Chương 1
Phương Linh Hugo
03/03/2023
Tiếng chuông điện thoại vang lên xé toạc màn đêm yên tĩnh theo quán tính tôi bật dậy như máy lần mò tìm điện thoại để trên đầu giường. Nhìn vào màn hình thấy người gọi đến là mẹ tim tôi như muốn nhảy ra khỏi lồng ngực. Hiện tại mới 3 giờ sáng, mẹ gọi cho tôi giờ này chứng tỏ mẹ đã xảy ra chuyện gì đó. Tôi gạt màn hình nghe máy mà tay chân run lẩy bẩy, tôi mấp máy mãi mới nói thành tiếng:
“A, a lô mẹ.”
“Mẹ của cô bị tai nạn tại đoạn đường X, thuộc quốc lộ 22 hướng Hoóc Môn đi Củ Chi. Cô nhanh tới hiện trường gấp nhé.”
Nghe giọng nam trầm ấm giống như giọng của biên tập viên đài truyền hình từ một người đàn ông lạ vang lên ở đầu bên kia tôi cứ ngỡ tiếng sấm sét vừa đánh xẹt qua người khiến tai tôi lập tức ù đi, nơi ngực trái của tôi giống như có sợi dây vô hình nào đó siết chặt đau đớn vô cùng, cả người tôi không ngừng run lên lẩy bẩy, đầu óc bỗng chốc trở nên trống rỗng, một lúc sau tôi mới định thần lại được chuyện gì đang diễn ra. Sau khi gọi xác nhận lại thông tin chính xác là mẹ bị tai nạn tôi nhanh chóng dắt con xe Vision chạy tới địa điểm mẹ tôi bị tai nạn. Chạy xe trong đêm tối vắng tanh không một bóng người tôi mới hiểu tình yêu của mẹ dành cho tôi mênh mông đến giường nào. Nước mắt tôi không ngừng chảy xuống, tôi luôn miệng cầu trời khấn phật cho mẹ tôi được bình an vô sự.
Tôi là Đặng Minh Châu, năm nay 23 tuổi, tôi là nhân viên phiên dịch cho công ty giày Hải Nam. Tôi sống cùng mẹ tại Củ Chi. Vì thuê được phòng trọ gần đường nên mẹ tôi mở một sạp bán rau củ quả cho công nhân ở cùng nhà trọ và công nhân ở khu vực lân cận để lấy tiền trang trải cuộc sống. Khi tôi học lên đại học phải đóng góp nhiều khoản tiền, công việc bán rau củ của mẹ không đủ để nuôi tôi ăn học vì vậy mẹ tôi chuyển sang bán cá. Ban đầu mẹ tôi lấy lại cá của thương lái bỏ tận nơi để bán nhưng được ai đó mách nước đi lấy cá ở chợ Đầu Mối Bình Điền về bán sẽ lời hơn rất nhiều thế là mẹ tôi ra tiệm cơ khí nhờ thợ độ thêm một cái thùng kéo bắt vào con xe Wave cà tàng cũ kỹ của mẹ để đi lấy hàng.
Hàng ngày mẹ tôi dậy từ 1 giờ sáng chạy xe hơn 50km từ Củ Chi đi chợ Đầu Mối Bình Điền để lấy cá, tới hơn 4 giờ sáng sau đó mẹ mới về tới phòng trọ. Trước đây tôi còn đi học đại học phải ở trọ lại gần trường thì một mình mẹ phải cáng đáng mọi việc, gần đây tôi ra trường đi làm gần nhà có thể phụ mẹ khi đi lấy hàng về mẹ được ngủ thêm một lúc còn tôi sẽ phụ mẹ bày cá ra bán cho công nhân đi làm ca đêm về, đến giờ tôi đi làm thì mẹ lại thay tôi bán. Cuộc sống của hai mẹ con tôi hàng ngày diễn ra tất bật như vậy tuy vất vả nhưng luôn đầy ắp tiếng cười và tình yêu thương.
Thấy sức khỏe của mẹ gần đây không tốt hay đau ốm vặt lại phải thức đêm thức hôm đi lấy hàng, hơn nữa mẹ tôi là phận đàn bà mà chạy xe lôi một quãng đường dài trong đêm hôm khuya khoắt như vậy tôi rất lo lắng. Nhiều lần tôi góp ý khuyên mẹ lấy lại cá của đầu mối mang tới tận nhà bán cho khỏe nhưng lần nào góp ý mẹ cũng gạt đi, mẹ nói hiện tại mẹ vẫn còn trẻ khỏe nên tranh thủ kiếm tiền. Mẹ tính toán với số t.iền mẹ bán được cộng với tiền lương tôi kiếm được hàng tháng thì vài năm nữa mẹ con tôi sẽ có tiền để mua nhà. Ước mơ của mẹ đơn giản chỉ là lúc chết đi có nơi thờ cúng.
Đôi lúc thấy ước mơ mua nhà quá xa vời mẹ lại nói với tôi khi nào tôi lấy chồng sinh con mẹ sẽ nghỉ buôn bán ở nhà chăm con cho tôi. Nghe mẹ nói vậy tôi chỉ ước có ai đó đến cưới tôi ngay lập tức sinh cho mẹ tôi một đứa cháu để mẹ ở nhà chăm cháu, tiếc là 23 cái xuân xanh mà tôi vẫn chưa có một mảnh tình vắt vai. Mà nói chưa có mảnh tình vắt vai cũng không đúng, ngày đi học đại học tôi có thích một anh học cùng khoa tên Huy, anh ấy cũng rất yêu tôi, thậm chí yêu một cách say đắm nữa là khác. Chỉ là tôi sợ yêu vào sẽ chểnh mảng học hành, tôi đã ý thức được chỉ có chăm chỉ học hành mới giúp cuộc sống của mẹ con tôi bớt khổ cực, chỉ có thành tích tốt từ việc học mới giúp tôi có cơ hội việc làm tốt để mẹ con tôi thoát kiếp đi ở trọ. Vì vậy tôi luôn né tránh không cho anh cơ hội để chúng tôi có thể tiến xa hơn. Hiện tại chúng tôi vẫn liên lạc với nhau qua mạng xã hội, anh vẫn quan tâm tới tôi như ngày nào tuy nhiên khi biết anh làm ở công ty xuất nhập khẩu gì đấy lương cao gấp mấy lần tôi tôi lại có cảm giác rất tự ti.
