Chương 2: Chợ Huyện Trong Kí Ức Của Tớ
Phố
13/09/2021
Chợ huyện trong kí ức của tớ.
Phố huyện tớ có chợ phiên và chợ cóc. Chợ cóc thì ngày nào cũng họp, họp từ sáng đến tận chiều tối, dành cho những mặt hàng thiết yếu như rau, đậu, thịt..., hoặc vài hàng xén nhỏ bán kim, chỉ, vôi, đèn dầu, bấc, diêm, dây thun, phèn..., tóm lại là những thứ cần kíp.
Còn chợ phiên thì chỉ họp vào ngày lẻ(tính theo lịch âm), như mùng 1, 3, 5, 7...
Chợ phiên cách chợ huyện tầm 1km, cách nhà mình tầm 2km.
Chợ rất rộng. Có những dãy xây tường vôi, lợp ngói, chia ô nhỏ và rất thấp để người bán hàng bày hàng bán. Nền đất ở đó gồ gề nhưng nhẵn thín. Tường vôi thì bong lở, thậm chí bị chọc, khoét sâu do lũ trẻ con nghịch ngợm "ngứa tay". Ngói màu cũ sậm. Khi không họp, chợ vắng tanh, có khi lũ trẻ gần đó vào chơi khẳng, chơi trốn tìm, chơi đồ hàng. Ngày phiên, chợ đông đúc nhộn nhịp chật kín từ trong ra ngoài, thậm chí nhiều hàng rau, rủ bày bán hai bên đường kéo dài cả đoạn xa. Hàng hóa ở chợ phiên cũng cực kì phong phú. Dù là cách 1 ngày lại họp, nhưng hàng lúc nào cũng tràn ngập, cả của người dân địa phương và cả của những người buôn bán từ xa đến.
Gì cũng có! Từ quần áo, chăn màn, đến xoong nồi bát đĩa, rổ rá, thịt cá, bánh kẹo rau củ quả. Mỗi khu vực được bày bán riêng một hoặc vài mặt hàng cùng loại. Thi thoảng được theo mẹ đi chợ, nếu không giữ vạt áo thì cũng phải ôm tay mẹ thật chặt, vì sợ lạc. Dù sợ lạc, nhưng mắt lại ít khi nhìn đường đi vì cứ mải dán vào những hàng hóa xanh xanh đỏ đỏ.
Lần nào đi chợ cùng mẹ cũng được mẹ dẫn vào hàng ăn, chủ yếu ăn bánh cuốn hoặc bánh khoái.
Gọi là hàng ăn thế thôi, chứ chỉ là một ô nhỏ đã được chia ra. Một cái bàn gỗ hình chữ nhật màu gần như đen sẫm và nhẵn thín do cũ kĩ. 3 cái ghế gỗ dài, thấp tầm 20cm kê xung quanh, phía trong cùng là nơi bà tráng bánh ngồi. Nơi đó sẽ có một cái bếp lò, xung quanh trét đất sét để hở một cái cửa để bỏ củi, phía trên bắc nồi hoặc chảo. Khói bay lên, gặp mái ngói sát đấy liền tỏa ra. Mùi khói, mùi mỡ, mùi bánh thơm nức đặc trưng.
Dù vậy, những gian hàng hấp dẫn nhất, đẹp mắt nhất vẫn là hàng xén (không hiểu sao cứ nhắc tới hai từ "hàng xén", tớ lại liên tưởng đến 2 câu thơ của Hoàng Cầm: "Những cô hàng xén răng đen/Cười như mùa thu tỏa nắng", dù người bán hàng xén ở đây chủ yếu là người già).
Hàng xén bán rất nhiều thứ hấp dẫn bắt mắt. Ngoài những đồ gia dụng nhỏ bé như đèn dầu, bấc, kim chỉ, gương lược...thì còn có kẹp tóc đủ màu, đủ kiểu, từ kẹp mái, kẹp tách, kẹp ghim đến kẹp sau, hình hoa, bướm, nơ xinh cực xinh. Rồi thì vòng. Nào vòng tay, vòng cổ. Vòng tay thì chủ yếu vòng bằng nhựa một màu xanh, đỏ, vàng... Vòng cổ thì nhiều loại hơn, nhưng mình thích nhất loại vòng đá hoặc đen, hoặc trắng lấp lánh.....
Bây giờ, chợ huyện của ngày xưa đã không còn nữa. Nơi đó ngta phá đi, đất được chia theo lô để bán xây nhà cao tầng và làm siêu thị mini. Chợ cóc vẫn còn, nhưng nhiều thứ thay đổi: hàng xén giờ chỉ còn vài cụ bà bỏm bẻm nhai trầu, tóc bạc trắng, chầm chậm bán những đồ ít ai còn dùng đến: đèn dầu, bấc, dây thun, kẹp tóc, gương, lược. Đa số người ta mua ở "đại lý". Những hàng rau, củ, quả giờ cũng được bày trên những "sạp" lớn, đồ của Đà Lạt, của Trung Quốc ồ ạt đưa về.
