát cho tôi, anh không muốn tôi làm công cụ bán máu cho anh nên anh mới lựa chọn như vậy. Những câu nói ấy đã ám ảnh tôi suốt một quãng thời gian rất dài, tôi cảm thấy nợ anh một món nợ, món nợ cay đắng mà cả đời này tôi không sao trả nổi. Tôi nhớ nhất ánh mắt tuyệt vọng của anh khi tôi từ phòng lấy máu đi ra, nhớ vẻ mặt u uất mỗi lần cùng tôi đi vào viện, nhớ lại tất cả những tâm trạng của anh từ khi tôi gặp anh. Giống như một giấc mơ thật đẹp, nhưng cũng thật buồn.
Sau tang lễ khi tất cả mọi người đã về hết mẹ gọi tôi sang phòng mẹ. Vì khóc quá nhiều mà đôi mắt mẹ sưng húp, mẹ hỏi tôi giờ muốn ở lại đây hay rời đi? Nếu ở lại bố mẹ vẫn sẽ coi tôi như con gái ruột, còn nếu rời đi mẹ cũng sẽ tôn trọng quyết định của tôi, cho tôi được tự do. Tôi biết vì sao mẹ hỏi tôi như vậy, nhưng tôi đã nghẹn ngào nói với mẹ tôi sẽ ở lại đây, tôi sẽ mãi là con của bố mẹ, là em gái của anh không thay đổi. Khi nghe tôi nói như vậy cả bố và mẹ đều ôm lấy tôi khóc nức nở, cả thân hình gục vào tôi như dựa vào sợi dây hi vọng mỏng manh của cuộc đời. Tôi biết trên đời này không có nỗi đau nào hơn nỗi đau mất con, dù cho anh tôi mang trong mình căn bệnh hiểm nghèo, dù biết cuộc đời cũng rất ngắn ngủi, nhưng một cái chết quá bi thương khiến tất cả chúng tôi đều suy sụp thật khó để thoát ra nổi.
Bức di thư anh gửi cho tôi không nhớ tôi đã đọc đến bao nhiêu lần. Bức thư ngắn gọn, nhưng giống như anh đã chuẩn bị từ rất lâu rồi. Anh nói với tôi rằng anh rất mệt, không thể cố gắng thêm được nữa, anh nói với tôi suốt hai mươi mấy năm nay anh sống thật ra chỉ vì nghĩ đến bố mẹ, nhưng cả thể xác và tinh thần anh đã kiệt quệ từ lâu. Anh còn nói với tôi từ khi gặp tôi anh mới cảm nhận được những niềm vui bé nhỏ, khoảng thời gian một năm ở cạnh tôi là khoảng thời gian vô cùng đáng nhớ nhưng anh không thể cùng tôi, cùng bố mẹ đi tiếp được nữa, chỉ có thể dừng lại. Anh nói nếu được tôi hãy thay anh sống nốt phần đời còn lại, hãy thay anh chăm sóc đám hoa trà my trước cửa, hãy thay anh chăm sóc bố mẹ, và thay anh nối tiếp những ước mơ, hoài bão dang dở, hãy gạt bỏ tất cả đau thương bước tiếp thay anh. Bức di thư chỉ có vậy thôi mà tôi đã khóc từ đầu đến cuối, những câu chữ đau đớn như xé nát tâm can tôi. Chính vì bức di thư ấy tôi càng không thể nào rời đi, bởi tôi tự nhận thấy tôi nợ anh, nợ bố mẹ một món nợ mà có đánh đổi ra sao cũng không thể trả được.
***
– Này, lại buồn đấy à?
Tiếng cái Nguyệt kéo tôi ra khỏi dòng suy nghĩ miên man. Tôi gập bức di thư lại nhét vào chiếc phong bì đã cũ kỹ rồi đặt vào balo. Chiếc balo sờn rách còn có cả quyển sách của anh bác sĩ năm nào tặng tôi. Hoá ra đã gần bốn năm rồi, hoá ra đã gần bốn năm trôi qua kể từ ngày anh trai nuôi tôi mất cũng là năm năm tôi bị bán đi mà đọc lại di thư tôi vẫn thấy như thể mọi chuyện vừa diễn ra hôm qua, hôm qua. Suốt bốn năm trôi qua, tôi không còn là cô bé tuổi mười tám mà đã trở thành cô sinh viên năm cuối của trường đại học Luật Hà Nội. Thế nhưng nỗi đau vẫn luôn nhức nhối tâm can tôi, như chiếc ghim sắt đóng trong đó không có cách nào tháo gỡ đi.
Tôi còn nhớ khoảng thời gian tăm tối sau ngày anh tôi mất. Bố nuôi tôi vốn đã mang bệnh nền, anh mất đi bố đã suy sụp đến mức nằm liệt giường, mẹ nuôi vừa mang trong mình nỗi đau mất con, vừa phải thay bố gồng gánh tất cả những việc lớn trong nhà và công ty. Thế nhưng cả bố mẹ nuôi đều chưa từng oán than, trách móc tôi một lời. Năm nhất tôi đi học, ngay cả khi mẹ tôi đau đớn như vậy nhưng đêm trước khi nhập học mẹ vẫn chuẩn bị cho tôi quần áo, sách vở, sáng hôm sau mặc cho tôi nói tôi có thể đi được bằng xe máy đến trường mẹ vẫn nhất quyết đưa tôi đi bằng ô tô, chờ tôi vào nhập học rồi mới về công ty.
