Quyển 3 - Chương 126: Đại Trượng
Ngọ Hậu Phương Tình
25/03/2013
Triệu Dung mỉm cười, nói:
- Không cần.
Tiểu Tường lợi dụng cơ hội cũng chen vào vài lời:
- Thạch học sỹ, ngươi cũng chẳng cần phải khách khí thế, dù sao cũng là người một nhà cả.
Lại một trận bị Triệu Dung cầm chổi lông gà đuổi theo. Triệu Dung nói:
- Chuyện này tạm thời không thể vội. Bây giờ thái hậu coi Đinh Vị như một chỗ dựa vững chắc, không ai có thể khuyên ngăn được.
Thạch Kiên nghĩ đến vừa rồi cũng có khuyên Lưu Nga, nhưng đích thực bà cũng chẳng nghe liền gật gật đầu.
Triệu Dung lại nói:
- Cố gắng đợi thêm một thời gian nữa, đến lúc Đinh Vị không còn bị Chân Tông ràng buộc nữa, ắt sẽ ngang ngược lộng hành, lộ rõ chân tướng, khiến thái hậu cảm thấy thất vọng. Không còn được thái hậu giúp đỡ, lúc đó muốn lật đổ hắn sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Thạch thị lang, ngươi đừng quên, trong triều bây giờ chủ yếu là phe phái của họ Đinh, nhưng vẫn có trung thần, như Yến đại nhân, Vương đại nhân, bọn họ như mũi tên đã được lên dây, chỉ đợi thời cơ.
Thạch Kiên gật đầu nói phải, đích thực trong lịch sử, Đinh Vị đã bị Vương Tăng đánh đổ, cùng với sự mất dần thế lực, lại thêm giậu đổ bỉm leo, đến Tiền Duy Diễn thấy thế cũng bán đứng Đinh Vị. Nàng thiếu nữ này chưa ngày nào tham gia chính sự, cũng tìm ra được những chi tiết này, khiến Thạch Kiên vô cùng kính phục. Hắn gật đầu, nhưng vì không biết cách nào để biểu thị sự kính trọng, liền chắp tay cung kính hành lễ.
Triệu Dung cười, nói:
- Thạch thị lang không cần đa lễ, thật ra nhìn thần sắc Thạch thị lang hôm nay trong cung, bản quận chúa cũng biết ngươi đã có biện pháp.
Nói đến đó, nàng rướn người đứng lên nói:
- Hôm nay cũng đã muộn rồi, ta không làm phiền Thạch thị lang nghỉ ngơi nữa, đợi vài hôm có chút manh mối, ta sẽ lại đến thương nghị với ngươi sau.
Nói xong liền cáo từ ra về, Thạch Kiên rất vui mừng, tiễn nàng ra cửa. Nàng còn cẩn thận dặn dò kỹ càng hai người hộ vệ mới được cha nàng gửi đến bảo vệ Thạch Kiên một hồi mới yên tâm ra về. Trước đó nàng có nghe Hồng Diên và Lục Ngạc nói qua về sự việc Thạch Kiên bị hành thích, nhưng nàng cũng giống như Thạch Kiên, thấy rất rõ chuyện này Đinh Vị đã làm một cách rất gọn gàng, không để lại chút dấu vết. Nếu vì chuyện đó mà tố cáo Đinh Vị, ngược lại sẽ bị y ghép cho tội vu oan đại thần trong triều. Nên Thạch Kiên mới không nói ra trước mặt thái hậu và Triệu Trinh, nàng cũng không thảo luận chuyện này với hắn, thật ra có nói ra chuyện này cũng chỉ để cho sướng miệng chứ chả ích gì.
Ngày hôm sau, dân chúng trong kinh thành đã biết tin Chân Tông băng hà. Triều Tống chỉ có sự ra đi của Nhân Tông là khiến dân chúng cảm thấy thương tiếc nhất, gần như toàn bộ dân chúng đều tự giác đeo dải băng chịu tang. Chân Tông muốn bằng được con trai ngài hãy còn xa. Nhưng ngài cũng không phải là một hôn quân, dưới thời ngài trị vì, Đại Tống cũng có thể coi là phát triển ổn định, cho nên bách tính cũng nghĩ đến những việc tốt mà ngài đã làm, ngày hôm sau tất cả kinh thành tràn ngập màu trắng, tự giác đeo băng chịu tang.
Đến cả Liêu Thánh Tông nghe tin xong cũng liền triệu tập các đại thần người Hán đến cử hành lễ truy điệu cho Chân Tông, còn nói với tể tướng Lã Đức Mậu:
- Trẫm nghe nói tiểu hoàng đế nước Tống còn nhỏ, sợ không biết hai nước đang giao hảo, bị các đại thần xúi giục, sẽ không biết làm thế nào?
Thật ra khi nói lời này là do ngài không rõ ý Thạch Kiên thế nào. Theo những thông tin mà ngài được biết, tiểu hoàng đế này và Thạch Kiên có quan hệ rất thân thiết, mặt khác nước Tống bây giờ đang rất phồn thịnh, tên thiếu niên đó lại xuất quỷ nhập thần, hình như bây giờ lại là trọng thần được Chân Tông giao cho trọng trách phò giúp ấu chúa. Lúc này lại nghe có sứ giả Tiết Di Khoách do Lưu Hậu phái đến báo tang, Thánh Tông rất vui mừng, lập đàn cầu siêu cho Chân Tông, còn cấm quốc dân vui ca hoan lạc để tưởng niệm Chân Tông, còn phái Điện Tiền Đô Điểm Kiểm Da Luật Tàng Dẫn và anh trai của Da Luật Đảo Dung là Da Luật Tông Chính đến Tống dự lễ truy điệu.
Ngày hôm sau, thái hậu ban hành chỉ dụ đại xá thiên hạ, trừ những phạm nhân phạm tội quá nặng tất cả đều được ân xá. Bách quan mỗi người được thăng một cấp, phong thưởng cho quân lính. Tiền xây cất lăng mộ tất cả được trích ra từ ngân khố quốc gia, không cần trưng thu của dân chúng. Cùng ngày, Lễ Nghi Viện ban hành: “ Chuẩn lễ lệ, quan sai tấu cáo thiên địa, xã tắc, thái miếu, chư lăng, yêu cầu các đàn tế trời đất, xã tắc, năm phương đế chư đại từ đường, tông miếu và chư trung tiểu từ đường dừng các công việc lễ bái, đợi khi tang lễ kết thúc, mọi việc trở lại bình thường.” Hôm đó trong triều, trừ việc phái Các Môn Sử Tiết Di Khoách báo tang cho Đại Liêu, còn phái Tuyên Khánh Sử Hàn Thủ Anh làm đại nội đô tuần kiểm, đem theo cấm binh tuần tra kinh thành, đề phòng có kẻ lợi dụng thời cơ làm loạn.
Ngày thứ ba, Nhân Tông kế vị. Là một thiếu sư và Công Bộ Thượng Thư trẻ nhất trong lịch sử, Thạch Kiên đương nhiên phải khấu kiến tân hoàng. Thấy thiếu niên này còn trẻ tuổi đã ở vị trí cao, các đại thần ai nấy đều lấm lét nhìn sang, dân chúng trong kinh thành cũng đều khen ngợi, nói trời xanh thật có mắt. Nếu không phải vì có đám tang của Chân Tông, chắc không ít hộ trong kinh thành đã đốt pháo ăn mừng.
Thạch Kiên cũng không tin thế giới này tồn tại bình đẳng giữa người với người, kể cả ở tiền kiếp của hắn, thì một tỉ phú với một người công nhân hay một nông dân có tồn tại sự bình đẳng không? Chắc chắn là không tồn tại. Nhưng đối mặt với sự phân biệt giai cấp rất rõ rệt lúc đó, hắn cũng cảm thấy có chút không thích ứng được. Đặc biệt là trong triều đường. Chẳng đâu xa, như chính bản thân hắn, bởi vì hắn là Thiếu Sư của Triệu Trinh, lúc này đầu đội tấn hiền thất lương quan, tế tất tùy thường sắc,cổ áo hình trái tim, thắt đai da màu hồng, mặt đai bằng bạc dát vàng, đeo lủng lẳng một miếng ngọc bội, đèn lồng bọc vải cẩm, đi hài bằng tơ xanh quấn ba vòng ngọc trắng đen. Ngoài ra còn có lục lương quan, ngũ lương quan, tam lương quan, nhị lương quan, nhưng từ lục phẩm quan trở xuống sẽ không có trung đan, kiếm, bội, đai lụa. Từ Trung Thừa trở xuống gặp hắn đều phải nhường đường. Đương nhiên trên hắn vẫn còn Thái Sư, Thái Phó, Thái Bảo, Thái Úy, Tư Đồ, Tư Không, Thái Tử Thái Sư, Thái Phó, Thái Bảo, Tự Vương, Quận Vương, Tả, Hữu Bộc Xạ. Trong đó còn quy định văn võ bách quan đi đường gặp Tể Tướng, Khu Mật Sử, Tham Tri Chính Sự buộc phải tránh đường, đến hắn gặp phải Đinh Vị cũng phải tránh đường. Điều này cũng là lí do làm hắn nảy trí tò mò, không biết lần trước Tiểu Đạo Cô bằng cách nào đã bắt đã bắt được Đinh Vị phải quỳ xuống khấu đầu với nàng.
Đương nhiên cũng chẳng có mấy người trên hắn, đặc biệt Bát Hiền Vương, thân phận chỉ sau Đinh Vị, vì muốn tránh tai tiếng, trừ hôm trước Chân Tông bệnh tình nguy kịch muốn giao phó chính sự, ông mới đến hoàng cung, lúc thường vẫn ẩn cư trong phủ, không bao giờ ra ngoài, đến cả hôm nay Nhân Tông đăng cơ ông cũng không đến. Còn trẻ tuổi như Thạch Kiên, rất nhiều quan viên đều phải lấm lét nhìn cũng chẳng có gì là lạ.
Hơn nữa, bởi vì hôm nay là ngày kế vị của Nhân Tông, không thể thiếu sự có mặt của đội danh dự tham gia duyệt binh, chính là duyệt 5075 nghi thức trong điều lệnh quân đội. Trong đó, ở hai bên của người chỉ huy là hai bộ, có mười người cầm cờ, mỗi người cầm một lá. Bộ thứ nhất có hai Lãnh Quân Vệ đại tướng quân dẫn khối, bộ thứ hai có hai Chiết Xung Lãnh Quân Vệ, một người đánh trống, mười một quan binh. Ngoài ra còn có hai đội danh dự cầm kiếm, mỗi đội gồm mười hai hàng, mỗi hàng mười người.