Phố thay da đổi thịt.
Phố huyện tớ có chợ phiên và chợ cóc. Chợ cóc thì ngày nào cũng họp, họp từ sáng đến tận chiều tối, dành cho những mặt hàng thiết yếu như rau, đậu, thịt..., hoặc vài hàng xén nhỏ bán kim, chỉ, vôi, đèn dầu, bấc, diêm, dây thun, phèn..., tóm lại là những thứ cần kíp.
Còn chợ phiên thì chỉ họp vào ngày lẻ(tính theo lịch âm), như mùng 1, 3, 5, 7...
Chợ phiên cách chợ huyện tầm 1km, cách nhà mình tầm 2km.
Chợ rất rộng. Có những dãy xây tường vôi, lợp ngói, chia ô nhỏ và rất thấp để người bán hàng bày hàng bán. Nền đất ở đó gồ gề nhưng nhẵn thín. Tường vôi thì bong lở, thậm chí bị chọc, khoét sâu do lũ trẻ con nghịch ngợm "ngứa tay". Ngói màu cũ sậm. Khi không họp, chợ vắng tanh, có khi lũ trẻ gần đó vào chơi khẳng, chơi trốn tìm, chơi đồ hàng. Ngày phiên, chợ đông đúc nhộn nhịp chật kín từ trong ra ngoài, thậm chí nhiều hàng rau, rủ bày bán hai bên đường kéo dài cả đoạn xa. Hàng hóa ở chợ phiên cũng cực kì phong phú. Dù là cách 1 ngày lại họp, nhưng hàng lúc nào cũng tràn ngập, cả của người dân địa phương và cả của những người buôn bán từ xa đến.
Gì cũng có! Từ quần áo, chăn màn, đến xoong nồi bát đĩa, rổ rá, thịt cá, bánh kẹo rau củ quả. Mỗi khu vực được bày bán riêng một hoặc vài mặt hàng cùng loại. Thi thoảng được theo mẹ đi chợ, nếu không giữ vạt áo thì cũng phải ôm tay mẹ thật chặt, vì sợ lạc. Dù sợ lạc, nhưng mắt lại ít khi nhìn đường đi vì cứ mải dán vào những hàng hóa xanh xanh đỏ đỏ.
Lần nào đi chợ cùng mẹ cũng được mẹ dẫn vào hàng ăn, chủ yếu ăn bánh cuốn hoặc bánh khoái.
Gọi là hàng ăn thế thôi, chứ chỉ là một ô nhỏ đã được chia ra. Một cái bàn gỗ hình chữ nhật màu gần như đen sẫm và nhẵn thín do cũ kĩ. 3 cái ghế gỗ dài, thấp tầm 20cm kê xung quanh, phía trong cùng là nơi bà tráng bánh ngồi. Nơi đó sẽ có một cái bếp lò, xung quanh trét đất sét để hở một cái cửa để bỏ củi, phía trên bắc nồi hoặc chảo. Khói bay lên, gặp mái ngói sát đấy liền tỏa ra. Mùi khói, mùi mỡ, mùi bánh thơm nức đặc trưng.
Dù vậy, những gian hàng hấp dẫn nhất, đẹp mắt nhất vẫn là hàng xén (không hiểu sao cứ nhắc tới hai từ "hàng xén", tớ lại liên tưởng đến 2 câu thơ của Hoàng Cầm: "Những cô hàng xén răng đen/Cười như mùa thu tỏa nắng", dù người bán hàng xén ở đây chủ yếu là người già).
Hàng xén bán rất nhiều thứ hấp dẫn bắt mắt. Ngoài những đồ gia dụng nhỏ bé như đèn dầu, bấc, kim chỉ, gương lược...thì còn có kẹp tóc đủ màu, đủ kiểu, từ kẹp mái, kẹp tách, kẹp ghim đến kẹp sau, hình hoa, bướm, nơ xinh cực xinh. Rồi thì vòng. Nào vòng tay, vòng cổ. Vòng tay thì chủ yếu vòng bằng nhựa một màu xanh, đỏ, vàng... Vòng cổ thì nhiều loại hơn, nhưng mình thích nhất loại vòng đá hoặc đen, hoặc trắng lấp lánh.....
Bây giờ, chợ huyện của ngày xưa đã không còn nữa. Nơi đó ngta phá đi, đất được chia theo lô để bán xây nhà cao tầng và làm siêu thị mini. Chợ cóc vẫn còn, nhưng nhiều thứ thay đổi: hàng xén giờ chỉ còn vài cụ bà bỏm bẻm nhai trầu, tóc bạc trắng, chầm chậm bán những đồ ít ai còn dùng đến: đèn dầu, bấc, dây thun, kẹp tóc, gương, lược. Đa số người ta mua ở "đại lý". Những hàng rau, củ, quả giờ cũng được bày trên những "sạp" lớn, đồ của Đà Lạt, của Trung Quốc ồ ạt đưa về.
Phố thay da đổi thịt.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.