Chương 12
Mạc Ngôn
06/01/2014
Mùa đông năm nay đã tới gần, mẹ mặc chiếc áo bông bọc lụa xanh của bà nội. Chiếc áo được may nhân dịp bà nội sáu mươi tuổi, nhờ một bà con cháu đầy đàn trong thôn, may giúp. Giờ đây nó trở thành áo rét của mẹ. Bà nội đã mất khả năng nói năng, hành động, đánh bạn với lừa ngựa ở chái tây. ở hai vạt trước của chiếc áo bông, mẹ khoét hai lỗ hình tròn để hai vú lộ ra ngoài, tiện cho tôi bú tí bất cứ lúc nào. Cái ngày thu phẫn nộ ấy, đôi vú của mẹ bị chà đạp, nhưng tai họa rồi cũng qua đi, bầu vú chân chính thì không thể bị hủy hoại, giống như có những người trẻ mãi, xanh tươi mãi mãi như cây tùng. Để che gió lạnh, giữ cho vú được ấm, mẹ đính hai miếng vải đỏ trước hai lỗ như rèm che. Phát minh của mẹ trở thành truyền thống, đến nay vẫn thịnh hành ở Cao Mật, có điều, bây giờ hai lỗ thật tròn, vải rèm càng mềm mại, hơn nữa còn thêu một bông hoa trên đó.
Trang phục mùa đông của Kim Đồng là một cái túi rất bền bằng vải bạt, có thể thắt miệng túi lại bằng một sợi dây. Thân túi đính hai quai thật chắc, quàng đuổi cặp vú của mẹ. Khi cho tôi bú, mẹ thót bụng lại, xoay cái túi ra trước ngực. Trong túi, tôi chuyển từ tư thế đứng sang tư thế quì là đầu tôi ngang tầm ngực mẹ, tôi chỉ việc ngoẹo đầu sang trái là ngoạm được đầu vú phải, ngoẹo đầu sang phải là bập được vào đầu vú trái, sang trái sang phải đều gặp nguồn sữa. Nhưng cái túi cũng có điều bất tiện. Tay tôi bị vướng, khiến tôi mất thói quen thường ngày: miệng ngậm bầu này thì một tay bảo vệ bầu kia. Quyền được bú tí của chị Tám đã bị tôi tước đoạt hoàn toàn. Hễ chị sán lại gần là tôi tay cấu chân đạp, khiến chị khóc suốt. Bây giờ chị sống bằng cháo. Thấy vậy, các chị đều rất không bằng lòng. Do vậy, cả một mùa đông dài đặc và khắc nghiệt, tôi luôn luôn nơm nớp lo sợ mỗi khi ti sữa. Khi ngậm vú trái, toàn bộ tinh thần tôi tập trung chú ý bầu vú bên phải, luôn cảm thấy những bàn tay lông lá đột nhiên thò vào lỗ thủng, bắt bầu vú đem đi. Vì lo sợ như vậy, tôi liên tục đổi bên, vừa mút cho chảy sữa ở bầu trái, tôi đã lập tức chuyển sang bầu phải. Mẹ đoán ra tâm trạng tôi, thơm tôi bằng cặp môi lạnh ngắt, nói khẽ:
- Kim Đồng, con cưng của mẹ. Sữa mẹ chỉ dành cho con, không ai cướp được của con!
Mẹ nói vậy khiến tôi đỡ lo nhưng vẫn không thể yên tâm hoàn toàn, tôi vẫn cảm thấy luôn luôn có những bàn tay lông lá rập rình bên vú mẹ.
Một buổi sáng, tuyết rơi nhẹ, mẹ mặc chiếc áo bông có khoét lỗ, địu Kim Đồng cuộn tròn trong cái túi ám áp trên lưng, chỉ huy các chị khuân củ cải vào hầm. Tôi không quan tâm củ cải từ đâu tới mà chỉ để ý hình dáng của chúng. Đầu nhọn, thân phình to đột ngột của chúng khiến tôi nghĩ đến bầu vú. Từ đó, trong ký ức về vú, ngoại trừ những bầu hồ lô bóng loáng, ngoại trừ con chim câu trắng mềm mại, đã có thêm hình ảnh những củ cải đỏ Chúng có màu sắc riêng, thần thái riêng và độ ấm riêng, tất cả đều có hình dáng như bầu vú, đều tượng trưng cho bầu vú trong bất cứ thời tiết nào, hoàn cảnh nào.
Bầu trời hết hùng sáng lại u ám, tuyết nhẹ lúc rơi lúc dừng. Các chị mặc quần áo mỏng, co ro trước gió bấc. Chị Cả chịu trách nhiệm nhặt củ cải từ trong sọt ra, chị Hai và chị Ba chịu trách nhiệm bê đến cửa hầm, chị Tư và chị Năm san đều củ cải trong hầm, chị Sáu và chị Bảy thì không làm gì. Chị Tám không có khả năng lao động, một mình trên giường trầm tư mặc tưởng. Chị Sáu mỗi lần bê bốn củ, chị Bảy mỗi lần bê hai củ. Mẹ và Kim Đồng đi lại trong khoảng từ đống củ cải đến cửa hầm, sai phái, rầy la các chị và than vãn. Những lời ca cám của mẹ, tựu trung xoay quanh trung tâm tư tưởng sau đây: cuộc sống gian truân, phải cố mà làm việc mới có thể vượt qua. Các chị có thái độ tiêu cực khi mẹ ra lệnh, bất mãn khi nghe mẹ than thở. Các chị thờ ở trước những lời than vãn của mẹ. Đến nay tôi vẫn không hiểu vì sao nhà tôi bỗng có nhiều củ cải đến thế! Sau này tôi mới rõ vì sao mẹ tôi dự trữ củ cải nhiều đến như vậy cho mùa đông năm ấy.
Công việc khuân vác sắp kết thúc, mặt đất chỉ còn lại một số củ vặn vẹo như những bầu vú dị dạng. Mẹ khom người quì trước cửa hầm, thò tay xuống lôi chị Tưởng Đệ và Phán Đệ lên. Trong quá trình đó, tôi bị hai lần chổng ngược, từ dưới nách mẹ tôi trông thấy mờ ảo những bông tuyết trắng. Cuối cùng, mẹ bê một cái ang sứt miệng, trong ang chất đầy những bông gòn và vỏ hến, đậy miệng hầm lại. Các chị xếp thành một hàng ngang đứng sát tường áp mái, như đang chờ lệnh mới. Mẹ lại than thở:
- Lấy gì may áo bông cho các con bây giờ?
Chị Ba nói:
- Mua bông, mua vải.
Mẹ nói:
- Chỉ có vậy thì hỏi các con làm gì? Mẹ nói là kiếm đâu ra tiền?
Chị Hai tỏ vẻ không bằng lòng, nói:
- Bán mẹ con con lừa đi!
Mẹ cắt ngang:
- Bán lừa và la đi thì sang xuân cày ruộng bằng gì?
Chị Cả Lai Đệ trước sau giữ thái độ im lặng. Mẹ liếc sang phía chị, chị cúi gằm xuống. Mẹ lo ngại nhìn chị, nói:
- Ngày mai, con và Chiêu Đệ dắt con la ra chợ mà bán?
Chị năm Phán Đệ thét lên, giọng the thé:
- Con la vẫn còn bú sữa mẹ. Sao nhà mình không bán thóc đi! Thóc nhà mình nhiều như thế cơ mà! Mẹ liếc sang chái đông, cửa buồng khép hờ, trên sợi dây thép căng ngang cửa sổ có đôi tất của Đội trưởng Sa Nguyệt Lượng. Con la lon ton chạy ra sân, nó cùng ngày tháng năm sinh với tôi, cũng như tôi, nó là con đực. Tôi vẫn còn đứng trong túi vải bạt trên lưng mẹ, nó đã cao bằng mẹ nó rồi.
- Vậy đấy, ngày mai bán con la đi! - Mẹ vừa nói vừa đi vào trong buồng. Có tiếng gọi sang sảng từ phía sau lưng chúng tôi:
- Mẹ nuôi ơi!
Sa Nguyệt Lượng mất tăm đã ba ngày, nay trở lại nhà tôi dắt theo con lừa đen của anh ta. Trên lưng lừa là hai bọc to tướng bằng vải hoa căng phồng, tù kẽ hở lộ ra những màu sắc rực rỡ.
- Mẹ nuôi ơi!
Anh ta tỏ vẻ thân thiện. Mẹ quay lại, nhìn khuôn mặt xương xương đen nhẻm với nụ cười ngọng nghịu của anh ta, nói dứt khoát:
- Sa Đội trưởng, tôi đã nói nhiều lần rồi, tôi không phải là mẹ nuôi của anh!
Sa Nguyệt Lượng không nao núng, nói:
- Không phải mẹ nuôi? Còn hơn cả mẹ nuôi nữa kìa! Mẹ nuôi không ưng tôi, nhưng tôi một lòng hiếu thuận với mẹ!