Hàng thứ nhất, mặc áo tứ giác hoàng kê, cầm gậy đầu rồng. Hàng thứ hai cầm cờ ngũ sắc. Hàng thứ ba mặc áo ngũ giác bằng lông khổng tước màu xanh. Hàng thứ tư cầm kích đen. Hàng thứ năm mặc áo tứ giác bằng lông phượng màu đỏ tươi. Hàng thứ sáu cung tên. Hàng thứ bảy mặc áo tứ giác bằng lông ngỗng trắng. Hàng thứ tám cầm đao, thuẫn đỏ. Hàng thứ chín mặc áo lục giác bằng lông ngỗng màu đen. Hàng thứ mười cung tên. Hàng thứ mười một cầm giáo. Hàng thứ mười hai cầm đao, thuẫn xanh. Hai người giương trống, hai người đánh trống. Bộ sau tương tự. Bộ thứ nhất ở phía nam người chỉ huy, hơi lệch về trước, bộ thứ hai phía sau bộ thứ nhất, cùng hướng.
Phía sau còn có ba bộ từ trái sang phải. Bộ thứ nhất, đồn vệ từ trái qua phải. Bộ thứ hai từ trái qua phải võ vệ, và đại tướng quân. Bộ thứ ba từ trái qua phải là Đại tướng quân, Quả nghị. Chiết Xung. Hai người cầm cờ đỏ đứng hai bên người Ngự binh. Ngự binh đứng ở bộ trái hoặc phải, trái phải đều có một Vệ Quả Nghị, ngọc xa hướng về phía trước chếch sang bắc.
Tiếp tục ba bộ ở phía sau. Bộ thứ nhất từ trái sang phải là Kiêu Vệ Tướng quân. Bộ thứ hai từ trái qua phải là Chiết Xung. Bộ thứ ba từ trái qua phải là Lãnh Quân Vệ Quả Nghị. Bộ thứ nhất đứng sau Ngự binh tách thành hai bộ phận đứng hai bên. Bộ thứ hai, nửa bên trái đứng sau kim xa lệch về hướng tây, nửa bên phải đứng sau tượng xa lệch đông. Bộ thứ ba, nửa bên trái đứng sau cách xa lệch tây, nửa bên phải đứng sau mộc xa lệch đông và quay mặt về hướng bắc.
Cuối cùng là ba bộ tương binh. Bộ thứ nhất từ trái qua phải là Võ Vệ Tướng Quân. Bộ thứ hai từ trái qua phải là Đồn Vệ Tướng quân. Bộ thứ ba từ trái qua phải là Lãnh Tướng Vệ Chiết Xung. Phân biệt đứng trước Võng Tử, Kê, Tì, Kỳ. Từ trái sang phải lại có mười hai đội bộ binh giáp sắt. Đội thứ nhất, từ trái qua phải là Vệ Quả Nghị. Đội thứ hai từ trái qua phải là Vệ. Đội bốn Kiêu vệ. Đội sáu Võ vệ. Đội tám Đồn vệ. Mười và mười hai Lãnh Quân vệ. Đội ba Kiêu vệ. Đội năm võ vệ. Đội bảy đồn vệ. ĐộI chín, mười một , Lãnh Quân Vệ và Qủa Nghị trái phải mỗi bên một người. Mỗi cờ đội đều có một mặt Tì,Kê,Tiên Lộc, Anh Vũ, Thụy Mạch, Khổng Tước, Ngựa hoang, Ngưu, Cam Lộ, Lưới. Trong đó cờ đội mười giống cờ đội một. Mười hai đội binh đao thuẫn, cung tiễn, mỗi đội ba mươi người đứng thành năm hàng. Từ đội một đến đội sáu làm hàng rào cho bộ thứ hai ở phía bắc. Đội bảy tới đội mười hai làm hàng rào cho bộ thứ hai ở phía nam.
Ở phía sau có tất cả mười hai đội. Đội một và đội hai ở bên phải và bên trái. Đội ba và đội bốn là Kiêu Vệ. Từ năm đến bẩy là Võ Vệ. Hai đội tám, chín là Đồn Vệ. Từ mười tới mười hai là Quân Vệ. Trong mỗi đội đều có cờ, tù và, xích hùng, thuần tê, sô nha, thương ô, bạch lang, long mã, kim ngưu.... Năm người cầm nỏ đứng một nhóm, mười người cầm cung đứng hai bên, hai mươi người cầm giáo đứng thành bốn hàng. Bọn họ đứng ngoài Đại Khánh Điện, đội một đến đội bốn đứng trước, sau đó là đội năm đến đội tám, cuối cùng là đội chín đến đội mười hai ở sau cùng, đông tây hướng về nhau. Đội Chân Võ: Kim Ngô, Chiết Xung mỗi hạng một tên, tiên đồng, chân võ, rắn, thần quy, cờ mỗi người cầm một loại. Hai người cầm giáo, năm người cầm nỏ đứng làm một nhóm, hai mươi người cầm cung đứng thành bốn hàng. Hai mươi năm người cầm giáo đứng năm hàng. Đội quân này đứng giữa cửa Đại Khánh hướng về phía bắc. Trong điện Tỉnh Thượng Liễn: bốn mươi cánh trần khổng tước phía ngoài rèm cửa, mỗi người nắm một cánh.
Trần Liễn Dư với Long Trì, Đại Liên ở phía đông. Hai trăm hai mươi người có hai người áp tải; Yêu Dư ở phía nam có bảy tám người; Tiểu Dư ở phía nam cũng có hai mươi năm người đều hướng về phía tây. Bình Liễn ở phía đông, Tiêu Dao ở phía nam tổng cộng có ba mươi bảy người hướng về phía đông. Thiết tản, phiến với sa trì: phương tản hai người hai bên trái phải, tướng tá cầm quạt có bốn người. Năm người cầm quạt Đoàn Long đứng bên phải và bên trái; bốn người cầm quạt. Một trăm người cầm quạt Phương Trĩ phân ô, quạt rõ ràng đứng thành năm hàng. Một trăm người cầm quạt dài, hai người phụ trách áp giải, lập thành Đoàn Long Tán ở phía bắc. Hai tên quan điều khiển Kim Ngô lập thành Đoàn Tán ở phía nam.
Trước kia Thạch Kiên cũng có hơn thời gian một năm ở trong triều, mỗi khi đến ngày lễ hay dịp tế cũng có các loại lễ trận nhưng vẫn không lớn bằng lần này. Đặc biệt là trong đội quân nghi thức có không ít những Tướng quân danh xứng với thực, chẳng hạn như Dương Văn Quảng cháu của Dương Nghiệp chính là một trong số đó. Lúc này hắn cũng trông thấy Thạch Kiên, vì đội nghi thức cần phải lễ nghi chỉnh tề nên mặt hắn chỉ lộ chút tươi tỉnh thay cho lời chúc mừng. Dương Văn Quảng rất có thiện cảm với cậu thanh niên này , mấy năm trước lần đầu tiên hắn đến kinh thành còn đặc biệt tới nhà mình thăm hỏi, cung kính gọi Tổ mẫu Dư Thái Quân là Lão Thái Thái, khiến bà cười không ngớt miệng.
Chỉ có điều cặp tổ tôn này không ngờ được Thạch Kiên lại có năm phần sùng bái, cũng có năm phần hiếu kỳ, thậm chí hắn còn muốn hỏi có Mộc Quế Anh và bát tỷ, cửu muội hay không, còn cả nha đầu nhóm lửa Dương Bài Phượng nữa chứ. Nhưng Trần Gia Cốc đánh một trận, Dương Nghiệp thất trận, hơn trăm Liêu binh bị băt làm tù binh, con trai hắn là Diên Ngọc tử trận, những tên khác như Diên Phổ, Diên Huấn thì về cung phụng quan, Diên Côi, Diên Qúy, Diên Bân thì về điện thờ. Còn một tên có tiền đồ nhất là Dương Diên Lang cũng chính là nguyên hình của Dương Lục Lang trong tiểu thuyết. Thực tế thì Dương gia vẫn là một gia tộc phồn thịnh, ở đâu ra nhiều cô nhi quả phụ như thế? Điều này khiến cho Thạch Kiên vô cùng thất vọng đến nỗi nói tiểu thuyết lầm tôi, Lưu Lan Phương cũng lầm tôi. Nhưng bây giờ hắn có muốn tìm Lưu Lan Phương để nói lý cũng không thể được nữa rồi.
Xuất phát từ sự cung kính đối với liệt sĩ, hắn vẫn thật cẩn thận trong cách nói chuyện với Lão thái thái. Vị Lão thái thái này là một nhân vật rất tài ba, trong sử sách có không ít những ghi chép về bà ta. Ngay cả vị lão thái thái tư thế oai hùng này cũng thích hắn, thậm chí bà còn muốn đem con gái của lão thất Dương Diên Bân là Dương Văn Liên gả cho hắn. Nhưng nghĩ đến địa vị và tiền đồ của hắn cùng việc bà nghe nói hắn bị Cận công chúa và Dung quận chúa đeo bám không tha nên đành thôi.
Thạch Kiên cũng cười đáp lại, hắn cũng không tiện chào hỏi Dương Văn Quảng sau đó bèn theo sau chúng thần vào đại điện.
Nhìn chúng thần nối đuôi nhau cùng nhạc quan tấu xướng trong các điệu: quan bội ung dung, khi duy thượng công, hưởng vu thanh miếu, trắc hàng di cung, biên đậu tĩnh gia, tư thịnh khiết phong, hiếu tôn hữu khánh, vạn phúc lai đồng.
Sau đó Các Môn Sử tuyên đọc: “ Tiên hoàng yểm khí vạn quốc, chỉ cần là hàng bá quan văn võ, sẽ phải cùng hiệu mộ, các tướng tá trong ngoài phải hòa giải với nhau”. Quần thần đồng thanh hô “vạn tuế” sau đó khóc thút thít xin cáo lui. Hôm nay các quần thần biểu thị mời Nhân Tông tiếp nắm quyền cai trị.
