Chương 9
Phùng Gia Mỹ
11/08/2023
Phước bất trùng lai, hoạ vô đơn chí.
Thục Quyên còn chưa tỉnh lại thì tai nạn ở cầu thang đã khiến ông Bảo Quang bị hôn mê giống y như vậy, phải băng bó điều trị ngay tại phòng bên cạnh. Trương Quân cho rằng sự việc lần này cũng do ma nữ kia gây rối, quấy nhiễu những người dám nhúng tay phá hoại ý đồ của ả.
Nhưng chuyển biến vào buổi chiều chạng vạng ngày hôm sau lại có chút ngoài dự liệu.
Thục Quyên, cuối cùng cũng đã hồi tỉnh!
...
Cô đã nằm trên chiếc giường bệnh này lâu đến vậy, nằm đến mức xương cốt da thịt đều như bị dính chặt vào lớp drap trắng bên dưới, khó nhọc lắm mới mở mắt ra được, hình ảnh đầu tiên trông thấy lại chính là một nhóm các y tá bác sĩ đang vây quanh. Sau một hồi kiểm tra, xác định thân thể Thục Quyên không có vấn đề gì nghiêm trọng, bác sĩ dặn dò bà Đình Trúc ít phút rồi mới rời đi.
Tỉnh dậy sau cơn hôn mê này, không hiểu sao Thục Quyên bây giờ nhìn vào cha mẹ lại đặc biệt có cảm giác xa lạ, dù vẫn nhận biết được họ là thân nhân, nhưng thâm tâm lại luôn trống rỗng nhạt nhòa đến khó hiểu.
- Con tỉnh dậy là tốt rồi, chỉ tội nghiệp bác Bảo Quang bị ngã cầu thang, đến nay còn chưa tỉnh lại. Vì gia đình mình mà bác ấy phải gặp chuyện, cha cũng thấy ái ngại vô cùng.
Ông Trương Quân thở dài thườn thượt cảm thán.
Bà Đình Trúc an ủi chồng mấy câu rồi mới xoay qua thăm hỏi Thục Quyên, người vẫn luôn thinh lặng nãy giờ.
- Có phải con còn mệt hay không? Để mẹ nhờ bác sĩ trở lại thăm khám nhé?
Thục Quyên chậm rãi lắc đầu, ánh mắt vẫn mãi dõi trông về phía cửa sổ, nơi hoàng hôn đang dần buông xuống, nhuộm đỏ cả một khoảng trời, khiến cho không gian càng trở nên u tịch...
Thấy con mình cứ nhàn nhạt phớt lờ, hai vợ chồng Trương Quân-Đình Trúc dù cho muốn dò xét cũng không tiện mở lời, hai người đều biết Thục Quyên vừa trải qua biến cố lớn, tâm lý còn chưa vững vàng, nếu bây giờ ép buộc gặng hỏi xem chừng sẽ chỉ khiến mọi chuyện chuyển biến xấu đi.
Để lại một câu:"Cha mẹ qua xem bác Bảo Quang sẵn tiện đi mua cháo cho con nhé! Cứ yên tâm nghỉ ngơi cho tốt." Rồi hai người cùng nhau cất bước rời khỏi phòng, bỏ lại Thục Quyên một mình thanh tĩnh.
...
Đuôi mắt liếc thấy cha mẹ đã đóng kín cửa lại, tiếng bước chân cũng dần xa xăm thì Thục Quyên mới lảo đảo bước xuống giường bệnh, đầu óc cô choáng váng suýt té ngã mấy lần.
Lúc này trời đã về chiều, người không phận sự cũng chẳng thể ở lại bệnh viện lâu hơn, khiến cho quang cảnh buổi chạng vạng càng thêm phần tịch mịch. Thục Quyên gác tay lên bệ cửa sổ, phóng tầm mắt xuống khoảng sân rộng, cổ họng thâm trầm ngân nga một giai điệu gì đó mà chính mình cũng không rõ tên.
Những vệt nắng cuối ngày còn gắng gượng le lói chiếu qua làm Thục Quyên bất đắc dĩ trở thành nhân vật chính trong bức tranh nửa sáng nửa tối huyền dị, khiến thân thể cô vốn đã mảnh mai giờ lại càng trở nên hao gầy khϊếp nhược trước bóng đêm dần sang.
