Chương 6
Hồ Trường An
29/04/2014
Bà Bang biện Hưỡng và hai cô Cẩm sử soạn đi lên Ti Tôn để chuộc bùa
ngải, trấn ếm những oan hồn sắp theo báo mẹ con bà. Ông bang biện Hưỡn
và cậu Hai Kinh lý Luyện thở phào một cái thơ thới nhẹ nhàng. Ông Bang
biện thì lo thủ tục giấy tờ để mua rẻ miếng đất của ông Hương bộ Lạc và
tìm cách đem mụ vợ chửa của Cai tuần Hạp về tổ quỉ để "núp gò mối đâm
heo".
Vào sáng hôm nọ, ông Bang biện Huỡn hẹn với ông Hương Bộ Lạc ra sở trước bạ để ký giấy bán đất và ghi sổ hộ điền tên chủ nhơn mới miếng đất. Sau đó, ông bang biện Hưỡn đóng bách phân cho miếng đất sở hữu mới của mình. Nhìn ông Hương bộ Lạc nước mắt doanh tròng. ông Bang biện giả nhơn giả nghĩa:
- Xin anh Hương bộ hạc chớ buồn. Tui dầu có kẹt tiền, giúp anh mua miếng đất đó kể cũng quá sức tui rồi! Anh chị còn khỏe mạnh, các cháu đã lớn khôn, người còn thì của còn.
Rồi ông ỡm ờ:
- Tui nghe nói chồng cô Ba Tính đau ốm sao đó mà nhắm mắt xuôi tay quá sớm, để cho cổ cù bơ cù bất trong cảnh góa bụa như vậy anh?
Cô Ba Tính là em kế ông Hương bộ Lạc, lấy chồng người Triều Châu có hai mẫu đất trồng rẫy. Tháng vừa rồi, anh ta bị mụn bạc đầu trên mặt, không gặp thầy gặp thuốc giỏi nên phải chết tức tưởi, để lại người vợ trẻ mang thai ba tháng và hai đứa con trai tuổi chưa lên mười. Ông bang biện Hưỡn nghe vậy ưa lắm, tìm cách "núp gò mối đâm heo" với cô ta, nhưng tánh ông kỳ quặc, ông thích thông dông với thứ đàn bà chửa nhưng chồng còn sống hơn. Đờn bà góa có chửa không kích thích ông nhiều bằng. Theo ông, còn gì thích cho bằng vừa tráng men đứa hài nhi vừa cặm một cặp sừng cong vút lên đầu thăng tía bạc phước của ông:
- Mầy liệu lời mà nói với Cai tuần Hạp. Nếu nó bằng lòng thì tao sẽ thưởng cho con vợ nó chiếc kiềng chạm bằng vàng nặng một lượng, lại để cho nó tiếp tục làm mướn hai dãy ruộng như cũ. Còn bằng không thì sau mùa gặt, nó hãy giở chòi, tuốt mùng bỏ vô thúng rồi vợ chồng cùng xuống ghe đền xứ khác mướn ruộng làm ăn.
Hơm qua ông Bang biện Hưỡn đả ăn nằm với thím Bảy Bảnh. Y thị bị cậu Hai Luyện đem tiến bạc và cái mã hào huê dủa dân tỉnh thành ra dụ dỗ. Thiệt tình cậu khác tính cha ở chỗ rất sợ ăn nằm với đờn bà chửa. Cậu ưa phá trinh con gái hơn. Cậu chỉ giống tánh cha thích ăn nằm với đàn bà có chồng. Thím Bảy trắng trẻo, mình dây, cặp giò dài, cặp mông tròn hoay, bộ ngực cao và săn chắc, cặp mắt thiệt lẳng, cặp môi thiệt tươi. Uổng cho thím lấy nhắm ông chồng thiệt thà, chỉ biết lo làm ăn, lo cưng vợ mà không biết đua đòi cách sống hào huê.
Cậu Hai Luyện gặp thím như mèo gặp mỡ, như rồng gặp nây, chinh phục thím tuy khó khăn nhưng rồi nước chảy hoài thì đá cũng hao mòn. Không phải thím sợ chồng hành hung, mà thím chỉ ngại việc tằng tịu của thím đổ vể ra thì bà Bang biện Hưỡn sẽ lấy đất lại, không cho chồng thím làm tá điền nữa. Năm ngoái, chú Bảy Bảnh bỏ nghề làm ruộng mướn ở An Hương, về cất chòi ơ Cái Sơn Bé, mở quán bán trà huế và hàng xén như gạo củi, than, dầu lửa, nước mắm, kim chỉ kẹo bánh... Cạu Hai Luyện đi chùa Sơn Thắng để ve vãn các cô đi chùa dưng hương ngầy rằm, tình cờ gặp chỗ dung thân mới của vợ chồng người t á điền cũ. Nhờ ở trong quán tối ngày nên da dẻ thím Bả hồng hào. Tuy thím mặc quần áo vải bô, hai bàn chơn to phè nhưng cậu đã thấy trong cái đẹp thiên chơn ấy một ngọn lửa kích dục hào hứng. Cậu tìm cách ve vãn, hứa cho thím một chiếc vòng cẩm thạch và một sợi dây chuyền vàng. Chiếc vòng tặng chỉ là chiếc vòng mã não tuy xanh lặt lìa nhưng ửng ánh vàng nghệ. Còn sợi dây chuyền tặng bằng vàng tám, miếng mề đay hình trái tim nhỏ xíu chớ không phải là sợi dây chuyền bằng vàng mưới, miếng mề đay lớn cỡ đồng xu lá bài in hình chữ phước như thím hằng ao ước.
Tuy nhiên, người đàn bà quê mùa kia một khi đã sa chơn vào chuyện phong tình nguyệt trái rồi thì đâm ra ghiền cái mùi đờn ông thị thành. Chồng thím dù có tinh lựa như sói cọp nhưng vẫn là kẻ quê mùa, không rành chuyện gối chăn. Khi cậu Hai Luyện ngỏ ý đưa thím cho cha cậu hú hí một đêm thì thím làm mặt giận. Ông Bang biện tuổi tuy năm mười mà da mặc chưa dùn, thân vóc còn dẻo, tóc chỉ điểm vài sợi hoa râm. Vả lại mặt mày ông cũng khá khôi ngô. Đã lỡ hư thì thím cho hư luôn. Khi ông Bang biện nhét vào tay ghím chiếc cà rá cẩm thạch cắt hình hột dưa thì thím chịu tiếp ông ở cái tổ quỉ của cậu Hai bên cầu Kinh Cụt..
Sau khi hú hí đã đời với thím Bảy Hành, hai cha con theo đuổi mục đích riêng. Cậu Hai Luyện chuẩn bị đi Mỹ An để đo đất và cậu đã sai thằng tớ trai tâm phúc tên Yêm dò la kiếm gái trinh, mặt xinh đẹp để cậu dụ dỗ. Còn ông Bang biện Hưỡn thì muốn mua bộ divan bằng gỗ cảm lai đã giồi bóng lộn. Bộ divan đó mà đặt trong cái tổ quỉ của thằng con trời biển của ông, để ông đưa vợ Cai tuần Hạp lên nằm và "núp gò mối đâm heo" thì thập phần khoái lạc! May mắn thay, chủ bộ divan là thầy giáo Lạc. Thầy đang gặp nhiều sự bối rối trong gia đình: mẹ thầy bị xơ gan phải nằm nhà thương ba tháng, vợ thầy sanh đôi, đứa em gái bị úp hụi... Ông Bang biện Hưỡn liền làm trành làm tréo mua rẻ món danh mộc kia.
Khi mấy người lực điền thân tín đật chiếc divan vào trong tổ quỉ thì ông Bang biện Hưỡn leo lên nằm ngủ trưa. Vì tiết tiết viêm nhiệt, ông không trải chiếu, chỉ kê chiếc gối lên đầu rồi mình trần, nằm lăn trên mặt gỗ bóng loáng để nghe cái mát rượi từ mặt gỗ thấm vào châu thân. Căn nhà đã đóng kín cửa, chìm trong bóng mờ xóm nhạt. Thần trí ông lún dần vào cơn nửa thức nửa ngủ, nhưng ông vẫn nghe rõ tiếng gà gáy trong xóm gáy te te, tiếng chó sủa ăng ẳng... Tay chân ông bỗng nặng chĩu như dán xuống mặt gỗ, như bị từng tảng đá nặng đè lên. Máu huyết ông dần dà như biến thành keo đặc sệt, khó thể lưu thông. Tâm trí ông chìm vào từng giấc ngủ lụn vụn, nhưng khi tan giấc, ông vẫn không thể mở mắt để thoát khỏi trạng thái lơ mờ nặng nề kia. Vía ông lúc đó bình bồng trôi dạt vào một vùng lầy lụa nhì nhằng như trong chiếc lưới ướt nước. Ông thét thật lớn, nhưng tiếng thét chỉ dội vào vào thần trí mỏi mệt của ông chớ không thể vọng ra cõi ngoài. Một tia sáng vắt qua óc ông: Hay là mình bị mộc đè? Ông già bà cả ở thôn quê thường bảo rằng thứ cây đóng ván giương nếu có con vật gì nằm chết trên đó thường gây cho người nằm ngủ chứng mộc đè. Kẻ nào xẻ gỡ quan tài làm bộ ván ngủ là vô tình nuôi vong hồn cho bộ ván ấy. Loại gỗ của những cây sống trên nửa thề kỷ, đã thành tinh thành yêu, cũng gây tình trạng mộc đè như gỗ đóng quan tài hay gỗ có vật chết trên đó.
Khi ông Bang biện Huỡn nghĩ tới đây thì một khuôn mặt già, da nhăn nheo, mốc mốc như vỏ cây lâu đời đóng men, tóc trắng như bún tàu, áp kề khuôn mặt ông. Bà già le cái lưỡi đỏ lòm, hả họng tác hoác la lờn:
- Thằng ôn dịch! Sao mầy mua thân tao về đây để cha con bay rước pbụ nữ về hành lạc? Tao nói cho mầy biết, tao là con tinh cây cẩm lai. Số tao phải tới một trăm năm mới mãn, ai dè thằng Tây kiểm lâm đốn tao, cưa từng đoạn xẻ gỗ đóng tủ, đóng đi- quăng. Tao chết tức tưởi, hồn phách không tan nên nương theo khúc gốc là khúc xẻ ra đóng đi- quăng nầy. Bây mà làm ô uế thân tao, tao sẽ vặn họng hai tía con cho tới trặc ổ mới đã nư tao!
Tới đây ông Bang biện Hưỡn tỉnh giấc mộng giữa ngày, mồ hôi tháo ra như tắm. Suốt khoảng ngày còn lại hôm đó, ông cứ bần thần suy nghĩ. Theo như lời thầy giáo Lạc kể lại thì thầy đã mua bộ divan này hối hai năm trước. Thầy kê nó trong pòng đọc sách và không có hiện tượng gì xảy ra. Giờ đây, ông chỉ mới đặt lưng trên divan có một lần mà đã gặp thần cây về hăm dọa. Hay là mình chỉ chiêm bao quàng xiên? Chi bằng đợi thằng quí tử về, để nó nằm vài keo thì sẽ rõ hư thực!
Cuối tuần, cậu Hai Luyện từ Mỹ An quá giang ghe lúa về nhà. Bà Bang biện Hưỡn và hai cô Cẩm vẫn chưa về tới. Nhà chỉ có ông bà Năm Đặng trông coi mọi việc. Ông bang Biện Hưỡn ngỏ ý với bà Năm Đặng:
- Thằng Hai về nghỉ cuối tuần, đì nên làm bữa ăn đặc biệt đặng ối nay tía con tui cụng ly với dượng Năm.
Bà Năm iền xách giỏ đi chợ mua thịt cá, tôm cua. Cậu Hai Luyện một khi về thành phố như rồng gặp mây, lân gặp pháo. Cậu đến thăm các có gái chịu chơi trong tỉnh trước khi về nhà dùng cơm trưa với cha và dì dượng. Sau đó, cậu lơn tơn thả bộ ra tiệm may của cô Bảy Cẩm Thạch ở hông nhà lồng chợ. Cô nầy vốn là nhơn tình cũ của cậu, từ khi hóa chồng cứ thậm thụt ăn nằm với cậu hoài.
Vừa thấy cậu, cô ré lên rủa:
- Mắc dịch mắc gió thằng cha đoản hầu nầy! Từ cả tháng nay, thằng chả chui rúc ở lỗ nẻ nào mà biệt tăm biệt dạng vậy cà? Hôm nay thằng chả tới đây, chắc gió bào sắp thổi tới thành phố nầy chớ chẳng không!
Cậu Hai Luyện bãi buôi:
- Mạnh giỏi, em Bảy! Bấy lâu nay qua bận việc nhà nước nên lột lạt tình em, chớ thiệt ra lòng dạ qua trước sao sau vậy!
Cô Bảy hôm nay bận bộ đồ xẩm bằng lục cẩm châu, lai áo lai quần thêu bông bằng chỉ ngũ sắc. Tóc cô đánh bím con rít rồi bới thành cái bánh tiêu bự chèm bẹp sau ót. Cô đeo sưu bộ cẩm thạch xanh lặt lia gồm đôi vòng tay, đôi bông tai, xâu chuổi hột, cà rá, trâm giắt búi tóc. Tên thiệt của cô là Bảy Thành nhưng vì cô ưa đeo cẩm thạch nên mới có tên Bảy Cẩm Thạch như vậy. Tiệm cô chuyên may y phục phụ nữ lẫn áo đầm cho mấy đứa con gái nhỏ.
