Quyển 3 - Chương 118: Chữ in rời
Ngọ Hậu Phương Tình
25/03/2013
Triệu Dung cũng thấy kỳ lạ, nhìn sang Triệu Cẩn và Thạch Kiên, chẳng hiểu con ngựa trắng và bài từ này có liên quan gì với nhau?
Triệu Cẩn đắc ý nói:
- Đây là bí mật của riêng ta và Thạch học sỹ. Không thể tiết lộ ra được.
Thạch Kiên toát mồ hôi hột, “ thế này chẳng phải là càng sửa càng sai sao?” Không còn cách nào khác, hắn đành phải kể lại từ đầu đến cuối câu chuyện “ Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn” cho mọi người cùng nghe.
Tiểu nha hoàn Tiểu Xảo ngồi bên lại nói:
- Hóa ra Thạch học sỹ là người xấu, cố ý kể câu chuyện này cho công chúa nghe, chắc chắn là có ý muốn mê hoặc công chúa nhà ta.
Thạch Kiên lườm tiểu nha đầu một cái, “ sao lời lẽ của cái cô nương này không thấu tình đã đành, lại còn lúc nào cũng không đạt lý gì cả”. Hắn quyết định nay về sau lúc nói chuyện không thèm nhìn mặt tiểu nha hoàn nữa.
Lúc này Dung quận chúa chợt nhìn lên quyển sách trên giá, đó là phần sau của bộ “ Tư trị ”. Sau lần vào kinh vừa rồi , Thạch Kiên càng hiểu rõ thêm về chốn quan trường thời cổ đại, lại cộng với rất nhiều sách mưu lược mà hắn từng đọc, bây giờ nếu có người đem phần đầu của bộ “ Tư trị ” được Thạch Kiên viết trước khi vào kinh so với bộ “ Tư trị ” do Tư Mã Quang viết sẽ thấy, mặc dù Thạch Kiên nhớ không được kỹ lắm, nhưng nội dung của hai bộ sách này cũng không khác nhau là mấy. Còn phần sau của bộ “ Tư trị ” này lại mang đậm cách nghĩ cách nhìn của Thạch Kiên , nhất là lời mở đầu viết rất hùng hồn, không còn giống như nguyên bản. Nhưng Dung nhìn xong, than thở:
- Chỉ tiếc là thiếu mất một bông sen.
Thạch Kiên liền hiểu ra ý của nàng. Vì thời gian gần đây hắn hay đọc các thư tịch về mưu lược, nên nội dung hắn viết ra trong sách cũng khó tránh khỏi bị ảnh hưởng, tỉ mỉ như Triệu Dung sẽ nhìn ra rất nhiều mưu mô quỷ quyệt được viết trong đó, nên nàng mới nói như vậy.
Thạch Kiên bẻ bẻ ngón tay, nói:
- Thương lãng chi thủy thanh hề khả dĩ trạc ngô anh, thương lãng chi thủy trọc hề khả dĩ trạc ngô túc
(Sông Thương nước chảy trong veo,
Thì ta đem giặt cái lèo mũ ta.
Sông Thương nước đục chảy ra,
Thì ta lội xuống để mà rửa chân
(bài Rửa chân của Khuất Nguyên))
Ý của hắn là cho dù thời thế thay đổi thì tâm nguyện và ý chí của hắn cũng không đổi.
Triệu Dung quay đầu lại nói:
- Chả trách hoàng hậu đã từng nói chuyện đã xảy ra, đối với ngươi chưa chắc hoàn toàn không hay. Thật ra ngươi cũng cần phải thay đổi, ngươi có đủ năng lực để có thể viết ra “ Tam quốc”, điều đó chứng tỏ trí tuệ của ngươi không tầm thường, có đôi lúc có chút biến đổi cũng là chuyện tốt. Đó cũng là điều mà ngươi từng nói với Khấu đại nhân, Phạm đại nhân. Nhưng đến lượt mình lại tỏ ra rất hồ đồ.
Thạch Kiên im lặng, hắn đang nghĩ về cuốn “ Tam quốc”, mình đủ khả năng viết ra cuốn sách ấy sao? Đó là chưa nói, tiền kiếp hắn chỉ là một tên tiểu chủ quản, cùng lắm là chủ quản nhỏ của một xí nghiệp lớn, cũng không còn nhớ rõ đã học được những gì hữu dụng những gì vô dụng nữa, nhưng so về mưu tính, hắn đâu đủ sức làm đối thủ của những tên gian thần thâm độc.