Nói rồi, anh ta gọi hai đội viên du kích vào đỡ hai bọc vải xuống, bảo họ dắt lừa về nhà thờ. Tôi cũng nhìn con lừa đực của Sa Nguyệt Lượng bằng cặp mắt căm giận. Nó hếch mũi lên, ngửi cái mùi tỏa ra từ con lừa cái nhà tôi. Sa Nguyệt Lượng cởi cái bọc, cầm lên một chiếc áo khoác băng lông cáo, giơ ra dưới tuyết. Sức nóng tỏa ra từ chiếc áo khiến những bông tuyết nhẹ tan thành nước cách cái áo một thước.
- Mẹ nuôi ơi! Sa Nguyệt Lượng cầm áo lại gần mẹ. - Mẹ nuôi ơi, đây là chút lòng hiếu thảo của tôi!
Mẹ vội vã né tránh, nhưng không tránh được, kết cục là chiếc áo khoác lên người. Mặt tôi tối sầm, mùi lông cáo và mùi long não khiến tôi nghẹt thở. Khi tôi lại thấy ánh sáng, sân nhà tôi đã trở thành một thế giới động vật: Chị cả Lai Đệ khoác chiếc áo lông tử điêu, cổ quấn khăn lông chồn còn nguyên hai mặt lóng lánh. Chị hai Chiêu Đệ khoác chiếc áo bằng lông điêu thử. Chị ba Lãnh Đệ khoác chiếc áo lông gấu đen. Chị tư Tưởng Đệ khoác chiếc áo da màu vàng rơm. Chị năm Phán Đệ khoác chiếc áo bằng lông sói đốm. Chị sáu Niệm Đệ khoác chiếc áo lông cừu. Chị bảy Cầu Đệ khoác chiếc áo bằng lông thỏ trắng. Chiếc áo khoác lông cáo của mẹ rơi xuống đất. Mẹ quát:
- Cởi hết ra cho tôi, cởi hết ra!
Các chị hầu như không nghe mẹ nói gì, đầu ngọ nguậy trong cổ áo, hai tay vuốt ve thân áo. Qua nét mặt, thấy rõ các chị như mụ đi vì ngạc nhiên và vui sướng, vui sướng trong ngạc nhiên. Mẹ run lên, thều thào:
- Chúng mày điên cả rồi hay sao?
Sa Nguyệt Lượng cầm lên hai chiếc áo khoác nhỏ cuối cùng, dùng tay phủi nhẹ mặt ngoài áo bóng như lụa, nền nâu điểm hoa đen, xúc động nói:
- Mẹ nuôi ơi, đây là da con mèo rừng, cả vùng Cao Mật chỉ có hai con. Cha con lão Cảnh Thuyên phải bỏ ra gần ba năm mới tóm được chúng. Đây là da con mèo rừng đực, đây là da con mèo rừng cái. Các em đã trông thấy con mèo rừng bao giờ chưa?
Anh ta đưa mắt nhìn một lượt các chị, không ai trả lời. Anh ta giảng giải cho các chị như một giáo viên tiểu học: Mèo rùng giống như con mèo nhưng lớn hơn nhiều, giống con báo nhưng nhỏ hơn báo, biết trèo cây, biết bơi, một cú nhảy cao một trượng, có thể bắt chim trên ngọn cây. Loài này chẳng khác yêu tinh. Hai con mèo rừng vùng Cao Mật này sống trong các hang bãi tha ma, bắt được chúng còn khó hon lên trời, nhưng cuối cùng đã tóm được. Mẹ nuôi ơi, hai chiếc áo này tôi tặng hai em Kim Đồng và Ngọc Nữ.
Anh ta vừa nói vừa vắt hai chiếc áo may bằng da con mèo rừng biết trèo cây, biết bơi, nhảy cao một trượng, lên cánh tay mẹ. Rồi cúi nhặt chiếc áo lông cáo đỏ như lửa, rũ bụi, cũng vắt lên tay mẹ, nói một câu khiến người cảm động:
- Mẹ nuôi ơi, hãy nể mặt tôi.
Đêm hôm ấy, mẹ chốt cửa buồng chính, gọi chị Lai Đệ sang buồng chúng tôi. Mẹ đặt tôi và Ngọc Nữ nằm sóng đôi trên đầu giường. Tôi giơ tay cào một cái vào mặt chị Tám. Chị khóc, co người lại một góc. Mẹ không kịp ngó đến chúng tôi. Mẹ quay lại chốt cửa buồng. Chị Cả khoác chiếc áo lông chồn, quấn chiếc khăn lông cáo của chị, dè dặt nhưng ương bướng đứng bên giường. Mẹ gác một chân lên giường, rút chiếc trâm sau gáy khêu bấc đèn. ánh đèn bùng lên. Mẹ ngồi xếp thẻ trên giường hỏi chị Cả, giọng mỉa mai:
- Thưa tiểu thư, tiểu thư ngồi xuống đi, đừng sợ làm bẩn chiếc áo da của tiểu thư!
Mặt chị Cả đỏ ửng, chị chành môi, ngồi xuống chiếc ghế băng cạnh giường. Con cáo của chị vênh cái mõm lên ở giữa ngực chị, hai mắt lấp lánh.
Ngoài sân là thế giới của Sa Nguyệt Lượng. Từ khi anh ta dọn đến ở chái đông nhà tôi, cái cổng lớn không bao giờ khép chặt. Đêm nay, ở chái đông càng ồn ào, ánh đèn măng-sông sáng trắng, xuyên qua giấy dán cửa sổ, soi sáng cả ngoài sân. Tuyết bay trong ánh đỡn. Trong sân, tiếng chân đi nhộn nhịp, cánh cổng kêu ken két, vó ngựa vang lên từng chặp trong ngõ. Trong gian chái vang lên tiếng cười ầm ĩ và thô lỗ. Những trò đố vui, nào là Đào viên kết nghĩa, nào là năm ông trạng nguyên, nào là tám đóa hoa mai, tám chú ngựa... Mùi cá thịt thơm lừng khiến sáu chị tập trung tại cửa sổ buồng phía đông thèm rỏ đãi. Mắt mẹ như tóe lửa, nhìn chị Cả không chớp. Chị Cả ngang ngạnh nhìn lại mẹ, hai luồng mắt gặp nhau, cùng tóe lửa xanh.
- Mày nghĩ như thế nào? Mẹ hỏi.
Chị Cả vuốt những chỗ lông xù ở đuôi khăn lông cáo, hỏi lại:
- Mẹ hỏi gì cơ?
Mẹ nói:
- Đừng có giả vờ!
Chị Cả nói:
- Mẹ, con không hiểu ý mẹ?
Mẹ đổi giọng rầu rĩ, nói:
- Lai Đệ, con có chín chị em, con là lớn, nếu xảy ra chuyện gì thì biết dựa vào ai?
Chị đứng phắt dậy, giọng xúc động chưa bao giờ thấy ở chị:
- Mẹ, mẹ còn muốn gì ở con? Trong trái tim mẹ chỉ có Kim Đồng, còn lũ con gái chúng con không bằng bãi cứt chó!
Mẹ nói:
- Con dùng nghĩ sai về mẹ. Kim Đồng là vàng, các con ít ra cũng là bạc, sao lại có thể không bằng bãi cứt chó? Đêm nay, mẹ con mình có gì cứ nói thẳng với nhau. Cái anh chàng Sa Nguyệt Lượng ấy chẳng khác cáo đến chúc Tết gà, tâm địa chẳng có gì tốt. Nó đang câu con đấy!
Chị Cả cúi đầu, vuốt ve cái đuôi con cáo, nước mắt đột nhiên ứa ra, chị nói:
- Mẹ, lấy được người như vậy là con mãn nguyện lắm rồi!
Mẹ như bị điện giật, nói:
- Lai Đệ, con lấy ai mẹ cũng đồng ý, nhưng đừng lấy Sa Nguyệt Lượng!
Chị Cả hỏi: - Vì sao hả mẹ?
Mẹ nói: - Chẳng vì sao cả!
Chị Cả với giọng day nghiến, không phù hợp chút nào với cái tuổi của chị:
- Tôi làm thân trâu ngựa cho nhà Thượng Quan đủ quá rồi!
Giọng gay gắt của chị khiến mẹ giật thót. Mẹ đưa mắt dò xét nhìn khuôn mặt đỏ gay vì giận của chị, rồi lại nhìn bàn tay nắm chặt đuôi con cáo của chị. Mẹ sờ soạng bên cạnh tôi, vớ được cái chổi quét giường giơ cao lên:
- Mày đổ đốn rồi! Tao thì đánh chết mày!
Mẹ nhảy xuống đất, giơ chổi vụt vào đầu chị Cả, chị giơ đầu ra, không tránh né cũng không chống lại. Tay mẹ dùng lại giữa chừng, khi hạ xuống thì đã mềm nhũn. Mẹ vút cây chổi, ôm vai chị mà khóc:
- Lai Đệ, ta với thằng Lượng không đi cùng đường. Mẹ không muốn nhìn thấy con gái của mẹ nhảy vào lửa!...