Trong cung bậc trầm bổng của giai điệu không tên, từng nốt nhạc tựa như từng mũi đinh sắc nhọt đang đóng chặt vào những thớ thịt ở con tim, nó khiến cô nhức nhói vô cùng tận, Thục Quyên không thích bài hát này...nó làm cô đau...cô ghét nó! Nhưng Thục Quyên không thể dừng lại, cô không còn kiểm soát được giai điệu mình hát ra, giờ cô như chiếc radio sống đang không ngừng phát nhạc theo sự điều khiển của một thế lực vô hình nào đó.
Rồi bỗng dưng toàn bộ không gian xung quanh đột ngột biến chuyển, căn phòng đang bốc cháy! Lửa bùng lên từ khắp mọi ngóc ngách, thiêu rụi bàn ghế...giường nệm...cả bó hoa đặt cạnh bên giường bệnh cũng rục rã hóa tro tàn. Lửa lan ra khắp mọi nơi, vây phủ bốn bức tường và cả trên trần nhà nữa, tựa hồ nó muốn nuốt chửng Thục Quyên vào sâu trong hỏa ngục.
Điều kỳ quặc là lúc này đây Thục Quyên lại không hề tỏ ra lo lắng, cô đứng yên đó lướt mắt nhìn căn phòng đang từ từ sụp đổ ngay trước mắt, miệng vẫn không ngừng ngân nga giai điệu lạ, cứ như...ma xui quỷ khiến vậy...
Điều quỷ dị không chỉ dừng lại ở đó, tựa bức màn nhung bị thiêu cháy rồi rớt rơi xuống mặt đất, để lộ ra khung cảnh thật sự được che giấu đằng sau.
Thục Quyên đã hoàn toàn đứng ở một nơi xa lạ!
...
"Đây là đâu vậy? Sao mọi người ăn mặc kỳ lạ quá vậy?"
"Đó là...gánh hát sao...?"
"Họ đang tập tuồng thì phải..."
"Náo nhiệt quá."
"Cái...cái gì thế này!? Có một người vừa mới đi xuyên qua mình sao!?"
"Hình như...không ai thấy mình cả!"
"Mình...không thể di chuyển được..."
"Hai người đó đang làm gì vậy nhỉ? Sao trông họ...trông họ...đó! Đó là mình mà!? Hay là một người trông giống mình nhỉ...? Không...không...kia là...cô ta...ả ma nữ!!!"
...
Ngô đã theo gánh Đồng Nữ Bang đến nay cũng được hơn hai tuần trăng rồi, suốt một tháng đầu làm chân sai việc, phụ lo mấy công chuyện lặt vặt trong gánh, từ nấu cơm pha trà cho đến xếp ghế dựng cờ nó đều chu tất ổn thỏa, chưa từng nề hà việc chi. Tầm một tháng sau nữa thì hai Điệp bắt đầu cho nó tập tành học tuồng cùng các chị em, ban đầu Ngô hát hò dở tệ, giọng của nó được cô Khanh kép chính nhận xét là "lúa gặt", mất công dạy dỗ cỡ nào cũng không sang lên được dù chỉ là một câu một từ đơn giản, xem chừng nó chẳng hợp làm đào hát rồi.
Nhưng hai Điệp đã bỏ tiền ra mua Ngô cũng không muốn phí phạm, tốn kém chỉ để đem về một đứa ở đợ làm hầu thì thừa thãi quá, muốn kiếm ở đợ thì đâu đâu chả có, khắp cả cái cù lao miệt vườn này giơ tay quơ bừa cũng ra được cả thúng, giá cả còn rẻ hơn con Ngô này nhiều. Chỉ là hai điệp nhìn thấy được tiềm năng tương lai của ngô, nó xinh xắn đẹp đẽ, tội cái là con nhà bần nông nên cốt cách không có, phải chịu khó chăm dưỡng tân trang một thời gian để nó lớn hơn ắt hẳn sẽ đẹp không thua kém mấy cô ả trên Sài Thành.
Mà đẹp thôi cũng đâu có đủ, hai Điệp cũng không thể đem nó ra buôn hương bán phấn kiếm lời. Ở đây là gánh hát ca ra bộ, sống nhờ vào gánh hát mà không biết hát biết ca thì chỉ có cạp đất mà ăn!
Bởi vậy, hai Điệp rất ư đau đầu nhức óc với con bé Ngô quê mùa này.