Cũng may dần dần thời gian qua đi, nỗi đau cũng vơi đi nhưng vì bố tôi đổ bệnh nặng, bị suy thận phải lọc máu nên mẹ cũng không gồng gánh nổi. Suốt bốn năm nay công ty của bố mẹ luôn trên bờ vực đổ vỡ, nhà tôi lại có thêm thành viên nên kinh tế càng ngày càng khó khăn. Năm đầu tôi còn nhận tiền của bố mẹ, nhưng từ năm hai tôi đã cùng cái Nguyệt đi xin việc, tự bươn chải để đóng học phí. Mẹ tôi cũng không thể cố gắng thêm được nữa nên cuối cùng mẹ cũng không còn kiên quyết phản đối việc tôi đi làm thêm như hồi năm đầu tiên.
Nguyệt là cô bạn bị cưỡng bức rồi phát tán video lên trên mạng xã hội phải điều trị tâm lý cùng tôi năm mười bảy tuổi. Không ngờ nhân duyên cho tôi và Nguyệt được gặp lại nhau ở tuổi mười tám, tôi và Nguyệt cùng lựa chọn Luật và còn học cùng lớp với nhau, vì cùng chung số phận mà thân thiết với nhau đến tận bây giờ.
– Chuông điện thoại kìa, nghe đi.
Tiếng cái Nguyệt lại cắt ngang dòng suy nghĩ của tôi. Tôi vội vã rút máy trong túi quần ra nghe, đầu dây bên kia tiếng mẹ cất lên:
– Hôm nay thứ sáu con có về không?
Tôi nghe mẹ hỏi liền đáp lại:
– Con đang chuẩn bị về rồi mẹ ạ.
– Vậy con qua đón em giúp mẹ một hôm nhé, hôm nay công ty có việc mẹ về muộn chút.
– Dạ vâng ạ.
Nói xong đợi mẹ ngắt máy tôi liền cầm chiếc balo, dặn cái Nguyệt vài câu rồi ra bến xe bus bắt xe về nhà. Hơn ba năm đầu khi tôi đi học đại học tôi vẫn ở chung trong biệt thự cùng bố mẹ, nhưng đến giữa năm thứ tư vì phải đi thực tập ở tận Long Biên, công ty tôi lại làm việc khá sớm, có khi có những hôm tăng ca về rất muộn nên mẹ bảo tôi cùng cái Nguyệt tìm nhà trọ gần đó để thuê như vậy sẽ tiện hơn cho tôi. Ban đầu tôi không nỡ đi như vậy, vì nghĩ mẹ ở nhà nhiều việc quá, nhưng có những hôm tôi về thật sự rất muộn, khi cả nhà đã ngủ say mẹ lại phải chờ cửa nên cuối cùng tôi đành nghe theo lời mẹ.
Lên đến xe bus, tôi chọn cho mình chỗ ngồi sát với cửa sổ. Trời mới về chiều, đường phố Hà Nội vẫn luôn ồn ào, tấp nập như vậy. Tôi lơ đãng nhìn ra bên ngoài, mấy hàng cây xào xạc theo gió thu thi thoảng rụng tả tơi. Suốt bốn năm nay, cuộc sống không có gì thay đổi nhiều, nỗi đau thật ra cũng chẳng vơi đi mà chỉ là tôi quen dần với nó, chỉ lấy học hành để lấp đầy những khoảng trống trong lòng mình.
Ngồi xe bus từ lúc mới chỉ có vài người, đến khi xe chật chội đông đúc, kẻ lên người xuống mà vẫn chưa đến nơi. Tôi nhìn ánh mặt trời mỗi lúc một yếu dần trong lòng cảm thấy rất sốt ruột. Cuối cùng rất lâu sau xe bus cũng dừng lại ở trường Mầm Non Ban Mai. Tôi vội vã đeo balo chạy thẳng vào bên trong. Tầm này trường rất vắng, vừa vào đến cổng đã nghe tiếng của Thỏ – em gái tôi vui vẻ gọi lớn:
– Chị Vân! Chị Vân ơi!