Chị Cả cũng nức nở khóc.
Cuối cùng, khóc đã chán, mẹ dùng mu bàn tay lau nước mắt, van nài:
- Lai Đệ, con hứa với mẹ đi, không quan hệ với thằng ấy nữa!
Nhưng chị Cả thì rất kiên quyết, nói:
- Mẹ cho con được làm theo ý mình. Con cũng muốn cho gia đình mình được tốt đẹp!
Chị liếc nhìn chiếc áo khoác bằng lông cáo và hai chiếc áo bằng da mèo rừng ở trên giường. Mẹ cũng kiên quyết:
- Ngày mai phải cởi hết những thứ ấy ra!
Chị Cả nói:
- Mẹ nỡ lòng nào nhìn các em con bị chết cóng!
Mẹ nói:
- Cái thằng buôn áo lông chết tiệt!
Chị Cả rút then cửa đi thẳng về buồng của chị, không ngoái lại.
Mẹ ủ rũ ngồi xuống mép giường, thở gấp.
Lúc này tiếng chân lạch bạch của Sa Nguyệt Lượng đã tới bên cửa sổ. Lưỡi líu, môi tê dại, anh ta cũng định từ tốn gõ cửa, nhẹ nhàng nói với mẹ về chuyện hôn nhân đại sự, nhưng rượu đã làm tê liệt thần kinh khiến cử chỉ phản lại ý muốn của anh ta. Anh ta gõ mạnh đến nỗi cửa sổ rung lên thủng cả giấy dán, gió lạnh từ sân lọt vào, hơi rượu từ miệng anh ta cũng lọt vào. Với giọng lè nhè dáng ghét đồng thời cũng đáng yêu của thằng say, anh ta gào lên:
- Mẹ ơi!
Mẹ nhổm dậy trên giường, ngớ ra một thoáng rồi kéo tôi lùi xa cửa sổ. Sa Nguyệt Lượng nói:
- Mẹ, chuyện vợ chồng giữa tôi và Lai Đệ thì khi nào tổ chức?... Tôi sốt ruột lắm rồi
Mẹ nghiến rằng, nói:
- Anh Lượng, cóc ghẻ muốn ăn thịt ngỗng trời, có mà năm mơ!
Sa Nguyệt Lượng nói:
- Mẹ nói vậy là thế nào?
Mẹ nói:
- Ta bảo anh nằm mơ!
Sa Nguyệt Lượng chợt tỉnh rượu, nói rành rẽ:
- Mẹ nuôi ơi, Sa Nguyệt Lượng này chưa bao giờ hạ mình xin xỏ ai!
Mẹ nói:
- Ai bảo anh xin mà xin!
Sa Nguyệt Lượng nói: - Mẹ nuôi ơi, Sa Nguyệt Lương này định làm gì là làm bằng được.
Mẹ nói: - Vậy anh hãy giết tôi đi đã.
Sa Nguyệt Lượng cười:
- Tôi định lấy con gái thì làm sao lại giết mẹ vợ.
Mẹ nói:
- Vậy đến mạt kiếp anh cũng không lấy được
Sa Nguyệt Lượng nói:
- Con gái lớn rồi, mẹ cứ ý mình sao được? Mẹ vợ ơi, chúng tôi bỏ đi cho mà xem!
Sa Nguyệt Lượng vừa cười vừa đi tới buồng phía đông, chọc thủng giấy dán cửa sổ, tung nắm kẹo to tướng vào trong, nói to:
- Các dì ơi, có anh rể của các dì đây, ngọt bùi ta sẽ có nhau!...
Đêm ấy Sa Nguyệt Lượng không ngủ, đi lại suốt đêm trong sân, chốc lại ho, chốc lại huýt sáo miệng. Tài nghệ xuất sắc, anh ta nhại được giọng mười mấy loại chim. Ngoài chuyện ho, huýt sáo, anh ta còn hát các tích tuồng cũ và cả những bài ca chống Nhật đang lưu hành, với giọng to hết cỡ. Lúc thì mắng Trần Sĩ Mỹ tại phủ Khai Phong, lúc lại hươi đao chém đầu quân giặc. Để đề phòng người hùng chống Nhật, tình duyên bị ngáng trở xông vào buồng, mẹ chèn cửa bằng cây chống, bễ thổi lửa, rương quần áo, gạch vỡ... Mẹ cho tôi vào túi, địu trên lưng, tay cầm dao phay đi đi lại lại trong nhà, từ buồng tây sang buồng đông. Các chị không ai cởi bỏ áo khoác, ngồi ôm nhau, mồ hôi lấm tấm trên mũi, rồi ngủ thiếp đi trong tiếng ồn đủ loại do Sa Nguyệt Lượng gây ra. Nước dãi của chị Cầu Đệ làm ướt áo lông sói của chị hai Chiêu Đệ. Chị sáu Niệm Đệ như con cừu non, rúc vào chiếc áo lông gấu của chị ba Lãnh Đệ.
Giờ dây nghĩ lại, tôi thấy cuộc đấu với Sa Nguyệt Lượng, mẹ đã thua ngay từ đầu. Sa Nguyệt Lượng dùng lông thú thuần phục các chị tôi, thành lập một mặt trận thống nhất rộng rãi, mẹ tôi mất quần chúng, bị cô lập.
Ngày hôm sau, mẹ địu tôi trên lưng, chạy như bay đến nhà ông Ba Phàn giải thích ngắn gọn: Để trả ơn Tôn Đại Cô đã đỡ đẻ cho, mẹ gả Lai Đệ cho thằng câm lớn, người hùng cầm nhuyễn đao chiến đấu với bầy quạ. Nói dứt khoát ngày thứ nhất chạm ngõ, ngày thứ hai đưa sính lễ, ngày thứ ba làm lễ thành hôn.
Ba Phàn cứ ngẩn ra mà nghe. Mẹ nói:
- Chú ơi, chú đừng căn vặn làm gì, rượu biếu chú, con đã chuẩn bị xong rồi!
Ba Phàn hỏi:
- Làm mối ngược à?
Mẹ bảo:
- Ngược!
Ba Phàn lại hỏi:
- Vì sao phải làm thế?
Mẹ nói:
- Chú ơi! Xin chú đừng hỏi. Chú bảo thằng câm trưa nay đem lễ đến.
Ba Phàn nói:
- Nhà nó có gì đâu?
Mẹ nói:
- Có gì đem nấy.
Chúng tôi chạy về nhà, dọc đường tim mẹ giật thon thót, vô cùng lo lắng. Mẹ linh cảm không sai. Vừa vào sân đã thấy một lô động vật: chồn, gấu đen, sói đốm, cừu, thỏ trắng... đang nhảy múa, chỉ không thấy tử điêu. Tử điêu trên cổ quấn con chồn đang ngồi trên bao lúa mạch ngắm viên đội trưởng du kích. Hắn ngồi lau súng, lau hồ lô trên đệm của hắn.
Mẹ kéo Lai Đệ đứng dậy, lạnh nhạt bảo Sa Nguyệt Lượng:
- Anh đội trưởng, nó đã có chủ rồi! Các anh là đội quân chống Nhật, chắc không dụ dỗ gái có chồng chứ?
Sa Nguyệt Lượng bình tĩnh nói:
- Điều này thì bác khỏi bận tâm.
Mẹ lôi chị Lai Đệ về căn buồng phía đông. Gần trưa, thằng câm lớn xách một con thỏ đến nhà tôi. Hắn mặc chiếc áo chẽn hở cả bụng, tay áo dài đến khuỷu, lộ hai bắp tay vạm vỡ. Cúc áo đứt sạch, hắn khép hai vạt bằng sợi dây thừng. Hắn cúi rạp chào mẹ, nụ cười ngơ ngẩn trên khuôn mặt. Hắn đưa con thỏ cho mẹ bằng cả hai tay. Ba Phàn cùng đến với thằng câm, nói:
- Chị Thọ Hỉ, tôi đã làm như lời chị dặn.
Mẹ bàng hoàng nhìn con thỏ rừng miệng còn dính máu.
- Chú ơi, trưa nay chú ở lại, anh câm cũng ở lại đây.
Mẹ chỉ vào thằng câm nói:
- Củ cải ninh thịt thỏ, coi như lễ đính hôn cho bọn trẻ!
Trong căn buồng phía đông, tiếng khóc của chị Lai Đệ chợt vỡ ra. Lúc đầu khóc ti tỉ như trẻ con, vài phút sau chuyển thành tiếng gào thét, xen lẫn những câu chửi tục kinh khủng. Rồi mươi phút sau chỉ là tiếng gào khan, không có nước mắt.