Đến ngày thứ ba mới cho phụ thần triệu tập đại thần vào điện Diên Khánh để thăm di vật của Chân Tông. Đến ngày thứ năm Nhân Tông mới bỏ suy phục, đợi đại thần dìu lên ghế trên và Lưu Nga người buông rèm chấp chính sẽ ở chính điện tiếp kiến quần thần. Chỉ là nhìn bề ngoài mặc y phục long lân, trên thêu ngọc thất tinh (bảy sao), bên cạnh là bình hổ phách, bình tê mỗi loại hai mươi bốn cái. Lưới tơ vàng, trâm cài bằng trân châu và ngọc quý lẫn lộn. Áo gấm tử vân hạc trắng và mũ phục trong lễ đăng quang của Nhân Tông. Bên ngoài điện ánh nắng chiếu rọi, trên mặt hiện rõ sự trang trọng nghiêm túc. Thạch Kiên không khỏi cảm thấy một chút vui mừng thanh thản. Vị hoàng đế trẻ tuổi này có thể nói là vị hoàng đế tốt nhất của cả đại Tống nhưng bộ dạng rốt cục cũng có chút giống đóng kịch.
Sau này cứ bảy ngày Nhân Tông sẽ tiếp kiến quần thần một lần, cho đến bốn mươi chín ngày sau ngài mới có thể chính thức thay áo cổn mũ miện màu đỏ nhưng mọi việc trong triều vẫn phải xử lý. Tùy theo cục thế biến động trong triều, đặc biệt là Lưu Nga muốn ổn định việc triều chính càng phải dịu nhẹ với Đinh Vị. Rất nhiều tấu chương cũng phải thông qua hoạn quan Lôi Duẫn Cung mới tới được tay Lưu Hậu. Bây giờ ngoài bẩy ngày một lần tiếp kiến ra, còn lại là duy trì bất đồng chính kiến với Đinh Vị hoặc nói là không cùng chí hướng với Đinh Vị thì các tấu chương của đại thần căn bản không thể được chuyển vào cung. Thế lực trong triều của Đinh Vị bây giờ có thể dùng “ một tay che trời” để hình dung.
Cuối cùng có một ngày, Đinh Vị bắt đầu làm khó Thạch Kiên, tại triều hắn hướng về phía Thạch Kiên chế giễu:
- Phạm đại nhân từng nói Thạch thị lang là một người mua danh cầu lợi, hôm nay lão thần thấy từ này dùng rất phải. Bây giờ được gánh trọng trách quan trọng, không ngờ đến về thăm bà để giữ đạo hiếu cũng quên rồi.
Thạch Kiên cười nói:
- Đinh đại nhân, tôi có phải là người mua danh cầu lợi hay không khắc có người trong thiên hạ làm chứng. Đối với danh tiếng tôi không quá quan tâm, tôi chỉ quan tâm thiên hạ ai thắng ai thua. Tuy nhiên, nghe nói Tiên đế giáng Đinh đại nhân ngài xuống Thông Châu thì lập tức sinh bệnh, nhưng khi nghe tin ngài được đảm nhiệm lại chức Tể tướng thì bệnh lại khỏi ngay lập tức. Thật kỳ lạ, cái bệnh này cũng theo chức vị lên xuống đúng giờ phát tác, đúng giờ khang phục.
Suy cho cùng thì trong triều vẫn còn không ít những người không hợp với Đinh Vị hoặc ban đầu cũng là phe của Đinh Vị nhưng giờ không ưa nhìn hành vi của Đinh Vị , những đại thần này nghe được những lời này đều lộ ra những ý cười cổ quái.
Thạch Kiên lại nói:
- Có điều vi thần cũng rất khâm phục Đinh đại nhân, khi là người dưới cũng có tài phất chòm râu cho người ta. Nhưng quân tử báo thù mười năm chưa muộn, thoáng chốc có thể lật ngã Khấu đại nhân rồi lại dùng thân phận Tể Tướng cố ý tỏ vẻ đáng thương, quỳ đầu trước một vị Công chúa yếu ớt, thế nhưng Công chúa, người chắc không giáng ngài xuống Vĩnh Châu chứ?
Câu nói này vô cùng ác độc, có thể vạch trần vết sẹo sâu trong nội tâm Đinh đại nhân. Đinh Vị tức không nói lên lời, chỉ vào mặt hắn nói:
- Ngươi dám vu tội cho lão phu?
Thạch Kiên cười cợt nhả:
- Vu tội sao? Đinh đại nhân lại nói sai rồi, vi thần xưa nay không thích vu tội cho người khác, những gì ta nói đều là sự thực, còn vu tội thì đó là việc ngài vẫn hay làm, ngài cũng đừng nhìn ta, cùng lắm thì lại giống như tối hôm vi thần tới phủ Ứng Thiên, dùng thích khách để hành hung là được chứ gì. Xin mời ra tay, vi thần xin tiếp chiêu. Ta không sợ chết giống như ngài, ta đã từng nói đời người từ cổ đến giờ có ai không chết, lưu lấy lòng son chiếu sử xanh.
Nghe được câu sau của Thạch Kiên, chúng thần náo nháo, nếu đó là sự thực thì tội danh của Đinh Vị thật không nhỏ.
Ánh mắt Vương Tằng lập tức sáng lên hỏi:
- Thạch đại nhân, không biết có chứng cớ gì không?
Thạch Kiên thở dài:
- Đáng tiếc là đêm đó để thích khách chạy mất.
Đương nhiên đến mặt mũi tên thích khách đêm đó thế nào họ cũng không trông thấy, chỉ là đọc được thích khách không những không hành thích Thạch Kiên mà còn lên tiếng cảnh cáo hắn nên đã cố tình nói như thế để che giấu cho hắn.
Đinh Vị nói:
- Không có chứng cớ mà ngươi dám vu tội cho lão phu, lát nữa Thái Hậu và Thánh Thượng tới, lão phu nhất định sẽ tố cáo ngươi.
Thạch Kiên xì một tiếng khinh miệt nói:
- Có gì to tát chứ, cùng lắm thì vi thần cáo quan là xong chứ gì. Ồ, vi thần quên không báo tin cho ngài, vi thần vẫn chưa báo chuyện này cho Thánh Thượng và Thái Hậu, nhưng lòng tín nghĩa và danh dự của vi thần hình như tốt hơn ngài rất nhiều, ngài tố cáo sự việc này với Thánh Thượng và Thái Hậu, tiện cũng để họ biết. Vậy thì vi thần cũng không mang tiếng buông lời gièm pha, là tự ngài nói ra đấy nhé. Ha ha.
Chúng thần nghe xong đều cảm thấy ngạc nhiên, trên người cậu thanh niên này toàn ưu điểm, gần như không có khuyết điểm nào. Nếu thật sự có thì chỉ là hắn và Lão thái thái đều lòng dạ mềm yếu. Hắn không màng tới quan chức, nói đi là đi, sạch gọn hơn bất cứ thứ gì. Nếu Đinh Vị tố cáo chuyện này, nhiều lắm hắn cũng chỉ bị giáng chức, nhưng hắn đâu có quan tâm. Chiêu này của Đinh Vị không có tác dụng gì với hắn. Hơn nữa những gì hắn nói về sau lại càng đúng, nếu Đinh Vị thật sự dùng chuyện này để tố cáo Thạch Kiên thì không những không buộc tội được Thạch Kiên mà ngược lại sẽ rước vạ vào thân. Tuy bây giờ Lưu Nga coi trọng Đinh Vị nhưng tất cả mọi người cũng đều biết, bất luận là Thánh Thượng hay Lưu Hậu thì sự yêu thích mà họ dành cho cậu thanh niên này cũng đều nhiều hơn Đinh Vị. Họ cũng không thể chỉ vì chuyện này mà cắt chức quan của Thạch Kiên. Giữ Thạch Kiên lại, e rằng Chân Tông băng hà, Lưu Nga sẽ đơn độc, phải giữ cậu thanh niên này lại làm rất nhiều chuyện mới được.
Thực ra Thạch Kiên ngấm ngầm chịu đựng chuyện này tới giờ không nói, đến hôm nay mới đưa ra cũng chỉ vì thấy quyền lực của Đinh Vị quá lớn, hắn cố ý mượn cơ hội đưa ra để những viên quan chính trực kia có chút đề phòng.
Hắn lại nói:
- Còn chuyện ta làm nát miếng ngọc ngài mang tới ngày thứ hai ta cũng quên rồi, hôm nay đúng lúc ở đây, vi thần muốn bồi thường tổn thất của ngài, không biết miếng ngọc đó đáng giá bao nhiêu tiền?
Hắn không nói tỉ mỉ, nhưng bấy nhiêu thôi cũng đủ để các đại thần đều là hạng ngũ phẩm trở nên đứng đây thông minh nhanh trí lập tức hiểu ra Đinh Vị hành thích không thành đành chuyển sang mua chuộc nhưng lai bị cậu thanh niên này từ chối.
Đinh Vị tức không nói thành lời, lão ta cắn răng nói:
- Được lắm, được lắm.
Thạch Kiên cười thản nhiên:
- Đương nhiên là được rồi, vi thần tuy tuổi nhỏ, tâm tư đơn thuần nhưng cũng không có nghĩa là ngu dốt. Bây giờ bất luận đi tới đâu vi thần cũng đều mang theo hộ vệ, nếu ngài muốn hành thích tôi lần nữa, trừ phi điều động quân binh. Nhưng nếu như thế thì chỉ cần tra là ngài sẽ chết chắc. Có lẽ vi thần vì chính nghĩa, cũng có thể liều mạng cùng ngài bất chấp mất cả chì lẫn chài, chứ đâu tiểu nhân như Đinh đại nhân đây.
Nói tới đây hắn lắc đầu, ngân dài:
- Ờ.. ngài không nỡ bỏ đi tính mạng của mình mà.
Đích xác Đinh Vị dám dùng thích khách giang hồ hành hung Thạch Kiên, nhưng không dám điều động quân đội, như thế dấu vết quá lớn, chỉ cần tra một chút là sẽ tra ra.
Vương Tằng nghe xong lớn tiếng nói:
- Thạch thị lang nói rất phải.
Theo sau tiếng nói đó của ông ta là tiếng vỗ tay hi hi la la của các vị đại thần. Đồng thời càng có nhiều người hướng về Thạch Kiên với ánh mắt tỏ ý khen ngợi, chỉ là họ e dè quyền lực và thủ đoạn đáng sợ của Đinh Vị nên không thể hiện quá rõ ràng. Điều đó làm Thạch Kiên thấy ấm áp trong lòng, xem ra vẫn còn không ít người chính nghĩa trong số các vị đại thần.
Đinh Vị nổi giận đùng đùng nói với quan lễ nghi:
- Lát nữa ngươi làm chứng cho lão thần, Thạch thi lang vu tội cho lão thần như thế nào.
Tên quan lễ nghi đáp:
- Vâng, thưa Đinh đại nhân, thần sẽ bẩm báo đúng sự thực.