Cả trường còn đúng em tôi ở lại cùng cô giáo. Con bé rất ngoan, biết điều dù đón muộn cũng không hề khóc, chào cô rồi tíu tít chạy ra cùng tôi. Tôi bế con bé lên, đi ra ngoài xoa đầu em bỗng thấy thương đến nghẹn lòng. Thỏ là em gái tôi, chính xác là con đẻ của bố mẹ nuôi tôi. Cách đây rất nhiều năm khi sinh ra anh trai tôi bị bệnh thalassemia bố mẹ tôi đi làm xét nghiệm mới biết cả hai người đều mang gen thalassemia thể nhẹ. Lúc ấy bố mẹ tôi rất suy sụp, sợ rằng những đứa con sau cũng bị như vậy nên không nghĩ đến việc sinh thêm con nữa. Sau này khi anh trai tôi mười lăm tuổi, khoa học công nghệ cũng hiện đại hơn, bác sĩ có tư vấn cho bố mẹ làm IVF sàng lọc để chọn ra phôi tốt nhất để thụ tinh. Vì khao khát có thêm đứa con khoẻ mạnh nên bố mẹ tôi đã làm thụ tinh, chỉ có điều duyên số chưa đến mẹ tôi không thể đậu thai được. Sau này mẹ cũng nản buông bỏ dần, đến năm anh tôi hai mươi hai tuổi, cả anh và bố lại động viên mẹ cố gắng thử lần nữa, mặc dù lúc ấy mẹ đã hơn bốn mươi tuổi, nhưng suy cho cùng lúc ấy anh trai tôi xác định không thể kéo dài sự sống bao lâu, tất cả đều mong mỏi bố mẹ tôi có một đứa con khoẻ mạnh để bù đắp nỗi đau trong lòng nên mẹ tôi và bố lại làm sàng lọc được hai phôi khoẻ mạnh. Phôi đầu tiên mẹ không đậu, sau mẹ không làm nữa vì sức khoẻ cũng không cho phép. Lúc ấy mẹ đã tính đến đường thuê người mang thai hộ, nhưng để tìm được rất khó, đến tận khi anh trai tôi mất mấy tháng mới tìm được nhưng khi ấy mẹ không còn thiết tha chuyện có con nữa. Có điều tất cả họ hàng bên nhà bố mẹ vẫn rất muốn chuyển nốt phôi thai cuối cùng ấy còn hơn là huỷ đi bởi họ cho rằng phôi thai ấy cũng là một bào thai, là máu mủ ruột thịt của bố mẹ tôi, và có lẽ bởi cú sốc mất đi người con trai ruột thịt khiến bố ngã bệnh nên họ càng mong mỏi bố mẹ tôi có thêm một đứa con nên cuối cùng dưới sự thuyết phục của họ hàng bố và mẹ đã chấp nhận bỏ một khoản tiền lớn thuê người mang thai hộ. Thỏ là kết quả của việc được sinh ra như thế, năm nay là năm thứ ba con bé đến với gia đình tôi. Từ khi có Thỏ, nỗi đau mất con cũng mới nguôi dần với bố mẹ tôi.
Thỏ rất quấn tôi, có lẽ bởi từ nhỏ tôi là người thay bố mẹ chăm sóc con bé nên con bé lúc nào cũng thích được tôi chơi cùng. Mới ba tuổi thôi nhưng Thỏ nói rất sõi, lại vô cùng ngoan ngoãn. Tôi bế em ra trạm xe, bắt xe bus rồi về nhà. Lúc này mẹ tôi vẫn chưa về nên hai chị em dọn dẹp qua nhà sau đó tắm cho Thỏ rồi mới nấu nướng cho con bé ăn trước. Ăn xong tôi lại dọn dẹp sau đó múc cơm vào cạp lồng cùng Thỏ vào viện thăm bố. Đây là năm thứ ba bố tôi phải nằm viện liên tục. Một người bệnh suy thận thì chỉ có thể làm bạn với bệnh viện. Thấy tôi và Thỏ bố vui lắm, niềm vui ít ỏi của bố là mỗi cuối tuần tôi về, nấu cho bố những món bố thích ăn, đưa em vào đây thăm bố. Tôi và Thỏ ở viện đến hơn tám giờ tối mới về. Lúc đi qua hành lang bệnh viện chợt thấy anh Khang, bác sĩ điều trị cho bố đang đi về phía mấy phòng bệnh. Nhìn thấy anh tôi vốn định hỏi anh về tình hình bệnh không ngờ anh đã lên tiếng trước:
– Vào thăm bố đấy hả em?
Mấy năm nay đều đặn tối nào tôi cũng ở đây thay mẹ chăm bố, đến vài tháng nay đi thực tập nên chỉ đi được vào cuối tuần nhưng bác sĩ cũng quen mặt cả rồi. Tôi gật đầu hỏi anh:
– Vâng, sức khoẻ của bố em dạo này thế nào rồi hả anh?
– Cũng không khả quan cho lắm, thật sự thì tình hình của bố em tốt nhất tìm được thận ghép phù hợp vẫn hơn, chứ kéo dài thế này vừa tốn tiền cũng không phải phương án khả thi vì bố em ở giai đoạn nặng rồi.
Tôi nghe vậy cũng khẽ bấu hai tay vào nhau, chưa kịp trả lời anh Khang lại nói:
– Viện phí hai tháng nay nhà em vẫn chưa đóng, có lẽ mẹ em quên, em về giúp anh nhắc mẹ em đóng sớm nhé. Thật ra anh cũng ngại nhắc nhưng vì tiền đó anh giúp mẹ em ứng ra đóng nay nhà anh lại có chút việc cần tiền nên không nhắc cũng không được.
Thấy anh Khang nói vậy tôi không khỏi có chút sửng sốt nhưng vẫn đáp lại:
– Vâng ạ. Để em bảo lại mẹ.
Nói rồi tôi khẽ bế Thỏ lên chào anh Khang sau đó xuống lấy xe máy hai chị em cùng về nhà. Suốt đoạn đường về nhà lòng tôi nặng trĩu, mặc dù tôi biết từ khi anh tôi mất công ty làm ăn khó khăn, nhưng không nghĩ lại khó khăn đến mức thế này. Tôi biết mẹ tôi là người rất chu toàn, chắc chắn không thể quên đóng viện phí cho bố được, tiền viện phí rất đắt, vì trước kia có bệnh nền nên bố tôi không thể mua bảo hiểm nhân thọ được, bảo hiểm y tế lại không chi trả nhiều cho những bệnh thế này thành ra cứ tháng mất mấy chục triệu là ít.