Chị Lai Đệ ngồi bệt xuống đất bẩn trong buồng, quên phắt đang mặc chiếc áo quí. Mắt chị ráo hoảnh, miệng há ra như một cái giếng cạn, tiếng gào khan từ đó bật ra. Sáu chị khác của tôi cố ghìm giọng nức nở, nước mắt lăn trên áo lông gấu, nhảy trên áo lông chồn, lấp lánh trên áo lông sói, thấm vào áo lông cừu, dây bẩn áo lông thỏ.
Ba Phàn thò đầu vào buồng đông, mắt trợn trùng như gặp ma, môi run bần bật. Ông đi giật lùi ra giữa nhà rồi loạng choạng bỏ chạy.
Thằng câm lớn của nhà họ Tôn đứng giữa nhà tôi ngó ngang ngó dọc, trên khuôn mặt hắn, ngoài nụ cười ngớ ngẩn, còn gợn lên nét suy tư khó bề đoán trước, sự hoang văng như hóa thạch và một nỗi đau tê buốt. Sau này tôi còn chứng kiến vẻ mặt đáng sợ khi hắn nổi giận.
Mẹ lấy sợi dây thép nhỏ xâu miệng con thỏ rồi treo dưới mái hiên. Mẹ coi như không nghe thấy tiếng gầm của chị Cả, coi như không nhìn thấy nét mặt cổ quái của thằng câm. Mẹ cầm con dao gỉ, sút mẻ, lột da con thỏ. Sa Nguyệt Lượng khoác súng từ buồng đông đi ra, mẹ không ngoái lại, nói với giọng lạnh nhạt:
- Anh Đội, đứa lớn nhà tôi hôm nay đính hôn, con thỏ này là ăn lễ hỏi.
Sa Nguyệt Lông cười:
- Lễ hậu hĩ quá nhỉ!
Mẹ cắt phần đầu con thỏ, nói:
- Nó hôm nay đính hôn, mai đưa đồ cưới, ngày kia làm lễ thành thân!
Mẹ quay lại nhìn chằm chằm vào Sa Nguyệt Lượng, nói:
- Đừng quên uống rượu mừng đấy!
Sa Nguyệt Lượng nói: - Quên thế nào được!
Nói xong, hắn khoác súng lên vai, miệng huýt sáo lanh lảnh, bước ra cổng.
Mẹ tiếp tục lột da con thỏ, nhưng không còn hào húng như trước. Mẹ treo con thỏ trên khung cửa, địu tôi đi vào trong nhà. Trên bàn có mấy củ cải to. Mẹ cầm dao đến gần, củ cải không phản ứng gì, năm im chờ đợi. Mẹ quát to:
- Lai Đệ, ân oán cũng thể mẹ con, mày cứ oán tao đi!
Nói xong câu dữ dằn đó, mẹ ôm mặt khóc không thành tiếng, đôi vai run bần bật, nước mắt chảy ràn rụa. Mẹ bắt đầu bổ củ cải. Một nhát bổ xuống, củ cải bửa làm hai, lại một nhát nữa, củ cải bửa làm tư. Bổ liên tiếp, động tác của mẹ ngày càng nhanh, ngày càng điệu nghệ. Củ cải bị băm nhỏ đầy bàn. Mẹ lại giơ cao còn dao lần nữa, nhưng động tác hạ xuống thì cực kỳ nhẹ nhàng. Con dao rời khỏi tay, nằm trên đống củ cải đã băm nhỏ, mùi hăng hắc tỏa ra khắp căn buồng.
Thằng câm giơ ngón tay cái lén tỏ ý khâm phục mẹ, miệng lắp bắp để bổ sung cho động tác. Mẹ kéo vạt áo lau nước mắt, bảo thằng câm:
- Anh về đi!
Thằng câm hoa tay, tung chân đá vào khoảng không. Mẹ cao giọng, chỉ về phía nhà hắn, quát to:
- Anh về đi, tôi bảo anh về đi!
Thằng câm hiểu ra. Hắn làm ngoáo ộp một cái với tôi như trẻ con, hàng ria đen nhánh trên cái môi dầy. Hắn làm bộ rất chuẩn xác động tác trèo cây, mô phỏng động tác tóm được con chim đang quẫy. Hắn cười, chỉ vào tôi, lại chỉ vào trái tim hắn.
Mẹ lại chỉ,về hướng nhà. Hắn ngẩn người, gục gặc đầu ra vẻ hiểu, rồi quì trước mặt mẹ - mẹ vội né sang một bên - hắn hướng về cái bàn để củ cải, dập đầu một cái thật kêu rồi vênh váo bước ra cổng.
Đêm ấy, mẹ mệt mỏi ngủ thiếp đi. Tỉnh dậy, đếm đủ tám mươi tám con thỏ béo mũm mĩm treo đây trên cây ngô đồng, cây hương xuân và cây hạnh trong sân.
Mẹ vịn khung cửa, từ từ ngồi xuống.
Thượng Quan Lai Đệ mười tám tuổi, mặc chiếc áo lông tử điêu, cổ quàng khăn lông chồn, đã bỏ đi cùng với Đội trưởng Sa Nguyệt Lượng từ đêm. Tám mươi tám con thỏ là sính lễ nộp cho mẹ, và cũng là cách ra oai của Sa Nguyệt Lương đối với mẹ. Chị Cả bỏ theo trai, chị Hai, chị Ba, chị Tư là đồng lõa. Sự việc.xảy ra khi đã quá nửa đêm như sau: Khi mẹ mệt mỏi hắt hơi thì chị Năm, chị Sáu chị Bảy đi vào giấc ngủ. Chị Hai nhổm dậy, chân trần, mò mẫm tháo gỡ những chướng ngại vật mà mẹ dựng sau cửa, chị Ba chị Tư kéo hai cánh cửa cho mở ra.
Lúc chiều tối, Sa Nguyệt Lượng đã đổ đầu vào cột cửa, cửa mở không một tiếng kêu. Dưới ánh trăng bàng bạc của nửa đêm về sáng, chị em ôm nhau từ biệt. Sa Nguyệt Lượng nhìn những con thỏ treo trên cây, cười thầm. Ngày thứ ba là ngày thằng câm và chị Cả làm lễ thành hôn. Mẹ bình tĩnh ngồi khâu vá trên giường. Gần trưa, không chờ đợi được nữa, thằng câm mò đến. Hắn dùng điệu bộ và cả nét mặt để đòi người. Mẹ bước ra sân, chỉ sang buồng phía đông, rồi chỉ lên cây treo đầy những còn thỏ đã đông cúng. Mẹ không nói câu nào, nhưng thằng câm hiểu hết.
Vào lúc hoàng hôn, cả nhà tôi đang ngồi trên giường ăn cháo mạch, bỗng có tiếng đập cổng đánh rầm. Chị Hai đút cơm cho bà nội ở chái tây hớt hải chạy vào, gọi:
- Mẹ, hỏng to rồi! Anh em nhà thằng câm đến đấy. Đem theo cả chó. Các chị hoảng sợ. Mẹ ngồi im như một tảng đá, dùng thìa đút cháo mạch cho chị Tám. Khi chị Tám đã no, mẹ bắt đầu nhai củ cải rau ráu. Trông mẹ thảnh thơi như một con thỏ cái có chửa. Tiếng ồn ngoài cổng bỗng lắng xuống. Khoảng hút tàn diếu thuốc, ba bóng đen vọt qua bức tường vây phía nam, nơi mặt tường rất thấp. Ba anh em nhà câm đến rồi Cùng vọt vào sân là ba con chó đen bóng như sơn then. Chúng như ba đạo hắc quang bay vào sân, không một tiếng động. Dưới ráng chiều đỏ rực, ba anh em nhà câm và ba con chó đứng yên trong khoảnh khắc y hệt một nhóm tượng. Thằng câm lớn tay cầm thanh nhuyễn đao Miến Điện ánh thép sắc lạnh. Thằng Hai câm chống thanh yêu đao. Thằng ba câm kéo lê thanh phác đao cán dài có tua đỏ. Trên vai đứa nào cũng khoác một bọc nhỏ bằng vải hoa nền xanh hoa trắng, hình như chúng sắp đi xa. Các chị sợ đến nghẹt thở, còn mẹ thì vẫn thản nhiên như không, húp cháo sùm sụp. Đột nhiên, thằng câm lớn gầm lên một tiếng, Hai câm và Ba câm cũng gầm theo, những con chó cũng lên tiếng sủa. Nước bọt bắn ra từ miệng người và mõm chó như những con trùng nhỏ, lấp lánh trong ánh hoàng hôn. Tiếp đó, thằng câm lớn biểu diễn dao pháp, giống như hôm đánh nhau với dàn quạ trong buổi tang lễ trên cánh đồng lúa mạch. Trong cái buổi hoàng hôn chớm đông xa xăm ấy, ánh đao loang loáng trong sân nhà tôi, ba thằng đàn ông hung hãn như ba con chó săn, liên tiếp nhảy vọt lên, vươn dài thân như tấm thép, chém nát những con thỏ treo trên cành cây. Những con chó của chúng gâu gâu mừng rỡ, lắc lắc cái đầu to bự giăng xé những xác con thỏ, thịt bay tứ tung. Ba thằng câm sát phạt chán chê, đứa nào đứa ấy tỏ vẻ thỏa mãn. Sân nhà tôi trở thành lò sát sinh. Mấy con thỏ chỉ còn cái đầu treo lủng lẳng trên cây như những quả khô. Những thằng câm cùng với mấy con chó diệu võ dương oai mấy vòng quanh sân, rồi cũng như khi đến, chúng vượt tường, mất hút trong màn đêm mờ ảo.
