Chương 3: Tập 1: Luyện Thần - Chap 3
ĐÔNG PHONG
29/12/2021
Vậy là một cái chết thương tâm đã xảy ra ở làng quê yên bình ấy, còn gì đau lòng hơn người đầu bạc tiễn người đầu xanh. Con mất bố mẹ thì thành mồ côi, vợ mất chồng thì ra quả phụ, chồng mất vợ thì gọi là quan phu, nhưng còn bố mẹ mất con, biết gọi là gì? … Dân gian ta ngàn đời nay vẫn không có câu trả lời, bởi vì, có lẽ câu trả lời hợp lý nhất, đó là không có một từ ngữ nào đủ để miêu tả về nỗi đau đó cả, không một từ nào...
“Phụ bất bái tử” (cha không lạy con), con chết trước cha mẹ là nghịch cảnh, là bất hiếu, con chưa kịp báo hiếu cha mẹ đã trốn nợ đời, chẳng những cha mẹ không để tang con mà khi khâm liệm con còn phải quấn trên đầu tử thi một vòng khăn trắng. Nếu là đàn bà mà tứ thân phụ mẫu còn cả thì phải quấn đến hai vòng, có nghĩa là ở dưới cõi âm cũng để tang báo hiếu sẵn cho cha mẹ đang ở trên dương trần.
Còn gì đau hơn khi nghịch cảnh người chết để tang cho người con sống, còn người sống thì đang khóc tang cho người chết cơ chứ. Nhất là thằng cu Don, bố mẹ nó từ tận miền biển Tiền Hải – Thái Bình tới vùng này sinh sống, không họ hàng thân thích, sinh nó ở đây, bố mẹ nó không muốn nó quên đi quê hương, nên đặt tên nó là Don, để nó luôn ghi nhớ quê gốc mình ở đâu. Nó còn chưa kịp có em, nên cái tang lễ của nó cũng không một người bái tử, chỉ có vòng hoa trắng, tiếng nhị kéo, tiếng kèn thê lương vang vọng.
Khoảng 3h chiều, vì lớp học ôn thi đại học một buổi chỉ học một môn nên chiều nay Trần Phong được về sớm, vừa về đến nhà, hắn vất cặp sách sang bên rồi chạy thẳng sang nhà thằng cu Don, mẹ hắn không có nhà, chắc là cũng sang bên ấy hộ. Vừa sang tới nơi thì anh Cường vàng mã, đang giúp mấy bác trong thôn dựng cái rạp nên gọi hắn vào phụ.
- Ê! Phong, lại hộ anh cái, ối mẹ nó nặng quá
Trần Phong chạy tới đỡ, rồi hỏi dồn:
- Giờ tình hình thế nào anh, cần em phụ những gì?
- Chú đứng ở đây giữ cho anh cố định cái rạp, xong lát nữa đi cùng anh ra quán, xách hộ anh ít đồ mã cho nó…
Trần Phong phụ mọi người dựng rạp, trong lúc đó cũng nghe loáng thoáng được mấy bà đang ngồi làm bếp buôn chuyện nên cũng hóng được vài điều.
Bác Trai, bố thằng Don đang công tác ở trụ sở chính công ty thì nghe tin con mình bị nạn, lập tức từ Hà Nội bắt xe về, họ hàng nhà nó ở Thái Bình cũng đang qua. Chỉ có cô Hến là vừa mới được công an thả về. Đúng vậy, được công an thả về để lo tang sự cho thằng cu Don, vì cô Hến hiện đang là tình nghi số một về cái chết của nó. Trần Phong cũng không khỏi ngỡ ngàng, hắn cố dỏng tai lên để nghe cho tròn câu chuyện.
