Quyển 3 - Chương 117: Song hoa
Ngọ Hậu Phương Tình
25/03/2013
“Ồ, khỏi cần đoán, trừ Tiểu Đạo Cô ra thì không còn ai vào đây nữa.” Câu chuyện cổ tích “ Alibaba và bốn mươi tên cướp” hắn chỉ mới kể cho một mình Triệu Cẩn nghe, Triệu Trinh lúc đó cũng chỉ ngồi bên góp vui chứ chắc nghe xong cũng quên.
Nhưng hắn vẫn bứt rứt trong lòng. Hắn bây giờ đang phải chịu tang, theo tục lệ của người xưa, chịu tang có năm điều kiêng kỵ, một là không sát sinh, tất cả mọi người trong gia đình đang có tang phải ăn chay bốn mươi chín ngày. Về điều này đến Hồng Diên, Lục Ngạc và mấy người nhà họ Đinh cũng nghiêm chỉnh chấp hành. Hai là không được ăn trộm ăn cắp, làm tốt điều này không khó, Thạch Kiên bây giờ cũng chẳng thiếu thốn gì. Ba là không được nói năng bừa bãi, không được nói dối, không được nói bậy, không được tham gia vào mấy chuyện thị phi. Bốn là không được rượu chè, đàn hát, kể cả chơi bài, đánh mạt chược cũng không được phép. Năm là không được tà dâm, trong lúc chịu tang không được ABC XYZ với bất kỳ ai.
Bây giờ không những có phụ nữ đến nhà, mà lại chính là Tiểu Đạo Cô. Hắn làm sao không đổ mồ hôi hột cho được. Hơn nữa cổng nhà hắn không lớn, xe ngựa không thể đánh vào trong sân. Bây giờ hàng xóm quanh nhà ai nấy đều hiếu kỳ đứng xem. Họ muốn biết đó là nhân vật nào mà đến đứa tiểu a hoàn đi cùng cũng dám gọi thẳng tên cúng cơm của Thạch học sỹ ra như vậy.
Hắn vội vàng nói:
- Xin chớ vội, xin cho hỏi sao hôm nay Điện hạ lại ăn diện như vậy?
Khi hắn nói những điều vừa rồi đã cố ý nói rất bé, chỉ đủ cho người ngồi trong xe nghe thấy, sợ người khác cũng nghe được thì không hay lắm. Nếu trong xe là công chúa, buộc phải cải trang xong mới được xuống xe, nếu không tin này đồn ra ngoài sẽ làm kinh động thiên hạ. Đường đường một công chúa lại dám bỏ chốn đến nhà một đại thần đang trong lúc chịu tang, thiên hạ có người biết được sẽ cười cho chẳng còn mặt mũi nào nữa.
Tiểu nha hoàn hiếu kỳ hỏi lại:
- Không ngờ ngươi cũng thật thông minh, nhưng chẳng hiểu sao vẫn để bị mắc lừa bởi Uyển Dung kia như thế?
Không hiểu tiểu nha hoàn này ở đâu ra nữa, lời lẽ luyên thuyên. Chẳng riêng gì bản thân hắn và bà cụ bị Uyển Dung lừa gạt, mà đến anh minh như Lưu hoàng hậu cũng chẳng phải là chưa từng gặp mặt Uyển Dung lần nào, thế mà vẫn không một chút nghi ngờ. Bản thân hắn ở tiền kiếp chẳng qua cũng chỉ là một kẻ tài tử, đến với cái thời đại này hắn càng chỉ là một kẻ tài tử, chứ đâu phải kiểu người đa nghi như Tào Tháo, làm sao có thể ngờ được rằng chỉ vì đối phó với hắn, nước Liêu đã dùng đến cả một cô quận chúa.
Tiểu nha hoàn đó lại nói:
- Ai ai cũng đều ca ngợi Thạch Kiên tướng mạo như thể tiên đồng trên trời, các cô nương chỉ cần nhìn thấy đã xiêu lòng, nhưng nô tì nhìn đến bây giờ mà nô tì vẫn chưa thấy xiêu lòng.
Thạch Kiên lại đổ mồ hôi hột, kể cả Phan An, Tống Ngọc cũng không thể nào khiến các cô nương vừa gặp đã xiêu lòng. Thật là nhảm nhí, tiểu nha hoàn này thật là. Hắn nói:
- Không dám, không dám, chỉ là mọi người quá khen thôi. Nhưng xin cô nương đừng la hét nữa. Ngươi xem mọi người đang đứng nhìn mỗi lúc một đông, cứ như thế này khó tránh bị bọn họ sau lưng bàn tán.