Mẹ bưng bát cháo, cười nhạt. Nụ cười đặc biệt của mẹ khắc sâu trong đầu tôi.
Trang phục mùa đông của Kim Đồng là một cái túi rất bền bằng vải bạt, có thể thắt miệng túi lại bằng một sợi dây. Thân túi đính hai quai thật chắc, quàng đuổi cặp vú của mẹ. Khi cho tôi bú, mẹ thót bụng lại, xoay cái túi ra trước ngực. Trong túi, tôi chuyển từ tư thế đứng sang tư thế quì là đầu tôi ngang tầm ngực mẹ, tôi chỉ việc ngoẹo đầu sang trái là ngoạm được đầu vú phải, ngoẹo đầu sang phải là bập được vào đầu vú trái, sang trái sang phải đều gặp nguồn sữa. Nhưng cái túi cũng có điều bất tiện. Tay tôi bị vướng, khiến tôi mất thói quen thường ngày: miệng ngậm bầu này thì một tay bảo vệ bầu kia. Quyền được bú tí của chị Tám đã bị tôi tước đoạt hoàn toàn. Hễ chị sán lại gần là tôi tay cấu chân đạp, khiến chị khóc suốt. Bây giờ chị sống bằng cháo. Thấy vậy, các chị đều rất không bằng lòng. Do vậy, cả một mùa đông dài đặc và khắc nghiệt, tôi luôn luôn nơm nớp lo sợ mỗi khi ti sữa. Khi ngậm vú trái, toàn bộ tinh thần tôi tập trung chú ý bầu vú bên phải, luôn cảm thấy những bàn tay lông lá đột nhiên thò vào lỗ thủng, bắt bầu vú đem đi. Vì lo sợ như vậy, tôi liên tục đổi bên, vừa mút cho chảy sữa ở bầu trái, tôi đã lập tức chuyển sang bầu phải. Mẹ đoán ra tâm trạng tôi, thơm tôi bằng cặp môi lạnh ngắt, nói khẽ:
- Kim Đồng, con cưng của mẹ. Sữa mẹ chỉ dành cho con, không ai cướp được của con!
Mẹ nói vậy khiến tôi đỡ lo nhưng vẫn không thể yên tâm hoàn toàn, tôi vẫn cảm thấy luôn luôn có những bàn tay lông lá rập rình bên vú mẹ.
Một buổi sáng, tuyết rơi nhẹ, mẹ mặc chiếc áo bông có khoét lỗ, địu Kim Đồng cuộn tròn trong cái túi ám áp trên lưng, chỉ huy các chị khuân củ cải vào hầm. Tôi không quan tâm củ cải từ đâu tới mà chỉ để ý hình dáng của chúng. Đầu nhọn, thân phình to đột ngột của chúng khiến tôi nghĩ đến bầu vú. Từ đó, trong ký ức về vú, ngoại trừ những bầu hồ lô bóng loáng, ngoại trừ con chim câu trắng mềm mại, đã có thêm hình ảnh những củ cải đỏ Chúng có màu sắc riêng, thần thái riêng và độ ấm riêng, tất cả đều có hình dáng như bầu vú, đều tượng trưng cho bầu vú trong bất cứ thời tiết nào, hoàn cảnh nào.
Bầu trời hết hùng sáng lại u ám, tuyết nhẹ lúc rơi lúc dừng. Các chị mặc quần áo mỏng, co ro trước gió bấc. Chị Cả chịu trách nhiệm nhặt củ cải từ trong sọt ra, chị Hai và chị Ba chịu trách nhiệm bê đến cửa hầm, chị Tư và chị Năm san đều củ cải trong hầm, chị Sáu và chị Bảy thì không làm gì. Chị Tám không có khả năng lao động, một mình trên giường trầm tư mặc tưởng. Chị Sáu mỗi lần bê bốn củ, chị Bảy mỗi lần bê hai củ. Mẹ và Kim Đồng đi lại trong khoảng từ đống củ cải đến cửa hầm, sai phái, rầy la các chị và than vãn. Những lời ca cám của mẹ, tựu trung xoay quanh trung tâm tư tưởng sau đây: cuộc sống gian truân, phải cố mà làm việc mới có thể vượt qua. Các chị có thái độ tiêu cực khi mẹ ra lệnh, bất mãn khi nghe mẹ than thở. Các chị thờ ở trước những lời than vãn của mẹ. Đến nay tôi vẫn không hiểu vì sao nhà tôi bỗng có nhiều củ cải đến thế! Sau này tôi mới rõ vì sao mẹ tôi dự trữ củ cải nhiều đến như vậy cho mùa đông năm ấy.
Công việc khuân vác sắp kết thúc, mặt đất chỉ còn lại một số củ vặn vẹo như những bầu vú dị dạng. Mẹ khom người quì trước cửa hầm, thò tay xuống lôi chị Tưởng Đệ và Phán Đệ lên. Trong quá trình đó, tôi bị hai lần chổng ngược, từ dưới nách mẹ tôi trông thấy mờ ảo những bông tuyết trắng. Cuối cùng, mẹ bê một cái ang sứt miệng, trong ang chất đầy những bông gòn và vỏ hến, đậy miệng hầm lại. Các chị xếp thành một hàng ngang đứng sát tường áp mái, như đang chờ lệnh mới. Mẹ lại than thở:
- Lấy gì may áo bông cho các con bây giờ?
Chị Ba nói:
- Mua bông, mua vải.
Mẹ nói:
- Chỉ có vậy thì hỏi các con làm gì? Mẹ nói là kiếm đâu ra tiền?
Chị Hai tỏ vẻ không bằng lòng, nói:
- Bán mẹ con con lừa đi!
Mẹ cắt ngang:
- Bán lừa và la đi thì sang xuân cày ruộng bằng gì?
Chị Cả Lai Đệ trước sau giữ thái độ im lặng. Mẹ liếc sang phía chị, chị cúi gằm xuống. Mẹ lo ngại nhìn chị, nói:
- Ngày mai, con và Chiêu Đệ dắt con la ra chợ mà bán?
Chị năm Phán Đệ thét lên, giọng the thé:
- Con la vẫn còn bú sữa mẹ. Sao nhà mình không bán thóc đi! Thóc nhà mình nhiều như thế cơ mà! Mẹ liếc sang chái đông, cửa buồng khép hờ, trên sợi dây thép căng ngang cửa sổ có đôi tất của Đội trưởng Sa Nguyệt Lượng. Con la lon ton chạy ra sân, nó cùng ngày tháng năm sinh với tôi, cũng như tôi, nó là con đực. Tôi vẫn còn đứng trong túi vải bạt trên lưng mẹ, nó đã cao bằng mẹ nó rồi.
- Vậy đấy, ngày mai bán con la đi! - Mẹ vừa nói vừa đi vào trong buồng. Có tiếng gọi sang sảng từ phía sau lưng chúng tôi:
- Mẹ nuôi ơi!
Sa Nguyệt Lượng mất tăm đã ba ngày, nay trở lại nhà tôi dắt theo con lừa đen của anh ta. Trên lưng lừa là hai bọc to tướng bằng vải hoa căng phồng, tù kẽ hở lộ ra những màu sắc rực rỡ.
- Mẹ nuôi ơi!
Anh ta tỏ vẻ thân thiện. Mẹ quay lại, nhìn khuôn mặt xương xương đen nhẻm với nụ cười ngọng nghịu của anh ta, nói dứt khoát:
- Sa Đội trưởng, tôi đã nói nhiều lần rồi, tôi không phải là mẹ nuôi của anh!
Sa Nguyệt Lượng không nao núng, nói:
- Không phải mẹ nuôi? Còn hơn cả mẹ nuôi nữa kìa! Mẹ nuôi không ưng tôi, nhưng tôi một lòng hiếu thuận với mẹ!
Nói rồi, anh ta gọi hai đội viên du kích vào đỡ hai bọc vải xuống, bảo họ dắt lừa về nhà thờ. Tôi cũng nhìn con lừa đực của Sa Nguyệt Lượng bằng cặp mắt căm giận. Nó hếch mũi lên, ngửi cái mùi tỏa ra từ con lừa cái nhà tôi. Sa Nguyệt Lượng cởi cái bọc, cầm lên một chiếc áo khoác băng lông cáo, giơ ra dưới tuyết. Sức nóng tỏa ra từ chiếc áo khiến những bông tuyết nhẹ tan thành nước cách cái áo một thước.