Về đến nhà mẹ tôi vẫn chưa về, tôi đưa Thỏ vào phòng tôi lau mặt mũi cho con bé rồi ru con bé ngủ. Đợi con bé ngủ say tôi mới ra ngoài ăn vội bát cơm rồi dọn dẹp lại bếp sau đó khép cửa nằm trên giường lấy quyển sách trong balo ra đọc. Mỗi lần nặng lòng tôi đều đọc quyển sách ấy, quyển sách với những ngôi sao đã cũ nhưng tôi vẫn giữ gìn cẩn thận đến ngày hôm nay. Không biết tôi đã đọc bao lâu, đến khi ngủ gật thiếp đi vẫn chưa thấy mẹ về. Gần nửa đêm tôi mới nghe tiếng lạch cạch ngoài cửa liền ngồi dậy. Vốn định ra ngoài hỏi mẹ ăn cơm chưa nhưng vừa hé cửa chợt thấy mẹ đang ngồi bên sofa, hai tay mẹ đưa lên mặt ôm lấy mặt. Đột nhiên tôi thấy hình như mẹ khóc, bờ vai mẹ run lên, dưới ánh đèn ngủ vàng hiu hắt tôi thấy bóng lưng mẹ rất gầy, tiều tuỵ vô cùng. Tôi không hiểu có chuyện gì xảy ra, còn chưa biết nên ra hỏi mẹ thế nào thì bên trong có tiếng Thỏ trở mình liền vội vã khép cửa lại dỗ con bé. Đến khi ra lại lần nữa mẹ đã về phòng từ bao giờ cuối cùng tôi cũng phải trở về phòng nằm xuống nhưng không sao ngủ nổi.
Sáng hôm sau tôi dậy từ rất sớm ra ngoài tưới đám trà my trước hiên nhà. Lúc này tôi không thấy xe của mẹ đâu còn nghĩ mẹ đi từ sớm rồi, không ngờ tưới cây xong vào thấy mẹ đang lúi húi ở bếp. Thấy vậy tôi liền vội vã đi vào rồi hỏi:
– Xe của mẹ đâu rồi ạ? Con tưởng sáng mẹ đi đâu không thấy xe đâu?
Mẹ nhìn tôi, tôi bỗng phát hiện chỉ một thời gian không để ý mà mẹ già và gầy đi rất nhiều, trên mắt đầy nếp nhăn không lấp nổi nhưng mẹ vẫn rất bình thản cười đáp:
– Xe mẹ mang đi bảo dưỡng mấy ngày rồi. Con gọi Thỏ dậy đi, để mẹ nấu bữa sáng cho.
– Dạ thôi mẹ cứ để con nấu.
– Mấy khi mẹ ở nhà đâu, con gọi em dậy vệ sinh cá nhân cho em là mẹ nấu xong. Ăn xong mẹ còn phải đi có chút việc.
Thấy mẹ nói như vậy tôi cũng không còn cách nào vào đánh thức Thỏ dậy rồi đánh răng rửa mặt cho em. Bữa ăn sáng đơn giản chỉ là chút bánh đa nấu tôm khô, tôi còn nhớ lần đầu đến đây khi gia đình thịnh vượng, công ty làm ăn yên ổn, đến bữa ăn sáng cũng thịnh soạn vô cùng. Bốn năm thôi mà mọi thứ thay đổi quá nhiều, tôi thấy thương mẹ và thương cả Thỏ đến vô cùng. Ăn sáng xong, còn chưa kịp nói chuyện gì mẹ tôi đã cầm túi xách và tài liệu bắt taxi đi đâu đó. Mấy tháng nay tôi thấy mẹ lúc nào cũng vội vàng như vậy, nhưng hỏi mẹ đều không nói nhưng sau chuyện đêm qua tôi dần dần nhận ra dường như mẹ đang vô cùng mệt mỏi và kiệt quệ sức lực.
Dọn dẹp xong nhà, tôi và Thỏ lái xe ra chợ mua chút thức ăn. Lúc về đến cổng thấy dì Lan, em họ của mẹ cũng là hàng xóm ở cuối ngõ dưới đang cầm mấy túi thịt về nhà. Thấy tôi dì Lan cười nói:
– Vân về đấy à cháu? Hai chị em đi chợ về sao?
Tôi thấy vậy liền đỗ xe lại đáp:
– Dạ vâng ạ, cháu vừa về xong. Dì cũng đi chợ về sao?
Dì Lan tiến lại gần tôi, đưa cho Thỏ quả cam rồi khẽ quay sang tôi nói:
– Ừ dì đi chợ về. Mẹ mày dạo này cứ đi suốt thôi, khổ thân con bé Thỏ ngày nào cũng phải gửi bên nhà dì, suốt ngày cứ đòi về với chị Vân, về với chị Vân. Thấy mày về chắc con bé vui lắm nhỉ.
Tôi nghe dì Lan nói thì bất ngờ hỏi lại:
– Mẹ cháu dạo này gửi Thỏ bên nhà dì sao?
– Chả gửi bên nhà dì thì gửi đâu, hôm nào mẹ mày cũng tối mịt mới về, dì đi đón thằng Bon lúc nào cũng phải tiện qua trường đón nó luôn. Nghe nói công ty nhà mày sắp phá sản rồi nên mẹ mày phải chạy vạy khắp nơi, dì thì cũng chẳng có tiền nong mà giúp được, giờ chỉ giúp mấy việc lặt vặt như đưa đón Thỏ hoặc thi thoảng gửi cơm cho bố mày thôi.