Triệu Dung lại nói:
- Rồi như Đinh đại nhân, ông ta là một con người như thế, nhưng bản lĩnh của ông ta lại được dùng cho việc khác.
Thạch Kiên hiểu ngay ý nàng, luận mưu lược trong triều không ai là đối thủ của Đinh Vị , chỉ trừ có tay họ Hạ vừa được thăng làm Trực Long Đồ ra, đáng tiếc Hạ Tủng lại chưa có thế lực của riêng mình. Triệu Dung than là than Đinh Vị có đầu óc nhạy bén nhưng lại là một tà quan. Nhưng Triệu Dung vốn dĩ thông minh, không bao giờ nói thẳng ra như vậy, nên mới nói thành dùng cho việc khác.
Nhắc tới Đinh Vị lại làm Thạch Kiên nghĩ tới cái chết thảm của bà cụ, hai hàm răng hắn nghiến lại kêu ken két.
Triệu Dung vỗ mấy cái vào cánh tay hắn, nói:
- Cũng gần rồi.
Thạch Kiên nửa cười, nếu lịch sử không bị thay đổi thì cũng gần rồi. Nhưng bây giờ Chân Tông vẫn còn sống, các đại thần ủng hộ Khấu, Lý trong triều đều bị đẩy lùi, Đinh Vị vẫn còn một ngày được đắc thế.
Triệu Dung lại nói:
- Quyển sách này viết rất hay, không thua kém gì những điều ngươi đã làm được trong triều.
Kể cả Triệu Dung có thông minh hơn nữa cũng không thoát nổi sự hạn chế của thời đại, có thể Thạch Kiên cho rằng việc phổ biến kiến thức vật lý hóa học, làm cho Đại Tống nhanh chóng bước vào thời đại công nghiệp mới là quan trọng nhất, cũng là đại đạo mà hắn nói đến. Nhưng trong mắt Triệu Dung, một kẻ đọc sách có thể sửa đổi lịch sử, đó đã là một chuyện vô cùng quanh vinh, huống chi cuốn sách này bất kể là thể tài hay hành văn đều hết sức đặc biệt, cũng như lời ca ngời của Chân Tông khi chưa bị bệnh, chỉ có Sử kí mới có thể đủ sức so sánh với cuốn sách này, mặt khác Thạch Kiên lại chỉ có một mình hoàn thành cuốn sách! Cổ kim có thể làm chuyện này chỉ duy nhất một mình tên thiếu niên từng cất lời hát bài “ Chính khí ca” này mà thôi. Với khí chất này, kể cả nàng tài hoa xuất chúng hơn nữa, cũng buộc phải tâm phục khẩu phục.
Nàng nói tiếp:
- Cũng may đang phải chịu tang, ngay bây giờ bước chân vào triều cũng không tốt.
Thạch Kiên cũng đồng ý với nàng, bây giờ hắn và Đinh Vị đã thành kẻ thù của nhau, nhưng Lưu Nga lại đang phải nhờ tay Đinh Vị để tạo thế lực cho mình. Trong tình huống bắt buộc, bà thậm chí có thể hy sinh Thạch Kiên chứ quyết không hy sinh Đinh Vị. Đó là chưa nói hắn lại còn có quan hệ rất tốt với đám người Khấu Chuẩn.
Triệu Cẩn không hiểu ý mấy câu nói của hai người cũng nói chen vào:
- Vì sao? Xin Thạch học sỹ cứ yên tâm, gã Đinh đại nhân đó dám phụ ngươi, bản công chúa sẽ ngày ngày bắt ông ta phải quỳ xuống khấu đầu với ta.
Thạch Kiên nghĩ đến việc Đinh Vị ngày ngày bị Tiểu Đạo Cô bắt phải khấu đầu, nhất định ông ta sẽ cảm thấy khó chịu, nhưng hắn không hy vọng Tiểu Đạo Cô tiếp tục làm vậy, tuy rằng là phận quân thần, nhưng Tiểu Đạo Cô hiểu biết ít, nếu thực sự làm Đinh Vị bực mình, y muốn ra tay với nàng cũng chẳng có gì khó.
Hắn vôi vàng ngăn nàng lại.
