Chương 62: Bà Chế Lâu Năm Của Tôi
Tiểu Hỏa Long
03/01/2020
Kể từ sau câu chuyện tháo ngải của ông đạo sĩ đã từng là bạn thân của chú
Lâm nhà tôi trở đi, tôi cũng không còn được nhìn thấy ma thêm lần nào
nữa bởi vì âm dương tả nhãn giờ đây đã biến mất nên dẫu có muốn thấy
cũng không còn cơ hội.
Như mọi năm! Cứ tết đến là chú Lâm lại về thăm tôi, được chừng vài ngày rồi lại vội vàng đi nhưng đến đợt tết năm nay không biết sao tự dưng lão về lại có ý định dẫn tôi theo rồi sẵn cho tôi gặp một người mà theo lời ổng nói thì người này tôi biết.
Vậy là tôi lại khăn gói lên đường đi xe đò từ dưới quê lên tới xì phố, rồi lại từ sì phố đi máy bay vô Hà Nội nhưng mà giữa đoạn ổng lại dẫn tôi đi xe lửa đi từ Hà Nội trở vô lại sì phố lần nữa, rồi lại từ sì phố bay ra Đà Nẵng. Chuyến đi ngót nghét cũng tầm gần 1 tuần lễ, nói chung là cũng yomost lắm, bay mợ nó hết năm chai. Khi đặt chân đến Đà Nẵng là tôi muốn thở ô xy với ổng rồi, bèn hỏi lão.
- Nè chú! Biết từ đầu là đi Đà Nẵng vậy sao chú không nói cho con biết để mình đi thẳng luôn khỏi vòng vo, bộ chú tưởng con là đại gia hay sao vậy?
Giằng co mãi với chú thì mới chịu khai nhưng mà..., tính của ông chú Lâm trước giờ có phần hơi phóng khoáng và có một chút xíu xiu bựa thôi nên lúc chú trả lời cũng rất tỉnh và đẹp trai:
- Tao mà nói ra thì chú mày làm gì chịu theo tao mà đi mấy ngày liền như vậy! chẳng qua là hôm trước chai kem chống nắng chú xài vừa hết nên ghé chợ Bến Thành mua, sau đó thì bay lên Hà Nội ăn bún đậu ở quán Zin Zin.
- Trời đất tổ thần thiên địa hội ơi…! Kem chống nắng thì mua chỗ nào mà không được hả chú, hèn gì lúc mới lên tới Hà Nội là chú cứ đưa con vô quán nét ngồi, thì ra là ăn một mình.
- Chèn ơi! Chú xài đồ chỗ nào nhiều thì quen chỗ đó thôi, mà mày cứ nói mãi thế.
Tôi gặng hỏi tiếp:
- Rồi sao lúc ở Hà Nội không đi Đà Nẵng luôn mà phải trở ngược về sì phố làm chi nữa chú?
Khi tôi hỏi đến đây thì ổng cứ ấp a ấp úng rồi phán một câu tôi muốn té ngửa:
- Lúc đi đến Hà Nội rồi mới nhớ là quên gửi quà cho mấy thầy ở chùa Linh Ẩn.
Trời đựu!... câu nói làm tôi choáng váng, sau lần đó tôi mới biết chú của tôi cũng hay đãng trí và đôi khi quên đi một số chuyện. Trở lại chủ đề chính, khi vừa mới bước chân đến Đà Nẵng, tôi được chú dẫn đến một ngôi nhà tách biệt với thành phố nhộn nhịp, đứng trước cổng nhà chú Lâm cất tiếng gọi vào:
- Bối ơi! Ra mở cửa cho tụi anh vào Bối ơi.
Tôi có hơi ngạc nhiên và nghi ngờ, cho đến khi có một cô gái bước ra mở cửa cho chúng tôi vào thì lúc đó tôi mới nhận ra đó là chị Bối Bối (em của bác Dương). Tôi thầm nghĩ trong bụng…
“Tổ bà nó nhìn bà chế tính ra cũng đã ba mươi mấy rồi mà nhìn bã đẹp hú hồn vậy trời! …”
Khi chào hỏi với chú Lâm xong, chị Bối mới quay mặt sang nhìn tôi trong khi đó tôi thì cứ mãi đứng nhìn bã đến độ hồn đang ở nơi nao ý. Chị Bối vừa nhìn tôi vừa híp mắt ra dáng như đang đoán mò cái gì đó rồi không biết bã cóp bi chiêu “Ký đầu chánh hiệu của chú Lâm” bao giờ mà bã giáng xuống đầu tôi một phát rõ đau.