Từng câu nói của dì Lan khiến tôi sững sờ vô cùng. Dì Lan nhìn tôi lại hỏi:
– Mày đừng bảo mấy chuyện này mày không biết nhé.
– Cháu…
– Đúng là… bố mẹ mày nhận nuôi mày bao nhiêu năm, đối tốt với mày thế mà mày cũng không để ý cái gì. Mẹ mày mấy ngày trước còn phải bán xe đi, cái biệt thự đang ở sổ giờ nằm trong ngân hàng đấy. Trước kia họ hàng bảo nuôi mày đến năm lớp mười hai thôi nhưng bố mẹ mày cứ nhất quyết cho mày đi học đại học, kể ra mày học đến năm lớp mười hai rồi học cái nghề gì rồi đi làm phụ đỡ bố mẹ mày có phải tốt không?
Tai tôi ù đặc đi, dù biết gia đình tôi mấy năm nay khó khăn nhưng không nghĩ đến mức thế này. Chuyện như vậy nếu không phải dì Lan nói tôi thật sự không dám nghĩ đến. Mỗi lần hỏi mẹ mẹ đều gạt đi không nói. Dì Lan còn nói gì đó nhưng tôi không nghe rõ nữa đến khi về nhà đầu óc tôi vẫn ong ong, rối mù.
Suốt cả ngày hôm đó tôi gần như không sao có vui vẻ được. Mấy nụ cười với Thỏ đều phải rặn ra, gượng gạo lắm để cho con bé được vui. Cả ngày hôm đó mẹ tôi cũng không về, đến tối mẹ gọi cho tôi dặn tôi và Thỏ ở nhà ăn cơm đi, mẹ phải xuống Quảng Ninh vì có dự án gì đó nên chiều mai mới về được. Cả đêm ấy tôi lại không ngủ nổi, nhớ đến lời dì Lan, nhớ đến vẻ tiều tuỵ của mẹ bất giác thấy đau lòng, xen lẫn cả sự áy náy vô cùng.
Chiều chủ nhật mẹ mới về chỉ có điều vừa về mẹ đã nhắc tôi về nhà trọ sớm đi, mẹ đưa Thỏ vào viện với bố nên tôi và mẹ thành ra vẫn chưa thể nói chuyện với nhau. Cuối cùng tôi cũng đành bắt xe đi sang nhà trọ, tự nhủ rằng cuối tuần sau giỗ anh trai tôi sẽ hỏi mẹ chuyện công ty sau. Khi về đến nhà trọ, thấy vẻ mặt tôi cái Nguyệt liền hỏi:
– Có chuyện gì vậy? Sao mặt mũi rầu rĩ âu sầu thế kia?
Trong lòng tôi quả thực chất chưa rất nhiều tâm sự nên cuối cùng kể hết ra với Nguyệt. Nó nghe xong vẻ mặt cũng trầm xuống rồi nói:
– Thật ra không thể trách mày vô tâm được, mẹ mày không muốn mày nghĩ ngợi nên giấu thôi. Nhưng nói thực tao thấy mày rất may mắn, may mắn vì có bố mẹ nuôi tốt như thế, còn tốt hơn cả ruột thịt. Mấy lần về nhà thấy cách bố mẹ mày quan tâm mày dù có đứa con ruột là Thỏ tao cũng biết họ thật lòng coi mày như con gái. Thôi đừng nghĩ nữa, cuối tuần về xem rốt cuộc có chuyện gì, việc gì giúp được thì cố giúp họ, mình nợ họ nhiều mà.
Trút được ra bầu tâm sự tôi cũng thấy dễ chịu hơn, chỉ là sự áy náy càng lúc càng nhiều. Cái Nguyệt thấy tâm trạng tôi như vậy đành kéo tôi đi ra ngoài ăn. Mang tiếng là ăn ngoài nhưng thực ra hai đứa chỉ dám ăn vỉa hè thôi chứ tiền đâu ăn nhà hàng. Ăn uống xong tôi và nó còn lấy vé tháng xe bus trèo lên xe bus lượn mấy vòng Hà Nội. Cuối cùng khi thấy tôi nở nụ cười nó mới vỗ vỗ vai tôi nói:
– Đấy! Cười lên thế có phải xinh không? Mày cười phát khối anh chết, hoa khôi của trường Luật có khác, có khi sau này kiếm được anh đại gia giàu có chống lưng bố mẹ nuôi mày lại được nhờ đấy chứ?
Thấy nó khen tôi liền oẹ một tiếng đáp lại:
– Khiếp thế á khôi trường đại học Luật Hoàng Như Nguyệt thì có định kiếm đại gia không?