Tiểu Đạo Cô và Triệu Dung ở lại nhà Thạch Kiên hai tháng. Triệu Dung mỗi ngày đều đến xem Thạch Kiên viết “ Tư trị” và đọc các tài liệu liên quan, mấy cuốn truy nguyên học nàng không hiểu gì nên cũng khiêm tốn thỉnh giáo. Còn Tiểu Đạo Cô thì như một chú nghé con ham chơi, lại thêm tiểu nha đầu Tiểu Xảo cũng không nên hồn, hai người cả ngày dạo hết phố phường ở Hòa Châu đến khắp chốn điền dã, đến tối người ngợm bẩn như mắm mới chịu quay về. Khuôn mặt nàng cũng bị mặt trời chiếu làm cho hồng lên, nhưng như thế, sức khỏe của nàng cũng ngày càng tiến bộ. Sau hai tháng đã lại trở thành một cô nương khỏe mạnh hoạt bát, Triệu Dung thấy lạ hỏi Thạch Kiên:
- Lẽ nào ngươi đúng như lời của phụ vương từng nói, trên người có cất giữ linh đơn diệu dược, tại sao vừa qua hai tháng, Cẩn công chúa đã khỏe mạnh như một người bình thường rồi?
Thạch Kiên cười không đáp. Trong cung ít vận động, sức khỏe sao không đi xuống cho được? Bây giờ về thôn quê, hắn lại cố ý thả lỏng, để nàng suốt ngày chạy nhảy, khiến Tiểu Đạo Cô ăn cơm cảm thấy ngon miệng, lại vì khi ở trong cung bị bao nhiêu phép tắc ràng buộc, bây giờ được tự do, tinh thần thoải mái, làm sao không khỏe lên được?
Thấy Thạch Kiên ngoài viết “ Tư trị” ra, còn phải dạy đám học trò đọc sách, lại thêm nàng cũng ngày ngày đến nhờ hắn chỉ bảo, không khác gì khi còn làm việc trong cung, chẳng có phút giây nào được nghỉ ngơi, Tiểu Đạo Cô cũng thấy thương, thỉnh thoảng cũng biết lấy khăn lau mồ hôi cho hắn.
Đương nhiên Thạch Kiên cũng tiếp đãi hai nàng hết sức nhiệt tình, người dân Hòa Châu cũng bắt đầu đoán già đoán non về thân phận của hai nàng, nhưng đoán gì, nghĩ gì, bọn họ cũng không ngờ được rằng hai tiểu nha đầu này lại là một cô công chúa và một cô quận chúa.
Có điều hai nàng ở Hòa Châu cũng đã lâu, Lưu Nga sợ có người nhỏ to sau lưng, liền viết mấy bức chỉ dụ giục bọn họ quay về. Mặc dù quyến luyến nhưng cuối cung Tiểu Đạo Cô và Triệu Cẩn cũng đành quay về hoàng cung.
Lại một năm trôi qua, trong thời gian này, lại một kỳ tích nữa đến với Chân Tông, ngài vẫn tiếp tục ngoan cố chống chọi với bệnh tật. Có lúc cũng nhớ đến Thạch Kiên, không ngừng hạ thánh chỉ, phong thưởng cho hắn, cùng thời gian đó, ngài có lúc đã mời Thạch Kiên ra đảm nhiệm chức Thái tử Thái phó, thậm chí phong cho hắn làm quan nhị phẩm đảm nhiệm chức vụ Ngự Sử Đại Phu. Nhưng Thạch Kiên đều từ chối hết. Điều này làm cho Chân Tông mỗi khi nghĩ đến đều thấy đau lòng.
Khi trên bầu trời những cánh chim nhạn cuối cùng đã bay về phương Nam, Thạch Kiên bèn giao cho những học viên đang ở học việc một nhiệm vụ, cũng coi như là một bài thi. Chính là về chiếc máy in. Thạch Kiên sớm đã muốn chế tạo thứ đồ vật này, từ lúc vào kinh, suốt ngày bận bịu nghiên cứu việc đóng tàu mới, lúc có thời giờ hắn vẫn suy nghĩ làm sao để chế tạo một chiếc máy in. Công nghệ in lúc bấy giờ vẫn còn rất lạc hậu, chủ yếu là dùng bản khắc để in. Kểu in ấn này không kể là thời gian, nhân công hay giá thành đều quá lớn, phải dùng bao nhiêu tâm huyết mới khắc được đủ một bộ sách, các bản khắc dồn lại cũng phải chất đầy mấy gian nhà, nhưng khi in xong, đống bản khắc đó cũng đành phải bỏ. Đây cũng là lý do khiến con em trong những gia đình nghèo không mua nổi một cuốn sách để đọc. Loại bút lông ngỗng của Thạch Kiên tuy quái dị nhưng cũng vì lí do đó rất nhanh chóng được phổ biến, một là tốc độ viết nhanh, hai là không tốn giấy. Nhưng cũng vì chữ viết ra quá bé mà số người cận thị cũng tăng nhanh, Thạch Kiên cũng biết rõ điều này.