Trong xe ngựa bỗng có tiếng cười khúc khich, rèm cửa vừa vén lên, Tiểu Đạo Cô xinh đẹp rạng rỡ bước ra. Không phải là Triệu Cẩn thì cũng chẳng còn ai vào đây nữa? Nàng bây giờ đã cao hơn trước, nhưng lại gầy hơn.
Nàng nói với Thạch Kiên:
- Thạch học sỹ, bản công... lại sai rồi, là ta nhớ ngươi chết đi được.
Thạch Kiên nghe xong toát mồ hôi, thầm nghĩ trong lòng: “ Cầu xin nhà ngươi, ngươi năm nay đã là một cô gái mười một tuổi đầu, nói ra những lời này rất dễ khiến người khác hiểu nhầm.” Cũng may nàng cải trang ăn mặc giống thường dân, mặc dù loại vải để làm thứ quần áo mặc trên người đó đắt hơn mà thôi.
Sau đó nàng bước đến trước mặt Thạch Kiên, nhìn trước nhìn sau rồi nói:
- Thạch học sỹ, con người ngươi thật chẳng có lương tâm, ta mỗi hôm đều rất nhớ ngươi, còn ngươi thì một bức thư cũng không hồi âm cho ta, lẽ nào ngươi đã quên mất lời hẹn ước ấy?
“ Tôi xin bà”, Thạch Kiên nghĩ thầm trong lòng, ” cái hẹn ước đó là do ngươi một mình đặt ra, ta đã bao giờ đồng ý ngươi đâu.” Thạch Kiên mồ hôi đẫm trán, vội vàng chuyển chủ đề, nói:
- Ta vào nhà đã rồi nói chuyện.
- Cũng được, vào nhà rồi ta tính sổ với ngươi.
Triệu Cẩn nói xong, quay trở lại xe ngựa đang dừng ở phía sau, hô:
- Đại vừng ơi mở ra, Đại vừng ơi mở ra.
Lại còn đại vừng mở ra nữa, Thạch Kiên xuýt ngất xỉu.
Rèm cửa của xe ngựa phía sau vừa mở ra, thật ra Thạch Kiên không nhìn cũng biết là Triệu Dung chứ chẳng còn ai vào đây nữa.
Trong số các cô gái mà Thạch Kiên quen biết, Triệu Dung là người đầy đặn nhất, nhưng cũng lộng lẫy quý phái nhất. Riêng về điểm này đến Da Luật Đảo Dung cũng không sánh kịp. Nàng bước một cách khoan thai về phía Thạch Kiên, trông nàng như một đóa mẫu đơn đang thướt tha khoe sắc trước muôn nghìn loài hoa khác. Lập tức thu hút sự tập trung của mọi ánh mắt, có người thầm nghĩ trong lòng: “ có lẽ chỉ có cô nương này là xứng vai nhất với Thạch học sỹ.”
Thạch Kiên vội vàng dẫn ba người họ vào hậu thất, lúc này mới dám hành lễ với bọn họ, nói:
- Thảo dân Thạch Kiên khấu kiến hai vị công chúa, quận chúa.
Tiểu nha hoàn đứng bên nói:
- Thạch học sỹ, nô tì phát hiện ra ngươi cũng thật giả tạo.
Thạch Kiên ngơ ngác, hỏi:
- Ta giả tạo chỗ nào?
Tiểu nha hoàn nói:
- Thân phận như ngươi bây giờ, lại còn tự xưng là thảo dân, thiên hạ có một thảo dân cao quý như ngươi sao?
Thạch Kiên nghiêm nghị nói:
- Ta chẳng biết thân phận của mình có cao quý hay không, nhưng ta biết phận ta bây giờ là phận áo vải, không thể bỏ qua phép tắc.
Hắn chửi thầm trong lòng, cái đứa tiểu nha đầu này, nếu phải sinh ra ở thế kỷ 21 thì chắc đã trở thành mục tiêu cho mọi người chĩa súng miệng vào chửi rủa trên mạng rồi. Một câu nói bình thường mà bị cô ta biến thành một câu nói diệt quốc diệt tộc.
Triệu Dung ngổi bên nói:
- Tiểu Xảo, không làm ồn nữa nào.
“Tiểu Xảo, lại còn xảo ( xinh xắn), ta thấy là một quả ớt con thì đúng hơn.” Thạch Kiên thầm nghĩ.
Thạch Kiên lại hỏi:
- Không rõ tại sao quận chúa và công chúa hôm nay lại nghĩ tới việc đến nhà thảo dân.