Đầu đuôi là thế này, sáng ngày, khi ông trưởng thôn còn vào xác nhận danh tính nạn nhân, ông đã xác định là thằng Don con nhà Trai Hến rồi, nhưng công an gọi cho cô mấy cuộc cô không nghe máy, họ dùng đến mấy số điện thoại gọi cô cũng không nghe máy, lại một lúc sau gọi lại thì không liên lạc được, như kiểu số điện thoại đã bị đầu bên kia chặn, rồi lúc ông trưởng thôn gọi cô mới nghe. Còn nữa, họ kiểm tra điện thoại của thằng cu Don, chỉ có một sim, không có danh bạ, chỉ có một số được gọi duy nhất, là số mẹ nó, chắc nó chỉ nhớ số mẹ nó. Có hơn 20 cuộc gọi đi, nhưng mẹ nó không bắt máy, cuộc gọi cuối cùng thì không liên lạc được, trong tin nhắn có một tin cầu cứu nó gửi đi còn chưa soạn hết: “Mẹ! Cứu co…” thì khi kiểm tra máy cô Hến, tin nhắn ấy đã vào mục tin hạn chế. Không những thế, tại hiện trường vụ tai nạn, công an họ khám xét và đưa ra kết luận, thằng cu Dọn bị đá đè chết thì rõ ràng rồi, hôm qua trời mưa to, rồi thằng cu Don trốn đi chơi điện tử một mình, lại đi qua lối đường mòn khu mỏ, chẳng may đá lở đè chết, nhưng sáng hôm sau tại hiện trường, lại có chi chít dấu chân, dấu chân ấy là của duy nhất một người, là thằng cu Don, đi hết từ đầu cổng này đến đầu cổng kia, vậy cái gì đã khiến nó cứ đi lòng vòng như vậy, dấu chân cứ đến gần đầu cổng bên này lại vòng ngược lại đi tới đầu cổng bên kia, nó đã phải đi lòng vòng trong đó không biết bao nhiều lần. Cái gì đã khiến nó phải như thế. Chưa hết, khám nghiệm xác thằng Don ngay tại hiện trường, nó bị đá đè ngang bụng, không thể thoát ra được, nhưng đó chưa phải chí mạng, phần người trên vẫn cử động được, vẫn dùng điện thoại cầu cứu được, nhưng khám xác nó thì nó bị đè từ dưới bụng lên đến đầu, nửa thân từ bụng đến đầu nát be nát bét, đội pháp y dù đã cố gắng nhưng không thể khôi phục được diện mạo của nó. Dường như có ai đó cố tình giết nó, đội pháp y kết luận, vì hòn đá được cố tình lăn từ bụng lên đầu một cách chậm rãi, nên mới có thể nghiền nát cơ thể nó như thế. Vậy câu hỏi được đặt ra, là ai đã làm điều ấy, ai có thể có sức mạnh lăn một hòn đá to như vậy, ai có thể tàn nhẫn cố tình nghiền nát một người đang sống vậy?.
Mọi người trong làng ai cũng hiểu và thông cảm cho cô Hến, không ai nghi ngờ cả nhưng với công an thì chuyện gì cũng có thể xảy ra. Cô Hến vẫn là nghi phạm số một, thảo nào có hai người mặc cảnh phục ngồi trong sân. Thật ra cũng không thiếu lời trách móc cô, mấy bà ngồi vừa làm cỗ đám ma vừa nói:
- Ôi giời ơi, giá bảo chủ tịch nọ, giám đốc kia đã đành, đây lại bày đặt cái kiểu sang chảnh, số lạ không nghe máy, khinh người quá à – Bà Lý nhà ông Luận mở màn
Bà Hành nhà Hành Khất tiếp lời:
- Tôi thì tôi có biết cái tính của cô ấy, thông cảm thì thông cảm nhưng cũng thấy …không được…
- Ừ! phải rồi bà, người ta gọi 1 lần, thì có thể là nhầm, gọi đến lần thứ 2, thôi thì tôi cứ cho là nhầm nữa đi, nhưng đã gọi đến lần thứ 3 với còn gọi nữa thì phải bắt máy, biết đâu họ không nhầm thì sao
- Đúng đấy!, mà nhầm thì đã sao, nhầm thì thôi, mình cũng có lúc gọi nhầm nữa mà, như tôi đây này, nhiều lúc tôi gọi cho thằng cu nhà tôi bằng cái máy bàn, số 0 với số 6 nó ghi trong quyển sổ còn nhìn không ra, cứ chổng đít lên gọi, gọi đến cuộc thứ 10 không bắt máy là suốt ruột lắm rồi, không biết nó có làm sao không, đang lo thì nó gọi về, tôi mới chửi cho trận vì cái tội không bắt máy làm bố mẹ mày lo, nó mới ngớ người bảo có thấy cuộc gọi nào đâu, thì tôi kiểm tra lại hóa ra nhầm số bà ạ…
- Haiz, chuyện này thì cô Hến ân hận cả đời, chỉ vì mình không nghe máy số lạ mà để con bị tai nạn chết, biết là vô tình nhưng mà… chẹp chẹp
Đang hóng chuyện tập trung lắm, nên có giọng nói nhẹ nhàng bên tai cũng làm Trần Phong giật mình:
- Anh Phong! Cho em qua nhờ tí!
Là em Ngân hàng xóm, phải rồi, nhà em Ngân cũng là hàng xóm quanh đây mà, ông Bình bà Yên còn đang chủ trì làm cỗ cho đám này, với dù sao cũng là hàng xóm láng giềng, sang giúp cũng là chuyện bình thường. Ở quê, dù đám cưới hay đám ma, trước đám chính thường có bữa cơm thợ, tức là gia chủ mời thợ và bà con họ hàng, làng xóm gần đấy dùng cơm, coi như lời cảm ơn vì đã giúp đỡ gia chủ trong lúc nhà có việc, ở đây là lúc tang gia bối rối. Nên bữa cơm thợ cũng đơn giản, không nhiều món như cỗ chính. Trần Phong thoáng ngớ người ra rồi né sang một bên, em Ngân cúi mặt bê xoong nước to đùng mới đun lách lách qua, nhưng đã đi gần khuất rồi mà hắn vẫn cứ ngơ ngẩn nhìn theo, anh Cường từ đâu tới huých vai hắn:
- Này! thằng háo sắc, con gái nhà người ta nuôi lớn bằng này… chú mày định thịt hả?
