Chương 30:
Đông Tuyết
03/10/2024
Lúc đếm được đến môi thứ hai mươi ba thì chợt nghe có một vị khách đang ngồi ăn cháo hỏi: “Cô nương, cháo của cô sao lại không bị tanh? Thịt lươn cũng không hề bị nhớt chút nào. Ăn rất ngọt.” Ông ta ăn liên tiếp mấy miếng nữa. “Hôm qua vợ ta đi chợ thấy có người bán lươn nên cũng mua về làm thử, thế nhưng rửa bao nhiêu nước cũng không làm sao hết nhớt và tanh được.”
“Ông hỏi khéo thế! Đấy là bí quyết kiếm ăn của người ta, làm sao có thể dễ dàng nói cho người khác được?” Vị khách khác ngồi ngay bên cạnh nói.
“Nói cho ta thì đã làm sao?” Vị khách đầu tiên sẵng giọng.
“Ông nói buồn cười thật đấy! Nói cho ông rồi ông về mở quán cạnh tranh với người ta à?” Vị khách thứ hai không chịu thua.
Chi Giao không muốn mất tập trung, cố đếm nốt thêm bảy muôi cháo nữa rồi nói với Kiến Văn: “Của ngài xong rồi. Tổng tất cả là ba mươi đồng.”
Kiến Văn lấy tiền ra trả cho Chi Giao. Trước khi đi hắn còn nghe thấy nàng nói với người đàn ông kia: “Thật ra nếu muốn hết nhớt thì nên rửa lươn với chanh và muối. Còn nếu muốn hết tanh thì cần làm kỹ ruột mới được. Lúc tách thịt lươn ra, nhớ đừng để dính ruột lại.”
Nàng nói rất to, như thể sợ mọi người xung quanh không nghe rõ.
Gần như tất cả mọi người có mặt ở đó đều kinh ngạc nhìn nàng. Kiến Văn cũng không phải là ngoại lệ. Người con gái này điên rồi sao? Bỗng dưng lại đi kể vanh vách bí quyết làm ăn của mình như vậy?
“Ồ. Hoá ra là thế.” Vị khách đầu tiên lấy được bí kíp thì ngay lập tức mặt mày rạng rỡ vui vẻ, cười tươi như hoa. Ông ta đắc ý quay sang vị khách bên cạnh. “Anh thấy chưa, người ta đâu có xấu bụng như anh nghĩ.”
Vị khách kia không phục, vội hỏi Chi Giao: “Cô nương, bí quyết làm ăn của mình, sao cô để lộ dễ dàng như vậy? Những nhà khác cũng nấu được cháo như của cô rồi cô làm sao bán được hàng nữa?”
“Có gì đâu. Nếu mọi người không biết cách sơ chế con lươn cho đúng thì sẽ không nấu được món lươn ngon. Người ta sẽ cho rằng con lươn tanh ngòm, chẳng có gì đáng ăn. Tới lúc đó ai còn muốn tới thử cháo lươn của ta nữa.” Chi Giao mỉm cười. “Ta giúp mọi người cũng là giúp đỡ chính mình thôi. Hơn nữa, cái ta tiết lộ chỉ là bí quyết sơ chế lươn, để nấu được một nồi cháo ngon đúng vị còn phải chú ý rất nhiều điều.”
Ví dụ như nghệ không được cho quá nhiều sẽ bị hăng, gạo trước khi nấu thì phải rang qua, lươn sau khi tách thịt thì phải xào lên… Nàng tin rằng trước mắt những người ở đây sẽ tạm thời chưa thể tìm ra những bí quyết này. Ở thế kỷ hai mốt, công thức nấu ăn đầy rẫy trên mạng nhưng có phải ai làm theo công thức cũng nấu được món ngon đâu?
“Cái này gọi là thả con săn sắt, bắt con cá rô đây mà!” Vị khách cảm thán. “Cô thật là biết nhìn xa trông rộng, không tham bát mà bỏ mất mâm!”
Tuy hôm nay có tận hai nồi cháo nhưng vì một mình Kiến Văn đã mua tận nửa nồi nên Chi Giao bán cũng không lâu hơn ngày thường là bao. Bán xong, nàng lại mặt dày tới gõ cửa nhà Từ Bá để gửi mấy cái ghế đòn.
Vẫn là mẹ Từ Bá mở cửa nhận ghế của nàng. Lúc nàng đang định quay đi thì bỗng nghe bà gọi lại: “À, ta quên mất. Có phải sáng nay cháu vừa mới cho thằng Bá nhà ta một nồi cá kho đúng không? Cháu đợi ta một lát.”
Bà nói rồi quay vào nhà, rất nhanh đã quay trở lại với một cái nồi đất. Chi Giao có thể nhận ra được đây là cái nồi mà nàng đã đựng cá kho biếu Từ Bá. Mẹ hắn đem cái nồi đã được cọ rửa sạch sẽ cho Chi Giao, tươi cười nói: “Ban nãy thằng Bá về nhà kêu đói bụng nên ta đã nấu cơm cho nó ăn. Phong cách kho cá này mới lạ quá, lúc hâm cá ta đã thử qua, thấy mùi vị rất mới lạ. Không biết cháu học được ở đâu vậy?”
“Trước đây khi nhà cháu chưa sa cơ, cha cháu có quen một thương nhân ngoại quốc. Có đợt ông ấy lưu lại nhà cháu một thời gian. Vợ ông ấy đã dạy mấy người hầu trong nhà cháu nấu nhiều món ăn nước họ, cháu học lỏm cũng được một vài món.” Chi Giao tiếp tục lấy vị thương nhân ngoại quốc kia ra làm bia đỡ đạn.