Khai Phong cách Hòa Châu không xa nhưng cũng chẳng gần, như ở tiền kiếp, phương tiện giao thông tiện lợi, cũng cần phải đi mất một ngày một đêm mới tới, bây giờ họ đi bằng loại xe ngựa nhanh nhất, cũng phải mất mấy ngày. Hơn nữa làm như thế này cũng không đúng phép tắc. Nếu không có Triệu Dung đi cùng, chắc Thạch Kiên đã nghĩ là Tiểu Đạo Cô này bỏ nhà ra đi.
Triệu Dung giải thích. Ngày hôm đó Chân Tông thấy trong người khỏe hơn một chút, liền gọi tất cả mọi người trong nhà đến, tổ chức một bữa yến tiệc. Đang trong lúc tiệc rượu sôi nổi, lại nhắc đến Triệu Cẩn. Từ lúc Thạch Kiên bỏ đi, Triệu Cẩn bắt đầu lười nhác, rất ít khi tập luyện, sức khỏe lại bắt đầu đi xuống. Mùa xuân năm nay lại bị trúng phong hàn, ốm nặng một trận, xuýt nữa phải đi gặp Diêm Vương.
Nguyên Nghiễm buồn bã nói:
- Tâu bệ hạ, lúc này xin người phải tự ngẫm nghĩ rồi, từ lúc Thạch học sỹ vào cung, sức khỏe của người và công chúa dần dần tốt lên, nhưng Thạch Kiên vừa đi, sức khỏe của người liền đi xuống, công chúa cũng lại ốm lại.
Lúc này đầu óc của Chân Tông đang tỉnh táo, liền nói:
- Lão Bát nói phải, trẫm bây giờ nghĩ lại, hắn quả là vị cứu tinh của trẫm. Nhưng bây giờ hắn đang phải chịu tang, trẫm cũng không dám gọi hắn trở lại.
Triệu Cẩn nói:
- Phụ hoàng, con muốn đi Hòa Châu.
Chân Tông vỗ bàn, nói:
- Đây quả là một chủ ý hay.
Nguyên Nghiễm và Lưu Nga nhìn nhau, cha con nhà nay thật là… Lưu Nga suy nghĩ một lát, nói:
- Cũng không phải là không được, nhưng Lão Bát, ngươi cho Dung quận chúa đi cùng Triệu Cẩn vậy.
Ý của Lưu Nga là nhờ Triệu Dung thông minh lanh lợi, đi cùng Triệu Cẩn có việc gì còn chăm lo, nếu không để Triệu Cẩn một mình đi đường lỡ gặp chuyện gì lại to chuyện, chỉ sợ chưa đi đến được Hòa Châu đã bị nước bọt của đám quan ngự sử dìm chết. Có Triệu Dung đi cùng cũng yên tâm một chút.
Nhưng Chân Tông không bằng lòng, làm như vậy khác nào tạo cơ hội cho Triệu Dung.
Lưu Nga nói với ngài, Dung cũng chẳng phải đứa vô lương tâm. Hơn nữa trừ Triệu Dung là đã người lớn hơn một chút, Thạch Kiên và Triệu Cẩn còn nhỏ, việc này không nên vội. Dù sao lấy một mình công chúa các đại thần cũng mất công bàn tính, lấy hai người cũng mất công bàn tính, thế thì dứt khoát cho họ bàn tính đủ thì thôi. Còn Thạch Kiên mặc dù tài hoa hơn người nhưng không hiểu biết nhiều về chốn quan trường, có Dung quận chúa ở bên giúp đỡ, cũng sẽ bớt đi sóng gió. Lưu Nga đối với Thạch Kiên không giống như đối với Khấu Chuẩn, mặc dù có lúc hắn nói thay cho Khấu Chuẩn, trong lòng bà cũng không tức giận. Với bà chỉ có Thạch Kiên mới thực sự là tể tướng, tài hoa hơn người, mọi chuyện ngó qua đã hiểu, không như lão Khấu bướng bỉnh.