Khung giờ từ 1 tới 4 giờ sáng hàng ngày tôi luôn ngủ trong sự bất an lo lắng. Và nỗi niềm bất an thường trực trong giấc ngủ của tôi hôm nay đã trở thành hiện thực. Khi tôi tới hiện trường vụ tai nạn thì xe cảnh sát và xe cứu thương bật còi hú inh ỏi. Chiếc xe kéo của mẹ tôi lật nghiêng giữa đường, bên cạnh xe của mẹ là chiếc xe ô tô màu đen bị hư hại khá nặng phần đầu. Thùng xốp và các loại cá tươi trên xe của mẹ tôi rơi vãi khắp mặt đường. Còn có vài anh công an đang làm hiện trường vụ tai nạn.
Ánh mắt hoang mang của tôi nhìn quanh đó một lượt nhưng không thấy mẹ của tôi đâu. Tôi quỳ gối bên cạnh xe kéo của mẹ gào khóc :
“Mẹ ơi… mẹ ơi…mẹ đâu rồi?”
Một anh công an đi tới kéo tôi qua một bên:
“Ra chỗ khác cho công an làm việc.”
“Anh cho tôi biết mẹ của tôi có bị làm sao không?”
“Cô đang hỏi người gây ra vụ tai nạn này phải không? Bà ấy đang nằm trên vỉa hè kia kìa.”
Nghe anh công an nói tim tôi bỗng nhói đau, ánh mắt lo lắng của tôi nhìn theo cánh tay của anh ta chỉ thì thấy có rất nhiều người đang đứng trên vỉa hè. Có người mặc đồng phục công an, có người mặc áo blouse trắng, cũng có nhiều người mặc đồ bình thường. Tôi còn chưa đi tới chỗ mẹ đã nghe có người lớn tiếng:
“Chúng tôi đang làm hiện trường, trên xe ô tô cũng có camera hành trình nên ai đúng ai sai sẽ rõ ngay thôi. Bây giờ chị cứ theo bác sĩ lên xe đi cấp cứu trước đã.”
Sau đó tôi nghe giọng nói quen thuộc nhưng thiếu lực của mẹ tôi:
“Các anh chờ một lát tôi chờ con gái của tôi tới để tôi dặn dò nó đã rồi tôi mới đi được.”
Anh công an nghe mẹ tôi nói thì bực mình quát lớn:
“Chị mà không đi cấp cứu mất máu chết ráng chịu đó.”
Nghe anh công an nói tới đây tôi rẽ đám đi đông đi tới chỗ mẹ. Tôi thấy mẹ nằm trên vỉa hè đang níu lấy quần của anh công an không chịu để các y bác sĩ khiêng lên cáng để đưa đi cấp cứu. Tôi lao tới ôm lấy mẹ khóc lớn:
“Mẹ ơi, mẹ đừng bỏ con. Con xin mẹ đừng bỏ con lại một mình mẹ ơi.”
“Cô đừng gào khóc nữa, cô nhanh khuyên mẹ cô đi cấp cứu đi không là bà ấy ch.ết thật đấy.”
Lời nói của anh công an khiến tôi bừng tĩnh, tôi cố nín khóc để nói với mẹ:
“Mẹ nghe lời các bác sĩ đi cấp cứu nhé mẹ.”
Mẹ tôi vươn bàn tay dính đầy m.áu cầm lấy bàn tay tôi:
“Con ở lại đây nhặt cá mang về bán. Bán hết rồi tới bệnh viện với mẹ sau nhé.”
“Mẹ, con cần mẹ. Số tiền mua cá này con có thể kiếm được cho mẹ. Con không thể bỏ mặc mẹ một mình tới bệnh viện để ở lại đây nhặt cá đâu.”
“Tiền vốn của mẹ nằm hết trong số cá đó, con nghe lời mẹ nhặt mang về bán. Nếu con không ở lại nhặt thì mẹ không đi đâu cả.”
“Mẹ…”
“Con yên tâm. Mẹ ổn.”
Nghe mẹ nói mẹ ổn mà tim tôi chợt nhói lên từng cơn như bị ai đó đâm trúng. Qua ánh đèn đường chiếu rọi tôi đủ biết tình hình hiện tại của mẹ tôi thế nào. Lúc này mặt mũi, đầu tóc của mẹ be bét máu, quần áo do bị cà xuống đường rách tơi tả, máu dính lem luốc khắp người, dưới chân mẹ còn được y bác sĩ nẹp sơ cứu nên tôi đoán mẹ bị gãy chân. Tôi hiểu ý mẹ nói nên đành bất lực nhìn y bác sĩ đưa mẹ lên xe đi cấp cứu.
“Xin hỏi bác sĩ đưa mẹ tôi tới bệnh viện nào ạ?”
“Chúng tôi là người của bệnh Viện tư nhân Việt Anh.”
“Dạ cảm ơn bác sĩ.”
Tôi biết bệnh viện này vì trước đây học đại học tôi thường xuyên đi qua bệnh viện này. Từ chỗ mẹ tôi bị tai nạn đến bệnh viện Việt Anh cũng không xa.
Tôi mang tâm trạng vô cùng lo lắng ngồi nhặt cá lại vào trong mấy thùng xốp. Những câu hỏi không đáp án cứ lởn vởn trong đầu tôi. Không biết tình hình của mẹ bị thương nặng nhẹ thế nào? Có ảnh hưởng đến tính mạng hay không?
Mấy anh công an làm hiện trường xong thì kéo xe của mẹ và chiếc xe ô tô về đồn, một anh công an chạy xe bán tải nói với tôi:
“Nhặt vậy được rồi, mấy con cá kia bị xe cán nát như thế cô có nhặt về cũng không ai mua đâu. Tránh chỗ cho xe lưu thông, trời sắp sáng rồi.”
Nhìn gần một nửa số cá bị xe chạy qua cán nát mà tôi tiếc đứt ruột. Anh công an chỉ vào mấy thùng cá hỏi tôi:
“Cô định mang cá về thế nào?”
“Chắc phải chờ trời sáng hẳn rồi thuê xe ạ.”
“Nhà cô ở đâu chỉ đường chúng tôi chở tới giúp.”
“Dạ nếu được vậy thì tốt quá ạ.”