Cô Bảy Cẩm Thạch chúm chím miệng cười, long lanh sóng mắt, lẳng sao mà lẳng nhức nhối, ác ôn! Cô trề môi:
- Anh là chúa xạo, lòng dạ quanh co khúc mắc, ai mà dò đặng lòng anh! Anh thắm chỗ nào, phai chỗ nào, lợt lạt lúc nào sao em biết đặng! Lâu lâu em phải xóc miểng sành của anh, anh mới động tâm tới đây.
Cô buông chiếc kéo xuống bàn cắt, xếp khúc lụa màu xanh da trời bỏ vô hộc tủ rồi rót trà mời cậu Hai Luyện. Cậu vào đề ngay:
- Xế nay em có rảnh không?
Cô Bảy lắc đầu liếc vế hai cô thợ may:
- Em phải coi tiệm chiều tối mới rảnh.
Cậu Hai Luyện kèo nài:
- Em không thu xếp để có đôi chút thời giờ sống cho... đôi ta hay sao? Đi xa, anh nhớ thành phố này có một, nhớ em tới mười, tới trăm lận!
Cô Bảy Cẩm Thạch thò bàn tay trắng trẻo mịn màng vả vô miệng tình nhơn một cái chách, rủa:
- Đồ xạo! Đồ yêu lồi! Đờn bà con gái bị cái miệng tía dốc của anh mà có ngày chửa hoang đẻ lạnh chớ không chơi! Để em lên lầu dặn con em kế vài việc rồi sẽ đi chơi với anh.
Cô Thám Thiệt, em kế cô Bảy Cẩm Thạch, đang nằm đọc báo. Cô được bạn bè gọi là cô Tám Cẩm Vân vì chẳng những cô thích đeo cẩm thạch mà còn ưa bận áo dài bằng cẩm vân màu tím than khi đi ra ngoài mua sắm. Cô Tám cũng là gái chịu chơi nhưng ưa cặp xách với ông Tây như quan chánh tham biện, quan cò- mi, ông chủ đề- bô nước đá nước ngọt, ông biện lý. Vừa thấy chị mặt mày hớn hở, cô hỏi liền:
- Thằng kép mắc dịch nào đến thỉnh chị đó?
Cô Bảy Cẩm Thạch cười:
- Quan Kinh lý Luyện chớ ai!
Cô Cẩm Vân xí dài một tiếng:
- Quan (hoan) đàng chi địa đó mà! Thằng cha đó keo kiệt rít róng, đi chơi với nó mật thì giờ, rồi nằm ngữa cho nó chơi càng uổng công uổng sức. Cái tướng mặt của nó lóng rày coi hắc ám lắm đa chị. Thứ môi tro mặt bùn là tướng tàn mạt, phi bần ắc yểu.
Cô Bảy Cẩm Thạch nguýt dài, mắng em:
- Con đĩ hổ mang nầy hễ mở miệng là phun nọc độc tùm lum! Ảnh có cầm vuông tai Phật, yểu mạng sao được!
Cô trút bô áo xẩm bằng lụa cẩm châu, mặc áo dài gấm màu dưa cải, quần sa- teng tuyết nhung đen, dặn em:
- Rán xách đít xuống từng trệt trông coi tiệm giùm tao.
Cả hai cùng bước xuống lầu. Cô Tám lạnh lùng chào cậu Hai Kinh lý Luyện rồi kéo ghế bên bàn ắt để ngồi đọc báo. Cô Bảy Cẩm Thạch cùng cậu bước ra ngoài để đi ăn cơm trưa ở chiếc quán gần chợ cá.
Cô Bảy thỉnh thoảng nhìn lên tình nhơn. Quả thiệt mặt cậu sậm như bùn, môi cậu xám như tro. Cô không rành tướng số, nhưng cô nghĩ rằng sắc diện u ám dường ấy là triệu chứng của một thể chất đang hồi bịnh hoạn.
Sau chẩu cơm chiên căn cặp với gà rô- ti, cả hai cùng leo lên xe kéo về cái tổ quỉ của cậu ở cầu Kinh Cụt. Ở đây bàn ghế ván giường được thằng Xiêm quét dọn từ sáng sớm.
Sau hai hiệp mây giăng mù mịt mưa rớt dầm dề, cô Bảy Cẩm Thạch vụt cảm thấy bào xào xao xuyến với một cảm giác khó hiều. Cô vụt chổi dậy mặc quần áo và bảo tình nhơn:
- Không hiểu tại sao em hồi họp quá, chắc ở tiệm có chuyện gì xảy ra. Thôi để em về. Tối nếu anh rảnh, tới tìm em.
Cậu Hai Luyện vẫn nằm dài thây trên chiếc divan cẩm lai. Cậu thấm mệt vì hai keo ân ái nên chỉ muốn nằm một mình ở đây đánh một giấc trưa, không có con đờn bà nào lằng nhằng vương vấn bên cạnh cậu. Cậu liền nói đẩy đưa:
- Ừ, nếu em cảm thấy bất an thì cứ về.
Mí mặt cậu nặng chĩu. Con lười biếng bạc nhược làm thể xác cậu mềm nhũn. Cô Bảy Cẩm Thạch liếc qua cậu, kín đáo trề môi nguýt háy rồi mở bóp lấy hộp phấn hồng tô lên má, lấy thỏi son thoa cặp môi. Khi cô tang điểm xong thì cậu Hai Luyện đã ngáy lảnh lót. Xời ơi, đờn ông gì mà... thiếu tế nhị. Nó chơi mình xong là lăn kình ra ngủ, không biết ve vuốt mình, không biết ngọt bùi gì ráo! Nó coi mình như con điếm, một món đồ chơi không bằng. Chiều nay mà nó xách đít tới tiệm may, tui sẽ đạp đít nó đuổi ra cửa rồi hốt gạo muối vãi vô nó như đuổi phong long, đuổi tà.
Cô Bảy Cẩm Thạch vùng vằng mở cửa bước ra ngoài, cuộc bộ một khúc đường mới tìm được xe lôi để về nhà.
Trong tổ quỉ, cậu Hai luyện chìm trong giấc ngủ nặng như chì. Tay chơn cậu như đóng đinh vào mặt gỗ. ngực cậu nặng chĩu nhưng cận vẫn ý thức được cậu đang bị mộc đè, chỉ cần có người khua động bên tai là cậu sẽ ra khỏi cơn nửa mê nửa tỉnh đó. Bồng một khuôn mặt đờn bà già nua xấu xí nhăn nheo gớm ghiếc áp gần mặt cậu. Mụ hét:
- Quân dâm dục dắt gái về đây xỏ lỗ làm dơ nhớp thân tao. Tao sẽ vả cho mày trẹo quai hàm.
Cậu Hai Luyện hét lên và tỉnh dậy, nghe đau buốt cả hàm. Cậu bước lại kiếng soi mặt thì thấy một bên cằm mình sưng vù và đỏ ửng, nhưng may miệng cậu không méo và quai hòm không trẹo.
Tuy vậy cậu Hai Luyện chưa tin hẳn mình bị mộc đè, bởi cậu nhiễm Tây Học. luôn nghĩ rằng mình không nên tin dị đoan. Cậu tỉm khăn lau sửa soạn đi tắm, đánh răng, chải đầu. Nhìn vào gương, cậu thấy mặt mình sáng láng, cặp mắt linh hoạt, nụ cười láng ánh men rực rỡ. Ngặt một nỗi vết sưng đang từ màu đỏ ửng chuyển sang màu đỏ bầm pha chút tím tím nên cậu mở chai dầu phong ra thoa lên vết bầm. Cậu diện quần áo mới, quần vải kaki trắng, áo bành tô cũng bằng kaki trắng tra nút hổ phách, giày tây da vàng. Sau đó cậu đóng cửa tổ quỉ, khóa cẩn thận rồi ngoắc xe kéo đến tiệm cô Bảy Cẩm Thạch. Lúc đó cô Tám Cẩm Vân đang coi tiệm. Vừa thấy cậu Hai Luyện, mặt cô ta chù ụ liền. Cậu Hai dả lả:
- Nè em Tám, chẳng hay em Bảy đâu rồi?
Cô Tám Cẩm Vân dấm dẳn:
- Anh đưa mụ chị tui đi ngao du sơn thủy đâu không biết, rồi đành đoạn để mụ về nhà một mình, mặt mày đỏ rần vì lên cơn sốt. Bây giờ mụ nằm trùm mền nắm trên lầu. Tui có sai con ở rước thầy y tá ở dãy phố trên Cầu lộ, chích cho mủ hai mũi thuốc, vậy mà cơn nóng sốt chưa chịu hạ xuống.
Cậu Hai Luyện năn nỉ:
- Cho anh lên thăm chị Bảy em một chút.
Cô Tá, Cẩm Vân nguýt cậu Hai một cái dài sộc rồi cắm cúi đơm nút kết khuy. Cậu Hai Luyện xững vững bước lên lầu, lòng ngổn ngang những cảm nghĩ khó chịu. Cái divan cẩm lai gieo vào ý nghĩ cậu những ám ảnh lờ mờ trên suốt đường từ tổ quỉ đến đây, bỗng dưng làm cậu cảm thấy tay chơn mình lạnh ngắt vì sợ hãi.
Cô Bảy Cầm Thạch đang nằm thiêm thiếp trên giường, chiếc mền nỉ đỏ kéo tới cổ. Cậu Hai Luyện rón rén bước lại giường, đặt tay lên trán cô. Chà chà, bịnh này không nhẹ đâu! Cơn sốt đang lên cao nên mặt mũi y thị đỏ như say rượu. Cô Bảy Cẩm Thạch mở mắt ra, mệt nhọc bảo:
- Em vừa ngủ một giấc ngắn. Trong chiêm bao em thấy một mụ già cùng hung cực ác đến hăm he em rằng: "Mầy và thằng quỉ dâm cục kia dám lên thân tao bày chuyện gió trăng, tao sẽ hành cho mầy bị huyết trắng hoặc sa tử cung cho đã tức". Khi tỉnh dậy, em ớn lạnh khắp mình mẩy, sẵn cảm gió say nắng, em phát bịnh rồi anh ạ.
Cậu Hai Kinh Lý nói át:
- Hồi sáng trời mưa, giờ nắng lên chói chan, cho nên khí độc từ đất xông lên nghi ngút. Ai mà sẵn nhược chất liễu bồ như em dễ bị cảm cúm lắm! Hễ lúc đau ốm, người ta thường nằm mê man, gặp toàn ác mộng. Hơi đâu mà em thắc mắc cho mệt!
Miệng cậu tuy nói cứng, nhưng lòng cậu đã bắt đầu dao động. Cậu quanh quẩn bên cô Bảy thêm một chặp nữa rồi mới kiếu từ ra về. Cậu nghĩ mình phải thú thiệt cùng cha, bán cái divan ác ôn đó đi.
Ra khỏi tiệm may, cậu Hai luyện thấy trời uôi uôi nắng nên thả bộ rề rề về nhà. Khi tới nơi sở Công Chánh, cậu gặp chiếc xe hơi Renault chạy chầm chậm về phía ngược chiều. Chiếc xe bỗng ngừng lại bên lề đường, một người đàn ông tuổi cỡ ngoài ba mươi mặc Âu phục bước xuống
gọi:
- Cậu Luyện đó hả? Anh Ba đây!
Cậu Hai Luyện mừng rỡ:
- Ủa, anh Ba! Anh lên đây hồi nào?
- Hồi sáng, anh có qua thăm chú thím Bang biện ở Cầu Đào.
Nguyên ngưởi đàn ông nầy vốn là chồng của người chị con nhà bác của cậu Luyện. Ông ta tên là Nguyễn Văn Khải, gốc người quẫn Tam Bình. Cha của ông trước kia làm Biện cho thầy Cai tổng Nhung. Sau đó, gia đình thầy biện Nguyễn Văn Khảo đem gia đình về ở gần xóm Khương Hữu Phụng. Nghe nói giữa cậu Khải và cô Minh Ngọc, trưởng nữ của thầy Cai tổng Nhung có tư ước tư tình với nhau. Vộ chồng thầy Cai tổng chê gia đình chú Biện Khảo thấp thỏi hơn mình nên tìm cách chặt đứt mối tình giữa con gái cưng và anh học trò nghèo tên Khải. Thầy hách dịch bảo chú Biện:
- Mầy muốn làm suôi với tao thì gắng mà làm giàu, gắng chạy chọt quan trên để làm thầy bang. Tao không thích suôi của tao được thiên hạ kêu bằng chú biện trơn lu. Thầy cai tổng phải làm suôi với thầy bang biện mới xứng!
Cô Minh Ngọc thất vọng quá, mua á phiện trộn giấm thanh tự tử, sau khi gửi bức thư tuyệt nạng cho tình quân. Cậu Khải đau khổ muốn phát điên, bỏ nhà đi lang thang một dạo. Sau đó cậu được ngưới bác ruột có cửa tiệm bán đèn măng- sông, dàn hát máy và dĩa hát ở Sài gòn nuôi ăn học thành tài, lần hồi lên tới tri huyện. Sáu năm trước, ông Khải kết hôn với cô Ba Kim Chưởng, con gái ông Cai tổng Chất. Ông nầy là anh một cha khác mẹ với ông Bang biện Hưỡn. Tuy nhiên cuộc hôn nhơn đó không đem lại hạnh phúc cho đôi bên. Cô Ba ít lầu sau từ trần vì bịnh lao. Tứ đó ông Huyện Khải không nghĩ tới việc tục huyền nữa. Hiện giờ ông được bổ về làm việc ở huyện Tiểu Cần thuộc tỉnh Trà Vinh.