Ban đầu Thạch Kiên cũng không để ý, bản thân hắn tự thấy mình cũng chẳng phải linh đơn diệu dược, chỉ là biết cách khuyên ngăn, Chân Tông chăm chỉ tập luyện nên mới thọ thêm được một thời gian, (thật ra trong lich sử thật, ông ta đã chết rồi) chứ hắn không thể ngăn bệnh của ngài nặng thêm, kể cả khi hắn ở trong triều cũng không làm nổi việc ấy. Khi Triệu Dung đỏ mặt nói xong nốt mấy câu sau, đôi mắt Thạch Kiên trợn trừng lên, “đến Lưu Nga cũng muốn để cho hắn cùng lúc lấy hai người ấy?” Hắn lập tức hiểu ra, Lưu Nga trọng dùng Đinh Vị để đánh đổ những người đứng về phe Khấu Chuẩn, sợ hắn không hài lòng, nên mới đưa ra “ chiếc áo đẹp” này, về điểm đó sợ rằng đến cả Bát Hiền Vương cũng không nhận ra, nhưng quả là “ chiếc áo đẹp” này quả là có hơi lớn quá.
Triệu Cẩn nói:
- Thấy thế nào, trông ngươi mừng đến mức ngơ cả người, không trách ngươi đã viết “ Nhân ước hoàng hôn hậu” cho Dung tỉ tỉ, hóa ra hai người đã sớm lén lút câu kết với nhau làm chuyện gian.
“Câu kết làm chuyện gian?” Triệu Dung là người điềm tĩnh cũng ngất xỉu, xuýt nữa thì hộc máu mồm.
Triệu Cẩn lại nói:
- Không được, ngươi cũng phải viết cho ta một bài thơ, nếu không sẽ không công bằng, Diên tỉ tỉ, Ngạc tỉ tỉ, các tỷ nói xem có đúng không?
“Tỉ tỉ?” Đáng thương cho Hồng Diên và Lục Ngạc ngồi bên góp vui cũng bị lôi vào, Hồng Diên làm rơi chiếc cốc đang rửa trên tay xuống đất vỡ tan, Lục Ngạc xuýt nữa chống cả hai tay vào bếp lò đang đỏ lửa đun trà.
Thạch Kiên bất lực, đành phải viết:
Hàn thiền thê thiết,
Đối trường đình vãn,
Sậu vũ sơ yết.
Đô môn trướng ẩm vô tự.
Lưu luyến xứ,
Lan chu thôi phát.
Chấp thủ tương khan lệ nhãn,
Cánh vô ngữ ngưng ế.
Niệm khứ khứ.
Thiên lý yên ba,
Mộ ái trầm trầm Sở thiên khoát.
Đa tình tự cổ thương ly biệt,
Cánh na kham,
Lãnh lạc thanh thu tiết!
Kim tiêu tửu tỉnh hà xứ?
Dương liễu ngạn,
Hiểu phong tàn nguyệt.
Thử khứ kinh niên,
Ưng thị lương thần.
Hảo cảnh hư thiết.
Tiện túng hữu thiên chủng phong tình,
Cánh dữ hà nhân thuyết?
( Dịch nghĩa ( của blogger Nhà Thơ Nam Trần) :
Vũ lâm linh
Tiếng ve thảm thiết,
Quan trạm chiều tà,
Trận mưa vừa dứt.
Ngoài thành rượu tiễn khôn khuây,
Đang lưu luyến,
Dưới thuyền vội giục,
Tay nắm, mắt nhìn, lệ nhỏ,
Chưa nói ra đã ngắt.
Người đi,
Sóng khói dặm nghìn,
Trời Sở mây chiều thêm bát ngát.
Khách đa tình vốn đau lòng ly biệt,
Lại khổ nỗi,
Lúc trời thu trong mát,
Đêm nay tỉnh rượu nơi nao?
Bến liễu,
Lúc trăng tàn, gió rét!
Biền biệt ra đi!
Thôi, cảnh đẹp ngày vui ấy,
Lời rỗng tuếch.
Sau dù có trăm mối chung tình,
Khôn ngỏ cùng ai biết?
Khi đọc đến “ hiểu phong tàn nguyệt” mọi người đều ngớ người ra. Thạch Kiên rất ít khi viết từ, nhưng mỗi từ được viết ra đều là tinh hoa, điều đó đã trở thành một định luật, bài từ này lên xuống tự do lúc trầm lúc bổng, đặc biệt là ba câu sau Kim tiêu tửu tỉnh hà xứ?………liên kết rất chặt chẽ với ba câu sau. Sau này Tô Đông Pha từng hỏi: “ Ta viết bài từ này nếu so với Liễu Thất thì thế nào?” Chính là hỏi về bài thơ này. Đến Tô Đông Pha cũng phải ngưỡng mộ, điều đó đủ cho chúng ta hiểu bài thơ này có giá trị nghệ thuật đến mức nào.
Triệu Cẩn khóc thút thít, nàng nói:
- Không được, bài từ này của ngươi đã đem trái tim của ta đi mất rồi, ngươi phải ngay lập tức nuôi một con ngựa trắng.