Trần Phong lắp bắp:
- Ở… Không… em…em …
- Thịt thì đã sao, con rể quý của ông Bình không thịt con gái ông ấy thì còn thịt ai – Ông Luận cũng đang phụ bắc rạp đứng gần đấy nghe thấy anh Cường nói vậy thì chõ mồm vào. Thấy anh Cường có vẻ chưa hiểu lắm, ông thêm:
- Bữa nào tao kể cho, giờ đi lấy hàng mã đi… - Rồi quay sang nói với Trần Phong: Khoai to không lo chết đói… nhể
Anh Cường nghe xong thì cười ra dấu OK với ông Luận, rồi kéo Trần Phong đi, 2 anh em nhảy lên con xe Wave tàu chạy ra cửa hàng, vừa đi anh Cường vừa nói:
- Ái chà nhất chú nhé, tán được em Ngân phải nói là ngon nhất cái làng này rồi, gái mới lớn thịt thơm lắm đấy, tranh thủ đi…
Trần Phong lấp liếm đi:
- Thôi anh, trêu từng cái, mấy ông già ngồi rảnh rỗi cứ tán chuyện linh tinh ấy mà
Nói thì nói thế thôi, chứ Trần Phong cũng đang sướng trong lòng lắm, vừa sướng vừa đê mê hưởng thụ, không phải vì tán được em Ngân, vì đã tán đâu mà được, cũng không phải vì được mọi người trêu thế mà thích, vì hắn cũng còn chưa hiểu đầu đuôi tại sao ông Luận lại nói thế. Mà vì vừa rồi, lúc em Ngân lách qua người hắn, một mùi hương thoang thoảng qua, êm dịu kỳ lạ, lần đầu tiên hắn được ngửi, hắn cứ cố nhớ lại mùi hương ấy mãi, hắn ước hắn được ngửi một lần nữa. Đó không phải mùi thức ăn, cũng không phải mùi nước hoa, có lẽ anh Cường nói đúng, đó là mùi hương của người con gái mới lớn. Công nhận thơm thật. Lại nói, phải lâu lắm rồi Trần Phong mới đứng gần em Ngân như vậy, Ngân bây giờ khác xưa rồi, mặt xinh, da trắng, môi hồng, người có lồi có lõm, thêm giọng nói nhu mì nhỏ nhẹ, khéo ăn khéo nói, đảm đang việc nhà thì cũng là đối tượng số một của đám thanh niên trong làng. Trần Phong tự nhủ trong đầu, phải kiếm cớ hít lại mùi hương đấy một lần nữa, hít cho đã thì thôi, mà không đã thì phải tìm cách lấy được em Ngân về làm vợ, bằng bất cứ giá nào. Cũng từ những suy nghĩ chớm nở ấy, hắn mới bắt đầu từ từ biết rõ thêm về tính cách của chính bản thân mình mà chưa từng bộc lộ.
…
Trong lúc hai anh em nhà kia đang đi lấy đồ mã, thì chú Trai và họ hàng bên phía Thái Bình cũng sang tới nơi, chú Trai thì khóc không thành tiếng, chú cắn chặt hàm răng của mình như thể không muốn tiếng khóc bật ra, dù sao giờ chú cũng là người phải chủ trì mọi việc, vẫn phải nuốt nước mắt xuống, bà nội bà ngoại thằng Don thì gào khóc vật vã bên quan tài, đòi cậy nắp quan tài ra để nhìn mặt thằng cháu vắn số lần cuối, dù sao thì thằng Don cũng là đích tôn, con đầu cháu hiếm. Nhưng bác Diển và ông thầy Tàu ngăn lại, bác Diển vừa giữ bà nội thằng Don vừa nói:
- Xin 2 bác nén đau thương, chứ cháu nó chết thảm, hình dạng không nguyên vẹn, bác có mở ra thì cũng chỉ nhìn thấy đống thịt mà thôi
Hình như biết mình nói thế là lỡ lời, chỉ tăng thêm đau khổ, cũng không biết phải nói thế nào để 2 bà không đòi cậy nắp quan tài ra, nhưng chắc bác Diển cũng hết cách nên đành vậy.