Như trong đám học viên của hắn đã có tới mấy người cận thị, khi người khác đến rất gần, họ mới mờ mờ nhìn ra. Thạch Kiên đang suy nghĩ xem nên hay không nên thử chế tạo kính cận và kính lão, cả kính viễn vọng và kính hiển vi nữa. Nhưng lúc này Đinh Vị lấy cớ gia tăng quốc khố nên đã thu hồi quyền kinh doanh từ tay Vương Khôn về. Vương cũng không dám chống lại, hơn nữa việc kinh doanh vốn dĩ của triều đình, y chỉ phụ trách quản lý. Bây giờ Thạch Kiên lại chỉ là một thường dân, vì vậy chính hắn lại không đủ khả năng mua những thứ mình đã chế tạo ra.
Lúc đó lại có một số nhà hàng hải ở Hòa Châu trờ về phàn nàn, nói có một số thợ máy hơi nước, cậy mình từng được Thạch Kiên dạy cho tí kiến thức, vừa lên tàu liền coi trời bằng vung, dọa dẫm hạch sách bắt nạt người khác, làm cho một số người bây giờ chỉ muốn trả lại tàu.
Đối với những sự việc như vậy, Thạch Kiên sớm đã nghĩ tới, nhưng bây giờ Chân Tông chẳng khác gì người thực vật, việc gì cũng do Lưu Nga xử lý. Trong thời gian này lại có một số đại thần không chịu phục, chủ trương đưa Triệu Trinh lên chủ trì việc triều chính, không muốn bà đụng tay vào. Ngay lập tức bà mượn tay Đinh Vị loại bỏ sạch những kẻ phản đối. Cuối cùng những việc Thạch Kiên đề xuất cũng chẳng ai dám đứng ra lo liệu, hắn lúc này lại chỉ là một thường dân, cũng đành bó tay nhắm mắt cho qua.
Đương nhiên Thạch Kiên vẫn cố gắng hết sức có thể, đem những điều cần chú ý và nguyên lý chế tạo máy in giảng cho đám học trò, để cho họ tự phát huy. Hắn không muốn học viên của hắn giống như những sinh viên thời “ tiền kiếp” chỉ biết trọng thành tích mà thiếu mất năng lực xử lý tình huống thực tiễn.
Đột nhiên, từ trong triều truyền đến một tin tức làm kinh động tất cả mọi người, Giang Cập đã quay trở về! Hơn nữa lại là dựa theo đường vẽ của Thạch Kiên vẽ trên bản đồ hàng hải, đi một vòng quanh trái đất trở về!
PS: Về sự xuất hiện của máy in chữ chì, có ba giả thuyết, một là cho rằng Tất Thăng phát minh, nhưng loại máy này có nhiều khuyết điểm, nên không phổ biến, do đó đến đời Minh Thanh vẫn dùng điêu bản để in ấn. Hai là cho rằng người Hàn Quốc phát minh ra, năm Ngung Vương thứ bavương triều Cao Lệ (1377) , Hưng Đức Tự xuất bản “ Bạch Vân Hoàn Thượng sao lục Phật Tổ trực chỉ tâm tể yếu tiết”, cuốn “ Trực chỉ” này là cuốn được in bằng máy in chữ chì kim loại sớm nhất thế giới. Còn một giả thuyết cho rằng loại máy in chữ chì này là do Gutenberg người Đức phát minh, mới thực sự đưa vào ứng dụng rộng rãi. Nhưng theo lờI tựa trong Tôn Thích “ Viên mộng mật sách” nói "Dụng bất cảm tư, tuyên kim xoát chử, kính công tứ hải… Ở đây tuyên kim rất có thể là chỉ điêu khắc chữ chì bằng đồng để in ấn. Tôn Thích lại sinh ra trước thời Tất Thăng, lại là một đại thần trọng yếu, ở những chương sau sẽ xuất hiện cùng Thạch Kiên. Ngoài ra còn Thanh Thái Trừng “ Kê song tùng thoại” : “ thường thấy một số khúc nhỏ, bằng đồng rộng hai ba tấc, khắc vài ba câu tuyển thơ hoặc xã thơ bằng chữ Hàn, chữ khắc ngược, không rõ để làm gì. Có người biết rõ nói: đây là Thư Phạm Tống Thái Tông sơ niên ( 976 -979) ban hành thiên hạ dùng để khắc thư.” Hạ Thánh Nãi trong “ Trung Quốc ấn xoát thuật duyên cách sử lược” cho rằng loại Thư Phạm này chính là bản chữ chì dưới thời Tống.