Cũng như hôm nay, người ta tập hát thì không chịu tập, quần lụa áo là mua cho cũng không chịu mặc, cứ lủi đầu đi mần công chuyện ở đâu mất biệt, làm cô hai Điệp bực dọc phải đi loanh quanh kiếm nó.
Kiếm một hồi tìm một buổi thì thấy Ngô đang mặc áo vải thô kệch ngồi chồm hổm vo gạo nấu cơm, hai Điệp sấn sổ đi tới định bụng rầy cho nó một trận.
- Thánh thần thiên địa ơi...trời ơi là trời cái con nhỏ này! Sao không đi ra tập tuồng với mấy chị ngoài sân đình đi, còn ngồi ở đây làm cái giống gì hoài vậy?
Đáp lại sự la mắng quen thuộc của hai Điệp, Ngô như thường lệ chớp động đôi mắt long lanh, vô tư trả lời.
- Dạ thưa cô hai! Em đi vo gạo nè, xong xuôi bắt nồi cơm lên, đợi mấy chị tập về là có ăn rồi, khỏi nhịn đói đợi lâu.
- Chậc...chị tốn tiền mua mày về đâu phải để mày nấu cơm nấu nước đâu Ngô! Chị nói bao nhiêu lần rồi? Chị muốn em tập ca tập diễn, học mấy bộ đào bộ kép để mai mốt đi lên sân khấu hát, để tao còn kiếm chút đỉnh lời lãi nữa chứ, cô hai là thiếu tiền chứ không thiếu cơm, em hiểu không? Khỏi cần nấu nữa!
Nó bẽn lẽn, hạ thấp giọng như con cún nhỏ đang bị chủ nhân quở trách.
- Em...em quê mùa...chỉ biết nấu cơm gánh nước chẻ củi hoặc là làm vườn mần ruộng, chứ...em không biết hát, em cũng không biết diễn nữa, mắc cỡ lắm...
Nói đến vậy mà vẫn như nước đổ đầu vịt, hai Điệp mất hết kiên nhẫn nhéo lỗ tai Ngô xách lên, bắt nó đi theo ra ngoài sân đình, vừa đi lại vừa gắt gỏng.
- Mày làm mấy công chuyện đó thì suốt đời cũng không khá lên nổi đâu, không biết thì học, không biết thì tập, đừng có nói cái chữ mắc cỡ với cô! Tao đánh cho ૮ɦếƭ.
- Ui...ui...cô hai nhẹ tay chút...đau...đau quá a...!
Mặc kệ Ngô có van xin, hai Điệp vẫn kéo lỗ tai nó ra thẳng sân đình chỗ mấy chị em trong gánh đang tập tuồng. Cách đó không xa là mấy đứa trẻ nhỏ tò mò đứng coi gánh hát, tụi nó thấy Ngô bị như vậy thì phá lên cười trêu chọc làm con nhỏ mặt đỏ ngượng ngùng.
Ra giữa sân hai Điệp mới chịu buông tay, cô ngó nghiêng tìm Khanh, người vẫn luôn kèm dạy cho Ngô học hát.
- Khanh, Diệu Khanh đâu rồi! Ra đây dạy cho con Ngô tập hát nữa nè.
Giọng hai Điệp sang sảng giữa sân đình, trái ngược hoàn toàn với dáng dấp tưởng chừng như nhu mì của cô.
Kép chính Diệu Khanh còn chưa kịp lên tiếng trả lời thì...Thủy, cô đào Lê Mộng Thủy đã khẽ khàng bước ra.
- Từ nay để em dạy Ngô hát cho, chị đừng nhéo tai nó hoài, miệng của nó la lối ồn ào quá em không tập trung được gì hết.
Vừa quay lại thấy Lê Mộng Thủy, hai Điệp liền tươi cười xởi lởi.
- Mèn ơi! Tại nó lì lợm quá, chứ chị đâu có muốn gây ồn làm em khó học tuồng đâu, mà...nếu em đã nhận dạy dỗ con Ngô thì chị cũng an tâm, hy vọng đổi qua em dạy sẽ có chút tiến triển.
Dứt lời còn không quên lườm Ngô một cái sắc lẹm rồi mới bỏ đi.
Lê Mộng Thủy lướt mắt ngó qua thấy Ngô đang ngồi bệt trên mặt đất xoa xoa lỗ tai, ống quần đen đem xắn lên tới đầu gối để lộ đôi chân lấm lem bùn đất, da thịt tuy trắng thì có trắng nhưng lại ẩn hiện vài vết sẹo mờ nhạt, hẳn là do vất vả trên đồng sâu ruộng cạn từ bé tới giờ.