Tôi chạy xe dẫn đường cho anh công an. Về nhà tôi rửa sạch lại cá rồi bày bán như mọi hôm. Vì bị hao hụt gần một nửa số cá nên hơn 6 giờ sáng tôi đã bán hết cho chỗ còn lại.
Tôi vừa dọn rửa xong đang chuẩn bị lên bệnh viện với mẹ thì nghe Ngọc Trân gọi:
“Minh Châu ơi?”
Tôi nhìn về phía Ngọc Trân thấy cậu đang cầm điện thoại vừa nhảy nhót vừa quay T.ik T.ok tôi lắc đầu ra hiệu với cậu đừng quay.
Ngọc Trân là con gái của chủ nhà trọ, tôi và Ngọc Trân học cùng nhau từ ngày học cấp một nên chơi rất thân với nhau. Lên đại học Ngọc Trân theo học ngành kế toán, còn tôi theo học ngoại ngữ. Hai đứa vừa ra trường thì được anh trai của Ngọc Trân tên Trung làm quản đốc tại công ty giày Hải Nam xin vào đó làm việc. Chúng tôi đi làm việc đến nay còn chưa được một tháng. Bình thường hễ có thời gian là hai đứa chúng tôi quay clip để up trên các nền tảng xã hội, đặc biệt tài khoản Tik Tok của tôi có rất nhiều lượt theo dõi, không những thế tôi còn được mọi người đặt cho biệt danh hot girl có nụ cười vạn người mê.
Tôi vừa cột túi đồ lớn lên xe máy vừa đáp lại Ngọc Trân:
“Mẹ tớ bị tai nạn, cậu xin chị Bích cho tớ nghỉ phép ít hôm nhé.”
“Cái gì, bác gái bị tai nạn hả? Có nặng không? Giờ bác gái đang ở đâu?”
“Mẹ tớ được đưa tới bệnh viện Việt Anh. Tớ cũng không rõ mẹ tớ bị thương có nặng hay không?”
“Hay tớ cũng nghỉ làm để tới bệnh viện với cậu? Nghe anh Trung nói hồi tối công ty của chúng ta bị cháy kho nguyên liệu nhưng may mắn kịp thời phát hiện, hôm nay chỉ một số công nhân tới dọn dẹp thôi, còn đâu được nghỉ, tiện thể tớ nghỉ luôn.”
Tôi và Ngọc Trân vào công ty giày Hải Nam làm chưa lâu, lương và đãi ngộ của công ty rất tốt, lại gần nhà nên tôi rất thích. Giờ nghe công ty bị cháy tôi cũng chạnh lòng, tôi sợ công ty mà phá sản chúng tôi lại phải đi chỗ khác xin việc. Thời điểm hiện tại rất khó xin việc, hơn nữa bây giờ mẹ tôi lại bị tai nạn chưa biết nặng nhẹ thế nào nếu tôi mà thất nghiệp thì mẹ con tôi sẽ rất nguy nan. Tôi nói với Ngọc Trân:
“Không cần cậu đi với tớ đâu, cậu qua công ty xem tình hình thế nào, có bị ảnh hưởng nghiêm trọng không rồi báo cho tớ biết với.”
“Vậy cậu đi tới bệnh viện với bác gái, có gì gọi cho tớ nhé.”
“Ừ, tớ đi đây.”
Chạy xe tới nơi tôi gửi xe máy rồi xách đồ đi vào trong bệnh viện. Vào bên trong sảnh chính của bệnh viện tôi cứ ngỡ mình đi lạc vào khách sạn năm sao nào đó. Phải nói bệnh viện tư nhân này được xây dựng rất sang trọng và hiện đại. Ở sảnh chính còn có đài phun nước và bài trí rất nhiều cây cảnh khiến cho ta cảm giác gần gũi với thiên nhiên. Tôi tới quầy lễ tân hỏi thăm một trong hai nhân viên y tá trực ở quầy:
“Tôi là người nhà của bệnh nhân Nguyễn Thanh Mai được xe cấp cứu chở vào đây lúc khoảng 4 giờ rưỡi sáng. Xin hỏi mẹ tôi hiện tại đang ở đâu ạ?”
“Mời chị đi theo tôi.”
Một nữ y tá tận tình đưa tôi lên tầng 4 rồi hướng dẫn tôi làm các thủ tục giấy tờ nhập viện cho mẹ. Khi làm xong xuôi các thủ tục giấy tờ tôi mới vào phòng bệnh mẹ đang nằm. Cùng phòng với mẹ có bốn bệnh nhân khác nhưng ai cũng có người nhà đi theo chăm sóc. Nhìn mẹ nằm chơi vơi một mình, gương mặt mẹ tái nhợt mà sống mũi tôi cay xè. Tôi ngồi xuống bên cạnh giường nắm lấy bàn tay của mẹ tôi rồi lặng lẽ nhìn mẹ khóc.
Nghe tiếng tôi thút thít mẹ giật mình mở mắt ra, mẹ cố ra vẻ bình thường nói với tôi nhưng giọng của mẹ phát ra yếu ớt:
“Mẹ không sao, con đừng quá lo lắng.”
Mẹ tôi lúc nào cũng vậy, thậm chí khi mẹ đau ốm nằm liệt giường câu nói cửa miệng của mẹ với tôi vẫn là mẹ ổn, mẹ không sao,…Nhưng tôi biết mẹ nói vậy là để tôi yên tâm, bên ngoài lớp vỏ bọc mạnh mẽ là mẹ đang phải chịu đựng những cơn đau giữ dội. Tôi ước nỗi đau mà mẹ đang chịu đựng có thể san sẻ sang cho tôi, tôi nguyện thay mẹ gánh hết để mẹ tôi được bình an khỏe mạnh. Tôi an ủi mẹ:
“Mẹ cố gắng chịu đau nhé, các bác sĩ đang chuẩn bị để tiến hành phẫu thuật cho mẹ đó ạ.”
Mẹ đưa cho tôi túi xách đựng bộ đồ bị rách của mẹ:
“Trong này vẫn còn ít tiền, con giữ lấy để nộp tiền viện phí cho bệnh viện.”
“Con lấy tiền bán cá nộp cho bệnh viện vẫn còn dư mẹ ạ.”
Tôi nói dối mẹ như vậy là để mẹ yên tâm chữa trị. Nhưng nếu lỡ phát sinh thêm các khoản chi phí khác tôi không biết xoay sở ở đâu. Số tiền mẹ tôi tích cóp được mẹ vừa mua cho tôi con xe Vision để đi làm, đúng như mẹ tôi nói vốn liếng còn lại của mẹ nằm hết trên xe cá sáng nay mẹ đi lấy và còn mấy triệu mẹ vừa đưa cho tôi.