Nhưng trong lòng hắn nghĩ, hai người đều là chủ, ta chẳng muốn đắc tội với người nào, lát nữa Thánh Thượng và Thái Hậu lên triều, ta sẽ bẩm báo đúng sự thực là được.
Đợi đến khi Thánh Thượng và Thái Hậu lên triều, quan lễ nghi mang chuyện này bẩm báo, Nhân Tông nghe xong mắt lóe lên một tia hàn quang, Lưu Nga ở trong rèm trầm ngâm một hồi lâu mới nói:
- Đinh đại nhân, có chuyện như thế này sao?
Đinh Vị nói:
- Lão thần bị oan ức, xin Thái hậu làm chủ cho lão thần.
Lưu Nga lại hướng về phía Thạch Kiên hỏi:
- Chuyện này có thật không?
Thạch Kiên nói:
- Khởi bẩm Thái Hậu, chuyện này Đinh đại nhân làm rất sạch gọn, giống như ông ta làm với Khấu Tể tướng và Lý Tể tướng vậy.
Nghe hắn nói tới đây, toàn bộ đại thần bên dưới đều mừng thầm.
Thạch Kiên lại nói:
- Do đó vi thần không bẩm báo lên Thái Hậu và Thánh Thượng, tuy nhiên vi thần cũng không muốn biện giải, còn chuyện là thật hay giả, Thái Hậu cứ lấy phẩm hạnh nhỏ hèn của vi thần rồi tự mình phân tích sẽ ra thôi.
Nghe được lời này của hắn, cho dù có quan hệ qua lại thân thiết với Đinh Vị thì cũng chỉ thể im lặng. Nếu chỉ nói đức hạnh thì có thể nói đức hạnh của cậu thanh niên này cũng giống như tài hoa của cậu ta, được thiên hạ phong là đệ nhất, đại thần trong triều có thể sánh với cậu ta cũng chỉ có hai người đã bị Đinh Vị điều xuống dưới là Khấu lão quật tử và Phạm tiểu quật tử, ngay cả đến Lý Tể tướng cũng còn kém một cấp. Chỉ cần cậu thanh niên này mang phẩm hạnh ra đảm bảo thì bất luận Đinh Vị biện giải cho mình như thế nào, e rằng Thái Hậu cũng chỉ tin cậu thanh niên này nhiều hơn.
Quả nhiên Lưu Nga nói:
- Đinh tể tướng, Thạch thị lang, việc này tới đây kết thúc, từ nay không được nhắc tới nữa. Còn nữa, Đinh tể tướng, trước lúc ra đi Tiên đế đã căn dặn ngươi không được có ân oán gì với Thạch thị lang nữa, trong triều Tiên đế mới mất, Tân Hoàng vừa lên ngôi, đây là lúc mọi việc cần được hưng thịnh. Ai gia vẫn đang khuyên Thạch thị lang buông chút lễ nhỏ, giúp ai gia giải quyết việc chính trị của thiên hạ, nhưng ngươi lại muốn đuổi hắn đi. Một ngày thiên hạ có biết bao nhiêu việc cần phải giải quyết, một mình ngươi có thể trở tay hết được sao?
- Vâng!
Đinh Vị nghe mà mồ hôi lạnh tỏa ra, trong lòng ân hận thời gian qua mình quá đắc ý, chuyện hôm nay làm thật liều lĩnh.
Nghe Lưu Nga nói thế, mắt những vị đại thần trong chiều như Vương Tằng, Yến Thù liền sáng lên. Hơn một năm trở lại đây, có thể nói là thời kỳ triều chính hắc ám nhất. Bây giờ họ thấy Lưu hậu sủng ái Thạch Kiên không thua gì nương nhờ Đinh Vị, cuối cùng thì triều đình cũng có một rường cột có khả năng giơ cao ngọn cờ chính nghĩa, nắm tay vo lại thành nắm đấm chuẩn bị làm lớn một phen.
Lưu Nga lại nói:
- Hôm nay có hai việc Ai gia muốn thương lượng cùng các vị Ái khanh, một là thuyền của Giang ái khanh chỉ còn vài ngày nữa sẽ tới kinh thành, trên đó còn có một vài sứ giả của các nước xa xôi mà chúng ta không biết tới, không biết nên dùng lễ nghi như thế nào để nghênh tiếp. Hai là thụy hiệu của Tiên đế.
Nói tới đây bà lại thở dài:
- Ôi, đáng tiếc là Tiên đế không được nhìn thấy cảnh rầm rộ này nữa rồi.
Việc này cũng không có cách nào nữa, thuyền của bọn Giang Cập đều là hải thuyền, vì trong sông có vài chỗ đường sông nhỏ hẹp, tốc độ chạy rất chậm nên nhiều ngày như thế vẫn chưa đến được kinh thành.
Hiện tại triều Tống có vài loại lễ tiết với bên ngoài, một là Liêu quốc, đó là nước quyền thế ngang với Đại Tống, thậm chí có những lúc cũng rất tôn kính. Hai là đối với các nước nhỏ hơn như: Thổ Phiên, Đại Lý, Cao Ly thì lễ nghi có chút kém hơn. Ba là các nước nhỏ như Chiêm Thành thì lễ nghi càng nhỏ. Chúng thần thương lượng xong, nhất loạt đều cho rằng những nước này đã sợ sệt vài nghìn người của Giang Cập thì chứng tỏ thế lực nhất định không đến mức quá hùng mạnh, cứ theo lễ nghĩa như các nước Chiêm Thành là được.
Chỉ là trong chuyện bàn bạc về thụy hiệu của Chân Tông thì vẫn chưa quyết định. Kỳ thực, rất khó bình luận về một đời của Chân Tông, đầu tiên đại thần ông bổ nhiệm có cả trung thần lẫn gian thần, đối ngoại đặc biệt là nước Liêu, ký hiệp ước Thiền Uyên suy cho cùng cũng chẳng phải chuyện vẻ vang gì, nhưng ông ta lại có được đất nước lớn nhất trên thế giới, lãnh thổ quốc gia rộng lớn tới mức làm cho người ta không thể tiến về phía trước. Nghĩ tới đây, cho dù là Đinh Vị thì cũng chỉ biết miễn cưỡng cười gượng.
Cuối cùng đại thần đều nhìn về phía Thạch Kiên, Thạch Kiên lúc này đang xem《 Tư Trị 》 vẫn còn sáu cuốn chưa xong, cũng chỉ cần sửa một chút, nhưng không nén nổi lòng trước sự cầu khẩn của các vị đại thần có quan hệ thân thiết, truyền ra ngoài so sánh với nửa trước của 《 Tư Trị 》, nửa sau viết càng thêm sinh động, điều này tiến thêm một bước chứng tỏ địa vị bậc thầy trong văn chương của hắn.
Thạch Kiên ngẫm nghĩ một chút rồi nói:
- Theo ý vi thần thì có thể định Văn Minh Võ Định Chương Thánh Nguyên Hiếu hoàng đế, miếu hiệu Chân Tông.
Lưu Nga nghe xong thốt lên:
- Tuyệt diệu!
Sự thực thì thụy hiệu Triệu Hằng của Chân Tông và miếu hiệu trong lịch sử phải trải qua tám tháng trời nghiên cứu đắn đo mới có được. Bây giờ Thạch Kiên một hơi nói ra, Lưu Nga đương nhiên thấy tuyệt diệu, quan sát Triệu Hằng một đời tính cách lớn nhất là một chữ “ chân”, cũng có thể thấy hắn suy nghĩ không sâu, đây là một khuyết điểm, cũng là ưu điểm. Cũng chính vì nguyên nhân này mà đại thần trong triều hỗn loạn, có trung thần cũng có gian đảng nhưng vẫn không hề ảnh hưởng tới triều chính.
Sau đó lại bàn bạc chuyện lăng mộ, lần này Thạch Kiên không nói chen vào, hắn biết nếu không có điều bất trắc thì chuyện lăng mộ sẽ làm một đống quan viên rơi đài, nhưng chẳng phải đã có Sơn Lăng sứ sao? Nghĩ tới đây hắn đưa mắt nhìn Đinh Vị, ánh mắt bỗng dưng trở nên có chút tà ác.
Đúng lúc này, có tên thái giám lật đật chạy đến nhỏ tiếng bẩm báo.
Tên thái giám còn chưa nói hết, Nhân Tông ngồi trên ghế rồng từ đầu tới giờ không lên tiếng bỗng đứng dậy nói:
- Là kẻ nào to gan như thế, đến nha hoàn Tiểu Xảo bên cạnh Công chúa cũng dám hại chết?
Chỉ có điều ánh mắt hắn ta nhìn chằm chằm vào một mình Đinh Vị.
Lần trước Đinh Vị còn dám làm hại Thạch Kiên, huống hồ là một cung nữ. Hắn chỉ có một đứa em gái, hắn coi như khúc thịt trên người mình, đây quả là phạm tội xâm phạm tới long lân của hắn. Đối với Triệu Cận làm thế nào để Đinh Vị quỳ xuống, Thạch Kiên vẫn không được rõ và cũng không muốn truy hỏi. Nhưng đại thần trong triều đều biết việc này, việc đó xảy ra vào mùa xuân năm ngoái, lúc đó bệnh tình của Chân Tông rất nặng, việc triều chính cũng giao cho Lưu Nga phán quyết. Với thân phận Tể Tướng, chắc chắn Đinh Vị rất hay vào cung cùng thương nghị với Lưu Nga. Nhưng Triệu Cận vì Đinh Vị gián tiếp hại chết Tổ mẫu của Thạch Kiên nên đối với Đinh Vị rất bất mãn, cho nên thừa lúc Đinh Vị vào cung thì cố ý va vào Đinh Vị sau đó đổ cho Đinh Vị tội vô lễ. Cô cung nữ Tiểu Xảo này mới vào cung không lâu, do nghịch ngợm nên rất được Triệu Cẩn yêu thích, và cho ở bên cạnh mình. Hôm đó Tiểu Xảo cũng ở bên cạnh giúp Triệu Cận hò hét, không còn cách nào khác Đinh Vị chỉ còn cách quỳ xuống xin tha. Tuy sau chuyện này Lưu Nga cũng đã nghiêm túc trách mắng Triệu Cận, nhưng Đinh Vị bị cô bé chưa đầy mười tuổi này chơi cho một vố, với sự ghê ghớm của lão ta cũng đủ để tưởng tượng lão ta sẽ ôm hận trong lòng như thế nào rồi.
