Bắt Đầu Từ Việc Bán Cơm Ở Công Trường
Chương 13:
Tạc Kê Toàn Gia Dũng
28/08/2024
Hộp cơm đã vơi đi phân nửa, nhìn phần thức ăn còn lại có thể đoán được trong hộp có những món gì.
Hộp cơm được chia làm hai ngăn, ngăn to đựng cơm trắng, ngăn nhỏ đựng cải bắp cuộn xào và nửa cái đùi gà.
Từ An lấy trong túi ra một bao thuốc lá hiệu Song Hỉ mua ở tiệm tạp hóa trong làng, rút một điếu đưa cho người đàn ông. Nhân lúc anh ta nhận thuốc, anh liền tranh thủ ngồi xuống bên cạnh.
"Anh gì ơi, anh làm việc ở công trường này à, đãi ngộ ở đây thế nào ạ?"
Người đàn ông ăn nốt hai miếng cơm cuối cùng, cẩn thận gom hết những hạt cơm còn sót lại vào một chỗ, đưa vào miệng, sau đó liếm sạch sẽ đôi đũa, đặt chiếc hộp cơm lên trên một chiếc hộp khác đặt sẵn dưới đất, nhìn chẳng khác nào hộp mới.
"Đãi ngộ cũng được, chứ không tôi lặn lội đường xá xa xôi đến tận đây làm gì."
"Hộp cơm chú vừa ăn là do công trường cung cấp à, nhìn cũng được đấy chứ, lại còn có cả đùi gà nữa."
Người đàn ông khịt mũi khinh thường.
"Cậu nhìn thấy cả đùi gà rồi còn hỏi, chắc chắn không phải cơm công trường rồi. Tôi rong ruổi khắp nơi mười mấy năm nay, làm qua hai ba chục công trường lớn nhỏ gì rồi, chẳng có công trường nào mà cơm cho công nhân lại có thịt miếng to như vậy, lại còn có cả mỡ nữa chứ."
Trong lòng Từ An đã hiểu rõ, nhưng vẫn cố ý hỏi: "Vậy hộp cơm anh vừa ăn là..."
"Kia kìa, nhìn thấy quán cơm Hạnh Phúc đối diện kia không, tôi mua ở đó đấy. Làm công trường toàn việc nặng nhọc, không có tí dầu mỡ thì lấy đâu ra sức mà làm. Dăm bữa nửa tháng cũng phải ăn thịt một bữa, không thì làm sao có sức mà vác hàng."
"Sao anh không vào trong quán ăn, thời tiết nóng nực như thế này, vào quán còn có quạt mát, lại còn được uống canh miễn phí nữa?"
"Nhìn hai cậu là biết ngay chưa từng làm công trường bao giờ." Người đàn ông kẹp điếu thuốc lá đang ngậm trên miệng vào sau tai, sau đó mới nói tiếp: "Hai cậu có biết công trường là như thế nào không? Chỉ cần làm việc một tiếng đồng hồ thôi là quần áo trắng biến thành đen, quần áo đen biến thành trắng, đi đến đâu bụi bay mù mịt đến đấy. Nếu chúng tôi vào quán ăn cơm, chỉ cần hai ba người thôi là ông chủ khỏi cần bán hàng cho ai nữa."
Nói đến đây, người đàn ông bỗng nhiên cười khà khà.
"Tuy là không cho chúng tôi vào quán ăn, nhưng ông chủ sẽ bù cho chúng tôi một hộp cơm trắng. Ngồi ngoài đường ăn mà cũng được thêm một hộp cơm trắng to đùng, chúng tôi đâu có thiệt."
Nhìn nụ cười vừa đắc ý vừa ranh mãnh của người đàn ông, Từ An nhất thời không biết nói gì. Những người công nhân trên công trường, phần lớn đều là những người trung niên thật thà chất phác, cần cù chịu khó. Họ đến từ những vùng quê nghèo khó, bỏ quê hương tha phương cầu thực chỉ mong kiếm thêm được chút tiền.
Còn chuyện bị kỳ thị hay không, họ căn bản không quan tâm. Trong lòng họ, một hộp cơm trắng còn đáng giá hơn cả việc ngồi trong quán ăn có quạt mát.
"Vậy hộp cơm đó giá bao nhiêu tiền một hộp vậy?"
Nghe Từ An hỏi, trên mặt người đàn ông lộ ra vẻ đau lòng.
"Không rẻ đâu, chỉ cần có thịt là tám tệ một hộp."
Sau khi đưa thêm cho người đàn ông một điếu thuốc, hai người đứng dậy rời đi.
Cả buổi chiều, hai người đi đến bốn năm công trường, có công trường không cho vào, công nhân cũng không thèm nói chuyện. Cũng có công trường, công nhân rất nhiệt tình, nghe Từ An hỏi han liền xúm lại, thi nhau kể những gì mình biết.