Hai bà nội ngoại nghe xong thì càng gào tợn hơn, vừa khóc vừa vỗ vào quan tài bôm bốp, riêng bà ngoại thì lôi thêm cô Hến ra chửi, nói gì thì bà cũng là mẹ cô ấy, ai không chửi được chứ bà thì bà chửi được:
- Ôi giời ơi cháu tôi, ông giời ơi sao không bắt cái thân già tôi đây này, sao lại bắt cháu tôi đi, rồi cái con mẹ vô dụng của nó nữa, ôi giời ơi, ăn no rửng mỡ, ở nhà rảnh rỗi thơ văn cho lắm vào, con gọi điện cầu cứu thì còn mải làm thơ, ôi giời đất ơi sao tôi lại khổ thế này…. ôi giời đất ơi…
Ông thầy Tàu quay sang chú Trai, đang đứng dựa lưng vào tường, chú cố quay mặt đi không nhìn vào quan tài của con mình mà nuốt nước mắt xuống, ông thầy Tàu nói:
- Chú vào an ủi cô ấy đi a, cổ cũng đau khổ lắm, chứ giờ mà nghe bà ngoại chửi thế khéo cổ nghĩ quẩn a, thôi chú vào đi, ngoài này để ngổ lo
Chú Trai nghe lời đang định vào buồng trong thì quay lại hỏi:
- À! Thưa thầy, thầy cho tôi hỏi, thường người chết đường chết chợ không được đem vào nhà, sao giờ con tôi lại….
Chưa nói hết câu, ông thầy Tàu giơ tay ngắt lời, ông gọi chú Trai và bác Diển ra một góc riêng để dễ nói chuyện, bác Diển biết cũng nên giới thiệu qua chút để chú Trai yên tâm:
- Chú Trai này, trước mắt là tôi chia buồn với chú đã, còn đây là sư phụ pháp sư người Tàu, tôi có duyên quen biết, cũng đã giúp gia đình nhà tôi nhiều việc âm dương, đang chơi ở nhà tôi thì xảy ra chuyện này nên cũng muốn góp chút công sức cho cháu nó yên nghỉ
Chú Trai quay sang, mặc dù đã biết từ trước, khi chú vừa về đã thấy ông thầy Tàu đang ngồi trước quan tài, mồm niệm lẩm bẩm cái gì đó, chú vẫn chắp tay hành lễ một cách vô thức như trong phim cổ trang, cũng có lẽ do ông thầy Tàu kia đang mặc bộ quần áo đũi kiểu tàu nên chú mới làm thế:
- Dạ thế gia đình tôi đội ơn thầy, chi phí thế nào thầy cứ nói để chúng tôi lo ạ
Ông thầy Tàu giơ tay ý ngăn lại và nói:
- Ày! Gia chủ cứ yên tâm, ngổ làm việc này tích đức, không phải tiền nong gì đâu, duy chỉ có việc này…. Có việc này không biết có nên nói với gia chủ không…
Ông thày Tàu đắn đo, chú Trai thấy vậy mới nói:
- Thầy cứ nói đi ạ, giờ con tôi mất rồi, còn chuyện gì đau khổ hơn nữa đâu
Đắn đo một lúc, ông thày Tàu mở lời:
- Đúng là người chết đường chết chợ thì không được phép đem xác vào nhà, có khi phải liệm ngoài cổng, chỉ đem về gần nhà coi như là thăm nhà lần cuối rồi đi chôn, để tránh điều xui xẻo ám vào những người còn dương thế, tức là nói thẳng ra là sợ bị trùng tang. Nhưng ngổ đã làm phép trên quan tài của thằng bé rồi, người chết thì chết rồi, hậu sự cũng nên chu đáo, vì vậy điều kiêng kị ấy không đáng nhắc đến
- Vâng, nhưng đấy là điều tốt chứ ạ – Chú Trai thắc mắc
Ông thày Tàu tiếp:
- Không phải, cái chính ở đây, ngổ đang cần 5 người, 1 người ngổ đã tìm được rồi, bây giờ chú chỉ cần tìm cho tôi 4 người thôi, nam nữ đều được, nhưng nữ thì phải tránh ngày kinh nguyệt ra, sinh vào ngày âm, tháng âm, tối nay trông linh cữu, nên là họ hàng thì càng tốt
Chú Trai không hiểu liền hỏi:
- Vâng, nhưng để làm gì ạ?