- Đau lắm sao?
Lê mộng Thủy nhàn nhạt hỏi, tựa là câu hỏi bâng quơ, nhưng bấy nhiêu đã đủ làm Ngô thót tim rung động.
- Dạ? À...dạ không...không đau, không đau chút nào hết cô ơi!
Nói rồi thì cười khờ ngô nghê, Lê Mộng Thủy chỉ có thể lắc đầu thở dài, rõ ràng lỗ tai bị đỏ ửng như con tôm luộc thế mà còn dám bảo không đau.
Định bụng đưa tay ra đỡ Ngô đứng dậy thì phát giác xung quanh chị em vẫn đang nhìn mình, Lê Mộng Thủy ngập ngừng thu tay về, bỏ lại một câu rồi rảo bước đi.
- Ở đây đông quá, khó dạy, đi theo tôi.
Ngô ngơ ngẩn nhìn theo bóng dáng người con gái ấy một hồi, tự nhủ không phải trước giờ chưa từng gặp qua người đẹp, có mấy lần ở chợ bán rau cũng thấy nhiều tiểu thư quyền quý xiêm y rực rỡ đi dạo tới lui, họ đều rất đẹp, nhưng vẫn không sao sánh bằng cô đào Lê Mộng Thủy ở gánh hát Đồng Nữ Bang này.
Lê Mộng Thủy dường như trời sinh khí chất đã đoan trang kiêu diễm, mỗi cái nhấc tay cất chân đều thu hút hết thảy mọi ánh nhìn, đó là vẻ đẹp của sự lạnh lùng, thanh khiết đến vô thực.
Đi được một quãng xa, nhìn lại thấy Ngô vẫn ngồi yên đó si ngốc nhìn mình, Lê Mộng Thủy khó hiểu nhíu mày.
- Còn ở đó làm gì? Đi thôi.
Lê Mộng Thủy vô thức giơ tay vẫy gọi Ngô làm nó theo tiếng gọi mà sực tỉnh khỏi cơn mơ, hứng khởi "Dạ!" một tiếng rồi lật đật vội vàng chạy theo.
Thục Quyên còn chưa tỉnh lại thì tai nạn ở cầu thang đã khiến ông Bảo Quang bị hôn mê giống y như vậy, phải băng bó điều trị ngay tại phòng bên cạnh. Trương Quân cho rằng sự việc lần này cũng do ma nữ kia gây rối, quấy nhiễu những người dám nhúng tay phá hoại ý đồ của ả.
Nhưng chuyển biến vào buổi chiều chạng vạng ngày hôm sau lại có chút ngoài dự liệu.
Thục Quyên, cuối cùng cũng đã hồi tỉnh!
...
Cô đã nằm trên chiếc giường bệnh này lâu đến vậy, nằm đến mức xương cốt da thịt đều như bị dính chặt vào lớp drap trắng bên dưới, khó nhọc lắm mới mở mắt ra được, hình ảnh đầu tiên trông thấy lại chính là một nhóm các y tá bác sĩ đang vây quanh. Sau một hồi kiểm tra, xác định thân thể Thục Quyên không có vấn đề gì nghiêm trọng, bác sĩ dặn dò bà Đình Trúc ít phút rồi mới rời đi.
Tỉnh dậy sau cơn hôn mê này, không hiểu sao Thục Quyên bây giờ nhìn vào cha mẹ lại đặc biệt có cảm giác xa lạ, dù vẫn nhận biết được họ là thân nhân, nhưng thâm tâm lại luôn trống rỗng nhạt nhòa đến khó hiểu.
- Con tỉnh dậy là tốt rồi, chỉ tội nghiệp bác Bảo Quang bị ngã cầu thang, đến nay còn chưa tỉnh lại. Vì gia đình mình mà bác ấy phải gặp chuyện, cha cũng thấy ái ngại vô cùng.
Ông Trương Quân thở dài thườn thượt cảm thán.
Bà Đình Trúc an ủi chồng mấy câu rồi mới xoay qua thăm hỏi Thục Quyên, người vẫn luôn thinh lặng nãy giờ.
- Có phải con còn mệt hay không? Để mẹ nhờ bác sĩ trở lại thăm khám nhé?