Cậu Hai Luyện mừng rỡ:
- Nè anh Ba, chốc nữa anh có về nhà tía em không? Hay là anh về thẳng Tiểu Cần?
Ông Huyện Khải trả lời:
- Sáng mốt anh mới về Tiểu Cần. Anh lên Vĩnh Long để lo vài ba việc. Chú Bang biện giữ anh ở Cầu Đào chớ không cho anh ở chỗ nào khác.
Cậu Hai nói xuôi:
- Thôi để em về Cầu Đào trước. Lÿt nữa anh em mình mặc sức cụng ly và hàn huyên với nhau.
Quanh mâm cơm chiều hôm đó, cậu Hai Luyện thuật cho cha và ông huyện Khải nghe quái trạng về chiếc divan cẩm lai. Ông Bang biện Hưỡn cũng kể cho con và cháu rể nghe giấc chiêm bao vào hôm ông ngủ trưa lần đầu tiên trên chiếc divan ấy. Ông Huyện Khải khuyên:
- Vậy thì nên đốt cái divan đó đi, để cho tinh linh cây cẩm lai được siêu sanh.
Ông Bang biện Hưỡn lắc đầu:
- Cháu đừng nghĩ vậy. Để rồi chú tìm cách bán rẻ cho kẻ thích xài bàn ghế xưa.
Ông Huyện Khải chỉ cười cười không nói gì thêm. Sau cùng, ông tỏ thiệt với cha con ông Bang biện Hưỡn:
- Cháu lên đây cũng có chút việc. Số là người em bà con nhà chú của cháu mấy năm gần đây được bác sĩ cho biết nó có triệu chứng bị bịnh cùi. Tía má nó sợ nó bị nhà nước bắt vô trại cùi ở cù lao Rồng gần chợ Mỹ Tho. Cháu có nghe ông Năm Tảo ở gần đây là tay thần y, biết đâu nhờ ổng điều trị mà bịnh nan y được thuyên giảm chăng!
Cậu Hai Luyện chắc lưỡi:
- Coi bộ khó đó đa! Bịnh lao, bịnh cùi là bịnh ngặt. Đông y Tây y đều bó tay, anh quên rồi sao?
Ông Huyện Khải chẩm rãi:
- Biết vậy, nhưng bịnh nó chưa phát tác, vậy thì mình cũng nên hy vọng chút ít chớ. Vả lại ngành Đông y đôi khi đôi khi cũng trị được bịnh lao, bịnh cùi vậy. Bộ em chưa coi tuồng hát bội Kim Thạch kỳ duyên của nhà chí sĩ Bùi Hữu Nghĩa hay sao? Chàng Kim Ngọc được ông thầy thuốc Thạch Đạo Toàn trị dứt bịnh cùi để sau nầy đi đánh giặc lập công, được vua phong vương tước đó. Em nên nhớ cụ Bùi Hữu Nghĩa thông hiểu y lý cũng như nho y Nguyễn Đình Chiểu vậy.
Ông Bang biện Hưỡn đề nghị:
- Ừ, cứ cho người em nhà chú của cháu đến đây trị cầu may. Phải kiếm nhà cho y ta ở vì bịnh cùi phải được điều trị qua năm nầy tháng nọ, chớ không phải chỉ trị một vài ngày đâu.
Ông Huyện Khải tán thành:
- Lời chú bàn rất hiệp ý cháu. Nhưng làm sao kiếm nhà choa thằng em cháu ở đây?
Ông Bang biện có vẽ suy nghĩ:
- Ở xóm Chuồng Gà có túp nhà lá của bà Bảy Lực bỏ hoang từ một năm nay. Bả dời ra Cầu Dài để mở vựa mắm. Để rồi chú tính cho cháu.
Nói tới đây, ông Bang biện thầm tính trong bụng, sau khi sửa chữa túp nhà lá cho người em con nhà chú của ông Huyện Khải, ông sẽ gạ gẫm đương sự bán tống chiếc divan ác ôn kia đi.
Cơm nước xong, chị bếp lo nấu cháo gà và ché thưng để các tay binh xập xám và xoa mạt chược ăn giải lao lúc khuya. Ông Bang biện Hưỡn hỏi cháu rể:
- Tối nay có mấy tay chơi tới đây chơi bài, cháu có quen tiếng ồn ào không?
Ông Huyện Khải cười gượng. Cậu Hai Kinh lý thấy vậy hiểu ý ông anh rể họ của mình, bèn đề nghị với cha:
- Nếu anh Huyện sợ ồn ào, con sẽ đưa ảnh lên tổ quỉ của cha con mình tên cầu Kinh Cụt. Ở đó yên tĩnh lắm, chỉ sợ anh Huyện gán cái divan ma quỉ vả cái bãi tha ma mộ địa trước cửa đó thôi.
Ông Huyện Khải tươi nét mặt:
- Anh không sợ đâu. Cổ nhân có câu: "đức trọng quỉ thần kinh", em hãy đưa anh tới đó ngủ đêm. Ma quỉ anh không sợ, chỉ sợ tiếng ồn.
Ông Bang biện Hưỡn vui vẻ:
- Được vậy thì tốt lắm! Chú cũng nghĩ rằng tử sanh hữu mạng. Gần nghĩa địa thiếu gì nhà cất san sát. Để chú sai thằng Xiêm đem mùng mền chiếu gối mới thay lớp cũ. Nó sẽ ở đó hủ hỉ với cháu và thằng tài xế. Trước ba người đàn ông nặng bóng vía thì ma nào dám lộng, quỉ nào dám phá?
Ông Huyện Khải ngon lành:
- Ngủ một mình tại đó, cháu cũng chẳng sợ!
Ông Bang biện cười:
- Cứ để thằng Xiêm ở đó phục dịch cháu. Ở đó có nước tắm, có nước mưa để pha trà, pha cà phê.
Vậy là đêm đó ông huyện Khải ngủ ở cầu Kinh Cụt. Ông đành nằm trên chiếc divan cẩm lai. Còn thằng Xiêm và anh tài xế thì ngủ trân giường đồng. Thằng Xiêm xợ bị tía con ông Bang biện Hưỡn trách mắng nên cuốn gối nệm và drap bày trên giường đồng, thay thế bằng chiếc gối rơm và cái chiếu đậu.
Ông Huyện Khải bằng lòng chỗ ngủ đơn giản. Trời nực, được nằm trên mặt cẩm lai bóng láng, ông cảm hấy mát mẻ dễ chịu như nằm trên mặt đá hoa cương. Bên hông nhà, dòng nước từ con kinh Công- xi heo đổ ra kinh Huỳnh Tá rì rào. Thằng Xiêm và anh tài xế rủ nhau ra trước nhà xem đèn ma từ các ngôi mộ bốc ra phất phơ rồi tản mạn trước gió. Thằng Xiêm bảo:
- Coi vậy chớ đèn ma hiền lắm, chẳng hại ai hết.
Con chó ở cuối xóm phía sau đình Tân Giai thỉnh thoảng sủa ăng ẳng. Một chị thương hồ khi chèo ghe qua bến nước sau nhà, cất giọng hò:
Con cá đối nằm trên cối đá
Con cò lửa đứng trước của ló
Ghét anh lòng dạ quanh co
Ngặt em còn tưởng giọng hò dễ thương
Ủa lạ, mấy câu hát nầy hôm nay sao lại trổi lên? Ông Huyện Khải nhớ lại hồi mười tám năm trước, cô Minh Ngọc mỗi khi nằm trên võng để ru thằng cháu kêu bằng dì đi ngủ cũng thường ru bằng mấy câu hát đó. Giờ đây thịt cô đã rã tan, nhưng xương cô còn vùi sâu dưới nắm mộ cẩn đá lục lăng trong cuộc đất hương hỏa của dòng họ cô. Ông cứ mỗi năm đến đó đặt lên một bó bông sen trắng, thắp một nén nhang để tưởng niệm người yêu cũ. Ông bà Cai tổng Nhung đã lần lượt qua đời hồi bảy năm trước. Con trưởng ông là thầy Hương quản Gấm vẫn còn ở chăm nom ngôi nhà thừa tự, bề sinh sống cũng khá vững vàng.
Ông Huyện Khải lẩm nhẩm đọc lại bức thư tuyệt mạng của cô Minh Ngọc mà ông đã thuộc làu từ mười tám năm qua. Ông khe khẽ ngâm lại hai câu thơ trong bức thư nầy::
Tái sanh bướm lại gặp hoa
Thề xưa hẹm cũ ai mà dám quên!
Ôi, trời đất mênh mông, nẻo u minh xa lắc, càn khôn vũ trụ tối mờ, làm sao ông dám tin tưởng sẽ có ngày tái ngộ với người yêu?
Khi trống điểm canh ba, thần trí ông Huyện Khải mới chìm dần vào giấc ngủ. Bỗng dưng ông thấy mình đứng giữa căn nhà lợp lá cũ của tía má ông hồi mười tám năm về trước. Nhà đó đã bị giỡ từ lâu, mười công đất cũ của chú Biện Khảo cũng đã bán mất. Một bà già mặt mũi nhăn heo dữ tợn đến gần ông. Ông chợt lùi lại vì ánh hung quang từ cặp mắt bà ta làm dạ ông bồn chồn. Bà già liền trấn an:
- Quan huyện chớ sợ! Tui là con tinh già của cây cẩm lai trên rừng Xuân Lộc. Thân tui bị đốn, bị cưa xẻ làm bàn, làm tủ, làm bộ "đi- quăng" chân quỳ mà quan huyện đang nắm đó. Bởi khúc làm "đi- quăng" nầy là khúc gốc nên hồn tui cứ theo bộ "di- quăng" hoài hoài. Ai là kẻ tu nhân tích đức, ai là người quân tử hiền nhơn, ai là bực trinh liệt tiết tháo mà nằm trên "đi- quăng" thì hồn tui sớm được đấu thai vào cảnh giới tốt. Ngặt là bọn cường hào ác bá như tên Bang biện Hưỡn, phường tham dâm háo sắc như thằng con hắn cứ đem gái về hành lạc trên mình tui thì làm sao hồn tui sớm đi đầu thai cho được! Nay gặp được người làm quan thanh liêm như quan đây, tui mới hiện hồn trong giấc chiêm bao của quan để thổ lộ vài điều. Xin quan bỏ tiền ra mua chiếc "đi- quăng" rồi đặt vào nhà người em con nhà chú đang mắc bịnh cùi của quan. Ông ta tuy mang bệnh nan y nhưng là kẻ minh tâm kiến tánh, biết trọng Phật kính tăng. Có vậy tui sẽ phò hộ ổng để bịnh ngặt có cơ hội chữa lành. Mà tui cũng có cơ hội rời cõi trần gian uế trược nầy để thác sanh vào cõi trời Tứ Thiên Vương làm cây quỳnh trổ bông ngũ sắc cho chư tiên cúng Phật.
Vía ông Huyện Khải bảo:
- Nếu bà có lòng chỉ dạy như vậy thì lẽ nào tôi chẳng vưng lời!
Hồn con tinh cây cẩm lai lại nói thêm:
- Luôn tiện đây, tui báo cho quan rõ: Hồn tôi đêm nay sẽ đưa vía quan tới nơi cư ngụ cũ để chỉ cho quan thấy ở góc nhà cũ, tức là trong bụi cây mua hoa tím, chủ đất bốn đời trước có chôn một hũ vàng ngọc. Quan hãy tìm cách mua lại đất cũ và moi hũ lên, lấy cặp vòng cẩm thạch trong hũ làm sính lễ cưới vợ.
Ông huyện Khải lắc đầu:
- Nếu tôi đào được hũ châu báu đó thì tôi phải tìm con cháu chủ cũ đặng giao trả lại, lẽ nào tôi hưởng của phi nghĩa cho đành!
Bà già cười:
- Tui biết cái tâm quang minh chính đại của quan lắm, nhưng xin quan yên lòng! Bởi người chủ cũ là thứ cường hào ác bá, tánh bòn tro đãi trấu, rút rỉa của cải dân lành để sắm vàng ngọc, cho nên khi họ chết đi thì con cháu tứ tán mai một dần dần. Đôi vàng ngọc cũng là của tổ tiên quan bị họ tròng tréo để mua rẻ. Giờ đôi vòng đó trở lại tay quan là theo lẽ Hiệp Phố hườn châu chớ có gì lạ! Còn các món vàng ngọc châu báu khác thì quan muốn cho ai tùy ý!
Ông Huyện Khải lại hỏi:
- Bà biết nơi nào để tôi chọn người phối ngẫu không?
Bà già cười thiệt tươi:
- Sáng mai đây quan sẽ rõ người đó là ai. Vốn là hậu thân của cố nhơn quan, tức là cô Trịnh Thị Minh Ngọc đầu thai chớ không ai xa lạ đâu!
Bà già biến mất. Ông Huyện Khải giựt mình thức giấc thì trời đã sáng trắng. Ngoài đường có tiếng bạn hàng bán rau cải, cá mắm, bánh trái lui tới rộn ràng. Thằng Xiêm ân cần:
- Mời quan lớn rửa mặt rồi về nhà ông Bang biện dùng điểm tâm.