Mẹ tôi bị gãy xương cẳng chân nên phải nẹp xương nội tủy, ca phẫu thuật thành công tốt đẹp. Ba ngày đầu vừa phật thuật tại vị trí mổ chảy nước vàng rất nhiều, nhìn mẹ phải chịu đựng những cơn đau hành hạ tôi rất lo lắng. Chỉ trong vài ngày mà mẹ gầy sọp đi, hai mắt mẹ trũng xuống, trông mẹ già thêm cả mấy tuổi. Cũng may có Ngọc Trân chạy qua chạy lại động viên tinh thần cho mẹ con tôi. Đặc biệt đội ngũ y bác sĩ ở đây rất thân thiện và nhiệt tình với bệnh nhân và người nhà của bệnh nhân vì vậy mà suốt những ngày ở bệnh viện mẹ con tôi cũng được an ủi phần nào. Đặc biệt bác sĩ Lan trưởng khoa chấn thương chỉnh hình chịu trách nhiệm ca phẫu thuật của mẹ luôn quan tâm hỏi thăm tình hình sức khỏe của mẹ.
Mười ngày sau, các vết thương bị xây xát trên mặt và trên người của mẹ đã khỏi. Vết mổ để đóng đinh nội tủy cũng đã khô không còn dĩ nước vàng nữa nên bác sĩ cho mẹ tôi được xuất viện. Cũng may bệnh viện tư nhân này có điều trị bảo hiểm nên số ngoài số tiền bệnh viện đã ứng tôi không phải đóng thêm khoản nào nữa.
Lúc tôi đang sắp xếp đồ để về phòng trọ thì có hai anh công an đi vào phòng bệnh của mẹ, ban đầu tôi còn nghĩ họ vào để gặp bệnh nhân nào đó cùng phòng bệnh với mẹ tôi nào ngờ một anh công an lên tiếng hỏi:
“Xin hỏi trong phòng bệnh ai là Nguyễn Thanh Mai ạ?”
Tôi nhận ra anh công an này là người hôm trước chỉ đạo các anh công an làm hiện trường vụ tai nạn của mẹ tôi. Tôi nhanh miệng đáp:
“Dạ Nguyễn Thanh Mai là mẹ của tôi ạ.”
Anh công an đi tới bắt tay với mẹ của tôi đang ngồi trên xe lăn:
“Chào cô, cháu là Trần Thành, đội trưởng đội công an giao thông. Cháu chịu trách nhiệm điều tra vụ tai nạn của cô.”
“Vâng, chào cậu. Cậu tìm tôi có việc gì không?”
“Dạ bọn cháu gặp cô để thông báo kết quả điều tra vụ tai nạn giao thông ạ. Theo ghi nhận tại hiện trường tai nạn và chứng cứ trích xuất từ camera hành trình của chiếc xe ô tô thì vào thời điểm xảy ra tai nạn xe ô tô chạy đúng phần đường của mình với với tốc độ cho phép 67/70 km/h. Bất ngờ xe lôi của cô tạt đầu tông trực tiếp vào đầu xe bên phải của xe ô tô. Vụ tai nạn này lỗi hoàn toàn thuộc về cô ạ.”
Thành vừa dứt lời mẹ tôi liền lên tiếng phản bác:
“Lúc đó tôi bị một người lái chiếc xe máy chạy phía trước ném đá vào người khiến tôi bị bất ngờ rồi đánh lái sang bên tay trái nên mới xảy ra va chạm với xe ô tô đang lưu thông ở làn đường bên cạnh. Lỗi tại xe máy kia chứ không phải do tôi.”
“Chúng tôi chỉ làm việc khi có chứng cứ cụ thể. Chị có chứng cứ chứng minh có ai đó ném đá vào người chị vào thời điểm đó không?”
Mẹ tôi lập tức kéo tay áo lên để lộ vết thương khá sâu vẫn còn chưa khô hẳn trên bắp tay phải:
“Bằng chứng đây.”
“Vết thương này không thể làm bằng chứng cô bị ai đó ném được mà cô phải cung cấp hình ảnh hoặc nhân chứng cụ thể cho chúng tôi.”
“Camera hành trình của ô tô không ghi lại được hình ảnh đó sao?”
“Chị và người nhà của chị có thể tự xem đoạn video chị gây ra tai nạn ạ.”
Dứt lời Thành đưa cho mẹ tôi điện thoại mở sẵn clip cắt từ camera hành trình của ô tô. Hình ảnh tuy được quay vào ban đêm nhưng rất rõ nét cho thấy xe ô tô và xe kéo của mẹ tôi lưu thông ở hai làn đường khác nhau, xe của mẹ tôi chạy trước bất ngờ đánh lái sang tay trái khiến xe ô tô tông trực tiếp vào xe của mẹ tôi khiến xe của mẹ lật nghiêng. Xe ô tô còn kéo theo xe của mẹ chạy thêm một đoạn nữa mới dừng lại hẳn. Từ góc quay của xe ô tô thấy có vài chiếc xe máy chạy trước xe của mẹ tôi nhưng không hề thấy ai có hành động ném đồ vào người mẹ của tôi cả. Cũng có thể một trong những xe máy chạy phía trước xe của mẹ đã cán trúng viên đá dưới mặt đường rồi khiến nó văng vào người mẹ.
Thành thấy mẹ con tôi xem hết đoạn video thì tiếp tục lên tiếng:
“Vụ tai nạn này lỗi hoàn toàn thuộc về cô vì vậy cô sẽ phải chịu trách nhiệm đền bù thiệt hại về vật chất và tinh thần cho người lái xe ô tô. Cô có thể nói chuyện với người đại diện pháp lý của người lái ô tô để bàn thêm về chuyện này ạ.”
Dứt lời Thành chỉ vào người đàn ông mặc đồ vest chỉn chu vừa đi vào phòng bệnh:
“Giới thiệu với cô đây là đại diện pháp lý của người lái xe ô tô ạ.”
Anh ta đưa tay ra bắt tay với mẹ tôi:
“Chào cô, cháu tên Minh Quân ạ.”
“Chào cháu.”