Lúc này không chỉ có Nhân Tông, mà các vị đại thần cũng dùng ánh mắt hoài nghi nhìn Đinh Vị.
- Không cần.
Tiểu Tường lợi dụng cơ hội cũng chen vào vài lời:
- Thạch học sỹ, ngươi cũng chẳng cần phải khách khí thế, dù sao cũng là người một nhà cả.
Lại một trận bị Triệu Dung cầm chổi lông gà đuổi theo. Triệu Dung nói:
- Chuyện này tạm thời không thể vội. Bây giờ thái hậu coi Đinh Vị như một chỗ dựa vững chắc, không ai có thể khuyên ngăn được.
Thạch Kiên nghĩ đến vừa rồi cũng có khuyên Lưu Nga, nhưng đích thực bà cũng chẳng nghe liền gật gật đầu.
Triệu Dung lại nói:
- Cố gắng đợi thêm một thời gian nữa, đến lúc Đinh Vị không còn bị Chân Tông ràng buộc nữa, ắt sẽ ngang ngược lộng hành, lộ rõ chân tướng, khiến thái hậu cảm thấy thất vọng. Không còn được thái hậu giúp đỡ, lúc đó muốn lật đổ hắn sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Thạch thị lang, ngươi đừng quên, trong triều bây giờ chủ yếu là phe phái của họ Đinh, nhưng vẫn có trung thần, như Yến đại nhân, Vương đại nhân, bọn họ như mũi tên đã được lên dây, chỉ đợi thời cơ.
Thạch Kiên gật đầu nói phải, đích thực trong lịch sử, Đinh Vị đã bị Vương Tăng đánh đổ, cùng với sự mất dần thế lực, lại thêm giậu đổ bỉm leo, đến Tiền Duy Diễn thấy thế cũng bán đứng Đinh Vị. Nàng thiếu nữ này chưa ngày nào tham gia chính sự, cũng tìm ra được những chi tiết này, khiến Thạch Kiên vô cùng kính phục. Hắn gật đầu, nhưng vì không biết cách nào để biểu thị sự kính trọng, liền chắp tay cung kính hành lễ.
Triệu Dung cười, nói:
- Thạch thị lang không cần đa lễ, thật ra nhìn thần sắc Thạch thị lang hôm nay trong cung, bản quận chúa cũng biết ngươi đã có biện pháp.
Nói đến đó, nàng rướn người đứng lên nói:
- Hôm nay cũng đã muộn rồi, ta không làm phiền Thạch thị lang nghỉ ngơi nữa, đợi vài hôm có chút manh mối, ta sẽ lại đến thương nghị với ngươi sau.
Nói xong liền cáo từ ra về, Thạch Kiên rất vui mừng, tiễn nàng ra cửa. Nàng còn cẩn thận dặn dò kỹ càng hai người hộ vệ mới được cha nàng gửi đến bảo vệ Thạch Kiên một hồi mới yên tâm ra về. Trước đó nàng có nghe Hồng Diên và Lục Ngạc nói qua về sự việc Thạch Kiên bị hành thích, nhưng nàng cũng giống như Thạch Kiên, thấy rất rõ chuyện này Đinh Vị đã làm một cách rất gọn gàng, không để lại chút dấu vết. Nếu vì chuyện đó mà tố cáo Đinh Vị, ngược lại sẽ bị y ghép cho tội vu oan đại thần trong triều. Nên Thạch Kiên mới không nói ra trước mặt thái hậu và Triệu Trinh, nàng cũng không thảo luận chuyện này với hắn, thật ra có nói ra chuyện này cũng chỉ để cho sướng miệng chứ chả ích gì.
Ngày hôm sau, dân chúng trong kinh thành đã biết tin Chân Tông băng hà. Triều Tống chỉ có sự ra đi của Nhân Tông là khiến dân chúng cảm thấy thương tiếc nhất, gần như toàn bộ dân chúng đều tự giác đeo dải băng chịu tang. Chân Tông muốn bằng được con trai ngài hãy còn xa. Nhưng ngài cũng không phải là một hôn quân, dưới thời ngài trị vì, Đại Tống cũng có thể coi là phát triển ổn định, cho nên bách tính cũng nghĩ đến những việc tốt mà ngài đã làm, ngày hôm sau tất cả kinh thành tràn ngập màu trắng, tự giác đeo băng chịu tang.
Đến cả Liêu Thánh Tông nghe tin xong cũng liền triệu tập các đại thần người Hán đến cử hành lễ truy điệu cho Chân Tông, còn nói với tể tướng Lã Đức Mậu:
- Trẫm nghe nói tiểu hoàng đế nước Tống còn nhỏ, sợ không biết hai nước đang giao hảo, bị các đại thần xúi giục, sẽ không biết làm thế nào?
Thật ra khi nói lời này là do ngài không rõ ý Thạch Kiên thế nào. Theo những thông tin mà ngài được biết, tiểu hoàng đế này và Thạch Kiên có quan hệ rất thân thiết, mặt khác nước Tống bây giờ đang rất phồn thịnh, tên thiếu niên đó lại xuất quỷ nhập thần, hình như bây giờ lại là trọng thần được Chân Tông giao cho trọng trách phò giúp ấu chúa. Lúc này lại nghe có sứ giả Tiết Di Khoách do Lưu Hậu phái đến báo tang, Thánh Tông rất vui mừng, lập đàn cầu siêu cho Chân Tông, còn cấm quốc dân vui ca hoan lạc để tưởng niệm Chân Tông, còn phái Điện Tiền Đô Điểm Kiểm Da Luật Tàng Dẫn và anh trai của Da Luật Đảo Dung là Da Luật Tông Chính đến Tống dự lễ truy điệu.
Ngày hôm sau, thái hậu ban hành chỉ dụ đại xá thiên hạ, trừ những phạm nhân phạm tội quá nặng tất cả đều được ân xá. Bách quan mỗi người được thăng một cấp, phong thưởng cho quân lính. Tiền xây cất lăng mộ tất cả được trích ra từ ngân khố quốc gia, không cần trưng thu của dân chúng. Cùng ngày, Lễ Nghi Viện ban hành: “ Chuẩn lễ lệ, quan sai tấu cáo thiên địa, xã tắc, thái miếu, chư lăng, yêu cầu các đàn tế trời đất, xã tắc, năm phương đế chư đại từ đường, tông miếu và chư trung tiểu từ đường dừng các công việc lễ bái, đợi khi tang lễ kết thúc, mọi việc trở lại bình thường.” Hôm đó trong triều, trừ việc phái Các Môn Sử Tiết Di Khoách báo tang cho Đại Liêu, còn phái Tuyên Khánh Sử Hàn Thủ Anh làm đại nội đô tuần kiểm, đem theo cấm binh tuần tra kinh thành, đề phòng có kẻ lợi dụng thời cơ làm loạn.
Ngày thứ ba, Nhân Tông kế vị. Là một thiếu sư và Công Bộ Thượng Thư trẻ nhất trong lịch sử, Thạch Kiên đương nhiên phải khấu kiến tân hoàng. Thấy thiếu niên này còn trẻ tuổi đã ở vị trí cao, các đại thần ai nấy đều lấm lét nhìn sang, dân chúng trong kinh thành cũng đều khen ngợi, nói trời xanh thật có mắt. Nếu không phải vì có đám tang của Chân Tông, chắc không ít hộ trong kinh thành đã đốt pháo ăn mừng.
Thạch Kiên cũng không tin thế giới này tồn tại bình đẳng giữa người với người, kể cả ở tiền kiếp của hắn, thì một tỉ phú với một người công nhân hay một nông dân có tồn tại sự bình đẳng không? Chắc chắn là không tồn tại. Nhưng đối mặt với sự phân biệt giai cấp rất rõ rệt lúc đó, hắn cũng cảm thấy có chút không thích ứng được. Đặc biệt là trong triều đường. Chẳng đâu xa, như chính bản thân hắn, bởi vì hắn là Thiếu Sư của Triệu Trinh, lúc này đầu đội tấn hiền thất lương quan, tế tất tùy thường sắc,cổ áo hình trái tim, thắt đai da màu hồng, mặt đai bằng bạc dát vàng, đeo lủng lẳng một miếng ngọc bội, đèn lồng bọc vải cẩm, đi hài bằng tơ xanh quấn ba vòng ngọc trắng đen. Ngoài ra còn có lục lương quan, ngũ lương quan, tam lương quan, nhị lương quan, nhưng từ lục phẩm quan trở xuống sẽ không có trung đan, kiếm, bội, đai lụa. Từ Trung Thừa trở xuống gặp hắn đều phải nhường đường. Đương nhiên trên hắn vẫn còn Thái Sư, Thái Phó, Thái Bảo, Thái Úy, Tư Đồ, Tư Không, Thái Tử Thái Sư, Thái Phó, Thái Bảo, Tự Vương, Quận Vương, Tả, Hữu Bộc Xạ. Trong đó còn quy định văn võ bách quan đi đường gặp Tể Tướng, Khu Mật Sử, Tham Tri Chính Sự buộc phải tránh đường, đến hắn gặp phải Đinh Vị cũng phải tránh đường. Điều này cũng là lí do làm hắn nảy trí tò mò, không biết lần trước Tiểu Đạo Cô bằng cách nào đã bắt đã bắt được Đinh Vị phải quỳ xuống khấu đầu với nàng.
Đương nhiên cũng chẳng có mấy người trên hắn, đặc biệt Bát Hiền Vương, thân phận chỉ sau Đinh Vị, vì muốn tránh tai tiếng, trừ hôm trước Chân Tông bệnh tình nguy kịch muốn giao phó chính sự, ông mới đến hoàng cung, lúc thường vẫn ẩn cư trong phủ, không bao giờ ra ngoài, đến cả hôm nay Nhân Tông đăng cơ ông cũng không đến. Còn trẻ tuổi như Thạch Kiên, rất nhiều quan viên đều phải lấm lét nhìn cũng chẳng có gì là lạ.
Hơn nữa, bởi vì hôm nay là ngày kế vị của Nhân Tông, không thể thiếu sự có mặt của đội danh dự tham gia duyệt binh, chính là duyệt 5075 nghi thức trong điều lệnh quân đội. Trong đó, ở hai bên của người chỉ huy là hai bộ, có mười người cầm cờ, mỗi người cầm một lá. Bộ thứ nhất có hai Lãnh Quân Vệ đại tướng quân dẫn khối, bộ thứ hai có hai Chiết Xung Lãnh Quân Vệ, một người đánh trống, mười một quan binh. Ngoài ra còn có hai đội danh dự cầm kiếm, mỗi đội gồm mười hai hàng, mỗi hàng mười người.