Ông thầy Tàu thở dài:
- Nói thật với chú, sáng ngày tại hiện trường tai nạn, ngổ thấy vong hồn thằng bé bị bọn ma quỷ gần đấy bắt xích lại, đánh đập dã man, giờ thủ tục cúng bái hương khói thế thôi chứ vong nó có về được đâu mà hưởng
Chú Trai đau lòng quá mà thốt lên, nắm chặt lấy hai cánh tay ông thầy Tàu:
- Thật… thật sao hả thầy, sao lại có chuyện đó được ạ
Sợ rằng chú Trai không tin, và cũng phần đang đau lòng mất con mà hành xử quá đáng với ông thầy Tàu, bác Diển nói chen vào:
- Chú Trai à, tôi với chú với chú Phục hàng xóm, 3 anh em mình cờ quạt với nhau bao nhiêu năm, tôi giới thiệu thì chú yên tâm đi, với lại thầy tôi làm không công, nên không lừa chú làm gì đâu
Chú Trai trấn tĩnh lại nói với ông thầy Tàu:
- Dạ thầy, thế giờ nhà tôi phải làm gì ạ
Ông thầy Tàu nói tiếp:
- Chú cứ chuẩn bị sẵn người cho ngổ, ngổ đã ghi trong tờ giấy này rồi, những ai sinh trong khoảng ngày này, tháng này, chú tìm cho ngổ, tối nay lúc gần nửa đêm ngổ sẽ tới chỗ hiện trường vụ án, cứu hồn cháu về, khi ngổ ra khỏi nhà thì chú cho 4 người ngồi quanh 4 góc quan tài, đến lúc ngổ về chắc chắn cần dùng đến.
- Thế, thưa thầy, tôi không phải nghi ngờ thầy, nhưng làm sao tôi biết thầy đã cứu được thằng bé ạ
- Việc cứu linh hồn thằng bé cũng là ngổ đang cố làm một việc trái ý trời, ngổ sẽ cố để cho hai cô chú được gặp thằng bé lần cuối. Còn về gặp như thế nào, cứ để tối nay ngổ về được đã rồi sẽ biết. Thôi giờ chú vào an ủi cô ấy đi, nhưng nhớ là không được để lộ chuyện này với ai, vì ngổ chỉ có thể cho cô chú gặp nó thôi, nhiều người ngổ không đủ sức với việc người âm nói chuyện trực tiếp với người dương là trái thiên đạo, lộ ra ngổ gánh không nổi.
Chú Trai chắp tay lạy ông thầy Tàu như tế sao, thiếu nước quỳ xuống đập đầu với ông ấy thôi:
- Lạy thầy, lạy thầy, tại con mải mê làm ăn mà đến con mình chết cũng không được nhìn mặt nó lần cuối, thầy cho 2 vợ chồng con được gặp con con, đại ân này cả đời con xin ghi nhớ
Chú Trai vì cảm động quá mà vô tình đổi sang xưng con, ông thầy đỡ tay chú mà nói:
- Thôi chú về làm theo ngổ dặn, muộn nhất là 10h tối nay phải đủ người, với vào nói nhỏ với cô ấy chuyện này, bảo cô ấy ăn uống vào, tối có sức mà gặp thằng bé.
Lần này thì chú Trai quỳ sụp xuống dập đầu với ông thầy Tàu, sau đó chú quay vào buồng trong, nơi cô Hến đang nằm đắp chăn khóc sụt sùi, mấy bà hàng xóm cũng đang an ủi, có bà còn xung phong ra ngoài đòi bịt mồm bà ngoại cu Don vào:
- Này bà ơi, bà ngoại Don ơi, thôi thì ai cũng đau lòng, ít ra con bà vẫn còn sống đấy, chứ con cô Hến chết rồi, bà đừng rủa cô ấy nữa, cô ấy nghĩ quẩn lại treo cổ lên đây thì bà ở đấy mà chửi tiếp nhé
Tưởng rằng sẽ có trận cãi nhau to, nhưng nói gì thì nói, ai cũng đau lòng, có trách thì trách ông trời thôi, nên không ai lên tiếng chửi bới cả, chỉ có tiếng kèn, tiếng nhị kéo thê lương với tiếng khóc lóc vật vã càng khiến cho đám tang thêm phần ảo não.
…
Quá 5 giờ chiều, cơm thợ đã xong xuôi hết, thường thì cơm thợ ăn sớm, để tối còn chuẩn bị bà con làng xóm sang phúng điếu, Trần Phong vừa cùng em Ngân bê mâm bát xong, không biết là đang giúp em Ngân hay đang lợi dụng để lại gần tranh thủ hít hít, nhưng có lẽ trong hoàn cảnh này, hắn cũng không mất liêm sỉ tới mức mà làm thế. Tuyệt nhiên chỉ thấy chăm chăm vào công việc, có lẽ tranh thủ tạo lại mối quan hệ thân thiết chăng. Chỉ có ông Bình vừa uống rượu với mấy ông bạn già vừa lườm lườm, mặc nhiên Trần Phong hắn cũng không biết điều đó. Ông Khất chạm chén với ông Bình cái Cách rồi nói:
- Đấy ông thấy thằng con rể tương lai của ông giỏi chưa, nó đang hộ vợ nó đấy
Ông Bình thì không nói gì, chỉ lẳng lặng một hơi hết cốc rượu.