Triệu Cẩn đắc ý nói:
- Đây là bí mật của riêng ta và Thạch học sỹ. Không thể tiết lộ ra được.
Thạch Kiên toát mồ hôi hột, “ thế này chẳng phải là càng sửa càng sai sao?” Không còn cách nào khác, hắn đành phải kể lại từ đầu đến cuối câu chuyện “ Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn” cho mọi người cùng nghe.
Tiểu nha hoàn Tiểu Xảo ngồi bên lại nói:
- Hóa ra Thạch học sỹ là người xấu, cố ý kể câu chuyện này cho công chúa nghe, chắc chắn là có ý muốn mê hoặc công chúa nhà ta.
Thạch Kiên lườm tiểu nha đầu một cái, “ sao lời lẽ của cái cô nương này không thấu tình đã đành, lại còn lúc nào cũng không đạt lý gì cả”. Hắn quyết định nay về sau lúc nói chuyện không thèm nhìn mặt tiểu nha hoàn nữa.
Lúc này Dung quận chúa chợt nhìn lên quyển sách trên giá, đó là phần sau của bộ “ Tư trị ”. Sau lần vào kinh vừa rồi , Thạch Kiên càng hiểu rõ thêm về chốn quan trường thời cổ đại, lại cộng với rất nhiều sách mưu lược mà hắn từng đọc, bây giờ nếu có người đem phần đầu của bộ “ Tư trị ” được Thạch Kiên viết trước khi vào kinh so với bộ “ Tư trị ” do Tư Mã Quang viết sẽ thấy, mặc dù Thạch Kiên nhớ không được kỹ lắm, nhưng nội dung của hai bộ sách này cũng không khác nhau là mấy. Còn phần sau của bộ “ Tư trị ” này lại mang đậm cách nghĩ cách nhìn của Thạch Kiên , nhất là lời mở đầu viết rất hùng hồn, không còn giống như nguyên bản. Nhưng Dung nhìn xong, than thở:
- Chỉ tiếc là thiếu mất một bông sen.
Thạch Kiên liền hiểu ra ý của nàng. Vì thời gian gần đây hắn hay đọc các thư tịch về mưu lược, nên nội dung hắn viết ra trong sách cũng khó tránh khỏi bị ảnh hưởng, tỉ mỉ như Triệu Dung sẽ nhìn ra rất nhiều mưu mô quỷ quyệt được viết trong đó, nên nàng mới nói như vậy.
Thạch Kiên bẻ bẻ ngón tay, nói:
- Thương lãng chi thủy thanh hề khả dĩ trạc ngô anh, thương lãng chi thủy trọc hề khả dĩ trạc ngô túc
(Sông Thương nước chảy trong veo,
Thì ta đem giặt cái lèo mũ ta.
Sông Thương nước đục chảy ra,
Thì ta lội xuống để mà rửa chân
(bài Rửa chân của Khuất Nguyên))
Ý của hắn là cho dù thời thế thay đổi thì tâm nguyện và ý chí của hắn cũng không đổi.
Triệu Dung quay đầu lại nói:
- Chả trách hoàng hậu đã từng nói chuyện đã xảy ra, đối với ngươi chưa chắc hoàn toàn không hay. Thật ra ngươi cũng cần phải thay đổi, ngươi có đủ năng lực để có thể viết ra “ Tam quốc”, điều đó chứng tỏ trí tuệ của ngươi không tầm thường, có đôi lúc có chút biến đổi cũng là chuyện tốt. Đó cũng là điều mà ngươi từng nói với Khấu đại nhân, Phạm đại nhân. Nhưng đến lượt mình lại tỏ ra rất hồ đồ.
Thạch Kiên im lặng, hắn đang nghĩ về cuốn “ Tam quốc”, mình đủ khả năng viết ra cuốn sách ấy sao? Đó là chưa nói, tiền kiếp hắn chỉ là một tên tiểu chủ quản, cùng lắm là chủ quản nhỏ của một xí nghiệp lớn, cũng không còn nhớ rõ đã học được những gì hữu dụng những gì vô dụng nữa, nhưng so về mưu tính, hắn đâu đủ sức làm đối thủ của những tên gian thần thâm độc.
Triệu Dung lại nói:
- Rồi như Đinh đại nhân, ông ta là một con người như thế, nhưng bản lĩnh của ông ta lại được dùng cho việc khác.