Ánh mắt tôi theo dõi nhất cử nhất động của Minh Quân một phần để xem anh ta nói gì với mẹ của tôi, một phần vì anh ta rất đẹp trai, từ hình dáng đến gương mặt của anh ta đều rất hoàn hảo. Tôi cứ nghĩ người đẹp trai thế này chỉ có trên phim không ngờ ngoài đời thực cũng có.
“A, a lô mẹ.”
“Mẹ của cô bị tai nạn tại đoạn đường X, thuộc quốc lộ 22 hướng Hoóc Môn đi Củ Chi. Cô nhanh tới hiện trường gấp nhé.”
Nghe giọng nam trầm ấm giống như giọng của biên tập viên đài truyền hình từ một người đàn ông lạ vang lên ở đầu bên kia tôi cứ ngỡ tiếng sấm sét vừa đánh xẹt qua người khiến tai tôi lập tức ù đi, nơi ngực trái của tôi giống như có sợi dây vô hình nào đó siết chặt đau đớn vô cùng, cả người tôi không ngừng run lên lẩy bẩy, đầu óc bỗng chốc trở nên trống rỗng, một lúc sau tôi mới định thần lại được chuyện gì đang diễn ra. Sau khi gọi xác nhận lại thông tin chính xác là mẹ bị tai nạn tôi nhanh chóng dắt con xe Vision chạy tới địa điểm mẹ tôi bị tai nạn. Chạy xe trong đêm tối vắng tanh không một bóng người tôi mới hiểu tình yêu của mẹ dành cho tôi mênh mông đến giường nào. Nước mắt tôi không ngừng chảy xuống, tôi luôn miệng cầu trời khấn phật cho mẹ tôi được bình an vô sự.
Tôi là Đặng Minh Châu, năm nay 23 tuổi, tôi là nhân viên phiên dịch cho công ty giày Hải Nam. Tôi sống cùng mẹ tại Củ Chi. Vì thuê được phòng trọ gần đường nên mẹ tôi mở một sạp bán rau củ quả cho công nhân ở cùng nhà trọ và công nhân ở khu vực lân cận để lấy tiền trang trải cuộc sống. Khi tôi học lên đại học phải đóng góp nhiều khoản tiền, công việc bán rau củ của mẹ không đủ để nuôi tôi ăn học vì vậy mẹ tôi chuyển sang bán cá. Ban đầu mẹ tôi lấy lại cá của thương lái bỏ tận nơi để bán nhưng được ai đó mách nước đi lấy cá ở chợ Đầu Mối Bình Điền về bán sẽ lời hơn rất nhiều thế là mẹ tôi ra tiệm cơ khí nhờ thợ độ thêm một cái thùng kéo bắt vào con xe Wave cà tàng cũ kỹ của mẹ để đi lấy hàng.
Hàng ngày mẹ tôi dậy từ 1 giờ sáng chạy xe hơn 50km từ Củ Chi đi chợ Đầu Mối Bình Điền để lấy cá, tới hơn 4 giờ sáng sau đó mẹ mới về tới phòng trọ. Trước đây tôi còn đi học đại học phải ở trọ lại gần trường thì một mình mẹ phải cáng đáng mọi việc, gần đây tôi ra trường đi làm gần nhà có thể phụ mẹ khi đi lấy hàng về mẹ được ngủ thêm một lúc còn tôi sẽ phụ mẹ bày cá ra bán cho công nhân đi làm ca đêm về, đến giờ tôi đi làm thì mẹ lại thay tôi bán. Cuộc sống của hai mẹ con tôi hàng ngày diễn ra tất bật như vậy tuy vất vả nhưng luôn đầy ắp tiếng cười và tình yêu thương.
Thấy sức khỏe của mẹ gần đây không tốt hay đau ốm vặt lại phải thức đêm thức hôm đi lấy hàng, hơn nữa mẹ tôi là phận đàn bà mà chạy xe lôi một quãng đường dài trong đêm hôm khuya khoắt như vậy tôi rất lo lắng. Nhiều lần tôi góp ý khuyên mẹ lấy lại cá của đầu mối mang tới tận nhà bán cho khỏe nhưng lần nào góp ý mẹ cũng gạt đi, mẹ nói hiện tại mẹ vẫn còn trẻ khỏe nên tranh thủ kiếm tiền. Mẹ tính toán với số t.iền mẹ bán được cộng với tiền lương tôi kiếm được hàng tháng thì vài năm nữa mẹ con tôi sẽ có tiền để mua nhà. Ước mơ của mẹ đơn giản chỉ là lúc chết đi có nơi thờ cúng.
Đôi lúc thấy ước mơ mua nhà quá xa vời mẹ lại nói với tôi khi nào tôi lấy chồng sinh con mẹ sẽ nghỉ buôn bán ở nhà chăm con cho tôi. Nghe mẹ nói vậy tôi chỉ ước có ai đó đến cưới tôi ngay lập tức sinh cho mẹ tôi một đứa cháu để mẹ ở nhà chăm cháu, tiếc là 23 cái xuân xanh mà tôi vẫn chưa có một mảnh tình vắt vai. Mà nói chưa có mảnh tình vắt vai cũng không đúng, ngày đi học đại học tôi có thích một anh học cùng khoa tên Huy, anh ấy cũng rất yêu tôi, thậm chí yêu một cách say đắm nữa là khác. Chỉ là tôi sợ yêu vào sẽ chểnh mảng học hành, tôi đã ý thức được chỉ có chăm chỉ học hành mới giúp cuộc sống của mẹ con tôi bớt khổ cực, chỉ có thành tích tốt từ việc học mới giúp tôi có cơ hội việc làm tốt để mẹ con tôi thoát kiếp đi ở trọ. Vì vậy tôi luôn né tránh không cho anh cơ hội để chúng tôi có thể tiến xa hơn. Hiện tại chúng tôi vẫn liên lạc với nhau qua mạng xã hội, anh vẫn quan tâm tới tôi như ngày nào tuy nhiên khi biết anh làm ở công ty xuất nhập khẩu gì đấy lương cao gấp mấy lần tôi tôi lại có cảm giác rất tự ti.