Tiểu nha hoàn tên Tiểu Xảo nói:
- Công chúa, nuôi ngựa trắng có quan hệ gì đến bài từ này ?
Nhưng hắn vẫn bứt rứt trong lòng. Hắn bây giờ đang phải chịu tang, theo tục lệ của người xưa, chịu tang có năm điều kiêng kỵ, một là không sát sinh, tất cả mọi người trong gia đình đang có tang phải ăn chay bốn mươi chín ngày. Về điều này đến Hồng Diên, Lục Ngạc và mấy người nhà họ Đinh cũng nghiêm chỉnh chấp hành. Hai là không được ăn trộm ăn cắp, làm tốt điều này không khó, Thạch Kiên bây giờ cũng chẳng thiếu thốn gì. Ba là không được nói năng bừa bãi, không được nói dối, không được nói bậy, không được tham gia vào mấy chuyện thị phi. Bốn là không được rượu chè, đàn hát, kể cả chơi bài, đánh mạt chược cũng không được phép. Năm là không được tà dâm, trong lúc chịu tang không được ABC XYZ với bất kỳ ai.
Bây giờ không những có phụ nữ đến nhà, mà lại chính là Tiểu Đạo Cô. Hắn làm sao không đổ mồ hôi hột cho được. Hơn nữa cổng nhà hắn không lớn, xe ngựa không thể đánh vào trong sân. Bây giờ hàng xóm quanh nhà ai nấy đều hiếu kỳ đứng xem. Họ muốn biết đó là nhân vật nào mà đến đứa tiểu a hoàn đi cùng cũng dám gọi thẳng tên cúng cơm của Thạch học sỹ ra như vậy.
Hắn vội vàng nói:
- Xin chớ vội, xin cho hỏi sao hôm nay Điện hạ lại ăn diện như vậy?
Khi hắn nói những điều vừa rồi đã cố ý nói rất bé, chỉ đủ cho người ngồi trong xe nghe thấy, sợ người khác cũng nghe được thì không hay lắm. Nếu trong xe là công chúa, buộc phải cải trang xong mới được xuống xe, nếu không tin này đồn ra ngoài sẽ làm kinh động thiên hạ. Đường đường một công chúa lại dám bỏ chốn đến nhà một đại thần đang trong lúc chịu tang, thiên hạ có người biết được sẽ cười cho chẳng còn mặt mũi nào nữa.
Tiểu nha hoàn hiếu kỳ hỏi lại:
- Không ngờ ngươi cũng thật thông minh, nhưng chẳng hiểu sao vẫn để bị mắc lừa bởi Uyển Dung kia như thế?
Không hiểu tiểu nha hoàn này ở đâu ra nữa, lời lẽ luyên thuyên. Chẳng riêng gì bản thân hắn và bà cụ bị Uyển Dung lừa gạt, mà đến anh minh như Lưu hoàng hậu cũng chẳng phải là chưa từng gặp mặt Uyển Dung lần nào, thế mà vẫn không một chút nghi ngờ. Bản thân hắn ở tiền kiếp chẳng qua cũng chỉ là một kẻ tài tử, đến với cái thời đại này hắn càng chỉ là một kẻ tài tử, chứ đâu phải kiểu người đa nghi như Tào Tháo, làm sao có thể ngờ được rằng chỉ vì đối phó với hắn, nước Liêu đã dùng đến cả một cô quận chúa.
Tiểu nha hoàn đó lại nói:
- Ai ai cũng đều ca ngợi Thạch Kiên tướng mạo như thể tiên đồng trên trời, các cô nương chỉ cần nhìn thấy đã xiêu lòng, nhưng nô tì nhìn đến bây giờ mà nô tì vẫn chưa thấy xiêu lòng.
Thạch Kiên lại đổ mồ hôi hột, kể cả Phan An, Tống Ngọc cũng không thể nào khiến các cô nương vừa gặp đã xiêu lòng. Thật là nhảm nhí, tiểu nha hoàn này thật là. Hắn nói:
- Không dám, không dám, chỉ là mọi người quá khen thôi. Nhưng xin cô nương đừng la hét nữa. Ngươi xem mọi người đang đứng nhìn mỗi lúc một đông, cứ như thế này khó tránh bị bọn họ sau lưng bàn tán.
Trong xe ngựa bỗng có tiếng cười khúc khich, rèm cửa vừa vén lên, Tiểu Đạo Cô xinh đẹp rạng rỡ bước ra. Không phải là Triệu Cẩn thì cũng chẳng còn ai vào đây nữa? Nàng bây giờ đã cao hơn trước, nhưng lại gầy hơn.