- Mẹ nuôi ơi! Sa Nguyệt Lượng cầm áo lại gần mẹ. - Mẹ nuôi ơi, đây là chút lòng hiếu thảo của tôi!
Mẹ vội vã né tránh, nhưng không tránh được, kết cục là chiếc áo khoác lên người. Mặt tôi tối sầm, mùi lông cáo và mùi long não khiến tôi nghẹt thở. Khi tôi lại thấy ánh sáng, sân nhà tôi đã trở thành một thế giới động vật: Chị cả Lai Đệ khoác chiếc áo lông tử điêu, cổ quấn khăn lông chồn còn nguyên hai mặt lóng lánh. Chị hai Chiêu Đệ khoác chiếc áo bằng lông điêu thử. Chị ba Lãnh Đệ khoác chiếc áo lông gấu đen. Chị tư Tưởng Đệ khoác chiếc áo da màu vàng rơm. Chị năm Phán Đệ khoác chiếc áo bằng lông sói đốm. Chị sáu Niệm Đệ khoác chiếc áo lông cừu. Chị bảy Cầu Đệ khoác chiếc áo bằng lông thỏ trắng. Chiếc áo khoác lông cáo của mẹ rơi xuống đất. Mẹ quát:
- Cởi hết ra cho tôi, cởi hết ra!
Các chị hầu như không nghe mẹ nói gì, đầu ngọ nguậy trong cổ áo, hai tay vuốt ve thân áo. Qua nét mặt, thấy rõ các chị như mụ đi vì ngạc nhiên và vui sướng, vui sướng trong ngạc nhiên. Mẹ run lên, thều thào:
- Chúng mày điên cả rồi hay sao?
Sa Nguyệt Lượng cầm lên hai chiếc áo khoác nhỏ cuối cùng, dùng tay phủi nhẹ mặt ngoài áo bóng như lụa, nền nâu điểm hoa đen, xúc động nói:
- Mẹ nuôi ơi, đây là da con mèo rừng, cả vùng Cao Mật chỉ có hai con. Cha con lão Cảnh Thuyên phải bỏ ra gần ba năm mới tóm được chúng. Đây là da con mèo rừng đực, đây là da con mèo rừng cái. Các em đã trông thấy con mèo rừng bao giờ chưa?
Anh ta đưa mắt nhìn một lượt các chị, không ai trả lời. Anh ta giảng giải cho các chị như một giáo viên tiểu học: Mèo rùng giống như con mèo nhưng lớn hơn nhiều, giống con báo nhưng nhỏ hơn báo, biết trèo cây, biết bơi, một cú nhảy cao một trượng, có thể bắt chim trên ngọn cây. Loài này chẳng khác yêu tinh. Hai con mèo rừng vùng Cao Mật này sống trong các hang bãi tha ma, bắt được chúng còn khó hon lên trời, nhưng cuối cùng đã tóm được. Mẹ nuôi ơi, hai chiếc áo này tôi tặng hai em Kim Đồng và Ngọc Nữ.
Anh ta vừa nói vừa vắt hai chiếc áo may bằng da con mèo rừng biết trèo cây, biết bơi, nhảy cao một trượng, lên cánh tay mẹ. Rồi cúi nhặt chiếc áo lông cáo đỏ như lửa, rũ bụi, cũng vắt lên tay mẹ, nói một câu khiến người cảm động:
- Mẹ nuôi ơi, hãy nể mặt tôi.
Đêm hôm ấy, mẹ chốt cửa buồng chính, gọi chị Lai Đệ sang buồng chúng tôi. Mẹ đặt tôi và Ngọc Nữ nằm sóng đôi trên đầu giường. Tôi giơ tay cào một cái vào mặt chị Tám. Chị khóc, co người lại một góc. Mẹ không kịp ngó đến chúng tôi. Mẹ quay lại chốt cửa buồng. Chị Cả khoác chiếc áo lông chồn, quấn chiếc khăn lông cáo của chị, dè dặt nhưng ương bướng đứng bên giường. Mẹ gác một chân lên giường, rút chiếc trâm sau gáy khêu bấc đèn. ánh đèn bùng lên. Mẹ ngồi xếp thẻ trên giường hỏi chị Cả, giọng mỉa mai:
- Thưa tiểu thư, tiểu thư ngồi xuống đi, đừng sợ làm bẩn chiếc áo da của tiểu thư!
Mặt chị Cả đỏ ửng, chị chành môi, ngồi xuống chiếc ghế băng cạnh giường. Con cáo của chị vênh cái mõm lên ở giữa ngực chị, hai mắt lấp lánh.
Ngoài sân là thế giới của Sa Nguyệt Lượng. Từ khi anh ta dọn đến ở chái đông nhà tôi, cái cổng lớn không bao giờ khép chặt. Đêm nay, ở chái đông càng ồn ào, ánh đèn măng-sông sáng trắng, xuyên qua giấy dán cửa sổ, soi sáng cả ngoài sân. Tuyết bay trong ánh đỡn. Trong sân, tiếng chân đi nhộn nhịp, cánh cổng kêu ken két, vó ngựa vang lên từng chặp trong ngõ. Trong gian chái vang lên tiếng cười ầm ĩ và thô lỗ. Những trò đố vui, nào là Đào viên kết nghĩa, nào là năm ông trạng nguyên, nào là tám đóa hoa mai, tám chú ngựa... Mùi cá thịt thơm lừng khiến sáu chị tập trung tại cửa sổ buồng phía đông thèm rỏ đãi. Mắt mẹ như tóe lửa, nhìn chị Cả không chớp. Chị Cả ngang ngạnh nhìn lại mẹ, hai luồng mắt gặp nhau, cùng tóe lửa xanh.
- Mày nghĩ như thế nào? Mẹ hỏi.
Chị Cả vuốt những chỗ lông xù ở đuôi khăn lông cáo, hỏi lại:
- Mẹ hỏi gì cơ?
Mẹ nói:
- Đừng có giả vờ!
Chị Cả nói:
- Mẹ, con không hiểu ý mẹ?
Mẹ đổi giọng rầu rĩ, nói:
- Lai Đệ, con có chín chị em, con là lớn, nếu xảy ra chuyện gì thì biết dựa vào ai?
Chị đứng phắt dậy, giọng xúc động chưa bao giờ thấy ở chị:
- Mẹ, mẹ còn muốn gì ở con? Trong trái tim mẹ chỉ có Kim Đồng, còn lũ con gái chúng con không bằng bãi cứt chó!
Mẹ nói:
- Con dùng nghĩ sai về mẹ. Kim Đồng là vàng, các con ít ra cũng là bạc, sao lại có thể không bằng bãi cứt chó? Đêm nay, mẹ con mình có gì cứ nói thẳng với nhau. Cái anh chàng Sa Nguyệt Lượng ấy chẳng khác cáo đến chúc Tết gà, tâm địa chẳng có gì tốt. Nó đang câu con đấy!
Chị Cả cúi đầu, vuốt ve cái đuôi con cáo, nước mắt đột nhiên ứa ra, chị nói:
- Mẹ, lấy được người như vậy là con mãn nguyện lắm rồi!
Mẹ như bị điện giật, nói:
- Lai Đệ, con lấy ai mẹ cũng đồng ý, nhưng đừng lấy Sa Nguyệt Lượng!
Chị Cả hỏi: - Vì sao hả mẹ?
Mẹ nói: - Chẳng vì sao cả!
Chị Cả với giọng day nghiến, không phù hợp chút nào với cái tuổi của chị:
- Tôi làm thân trâu ngựa cho nhà Thượng Quan đủ quá rồi!
Giọng gay gắt của chị khiến mẹ giật thót. Mẹ đưa mắt dò xét nhìn khuôn mặt đỏ gay vì giận của chị, rồi lại nhìn bàn tay nắm chặt đuôi con cáo của chị. Mẹ sờ soạng bên cạnh tôi, vớ được cái chổi quét giường giơ cao lên:
- Mày đổ đốn rồi! Tao thì đánh chết mày!
Mẹ nhảy xuống đất, giơ chổi vụt vào đầu chị Cả, chị giơ đầu ra, không tránh né cũng không chống lại. Tay mẹ dùng lại giữa chừng, khi hạ xuống thì đã mềm nhũn. Mẹ vút cây chổi, ôm vai chị mà khóc:
- Lai Đệ, ta với thằng Lượng không đi cùng đường. Mẹ không muốn nhìn thấy con gái của mẹ nhảy vào lửa!...
Chị Cả cũng nức nở khóc.
Cuối cùng, khóc đã chán, mẹ dùng mu bàn tay lau nước mắt, van nài:
- Lai Đệ, con hứa với mẹ đi, không quan hệ với thằng ấy nữa!
Nhưng chị Cả thì rất kiên quyết, nói:
- Mẹ cho con được làm theo ý mình. Con cũng muốn cho gia đình mình được tốt đẹp!