Thu dọn xong xuôi, Trần Phong cũng về nhà tắm rửa, vừa mới tắm xong, còn đang mặc quần áo thì ông thày Tàu với bác Diển từ ngoài cổng đi vào, vừa đến giữa cửa phòng khách, bác Diển nói to:
- Ê! Thằng Phong con nhà Phục có nhà không, ra đây bác bảo
Trần Phong mặc vội bộ quần áo, thò cổ ra ngoài nói:
- Dạ bố cháu đi công tác tỉnh từ đêm qua rồi, có mỗi cháu ở nhà thôi, bác chờ tí cháu chạy sang đám tìm mẹ cháu
- Không! Bác tìm mày, chứ đâu có tìm mẹ mày, tìm mẹ mày thì có chuyện lớn đấy cháu ạ – Sau đó quay sang nói với ông thầy Tàu: “Thằng bé tên đầy đủ là Trần Phong, thằng bố nó là Trần Phục, nhà này từ thằng bố đến thằng con hình như chỉ thích đặt tên có 2 từ thôi, mẹ nó đẻ được mỗi nó thì tịt, nên nó không có anh em nào cả”
Ông thầy Tàu gật đầu rồi chưa chờ Trần Phong mời, đã tự bước chân vào phòng khách, nhìn ngó gian nhà một lượt rồi nói với giọng uy nghiêm:
- Tiểu tử, còn nhận ra ta không?
Trần Phong cúi đầu hành lễ, ông thày Tàu này khoảng trên 50 tuổi, nhưng đến bác Diển nhìn rõ ràng lớn tuổi hơn mà vẫn phải cung kính thì hắn lại càng phải lễ phép hơn:
- Dạ thưa thầy, cháu nhớ, chuyện sáng ngày…. Còn chưa cám ơn thầy!
Ông thầy Tàu chẳng nói chẳng rằng, tiến lại gần Trần Phong, đột nhiên, ông giơ tay túm lấy hạ bộ của hắn mà nắn nắn, rồi nói bằng một giọng biến thái:
- Ê hề hề! Trym to quá nhỉ?
Trần Phong giật nảy mình nhảy ra sau, có đánh chết hắn cũng không ngờ ông thầy pháp mà bác Diển mời tới nhìn đức cao vọng trọng như vậy lại biến thái thế, hắn chỉ tay:
- Thầy…thầy, lão già biến thái, không ngờ lão lại là người như vậy
Ông thầy Tàu vuốt tí râu lún phún dưới cằm cười:
- Hè hè! Dương khí quá nhiều, phải thải bớt ra, đi theo ta, ta chỉ cho
Trần Phong vừa chỉ ông thầy nói, vừa quay sang nhìn bác Diển như thể trách “Bác đang đem cái của nợ gì đến nhà cháu thế này”:
- Biến…biến thái, ông ra khỏi nhà tôi, tôi không phải loại thích đàn ông, nhất là một gã còn hơn tuổi bố tôi, ông … ông…
Bác Diển thấy tình hình có vẻ không thuận lợi như dự tính, bác chen ngang:
- Ấy, cháu bình tĩnh, thầy làm gì là có lý của thầy, cháu nghĩ bác như thế nào mà lại mời thầy đến đây để làm cái chuyện ấy – Bác Diển vẫy tay gọi Trần Phong lại gần: Cứ ngồi xuống đây, nhà cháu mà, từ từ rồi thầy giải thích
Trần Phong lại gần bàn uống nước, cũng không dám ngồi mà chỉ đứng cạnh ghế đối diện, lúc này thì ông thầy Tàu đã an tọa trên ghế, ông tự rót nước cho mình rồi nói:
- Tiểu tử nhà ngươi, sáng ngày ta vừa cứu ngươi một mạng, có phải ngươi nên trả lễ cho ta không
Việc sáng ngày, tuy rằng là vấn đề tâm linh, chỉ có Trần Phong với ông thầy biết, có thể bác Diển cũng biết nhưng nói gì thì nói, cảm giác của hắn là thật, hình ảnh hắn trông thấy vẫn ám ảnh hắn đến bây giờ, nên không thể phủ nhận việc ông thầy Tàu đã cứu hắn. Trần Phong vẫn đứng nép sau ghế nói:
- Ông… ông muốn tôi trả lễ cho ông thế nào?