Nó bật cười nhăn mũi nói giọng rất bình thản nhưng tôi nghe được ra cả một sự nghẹn ngào trong đó:
– Có đại gia nào chấp nhận được tao thì tao sẵn sàng luôn. Ít ra bị c.ưỡng h.iếp nhưng không bị quay clip tung lên mạng như mày thì còn cơ hội chứ như tao… kiếm được người yêu mình thật lòng cũng khó cơ. Bây giờ thời đại của mình cũng thoáng rồi, mất tr.inh hay không không quan trọng nhưng tao thì khác, bị tung lên mạng những hình ảnh ấy, dù bị gỡ đi nhưng thiếu gì người nhìn được…
Nghe nó nói tim tôi cũng nhói lên, thực ra tôi và nó đều là những đứa con gái mang theo sự tổn thương nặng nề. Là con gái ai chẳng mong cuộc đời mình sẽ có một người yêu chân thành, nhưng sau quá nhiều tổn thương giờ đây tình yêu với tôi cũng là xa xỉ. Tôi khẽ an ủi nó cũng là an ủi chính bản thân mình:
– Yên tâm, giữa biển người mênh mông thế này kiểu gì tao với mày cũng sẽ được hạnh phúc thôi. Xinh gái học giỏi như mày có mà đầy thằng muốn xin chết ấy chứ.
– Ừ ừ, không thì thôi ra nước ngoài kiếm anh Tây về lai giống cũng được. Việt Nam hà khắc quá thì ta đi nước khác.
Tôi nhìn cái Nguyệt, thích nhất ở nó chính là sự tự tin lạc quan như thế. Sau khi lượn mấy vòng Hà Nội tôi và nó trở về nhà trọ tắm rửa rồi đi ngủ để chuẩn bị sáng mai còn đi làm.
Vì là thực tập sinh chứ chưa phải nhân viên chính thức nên đến công ty làm tôi với cái Nguyệt đều phải đi sớm và về muộn. Thế nên mỗi tuần với tôi đều trôi qua rất nhanh bởi có quá nhiều việc để làm mà thời gian thì lại quá ít. Bẵng một cái đã đến cuối tuần, vì thứ sáu là giỗ anh trai tôi nên tôi xin sếp cho tôi nghỉ sớm hơn một chút. Mọi năm giỗ anh vào ngày nghỉ nên lần nào mẹ tôi cũng gọi tôi rủ cái Nguyệt về cùng cho đỡ hiu quạnh. Có điều hôm nay cái Nguyệt cũng có việc bận dưới quê nên chỉ có tôi về được. Khi tôi về đến nhà thấy bố tôi đang ngồi trước hiên nhìn mấy đám trà my, bên trong nhà mẹ tôi và dì Lan đã chuẩn bị nấu nướng từ bao giờ còn Thỏ thì ngồi xem ti vi một mình thi thoảng lại chạy ra ôm tíu tít ôm bố.
Thấy tôi dì Lan liền gọi tôi vào rán chả nem, lúc đi qua mẹ tôi chợt thấy mắt mẹ sưng mọng lên. Năm nào cũng vậy trước ngày giỗ anh mẹ tôi đều khóc rất nhiều, nhưng dường như năm nay mẹ còn khóc nhiều hơn trước bởi tôi còn thấy những tia máu đục ngầu trong đôi mắt ấy, dưới bọng mắt vẫn lấp loáng nước.
Tôi cố gắng ngăn cho mình không khóc, cố gắng mạnh mẽ đi vào nấu mâm cỗ cùng dì Lan. Năm nay mâm cỗ rất thịnh soạn, so với hai năm trước thì nhiều đồ hơn. Tôi và dì Lan đứng nấu mấy tiếng mới xong. Nấu xong mẹ và dì Lan sắp ra mâm còn tôi dọn sạch bếp cho bớt việc sau đó cả nhà bưng mâm vào phòng thờ đặt lên chiếc bàn thờ gỗ lim. Khi thấy di ảnh của anh tôi không kìm được sống mũi cay xè, mắt ngân ngấn nước còn bố thì khóc thành tiếng. Hoá ra đúng là chẳng có nỗi đau nào vơi đi cả, chỉ là thời gian qua đi, chúng tôi chấp nhận sự thật tàn khốc ấy chứ nỗi đau vẫn chẳng thể nào xoá nổi.
Thắp hương xong cho anh, đợi hương tàn mẹ tôi lại bê mâm ra phòng ăn. Năm nay mẹ tôi không mời ai vì căn bản họ hàng cũng ở xa chỉ mời gia đình dì Lan sang ăn. Bọn trẻ con ngây ngô có giỗ thì thích lắm chỉ có người lớn chúng tôi ăn gì cũng như nhai rơm, thi thoảng lại là tiếng thở dài không dứt. Ăn xong dọn dẹp dì Lan vẫn chưa về, lúc mẹ tôi mang Thỏ đi tắm dì liền gọi tôi ra một góc rồi nói với tôi:
– Này… dì thấy mẹ mày dạo này lạ lắm. Mày xem thế nào hỏi han mẹ mày chứ dì thấy bà ấy già hộn xuống, trông khổ sở rồi cứ thấy chạy đi chạy lại suốt. Xe thì bán rồi, đợt này còn không đi taxi toàn thấy đi xe máy của mày thôi. Sáng nay dì sang thấy khóc suốt trong phòng.
– Vâng ạ. Cháu biết rồi.
Nói đến đây tôi tưởng dì Lan về, không ngờ dì lại nhìn tôi rồi ngập ngừng:
– Mày đấy… xem thế nào mà gánh đỡ cho mẹ mày nữa. Nói thật năm ấy thằng Hoàng ch.ết là vì mày…
Mấy chữ thằng Hoàng ch.ết là vì mày dì Lan nói ra khiến tôi cảm thấy lồng ngực quặn lại. Tiếng dì vẫn tiếp tục:
– Nó vì thấy mày phải hiến máu cho nó nên chọn cái ch.ết để giải thoát cho mày. Kể như nó không ch.ết bố mẹ mày cũng không suy sụp dẫn đến công ty lụi bại như giờ. Vậy nên mày cũng phải xem xem thế nào mà giúp mẹ mày một tay.