Chị liếc nhìn chiếc áo khoác bằng lông cáo và hai chiếc áo bằng da mèo rừng ở trên giường. Mẹ cũng kiên quyết:
- Ngày mai phải cởi hết những thứ ấy ra!
Chị Cả nói:
- Mẹ nỡ lòng nào nhìn các em con bị chết cóng!
Mẹ nói:
- Cái thằng buôn áo lông chết tiệt!
Chị Cả rút then cửa đi thẳng về buồng của chị, không ngoái lại.
Mẹ ủ rũ ngồi xuống mép giường, thở gấp.
Lúc này tiếng chân lạch bạch của Sa Nguyệt Lượng đã tới bên cửa sổ. Lưỡi líu, môi tê dại, anh ta cũng định từ tốn gõ cửa, nhẹ nhàng nói với mẹ về chuyện hôn nhân đại sự, nhưng rượu đã làm tê liệt thần kinh khiến cử chỉ phản lại ý muốn của anh ta. Anh ta gõ mạnh đến nỗi cửa sổ rung lên thủng cả giấy dán, gió lạnh từ sân lọt vào, hơi rượu từ miệng anh ta cũng lọt vào. Với giọng lè nhè dáng ghét đồng thời cũng đáng yêu của thằng say, anh ta gào lên:
- Mẹ ơi!
Mẹ nhổm dậy trên giường, ngớ ra một thoáng rồi kéo tôi lùi xa cửa sổ. Sa Nguyệt Lượng nói:
- Mẹ, chuyện vợ chồng giữa tôi và Lai Đệ thì khi nào tổ chức?... Tôi sốt ruột lắm rồi
Mẹ nghiến rằng, nói:
- Anh Lượng, cóc ghẻ muốn ăn thịt ngỗng trời, có mà năm mơ!
Sa Nguyệt Lượng nói:
- Mẹ nói vậy là thế nào?
Mẹ nói:
- Ta bảo anh nằm mơ!
Sa Nguyệt Lượng chợt tỉnh rượu, nói rành rẽ:
- Mẹ nuôi ơi, Sa Nguyệt Lượng này chưa bao giờ hạ mình xin xỏ ai!
Mẹ nói:
- Ai bảo anh xin mà xin!
Sa Nguyệt Lượng nói: - Mẹ nuôi ơi, Sa Nguyệt Lương này định làm gì là làm bằng được.
Mẹ nói: - Vậy anh hãy giết tôi đi đã.
Sa Nguyệt Lượng cười:
- Tôi định lấy con gái thì làm sao lại giết mẹ vợ.
Mẹ nói:
- Vậy đến mạt kiếp anh cũng không lấy được
Sa Nguyệt Lượng nói:
- Con gái lớn rồi, mẹ cứ ý mình sao được? Mẹ vợ ơi, chúng tôi bỏ đi cho mà xem!
Sa Nguyệt Lượng vừa cười vừa đi tới buồng phía đông, chọc thủng giấy dán cửa sổ, tung nắm kẹo to tướng vào trong, nói to:
- Các dì ơi, có anh rể của các dì đây, ngọt bùi ta sẽ có nhau!...
Đêm ấy Sa Nguyệt Lượng không ngủ, đi lại suốt đêm trong sân, chốc lại ho, chốc lại huýt sáo miệng. Tài nghệ xuất sắc, anh ta nhại được giọng mười mấy loại chim. Ngoài chuyện ho, huýt sáo, anh ta còn hát các tích tuồng cũ và cả những bài ca chống Nhật đang lưu hành, với giọng to hết cỡ. Lúc thì mắng Trần Sĩ Mỹ tại phủ Khai Phong, lúc lại hươi đao chém đầu quân giặc. Để đề phòng người hùng chống Nhật, tình duyên bị ngáng trở xông vào buồng, mẹ chèn cửa bằng cây chống, bễ thổi lửa, rương quần áo, gạch vỡ... Mẹ cho tôi vào túi, địu trên lưng, tay cầm dao phay đi đi lại lại trong nhà, từ buồng tây sang buồng đông. Các chị không ai cởi bỏ áo khoác, ngồi ôm nhau, mồ hôi lấm tấm trên mũi, rồi ngủ thiếp đi trong tiếng ồn đủ loại do Sa Nguyệt Lượng gây ra. Nước dãi của chị Cầu Đệ làm ướt áo lông sói của chị hai Chiêu Đệ. Chị sáu Niệm Đệ như con cừu non, rúc vào chiếc áo lông gấu của chị ba Lãnh Đệ.
Giờ dây nghĩ lại, tôi thấy cuộc đấu với Sa Nguyệt Lượng, mẹ đã thua ngay từ đầu. Sa Nguyệt Lượng dùng lông thú thuần phục các chị tôi, thành lập một mặt trận thống nhất rộng rãi, mẹ tôi mất quần chúng, bị cô lập.
Ngày hôm sau, mẹ địu tôi trên lưng, chạy như bay đến nhà ông Ba Phàn giải thích ngắn gọn: Để trả ơn Tôn Đại Cô đã đỡ đẻ cho, mẹ gả Lai Đệ cho thằng câm lớn, người hùng cầm nhuyễn đao chiến đấu với bầy quạ. Nói dứt khoát ngày thứ nhất chạm ngõ, ngày thứ hai đưa sính lễ, ngày thứ ba làm lễ thành hôn.
Ba Phàn cứ ngẩn ra mà nghe. Mẹ nói:
- Chú ơi, chú đừng căn vặn làm gì, rượu biếu chú, con đã chuẩn bị xong rồi!
Ba Phàn hỏi:
- Làm mối ngược à?
Mẹ bảo:
- Ngược!
Ba Phàn lại hỏi:
- Vì sao phải làm thế?
Mẹ nói:
- Chú ơi! Xin chú đừng hỏi. Chú bảo thằng câm trưa nay đem lễ đến.
Ba Phàn nói:
- Nhà nó có gì đâu?
Mẹ nói:
- Có gì đem nấy.
Chúng tôi chạy về nhà, dọc đường tim mẹ giật thon thót, vô cùng lo lắng. Mẹ linh cảm không sai. Vừa vào sân đã thấy một lô động vật: chồn, gấu đen, sói đốm, cừu, thỏ trắng... đang nhảy múa, chỉ không thấy tử điêu. Tử điêu trên cổ quấn con chồn đang ngồi trên bao lúa mạch ngắm viên đội trưởng du kích. Hắn ngồi lau súng, lau hồ lô trên đệm của hắn.
Mẹ kéo Lai Đệ đứng dậy, lạnh nhạt bảo Sa Nguyệt Lượng:
- Anh đội trưởng, nó đã có chủ rồi! Các anh là đội quân chống Nhật, chắc không dụ dỗ gái có chồng chứ?
Sa Nguyệt Lượng bình tĩnh nói:
- Điều này thì bác khỏi bận tâm.
Mẹ lôi chị Lai Đệ về căn buồng phía đông. Gần trưa, thằng câm lớn xách một con thỏ đến nhà tôi. Hắn mặc chiếc áo chẽn hở cả bụng, tay áo dài đến khuỷu, lộ hai bắp tay vạm vỡ. Cúc áo đứt sạch, hắn khép hai vạt bằng sợi dây thừng. Hắn cúi rạp chào mẹ, nụ cười ngơ ngẩn trên khuôn mặt. Hắn đưa con thỏ cho mẹ bằng cả hai tay. Ba Phàn cùng đến với thằng câm, nói:
- Chị Thọ Hỉ, tôi đã làm như lời chị dặn.
Mẹ bàng hoàng nhìn con thỏ rừng miệng còn dính máu.
- Chú ơi, trưa nay chú ở lại, anh câm cũng ở lại đây.
Mẹ chỉ vào thằng câm nói:
- Củ cải ninh thịt thỏ, coi như lễ đính hôn cho bọn trẻ!
Trong căn buồng phía đông, tiếng khóc của chị Lai Đệ chợt vỡ ra. Lúc đầu khóc ti tỉ như trẻ con, vài phút sau chuyển thành tiếng gào thét, xen lẫn những câu chửi tục kinh khủng. Rồi mươi phút sau chỉ là tiếng gào khan, không có nước mắt.
Chị Lai Đệ ngồi bệt xuống đất bẩn trong buồng, quên phắt đang mặc chiếc áo quí. Mắt chị ráo hoảnh, miệng há ra như một cái giếng cạn, tiếng gào khan từ đó bật ra. Sáu chị khác của tôi cố ghìm giọng nức nở, nước mắt lăn trên áo lông gấu, nhảy trên áo lông chồn, lấp lánh trên áo lông sói, thấm vào áo lông cừu, dây bẩn áo lông thỏ.
Ba Phàn thò đầu vào buồng đông, mắt trợn trùng như gặp ma, môi run bần bật. Ông đi giật lùi ra giữa nhà rồi loạng choạng bỏ chạy.
