Bút Ký Giải Phẫu Có Thật: Sổ Điều Tra Của Một Pháp Y Về Nguyên Nhân Tử Vong
Chương 21: Khoảnh Khắc Kinh Hoàng Nhất Trong Khi Hành Nghề Của Pháp Y: Gặp Người Quen Tại Hiện Trường Án Mạng (9)
Dạ Hành Giả Trần Chuyết Đẳng
10/08/2022
09.
Kết hợp hiện trường, khám nghiệm tử thi và điều tra, chúng tôi biết đại khái một nhà ba người đã xảy ra chuyện gì.
Trần Hân Dư du học về liền làm việc cho một công ty ở miền nam. Khi mới bắt đầu công việc, Trần Hân Dư từng nói với mẹ là có một nữ đồng nghiệp trong công ty luôn kiếm chuyện với mình, khiến cô ấy cảm thấy rất khó chịu.
Mẹ cô ấy khuyên cô ấy dĩ hòa vi quý, nên tạo mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp.
Sau hai tháng làm việc, công ty của Trần Hân Dư gọi điện cho Trần Vũ.
Hóa ra mâu thuẫn giữa cô và đồng nghiệp nữ kia ngày càng leo thang, Trần Hân Dư tức giận ra đòn taekwondo, cả đám người không ai dám cản cô ấy.
Bên kia bị đánh liền khiếu nại với giám đốc, Trần Hân Dư suýt thì đánh cả giám đốc.
Đồng nghiệp đều cảm thấy Trần Hân Dư bị bệnh tâm thần, liền trực tiếp tống cô ấy vào bệnh viện tâm thần. Các bác sĩ chẩn đoán cô ấy mắc chứng "rối loạn lưỡng cực".
Sau khi điều trị trong bệnh viện, cảm xúc của Trần Hân Dư càng trở nên bất ổn. Công ty cho rằng cô ấy không đủ năng lực để tiếp tục làm việc nên đã sa thải cô ấy.
Kể từ khi Trần Hân Dư bị gắn mác "rối loạn lưỡng cực", chỉ trong ba tháng Trần Vũ đã sụt đi tám ký.
Bác sĩ Trịnh vẫn còn nhớ, mùng một năm mới, ông đến nhà Trần Vũ ngồi chơi.
Vừa vào đến cửa ông đã giật cả mình: "Trần Vũ đã bị chứng mất ngủ hành hạ đến không còn hình người."
Trần Vũ nói con gái lớn rồi không nghe lời nữa, trở nên nhạy cảm: “Tôi chỉ có một đứa con là nó, những gì tôi làm còn chẳng phải là vì nó hay sao?”
“Tất cả chỉ vì muốn tốt cho con” là điều mà Trần Vũ đúc kết được từ kinh nghiệm sống của chính mình.
Khi còn nhỏ, ông ta sang nhà hàng xóm chơi, lấy trộm một hào ở trên bàn, bị bố phát hiện. Ông cụ mua một chai rượu Mao Đài dẫn ông ta sang nhà hàng xóm để xin lỗi.
Trước mặt người hàng xóm, ông cụ bẻ một nhánh gỗ táo. Khi ông ta về đến nhà, bà cụ mới ôm ông ta vào lòng rồi nói: “Đây đều là vì muốn tốt cho con, sau này lớn lên con sẽ hiểu.”
Sau này trong một buổi nhậu nhẹt, Trần Vũ kể lại chuyện này, cảm thấy bố ông ta làm rất đúng. Về sau, bố ông ta không kiểm soát nghiêm ngặt như thế nữa, việc kết bạn, đi thi của ông ta đều phải đi qua rất nhiều đường vòng.
Ông ta luôn cảm thấy sự thất bại trong cuộc sống của mình có liên quan đến việc lúc đầu bố nghiêm khắc lúc sau bố mặc kệ: “Giá như lúc trước ông ấy tiếp tục nghiêm khắc.”
Ông ta không muốn con gái giống mình năm đó, không có sự chỉ dẫn của bố mà lầm đường lạc lối.
Hai người đàn ông trưởng thành ngồi hơn một tiếng, bác sĩ Trần khóc lóc hết hơn tiếng đồng hồ. Bác sĩ Trịnh nhớ lại, bác sĩ Trần “nước mắt nước mũi tèm nhem” nói: “Căn bệnh của con gái không thể chữa khỏi được. Tôi cảm thấy bản thân mình không thể tiếp tục sống nữa, cuộc sống hoàn toàn không còn hy vọng.”
Trên thực tế, rối loạn lưỡng cực có liên quan đến gia đình dòng họ, do di truyền và một số nhân tố khác. Nhưng mắc căn bệnh này không có nghĩa là bị kết án tử hình, có rất nhiều người nổi tiếng cũng từng mắc chứng rối loạn lưỡng cực.
Trước khi bác sĩ Trịnh rời đi, Trần Vũ có hỏi ông một câu: "Mấy đồng nghiệp trong bệnh viện có bàn tán về tôi không?"
Sau khi biết rất ít người bàn tán về mình, Trần Vũ có vẻ hơi mất hứng.