Ông Huyện Khải:
- Vậy chớ cậu Hai Kinh lý có còn ở Cầu Đào hay đi Mỹ An rồi?
Thằng Xiêm lễ phép:
- Thưa quan lớn, cậu Hai con chiều tối mới đi ghe buồm về Mỹ An. Sáng nay cậu con đi thăm người quen rồi sẽ về dùng cơm trưa với quan lớn và cả nhà.
Ông Huyện Khải bước ra nhà sau thì thấy có thau nước đặt trên cái chạc ba chân dưới gốc cây kế. Gần đó có chiếc sào tre vắt chiếc khăn lông trắng tinh. Bên cạnh, trên chiếc băng xi- măng, anh tài xế đã đặt sẵn cái hộp đựng đồ cạo râu, dầu thơm, bàn chải chà răng, phấn đánh răng hiệu Kool, gương lược...
Sau khi làm xong thủ tục buổi sáng, ông HuyệnKhải cầm hai tờ giấy một đồng đưa cho người tài xế, dặn:
- Em cầm tiền ăn sáng và ăn cơm trưa. Trước hết, hãy đưa tôi và cháu Xiêm đây về Cầu Đào rồi hẵng đi tiệm nước. Ăn điểm tâm xong, nhớ trở lại Cầu Đào nghe!
Tại nhà ông Bang biện Hưỡn, sau khi cùng tía con ông ngồi và bàn điểm tâm, ông Huyện Khải dặn:
- Sáng nay nếu có rảnh, chú đưa cháu đến nhà ông Năm Tảo, luôn tiện chú dắt cháu tới nhà bà Bảy Lược để thuê nhà và sửa sang cho tươm tất.
Ông Bang biện rót cà phê vào tách ông Huyện Khải:
- Nhà đó ở khít bên cạnh nhà anh chị Năm Tảo, cách cái hàng rào bằng cây trà tươi. Chuyện thuê nhà cũng dễ thôi vì bà Bảy Lược hiện giờ dời về xóm Cầu Dài, gần chùa Bà thờ đức Thiên Hậu mà dân vùng nầy gọi là chùa Minh Hương. Sở dĩ nhà đó không ai thuê vì xóm Chuồng Gà có nhiều mồ mả, thiên hạ ngại cư ngụ ở vùng lảng vảng bóng âm hồn.
Bữa điểm tâm thịnh soạn với món bánh canh bột gạo nấu tôm cua, món xôi lục xưởng, cà phê, trà... Sau đó ông Bang biện Hưỡn rủ ông Huyện Khải đến nhà bà Bảy Lược trước khi đến nhà ông Năm Tảo. Cuộc ngã giá cũng dễ dàng. Bà Bảy Lực cần hai chục đồng để tu bổ mái lợp lá xé, vÿch ván, làm cỏ sân trước và hai bên hè. Ông Huyện Khải móc bóp lấy hai tấm giấy hai chục đồng in hình con công đưa ông Bang biện và ông đến xóm Chuồng Gà để viếng ông bà Năm Tảo.
May mắn làm sao, sáng hôm đó ông Năm Tảo có nhà. Ông đang o bế mấy chậu cây kiểng và hòn non bộ trong sân. Còn bà thì đang bày cối để giã gạo bên hè. Thấy khách sang tới, bà Năm Tảo tạm dẹp chày cối vào nhà sau, òn ông Năm thì mời khách bước vào trung đường uống trà.
Ông Bang biện Hưỡn liền nói ngay mục đích chánh cuộc thăm viếng của chú cháu ông. Ông Năm Tảo lắng tai chăm chú nghe, rồi quay vào trong gọi:
- Con Hai đâu? Mau pha trà đem ra đây để chào bác Bang biện cùng quan lớn.
Bên trong có tiếng dạ thiệt ngọt ngào thanh tao. Ông Năm Tảo trầm ngâm:
- Quả thiệt là bịnh nan y đó. Tuy nhiên tui cũng cần xem mạch, xem sắc diện bịnh nhơn mới biết được phải dùng y phương nào, trị liệu nào. Còn ngôi nhà chị Bảy Lược cũng chẳn hư hao gì nhiều vì chị Bảy mới dọn về Cầu Dài chừng một năm thôi. Lát nữa tui sẽ đưa quan lớn tới viếng coi cái mặt tiền và khu đất chung quanh.
Ông Huyện Khải lộ vẻ buồn:
- Chẳng dấu gì bác Năm, thằng em tui là dân ăn học, có tương lai hứa hẹn vì nó đậu bằng bác vật canh nông ở bên Tây. Nay nó vướng bịnh ngặt thì kể như cuộc đời nó gãy đổ ráo trọi. Mong bác tìm tòi sách vở tham cứu cách trị liệu để cứu vớt nó.
Ông Năm Tảo trầm ngâm:
- Thì mình cứ hết sức mình. Trị lành bịnh hay không vẫn so sức trời. Nhưng ông bà mình cũng có khuyên đôi khi nhơn định thắng thiên mạng như thường.
Cô Hai Túy Ngọc bưng trà ra. Vì khách sang tới nhà nên cô vâng lời mẹ, mặc áo dài, mang giày nhung và chọn bộ ấm chén Vương Khải trân ngoạn để đãi trà. Cô dạn dĩ, đi đứng khoan thai. Vừa tới bộ trường kỷ mà khách đang ngồi đàm đạo với cha cô, cô cất tiếng chào:
- Kính chào quan lớn! Thưa bác Bang biện tới chơi.
Vừa khi cô Hai đặt khay trà trên chiếc bàn dài bằng cẩm lai giữa hai chiếc trừng kỷ thì ông Huyện Khải ngó cô lom lom, mặt trắng bệch bạc. Trời ơi, có phải cô Trịnh thị Minh Ngọc hiện hồn về đó chăng? Rõ ràng đây là chiếc áo dài bằng lụa bạch Duy Xuyên mà cô Minh Ngọc thường mặc đi chợ. Chu choa ơi, đây là giọng nói, khuôn mặt, dáng đi, điệu đứng của cô Minh Ngọc không sai một nét. Cô Hai Túy Ngọc khi đó cũng nhìn lại ông. Mặt cô xanh dờn, cô lảo đảo gắng gựng dựa lưng vào thân cột gỗ căm- xe để khỏi ngã. Co ôm ngực như chết điếng. Bỗng như do một động lực vô hình xui khiến, cô thều thào:
- Anh Khải! Anh Nguyễn Văn Khải đó phải không?
Cũng bị sức vô hình đẩy tới, ông Huyện Khải đứng dậy bước tới cô, kêu lớn::
- Em Minh Ngọc! Có phải em hay không?
Cô Hai Túy Ngọc la lớn:
- Phải, em là Minh Ngọc, Trịnh thị Minh Ngọc con của thầy Cai tổng Trịnh Văn Nhung ở Tam Bình đây!
Rồi cô xỉu nằm dài. Dù đang ở thời đại nam nũ thọ thọ bất thân nhưng ông Huyện Khải quên tị hiềm, đỡ cô lại bộ ngựa bằng gỗ giáng hương. Bà Năm Tảo và cô Ba Tây Nguyệt ở trong nhà túa ra xức dầu. giựt tóc mai, kêuu cô lai tỉnh. Ông Huyện Khải đứng nhìn, nước mắt như mưa.
Khi hồi tỉnh, cô Hai Túy Ngọc chắp tay thưa:
- Thưa bác Bang biện, thưa tía má, hôm nay vừa thấy mặt ông Huyện đây, con vụt nhớ lại tiền kiếp của con. So là kiếp trước hai đứa tụi con có tư ước với nhau, nhưng duyên nợ không thành nên con tự vận. Trước khi cầm chén thuốc phiện trộn giấm thanh đưa lên miệng, con có cầu Phật trời cho con đầu thai kiếp sau được kết duyên với người tình xưa. Cũng bởi ba má kiếp trước của con bức ngặt con phải lấy thằng chồng dại vì nó là con ông tri phủ Tam Bình nên con quẫn trí lánh nợ đời đó thôi.
Nghe thuật lại mọi sự xảy ra hồi mười tám năm về trước, mọi người đều xửng sốt. Ông Huyện Khải hỏi:
- Em còn nhớ hai câu thơ em viết trong bức thư tuyệt mạng gởi cho anh không?
- Cô Hai Túy Ngọc có vẻ suy nghĩ:
- Anh thử nhắc câu đầu, rồi em sẽ tiếp câu kế:
Ông Huyện Khải đọc:
- Tái sanh bướm lại gặp hoa...
Cô Hai Túy Ngọc tươi cười:
- Thôi em nhớ rồi! Thề xưa, hẹn cũ ai mà dám quên... Có phải vậy không anh?
Ông Huyên Khải mủi lòng quá, nắm tay cô Hai Túy Ngọc và cùng khóc với cô. Trừ ông Bang biện Hưỡn ra, ai cũng giọt vắn giọt dài theo cặp tình nhơn qua suốt hai kiếp được tái hội với nhau.
Ông Huyện Khải nói::
- Ai dè trong cõi minh mông, có ngày anh lại được gặp em, nhưng anh đã già rồi!
Ông Năm Tảo bảo:
- Thưa quan lớn, trông quan lớn chỉ cỡ 30 là cùng.
Ông Huyện Khải thú thật:
- Tôi đã ba mươi tám tuổi rồi!
Cô Hai Túy Ngọc lau nước mắt:
- Anh đừng nói vậy. Dù anh ruổi tới 60 và xấu xí như ông tiên Lý Thiết Quày trong hàng bát tiên đi nữa, em cũng nguyện nâng khăn sửa túi cho anh.
Ông Năm Tảo tán thành:
- Con gái tui phân rất chí lý. Xin quan lớn chớ ngại.
Bà Năm Tảo tiếp lời:
- Chỉ sợ quan lớn chê nhà vợ chồng tui nghèo hèn nên không cưới con gái tui thôi.
Ông Huyện Khải khẳng khái bảo::
- Dù phải từ quan để được cưới con gái ông bà tôi cũng không nề hà. Xin đừng tị hiềm vè giai cấp thấp cao. Cũng tại ba cái giai cấp mà suốt mười tám năm qua tôi tốn bao nhiêu là nước mắt, còn em Ngọc phải chịu vùi dập qua hai kiếp luân hồi!
Lại hỏi về tuổi tác ông bà Năm Tảo, ông Huyện vui vẻ bảo:
- Vậy là ông đây lớn hơn tui 6 tuổi, bà lớn hơn 5 tuổi. Dù sao tui cũng là phận rể, xin kêu ông bà bằng tía má cho phải đạo.
Bà Năm Tảo mau mắn:
- Chùng nào con gái tui trở thành vợ quan lớn sẽ hay. Giờ đây, xin mời ông Bang biện và quan lớn ở lại dùng bữa cơm đạm bạc với vợ chồng tui để đánh dấu ngày tái hiệp này.
Bà quay qua cô Hai Túy Ngọc:
- Con ở hầu chuyện quan lớn cùng bác Bang biện và tía con, để má và em con nấu nướng cũng được.
Bà cùng cô Ba Túy Nguyệt xuống bếp. Bà sai cô Ba qua nhà chị Tám Khéo mua tôm càng, còn bà bắc nước làm vịt.
Ở tại trung đường, ông Huyện Khải yêu cầu ông Bang biện Hưỡn và ông Năm Tảo:
- Xin các bậc tiền bối giữ kín vụ nầy. Nếu mình tiết lộ ra thì thiên hạ bu lại hỏi tới hỏi lui, lôi thôi phiền phức lắm! Mình cứ bị kẻ tò mò quấy nhiễu hoài thì làm ăn gì được!
Ông Bang biện Hưỡn tán thành:
- Cháu nói phải đó.
Co Hai Túy Ngọc cùng ông Huyện Khải nhắc những chuyện quen thân ở Tam Bình ngày trước, nhắc về gia cảnh ông bà Cai tổng Nhung. Cô Hai tỏ ra ngậm ngùi lắm. Ông Huyện Khải hỏi:
- Em muốn về thăm lại xóm cũ làng xưa không?
Cô Hai Túy Ngọc bảo:
- Để làm chi hả anh? Tía má kiếp trước của em đã mãn phần rồi. Về nhắc chuyện cũ, những người bà con kiếp trước chưa chắc tin, mà nếu họ tin thì chuyện sẽ đổ bể ra, gây ồn ào. Chắc họ hàng cũ chẳng ai muốn nhắc lại chuyện tự vận của em hồi kiếp trước để thiên hạ mai mỉa ông bà Cai tổng Nhung đâu!
Thừa lúc ông Bang biện Hưỡn ra hè đi tiểu, ông Huyện Khải nói nhỏ với ông Năm Tảo:
- Thưa ba, con không muốn cậy chú Bang biện làm mai. Để con cậy vợ chồng thầy giáo cũ của con ở Tam Bình làm mai tốt hơn vì họ biết tu nhơn tích đức. Con cũng mời hai bác con đứng vai chủ hôn cho tiện.
Khi thấy ông Bang biện trở vào, ông Huyện Khải vụt xoay qua chuyện khác. Vừa lúc đó bà Năm Tảo bước ra trung đường mời khách dùng bữa. Ông Huyện yêu cầu bà Năm cùng hai cô Túy ngồi chung bàn vì đây là bữa ăn đặc biệt. Bà Năm và hai cô Túy đành chiều lòng ông.