Khung giờ từ 1 tới 4 giờ sáng hàng ngày tôi luôn ngủ trong sự bất an lo lắng. Và nỗi niềm bất an thường trực trong giấc ngủ của tôi hôm nay đã trở thành hiện thực. Khi tôi tới hiện trường vụ tai nạn thì xe cảnh sát và xe cứu thương bật còi hú inh ỏi. Chiếc xe kéo của mẹ tôi lật nghiêng giữa đường, bên cạnh xe của mẹ là chiếc xe ô tô màu đen bị hư hại khá nặng phần đầu. Thùng xốp và các loại cá tươi trên xe của mẹ tôi rơi vãi khắp mặt đường. Còn có vài anh công an đang làm hiện trường vụ tai nạn.
Ánh mắt hoang mang của tôi nhìn quanh đó một lượt nhưng không thấy mẹ của tôi đâu. Tôi quỳ gối bên cạnh xe kéo của mẹ gào khóc :
“Mẹ ơi… mẹ ơi…mẹ đâu rồi?”
Một anh công an đi tới kéo tôi qua một bên:
“Ra chỗ khác cho công an làm việc.”
“Anh cho tôi biết mẹ của tôi có bị làm sao không?”
“Cô đang hỏi người gây ra vụ tai nạn này phải không? Bà ấy đang nằm trên vỉa hè kia kìa.”
Nghe anh công an nói tim tôi bỗng nhói đau, ánh mắt lo lắng của tôi nhìn theo cánh tay của anh ta chỉ thì thấy có rất nhiều người đang đứng trên vỉa hè. Có người mặc đồng phục công an, có người mặc áo blouse trắng, cũng có nhiều người mặc đồ bình thường. Tôi còn chưa đi tới chỗ mẹ đã nghe có người lớn tiếng:
“Chúng tôi đang làm hiện trường, trên xe ô tô cũng có camera hành trình nên ai đúng ai sai sẽ rõ ngay thôi. Bây giờ chị cứ theo bác sĩ lên xe đi cấp cứu trước đã.”
Sau đó tôi nghe giọng nói quen thuộc nhưng thiếu lực của mẹ tôi:
“Các anh chờ một lát tôi chờ con gái của tôi tới để tôi dặn dò nó đã rồi tôi mới đi được.”
Anh công an nghe mẹ tôi nói thì bực mình quát lớn:
“Chị mà không đi cấp cứu mất máu chết ráng chịu đó.”
Nghe anh công an nói tới đây tôi rẽ đám đi đông đi tới chỗ mẹ. Tôi thấy mẹ nằm trên vỉa hè đang níu lấy quần của anh công an không chịu để các y bác sĩ khiêng lên cáng để đưa đi cấp cứu. Tôi lao tới ôm lấy mẹ khóc lớn:
“Mẹ ơi, mẹ đừng bỏ con. Con xin mẹ đừng bỏ con lại một mình mẹ ơi.”
“Cô đừng gào khóc nữa, cô nhanh khuyên mẹ cô đi cấp cứu đi không là bà ấy ch.ết thật đấy.”
Lời nói của anh công an khiến tôi bừng tĩnh, tôi cố nín khóc để nói với mẹ:
“Mẹ nghe lời các bác sĩ đi cấp cứu nhé mẹ.”
Mẹ tôi vươn bàn tay dính đầy m.áu cầm lấy bàn tay tôi:
“Con ở lại đây nhặt cá mang về bán. Bán hết rồi tới bệnh viện với mẹ sau nhé.”
“Mẹ, con cần mẹ. Số tiền mua cá này con có thể kiếm được cho mẹ. Con không thể bỏ mặc mẹ một mình tới bệnh viện để ở lại đây nhặt cá đâu.”
“Tiền vốn của mẹ nằm hết trong số cá đó, con nghe lời mẹ nhặt mang về bán. Nếu con không ở lại nhặt thì mẹ không đi đâu cả.”
“Mẹ…”
“Con yên tâm. Mẹ ổn.”
Nghe mẹ nói mẹ ổn mà tim tôi chợt nhói lên từng cơn như bị ai đó đâm trúng. Qua ánh đèn đường chiếu rọi tôi đủ biết tình hình hiện tại của mẹ tôi thế nào. Lúc này mặt mũi, đầu tóc của mẹ be bét máu, quần áo do bị cà xuống đường rách tơi tả, máu dính lem luốc khắp người, dưới chân mẹ còn được y bác sĩ nẹp sơ cứu nên tôi đoán mẹ bị gãy chân. Tôi hiểu ý mẹ nói nên đành bất lực nhìn y bác sĩ đưa mẹ lên xe đi cấp cứu.
“Xin hỏi bác sĩ đưa mẹ tôi tới bệnh viện nào ạ?”
“Chúng tôi là người của bệnh Viện tư nhân Việt Anh.”
“Dạ cảm ơn bác sĩ.”
Tôi biết bệnh viện này vì trước đây học đại học tôi thường xuyên đi qua bệnh viện này. Từ chỗ mẹ tôi bị tai nạn đến bệnh viện Việt Anh cũng không xa.
Tôi mang tâm trạng vô cùng lo lắng ngồi nhặt cá lại vào trong mấy thùng xốp. Những câu hỏi không đáp án cứ lởn vởn trong đầu tôi. Không biết tình hình của mẹ bị thương nặng nhẹ thế nào? Có ảnh hưởng đến tính mạng hay không?
Mấy anh công an làm hiện trường xong thì kéo xe của mẹ và chiếc xe ô tô về đồn, một anh công an chạy xe bán tải nói với tôi:
“Nhặt vậy được rồi, mấy con cá kia bị xe cán nát như thế cô có nhặt về cũng không ai mua đâu. Tránh chỗ cho xe lưu thông, trời sắp sáng rồi.”
Nhìn gần một nửa số cá bị xe chạy qua cán nát mà tôi tiếc đứt ruột. Anh công an chỉ vào mấy thùng cá hỏi tôi:
“Cô định mang cá về thế nào?”
“Chắc phải chờ trời sáng hẳn rồi thuê xe ạ.”
“Nhà cô ở đâu chỉ đường chúng tôi chở tới giúp.”
“Dạ nếu được vậy thì tốt quá ạ.”
Tôi chạy xe dẫn đường cho anh công an. Về nhà tôi rửa sạch lại cá rồi bày bán như mọi hôm. Vì bị hao hụt gần một nửa số cá nên hơn 6 giờ sáng tôi đã bán hết cho chỗ còn lại.
Tôi vừa dọn rửa xong đang chuẩn bị lên bệnh viện với mẹ thì nghe Ngọc Trân gọi:
“Minh Châu ơi?”