- Ui da…!
- Cái thằng quỷ! nhìn gì mà nhìn dữ vậy?
Tôi vừa xoa xoa đầu vừa thưa:
- Dạ… lâu quá không gặp chế, giờ nhìn vẫn vậy mà lại còn đẹp hơn trước nữa… nên… nên em…
Ông chú Lâm vừa nghe đã tính cho tôi thêm phát nữa vì cái tội gọi bà Bối Bối bằng chị, theo đúng ra bà chế Bối này của tôi là em ruột của bác Dương và tính ra cũng là bạn của chú Lâm mà tôi kêu bằng chị thì thật là vô lễ, may thay chị Bối vội ngăn ông chú nhà tôi lại, ra hiệu như không sao rồi nói chen vô.
- Bị hớp hồn rồi chớ gì, hớ hớ hớ… chế biết chế đẹp mà.
Vậy là cả ba người cùng nhau vào nhà rồi bàn chuyện cho nhau nghe, lúc đó tôi mới biết rằng sau khi tốt nghiệp rồi dạy học một thời gian dài, sau đó tình cờ gặp lại chú Lâm vậy là ổng rù quớn luôn bà chế Bối Bối của tôi đi theo phụ ổng cho công tác hành thiện và giải hạn giúp những người có người âm theo hay đại loại như giúp cho những gia chủ liên lạc với người thân đã khuất của họ.
Nói đoạn tôi tò mò hỏi bà chế:
- Tại sao đang yên đang lành chị lại theo ông chú Lâm vậy chị? em thấy dù sao thì nghề dạy học vẫn tốt hơn mà chị.
Chị Bối chỉ nhoẻn miệng cười nhẹ rồi đáp lời tôi với một cái giọng ngọt như mía lùi:
- Ahihi à thật ra thì chị cũng biết, nhưng vận mệnh sắp đặt rồi, người có căn thì luôn phải đi theo con đường đó.
- Ơ… chị… chị có căn ư?
Như mọi năm! Cứ tết đến là chú Lâm lại về thăm tôi, được chừng vài ngày rồi lại vội vàng đi nhưng đến đợt tết năm nay không biết sao tự dưng lão về lại có ý định dẫn tôi theo rồi sẵn cho tôi gặp một người mà theo lời ổng nói thì người này tôi biết.
Vậy là tôi lại khăn gói lên đường đi xe đò từ dưới quê lên tới xì phố, rồi lại từ sì phố đi máy bay vô Hà Nội nhưng mà giữa đoạn ổng lại dẫn tôi đi xe lửa đi từ Hà Nội trở vô lại sì phố lần nữa, rồi lại từ sì phố bay ra Đà Nẵng. Chuyến đi ngót nghét cũng tầm gần 1 tuần lễ, nói chung là cũng yomost lắm, bay mợ nó hết năm chai. Khi đặt chân đến Đà Nẵng là tôi muốn thở ô xy với ổng rồi, bèn hỏi lão.
- Nè chú! Biết từ đầu là đi Đà Nẵng vậy sao chú không nói cho con biết để mình đi thẳng luôn khỏi vòng vo, bộ chú tưởng con là đại gia hay sao vậy?
Giằng co mãi với chú thì mới chịu khai nhưng mà..., tính của ông chú Lâm trước giờ có phần hơi phóng khoáng và có một chút xíu xiu bựa thôi nên lúc chú trả lời cũng rất tỉnh và đẹp trai:
- Tao mà nói ra thì chú mày làm gì chịu theo tao mà đi mấy ngày liền như vậy! chẳng qua là hôm trước chai kem chống nắng chú xài vừa hết nên ghé chợ Bến Thành mua, sau đó thì bay lên Hà Nội ăn bún đậu ở quán Zin Zin.