Trong bữa ăn, ông Huyện Khải nhận thấy hai cô mỗi người một vẻ. Hai chị em gợi nên cái đẹp của bông bụp và bóng lồng đèn, không bông nào trội hơn bông nào. Cả hai như chim hoàng oanh và chim bạch yến, không chim nào kém chim nào...
Vào sáng hôm nọ, ông Bang biện Huỡn hẹn với ông Hương Bộ Lạc ra sở trước bạ để ký giấy bán đất và ghi sổ hộ điền tên chủ nhơn mới miếng đất. Sau đó, ông bang biện Hưỡn đóng bách phân cho miếng đất sở hữu mới của mình. Nhìn ông Hương bộ Lạc nước mắt doanh tròng. ông Bang biện giả nhơn giả nghĩa:
- Xin anh Hương bộ hạc chớ buồn. Tui dầu có kẹt tiền, giúp anh mua miếng đất đó kể cũng quá sức tui rồi! Anh chị còn khỏe mạnh, các cháu đã lớn khôn, người còn thì của còn.
Rồi ông ỡm ờ:
- Tui nghe nói chồng cô Ba Tính đau ốm sao đó mà nhắm mắt xuôi tay quá sớm, để cho cổ cù bơ cù bất trong cảnh góa bụa như vậy anh?
Cô Ba Tính là em kế ông Hương bộ Lạc, lấy chồng người Triều Châu có hai mẫu đất trồng rẫy. Tháng vừa rồi, anh ta bị mụn bạc đầu trên mặt, không gặp thầy gặp thuốc giỏi nên phải chết tức tưởi, để lại người vợ trẻ mang thai ba tháng và hai đứa con trai tuổi chưa lên mười. Ông bang biện Hưỡn nghe vậy ưa lắm, tìm cách "núp gò mối đâm heo" với cô ta, nhưng tánh ông kỳ quặc, ông thích thông dông với thứ đàn bà chửa nhưng chồng còn sống hơn. Đờn bà góa có chửa không kích thích ông nhiều bằng. Theo ông, còn gì thích cho bằng vừa tráng men đứa hài nhi vừa cặm một cặp sừng cong vút lên đầu thăng tía bạc phước của ông:
- Mầy liệu lời mà nói với Cai tuần Hạp. Nếu nó bằng lòng thì tao sẽ thưởng cho con vợ nó chiếc kiềng chạm bằng vàng nặng một lượng, lại để cho nó tiếp tục làm mướn hai dãy ruộng như cũ. Còn bằng không thì sau mùa gặt, nó hãy giở chòi, tuốt mùng bỏ vô thúng rồi vợ chồng cùng xuống ghe đền xứ khác mướn ruộng làm ăn.
Hơm qua ông Bang biện Hưỡn đả ăn nằm với thím Bảy Bảnh. Y thị bị cậu Hai Luyện đem tiến bạc và cái mã hào huê dủa dân tỉnh thành ra dụ dỗ. Thiệt tình cậu khác tính cha ở chỗ rất sợ ăn nằm với đờn bà chửa. Cậu ưa phá trinh con gái hơn. Cậu chỉ giống tánh cha thích ăn nằm với đàn bà có chồng. Thím Bảy trắng trẻo, mình dây, cặp giò dài, cặp mông tròn hoay, bộ ngực cao và săn chắc, cặp mắt thiệt lẳng, cặp môi thiệt tươi. Uổng cho thím lấy nhắm ông chồng thiệt thà, chỉ biết lo làm ăn, lo cưng vợ mà không biết đua đòi cách sống hào huê.
Cậu Hai Luyện gặp thím như mèo gặp mỡ, như rồng gặp nây, chinh phục thím tuy khó khăn nhưng rồi nước chảy hoài thì đá cũng hao mòn. Không phải thím sợ chồng hành hung, mà thím chỉ ngại việc tằng tịu của thím đổ vể ra thì bà Bang biện Hưỡn sẽ lấy đất lại, không cho chồng thím làm tá điền nữa. Năm ngoái, chú Bảy Bảnh bỏ nghề làm ruộng mướn ở An Hương, về cất chòi ơ Cái Sơn Bé, mở quán bán trà huế và hàng xén như gạo củi, than, dầu lửa, nước mắm, kim chỉ kẹo bánh... Cạu Hai Luyện đi chùa Sơn Thắng để ve vãn các cô đi chùa dưng hương ngầy rằm, tình cờ gặp chỗ dung thân mới của vợ chồng người t á điền cũ. Nhờ ở trong quán tối ngày nên da dẻ thím Bả hồng hào. Tuy thím mặc quần áo vải bô, hai bàn chơn to phè nhưng cậu đã thấy trong cái đẹp thiên chơn ấy một ngọn lửa kích dục hào hứng. Cậu tìm cách ve vãn, hứa cho thím một chiếc vòng cẩm thạch và một sợi dây chuyền vàng. Chiếc vòng tặng chỉ là chiếc vòng mã não tuy xanh lặt lìa nhưng ửng ánh vàng nghệ. Còn sợi dây chuyền tặng bằng vàng tám, miếng mề đay hình trái tim nhỏ xíu chớ không phải là sợi dây chuyền bằng vàng mưới, miếng mề đay lớn cỡ đồng xu lá bài in hình chữ phước như thím hằng ao ước.
Tuy nhiên, người đàn bà quê mùa kia một khi đã sa chơn vào chuyện phong tình nguyệt trái rồi thì đâm ra ghiền cái mùi đờn ông thị thành. Chồng thím dù có tinh lựa như sói cọp nhưng vẫn là kẻ quê mùa, không rành chuyện gối chăn. Khi cậu Hai Luyện ngỏ ý đưa thím cho cha cậu hú hí một đêm thì thím làm mặt giận. Ông Bang biện tuổi tuy năm mười mà da mặc chưa dùn, thân vóc còn dẻo, tóc chỉ điểm vài sợi hoa râm. Vả lại mặt mày ông cũng khá khôi ngô. Đã lỡ hư thì thím cho hư luôn. Khi ông Bang biện nhét vào tay ghím chiếc cà rá cẩm thạch cắt hình hột dưa thì thím chịu tiếp ông ở cái tổ quỉ của cậu Hai bên cầu Kinh Cụt..
Sau khi hú hí đã đời với thím Bảy Hành, hai cha con theo đuổi mục đích riêng. Cậu Hai Luyện chuẩn bị đi Mỹ An để đo đất và cậu đã sai thằng tớ trai tâm phúc tên Yêm dò la kiếm gái trinh, mặt xinh đẹp để cậu dụ dỗ. Còn ông Bang biện Hưỡn thì muốn mua bộ divan bằng gỗ cảm lai đã giồi bóng lộn. Bộ divan đó mà đặt trong cái tổ quỉ của thằng con trời biển của ông, để ông đưa vợ Cai tuần Hạp lên nằm và "núp gò mối đâm heo" thì thập phần khoái lạc! May mắn thay, chủ bộ divan là thầy giáo Lạc. Thầy đang gặp nhiều sự bối rối trong gia đình: mẹ thầy bị xơ gan phải nằm nhà thương ba tháng, vợ thầy sanh đôi, đứa em gái bị úp hụi... Ông Bang biện Hưỡn liền làm trành làm tréo mua rẻ món danh mộc kia.
Khi mấy người lực điền thân tín đật chiếc divan vào trong tổ quỉ thì ông Bang biện Hưỡn leo lên nằm ngủ trưa. Vì tiết tiết viêm nhiệt, ông không trải chiếu, chỉ kê chiếc gối lên đầu rồi mình trần, nằm lăn trên mặt gỗ bóng loáng để nghe cái mát rượi từ mặt gỗ thấm vào châu thân. Căn nhà đã đóng kín cửa, chìm trong bóng mờ xóm nhạt. Thần trí ông lún dần vào cơn nửa thức nửa ngủ, nhưng ông vẫn nghe rõ tiếng gà gáy trong xóm gáy te te, tiếng chó sủa ăng ẳng... Tay chân ông bỗng nặng chĩu như dán xuống mặt gỗ, như bị từng tảng đá nặng đè lên. Máu huyết ông dần dà như biến thành keo đặc sệt, khó thể lưu thông. Tâm trí ông chìm vào từng giấc ngủ lụn vụn, nhưng khi tan giấc, ông vẫn không thể mở mắt để thoát khỏi trạng thái lơ mờ nặng nề kia. Vía ông lúc đó bình bồng trôi dạt vào một vùng lầy lụa nhì nhằng như trong chiếc lưới ướt nước. Ông thét thật lớn, nhưng tiếng thét chỉ dội vào vào thần trí mỏi mệt của ông chớ không thể vọng ra cõi ngoài. Một tia sáng vắt qua óc ông: Hay là mình bị mộc đè? Ông già bà cả ở thôn quê thường bảo rằng thứ cây đóng ván giương nếu có con vật gì nằm chết trên đó thường gây cho người nằm ngủ chứng mộc đè. Kẻ nào xẻ gỡ quan tài làm bộ ván ngủ là vô tình nuôi vong hồn cho bộ ván ấy. Loại gỗ của những cây sống trên nửa thề kỷ, đã thành tinh thành yêu, cũng gây tình trạng mộc đè như gỗ đóng quan tài hay gỗ có vật chết trên đó.
Khi ông Bang biện Huỡn nghĩ tới đây thì một khuôn mặt già, da nhăn nheo, mốc mốc như vỏ cây lâu đời đóng men, tóc trắng như bún tàu, áp kề khuôn mặt ông. Bà già le cái lưỡi đỏ lòm, hả họng tác hoác la lờn:
- Thằng ôn dịch! Sao mầy mua thân tao về đây để cha con bay rước pbụ nữ về hành lạc? Tao nói cho mầy biết, tao là con tinh cây cẩm lai. Số tao phải tới một trăm năm mới mãn, ai dè thằng Tây kiểm lâm đốn tao, cưa từng đoạn xẻ gỗ đóng tủ, đóng đi- quăng. Tao chết tức tưởi, hồn phách không tan nên nương theo khúc gốc là khúc xẻ ra đóng đi- quăng nầy. Bây mà làm ô uế thân tao, tao sẽ vặn họng hai tía con cho tới trặc ổ mới đã nư tao!
Tới đây ông Bang biện Hưỡn tỉnh giấc mộng giữa ngày, mồ hôi tháo ra như tắm. Suốt khoảng ngày còn lại hôm đó, ông cứ bần thần suy nghĩ. Theo như lời thầy giáo Lạc kể lại thì thầy đã mua bộ divan này hối hai năm trước. Thầy kê nó trong pòng đọc sách và không có hiện tượng gì xảy ra. Giờ đây, ông chỉ mới đặt lưng trên divan có một lần mà đã gặp thần cây về hăm dọa. Hay là mình chỉ chiêm bao quàng xiên? Chi bằng đợi thằng quí tử về, để nó nằm vài keo thì sẽ rõ hư thực!
Cuối tuần, cậu Hai Luyện từ Mỹ An quá giang ghe lúa về nhà. Bà Bang biện Hưỡn và hai cô Cẩm vẫn chưa về tới. Nhà chỉ có ông bà Năm Đặng trông coi mọi việc. Ông bang Biện Hưỡn ngỏ ý với bà Năm Đặng:
- Thằng Hai về nghỉ cuối tuần, đì nên làm bữa ăn đặc biệt đặng ối nay tía con tui cụng ly với dượng Năm.
Bà Năm iền xách giỏ đi chợ mua thịt cá, tôm cua. Cậu Hai Luyện một khi về thành phố như rồng gặp mây, lân gặp pháo. Cậu đến thăm các có gái chịu chơi trong tỉnh trước khi về nhà dùng cơm trưa với cha và dì dượng. Sau đó, cậu lơn tơn thả bộ ra tiệm may của cô Bảy Cẩm Thạch ở hông nhà lồng chợ. Cô nầy vốn là nhơn tình cũ của cậu, từ khi hóa chồng cứ thậm thụt ăn nằm với cậu hoài.
Vừa thấy cậu, cô ré lên rủa:
- Mắc dịch mắc gió thằng cha đoản hầu nầy! Từ cả tháng nay, thằng chả chui rúc ở lỗ nẻ nào mà biệt tăm biệt dạng vậy cà? Hôm nay thằng chả tới đây, chắc gió bào sắp thổi tới thành phố nầy chớ chẳng không!
Cậu Hai Luyện bãi buôi:
- Mạnh giỏi, em Bảy! Bấy lâu nay qua bận việc nhà nước nên lột lạt tình em, chớ thiệt ra lòng dạ qua trước sao sau vậy!
Cô Bảy hôm nay bận bộ đồ xẩm bằng lục cẩm châu, lai áo lai quần thêu bông bằng chỉ ngũ sắc. Tóc cô đánh bím con rít rồi bới thành cái bánh tiêu bự chèm bẹp sau ót. Cô đeo sưu bộ cẩm thạch xanh lặt lia gồm đôi vòng tay, đôi bông tai, xâu chuổi hột, cà rá, trâm giắt búi tóc. Tên thiệt của cô là Bảy Thành nhưng vì cô ưa đeo cẩm thạch nên mới có tên Bảy Cẩm Thạch như vậy. Tiệm cô chuyên may y phục phụ nữ lẫn áo đầm cho mấy đứa con gái nhỏ.