Tôi không sao đáp được lời dì Lan, cố gắng lắm mới có thể gật đầu, khi dì đi khuất tôi mới đi vào trong phòng. Tôi ngồi rất lâu trên giường, cảm giác chiếc ghim đâm trong tim lại nhức nhối rỉ máu cuối cùng quyết định đi tắm xong sẽ sang phòng nói chuyện với mẹ. Thế nhưng còn không đợi tôi sang, lúc tắm xong ra ngoài đã thấy mẹ gõ cửa. Bên kia bố tôi và Thỏ hình như đã ngủ, mẹ tôi bước vào liền đưa tay đóng cửa lại, giọng nói vì khóc nhiều nên hơi khàn đi nói:
– Vân! Con rảnh không mẹ muốn nói chuyện một chút.
Tôi thấy vậy liền đáp:
– Con rảnh mẹ ạ, mẹ vào trong đi.
Thế nhưng không đợi tôi đáp đột nhiên mẹ tôi đã quỳ sụp xuống chân tôi. Tôi hoàn toàn bất ngờ không kịp phản ứng chỉ vội vã lao định đỡ mẹ dậy nhưng mẹ đã nắm tay tôi rồi oà lên khóc. Tôi không hiểu có chuyện gì sợ hãi nói:
– Mẹ ơi, mẹ đứng lên đi, có chuyện gì mẹ nói với con, mẹ đứng lên đi đừng quỳ thế này.
Có điều mẹ không đứng, chỉ lắc đầu giọng lạc đi:
– Vân. Mẹ biết mẹ rất có lỗi với con khi nói ra chuyện này, nhưng mẹ thật sự không thể cố gồng gánh thêm được nữa con ạ, mẹ không cố thêm được nữa cũng không thể nhờ ai giúp được. Chỉ có thể nhờ con thôi. Nếu như mẹ sống vì mẹ có lẽ mẹ đã chẳng còn tha thiết điều gì từ khi anh con mất đi, nhưng giờ bố con nằm viện, tháng nào cũng mấy chục triệu tiền viện phí, lại nuôi thêm Thỏ, mẹ thật sự không còn cách nào nữa con ạ. Giá mà năm đó không vì anh con ch.ết bất ngờ như vậy, không vì mong mỏi có đứa con, giá mà mẹ đừng thuê người sinh Thỏ ra thì tốt biết mấy…
Mẹ nói đến đây tôi cũng thấy tim mình đau như ai bóp nghẹn lắc đầu đáp:
– Mẹ đừng nói như vậy tội nghiệp em. Mẹ đứng lên đi, mẹ đứng lên đi, mẹ muốn con làm gì con sẽ làm theo lời mẹ.
Mẹ tôi vẫn quỳ sụp như vậy nói tiếp:
– Mấy năm nay từ năm bố con đổ bệnh công ty liên tiếp thua lỗ, dù mẹ đã cố gắng nhưng không cứu vãn nổi. Hàng tháng còn phải đóng rất nhiều tiền lãi cho ngân hàng, thuế cho nhà nước, còn phải lo viện phí cho bố con, trả nợ tiền thuê người mang thai hộ. Mẹ cứ nghĩ mẹ cố gắng thì mọi việc sẽ tốt hơn nhưng càng ngày càng không thể nào cứu vãn được. Căn biệt thự này sổ cũng cắm ngân hàng, trước kia mẹ không dám nói với con vì mẹ luôn nghĩ mẹ sẽ có thể thay đổi được, nhưng giờ mọi chuyện đã đi quá sức của mẹ.
– Mẹ muốn con giúp gì hả mẹ? Mẹ nói đi, mẹ đứng dậy nói cho con nghe được không con sẽ làm theo lời mẹ, mẹ muốn con giúp gì con đều nghe theo mẹ cả.
Mẹ tôi cúi đầu, không dám nhìn vào mắt tôi tiếng nói hoà cùng tiếng nấc:
– Công ty giờ chỉ còn duy nhất một cách cứu vãn là được duyệt dự án với chủ đầu tư của tập đoàn Quân Khánh. Nhưng dự án này rất nhiều người nhăm nhe, cách duy nhất có được chỉ có thể là lấy được con trai của họ, được làm thông gia với bên ấy…
Nghe mẹ tôi nói đến đây, như một phản xạ tôi bất giác lùi chân lại. Mẹ tôi thấy tôi như vậy ngước lên nói tiếp:
– Chỉ duy nhất công ty được cứu vãn thì mới có thể có có tiền để chữa bệnh cho bố con, phẫu thuật thay thận cho ông ấy, lấy được sổ đỏ nhà, và có tiền lo cho Thỏ.
Điều này tôi biết rất rõ, bởi giờ công ty nợ ngập mặt, bán đi cũng chẳng có xu nào. Cách duy nhất đúng là chỉ có vực dậy được công ty. Nhưng lấy con trai của một tập đoàn lớn… mẹ tôi có phải hơi đánh giá quá cao tôi rồi không?