Tôi nhìn về phía Ngọc Trân thấy cậu đang cầm điện thoại vừa nhảy nhót vừa quay T.ik T.ok tôi lắc đầu ra hiệu với cậu đừng quay.
Ngọc Trân là con gái của chủ nhà trọ, tôi và Ngọc Trân học cùng nhau từ ngày học cấp một nên chơi rất thân với nhau. Lên đại học Ngọc Trân theo học ngành kế toán, còn tôi theo học ngoại ngữ. Hai đứa vừa ra trường thì được anh trai của Ngọc Trân tên Trung làm quản đốc tại công ty giày Hải Nam xin vào đó làm việc. Chúng tôi đi làm việc đến nay còn chưa được một tháng. Bình thường hễ có thời gian là hai đứa chúng tôi quay clip để up trên các nền tảng xã hội, đặc biệt tài khoản Tik Tok của tôi có rất nhiều lượt theo dõi, không những thế tôi còn được mọi người đặt cho biệt danh hot girl có nụ cười vạn người mê.
Tôi vừa cột túi đồ lớn lên xe máy vừa đáp lại Ngọc Trân:
“Mẹ tớ bị tai nạn, cậu xin chị Bích cho tớ nghỉ phép ít hôm nhé.”
“Cái gì, bác gái bị tai nạn hả? Có nặng không? Giờ bác gái đang ở đâu?”
“Mẹ tớ được đưa tới bệnh viện Việt Anh. Tớ cũng không rõ mẹ tớ bị thương có nặng hay không?”
“Hay tớ cũng nghỉ làm để tới bệnh viện với cậu? Nghe anh Trung nói hồi tối công ty của chúng ta bị cháy kho nguyên liệu nhưng may mắn kịp thời phát hiện, hôm nay chỉ một số công nhân tới dọn dẹp thôi, còn đâu được nghỉ, tiện thể tớ nghỉ luôn.”
Tôi và Ngọc Trân vào công ty giày Hải Nam làm chưa lâu, lương và đãi ngộ của công ty rất tốt, lại gần nhà nên tôi rất thích. Giờ nghe công ty bị cháy tôi cũng chạnh lòng, tôi sợ công ty mà phá sản chúng tôi lại phải đi chỗ khác xin việc. Thời điểm hiện tại rất khó xin việc, hơn nữa bây giờ mẹ tôi lại bị tai nạn chưa biết nặng nhẹ thế nào nếu tôi mà thất nghiệp thì mẹ con tôi sẽ rất nguy nan. Tôi nói với Ngọc Trân:
“Không cần cậu đi với tớ đâu, cậu qua công ty xem tình hình thế nào, có bị ảnh hưởng nghiêm trọng không rồi báo cho tớ biết với.”
“Vậy cậu đi tới bệnh viện với bác gái, có gì gọi cho tớ nhé.”
“Ừ, tớ đi đây.”
Chạy xe tới nơi tôi gửi xe máy rồi xách đồ đi vào trong bệnh viện. Vào bên trong sảnh chính của bệnh viện tôi cứ ngỡ mình đi lạc vào khách sạn năm sao nào đó. Phải nói bệnh viện tư nhân này được xây dựng rất sang trọng và hiện đại. Ở sảnh chính còn có đài phun nước và bài trí rất nhiều cây cảnh khiến cho ta cảm giác gần gũi với thiên nhiên. Tôi tới quầy lễ tân hỏi thăm một trong hai nhân viên y tá trực ở quầy:
“Tôi là người nhà của bệnh nhân Nguyễn Thanh Mai được xe cấp cứu chở vào đây lúc khoảng 4 giờ rưỡi sáng. Xin hỏi mẹ tôi hiện tại đang ở đâu ạ?”
“Mời chị đi theo tôi.”
Một nữ y tá tận tình đưa tôi lên tầng 4 rồi hướng dẫn tôi làm các thủ tục giấy tờ nhập viện cho mẹ. Khi làm xong xuôi các thủ tục giấy tờ tôi mới vào phòng bệnh mẹ đang nằm. Cùng phòng với mẹ có bốn bệnh nhân khác nhưng ai cũng có người nhà đi theo chăm sóc. Nhìn mẹ nằm chơi vơi một mình, gương mặt mẹ tái nhợt mà sống mũi tôi cay xè. Tôi ngồi xuống bên cạnh giường nắm lấy bàn tay của mẹ tôi rồi lặng lẽ nhìn mẹ khóc.
Nghe tiếng tôi thút thít mẹ giật mình mở mắt ra, mẹ cố ra vẻ bình thường nói với tôi nhưng giọng của mẹ phát ra yếu ớt:
“Mẹ không sao, con đừng quá lo lắng.”
Mẹ tôi lúc nào cũng vậy, thậm chí khi mẹ đau ốm nằm liệt giường câu nói cửa miệng của mẹ với tôi vẫn là mẹ ổn, mẹ không sao,…Nhưng tôi biết mẹ nói vậy là để tôi yên tâm, bên ngoài lớp vỏ bọc mạnh mẽ là mẹ đang phải chịu đựng những cơn đau giữ dội. Tôi ước nỗi đau mà mẹ đang chịu đựng có thể san sẻ sang cho tôi, tôi nguyện thay mẹ gánh hết để mẹ tôi được bình an khỏe mạnh. Tôi an ủi mẹ:
“Mẹ cố gắng chịu đau nhé, các bác sĩ đang chuẩn bị để tiến hành phẫu thuật cho mẹ đó ạ.”
Mẹ đưa cho tôi túi xách đựng bộ đồ bị rách của mẹ:
“Trong này vẫn còn ít tiền, con giữ lấy để nộp tiền viện phí cho bệnh viện.”
“Con lấy tiền bán cá nộp cho bệnh viện vẫn còn dư mẹ ạ.”
Tôi nói dối mẹ như vậy là để mẹ yên tâm chữa trị. Nhưng nếu lỡ phát sinh thêm các khoản chi phí khác tôi không biết xoay sở ở đâu. Số tiền mẹ tôi tích cóp được mẹ vừa mua cho tôi con xe Vision để đi làm, đúng như mẹ tôi nói vốn liếng còn lại của mẹ nằm hết trên xe cá sáng nay mẹ đi lấy và còn mấy triệu mẹ vừa đưa cho tôi.