Cô Bảy Cẩm Thạch chúm chím miệng cười, long lanh sóng mắt, lẳng sao mà lẳng nhức nhối, ác ôn! Cô trề môi:
- Anh là chúa xạo, lòng dạ quanh co khúc mắc, ai mà dò đặng lòng anh! Anh thắm chỗ nào, phai chỗ nào, lợt lạt lúc nào sao em biết đặng! Lâu lâu em phải xóc miểng sành của anh, anh mới động tâm tới đây.
Cô buông chiếc kéo xuống bàn cắt, xếp khúc lụa màu xanh da trời bỏ vô hộc tủ rồi rót trà mời cậu Hai Luyện. Cậu vào đề ngay:
- Xế nay em có rảnh không?
Cô Bảy lắc đầu liếc vế hai cô thợ may:
- Em phải coi tiệm chiều tối mới rảnh.
Cậu Hai Luyện kèo nài:
- Em không thu xếp để có đôi chút thời giờ sống cho... đôi ta hay sao? Đi xa, anh nhớ thành phố này có một, nhớ em tới mười, tới trăm lận!
Cô Bảy Cẩm Thạch thò bàn tay trắng trẻo mịn màng vả vô miệng tình nhơn một cái chách, rủa:
- Đồ xạo! Đồ yêu lồi! Đờn bà con gái bị cái miệng tía dốc của anh mà có ngày chửa hoang đẻ lạnh chớ không chơi! Để em lên lầu dặn con em kế vài việc rồi sẽ đi chơi với anh.
Cô Thám Thiệt, em kế cô Bảy Cẩm Thạch, đang nằm đọc báo. Cô được bạn bè gọi là cô Tám Cẩm Vân vì chẳng những cô thích đeo cẩm thạch mà còn ưa bận áo dài bằng cẩm vân màu tím than khi đi ra ngoài mua sắm. Cô Tám cũng là gái chịu chơi nhưng ưa cặp xách với ông Tây như quan chánh tham biện, quan cò- mi, ông chủ đề- bô nước đá nước ngọt, ông biện lý. Vừa thấy chị mặt mày hớn hở, cô hỏi liền:
- Thằng kép mắc dịch nào đến thỉnh chị đó?
Cô Bảy Cẩm Thạch cười:
- Quan Kinh lý Luyện chớ ai!
Cô Cẩm Vân xí dài một tiếng:
- Quan (hoan) đàng chi địa đó mà! Thằng cha đó keo kiệt rít róng, đi chơi với nó mật thì giờ, rồi nằm ngữa cho nó chơi càng uổng công uổng sức. Cái tướng mặt của nó lóng rày coi hắc ám lắm đa chị. Thứ môi tro mặt bùn là tướng tàn mạt, phi bần ắc yểu.
Cô Bảy Cẩm Thạch nguýt dài, mắng em:
- Con đĩ hổ mang nầy hễ mở miệng là phun nọc độc tùm lum! Ảnh có cầm vuông tai Phật, yểu mạng sao được!
Cô trút bô áo xẩm bằng lụa cẩm châu, mặc áo dài gấm màu dưa cải, quần sa- teng tuyết nhung đen, dặn em:
- Rán xách đít xuống từng trệt trông coi tiệm giùm tao.
Cả hai cùng bước xuống lầu. Cô Tám lạnh lùng chào cậu Hai Kinh lý Luyện rồi kéo ghế bên bàn ắt để ngồi đọc báo. Cô Bảy Cẩm Thạch cùng cậu bước ra ngoài để đi ăn cơm trưa ở chiếc quán gần chợ cá.
Cô Bảy thỉnh thoảng nhìn lên tình nhơn. Quả thiệt mặt cậu sậm như bùn, môi cậu xám như tro. Cô không rành tướng số, nhưng cô nghĩ rằng sắc diện u ám dường ấy là triệu chứng của một thể chất đang hồi bịnh hoạn.
Sau chẩu cơm chiên căn cặp với gà rô- ti, cả hai cùng leo lên xe kéo về cái tổ quỉ của cậu ở cầu Kinh Cụt. Ở đây bàn ghế ván giường được thằng Xiêm quét dọn từ sáng sớm.
Sau hai hiệp mây giăng mù mịt mưa rớt dầm dề, cô Bảy Cẩm Thạch vụt cảm thấy bào xào xao xuyến với một cảm giác khó hiều. Cô vụt chổi dậy mặc quần áo và bảo tình nhơn:
- Không hiểu tại sao em hồi họp quá, chắc ở tiệm có chuyện gì xảy ra. Thôi để em về. Tối nếu anh rảnh, tới tìm em.
Cậu Hai Luyện vẫn nằm dài thây trên chiếc divan cẩm lai. Cậu thấm mệt vì hai keo ân ái nên chỉ muốn nằm một mình ở đây đánh một giấc trưa, không có con đờn bà nào lằng nhằng vương vấn bên cạnh cậu. Cậu liền nói đẩy đưa:
- Ừ, nếu em cảm thấy bất an thì cứ về.
Mí mặt cậu nặng chĩu. Con lười biếng bạc nhược làm thể xác cậu mềm nhũn. Cô Bảy Cẩm Thạch liếc qua cậu, kín đáo trề môi nguýt háy rồi mở bóp lấy hộp phấn hồng tô lên má, lấy thỏi son thoa cặp môi. Khi cô tang điểm xong thì cậu Hai Luyện đã ngáy lảnh lót. Xời ơi, đờn ông gì mà... thiếu tế nhị. Nó chơi mình xong là lăn kình ra ngủ, không biết ve vuốt mình, không biết ngọt bùi gì ráo! Nó coi mình như con điếm, một món đồ chơi không bằng. Chiều nay mà nó xách đít tới tiệm may, tui sẽ đạp đít nó đuổi ra cửa rồi hốt gạo muối vãi vô nó như đuổi phong long, đuổi tà.
Cô Bảy Cẩm Thạch vùng vằng mở cửa bước ra ngoài, cuộc bộ một khúc đường mới tìm được xe lôi để về nhà.
Trong tổ quỉ, cậu Hai luyện chìm trong giấc ngủ nặng như chì. Tay chơn cậu như đóng đinh vào mặt gỗ. ngực cậu nặng chĩu nhưng cận vẫn ý thức được cậu đang bị mộc đè, chỉ cần có người khua động bên tai là cậu sẽ ra khỏi cơn nửa mê nửa tỉnh đó. Bồng một khuôn mặt đờn bà già nua xấu xí nhăn nheo gớm ghiếc áp gần mặt cậu. Mụ hét:
- Quân dâm dục dắt gái về đây xỏ lỗ làm dơ nhớp thân tao. Tao sẽ vả cho mày trẹo quai hàm.
Cậu Hai Luyện hét lên và tỉnh dậy, nghe đau buốt cả hàm. Cậu bước lại kiếng soi mặt thì thấy một bên cằm mình sưng vù và đỏ ửng, nhưng may miệng cậu không méo và quai hòm không trẹo.
Tuy vậy cậu Hai Luyện chưa tin hẳn mình bị mộc đè, bởi cậu nhiễm Tây Học. luôn nghĩ rằng mình không nên tin dị đoan. Cậu tỉm khăn lau sửa soạn đi tắm, đánh răng, chải đầu. Nhìn vào gương, cậu thấy mặt mình sáng láng, cặp mắt linh hoạt, nụ cười láng ánh men rực rỡ. Ngặt một nỗi vết sưng đang từ màu đỏ ửng chuyển sang màu đỏ bầm pha chút tím tím nên cậu mở chai dầu phong ra thoa lên vết bầm. Cậu diện quần áo mới, quần vải kaki trắng, áo bành tô cũng bằng kaki trắng tra nút hổ phách, giày tây da vàng. Sau đó cậu đóng cửa tổ quỉ, khóa cẩn thận rồi ngoắc xe kéo đến tiệm cô Bảy Cẩm Thạch. Lúc đó cô Tám Cẩm Vân đang coi tiệm. Vừa thấy cậu Hai Luyện, mặt cô ta chù ụ liền. Cậu Hai dả lả:
- Nè em Tám, chẳng hay em Bảy đâu rồi?
Cô Tám Cẩm Vân dấm dẳn:
- Anh đưa mụ chị tui đi ngao du sơn thủy đâu không biết, rồi đành đoạn để mụ về nhà một mình, mặt mày đỏ rần vì lên cơn sốt. Bây giờ mụ nằm trùm mền nắm trên lầu. Tui có sai con ở rước thầy y tá ở dãy phố trên Cầu lộ, chích cho mủ hai mũi thuốc, vậy mà cơn nóng sốt chưa chịu hạ xuống.
Cậu Hai Luyện năn nỉ:
- Cho anh lên thăm chị Bảy em một chút.
Cô Tá, Cẩm Vân nguýt cậu Hai một cái dài sộc rồi cắm cúi đơm nút kết khuy. Cậu Hai Luyện xững vững bước lên lầu, lòng ngổn ngang những cảm nghĩ khó chịu. Cái divan cẩm lai gieo vào ý nghĩ cậu những ám ảnh lờ mờ trên suốt đường từ tổ quỉ đến đây, bỗng dưng làm cậu cảm thấy tay chơn mình lạnh ngắt vì sợ hãi.
Cô Bảy Cầm Thạch đang nằm thiêm thiếp trên giường, chiếc mền nỉ đỏ kéo tới cổ. Cậu Hai Luyện rón rén bước lại giường, đặt tay lên trán cô. Chà chà, bịnh này không nhẹ đâu! Cơn sốt đang lên cao nên mặt mũi y thị đỏ như say rượu. Cô Bảy Cẩm Thạch mở mắt ra, mệt nhọc bảo:
- Em vừa ngủ một giấc ngắn. Trong chiêm bao em thấy một mụ già cùng hung cực ác đến hăm he em rằng: "Mầy và thằng quỉ dâm cục kia dám lên thân tao bày chuyện gió trăng, tao sẽ hành cho mầy bị huyết trắng hoặc sa tử cung cho đã tức". Khi tỉnh dậy, em ớn lạnh khắp mình mẩy, sẵn cảm gió say nắng, em phát bịnh rồi anh ạ.
Cậu Hai Kinh Lý nói át:
- Hồi sáng trời mưa, giờ nắng lên chói chan, cho nên khí độc từ đất xông lên nghi ngút. Ai mà sẵn nhược chất liễu bồ như em dễ bị cảm cúm lắm! Hễ lúc đau ốm, người ta thường nằm mê man, gặp toàn ác mộng. Hơi đâu mà em thắc mắc cho mệt!
Miệng cậu tuy nói cứng, nhưng lòng cậu đã bắt đầu dao động. Cậu quanh quẩn bên cô Bảy thêm một chặp nữa rồi mới kiếu từ ra về. Cậu nghĩ mình phải thú thiệt cùng cha, bán cái divan ác ôn đó đi.
Ra khỏi tiệm may, cậu Hai luyện thấy trời uôi uôi nắng nên thả bộ rề rề về nhà. Khi tới nơi sở Công Chánh, cậu gặp chiếc xe hơi Renault chạy chầm chậm về phía ngược chiều. Chiếc xe bỗng ngừng lại bên lề đường, một người đàn ông tuổi cỡ ngoài ba mươi mặc Âu phục bước xuống
gọi:
- Cậu Luyện đó hả? Anh Ba đây!
Cậu Hai Luyện mừng rỡ:
- Ủa, anh Ba! Anh lên đây hồi nào?
- Hồi sáng, anh có qua thăm chú thím Bang biện ở Cầu Đào.
Nguyên ngưởi đàn ông nầy vốn là chồng của người chị con nhà bác của cậu Luyện. Ông ta tên là Nguyễn Văn Khải, gốc người quẫn Tam Bình. Cha của ông trước kia làm Biện cho thầy Cai tổng Nhung. Sau đó, gia đình thầy biện Nguyễn Văn Khảo đem gia đình về ở gần xóm Khương Hữu Phụng. Nghe nói giữa cậu Khải và cô Minh Ngọc, trưởng nữ của thầy Cai tổng Nhung có tư ước tư tình với nhau. Vộ chồng thầy Cai tổng chê gia đình chú Biện Khảo thấp thỏi hơn mình nên tìm cách chặt đứt mối tình giữa con gái cưng và anh học trò nghèo tên Khải. Thầy hách dịch bảo chú Biện:
- Mầy muốn làm suôi với tao thì gắng mà làm giàu, gắng chạy chọt quan trên để làm thầy bang. Tao không thích suôi của tao được thiên hạ kêu bằng chú biện trơn lu. Thầy cai tổng phải làm suôi với thầy bang biện mới xứng!
Cô Minh Ngọc thất vọng quá, mua á phiện trộn giấm thanh tự tử, sau khi gửi bức thư tuyệt nạng cho tình quân. Cậu Khải đau khổ muốn phát điên, bỏ nhà đi lang thang một dạo. Sau đó cậu được ngưới bác ruột có cửa tiệm bán đèn măng- sông, dàn hát máy và dĩa hát ở Sài gòn nuôi ăn học thành tài, lần hồi lên tới tri huyện. Sáu năm trước, ông Khải kết hôn với cô Ba Kim Chưởng, con gái ông Cai tổng Chất. Ông nầy là anh một cha khác mẹ với ông Bang biện Hưỡn. Tuy nhiên cuộc hôn nhơn đó không đem lại hạnh phúc cho đôi bên. Cô Ba ít lầu sau từ trần vì bịnh lao. Tứ đó ông Huyện Khải không nghĩ tới việc tục huyền nữa. Hiện giờ ông được bổ về làm việc ở huyện Tiểu Cần thuộc tỉnh Trà Vinh.