Thạch Kiên hiểu ngay ý nàng, luận mưu lược trong triều không ai là đối thủ của Đinh Vị , chỉ trừ có tay họ Hạ vừa được thăng làm Trực Long Đồ ra, đáng tiếc Hạ Tủng lại chưa có thế lực của riêng mình. Triệu Dung than là than Đinh Vị có đầu óc nhạy bén nhưng lại là một tà quan. Nhưng Triệu Dung vốn dĩ thông minh, không bao giờ nói thẳng ra như vậy, nên mới nói thành dùng cho việc khác.
Nhắc tới Đinh Vị lại làm Thạch Kiên nghĩ tới cái chết thảm của bà cụ, hai hàm răng hắn nghiến lại kêu ken két.
Triệu Dung vỗ mấy cái vào cánh tay hắn, nói:
- Cũng gần rồi.
Thạch Kiên nửa cười, nếu lịch sử không bị thay đổi thì cũng gần rồi. Nhưng bây giờ Chân Tông vẫn còn sống, các đại thần ủng hộ Khấu, Lý trong triều đều bị đẩy lùi, Đinh Vị vẫn còn một ngày được đắc thế.
Triệu Dung lại nói:
- Quyển sách này viết rất hay, không thua kém gì những điều ngươi đã làm được trong triều.
Kể cả Triệu Dung có thông minh hơn nữa cũng không thoát nổi sự hạn chế của thời đại, có thể Thạch Kiên cho rằng việc phổ biến kiến thức vật lý hóa học, làm cho Đại Tống nhanh chóng bước vào thời đại công nghiệp mới là quan trọng nhất, cũng là đại đạo mà hắn nói đến. Nhưng trong mắt Triệu Dung, một kẻ đọc sách có thể sửa đổi lịch sử, đó đã là một chuyện vô cùng quanh vinh, huống chi cuốn sách này bất kể là thể tài hay hành văn đều hết sức đặc biệt, cũng như lời ca ngời của Chân Tông khi chưa bị bệnh, chỉ có Sử kí mới có thể đủ sức so sánh với cuốn sách này, mặt khác Thạch Kiên lại chỉ có một mình hoàn thành cuốn sách! Cổ kim có thể làm chuyện này chỉ duy nhất một mình tên thiếu niên từng cất lời hát bài “ Chính khí ca” này mà thôi. Với khí chất này, kể cả nàng tài hoa xuất chúng hơn nữa, cũng buộc phải tâm phục khẩu phục.
Nàng nói tiếp:
- Cũng may đang phải chịu tang, ngay bây giờ bước chân vào triều cũng không tốt.
Thạch Kiên cũng đồng ý với nàng, bây giờ hắn và Đinh Vị đã thành kẻ thù của nhau, nhưng Lưu Nga lại đang phải nhờ tay Đinh Vị để tạo thế lực cho mình. Trong tình huống bắt buộc, bà thậm chí có thể hy sinh Thạch Kiên chứ quyết không hy sinh Đinh Vị. Đó là chưa nói hắn lại còn có quan hệ rất tốt với đám người Khấu Chuẩn.
Triệu Cẩn không hiểu ý mấy câu nói của hai người cũng nói chen vào:
- Vì sao? Xin Thạch học sỹ cứ yên tâm, gã Đinh đại nhân đó dám phụ ngươi, bản công chúa sẽ ngày ngày bắt ông ta phải quỳ xuống khấu đầu với ta.
Thạch Kiên nghĩ đến việc Đinh Vị ngày ngày bị Tiểu Đạo Cô bắt phải khấu đầu, nhất định ông ta sẽ cảm thấy khó chịu, nhưng hắn không hy vọng Tiểu Đạo Cô tiếp tục làm vậy, tuy rằng là phận quân thần, nhưng Tiểu Đạo Cô hiểu biết ít, nếu thực sự làm Đinh Vị bực mình, y muốn ra tay với nàng cũng chẳng có gì khó.
Hắn vôi vàng ngăn nàng lại.