- Đúng 12h đêm nay đi cùng ta ra ngoài có việc
Trần Phong lúc này nhảy dựng lên:
- Việc, việc gì lúc nửa đêm, lại còn đi với một ông lão biến thái, ông nghĩ ra nhiều trò vậy cơ à
Lúc này ông thầy Tàu mới cười phá lên:
- Hà hà, có lẽ không nói tường tận với tiểu tử nhà ngươi thì không yên chuyện
Nói rồi, ông thầy Tàu mới kể lại kế hoạch vừa bàn với chú Trai về việc tối nay đi cứu hồn thằng cu Don, thì ra một người mà ông ấy tìm thấy rồi là Trần Phong, hắn nghe xong mà không khỏi thắc mắc:
- Tại sao? Tại sao lại là tôi?
Ông thầy Tàu ngả người ra ghế mà nói:
- Ngươi là người cuối cùng gặp nó, tối qua nó không qua nhà bạn mà một mình đi chơi điện tử qua lối đường ấy, vì thế tiểu tử ngươi có mối liên hệ gần với nó nhất, sẽ rất dễ nhìn thấy nó, cũng vì thế sáng ngày ngươi mới suýt bị lũ tiểu quỷ dọa cho suýt mất hồn phách, may mà ta ra tay kịp thời đó a
- Nhưng… tôi…
Trần Phong chưa nói xong thì ông thầy ngắt lời:
- Tiểu tử ngươi yên tâm, đi với ta không phải lo, ta cần ngươi làm người dẫn dắt thì mới tới được chỗ linh hồn thằng bé đang bị bắt, ta sẽ đem ngươi an toàn trở về…
Trần Phong cúi đầu suy nghĩ, nói gì thì nói, chuyện tâm linh đâu có đùa được, từ tối qua đến giờ hắn đã gặp bao nhiêu chuyện rồi, giờ lại nửa đêm đi tới hiện trường án mạng nữa, có thể mất mạng như chơi, đâu phải nói đến là đến, nói đi là đi. Nhưng tình nghĩa anh em với thằng Don thì sao, nhà hắn có mình hắn, nhà Don cũng có mình nó, hai anh em lớn lên với nhau như hai anh em ruột, có phúc cùng hưởng, có họa cùng chịu, chỉ thiếu mỗi điều chúng nó cắt máu ăn thề rằng: Không sinh cùng ngày cùng tháng cùng năm nhưng nguyện chết cùng ngày cùng tháng cùng năm nữa thôi. Mà giờ hắn cũng chẳng dám. Như hiểu được suy nghĩ trong đầu Trần Phong, ông thầy Tàu đánh mắt ra hiệu cho bác Diển, bác Diển cúi đầu gật một cái rồi chạy ra ngoài không biết đi đâu. Một lúc sau thấy bác Diển cùng chú Trai sang, vừa vào đến cửa, Trần Phong còn chưa kịp chào, chú Trai đã quỳ sụp xuống trước mặt hắn mà van xin khiến hắn cũng vội chạy lại đỡ:
- Chú xin cháu, cháu cũng nghe thầy nói rồi, lỗi tại cô chú, giờ lại phải nhờ cậy cháu để chú được gặp em nó lần cuối, chú xin cháu, chú lạy cháu
Vừa nói chú Trai vừa dập đầu lia lịa, Trần Phong vội vàng đỡ chú Trai dậy nhưng đỡ thế nào chú cũng không chịu đứng lên, hắn buộc phải chấp nhận:
- Vâng! cháu nghe chú, cháu đồng ý, chú đứng lên đã, cháu sẽ đi với thầy đem em nó về, chú yên tâm đi
Thấy Trần Phong nhận lời chú Trai mới chịu đứng lên, chú cám ơn rối rít rồi chạy về nhà lo tiếp hậu sự. Chú đi khuất rồi Trần Phong mới thở dài, quay sang ông thầy Tàu nói:
- Tôi nhận lời rồi, giờ tôi phải làm gì
Ông thầy Tàu gật đầu đắc ý nói:
- Tiểu tử ngươi nghĩa khí lắm, giờ ngươi sang bên đám, vào bếp kiếm mấy củ gừng đập dập rồi đun với nước tắm cho sạch, 12h đêm ta khắc gọi. Còn nữa, đi nhớ đem theo con hình nhân đồ chơi của nó
Trần Phong quay ngoắt sang, nhìn ông thầy Tàu đầy nghi hoặc:
- Con hình nhân đồ chơi, không lẽ ông nói con siêu nhân chặn giấy, tại sao ông biết thằng cu Don tặng tôi con siêu nhân đấy
Ông thầy Tàu lại cười phá lên, vuốt vuốt tí râu:
- Hà hà, ta trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, gi gỉ gì gi có cái gì là không biết, rồi người sẽ hiểu thôi
Đến nước này thì cái lý do ấy đối với Trần Phong lại quá dễ để chấp nhận, hắn nói:
- Nếu đã phải hợp tác với nhau, ít ra thầy cũng nên nói cho tôi biết chút ít về thầy chứ nhỉ?