– Cậu ấy năm nay hai mươi tám tuổi… gia thế, ngoại hình hay học hành đều rất tốt… Thực ra lấy một người như cậu ấy cũng rất tốt. Mẹ biết làm thế này rất tàn nhẫn với con, con phải lấy một người mà mình không yêu, mẹ cũng không hề vui vẻ gì nhưng quả thực mẹ đã chẳng còn cách nào nữa cả. Chỉ còn cách duy nhất này mà thôi.
Mẹ tôi có lẽ sợ tôi nghĩ đó là một gã đàn ông già khú, sứt môi lồi rốn nên mới giới thiệu như vậy. Thế nhưng điều đó với tôi không quan trọng mà quan trọng là một đứa con gái như tôi lấy tự tin đâu ra mà trèo cao đến vậy? Đẹp trai, gia thế khủng, hành vấn tốt, tôi nhìn mẹ hỏi lại:
– Mẹ! Người đàn ông như vậy thì đâu đến lượt con?
– Vân. Nếu mẹ nói mẹ có cách để cậu ấy lấy con thì con có đồng ý hay không? Con có thể đồng ý không con? Đường cùng rồi mẹ mới phải làm như vậy… Vân… có thể không con?
Câu hỏi của mẹ khiến tôi không thở nổi. Thật ra ai chẳng muốn mình được lấy một người mà mình yêu, người đó cũng yêu mình. Thật ra có là cô gái chẳng còn vẹn nguyên cũng mong ước một cuộc hôn nhân bình thường. Tôi nhìn mẹ, đôi mắt sưng húp đỏ mọng vì khóc quá nhiều, sống cùng nhau hơn năm năm, tôi thừa hiểu nếu không đi đến mức đường cùng mẹ cũng sẽ không bao giờ làm thế này. Bao nhiêu năm nay có khó khăn mẹ đều chịu đựng một mình, có khi kiệt quệ sức lực vẫn không than thở. Bao nhiêu năm nay là tôi nợ bố mẹ, nợ anh trai một món nợ mà trả cả đời này cũng không hết! Tiếng khóc của mẹ ban nãy chất chứa sự bất lực, khổ sở và cả rất nhiều nỗi đau trong đó. Lời dì Lan văng vẳng bên tai tôi. Năm đó chẳng phải anh tôi chết là để giải thoát tự do cho tôi sao? Năm năm nay chẳng phải bố mẹ hết lòng hết dạ cho tôi những điều tốt đẹp nhất dù ngay cả khi tôi không còn phải hiến máu cho anh, không còn giá trị lợi dụng gì sao? Tôi thấy tim mình như bị siết chặt, đau nhức nhối không thở nổi. Thực ra chỉ là lấy một người mình không quen biết thôi mà, thực ra điều đó có thá là gì so với ngàn vạn nỗi đau và vết nhơ tôi từng trải qua chứ? Có thá là gì so với sự hi sinh của anh trai và bố mẹ nuôi? Nếu lấy một người như vậy đổi lại bố tôi được chữa bệnh, công ty được cứu vãn, em tôi có cuộc sống tốt đẹp thì tôi không có gì để không đồng ý cả. Từ khi anh tôi chết đi, tôi đã tự nhủ với lòng mình sẽ thay anh chăm sóc bố mẹ, nay họ cần đến tôi chẳng lẽ tôi có thể từ chối sao? Chỉ là tôi không nghĩ rằng người ta sẽ lấy tôi đâu, họ sẽ chẳng lấy một người như tôi đâu nên khẽ nâng mẹ dậy rồi nói:
– Mẹ, nếu thật sự người ta lấy con con sẽ chấp nhận. Chỉ là… mẹ cũng biết đấy, con từng bị cưỡng b.ức… người ta… người ta như vậy… sao có thể lấy con?
Mẹ tôi lúc này mới đứng lên, đôi mắt đỏ ngầu, giọng nói khàn đục như con thú bị thương đáp:
– Con yên tâm, mẹ có cách. Người ta sẽ lấy con, chắc chắn sẽ lấy con.
Tôi cũng không hiểu vì sao mẹ tôi lại chắc chắn đến vậy, cũng không hiểu mẹ sẽ làm cách nào. Thật ra từ khi tôi bị cưỡng hiếp, ngoại mất rồi anh trai nuôi mất, đến giờ trong bốn năm nay tôi chỉ có duy nhất động lực và niềm tin sống là gia đình này, là bố mẹ nuôi và Thỏ. Tôi biết nếu tôi không đồng ý mẹ nuôi cũng sẽ không ép tôi, nhưng đến giờ còn gì nữa cơ chứ? Gia đình tôi đã như thế này tôi có thể chống mắt lên nhìn họ phải chịu khổ sở sao? Thực ra người ta lấy tôi thì người ta thiệt chứ một con bé chẳng có gì như tôi thì có gì để mất? Dẫu trong lòng là nỗi buồn man mác nhưng ít ra như vậy cũng có thể giúp được bố mẹ và em gái còn hơn sống một cách vô ích. Tôi cũng không thể nhớ tôi đã đồng ý với mẹ ra sao, chỉ thấy lúc mẹ đi ra cửa bóng mẹ liêu xiêu như muốn ngã. Mái tóc mẹ rối bời, gió hất bay bay giữa không trung, bàn tay mẹ gầy gò, gân guốc. Tôi không nhìn, không dám nhìn bóng dáng khổ sở ấy thêm nữa chỉ cúi xuống lặng lẽ nhìn từng lớp sàn gỗ trên nền đất!
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.