Nàng nói với Thạch Kiên:
- Thạch học sỹ, bản công... lại sai rồi, là ta nhớ ngươi chết đi được.
Thạch Kiên nghe xong toát mồ hôi, thầm nghĩ trong lòng: “ Cầu xin nhà ngươi, ngươi năm nay đã là một cô gái mười một tuổi đầu, nói ra những lời này rất dễ khiến người khác hiểu nhầm.” Cũng may nàng cải trang ăn mặc giống thường dân, mặc dù loại vải để làm thứ quần áo mặc trên người đó đắt hơn mà thôi.
Sau đó nàng bước đến trước mặt Thạch Kiên, nhìn trước nhìn sau rồi nói:
- Thạch học sỹ, con người ngươi thật chẳng có lương tâm, ta mỗi hôm đều rất nhớ ngươi, còn ngươi thì một bức thư cũng không hồi âm cho ta, lẽ nào ngươi đã quên mất lời hẹn ước ấy?
“ Tôi xin bà”, Thạch Kiên nghĩ thầm trong lòng, ” cái hẹn ước đó là do ngươi một mình đặt ra, ta đã bao giờ đồng ý ngươi đâu.” Thạch Kiên mồ hôi đẫm trán, vội vàng chuyển chủ đề, nói:
- Ta vào nhà đã rồi nói chuyện.
- Cũng được, vào nhà rồi ta tính sổ với ngươi.
Triệu Cẩn nói xong, quay trở lại xe ngựa đang dừng ở phía sau, hô:
- Đại vừng ơi mở ra, Đại vừng ơi mở ra.
Lại còn đại vừng mở ra nữa, Thạch Kiên xuýt ngất xỉu.
Rèm cửa của xe ngựa phía sau vừa mở ra, thật ra Thạch Kiên không nhìn cũng biết là Triệu Dung chứ chẳng còn ai vào đây nữa.
Trong số các cô gái mà Thạch Kiên quen biết, Triệu Dung là người đầy đặn nhất, nhưng cũng lộng lẫy quý phái nhất. Riêng về điểm này đến Da Luật Đảo Dung cũng không sánh kịp. Nàng bước một cách khoan thai về phía Thạch Kiên, trông nàng như một đóa mẫu đơn đang thướt tha khoe sắc trước muôn nghìn loài hoa khác. Lập tức thu hút sự tập trung của mọi ánh mắt, có người thầm nghĩ trong lòng: “ có lẽ chỉ có cô nương này là xứng vai nhất với Thạch học sỹ.”
Thạch Kiên vội vàng dẫn ba người họ vào hậu thất, lúc này mới dám hành lễ với bọn họ, nói:
- Thảo dân Thạch Kiên khấu kiến hai vị công chúa, quận chúa.
Tiểu nha hoàn đứng bên nói:
- Thạch học sỹ, nô tì phát hiện ra ngươi cũng thật giả tạo.
Thạch Kiên ngơ ngác, hỏi:
- Ta giả tạo chỗ nào?
Tiểu nha hoàn nói:
- Thân phận như ngươi bây giờ, lại còn tự xưng là thảo dân, thiên hạ có một thảo dân cao quý như ngươi sao?
Thạch Kiên nghiêm nghị nói:
- Ta chẳng biết thân phận của mình có cao quý hay không, nhưng ta biết phận ta bây giờ là phận áo vải, không thể bỏ qua phép tắc.
Hắn chửi thầm trong lòng, cái đứa tiểu nha đầu này, nếu phải sinh ra ở thế kỷ 21 thì chắc đã trở thành mục tiêu cho mọi người chĩa súng miệng vào chửi rủa trên mạng rồi. Một câu nói bình thường mà bị cô ta biến thành một câu nói diệt quốc diệt tộc.
Triệu Dung ngổi bên nói:
- Tiểu Xảo, không làm ồn nữa nào.
“Tiểu Xảo, lại còn xảo ( xinh xắn), ta thấy là một quả ớt con thì đúng hơn.” Thạch Kiên thầm nghĩ.
Thạch Kiên lại hỏi:
- Không rõ tại sao quận chúa và công chúa hôm nay lại nghĩ tới việc đến nhà thảo dân.