Cậu Hai Luyện mừng rỡ:
- Nè anh Ba, chốc nữa anh có về nhà tía em không? Hay là anh về thẳng Tiểu Cần?
Ông Huyện Khải trả lời:
- Sáng mốt anh mới về Tiểu Cần. Anh lên Vĩnh Long để lo vài ba việc. Chú Bang biện giữ anh ở Cầu Đào chớ không cho anh ở chỗ nào khác.
Cậu Hai nói xuôi:
- Thôi để em về Cầu Đào trước. Lÿt nữa anh em mình mặc sức cụng ly và hàn huyên với nhau.
Quanh mâm cơm chiều hôm đó, cậu Hai Luyện thuật cho cha và ông huyện Khải nghe quái trạng về chiếc divan cẩm lai. Ông Bang biện Hưỡn cũng kể cho con và cháu rể nghe giấc chiêm bao vào hôm ông ngủ trưa lần đầu tiên trên chiếc divan ấy. Ông Huyện Khải khuyên:
- Vậy thì nên đốt cái divan đó đi, để cho tinh linh cây cẩm lai được siêu sanh.
Ông Bang biện Hưỡn lắc đầu:
- Cháu đừng nghĩ vậy. Để rồi chú tìm cách bán rẻ cho kẻ thích xài bàn ghế xưa.
Ông Huyện Khải chỉ cười cười không nói gì thêm. Sau cùng, ông tỏ thiệt với cha con ông Bang biện Hưỡn:
- Cháu lên đây cũng có chút việc. Số là người em bà con nhà chú của cháu mấy năm gần đây được bác sĩ cho biết nó có triệu chứng bị bịnh cùi. Tía má nó sợ nó bị nhà nước bắt vô trại cùi ở cù lao Rồng gần chợ Mỹ Tho. Cháu có nghe ông Năm Tảo ở gần đây là tay thần y, biết đâu nhờ ổng điều trị mà bịnh nan y được thuyên giảm chăng!
Cậu Hai Luyện chắc lưỡi:
- Coi bộ khó đó đa! Bịnh lao, bịnh cùi là bịnh ngặt. Đông y Tây y đều bó tay, anh quên rồi sao?
Ông Huyện Khải chẩm rãi:
- Biết vậy, nhưng bịnh nó chưa phát tác, vậy thì mình cũng nên hy vọng chút ít chớ. Vả lại ngành Đông y đôi khi đôi khi cũng trị được bịnh lao, bịnh cùi vậy. Bộ em chưa coi tuồng hát bội Kim Thạch kỳ duyên của nhà chí sĩ Bùi Hữu Nghĩa hay sao? Chàng Kim Ngọc được ông thầy thuốc Thạch Đạo Toàn trị dứt bịnh cùi để sau nầy đi đánh giặc lập công, được vua phong vương tước đó. Em nên nhớ cụ Bùi Hữu Nghĩa thông hiểu y lý cũng như nho y Nguyễn Đình Chiểu vậy.
Ông Bang biện Hưỡn đề nghị:
- Ừ, cứ cho người em nhà chú của cháu đến đây trị cầu may. Phải kiếm nhà cho y ta ở vì bịnh cùi phải được điều trị qua năm nầy tháng nọ, chớ không phải chỉ trị một vài ngày đâu.
Ông Huyện Khải tán thành:
- Lời chú bàn rất hiệp ý cháu. Nhưng làm sao kiếm nhà choa thằng em cháu ở đây?
Ông Bang biện có vẽ suy nghĩ:
- Ở xóm Chuồng Gà có túp nhà lá của bà Bảy Lực bỏ hoang từ một năm nay. Bả dời ra Cầu Dài để mở vựa mắm. Để rồi chú tính cho cháu.
Nói tới đây, ông Bang biện thầm tính trong bụng, sau khi sửa chữa túp nhà lá cho người em con nhà chú của ông Huyện Khải, ông sẽ gạ gẫm đương sự bán tống chiếc divan ác ôn kia đi.
Cơm nước xong, chị bếp lo nấu cháo gà và ché thưng để các tay binh xập xám và xoa mạt chược ăn giải lao lúc khuya. Ông Bang biện Hưỡn hỏi cháu rể:
- Tối nay có mấy tay chơi tới đây chơi bài, cháu có quen tiếng ồn ào không?
Ông Huyện Khải cười gượng. Cậu Hai Kinh lý thấy vậy hiểu ý ông anh rể họ của mình, bèn đề nghị với cha:
- Nếu anh Huyện sợ ồn ào, con sẽ đưa ảnh lên tổ quỉ của cha con mình tên cầu Kinh Cụt. Ở đó yên tĩnh lắm, chỉ sợ anh Huyện gán cái divan ma quỉ vả cái bãi tha ma mộ địa trước cửa đó thôi.
Ông Huyện Khải tươi nét mặt:
- Anh không sợ đâu. Cổ nhân có câu: "đức trọng quỉ thần kinh", em hãy đưa anh tới đó ngủ đêm. Ma quỉ anh không sợ, chỉ sợ tiếng ồn.
Ông Bang biện Hưỡn vui vẻ:
- Được vậy thì tốt lắm! Chú cũng nghĩ rằng tử sanh hữu mạng. Gần nghĩa địa thiếu gì nhà cất san sát. Để chú sai thằng Xiêm đem mùng mền chiếu gối mới thay lớp cũ. Nó sẽ ở đó hủ hỉ với cháu và thằng tài xế. Trước ba người đàn ông nặng bóng vía thì ma nào dám lộng, quỉ nào dám phá?
Ông Huyện Khải ngon lành:
- Ngủ một mình tại đó, cháu cũng chẳng sợ!
Ông Bang biện cười:
- Cứ để thằng Xiêm ở đó phục dịch cháu. Ở đó có nước tắm, có nước mưa để pha trà, pha cà phê.
Vậy là đêm đó ông huyện Khải ngủ ở cầu Kinh Cụt. Ông đành nằm trên chiếc divan cẩm lai. Còn thằng Xiêm và anh tài xế thì ngủ trân giường đồng. Thằng Xiêm xợ bị tía con ông Bang biện Hưỡn trách mắng nên cuốn gối nệm và drap bày trên giường đồng, thay thế bằng chiếc gối rơm và cái chiếu đậu.
Ông Huyện Khải bằng lòng chỗ ngủ đơn giản. Trời nực, được nằm trên mặt cẩm lai bóng láng, ông cảm hấy mát mẻ dễ chịu như nằm trên mặt đá hoa cương. Bên hông nhà, dòng nước từ con kinh Công- xi heo đổ ra kinh Huỳnh Tá rì rào. Thằng Xiêm và anh tài xế rủ nhau ra trước nhà xem đèn ma từ các ngôi mộ bốc ra phất phơ rồi tản mạn trước gió. Thằng Xiêm bảo:
- Coi vậy chớ đèn ma hiền lắm, chẳng hại ai hết.
Con chó ở cuối xóm phía sau đình Tân Giai thỉnh thoảng sủa ăng ẳng. Một chị thương hồ khi chèo ghe qua bến nước sau nhà, cất giọng hò:
Con cá đối nằm trên cối đá
Con cò lửa đứng trước của ló
Ghét anh lòng dạ quanh co
Ngặt em còn tưởng giọng hò dễ thương
Ủa lạ, mấy câu hát nầy hôm nay sao lại trổi lên? Ông Huyện Khải nhớ lại hồi mười tám năm trước, cô Minh Ngọc mỗi khi nằm trên võng để ru thằng cháu kêu bằng dì đi ngủ cũng thường ru bằng mấy câu hát đó. Giờ đây thịt cô đã rã tan, nhưng xương cô còn vùi sâu dưới nắm mộ cẩn đá lục lăng trong cuộc đất hương hỏa của dòng họ cô. Ông cứ mỗi năm đến đó đặt lên một bó bông sen trắng, thắp một nén nhang để tưởng niệm người yêu cũ. Ông bà Cai tổng Nhung đã lần lượt qua đời hồi bảy năm trước. Con trưởng ông là thầy Hương quản Gấm vẫn còn ở chăm nom ngôi nhà thừa tự, bề sinh sống cũng khá vững vàng.
Ông Huyện Khải lẩm nhẩm đọc lại bức thư tuyệt mạng của cô Minh Ngọc mà ông đã thuộc làu từ mười tám năm qua. Ông khe khẽ ngâm lại hai câu thơ trong bức thư nầy::
Tái sanh bướm lại gặp hoa
Thề xưa hẹm cũ ai mà dám quên!
Ôi, trời đất mênh mông, nẻo u minh xa lắc, càn khôn vũ trụ tối mờ, làm sao ông dám tin tưởng sẽ có ngày tái ngộ với người yêu?
Khi trống điểm canh ba, thần trí ông Huyện Khải mới chìm dần vào giấc ngủ. Bỗng dưng ông thấy mình đứng giữa căn nhà lợp lá cũ của tía má ông hồi mười tám năm về trước. Nhà đó đã bị giỡ từ lâu, mười công đất cũ của chú Biện Khảo cũng đã bán mất. Một bà già mặt mũi nhăn heo dữ tợn đến gần ông. Ông chợt lùi lại vì ánh hung quang từ cặp mắt bà ta làm dạ ông bồn chồn. Bà già liền trấn an:
- Quan huyện chớ sợ! Tui là con tinh già của cây cẩm lai trên rừng Xuân Lộc. Thân tui bị đốn, bị cưa xẻ làm bàn, làm tủ, làm bộ "đi- quăng" chân quỳ mà quan huyện đang nắm đó. Bởi khúc làm "đi- quăng" nầy là khúc gốc nên hồn tui cứ theo bộ "di- quăng" hoài hoài. Ai là kẻ tu nhân tích đức, ai là người quân tử hiền nhơn, ai là bực trinh liệt tiết tháo mà nằm trên "đi- quăng" thì hồn tui sớm được đấu thai vào cảnh giới tốt. Ngặt là bọn cường hào ác bá như tên Bang biện Hưỡn, phường tham dâm háo sắc như thằng con hắn cứ đem gái về hành lạc trên mình tui thì làm sao hồn tui sớm đi đầu thai cho được! Nay gặp được người làm quan thanh liêm như quan đây, tui mới hiện hồn trong giấc chiêm bao của quan để thổ lộ vài điều. Xin quan bỏ tiền ra mua chiếc "đi- quăng" rồi đặt vào nhà người em con nhà chú đang mắc bịnh cùi của quan. Ông ta tuy mang bệnh nan y nhưng là kẻ minh tâm kiến tánh, biết trọng Phật kính tăng. Có vậy tui sẽ phò hộ ổng để bịnh ngặt có cơ hội chữa lành. Mà tui cũng có cơ hội rời cõi trần gian uế trược nầy để thác sanh vào cõi trời Tứ Thiên Vương làm cây quỳnh trổ bông ngũ sắc cho chư tiên cúng Phật.
Vía ông Huyện Khải bảo:
- Nếu bà có lòng chỉ dạy như vậy thì lẽ nào tôi chẳng vưng lời!
Hồn con tinh cây cẩm lai lại nói thêm:
- Luôn tiện đây, tui báo cho quan rõ: Hồn tôi đêm nay sẽ đưa vía quan tới nơi cư ngụ cũ để chỉ cho quan thấy ở góc nhà cũ, tức là trong bụi cây mua hoa tím, chủ đất bốn đời trước có chôn một hũ vàng ngọc. Quan hãy tìm cách mua lại đất cũ và moi hũ lên, lấy cặp vòng cẩm thạch trong hũ làm sính lễ cưới vợ.
Ông huyện Khải lắc đầu:
- Nếu tôi đào được hũ châu báu đó thì tôi phải tìm con cháu chủ cũ đặng giao trả lại, lẽ nào tôi hưởng của phi nghĩa cho đành!
Bà già cười:
- Tui biết cái tâm quang minh chính đại của quan lắm, nhưng xin quan yên lòng! Bởi người chủ cũ là thứ cường hào ác bá, tánh bòn tro đãi trấu, rút rỉa của cải dân lành để sắm vàng ngọc, cho nên khi họ chết đi thì con cháu tứ tán mai một dần dần. Đôi vàng ngọc cũng là của tổ tiên quan bị họ tròng tréo để mua rẻ. Giờ đôi vòng đó trở lại tay quan là theo lẽ Hiệp Phố hườn châu chớ có gì lạ! Còn các món vàng ngọc châu báu khác thì quan muốn cho ai tùy ý!
Ông Huyện Khải lại hỏi:
- Bà biết nơi nào để tôi chọn người phối ngẫu không?
Bà già cười thiệt tươi:
- Sáng mai đây quan sẽ rõ người đó là ai. Vốn là hậu thân của cố nhơn quan, tức là cô Trịnh Thị Minh Ngọc đầu thai chớ không ai xa lạ đâu!
Bà già biến mất. Ông Huyện Khải giựt mình thức giấc thì trời đã sáng trắng. Ngoài đường có tiếng bạn hàng bán rau cải, cá mắm, bánh trái lui tới rộn ràng. Thằng Xiêm ân cần:
- Mời quan lớn rửa mặt rồi về nhà ông Bang biện dùng điểm tâm.
Ông Huyện Khải:
- Vậy chớ cậu Hai Kinh lý có còn ở Cầu Đào hay đi Mỹ An rồi?