Tiểu Đạo Cô và Triệu Dung ở lại nhà Thạch Kiên hai tháng. Triệu Dung mỗi ngày đều đến xem Thạch Kiên viết “ Tư trị” và đọc các tài liệu liên quan, mấy cuốn truy nguyên học nàng không hiểu gì nên cũng khiêm tốn thỉnh giáo. Còn Tiểu Đạo Cô thì như một chú nghé con ham chơi, lại thêm tiểu nha đầu Tiểu Xảo cũng không nên hồn, hai người cả ngày dạo hết phố phường ở Hòa Châu đến khắp chốn điền dã, đến tối người ngợm bẩn như mắm mới chịu quay về. Khuôn mặt nàng cũng bị mặt trời chiếu làm cho hồng lên, nhưng như thế, sức khỏe của nàng cũng ngày càng tiến bộ. Sau hai tháng đã lại trở thành một cô nương khỏe mạnh hoạt bát, Triệu Dung thấy lạ hỏi Thạch Kiên:
- Lẽ nào ngươi đúng như lời của phụ vương từng nói, trên người có cất giữ linh đơn diệu dược, tại sao vừa qua hai tháng, Cẩn công chúa đã khỏe mạnh như một người bình thường rồi?
Thạch Kiên cười không đáp. Trong cung ít vận động, sức khỏe sao không đi xuống cho được? Bây giờ về thôn quê, hắn lại cố ý thả lỏng, để nàng suốt ngày chạy nhảy, khiến Tiểu Đạo Cô ăn cơm cảm thấy ngon miệng, lại vì khi ở trong cung bị bao nhiêu phép tắc ràng buộc, bây giờ được tự do, tinh thần thoải mái, làm sao không khỏe lên được?
Thấy Thạch Kiên ngoài viết “ Tư trị” ra, còn phải dạy đám học trò đọc sách, lại thêm nàng cũng ngày ngày đến nhờ hắn chỉ bảo, không khác gì khi còn làm việc trong cung, chẳng có phút giây nào được nghỉ ngơi, Tiểu Đạo Cô cũng thấy thương, thỉnh thoảng cũng biết lấy khăn lau mồ hôi cho hắn.
Đương nhiên Thạch Kiên cũng tiếp đãi hai nàng hết sức nhiệt tình, người dân Hòa Châu cũng bắt đầu đoán già đoán non về thân phận của hai nàng, nhưng đoán gì, nghĩ gì, bọn họ cũng không ngờ được rằng hai tiểu nha đầu này lại là một cô công chúa và một cô quận chúa.
Có điều hai nàng ở Hòa Châu cũng đã lâu, Lưu Nga sợ có người nhỏ to sau lưng, liền viết mấy bức chỉ dụ giục bọn họ quay về. Mặc dù quyến luyến nhưng cuối cung Tiểu Đạo Cô và Triệu Cẩn cũng đành quay về hoàng cung.
Lại một năm trôi qua, trong thời gian này, lại một kỳ tích nữa đến với Chân Tông, ngài vẫn tiếp tục ngoan cố chống chọi với bệnh tật. Có lúc cũng nhớ đến Thạch Kiên, không ngừng hạ thánh chỉ, phong thưởng cho hắn, cùng thời gian đó, ngài có lúc đã mời Thạch Kiên ra đảm nhiệm chức Thái tử Thái phó, thậm chí phong cho hắn làm quan nhị phẩm đảm nhiệm chức vụ Ngự Sử Đại Phu. Nhưng Thạch Kiên đều từ chối hết. Điều này làm cho Chân Tông mỗi khi nghĩ đến đều thấy đau lòng.
Khi trên bầu trời những cánh chim nhạn cuối cùng đã bay về phương Nam, Thạch Kiên bèn giao cho những học viên đang ở học việc một nhiệm vụ, cũng coi như là một bài thi. Chính là về chiếc máy in. Thạch Kiên sớm đã muốn chế tạo thứ đồ vật này, từ lúc vào kinh, suốt ngày bận bịu nghiên cứu việc đóng tàu mới, lúc có thời giờ hắn vẫn suy nghĩ làm sao để chế tạo một chiếc máy in. Công nghệ in lúc bấy giờ vẫn còn rất lạc hậu, chủ yếu là dùng bản khắc để in. Kểu in ấn này không kể là thời gian, nhân công hay giá thành đều quá lớn, phải dùng bao nhiêu tâm huyết mới khắc được đủ một bộ sách, các bản khắc dồn lại cũng phải chất đầy mấy gian nhà, nhưng khi in xong, đống bản khắc đó cũng đành phải bỏ. Đây cũng là lý do khiến con em trong những gia đình nghèo không mua nổi một cuốn sách để đọc. Loại bút lông ngỗng của Thạch Kiên tuy quái dị nhưng cũng vì lí do đó rất nhanh chóng được phổ biến, một là tốc độ viết nhanh, hai là không tốn giấy. Nhưng cũng vì chữ viết ra quá bé mà số người cận thị cũng tăng nhanh, Thạch Kiên cũng biết rõ điều này.