Ông ta nói với bác sĩ Trịnh: "Tôi không muốn nhúng tay vào công việc ở bệnh viện nữa, ông cứ đi theo lãnh đạo mới, chăm chỉ làm việc. Khi nào rảnh rỗi thì đến đây ngồi, gọi điện tâm sự với tôi.”
Tuy ngoài miệng thì nói vậy nhưng ngay từ đầu Trần Vũ đã nhận định: Nhất định là chẩn đoán sai! Hẳn là chẩn đoán sai! Con gái không “bị" mắc chứng rối loạn lưỡng cực.
Trong bức di thư, ông ta viết: “Tâm trạng ai cũng sẽ thay đổi, có dâng cao, có khi trầm xuống, công ty của con gái dựa vào cái gì mà kết luận như vậy? Sau khi vào viện, bác sĩ trực tiếp chẩn đoán là trầm cảm. Quá trình quá lơ là. Người khỏe mạnh bước vào bệnh viện tâm thần cũng sẽ biến thành bệnh nhân tâm thần. Tùy tiện hết sức!”
Ông ta không tin vào kết quả chẩn đoán bệnh tình cho con gái mình của người khác, giống như ông ta chỉ chấp nhận kết quả chẩn đoán do chính ông ta làm ra.
Ông ta tự chẩn đoán mình mắc hơn chục căn bệnh và liệt kê từng căn bệnh một trong di thư: bong tróc võng mạc, cận nặng, cao huyết áp, rối loạn nhịp tim, viêm khớp dạng thấp, loét dạ dày hoặc ung thư dạ dày, mất ngủ trầm trọng, rối loạn lo âu, trầm cảm ...
Không phải tất cả các bệnh này đều là "chẩn đoán chính xác".
Nhưng Trần Vũ lại cảm thấy thời gian của mình không còn nhiều, ông ta muốn kết thúc cuộc sống của mình nhưng ông ta không yên lòng.
"Vợ tôi không còn gì để nói, chỉ nói một chữ, được! Nếu tôi không tự sát, bà ấy sẽ phải đối mặt với hai kẻ mắc bệnh trầm cảm một mình, làm sao sống nổi đây? Nếu tôi không giết bà ấy thì bà ấy sẽ phải dẫn theo một đứa con gái bị bệnh, sau này không thể đi làm, sao có thể vượt qua khó khăn đó đây?”
“Tôi giết cả nhà chỉ vì sợ tôi đi rồi, người nhà không thể sống tốt.” Ông ta cho rằng vợ con sẽ không sống thể nổi nếu không có ông ta.
Trong di thư của mình, Trần Vũ đẩy nguyên nhân gia đình nhà tan cửa nát lên căn bệnh của con gái.
Kết hợp hiện trường, khám nghiệm tử thi và điều tra, chúng tôi biết đại khái một nhà ba người đã xảy ra chuyện gì.
Trần Hân Dư du học về liền làm việc cho một công ty ở miền nam. Khi mới bắt đầu công việc, Trần Hân Dư từng nói với mẹ là có một nữ đồng nghiệp trong công ty luôn kiếm chuyện với mình, khiến cô ấy cảm thấy rất khó chịu.
Mẹ cô ấy khuyên cô ấy dĩ hòa vi quý, nên tạo mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp.
Sau hai tháng làm việc, công ty của Trần Hân Dư gọi điện cho Trần Vũ.
Hóa ra mâu thuẫn giữa cô và đồng nghiệp nữ kia ngày càng leo thang, Trần Hân Dư tức giận ra đòn taekwondo, cả đám người không ai dám cản cô ấy.
Bên kia bị đánh liền khiếu nại với giám đốc, Trần Hân Dư suýt thì đánh cả giám đốc.
Đồng nghiệp đều cảm thấy Trần Hân Dư bị bệnh tâm thần, liền trực tiếp tống cô ấy vào bệnh viện tâm thần. Các bác sĩ chẩn đoán cô ấy mắc chứng "rối loạn lưỡng cực".
Sau khi điều trị trong bệnh viện, cảm xúc của Trần Hân Dư càng trở nên bất ổn. Công ty cho rằng cô ấy không đủ năng lực để tiếp tục làm việc nên đã sa thải cô ấy.
Kể từ khi Trần Hân Dư bị gắn mác "rối loạn lưỡng cực", chỉ trong ba tháng Trần Vũ đã sụt đi tám ký.
Bác sĩ Trịnh vẫn còn nhớ, mùng một năm mới, ông đến nhà Trần Vũ ngồi chơi.
Vừa vào đến cửa ông đã giật cả mình: "Trần Vũ đã bị chứng mất ngủ hành hạ đến không còn hình người."
Trần Vũ nói con gái lớn rồi không nghe lời nữa, trở nên nhạy cảm: “Tôi chỉ có một đứa con là nó, những gì tôi làm còn chẳng phải là vì nó hay sao?”
“Tất cả chỉ vì muốn tốt cho con” là điều mà Trần Vũ đúc kết được từ kinh nghiệm sống của chính mình.