Sau một hồi tìm hiểu, Từ An cũng nắm được mức giá chung của cơm hộp ở khu vực gần các công trường. Một món thịt một món rau là tám tệ, hai món rau xào là sáu tệ, cơm trắng thêm một tệ một hộp.
Muốn thu hút công nhân mua cơm hộp ở sạp của mình, điều cơ bản nhất là phải có một món mặn, tốt nhất là phải có điểm gì đó đặc biệt để thu hút họ.
Muốn khiến công nhân động lòng, chắc chắn là phải nhiều thức ăn, nhiều cơm, tốt nhất là có thêm một bát canh nóng hổi để húp cho ấm bụng.
Quy cách cơm hộp coi như là đã định, ba món mặn một món canh, trong đó nhất định phải có một món thịt! Giá tạm thời là tám tệ một hộp, lãi ít bán nhiều.
Cho dù là công trường nào, nhu cầu về cơm hộp của công nhân cũng rất cao, chỉ cần mở được hàng thì không lo không kiếm ra tiền.
****
Lúc rời khỏi công trường thứ năm đã là bốn giờ chiều, chuyến xe buýt cuối cùng về làng là vào lúc năm giờ, nếu không đến bến xe kịp giờ thì sẽ lỡ mất chuyến xe.
Hai người đang vừa đi vừa nhớ lại đường đến trạm xe buýt, thì từ xa, Hòa Bình bỗng kêu lên một tiếng, kéo tay Từ An lại.
"Hình như người đàn ông mặc áo sơ mi kẻ sọc kia là dượng Út của cậu."
Từ An nhìn theo hướng Hòa Bình chỉ, quả nhiên nhìn thấy một người đàn ông mặc áo sơ mi kẻ sọc màu nâu, dáng người cao gầy như cái sào, mặc bộ quần áo rộng thùng thình như bao tải. Cộng thêm khuôn mặt nhọn hoắt, vừa nhìn là nhận ra ngay dượng Út.
Trong ký ức của anh, dượng Út vẫn luôn làm việc ở xưởng may, hôm nay là ngày thường, lại còn đang trong giờ làm việc, mà nơi này cách xưởng may đến tận nửa tiếng đồng hồ, sao dượng ấy lại ở đây được nhỉ?
Dượng Út đứng ở trạm xe buýt, vẻ mặt phức tạp nhìn hai tờ giấy trên tay. Sau một hồi đấu tranh tư tưởng, dượng ấy xé một góc tờ giấy, vo tròn phần còn lại rồi ném vào thùng rác, sau đó bước lên xe buýt, biến mất khỏi tầm mắt của Từ An.
Hộp cơm được chia làm hai ngăn, ngăn to đựng cơm trắng, ngăn nhỏ đựng cải bắp cuộn xào và nửa cái đùi gà.
Từ An lấy trong túi ra một bao thuốc lá hiệu Song Hỉ mua ở tiệm tạp hóa trong làng, rút một điếu đưa cho người đàn ông. Nhân lúc anh ta nhận thuốc, anh liền tranh thủ ngồi xuống bên cạnh.
"Anh gì ơi, anh làm việc ở công trường này à, đãi ngộ ở đây thế nào ạ?"
Người đàn ông ăn nốt hai miếng cơm cuối cùng, cẩn thận gom hết những hạt cơm còn sót lại vào một chỗ, đưa vào miệng, sau đó liếm sạch sẽ đôi đũa, đặt chiếc hộp cơm lên trên một chiếc hộp khác đặt sẵn dưới đất, nhìn chẳng khác nào hộp mới.
"Đãi ngộ cũng được, chứ không tôi lặn lội đường xá xa xôi đến tận đây làm gì."
"Hộp cơm chú vừa ăn là do công trường cung cấp à, nhìn cũng được đấy chứ, lại còn có cả đùi gà nữa."
Người đàn ông khịt mũi khinh thường.
"Cậu nhìn thấy cả đùi gà rồi còn hỏi, chắc chắn không phải cơm công trường rồi. Tôi rong ruổi khắp nơi mười mấy năm nay, làm qua hai ba chục công trường lớn nhỏ gì rồi, chẳng có công trường nào mà cơm cho công nhân lại có thịt miếng to như vậy, lại còn có cả mỡ nữa chứ."
Trong lòng Từ An đã hiểu rõ, nhưng vẫn cố ý hỏi: "Vậy hộp cơm anh vừa ăn là..."
"Kia kìa, nhìn thấy quán cơm Hạnh Phúc đối diện kia không, tôi mua ở đó đấy. Làm công trường toàn việc nặng nhọc, không có tí dầu mỡ thì lấy đâu ra sức mà làm. Dăm bữa nửa tháng cũng phải ăn thịt một bữa, không thì làm sao có sức mà vác hàng."
"Sao anh không vào trong quán ăn, thời tiết nóng nực như thế này, vào quán còn có quạt mát, lại còn được uống canh miễn phí nữa?"