Thục Quyên chậm rãi lắc đầu, ánh mắt vẫn mãi dõi trông về phía cửa sổ, nơi hoàng hôn đang dần buông xuống, nhuộm đỏ cả một khoảng trời, khiến cho không gian càng trở nên u tịch...
Thấy con mình cứ nhàn nhạt phớt lờ, hai vợ chồng Trương Quân-Đình Trúc dù cho muốn dò xét cũng không tiện mở lời, hai người đều biết Thục Quyên vừa trải qua biến cố lớn, tâm lý còn chưa vững vàng, nếu bây giờ ép buộc gặng hỏi xem chừng sẽ chỉ khiến mọi chuyện chuyển biến xấu đi.
Để lại một câu:"Cha mẹ qua xem bác Bảo Quang sẵn tiện đi mua cháo cho con nhé! Cứ yên tâm nghỉ ngơi cho tốt." Rồi hai người cùng nhau cất bước rời khỏi phòng, bỏ lại Thục Quyên một mình thanh tĩnh.
...
Đuôi mắt liếc thấy cha mẹ đã đóng kín cửa lại, tiếng bước chân cũng dần xa xăm thì Thục Quyên mới lảo đảo bước xuống giường bệnh, đầu óc cô choáng váng suýt té ngã mấy lần.
Lúc này trời đã về chiều, người không phận sự cũng chẳng thể ở lại bệnh viện lâu hơn, khiến cho quang cảnh buổi chạng vạng càng thêm phần tịch mịch. Thục Quyên gác tay lên bệ cửa sổ, phóng tầm mắt xuống khoảng sân rộng, cổ họng thâm trầm ngân nga một giai điệu gì đó mà chính mình cũng không rõ tên.
Những vệt nắng cuối ngày còn gắng gượng le lói chiếu qua làm Thục Quyên bất đắc dĩ trở thành nhân vật chính trong bức tranh nửa sáng nửa tối huyền dị, khiến thân thể cô vốn đã mảnh mai giờ lại càng trở nên hao gầy khϊếp nhược trước bóng đêm dần sang.
Trong cung bậc trầm bổng của giai điệu không tên, từng nốt nhạc tựa như từng mũi đinh sắc nhọt đang đóng chặt vào những thớ thịt ở con tim, nó khiến cô nhức nhói vô cùng tận, Thục Quyên không thích bài hát này...nó làm cô đau...cô ghét nó! Nhưng Thục Quyên không thể dừng lại, cô không còn kiểm soát được giai điệu mình hát ra, giờ cô như chiếc radio sống đang không ngừng phát nhạc theo sự điều khiển của một thế lực vô hình nào đó.
Rồi bỗng dưng toàn bộ không gian xung quanh đột ngột biến chuyển, căn phòng đang bốc cháy! Lửa bùng lên từ khắp mọi ngóc ngách, thiêu rụi bàn ghế...giường nệm...cả bó hoa đặt cạnh bên giường bệnh cũng rục rã hóa tro tàn. Lửa lan ra khắp mọi nơi, vây phủ bốn bức tường và cả trên trần nhà nữa, tựa hồ nó muốn nuốt chửng Thục Quyên vào sâu trong hỏa ngục.
Điều kỳ quặc là lúc này đây Thục Quyên lại không hề tỏ ra lo lắng, cô đứng yên đó lướt mắt nhìn căn phòng đang từ từ sụp đổ ngay trước mắt, miệng vẫn không ngừng ngân nga giai điệu lạ, cứ như...ma xui quỷ khiến vậy...
Điều quỷ dị không chỉ dừng lại ở đó, tựa bức màn nhung bị thiêu cháy rồi rớt rơi xuống mặt đất, để lộ ra khung cảnh thật sự được che giấu đằng sau.
Thục Quyên đã hoàn toàn đứng ở một nơi xa lạ!
...
"Đây là đâu vậy? Sao mọi người ăn mặc kỳ lạ quá vậy?"
"Đó là...gánh hát sao...?"
"Họ đang tập tuồng thì phải..."
"Náo nhiệt quá."
"Cái...cái gì thế này!? Có một người vừa mới đi xuyên qua mình sao!?"
"Hình như...không ai thấy mình cả!"
"Mình...không thể di chuyển được..."
"Hai người đó đang làm gì vậy nhỉ? Sao trông họ...trông họ...đó! Đó là mình mà!? Hay là một người trông giống mình nhỉ...? Không...không...kia là...cô ta...ả ma nữ!!!"