Như trong đám học viên của hắn đã có tới mấy người cận thị, khi người khác đến rất gần, họ mới mờ mờ nhìn ra. Thạch Kiên đang suy nghĩ xem nên hay không nên thử chế tạo kính cận và kính lão, cả kính viễn vọng và kính hiển vi nữa. Nhưng lúc này Đinh Vị lấy cớ gia tăng quốc khố nên đã thu hồi quyền kinh doanh từ tay Vương Khôn về. Vương cũng không dám chống lại, hơn nữa việc kinh doanh vốn dĩ của triều đình, y chỉ phụ trách quản lý. Bây giờ Thạch Kiên lại chỉ là một thường dân, vì vậy chính hắn lại không đủ khả năng mua những thứ mình đã chế tạo ra.
Lúc đó lại có một số nhà hàng hải ở Hòa Châu trờ về phàn nàn, nói có một số thợ máy hơi nước, cậy mình từng được Thạch Kiên dạy cho tí kiến thức, vừa lên tàu liền coi trời bằng vung, dọa dẫm hạch sách bắt nạt người khác, làm cho một số người bây giờ chỉ muốn trả lại tàu.
Đối với những sự việc như vậy, Thạch Kiên sớm đã nghĩ tới, nhưng bây giờ Chân Tông chẳng khác gì người thực vật, việc gì cũng do Lưu Nga xử lý. Trong thời gian này lại có một số đại thần không chịu phục, chủ trương đưa Triệu Trinh lên chủ trì việc triều chính, không muốn bà đụng tay vào. Ngay lập tức bà mượn tay Đinh Vị loại bỏ sạch những kẻ phản đối. Cuối cùng những việc Thạch Kiên đề xuất cũng chẳng ai dám đứng ra lo liệu, hắn lúc này lại chỉ là một thường dân, cũng đành bó tay nhắm mắt cho qua.
Đương nhiên Thạch Kiên vẫn cố gắng hết sức có thể, đem những điều cần chú ý và nguyên lý chế tạo máy in giảng cho đám học trò, để cho họ tự phát huy. Hắn không muốn học viên của hắn giống như những sinh viên thời “ tiền kiếp” chỉ biết trọng thành tích mà thiếu mất năng lực xử lý tình huống thực tiễn.
Đột nhiên, từ trong triều truyền đến một tin tức làm kinh động tất cả mọi người, Giang Cập đã quay trở về! Hơn nữa lại là dựa theo đường vẽ của Thạch Kiên vẽ trên bản đồ hàng hải, đi một vòng quanh trái đất trở về!
PS: Về sự xuất hiện của máy in chữ chì, có ba giả thuyết, một là cho rằng Tất Thăng phát minh, nhưng loại máy này có nhiều khuyết điểm, nên không phổ biến, do đó đến đời Minh Thanh vẫn dùng điêu bản để in ấn. Hai là cho rằng người Hàn Quốc phát minh ra, năm Ngung Vương thứ bavương triều Cao Lệ (1377) , Hưng Đức Tự xuất bản “ Bạch Vân Hoàn Thượng sao lục Phật Tổ trực chỉ tâm tể yếu tiết”, cuốn “ Trực chỉ” này là cuốn được in bằng máy in chữ chì kim loại sớm nhất thế giới. Còn một giả thuyết cho rằng loại máy in chữ chì này là do Gutenberg người Đức phát minh, mới thực sự đưa vào ứng dụng rộng rãi. Nhưng theo lờI tựa trong Tôn Thích “ Viên mộng mật sách” nói "Dụng bất cảm tư, tuyên kim xoát chử, kính công tứ hải… Ở đây tuyên kim rất có thể là chỉ điêu khắc chữ chì bằng đồng để in ấn. Tôn Thích lại sinh ra trước thời Tất Thăng, lại là một đại thần trọng yếu, ở những chương sau sẽ xuất hiện cùng Thạch Kiên. Ngoài ra còn Thanh Thái Trừng “ Kê song tùng thoại” : “ thường thấy một số khúc nhỏ, bằng đồng rộng hai ba tấc, khắc vài ba câu tuyển thơ hoặc xã thơ bằng chữ Hàn, chữ khắc ngược, không rõ để làm gì. Có người biết rõ nói: đây là Thư Phạm Tống Thái Tông sơ niên ( 976 -979) ban hành thiên hạ dùng để khắc thư.” Hạ Thánh Nãi trong “ Trung Quốc ấn xoát thuật duyên cách sử lược” cho rằng loại Thư Phạm này chính là bản chữ chì dưới thời Tống.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.