"Nhìn hai cậu là biết ngay chưa từng làm công trường bao giờ." Người đàn ông kẹp điếu thuốc lá đang ngậm trên miệng vào sau tai, sau đó mới nói tiếp: "Hai cậu có biết công trường là như thế nào không? Chỉ cần làm việc một tiếng đồng hồ thôi là quần áo trắng biến thành đen, quần áo đen biến thành trắng, đi đến đâu bụi bay mù mịt đến đấy. Nếu chúng tôi vào quán ăn cơm, chỉ cần hai ba người thôi là ông chủ khỏi cần bán hàng cho ai nữa."
Nói đến đây, người đàn ông bỗng nhiên cười khà khà.
"Tuy là không cho chúng tôi vào quán ăn, nhưng ông chủ sẽ bù cho chúng tôi một hộp cơm trắng. Ngồi ngoài đường ăn mà cũng được thêm một hộp cơm trắng to đùng, chúng tôi đâu có thiệt."
Nhìn nụ cười vừa đắc ý vừa ranh mãnh của người đàn ông, Từ An nhất thời không biết nói gì. Những người công nhân trên công trường, phần lớn đều là những người trung niên thật thà chất phác, cần cù chịu khó. Họ đến từ những vùng quê nghèo khó, bỏ quê hương tha phương cầu thực chỉ mong kiếm thêm được chút tiền.
Còn chuyện bị kỳ thị hay không, họ căn bản không quan tâm. Trong lòng họ, một hộp cơm trắng còn đáng giá hơn cả việc ngồi trong quán ăn có quạt mát.
"Vậy hộp cơm đó giá bao nhiêu tiền một hộp vậy?"
Nghe Từ An hỏi, trên mặt người đàn ông lộ ra vẻ đau lòng.
"Không rẻ đâu, chỉ cần có thịt là tám tệ một hộp."
Sau khi đưa thêm cho người đàn ông một điếu thuốc, hai người đứng dậy rời đi.
Cả buổi chiều, hai người đi đến bốn năm công trường, có công trường không cho vào, công nhân cũng không thèm nói chuyện. Cũng có công trường, công nhân rất nhiệt tình, nghe Từ An hỏi han liền xúm lại, thi nhau kể những gì mình biết.
Sau một hồi tìm hiểu, Từ An cũng nắm được mức giá chung của cơm hộp ở khu vực gần các công trường. Một món thịt một món rau là tám tệ, hai món rau xào là sáu tệ, cơm trắng thêm một tệ một hộp.
Muốn thu hút công nhân mua cơm hộp ở sạp của mình, điều cơ bản nhất là phải có một món mặn, tốt nhất là phải có điểm gì đó đặc biệt để thu hút họ.
Muốn khiến công nhân động lòng, chắc chắn là phải nhiều thức ăn, nhiều cơm, tốt nhất là có thêm một bát canh nóng hổi để húp cho ấm bụng.
Quy cách cơm hộp coi như là đã định, ba món mặn một món canh, trong đó nhất định phải có một món thịt! Giá tạm thời là tám tệ một hộp, lãi ít bán nhiều.
Cho dù là công trường nào, nhu cầu về cơm hộp của công nhân cũng rất cao, chỉ cần mở được hàng thì không lo không kiếm ra tiền.
****
Lúc rời khỏi công trường thứ năm đã là bốn giờ chiều, chuyến xe buýt cuối cùng về làng là vào lúc năm giờ, nếu không đến bến xe kịp giờ thì sẽ lỡ mất chuyến xe.
Hai người đang vừa đi vừa nhớ lại đường đến trạm xe buýt, thì từ xa, Hòa Bình bỗng kêu lên một tiếng, kéo tay Từ An lại.
"Hình như người đàn ông mặc áo sơ mi kẻ sọc kia là dượng Út của cậu."
Từ An nhìn theo hướng Hòa Bình chỉ, quả nhiên nhìn thấy một người đàn ông mặc áo sơ mi kẻ sọc màu nâu, dáng người cao gầy như cái sào, mặc bộ quần áo rộng thùng thình như bao tải. Cộng thêm khuôn mặt nhọn hoắt, vừa nhìn là nhận ra ngay dượng Út.
Trong ký ức của anh, dượng Út vẫn luôn làm việc ở xưởng may, hôm nay là ngày thường, lại còn đang trong giờ làm việc, mà nơi này cách xưởng may đến tận nửa tiếng đồng hồ, sao dượng ấy lại ở đây được nhỉ?
Dượng Út đứng ở trạm xe buýt, vẻ mặt phức tạp nhìn hai tờ giấy trên tay. Sau một hồi đấu tranh tư tưởng, dượng ấy xé một góc tờ giấy, vo tròn phần còn lại rồi ném vào thùng rác, sau đó bước lên xe buýt, biến mất khỏi tầm mắt của Từ An.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.