...
Ngô đã theo gánh Đồng Nữ Bang đến nay cũng được hơn hai tuần trăng rồi, suốt một tháng đầu làm chân sai việc, phụ lo mấy công chuyện lặt vặt trong gánh, từ nấu cơm pha trà cho đến xếp ghế dựng cờ nó đều chu tất ổn thỏa, chưa từng nề hà việc chi. Tầm một tháng sau nữa thì hai Điệp bắt đầu cho nó tập tành học tuồng cùng các chị em, ban đầu Ngô hát hò dở tệ, giọng của nó được cô Khanh kép chính nhận xét là "lúa gặt", mất công dạy dỗ cỡ nào cũng không sang lên được dù chỉ là một câu một từ đơn giản, xem chừng nó chẳng hợp làm đào hát rồi.
Nhưng hai Điệp đã bỏ tiền ra mua Ngô cũng không muốn phí phạm, tốn kém chỉ để đem về một đứa ở đợ làm hầu thì thừa thãi quá, muốn kiếm ở đợ thì đâu đâu chả có, khắp cả cái cù lao miệt vườn này giơ tay quơ bừa cũng ra được cả thúng, giá cả còn rẻ hơn con Ngô này nhiều. Chỉ là hai điệp nhìn thấy được tiềm năng tương lai của ngô, nó xinh xắn đẹp đẽ, tội cái là con nhà bần nông nên cốt cách không có, phải chịu khó chăm dưỡng tân trang một thời gian để nó lớn hơn ắt hẳn sẽ đẹp không thua kém mấy cô ả trên Sài Thành.
Mà đẹp thôi cũng đâu có đủ, hai Điệp cũng không thể đem nó ra buôn hương bán phấn kiếm lời. Ở đây là gánh hát ca ra bộ, sống nhờ vào gánh hát mà không biết hát biết ca thì chỉ có cạp đất mà ăn!
Bởi vậy, hai Điệp rất ư đau đầu nhức óc với con bé Ngô quê mùa này.
Cũng như hôm nay, người ta tập hát thì không chịu tập, quần lụa áo là mua cho cũng không chịu mặc, cứ lủi đầu đi mần công chuyện ở đâu mất biệt, làm cô hai Điệp bực dọc phải đi loanh quanh kiếm nó.
Kiếm một hồi tìm một buổi thì thấy Ngô đang mặc áo vải thô kệch ngồi chồm hổm vo gạo nấu cơm, hai Điệp sấn sổ đi tới định bụng rầy cho nó một trận.
- Thánh thần thiên địa ơi...trời ơi là trời cái con nhỏ này! Sao không đi ra tập tuồng với mấy chị ngoài sân đình đi, còn ngồi ở đây làm cái giống gì hoài vậy?
Đáp lại sự la mắng quen thuộc của hai Điệp, Ngô như thường lệ chớp động đôi mắt long lanh, vô tư trả lời.
- Dạ thưa cô hai! Em đi vo gạo nè, xong xuôi bắt nồi cơm lên, đợi mấy chị tập về là có ăn rồi, khỏi nhịn đói đợi lâu.
- Chậc...chị tốn tiền mua mày về đâu phải để mày nấu cơm nấu nước đâu Ngô! Chị nói bao nhiêu lần rồi? Chị muốn em tập ca tập diễn, học mấy bộ đào bộ kép để mai mốt đi lên sân khấu hát, để tao còn kiếm chút đỉnh lời lãi nữa chứ, cô hai là thiếu tiền chứ không thiếu cơm, em hiểu không? Khỏi cần nấu nữa!
Nó bẽn lẽn, hạ thấp giọng như con cún nhỏ đang bị chủ nhân quở trách.
- Em...em quê mùa...chỉ biết nấu cơm gánh nước chẻ củi hoặc là làm vườn mần ruộng, chứ...em không biết hát, em cũng không biết diễn nữa, mắc cỡ lắm...
Nói đến vậy mà vẫn như nước đổ đầu vịt, hai Điệp mất hết kiên nhẫn nhéo lỗ tai Ngô xách lên, bắt nó đi theo ra ngoài sân đình, vừa đi lại vừa gắt gỏng.
- Mày làm mấy công chuyện đó thì suốt đời cũng không khá lên nổi đâu, không biết thì học, không biết thì tập, đừng có nói cái chữ mắc cỡ với cô! Tao đánh cho ૮ɦếƭ.