Mẹ tôi bị gãy xương cẳng chân nên phải nẹp xương nội tủy, ca phẫu thuật thành công tốt đẹp. Ba ngày đầu vừa phật thuật tại vị trí mổ chảy nước vàng rất nhiều, nhìn mẹ phải chịu đựng những cơn đau hành hạ tôi rất lo lắng. Chỉ trong vài ngày mà mẹ gầy sọp đi, hai mắt mẹ trũng xuống, trông mẹ già thêm cả mấy tuổi. Cũng may có Ngọc Trân chạy qua chạy lại động viên tinh thần cho mẹ con tôi. Đặc biệt đội ngũ y bác sĩ ở đây rất thân thiện và nhiệt tình với bệnh nhân và người nhà của bệnh nhân vì vậy mà suốt những ngày ở bệnh viện mẹ con tôi cũng được an ủi phần nào. Đặc biệt bác sĩ Lan trưởng khoa chấn thương chỉnh hình chịu trách nhiệm ca phẫu thuật của mẹ luôn quan tâm hỏi thăm tình hình sức khỏe của mẹ.
Mười ngày sau, các vết thương bị xây xát trên mặt và trên người của mẹ đã khỏi. Vết mổ để đóng đinh nội tủy cũng đã khô không còn dĩ nước vàng nữa nên bác sĩ cho mẹ tôi được xuất viện. Cũng may bệnh viện tư nhân này có điều trị bảo hiểm nên số ngoài số tiền bệnh viện đã ứng tôi không phải đóng thêm khoản nào nữa.
Lúc tôi đang sắp xếp đồ để về phòng trọ thì có hai anh công an đi vào phòng bệnh của mẹ, ban đầu tôi còn nghĩ họ vào để gặp bệnh nhân nào đó cùng phòng bệnh với mẹ tôi nào ngờ một anh công an lên tiếng hỏi:
“Xin hỏi trong phòng bệnh ai là Nguyễn Thanh Mai ạ?”
Tôi nhận ra anh công an này là người hôm trước chỉ đạo các anh công an làm hiện trường vụ tai nạn của mẹ tôi. Tôi nhanh miệng đáp:
“Dạ Nguyễn Thanh Mai là mẹ của tôi ạ.”
Anh công an đi tới bắt tay với mẹ của tôi đang ngồi trên xe lăn:
“Chào cô, cháu là Trần Thành, đội trưởng đội công an giao thông. Cháu chịu trách nhiệm điều tra vụ tai nạn của cô.”
“Vâng, chào cậu. Cậu tìm tôi có việc gì không?”
“Dạ bọn cháu gặp cô để thông báo kết quả điều tra vụ tai nạn giao thông ạ. Theo ghi nhận tại hiện trường tai nạn và chứng cứ trích xuất từ camera hành trình của chiếc xe ô tô thì vào thời điểm xảy ra tai nạn xe ô tô chạy đúng phần đường của mình với với tốc độ cho phép 67/70 km/h. Bất ngờ xe lôi của cô tạt đầu tông trực tiếp vào đầu xe bên phải của xe ô tô. Vụ tai nạn này lỗi hoàn toàn thuộc về cô ạ.”
Thành vừa dứt lời mẹ tôi liền lên tiếng phản bác:
“Lúc đó tôi bị một người lái chiếc xe máy chạy phía trước ném đá vào người khiến tôi bị bất ngờ rồi đánh lái sang bên tay trái nên mới xảy ra va chạm với xe ô tô đang lưu thông ở làn đường bên cạnh. Lỗi tại xe máy kia chứ không phải do tôi.”
“Chúng tôi chỉ làm việc khi có chứng cứ cụ thể. Chị có chứng cứ chứng minh có ai đó ném đá vào người chị vào thời điểm đó không?”
Mẹ tôi lập tức kéo tay áo lên để lộ vết thương khá sâu vẫn còn chưa khô hẳn trên bắp tay phải:
“Bằng chứng đây.”
“Vết thương này không thể làm bằng chứng cô bị ai đó ném được mà cô phải cung cấp hình ảnh hoặc nhân chứng cụ thể cho chúng tôi.”
“Camera hành trình của ô tô không ghi lại được hình ảnh đó sao?”
“Chị và người nhà của chị có thể tự xem đoạn video chị gây ra tai nạn ạ.”
Dứt lời Thành đưa cho mẹ tôi điện thoại mở sẵn clip cắt từ camera hành trình của ô tô. Hình ảnh tuy được quay vào ban đêm nhưng rất rõ nét cho thấy xe ô tô và xe kéo của mẹ tôi lưu thông ở hai làn đường khác nhau, xe của mẹ tôi chạy trước bất ngờ đánh lái sang tay trái khiến xe ô tô tông trực tiếp vào xe của mẹ tôi khiến xe của mẹ lật nghiêng. Xe ô tô còn kéo theo xe của mẹ chạy thêm một đoạn nữa mới dừng lại hẳn. Từ góc quay của xe ô tô thấy có vài chiếc xe máy chạy trước xe của mẹ tôi nhưng không hề thấy ai có hành động ném đồ vào người mẹ của tôi cả. Cũng có thể một trong những xe máy chạy phía trước xe của mẹ đã cán trúng viên đá dưới mặt đường rồi khiến nó văng vào người mẹ.
Thành thấy mẹ con tôi xem hết đoạn video thì tiếp tục lên tiếng:
“Vụ tai nạn này lỗi hoàn toàn thuộc về cô vì vậy cô sẽ phải chịu trách nhiệm đền bù thiệt hại về vật chất và tinh thần cho người lái xe ô tô. Cô có thể nói chuyện với người đại diện pháp lý của người lái ô tô để bàn thêm về chuyện này ạ.”
Dứt lời Thành chỉ vào người đàn ông mặc đồ vest chỉn chu vừa đi vào phòng bệnh:
“Giới thiệu với cô đây là đại diện pháp lý của người lái xe ô tô ạ.”
Anh ta đưa tay ra bắt tay với mẹ tôi:
“Chào cô, cháu tên Minh Quân ạ.”
“Chào cháu.”
Ánh mắt tôi theo dõi nhất cử nhất động của Minh Quân một phần để xem anh ta nói gì với mẹ của tôi, một phần vì anh ta rất đẹp trai, từ hình dáng đến gương mặt của anh ta đều rất hoàn hảo. Tôi cứ nghĩ người đẹp trai thế này chỉ có trên phim không ngờ ngoài đời thực cũng có.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.