Thằng Xiêm lễ phép:
- Thưa quan lớn, cậu Hai con chiều tối mới đi ghe buồm về Mỹ An. Sáng nay cậu con đi thăm người quen rồi sẽ về dùng cơm trưa với quan lớn và cả nhà.
Ông Huyện Khải bước ra nhà sau thì thấy có thau nước đặt trên cái chạc ba chân dưới gốc cây kế. Gần đó có chiếc sào tre vắt chiếc khăn lông trắng tinh. Bên cạnh, trên chiếc băng xi- măng, anh tài xế đã đặt sẵn cái hộp đựng đồ cạo râu, dầu thơm, bàn chải chà răng, phấn đánh răng hiệu Kool, gương lược...
Sau khi làm xong thủ tục buổi sáng, ông HuyệnKhải cầm hai tờ giấy một đồng đưa cho người tài xế, dặn:
- Em cầm tiền ăn sáng và ăn cơm trưa. Trước hết, hãy đưa tôi và cháu Xiêm đây về Cầu Đào rồi hẵng đi tiệm nước. Ăn điểm tâm xong, nhớ trở lại Cầu Đào nghe!
Tại nhà ông Bang biện Hưỡn, sau khi cùng tía con ông ngồi và bàn điểm tâm, ông Huyện Khải dặn:
- Sáng nay nếu có rảnh, chú đưa cháu đến nhà ông Năm Tảo, luôn tiện chú dắt cháu tới nhà bà Bảy Lược để thuê nhà và sửa sang cho tươm tất.
Ông Bang biện rót cà phê vào tách ông Huyện Khải:
- Nhà đó ở khít bên cạnh nhà anh chị Năm Tảo, cách cái hàng rào bằng cây trà tươi. Chuyện thuê nhà cũng dễ thôi vì bà Bảy Lược hiện giờ dời về xóm Cầu Dài, gần chùa Bà thờ đức Thiên Hậu mà dân vùng nầy gọi là chùa Minh Hương. Sở dĩ nhà đó không ai thuê vì xóm Chuồng Gà có nhiều mồ mả, thiên hạ ngại cư ngụ ở vùng lảng vảng bóng âm hồn.
Bữa điểm tâm thịnh soạn với món bánh canh bột gạo nấu tôm cua, món xôi lục xưởng, cà phê, trà... Sau đó ông Bang biện Hưỡn rủ ông Huyện Khải đến nhà bà Bảy Lược trước khi đến nhà ông Năm Tảo. Cuộc ngã giá cũng dễ dàng. Bà Bảy Lực cần hai chục đồng để tu bổ mái lợp lá xé, vÿch ván, làm cỏ sân trước và hai bên hè. Ông Huyện Khải móc bóp lấy hai tấm giấy hai chục đồng in hình con công đưa ông Bang biện và ông đến xóm Chuồng Gà để viếng ông bà Năm Tảo.
May mắn làm sao, sáng hôm đó ông Năm Tảo có nhà. Ông đang o bế mấy chậu cây kiểng và hòn non bộ trong sân. Còn bà thì đang bày cối để giã gạo bên hè. Thấy khách sang tới, bà Năm Tảo tạm dẹp chày cối vào nhà sau, òn ông Năm thì mời khách bước vào trung đường uống trà.
Ông Bang biện Hưỡn liền nói ngay mục đích chánh cuộc thăm viếng của chú cháu ông. Ông Năm Tảo lắng tai chăm chú nghe, rồi quay vào trong gọi:
- Con Hai đâu? Mau pha trà đem ra đây để chào bác Bang biện cùng quan lớn.
Bên trong có tiếng dạ thiệt ngọt ngào thanh tao. Ông Năm Tảo trầm ngâm:
- Quả thiệt là bịnh nan y đó. Tuy nhiên tui cũng cần xem mạch, xem sắc diện bịnh nhơn mới biết được phải dùng y phương nào, trị liệu nào. Còn ngôi nhà chị Bảy Lược cũng chẳn hư hao gì nhiều vì chị Bảy mới dọn về Cầu Dài chừng một năm thôi. Lát nữa tui sẽ đưa quan lớn tới viếng coi cái mặt tiền và khu đất chung quanh.
Ông Huyện Khải lộ vẻ buồn:
- Chẳng dấu gì bác Năm, thằng em tui là dân ăn học, có tương lai hứa hẹn vì nó đậu bằng bác vật canh nông ở bên Tây. Nay nó vướng bịnh ngặt thì kể như cuộc đời nó gãy đổ ráo trọi. Mong bác tìm tòi sách vở tham cứu cách trị liệu để cứu vớt nó.
Ông Năm Tảo trầm ngâm:
- Thì mình cứ hết sức mình. Trị lành bịnh hay không vẫn so sức trời. Nhưng ông bà mình cũng có khuyên đôi khi nhơn định thắng thiên mạng như thường.
Cô Hai Túy Ngọc bưng trà ra. Vì khách sang tới nhà nên cô vâng lời mẹ, mặc áo dài, mang giày nhung và chọn bộ ấm chén Vương Khải trân ngoạn để đãi trà. Cô dạn dĩ, đi đứng khoan thai. Vừa tới bộ trường kỷ mà khách đang ngồi đàm đạo với cha cô, cô cất tiếng chào:
- Kính chào quan lớn! Thưa bác Bang biện tới chơi.
Vừa khi cô Hai đặt khay trà trên chiếc bàn dài bằng cẩm lai giữa hai chiếc trừng kỷ thì ông Huyện Khải ngó cô lom lom, mặt trắng bệch bạc. Trời ơi, có phải cô Trịnh thị Minh Ngọc hiện hồn về đó chăng? Rõ ràng đây là chiếc áo dài bằng lụa bạch Duy Xuyên mà cô Minh Ngọc thường mặc đi chợ. Chu choa ơi, đây là giọng nói, khuôn mặt, dáng đi, điệu đứng của cô Minh Ngọc không sai một nét. Cô Hai Túy Ngọc khi đó cũng nhìn lại ông. Mặt cô xanh dờn, cô lảo đảo gắng gựng dựa lưng vào thân cột gỗ căm- xe để khỏi ngã. Co ôm ngực như chết điếng. Bỗng như do một động lực vô hình xui khiến, cô thều thào:
- Anh Khải! Anh Nguyễn Văn Khải đó phải không?
Cũng bị sức vô hình đẩy tới, ông Huyện Khải đứng dậy bước tới cô, kêu lớn::
- Em Minh Ngọc! Có phải em hay không?
Cô Hai Túy Ngọc la lớn:
- Phải, em là Minh Ngọc, Trịnh thị Minh Ngọc con của thầy Cai tổng Trịnh Văn Nhung ở Tam Bình đây!
Rồi cô xỉu nằm dài. Dù đang ở thời đại nam nũ thọ thọ bất thân nhưng ông Huyện Khải quên tị hiềm, đỡ cô lại bộ ngựa bằng gỗ giáng hương. Bà Năm Tảo và cô Ba Tây Nguyệt ở trong nhà túa ra xức dầu. giựt tóc mai, kêuu cô lai tỉnh. Ông Huyện Khải đứng nhìn, nước mắt như mưa.
Khi hồi tỉnh, cô Hai Túy Ngọc chắp tay thưa:
- Thưa bác Bang biện, thưa tía má, hôm nay vừa thấy mặt ông Huyện đây, con vụt nhớ lại tiền kiếp của con. So là kiếp trước hai đứa tụi con có tư ước với nhau, nhưng duyên nợ không thành nên con tự vận. Trước khi cầm chén thuốc phiện trộn giấm thanh đưa lên miệng, con có cầu Phật trời cho con đầu thai kiếp sau được kết duyên với người tình xưa. Cũng bởi ba má kiếp trước của con bức ngặt con phải lấy thằng chồng dại vì nó là con ông tri phủ Tam Bình nên con quẫn trí lánh nợ đời đó thôi.
Nghe thuật lại mọi sự xảy ra hồi mười tám năm về trước, mọi người đều xửng sốt. Ông Huyện Khải hỏi:
- Em còn nhớ hai câu thơ em viết trong bức thư tuyệt mạng gởi cho anh không?
- Cô Hai Túy Ngọc có vẻ suy nghĩ:
- Anh thử nhắc câu đầu, rồi em sẽ tiếp câu kế:
Ông Huyện Khải đọc:
- Tái sanh bướm lại gặp hoa...
Cô Hai Túy Ngọc tươi cười:
- Thôi em nhớ rồi! Thề xưa, hẹn cũ ai mà dám quên... Có phải vậy không anh?
Ông Huyên Khải mủi lòng quá, nắm tay cô Hai Túy Ngọc và cùng khóc với cô. Trừ ông Bang biện Hưỡn ra, ai cũng giọt vắn giọt dài theo cặp tình nhơn qua suốt hai kiếp được tái hội với nhau.
Ông Huyện Khải nói::
- Ai dè trong cõi minh mông, có ngày anh lại được gặp em, nhưng anh đã già rồi!
Ông Năm Tảo bảo:
- Thưa quan lớn, trông quan lớn chỉ cỡ 30 là cùng.
Ông Huyện Khải thú thật:
- Tôi đã ba mươi tám tuổi rồi!
Cô Hai Túy Ngọc lau nước mắt:
- Anh đừng nói vậy. Dù anh ruổi tới 60 và xấu xí như ông tiên Lý Thiết Quày trong hàng bát tiên đi nữa, em cũng nguyện nâng khăn sửa túi cho anh.
Ông Năm Tảo tán thành:
- Con gái tui phân rất chí lý. Xin quan lớn chớ ngại.
Bà Năm Tảo tiếp lời:
- Chỉ sợ quan lớn chê nhà vợ chồng tui nghèo hèn nên không cưới con gái tui thôi.
Ông Huyện Khải khẳng khái bảo::
- Dù phải từ quan để được cưới con gái ông bà tôi cũng không nề hà. Xin đừng tị hiềm vè giai cấp thấp cao. Cũng tại ba cái giai cấp mà suốt mười tám năm qua tôi tốn bao nhiêu là nước mắt, còn em Ngọc phải chịu vùi dập qua hai kiếp luân hồi!
Lại hỏi về tuổi tác ông bà Năm Tảo, ông Huyện vui vẻ bảo:
- Vậy là ông đây lớn hơn tui 6 tuổi, bà lớn hơn 5 tuổi. Dù sao tui cũng là phận rể, xin kêu ông bà bằng tía má cho phải đạo.
Bà Năm Tảo mau mắn:
- Chùng nào con gái tui trở thành vợ quan lớn sẽ hay. Giờ đây, xin mời ông Bang biện và quan lớn ở lại dùng bữa cơm đạm bạc với vợ chồng tui để đánh dấu ngày tái hiệp này.
Bà quay qua cô Hai Túy Ngọc:
- Con ở hầu chuyện quan lớn cùng bác Bang biện và tía con, để má và em con nấu nướng cũng được.
Bà cùng cô Ba Túy Nguyệt xuống bếp. Bà sai cô Ba qua nhà chị Tám Khéo mua tôm càng, còn bà bắc nước làm vịt.
Ở tại trung đường, ông Huyện Khải yêu cầu ông Bang biện Hưỡn và ông Năm Tảo:
- Xin các bậc tiền bối giữ kín vụ nầy. Nếu mình tiết lộ ra thì thiên hạ bu lại hỏi tới hỏi lui, lôi thôi phiền phức lắm! Mình cứ bị kẻ tò mò quấy nhiễu hoài thì làm ăn gì được!
Ông Bang biện Hưỡn tán thành:
- Cháu nói phải đó.
Co Hai Túy Ngọc cùng ông Huyện Khải nhắc những chuyện quen thân ở Tam Bình ngày trước, nhắc về gia cảnh ông bà Cai tổng Nhung. Cô Hai tỏ ra ngậm ngùi lắm. Ông Huyện Khải hỏi:
- Em muốn về thăm lại xóm cũ làng xưa không?
Cô Hai Túy Ngọc bảo:
- Để làm chi hả anh? Tía má kiếp trước của em đã mãn phần rồi. Về nhắc chuyện cũ, những người bà con kiếp trước chưa chắc tin, mà nếu họ tin thì chuyện sẽ đổ bể ra, gây ồn ào. Chắc họ hàng cũ chẳng ai muốn nhắc lại chuyện tự vận của em hồi kiếp trước để thiên hạ mai mỉa ông bà Cai tổng Nhung đâu!
Thừa lúc ông Bang biện Hưỡn ra hè đi tiểu, ông Huyện Khải nói nhỏ với ông Năm Tảo:
- Thưa ba, con không muốn cậy chú Bang biện làm mai. Để con cậy vợ chồng thầy giáo cũ của con ở Tam Bình làm mai tốt hơn vì họ biết tu nhơn tích đức. Con cũng mời hai bác con đứng vai chủ hôn cho tiện.
Khi thấy ông Bang biện trở vào, ông Huyện Khải vụt xoay qua chuyện khác. Vừa lúc đó bà Năm Tảo bước ra trung đường mời khách dùng bữa. Ông Huyện yêu cầu bà Năm cùng hai cô Túy ngồi chung bàn vì đây là bữa ăn đặc biệt. Bà Năm và hai cô Túy đành chiều lòng ông.
Trong bữa ăn, ông Huyện Khải nhận thấy hai cô mỗi người một vẻ. Hai chị em gợi nên cái đẹp của bông bụp và bóng lồng đèn, không bông nào trội hơn bông nào. Cả hai như chim hoàng oanh và chim bạch yến, không chim nào kém chim nào...
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.