Khi còn nhỏ, ông ta sang nhà hàng xóm chơi, lấy trộm một hào ở trên bàn, bị bố phát hiện. Ông cụ mua một chai rượu Mao Đài dẫn ông ta sang nhà hàng xóm để xin lỗi.
Trước mặt người hàng xóm, ông cụ bẻ một nhánh gỗ táo. Khi ông ta về đến nhà, bà cụ mới ôm ông ta vào lòng rồi nói: “Đây đều là vì muốn tốt cho con, sau này lớn lên con sẽ hiểu.”
Sau này trong một buổi nhậu nhẹt, Trần Vũ kể lại chuyện này, cảm thấy bố ông ta làm rất đúng. Về sau, bố ông ta không kiểm soát nghiêm ngặt như thế nữa, việc kết bạn, đi thi của ông ta đều phải đi qua rất nhiều đường vòng.
Ông ta luôn cảm thấy sự thất bại trong cuộc sống của mình có liên quan đến việc lúc đầu bố nghiêm khắc lúc sau bố mặc kệ: “Giá như lúc trước ông ấy tiếp tục nghiêm khắc.”
Ông ta không muốn con gái giống mình năm đó, không có sự chỉ dẫn của bố mà lầm đường lạc lối.
Hai người đàn ông trưởng thành ngồi hơn một tiếng, bác sĩ Trần khóc lóc hết hơn tiếng đồng hồ. Bác sĩ Trịnh nhớ lại, bác sĩ Trần “nước mắt nước mũi tèm nhem” nói: “Căn bệnh của con gái không thể chữa khỏi được. Tôi cảm thấy bản thân mình không thể tiếp tục sống nữa, cuộc sống hoàn toàn không còn hy vọng.”
Trên thực tế, rối loạn lưỡng cực có liên quan đến gia đình dòng họ, do di truyền và một số nhân tố khác. Nhưng mắc căn bệnh này không có nghĩa là bị kết án tử hình, có rất nhiều người nổi tiếng cũng từng mắc chứng rối loạn lưỡng cực.
Trước khi bác sĩ Trịnh rời đi, Trần Vũ có hỏi ông một câu: "Mấy đồng nghiệp trong bệnh viện có bàn tán về tôi không?"
Sau khi biết rất ít người bàn tán về mình, Trần Vũ có vẻ hơi mất hứng.
Ông ta nói với bác sĩ Trịnh: "Tôi không muốn nhúng tay vào công việc ở bệnh viện nữa, ông cứ đi theo lãnh đạo mới, chăm chỉ làm việc. Khi nào rảnh rỗi thì đến đây ngồi, gọi điện tâm sự với tôi.”
Tuy ngoài miệng thì nói vậy nhưng ngay từ đầu Trần Vũ đã nhận định: Nhất định là chẩn đoán sai! Hẳn là chẩn đoán sai! Con gái không “bị" mắc chứng rối loạn lưỡng cực.
Trong bức di thư, ông ta viết: “Tâm trạng ai cũng sẽ thay đổi, có dâng cao, có khi trầm xuống, công ty của con gái dựa vào cái gì mà kết luận như vậy? Sau khi vào viện, bác sĩ trực tiếp chẩn đoán là trầm cảm. Quá trình quá lơ là. Người khỏe mạnh bước vào bệnh viện tâm thần cũng sẽ biến thành bệnh nhân tâm thần. Tùy tiện hết sức!”
Ông ta không tin vào kết quả chẩn đoán bệnh tình cho con gái mình của người khác, giống như ông ta chỉ chấp nhận kết quả chẩn đoán do chính ông ta làm ra.
Ông ta tự chẩn đoán mình mắc hơn chục căn bệnh và liệt kê từng căn bệnh một trong di thư: bong tróc võng mạc, cận nặng, cao huyết áp, rối loạn nhịp tim, viêm khớp dạng thấp, loét dạ dày hoặc ung thư dạ dày, mất ngủ trầm trọng, rối loạn lo âu, trầm cảm ...
Không phải tất cả các bệnh này đều là "chẩn đoán chính xác".
Nhưng Trần Vũ lại cảm thấy thời gian của mình không còn nhiều, ông ta muốn kết thúc cuộc sống của mình nhưng ông ta không yên lòng.
"Vợ tôi không còn gì để nói, chỉ nói một chữ, được! Nếu tôi không tự sát, bà ấy sẽ phải đối mặt với hai kẻ mắc bệnh trầm cảm một mình, làm sao sống nổi đây? Nếu tôi không giết bà ấy thì bà ấy sẽ phải dẫn theo một đứa con gái bị bệnh, sau này không thể đi làm, sao có thể vượt qua khó khăn đó đây?”
“Tôi giết cả nhà chỉ vì sợ tôi đi rồi, người nhà không thể sống tốt.” Ông ta cho rằng vợ con sẽ không sống thể nổi nếu không có ông ta.
Trong di thư của mình, Trần Vũ đẩy nguyên nhân gia đình nhà tan cửa nát lên căn bệnh của con gái.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.