Khai Phong cách Hòa Châu không xa nhưng cũng chẳng gần, như ở tiền kiếp, phương tiện giao thông tiện lợi, cũng cần phải đi mất một ngày một đêm mới tới, bây giờ họ đi bằng loại xe ngựa nhanh nhất, cũng phải mất mấy ngày. Hơn nữa làm như thế này cũng không đúng phép tắc. Nếu không có Triệu Dung đi cùng, chắc Thạch Kiên đã nghĩ là Tiểu Đạo Cô này bỏ nhà ra đi.
Triệu Dung giải thích. Ngày hôm đó Chân Tông thấy trong người khỏe hơn một chút, liền gọi tất cả mọi người trong nhà đến, tổ chức một bữa yến tiệc. Đang trong lúc tiệc rượu sôi nổi, lại nhắc đến Triệu Cẩn. Từ lúc Thạch Kiên bỏ đi, Triệu Cẩn bắt đầu lười nhác, rất ít khi tập luyện, sức khỏe lại bắt đầu đi xuống. Mùa xuân năm nay lại bị trúng phong hàn, ốm nặng một trận, xuýt nữa phải đi gặp Diêm Vương.
Nguyên Nghiễm buồn bã nói:
- Tâu bệ hạ, lúc này xin người phải tự ngẫm nghĩ rồi, từ lúc Thạch học sỹ vào cung, sức khỏe của người và công chúa dần dần tốt lên, nhưng Thạch Kiên vừa đi, sức khỏe của người liền đi xuống, công chúa cũng lại ốm lại.
Lúc này đầu óc của Chân Tông đang tỉnh táo, liền nói:
- Lão Bát nói phải, trẫm bây giờ nghĩ lại, hắn quả là vị cứu tinh của trẫm. Nhưng bây giờ hắn đang phải chịu tang, trẫm cũng không dám gọi hắn trở lại.
Triệu Cẩn nói:
- Phụ hoàng, con muốn đi Hòa Châu.
Chân Tông vỗ bàn, nói:
- Đây quả là một chủ ý hay.
Nguyên Nghiễm và Lưu Nga nhìn nhau, cha con nhà nay thật là… Lưu Nga suy nghĩ một lát, nói:
- Cũng không phải là không được, nhưng Lão Bát, ngươi cho Dung quận chúa đi cùng Triệu Cẩn vậy.
Ý của Lưu Nga là nhờ Triệu Dung thông minh lanh lợi, đi cùng Triệu Cẩn có việc gì còn chăm lo, nếu không để Triệu Cẩn một mình đi đường lỡ gặp chuyện gì lại to chuyện, chỉ sợ chưa đi đến được Hòa Châu đã bị nước bọt của đám quan ngự sử dìm chết. Có Triệu Dung đi cùng cũng yên tâm một chút.
Nhưng Chân Tông không bằng lòng, làm như vậy khác nào tạo cơ hội cho Triệu Dung.
Lưu Nga nói với ngài, Dung cũng chẳng phải đứa vô lương tâm. Hơn nữa trừ Triệu Dung là đã người lớn hơn một chút, Thạch Kiên và Triệu Cẩn còn nhỏ, việc này không nên vội. Dù sao lấy một mình công chúa các đại thần cũng mất công bàn tính, lấy hai người cũng mất công bàn tính, thế thì dứt khoát cho họ bàn tính đủ thì thôi. Còn Thạch Kiên mặc dù tài hoa hơn người nhưng không hiểu biết nhiều về chốn quan trường, có Dung quận chúa ở bên giúp đỡ, cũng sẽ bớt đi sóng gió. Lưu Nga đối với Thạch Kiên không giống như đối với Khấu Chuẩn, mặc dù có lúc hắn nói thay cho Khấu Chuẩn, trong lòng bà cũng không tức giận. Với bà chỉ có Thạch Kiên mới thực sự là tể tướng, tài hoa hơn người, mọi chuyện ngó qua đã hiểu, không như lão Khấu bướng bỉnh.
Ban đầu Thạch Kiên cũng không để ý, bản thân hắn tự thấy mình cũng chẳng phải linh đơn diệu dược, chỉ là biết cách khuyên ngăn, Chân Tông chăm chỉ tập luyện nên mới thọ thêm được một thời gian, (thật ra trong lich sử thật, ông ta đã chết rồi) chứ hắn không thể ngăn bệnh của ngài nặng thêm, kể cả khi hắn ở trong triều cũng không làm nổi việc ấy. Khi Triệu Dung đỏ mặt nói xong nốt mấy câu sau, đôi mắt Thạch Kiên trợn trừng lên, “đến Lưu Nga cũng muốn để cho hắn cùng lúc lấy hai người ấy?” Hắn lập tức hiểu ra, Lưu Nga trọng dùng Đinh Vị để đánh đổ những người đứng về phe Khấu Chuẩn, sợ hắn không hài lòng, nên mới đưa ra “ chiếc áo đẹp” này, về điểm đó sợ rằng đến cả Bát Hiền Vương cũng không nhận ra, nhưng quả là “ chiếc áo đẹp” này quả là có hơi lớn quá.