Hàng thứ nhất, mặc áo tứ giác hoàng kê, cầm gậy đầu rồng. Hàng thứ hai cầm cờ ngũ sắc. Hàng thứ ba mặc áo ngũ giác bằng lông khổng tước màu xanh. Hàng thứ tư cầm kích đen. Hàng thứ năm mặc áo tứ giác bằng lông phượng màu đỏ tươi. Hàng thứ sáu cung tên. Hàng thứ bảy mặc áo tứ giác bằng lông ngỗng trắng. Hàng thứ tám cầm đao, thuẫn đỏ. Hàng thứ chín mặc áo lục giác bằng lông ngỗng màu đen. Hàng thứ mười cung tên. Hàng thứ mười một cầm giáo. Hàng thứ mười hai cầm đao, thuẫn xanh. Hai người giương trống, hai người đánh trống. Bộ sau tương tự. Bộ thứ nhất ở phía nam người chỉ huy, hơi lệch về trước, bộ thứ hai phía sau bộ thứ nhất, cùng hướng.
Phía sau còn có ba bộ từ trái sang phải. Bộ thứ nhất, đồn vệ từ trái qua phải. Bộ thứ hai từ trái qua phải võ vệ, và đại tướng quân. Bộ thứ ba từ trái qua phải là Đại tướng quân, Quả nghị. Chiết Xung. Hai người cầm cờ đỏ đứng hai bên người Ngự binh. Ngự binh đứng ở bộ trái hoặc phải, trái phải đều có một Vệ Quả Nghị, ngọc xa hướng về phía trước chếch sang bắc.
Tiếp tục ba bộ ở phía sau. Bộ thứ nhất từ trái sang phải là Kiêu Vệ Tướng quân. Bộ thứ hai từ trái qua phải là Chiết Xung. Bộ thứ ba từ trái qua phải là Lãnh Quân Vệ Quả Nghị. Bộ thứ nhất đứng sau Ngự binh tách thành hai bộ phận đứng hai bên. Bộ thứ hai, nửa bên trái đứng sau kim xa lệch về hướng tây, nửa bên phải đứng sau tượng xa lệch đông. Bộ thứ ba, nửa bên trái đứng sau cách xa lệch tây, nửa bên phải đứng sau mộc xa lệch đông và quay mặt về hướng bắc.
Cuối cùng là ba bộ tương binh. Bộ thứ nhất từ trái qua phải là Võ Vệ Tướng Quân. Bộ thứ hai từ trái qua phải là Đồn Vệ Tướng quân. Bộ thứ ba từ trái qua phải là Lãnh Tướng Vệ Chiết Xung. Phân biệt đứng trước Võng Tử, Kê, Tì, Kỳ. Từ trái sang phải lại có mười hai đội bộ binh giáp sắt. Đội thứ nhất, từ trái qua phải là Vệ Quả Nghị. Đội thứ hai từ trái qua phải là Vệ. Đội bốn Kiêu vệ. Đội sáu Võ vệ. Đội tám Đồn vệ. Mười và mười hai Lãnh Quân vệ. Đội ba Kiêu vệ. Đội năm võ vệ. Đội bảy đồn vệ. ĐộI chín, mười một , Lãnh Quân Vệ và Qủa Nghị trái phải mỗi bên một người. Mỗi cờ đội đều có một mặt Tì,Kê,Tiên Lộc, Anh Vũ, Thụy Mạch, Khổng Tước, Ngựa hoang, Ngưu, Cam Lộ, Lưới. Trong đó cờ đội mười giống cờ đội một. Mười hai đội binh đao thuẫn, cung tiễn, mỗi đội ba mươi người đứng thành năm hàng. Từ đội một đến đội sáu làm hàng rào cho bộ thứ hai ở phía bắc. Đội bảy tới đội mười hai làm hàng rào cho bộ thứ hai ở phía nam.
Ở phía sau có tất cả mười hai đội. Đội một và đội hai ở bên phải và bên trái. Đội ba và đội bốn là Kiêu Vệ. Từ năm đến bẩy là Võ Vệ. Hai đội tám, chín là Đồn Vệ. Từ mười tới mười hai là Quân Vệ. Trong mỗi đội đều có cờ, tù và, xích hùng, thuần tê, sô nha, thương ô, bạch lang, long mã, kim ngưu.... Năm người cầm nỏ đứng một nhóm, mười người cầm cung đứng hai bên, hai mươi người cầm giáo đứng thành bốn hàng. Bọn họ đứng ngoài Đại Khánh Điện, đội một đến đội bốn đứng trước, sau đó là đội năm đến đội tám, cuối cùng là đội chín đến đội mười hai ở sau cùng, đông tây hướng về nhau. Đội Chân Võ: Kim Ngô, Chiết Xung mỗi hạng một tên, tiên đồng, chân võ, rắn, thần quy, cờ mỗi người cầm một loại. Hai người cầm giáo, năm người cầm nỏ đứng làm một nhóm, hai mươi người cầm cung đứng thành bốn hàng. Hai mươi năm người cầm giáo đứng năm hàng. Đội quân này đứng giữa cửa Đại Khánh hướng về phía bắc. Trong điện Tỉnh Thượng Liễn: bốn mươi cánh trần khổng tước phía ngoài rèm cửa, mỗi người nắm một cánh.
Trần Liễn Dư với Long Trì, Đại Liên ở phía đông. Hai trăm hai mươi người có hai người áp tải; Yêu Dư ở phía nam có bảy tám người; Tiểu Dư ở phía nam cũng có hai mươi năm người đều hướng về phía tây. Bình Liễn ở phía đông, Tiêu Dao ở phía nam tổng cộng có ba mươi bảy người hướng về phía đông. Thiết tản, phiến với sa trì: phương tản hai người hai bên trái phải, tướng tá cầm quạt có bốn người. Năm người cầm quạt Đoàn Long đứng bên phải và bên trái; bốn người cầm quạt. Một trăm người cầm quạt Phương Trĩ phân ô, quạt rõ ràng đứng thành năm hàng. Một trăm người cầm quạt dài, hai người phụ trách áp giải, lập thành Đoàn Long Tán ở phía bắc. Hai tên quan điều khiển Kim Ngô lập thành Đoàn Tán ở phía nam.
Trước kia Thạch Kiên cũng có hơn thời gian một năm ở trong triều, mỗi khi đến ngày lễ hay dịp tế cũng có các loại lễ trận nhưng vẫn không lớn bằng lần này. Đặc biệt là trong đội quân nghi thức có không ít những Tướng quân danh xứng với thực, chẳng hạn như Dương Văn Quảng cháu của Dương Nghiệp chính là một trong số đó. Lúc này hắn cũng trông thấy Thạch Kiên, vì đội nghi thức cần phải lễ nghi chỉnh tề nên mặt hắn chỉ lộ chút tươi tỉnh thay cho lời chúc mừng. Dương Văn Quảng rất có thiện cảm với cậu thanh niên này , mấy năm trước lần đầu tiên hắn đến kinh thành còn đặc biệt tới nhà mình thăm hỏi, cung kính gọi Tổ mẫu Dư Thái Quân là Lão Thái Thái, khiến bà cười không ngớt miệng.
Chỉ có điều cặp tổ tôn này không ngờ được Thạch Kiên lại có năm phần sùng bái, cũng có năm phần hiếu kỳ, thậm chí hắn còn muốn hỏi có Mộc Quế Anh và bát tỷ, cửu muội hay không, còn cả nha đầu nhóm lửa Dương Bài Phượng nữa chứ. Nhưng Trần Gia Cốc đánh một trận, Dương Nghiệp thất trận, hơn trăm Liêu binh bị băt làm tù binh, con trai hắn là Diên Ngọc tử trận, những tên khác như Diên Phổ, Diên Huấn thì về cung phụng quan, Diên Côi, Diên Qúy, Diên Bân thì về điện thờ. Còn một tên có tiền đồ nhất là Dương Diên Lang cũng chính là nguyên hình của Dương Lục Lang trong tiểu thuyết. Thực tế thì Dương gia vẫn là một gia tộc phồn thịnh, ở đâu ra nhiều cô nhi quả phụ như thế? Điều này khiến cho Thạch Kiên vô cùng thất vọng đến nỗi nói tiểu thuyết lầm tôi, Lưu Lan Phương cũng lầm tôi. Nhưng bây giờ hắn có muốn tìm Lưu Lan Phương để nói lý cũng không thể được nữa rồi.
Xuất phát từ sự cung kính đối với liệt sĩ, hắn vẫn thật cẩn thận trong cách nói chuyện với Lão thái thái. Vị Lão thái thái này là một nhân vật rất tài ba, trong sử sách có không ít những ghi chép về bà ta. Ngay cả vị lão thái thái tư thế oai hùng này cũng thích hắn, thậm chí bà còn muốn đem con gái của lão thất Dương Diên Bân là Dương Văn Liên gả cho hắn. Nhưng nghĩ đến địa vị và tiền đồ của hắn cùng việc bà nghe nói hắn bị Cận công chúa và Dung quận chúa đeo bám không tha nên đành thôi.
Thạch Kiên cũng cười đáp lại, hắn cũng không tiện chào hỏi Dương Văn Quảng sau đó bèn theo sau chúng thần vào đại điện.
Nhìn chúng thần nối đuôi nhau cùng nhạc quan tấu xướng trong các điệu: quan bội ung dung, khi duy thượng công, hưởng vu thanh miếu, trắc hàng di cung, biên đậu tĩnh gia, tư thịnh khiết phong, hiếu tôn hữu khánh, vạn phúc lai đồng.
Sau đó Các Môn Sử tuyên đọc: “ Tiên hoàng yểm khí vạn quốc, chỉ cần là hàng bá quan văn võ, sẽ phải cùng hiệu mộ, các tướng tá trong ngoài phải hòa giải với nhau”. Quần thần đồng thanh hô “vạn tuế” sau đó khóc thút thít xin cáo lui. Hôm nay các quần thần biểu thị mời Nhân Tông tiếp nắm quyền cai trị.