- Ui...ui...cô hai nhẹ tay chút...đau...đau quá a...!
Mặc kệ Ngô có van xin, hai Điệp vẫn kéo lỗ tai nó ra thẳng sân đình chỗ mấy chị em trong gánh đang tập tuồng. Cách đó không xa là mấy đứa trẻ nhỏ tò mò đứng coi gánh hát, tụi nó thấy Ngô bị như vậy thì phá lên cười trêu chọc làm con nhỏ mặt đỏ ngượng ngùng.
Ra giữa sân hai Điệp mới chịu buông tay, cô ngó nghiêng tìm Khanh, người vẫn luôn kèm dạy cho Ngô học hát.
- Khanh, Diệu Khanh đâu rồi! Ra đây dạy cho con Ngô tập hát nữa nè.
Giọng hai Điệp sang sảng giữa sân đình, trái ngược hoàn toàn với dáng dấp tưởng chừng như nhu mì của cô.
Kép chính Diệu Khanh còn chưa kịp lên tiếng trả lời thì...Thủy, cô đào Lê Mộng Thủy đã khẽ khàng bước ra.
- Từ nay để em dạy Ngô hát cho, chị đừng nhéo tai nó hoài, miệng của nó la lối ồn ào quá em không tập trung được gì hết.
Vừa quay lại thấy Lê Mộng Thủy, hai Điệp liền tươi cười xởi lởi.
- Mèn ơi! Tại nó lì lợm quá, chứ chị đâu có muốn gây ồn làm em khó học tuồng đâu, mà...nếu em đã nhận dạy dỗ con Ngô thì chị cũng an tâm, hy vọng đổi qua em dạy sẽ có chút tiến triển.
Dứt lời còn không quên lườm Ngô một cái sắc lẹm rồi mới bỏ đi.
Lê Mộng Thủy lướt mắt ngó qua thấy Ngô đang ngồi bệt trên mặt đất xoa xoa lỗ tai, ống quần đen đem xắn lên tới đầu gối để lộ đôi chân lấm lem bùn đất, da thịt tuy trắng thì có trắng nhưng lại ẩn hiện vài vết sẹo mờ nhạt, hẳn là do vất vả trên đồng sâu ruộng cạn từ bé tới giờ.
- Đau lắm sao?
Lê mộng Thủy nhàn nhạt hỏi, tựa là câu hỏi bâng quơ, nhưng bấy nhiêu đã đủ làm Ngô thót tim rung động.
- Dạ? À...dạ không...không đau, không đau chút nào hết cô ơi!
Nói rồi thì cười khờ ngô nghê, Lê Mộng Thủy chỉ có thể lắc đầu thở dài, rõ ràng lỗ tai bị đỏ ửng như con tôm luộc thế mà còn dám bảo không đau.
Định bụng đưa tay ra đỡ Ngô đứng dậy thì phát giác xung quanh chị em vẫn đang nhìn mình, Lê Mộng Thủy ngập ngừng thu tay về, bỏ lại một câu rồi rảo bước đi.
- Ở đây đông quá, khó dạy, đi theo tôi.
Ngô ngơ ngẩn nhìn theo bóng dáng người con gái ấy một hồi, tự nhủ không phải trước giờ chưa từng gặp qua người đẹp, có mấy lần ở chợ bán rau cũng thấy nhiều tiểu thư quyền quý xiêm y rực rỡ đi dạo tới lui, họ đều rất đẹp, nhưng vẫn không sao sánh bằng cô đào Lê Mộng Thủy ở gánh hát Đồng Nữ Bang này.
Lê Mộng Thủy dường như trời sinh khí chất đã đoan trang kiêu diễm, mỗi cái nhấc tay cất chân đều thu hút hết thảy mọi ánh nhìn, đó là vẻ đẹp của sự lạnh lùng, thanh khiết đến vô thực.
Đi được một quãng xa, nhìn lại thấy Ngô vẫn ngồi yên đó si ngốc nhìn mình, Lê Mộng Thủy khó hiểu nhíu mày.
- Còn ở đó làm gì? Đi thôi.
Lê Mộng Thủy vô thức giơ tay vẫy gọi Ngô làm nó theo tiếng gọi mà sực tỉnh khỏi cơn mơ, hứng khởi "Dạ!" một tiếng rồi lật đật vội vàng chạy theo.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.