Triệu Cẩn nói:
- Thấy thế nào, trông ngươi mừng đến mức ngơ cả người, không trách ngươi đã viết “ Nhân ước hoàng hôn hậu” cho Dung tỉ tỉ, hóa ra hai người đã sớm lén lút câu kết với nhau làm chuyện gian.
“Câu kết làm chuyện gian?” Triệu Dung là người điềm tĩnh cũng ngất xỉu, xuýt nữa thì hộc máu mồm.
Triệu Cẩn lại nói:
- Không được, ngươi cũng phải viết cho ta một bài thơ, nếu không sẽ không công bằng, Diên tỉ tỉ, Ngạc tỉ tỉ, các tỷ nói xem có đúng không?
“Tỉ tỉ?” Đáng thương cho Hồng Diên và Lục Ngạc ngồi bên góp vui cũng bị lôi vào, Hồng Diên làm rơi chiếc cốc đang rửa trên tay xuống đất vỡ tan, Lục Ngạc xuýt nữa chống cả hai tay vào bếp lò đang đỏ lửa đun trà.
Thạch Kiên bất lực, đành phải viết:
Hàn thiền thê thiết,
Đối trường đình vãn,
Sậu vũ sơ yết.
Đô môn trướng ẩm vô tự.
Lưu luyến xứ,
Lan chu thôi phát.
Chấp thủ tương khan lệ nhãn,
Cánh vô ngữ ngưng ế.
Niệm khứ khứ.
Thiên lý yên ba,
Mộ ái trầm trầm Sở thiên khoát.
Đa tình tự cổ thương ly biệt,
Cánh na kham,
Lãnh lạc thanh thu tiết!
Kim tiêu tửu tỉnh hà xứ?
Dương liễu ngạn,
Hiểu phong tàn nguyệt.
Thử khứ kinh niên,
Ưng thị lương thần.
Hảo cảnh hư thiết.
Tiện túng hữu thiên chủng phong tình,
Cánh dữ hà nhân thuyết?
( Dịch nghĩa ( của blogger Nhà Thơ Nam Trần) :
Vũ lâm linh
Tiếng ve thảm thiết,
Quan trạm chiều tà,
Trận mưa vừa dứt.
Ngoài thành rượu tiễn khôn khuây,
Đang lưu luyến,
Dưới thuyền vội giục,
Tay nắm, mắt nhìn, lệ nhỏ,
Chưa nói ra đã ngắt.
Người đi,
Sóng khói dặm nghìn,
Trời Sở mây chiều thêm bát ngát.
Khách đa tình vốn đau lòng ly biệt,
Lại khổ nỗi,
Lúc trời thu trong mát,
Đêm nay tỉnh rượu nơi nao?
Bến liễu,
Lúc trăng tàn, gió rét!
Biền biệt ra đi!
Thôi, cảnh đẹp ngày vui ấy,
Lời rỗng tuếch.
Sau dù có trăm mối chung tình,
Khôn ngỏ cùng ai biết?
Khi đọc đến “ hiểu phong tàn nguyệt” mọi người đều ngớ người ra. Thạch Kiên rất ít khi viết từ, nhưng mỗi từ được viết ra đều là tinh hoa, điều đó đã trở thành một định luật, bài từ này lên xuống tự do lúc trầm lúc bổng, đặc biệt là ba câu sau Kim tiêu tửu tỉnh hà xứ?………liên kết rất chặt chẽ với ba câu sau. Sau này Tô Đông Pha từng hỏi: “ Ta viết bài từ này nếu so với Liễu Thất thì thế nào?” Chính là hỏi về bài thơ này. Đến Tô Đông Pha cũng phải ngưỡng mộ, điều đó đủ cho chúng ta hiểu bài thơ này có giá trị nghệ thuật đến mức nào.
Triệu Cẩn khóc thút thít, nàng nói:
- Không được, bài từ này của ngươi đã đem trái tim của ta đi mất rồi, ngươi phải ngay lập tức nuôi một con ngựa trắng.
Tiểu nha hoàn tên Tiểu Xảo nói:
- Công chúa, nuôi ngựa trắng có quan hệ gì đến bài từ này ?
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.