Đến ngày thứ ba mới cho phụ thần triệu tập đại thần vào điện Diên Khánh để thăm di vật của Chân Tông. Đến ngày thứ năm Nhân Tông mới bỏ suy phục, đợi đại thần dìu lên ghế trên và Lưu Nga người buông rèm chấp chính sẽ ở chính điện tiếp kiến quần thần. Chỉ là nhìn bề ngoài mặc y phục long lân, trên thêu ngọc thất tinh (bảy sao), bên cạnh là bình hổ phách, bình tê mỗi loại hai mươi bốn cái. Lưới tơ vàng, trâm cài bằng trân châu và ngọc quý lẫn lộn. Áo gấm tử vân hạc trắng và mũ phục trong lễ đăng quang của Nhân Tông. Bên ngoài điện ánh nắng chiếu rọi, trên mặt hiện rõ sự trang trọng nghiêm túc. Thạch Kiên không khỏi cảm thấy một chút vui mừng thanh thản. Vị hoàng đế trẻ tuổi này có thể nói là vị hoàng đế tốt nhất của cả đại Tống nhưng bộ dạng rốt cục cũng có chút giống đóng kịch.
Sau này cứ bảy ngày Nhân Tông sẽ tiếp kiến quần thần một lần, cho đến bốn mươi chín ngày sau ngài mới có thể chính thức thay áo cổn mũ miện màu đỏ nhưng mọi việc trong triều vẫn phải xử lý. Tùy theo cục thế biến động trong triều, đặc biệt là Lưu Nga muốn ổn định việc triều chính càng phải dịu nhẹ với Đinh Vị. Rất nhiều tấu chương cũng phải thông qua hoạn quan Lôi Duẫn Cung mới tới được tay Lưu Hậu. Bây giờ ngoài bẩy ngày một lần tiếp kiến ra, còn lại là duy trì bất đồng chính kiến với Đinh Vị hoặc nói là không cùng chí hướng với Đinh Vị thì các tấu chương của đại thần căn bản không thể được chuyển vào cung. Thế lực trong triều của Đinh Vị bây giờ có thể dùng “ một tay che trời” để hình dung.
Cuối cùng có một ngày, Đinh Vị bắt đầu làm khó Thạch Kiên, tại triều hắn hướng về phía Thạch Kiên chế giễu:
- Phạm đại nhân từng nói Thạch thị lang là một người mua danh cầu lợi, hôm nay lão thần thấy từ này dùng rất phải. Bây giờ được gánh trọng trách quan trọng, không ngờ đến về thăm bà để giữ đạo hiếu cũng quên rồi.
Thạch Kiên cười nói:
- Đinh đại nhân, tôi có phải là người mua danh cầu lợi hay không khắc có người trong thiên hạ làm chứng. Đối với danh tiếng tôi không quá quan tâm, tôi chỉ quan tâm thiên hạ ai thắng ai thua. Tuy nhiên, nghe nói Tiên đế giáng Đinh đại nhân ngài xuống Thông Châu thì lập tức sinh bệnh, nhưng khi nghe tin ngài được đảm nhiệm lại chức Tể tướng thì bệnh lại khỏi ngay lập tức. Thật kỳ lạ, cái bệnh này cũng theo chức vị lên xuống đúng giờ phát tác, đúng giờ khang phục.
Suy cho cùng thì trong triều vẫn còn không ít những người không hợp với Đinh Vị hoặc ban đầu cũng là phe của Đinh Vị nhưng giờ không ưa nhìn hành vi của Đinh Vị , những đại thần này nghe được những lời này đều lộ ra những ý cười cổ quái.
Thạch Kiên lại nói:
- Có điều vi thần cũng rất khâm phục Đinh đại nhân, khi là người dưới cũng có tài phất chòm râu cho người ta. Nhưng quân tử báo thù mười năm chưa muộn, thoáng chốc có thể lật ngã Khấu đại nhân rồi lại dùng thân phận Tể Tướng cố ý tỏ vẻ đáng thương, quỳ đầu trước một vị Công chúa yếu ớt, thế nhưng Công chúa, người chắc không giáng ngài xuống Vĩnh Châu chứ?
Câu nói này vô cùng ác độc, có thể vạch trần vết sẹo sâu trong nội tâm Đinh đại nhân. Đinh Vị tức không nói lên lời, chỉ vào mặt hắn nói:
- Ngươi dám vu tội cho lão phu?
Thạch Kiên cười cợt nhả:
- Vu tội sao? Đinh đại nhân lại nói sai rồi, vi thần xưa nay không thích vu tội cho người khác, những gì ta nói đều là sự thực, còn vu tội thì đó là việc ngài vẫn hay làm, ngài cũng đừng nhìn ta, cùng lắm thì lại giống như tối hôm vi thần tới phủ Ứng Thiên, dùng thích khách để hành hung là được chứ gì. Xin mời ra tay, vi thần xin tiếp chiêu. Ta không sợ chết giống như ngài, ta đã từng nói đời người từ cổ đến giờ có ai không chết, lưu lấy lòng son chiếu sử xanh.
Nghe được câu sau của Thạch Kiên, chúng thần náo nháo, nếu đó là sự thực thì tội danh của Đinh Vị thật không nhỏ.
Ánh mắt Vương Tằng lập tức sáng lên hỏi:
- Thạch đại nhân, không biết có chứng cớ gì không?
Thạch Kiên thở dài:
- Đáng tiếc là đêm đó để thích khách chạy mất.
Đương nhiên đến mặt mũi tên thích khách đêm đó thế nào họ cũng không trông thấy, chỉ là đọc được thích khách không những không hành thích Thạch Kiên mà còn lên tiếng cảnh cáo hắn nên đã cố tình nói như thế để che giấu cho hắn.
Đinh Vị nói:
- Không có chứng cớ mà ngươi dám vu tội cho lão phu, lát nữa Thái Hậu và Thánh Thượng tới, lão phu nhất định sẽ tố cáo ngươi.
Thạch Kiên xì một tiếng khinh miệt nói:
- Có gì to tát chứ, cùng lắm thì vi thần cáo quan là xong chứ gì. Ồ, vi thần quên không báo tin cho ngài, vi thần vẫn chưa báo chuyện này cho Thánh Thượng và Thái Hậu, nhưng lòng tín nghĩa và danh dự của vi thần hình như tốt hơn ngài rất nhiều, ngài tố cáo sự việc này với Thánh Thượng và Thái Hậu, tiện cũng để họ biết. Vậy thì vi thần cũng không mang tiếng buông lời gièm pha, là tự ngài nói ra đấy nhé. Ha ha.
Chúng thần nghe xong đều cảm thấy ngạc nhiên, trên người cậu thanh niên này toàn ưu điểm, gần như không có khuyết điểm nào. Nếu thật sự có thì chỉ là hắn và Lão thái thái đều lòng dạ mềm yếu. Hắn không màng tới quan chức, nói đi là đi, sạch gọn hơn bất cứ thứ gì. Nếu Đinh Vị tố cáo chuyện này, nhiều lắm hắn cũng chỉ bị giáng chức, nhưng hắn đâu có quan tâm. Chiêu này của Đinh Vị không có tác dụng gì với hắn. Hơn nữa những gì hắn nói về sau lại càng đúng, nếu Đinh Vị thật sự dùng chuyện này để tố cáo Thạch Kiên thì không những không buộc tội được Thạch Kiên mà ngược lại sẽ rước vạ vào thân. Tuy bây giờ Lưu Nga coi trọng Đinh Vị nhưng tất cả mọi người cũng đều biết, bất luận là Thánh Thượng hay Lưu Hậu thì sự yêu thích mà họ dành cho cậu thanh niên này cũng đều nhiều hơn Đinh Vị. Họ cũng không thể chỉ vì chuyện này mà cắt chức quan của Thạch Kiên. Giữ Thạch Kiên lại, e rằng Chân Tông băng hà, Lưu Nga sẽ đơn độc, phải giữ cậu thanh niên này lại làm rất nhiều chuyện mới được.
Thực ra Thạch Kiên ngấm ngầm chịu đựng chuyện này tới giờ không nói, đến hôm nay mới đưa ra cũng chỉ vì thấy quyền lực của Đinh Vị quá lớn, hắn cố ý mượn cơ hội đưa ra để những viên quan chính trực kia có chút đề phòng.
Hắn lại nói:
- Còn chuyện ta làm nát miếng ngọc ngài mang tới ngày thứ hai ta cũng quên rồi, hôm nay đúng lúc ở đây, vi thần muốn bồi thường tổn thất của ngài, không biết miếng ngọc đó đáng giá bao nhiêu tiền?
Hắn không nói tỉ mỉ, nhưng bấy nhiêu thôi cũng đủ để các đại thần đều là hạng ngũ phẩm trở nên đứng đây thông minh nhanh trí lập tức hiểu ra Đinh Vị hành thích không thành đành chuyển sang mua chuộc nhưng lai bị cậu thanh niên này từ chối.
Đinh Vị tức không nói thành lời, lão ta cắn răng nói:
- Được lắm, được lắm.
Thạch Kiên cười thản nhiên:
- Đương nhiên là được rồi, vi thần tuy tuổi nhỏ, tâm tư đơn thuần nhưng cũng không có nghĩa là ngu dốt. Bây giờ bất luận đi tới đâu vi thần cũng đều mang theo hộ vệ, nếu ngài muốn hành thích tôi lần nữa, trừ phi điều động quân binh. Nhưng nếu như thế thì chỉ cần tra là ngài sẽ chết chắc. Có lẽ vi thần vì chính nghĩa, cũng có thể liều mạng cùng ngài bất chấp mất cả chì lẫn chài, chứ đâu tiểu nhân như Đinh đại nhân đây.
Nói tới đây hắn lắc đầu, ngân dài:
- Ờ.. ngài không nỡ bỏ đi tính mạng của mình mà.
Đích xác Đinh Vị dám dùng thích khách giang hồ hành hung Thạch Kiên, nhưng không dám điều động quân đội, như thế dấu vết quá lớn, chỉ cần tra một chút là sẽ tra ra.
Vương Tằng nghe xong lớn tiếng nói:
- Thạch thị lang nói rất phải.
Theo sau tiếng nói đó của ông ta là tiếng vỗ tay hi hi la la của các vị đại thần. Đồng thời càng có nhiều người hướng về Thạch Kiên với ánh mắt tỏ ý khen ngợi, chỉ là họ e dè quyền lực và thủ đoạn đáng sợ của Đinh Vị nên không thể hiện quá rõ ràng. Điều đó làm Thạch Kiên thấy ấm áp trong lòng, xem ra vẫn còn không ít người chính nghĩa trong số các vị đại thần.
Đinh Vị nổi giận đùng đùng nói với quan lễ nghi:
- Lát nữa ngươi làm chứng cho lão thần, Thạch thi lang vu tội cho lão thần như thế nào.
Tên quan lễ nghi đáp:
- Vâng, thưa Đinh đại nhân, thần sẽ bẩm báo đúng sự thực.