Thằng câm lớn của nhà họ Tôn đứng giữa nhà tôi ngó ngang ngó dọc, trên khuôn mặt hắn, ngoài nụ cười ngớ ngẩn, còn gợn lên nét suy tư khó bề đoán trước, sự hoang văng như hóa thạch và một nỗi đau tê buốt. Sau này tôi còn chứng kiến vẻ mặt đáng sợ khi hắn nổi giận.
Mẹ lấy sợi dây thép nhỏ xâu miệng con thỏ rồi treo dưới mái hiên. Mẹ coi như không nghe thấy tiếng gầm của chị Cả, coi như không nhìn thấy nét mặt cổ quái của thằng câm. Mẹ cầm con dao gỉ, sút mẻ, lột da con thỏ. Sa Nguyệt Lượng khoác súng từ buồng đông đi ra, mẹ không ngoái lại, nói với giọng lạnh nhạt:
- Anh Đội, đứa lớn nhà tôi hôm nay đính hôn, con thỏ này là ăn lễ hỏi.
Sa Nguyệt Lông cười:
- Lễ hậu hĩ quá nhỉ!
Mẹ cắt phần đầu con thỏ, nói:
- Nó hôm nay đính hôn, mai đưa đồ cưới, ngày kia làm lễ thành thân!
Mẹ quay lại nhìn chằm chằm vào Sa Nguyệt Lượng, nói:
- Đừng quên uống rượu mừng đấy!
Sa Nguyệt Lượng nói: - Quên thế nào được!
Nói xong, hắn khoác súng lên vai, miệng huýt sáo lanh lảnh, bước ra cổng.
Mẹ tiếp tục lột da con thỏ, nhưng không còn hào húng như trước. Mẹ treo con thỏ trên khung cửa, địu tôi đi vào trong nhà. Trên bàn có mấy củ cải to. Mẹ cầm dao đến gần, củ cải không phản ứng gì, năm im chờ đợi. Mẹ quát to:
- Lai Đệ, ân oán cũng thể mẹ con, mày cứ oán tao đi!
Nói xong câu dữ dằn đó, mẹ ôm mặt khóc không thành tiếng, đôi vai run bần bật, nước mắt chảy ràn rụa. Mẹ bắt đầu bổ củ cải. Một nhát bổ xuống, củ cải bửa làm hai, lại một nhát nữa, củ cải bửa làm tư. Bổ liên tiếp, động tác của mẹ ngày càng nhanh, ngày càng điệu nghệ. Củ cải bị băm nhỏ đầy bàn. Mẹ lại giơ cao còn dao lần nữa, nhưng động tác hạ xuống thì cực kỳ nhẹ nhàng. Con dao rời khỏi tay, nằm trên đống củ cải đã băm nhỏ, mùi hăng hắc tỏa ra khắp căn buồng.
Thằng câm giơ ngón tay cái lén tỏ ý khâm phục mẹ, miệng lắp bắp để bổ sung cho động tác. Mẹ kéo vạt áo lau nước mắt, bảo thằng câm:
- Anh về đi!
Thằng câm hoa tay, tung chân đá vào khoảng không. Mẹ cao giọng, chỉ về phía nhà hắn, quát to:
- Anh về đi, tôi bảo anh về đi!
Thằng câm hiểu ra. Hắn làm ngoáo ộp một cái với tôi như trẻ con, hàng ria đen nhánh trên cái môi dầy. Hắn làm bộ rất chuẩn xác động tác trèo cây, mô phỏng động tác tóm được con chim đang quẫy. Hắn cười, chỉ vào tôi, lại chỉ vào trái tim hắn.
Mẹ lại chỉ,về hướng nhà. Hắn ngẩn người, gục gặc đầu ra vẻ hiểu, rồi quì trước mặt mẹ - mẹ vội né sang một bên - hắn hướng về cái bàn để củ cải, dập đầu một cái thật kêu rồi vênh váo bước ra cổng.
Đêm ấy, mẹ mệt mỏi ngủ thiếp đi. Tỉnh dậy, đếm đủ tám mươi tám con thỏ béo mũm mĩm treo đây trên cây ngô đồng, cây hương xuân và cây hạnh trong sân.
Mẹ vịn khung cửa, từ từ ngồi xuống.
Thượng Quan Lai Đệ mười tám tuổi, mặc chiếc áo lông tử điêu, cổ quàng khăn lông chồn, đã bỏ đi cùng với Đội trưởng Sa Nguyệt Lượng từ đêm. Tám mươi tám con thỏ là sính lễ nộp cho mẹ, và cũng là cách ra oai của Sa Nguyệt Lương đối với mẹ. Chị Cả bỏ theo trai, chị Hai, chị Ba, chị Tư là đồng lõa. Sự việc.xảy ra khi đã quá nửa đêm như sau: Khi mẹ mệt mỏi hắt hơi thì chị Năm, chị Sáu chị Bảy đi vào giấc ngủ. Chị Hai nhổm dậy, chân trần, mò mẫm tháo gỡ những chướng ngại vật mà mẹ dựng sau cửa, chị Ba chị Tư kéo hai cánh cửa cho mở ra.
Lúc chiều tối, Sa Nguyệt Lượng đã đổ đầu vào cột cửa, cửa mở không một tiếng kêu. Dưới ánh trăng bàng bạc của nửa đêm về sáng, chị em ôm nhau từ biệt. Sa Nguyệt Lượng nhìn những con thỏ treo trên cây, cười thầm. Ngày thứ ba là ngày thằng câm và chị Cả làm lễ thành hôn. Mẹ bình tĩnh ngồi khâu vá trên giường. Gần trưa, không chờ đợi được nữa, thằng câm mò đến. Hắn dùng điệu bộ và cả nét mặt để đòi người. Mẹ bước ra sân, chỉ sang buồng phía đông, rồi chỉ lên cây treo đầy những còn thỏ đã đông cúng. Mẹ không nói câu nào, nhưng thằng câm hiểu hết.
Vào lúc hoàng hôn, cả nhà tôi đang ngồi trên giường ăn cháo mạch, bỗng có tiếng đập cổng đánh rầm. Chị Hai đút cơm cho bà nội ở chái tây hớt hải chạy vào, gọi:
- Mẹ, hỏng to rồi! Anh em nhà thằng câm đến đấy. Đem theo cả chó. Các chị hoảng sợ. Mẹ ngồi im như một tảng đá, dùng thìa đút cháo mạch cho chị Tám. Khi chị Tám đã no, mẹ bắt đầu nhai củ cải rau ráu. Trông mẹ thảnh thơi như một con thỏ cái có chửa. Tiếng ồn ngoài cổng bỗng lắng xuống. Khoảng hút tàn diếu thuốc, ba bóng đen vọt qua bức tường vây phía nam, nơi mặt tường rất thấp. Ba anh em nhà câm đến rồi Cùng vọt vào sân là ba con chó đen bóng như sơn then. Chúng như ba đạo hắc quang bay vào sân, không một tiếng động. Dưới ráng chiều đỏ rực, ba anh em nhà câm và ba con chó đứng yên trong khoảnh khắc y hệt một nhóm tượng. Thằng câm lớn tay cầm thanh nhuyễn đao Miến Điện ánh thép sắc lạnh. Thằng Hai câm chống thanh yêu đao. Thằng ba câm kéo lê thanh phác đao cán dài có tua đỏ. Trên vai đứa nào cũng khoác một bọc nhỏ bằng vải hoa nền xanh hoa trắng, hình như chúng sắp đi xa. Các chị sợ đến nghẹt thở, còn mẹ thì vẫn thản nhiên như không, húp cháo sùm sụp. Đột nhiên, thằng câm lớn gầm lên một tiếng, Hai câm và Ba câm cũng gầm theo, những con chó cũng lên tiếng sủa. Nước bọt bắn ra từ miệng người và mõm chó như những con trùng nhỏ, lấp lánh trong ánh hoàng hôn. Tiếp đó, thằng câm lớn biểu diễn dao pháp, giống như hôm đánh nhau với dàn quạ trong buổi tang lễ trên cánh đồng lúa mạch. Trong cái buổi hoàng hôn chớm đông xa xăm ấy, ánh đao loang loáng trong sân nhà tôi, ba thằng đàn ông hung hãn như ba con chó săn, liên tiếp nhảy vọt lên, vươn dài thân như tấm thép, chém nát những con thỏ treo trên cành cây. Những con chó của chúng gâu gâu mừng rỡ, lắc lắc cái đầu to bự giăng xé những xác con thỏ, thịt bay tứ tung. Ba thằng câm sát phạt chán chê, đứa nào đứa ấy tỏ vẻ thỏa mãn. Sân nhà tôi trở thành lò sát sinh. Mấy con thỏ chỉ còn cái đầu treo lủng lẳng trên cây như những quả khô. Những thằng câm cùng với mấy con chó diệu võ dương oai mấy vòng quanh sân, rồi cũng như khi đến, chúng vượt tường, mất hút trong màn đêm mờ ảo.
Mẹ bưng bát cháo, cười nhạt. Nụ cười đặc biệt của mẹ khắc sâu trong đầu tôi.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.