Vừa lúc này, nàng thấy có bóng người đi từ trong nhà ra. Người chưa đi tới nơi đã nghe thấy tiếng nói oang oang.
“Ông hỏi khéo thế! Đấy là bí quyết kiếm ăn của người ta, làm sao có thể dễ dàng nói cho người khác được?” Vị khách khác ngồi ngay bên cạnh nói.
“Nói cho ta thì đã làm sao?” Vị khách đầu tiên sẵng giọng.
“Ông nói buồn cười thật đấy! Nói cho ông rồi ông về mở quán cạnh tranh với người ta à?” Vị khách thứ hai không chịu thua.
Chi Giao không muốn mất tập trung, cố đếm nốt thêm bảy muôi cháo nữa rồi nói với Kiến Văn: “Của ngài xong rồi. Tổng tất cả là ba mươi đồng.”
Kiến Văn lấy tiền ra trả cho Chi Giao. Trước khi đi hắn còn nghe thấy nàng nói với người đàn ông kia: “Thật ra nếu muốn hết nhớt thì nên rửa lươn với chanh và muối. Còn nếu muốn hết tanh thì cần làm kỹ ruột mới được. Lúc tách thịt lươn ra, nhớ đừng để dính ruột lại.”
Nàng nói rất to, như thể sợ mọi người xung quanh không nghe rõ.
Gần như tất cả mọi người có mặt ở đó đều kinh ngạc nhìn nàng. Kiến Văn cũng không phải là ngoại lệ. Người con gái này điên rồi sao? Bỗng dưng lại đi kể vanh vách bí quyết làm ăn của mình như vậy?
“Ồ. Hoá ra là thế.” Vị khách đầu tiên lấy được bí kíp thì ngay lập tức mặt mày rạng rỡ vui vẻ, cười tươi như hoa. Ông ta đắc ý quay sang vị khách bên cạnh. “Anh thấy chưa, người ta đâu có xấu bụng như anh nghĩ.”
Vị khách kia không phục, vội hỏi Chi Giao: “Cô nương, bí quyết làm ăn của mình, sao cô để lộ dễ dàng như vậy? Những nhà khác cũng nấu được cháo như của cô rồi cô làm sao bán được hàng nữa?”
“Có gì đâu. Nếu mọi người không biết cách sơ chế con lươn cho đúng thì sẽ không nấu được món lươn ngon. Người ta sẽ cho rằng con lươn tanh ngòm, chẳng có gì đáng ăn. Tới lúc đó ai còn muốn tới thử cháo lươn của ta nữa.” Chi Giao mỉm cười. “Ta giúp mọi người cũng là giúp đỡ chính mình thôi. Hơn nữa, cái ta tiết lộ chỉ là bí quyết sơ chế lươn, để nấu được một nồi cháo ngon đúng vị còn phải chú ý rất nhiều điều.”
Ví dụ như nghệ không được cho quá nhiều sẽ bị hăng, gạo trước khi nấu thì phải rang qua, lươn sau khi tách thịt thì phải xào lên… Nàng tin rằng trước mắt những người ở đây sẽ tạm thời chưa thể tìm ra những bí quyết này. Ở thế kỷ hai mốt, công thức nấu ăn đầy rẫy trên mạng nhưng có phải ai làm theo công thức cũng nấu được món ngon đâu?
“Cái này gọi là thả con săn sắt, bắt con cá rô đây mà!” Vị khách cảm thán. “Cô thật là biết nhìn xa trông rộng, không tham bát mà bỏ mất mâm!”
Tuy hôm nay có tận hai nồi cháo nhưng vì một mình Kiến Văn đã mua tận nửa nồi nên Chi Giao bán cũng không lâu hơn ngày thường là bao. Bán xong, nàng lại mặt dày tới gõ cửa nhà Từ Bá để gửi mấy cái ghế đòn.
Vẫn là mẹ Từ Bá mở cửa nhận ghế của nàng. Lúc nàng đang định quay đi thì bỗng nghe bà gọi lại: “À, ta quên mất. Có phải sáng nay cháu vừa mới cho thằng Bá nhà ta một nồi cá kho đúng không? Cháu đợi ta một lát.”
Bà nói rồi quay vào nhà, rất nhanh đã quay trở lại với một cái nồi đất. Chi Giao có thể nhận ra được đây là cái nồi mà nàng đã đựng cá kho biếu Từ Bá. Mẹ hắn đem cái nồi đã được cọ rửa sạch sẽ cho Chi Giao, tươi cười nói: “Ban nãy thằng Bá về nhà kêu đói bụng nên ta đã nấu cơm cho nó ăn. Phong cách kho cá này mới lạ quá, lúc hâm cá ta đã thử qua, thấy mùi vị rất mới lạ. Không biết cháu học được ở đâu vậy?”
“Trước đây khi nhà cháu chưa sa cơ, cha cháu có quen một thương nhân ngoại quốc. Có đợt ông ấy lưu lại nhà cháu một thời gian. Vợ ông ấy đã dạy mấy người hầu trong nhà cháu nấu nhiều món ăn nước họ, cháu học lỏm cũng được một vài món.” Chi Giao tiếp tục lấy vị thương nhân ngoại quốc kia ra làm bia đỡ đạn.
Vừa lúc này, nàng thấy có bóng người đi từ trong nhà ra. Người chưa đi tới nơi đã nghe thấy tiếng nói oang oang.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.