Nhưng trong lòng hắn nghĩ, hai người đều là chủ, ta chẳng muốn đắc tội với người nào, lát nữa Thánh Thượng và Thái Hậu lên triều, ta sẽ bẩm báo đúng sự thực là được.
Đợi đến khi Thánh Thượng và Thái Hậu lên triều, quan lễ nghi mang chuyện này bẩm báo, Nhân Tông nghe xong mắt lóe lên một tia hàn quang, Lưu Nga ở trong rèm trầm ngâm một hồi lâu mới nói:
- Đinh đại nhân, có chuyện như thế này sao?
Đinh Vị nói:
- Lão thần bị oan ức, xin Thái hậu làm chủ cho lão thần.
Lưu Nga lại hướng về phía Thạch Kiên hỏi:
- Chuyện này có thật không?
Thạch Kiên nói:
- Khởi bẩm Thái Hậu, chuyện này Đinh đại nhân làm rất sạch gọn, giống như ông ta làm với Khấu Tể tướng và Lý Tể tướng vậy.
Nghe hắn nói tới đây, toàn bộ đại thần bên dưới đều mừng thầm.
Thạch Kiên lại nói:
- Do đó vi thần không bẩm báo lên Thái Hậu và Thánh Thượng, tuy nhiên vi thần cũng không muốn biện giải, còn chuyện là thật hay giả, Thái Hậu cứ lấy phẩm hạnh nhỏ hèn của vi thần rồi tự mình phân tích sẽ ra thôi.
Nghe được lời này của hắn, cho dù có quan hệ qua lại thân thiết với Đinh Vị thì cũng chỉ thể im lặng. Nếu chỉ nói đức hạnh thì có thể nói đức hạnh của cậu thanh niên này cũng giống như tài hoa của cậu ta, được thiên hạ phong là đệ nhất, đại thần trong triều có thể sánh với cậu ta cũng chỉ có hai người đã bị Đinh Vị điều xuống dưới là Khấu lão quật tử và Phạm tiểu quật tử, ngay cả đến Lý Tể tướng cũng còn kém một cấp. Chỉ cần cậu thanh niên này mang phẩm hạnh ra đảm bảo thì bất luận Đinh Vị biện giải cho mình như thế nào, e rằng Thái Hậu cũng chỉ tin cậu thanh niên này nhiều hơn.
Quả nhiên Lưu Nga nói:
- Đinh tể tướng, Thạch thị lang, việc này tới đây kết thúc, từ nay không được nhắc tới nữa. Còn nữa, Đinh tể tướng, trước lúc ra đi Tiên đế đã căn dặn ngươi không được có ân oán gì với Thạch thị lang nữa, trong triều Tiên đế mới mất, Tân Hoàng vừa lên ngôi, đây là lúc mọi việc cần được hưng thịnh. Ai gia vẫn đang khuyên Thạch thị lang buông chút lễ nhỏ, giúp ai gia giải quyết việc chính trị của thiên hạ, nhưng ngươi lại muốn đuổi hắn đi. Một ngày thiên hạ có biết bao nhiêu việc cần phải giải quyết, một mình ngươi có thể trở tay hết được sao?
- Vâng!
Đinh Vị nghe mà mồ hôi lạnh tỏa ra, trong lòng ân hận thời gian qua mình quá đắc ý, chuyện hôm nay làm thật liều lĩnh.
Nghe Lưu Nga nói thế, mắt những vị đại thần trong chiều như Vương Tằng, Yến Thù liền sáng lên. Hơn một năm trở lại đây, có thể nói là thời kỳ triều chính hắc ám nhất. Bây giờ họ thấy Lưu hậu sủng ái Thạch Kiên không thua gì nương nhờ Đinh Vị, cuối cùng thì triều đình cũng có một rường cột có khả năng giơ cao ngọn cờ chính nghĩa, nắm tay vo lại thành nắm đấm chuẩn bị làm lớn một phen.
Lưu Nga lại nói:
- Hôm nay có hai việc Ai gia muốn thương lượng cùng các vị Ái khanh, một là thuyền của Giang ái khanh chỉ còn vài ngày nữa sẽ tới kinh thành, trên đó còn có một vài sứ giả của các nước xa xôi mà chúng ta không biết tới, không biết nên dùng lễ nghi như thế nào để nghênh tiếp. Hai là thụy hiệu của Tiên đế.
Nói tới đây bà lại thở dài:
- Ôi, đáng tiếc là Tiên đế không được nhìn thấy cảnh rầm rộ này nữa rồi.
Việc này cũng không có cách nào nữa, thuyền của bọn Giang Cập đều là hải thuyền, vì trong sông có vài chỗ đường sông nhỏ hẹp, tốc độ chạy rất chậm nên nhiều ngày như thế vẫn chưa đến được kinh thành.
Hiện tại triều Tống có vài loại lễ tiết với bên ngoài, một là Liêu quốc, đó là nước quyền thế ngang với Đại Tống, thậm chí có những lúc cũng rất tôn kính. Hai là đối với các nước nhỏ hơn như: Thổ Phiên, Đại Lý, Cao Ly thì lễ nghi có chút kém hơn. Ba là các nước nhỏ như Chiêm Thành thì lễ nghi càng nhỏ. Chúng thần thương lượng xong, nhất loạt đều cho rằng những nước này đã sợ sệt vài nghìn người của Giang Cập thì chứng tỏ thế lực nhất định không đến mức quá hùng mạnh, cứ theo lễ nghĩa như các nước Chiêm Thành là được.
Chỉ là trong chuyện bàn bạc về thụy hiệu của Chân Tông thì vẫn chưa quyết định. Kỳ thực, rất khó bình luận về một đời của Chân Tông, đầu tiên đại thần ông bổ nhiệm có cả trung thần lẫn gian thần, đối ngoại đặc biệt là nước Liêu, ký hiệp ước Thiền Uyên suy cho cùng cũng chẳng phải chuyện vẻ vang gì, nhưng ông ta lại có được đất nước lớn nhất trên thế giới, lãnh thổ quốc gia rộng lớn tới mức làm cho người ta không thể tiến về phía trước. Nghĩ tới đây, cho dù là Đinh Vị thì cũng chỉ biết miễn cưỡng cười gượng.
Cuối cùng đại thần đều nhìn về phía Thạch Kiên, Thạch Kiên lúc này đang xem《 Tư Trị 》 vẫn còn sáu cuốn chưa xong, cũng chỉ cần sửa một chút, nhưng không nén nổi lòng trước sự cầu khẩn của các vị đại thần có quan hệ thân thiết, truyền ra ngoài so sánh với nửa trước của 《 Tư Trị 》, nửa sau viết càng thêm sinh động, điều này tiến thêm một bước chứng tỏ địa vị bậc thầy trong văn chương của hắn.
Thạch Kiên ngẫm nghĩ một chút rồi nói:
- Theo ý vi thần thì có thể định Văn Minh Võ Định Chương Thánh Nguyên Hiếu hoàng đế, miếu hiệu Chân Tông.
Lưu Nga nghe xong thốt lên:
- Tuyệt diệu!
Sự thực thì thụy hiệu Triệu Hằng của Chân Tông và miếu hiệu trong lịch sử phải trải qua tám tháng trời nghiên cứu đắn đo mới có được. Bây giờ Thạch Kiên một hơi nói ra, Lưu Nga đương nhiên thấy tuyệt diệu, quan sát Triệu Hằng một đời tính cách lớn nhất là một chữ “ chân”, cũng có thể thấy hắn suy nghĩ không sâu, đây là một khuyết điểm, cũng là ưu điểm. Cũng chính vì nguyên nhân này mà đại thần trong triều hỗn loạn, có trung thần cũng có gian đảng nhưng vẫn không hề ảnh hưởng tới triều chính.
Sau đó lại bàn bạc chuyện lăng mộ, lần này Thạch Kiên không nói chen vào, hắn biết nếu không có điều bất trắc thì chuyện lăng mộ sẽ làm một đống quan viên rơi đài, nhưng chẳng phải đã có Sơn Lăng sứ sao? Nghĩ tới đây hắn đưa mắt nhìn Đinh Vị, ánh mắt bỗng dưng trở nên có chút tà ác.
Đúng lúc này, có tên thái giám lật đật chạy đến nhỏ tiếng bẩm báo.
Tên thái giám còn chưa nói hết, Nhân Tông ngồi trên ghế rồng từ đầu tới giờ không lên tiếng bỗng đứng dậy nói:
- Là kẻ nào to gan như thế, đến nha hoàn Tiểu Xảo bên cạnh Công chúa cũng dám hại chết?
Chỉ có điều ánh mắt hắn ta nhìn chằm chằm vào một mình Đinh Vị.
Lần trước Đinh Vị còn dám làm hại Thạch Kiên, huống hồ là một cung nữ. Hắn chỉ có một đứa em gái, hắn coi như khúc thịt trên người mình, đây quả là phạm tội xâm phạm tới long lân của hắn. Đối với Triệu Cận làm thế nào để Đinh Vị quỳ xuống, Thạch Kiên vẫn không được rõ và cũng không muốn truy hỏi. Nhưng đại thần trong triều đều biết việc này, việc đó xảy ra vào mùa xuân năm ngoái, lúc đó bệnh tình của Chân Tông rất nặng, việc triều chính cũng giao cho Lưu Nga phán quyết. Với thân phận Tể Tướng, chắc chắn Đinh Vị rất hay vào cung cùng thương nghị với Lưu Nga. Nhưng Triệu Cận vì Đinh Vị gián tiếp hại chết Tổ mẫu của Thạch Kiên nên đối với Đinh Vị rất bất mãn, cho nên thừa lúc Đinh Vị vào cung thì cố ý va vào Đinh Vị sau đó đổ cho Đinh Vị tội vô lễ. Cô cung nữ Tiểu Xảo này mới vào cung không lâu, do nghịch ngợm nên rất được Triệu Cẩn yêu thích, và cho ở bên cạnh mình. Hôm đó Tiểu Xảo cũng ở bên cạnh giúp Triệu Cận hò hét, không còn cách nào khác Đinh Vị chỉ còn cách quỳ xuống xin tha. Tuy sau chuyện này Lưu Nga cũng đã nghiêm túc trách mắng Triệu Cận, nhưng Đinh Vị bị cô bé chưa đầy mười tuổi này chơi cho một vố, với sự ghê ghớm của lão ta cũng đủ để tưởng tượng lão ta sẽ ôm hận trong lòng như thế nào rồi.
Lúc này không chỉ có Nhân Tông, mà các vị đại thần cũng dùng ánh mắt hoài nghi nhìn Đinh Vị.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.