- Trời đất tổ thần thiên địa hội ơi…! Kem chống nắng thì mua chỗ nào mà không được hả chú, hèn gì lúc mới lên tới Hà Nội là chú cứ đưa con vô quán nét ngồi, thì ra là ăn một mình.
- Chèn ơi! Chú xài đồ chỗ nào nhiều thì quen chỗ đó thôi, mà mày cứ nói mãi thế.
Tôi gặng hỏi tiếp:
- Rồi sao lúc ở Hà Nội không đi Đà Nẵng luôn mà phải trở ngược về sì phố làm chi nữa chú?
Khi tôi hỏi đến đây thì ổng cứ ấp a ấp úng rồi phán một câu tôi muốn té ngửa:
- Lúc đi đến Hà Nội rồi mới nhớ là quên gửi quà cho mấy thầy ở chùa Linh Ẩn.
Trời đựu!... câu nói làm tôi choáng váng, sau lần đó tôi mới biết chú của tôi cũng hay đãng trí và đôi khi quên đi một số chuyện. Trở lại chủ đề chính, khi vừa mới bước chân đến Đà Nẵng, tôi được chú dẫn đến một ngôi nhà tách biệt với thành phố nhộn nhịp, đứng trước cổng nhà chú Lâm cất tiếng gọi vào:
- Bối ơi! Ra mở cửa cho tụi anh vào Bối ơi.
Tôi có hơi ngạc nhiên và nghi ngờ, cho đến khi có một cô gái bước ra mở cửa cho chúng tôi vào thì lúc đó tôi mới nhận ra đó là chị Bối Bối (em của bác Dương). Tôi thầm nghĩ trong bụng…
“Tổ bà nó nhìn bà chế tính ra cũng đã ba mươi mấy rồi mà nhìn bã đẹp hú hồn vậy trời! …”
Khi chào hỏi với chú Lâm xong, chị Bối mới quay mặt sang nhìn tôi trong khi đó tôi thì cứ mãi đứng nhìn bã đến độ hồn đang ở nơi nao ý. Chị Bối vừa nhìn tôi vừa híp mắt ra dáng như đang đoán mò cái gì đó rồi không biết bã cóp bi chiêu “Ký đầu chánh hiệu của chú Lâm” bao giờ mà bã giáng xuống đầu tôi một phát rõ đau.
- Ui da…!
- Cái thằng quỷ! nhìn gì mà nhìn dữ vậy?
Tôi vừa xoa xoa đầu vừa thưa:
- Dạ… lâu quá không gặp chế, giờ nhìn vẫn vậy mà lại còn đẹp hơn trước nữa… nên… nên em…
Ông chú Lâm vừa nghe đã tính cho tôi thêm phát nữa vì cái tội gọi bà Bối Bối bằng chị, theo đúng ra bà chế Bối này của tôi là em ruột của bác Dương và tính ra cũng là bạn của chú Lâm mà tôi kêu bằng chị thì thật là vô lễ, may thay chị Bối vội ngăn ông chú nhà tôi lại, ra hiệu như không sao rồi nói chen vô.
- Bị hớp hồn rồi chớ gì, hớ hớ hớ… chế biết chế đẹp mà.
Vậy là cả ba người cùng nhau vào nhà rồi bàn chuyện cho nhau nghe, lúc đó tôi mới biết rằng sau khi tốt nghiệp rồi dạy học một thời gian dài, sau đó tình cờ gặp lại chú Lâm vậy là ổng rù quớn luôn bà chế Bối Bối của tôi đi theo phụ ổng cho công tác hành thiện và giải hạn giúp những người có người âm theo hay đại loại như giúp cho những gia chủ liên lạc với người thân đã khuất của họ.
Nói đoạn tôi tò mò hỏi bà chế:
- Tại sao đang yên đang lành chị lại theo ông chú Lâm vậy chị? em thấy dù sao thì nghề dạy học vẫn tốt hơn mà chị.
Chị Bối chỉ nhoẻn miệng cười nhẹ rồi đáp lời tôi với một cái giọng ngọt như mía lùi:
- Ahihi à thật ra thì chị cũng biết, nhưng vận mệnh sắp đặt rồi, người có căn thì luôn phải đi theo con đường đó.
- Ơ… chị… chị có căn ư?
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.