Bác Diển đứng cạnh liền lên tiếng: “Chuyện này…” thì ông thầy Tàu ngăn lại:
- Được, tiểu tử nhà ngươi cũng hay lắm, không phải ai cũng biết đích xác về ta, ta sẽ phá lệ một lần kể cho ngươi chút chuyện vậy
Thì ra ông thầy Tàu này là con lai Hoa Việt, đời cụ ông cụ bà của thầy là người Việt, thời đó vẫn còn chế độ phong kiến cuối cùng là nhà Nguyễn, vì chiến tranh mà lưu lạc sang bên Trung sinh sống, đẻ ra ông nội thầy tuy sống bên Trung nhưng vẫn thuần dòng máu Việt, vẫn nói được tiếng Việt, rồi ông nội thầy lấy một bà cũng trong cộng đồng người Việt bên ấy, nên đến đời bố thầy thì vẫn chuẩn dòng máu Việt, nhưng bố thầy thì không nói được tiếng Việt nữa, vì cuộc sống tiếp xúc với người Hoa thường xuyên mà quê nhà thì cách 3 đời rồi nên cũng không có ấn tượng gì với đất Việt cả, bố thầy lấy mẹ thầy là người Hoa, nên giờ thầy là con lai Hoa Việt, nhưng từ nhỏ thầy đã thích chơi với ông nội bà nội, cũng chính ông nội chỉ cho thầy về chuyện âm dương, được ăn những món ăn thuần Việt ông bà nội làm, được tiếp xúc với văn hóa Việt qua nếp sống của ông bà nên thầy mới nói được tiếng Việt, tuy không chuẩn nhưng nghe được và thầy mới dễ hòa nhập với người Việt bên này.
Nghe xong, Trần Phong cũng hiểu ra vài điều, hắn hỏi tiếp:
- Vậy, tên thầy…à không, phải nói là: “Xin hỏi quý danh của thầy là gì ạ”
Ông thầy lại vuốt cằm mà nói, nhưng không vào chủ đề ngay:
- Ta có tu, có thể gọi là tu hành giả, nhưng không phải tu tiên như trong phim, không phải tu đạo, cũng không phải tu phật
Trần Phong cợt nhả:
- Thế là tu gì, thầy tu hú à
Ông thầy Tàu nhếch miệng cười:
- Tiểu tử vô lễ, không vì tối nay cần dùng đến ngươi thì ta sẽ không ngồi đây nghe ngươi nói đâu – Ông cầm chén uống một ngụm nước rồi tiếp: “Nhưng ngươi nói cũng đúng, gần như tu hú vậy”
Trần Phong ngớ người ra, thì ông thầy Tàu lại nói:
- Ta cũng có tên Việt do ông nội đặt, tên ta cũng chính là đạo tu của ta, người ta tu thì có nhiều cái không, không rượu không thịt, nhất là không Sắc, nhưng ta tu thì lại cần Sắc, vậy nên tên ta là Tu – Sắc – Tú, người ta gọi ta là A Tú, ngươi có thể gọi là thầy Tú
Trần Phong bật ngửa người, ối giời ạ, có mỗi cái tên Tú thôi mà ông lòng vòng lắm thế không biết, lại còn Sắc với không Sắc:
- Vâng thôi được rồi, vậy tôi xin gọi thầy là thầy Tú vậy
Vừa nói xong, thì trên tầng 2 truyền đến tiếng bước chân bình bịch chạy xuống, anh Cường vàng mã vừa rồi uống có quá chén, được Trần Phong đưa lên phòng nằm nghỉ, không biết đã tỉnh hay chưa mà chạy xuống phòng khách cái là tới ngay chỗ ông thầy tu sắc Tú ấy mà quỳ xuống hành lễ, giọng run rẩy:
- Thầy… thầy, à không sư phụ, xin sư phụ hãy nhận con làm đệ tử, xin hãy nhận con làm đệ tử
Trần Phong mắt chữ A mồm chữ O ngạc nhiên với hành động ấy, thầm nghĩ anh Cường có say thì cũng chỉ phê phê tí thôi, chứ đâu phải mất hết lý trí như thế này chứ, bác Diển đứng sau thầy Tú đang định ra ngăn lại thì thầy giơ tay ra hiệu dừng, thầy cúi xuống nói với anh Cường với giọng uy nghiêm ban đầu:
- Nãy giờ ngươi nghe thấy hết rồi hả?
- Dạ vâng, con định ngủ nhưng không ngủ được, đã vô tình nghe thấy cuộc nói chuyện từ lúc thầy sang đây, xin thầy hãy nhận con làm đệ tử
Thầy Tú vẫn nghiêm giọng:
- Tại sao ta lại phải nhận cậu làm đệ tử
Lúc này anh Cường mới ngẩng lên mà kể về mình. Bố mẹ anh Cường mất vì tai nạn giao thông khi anh còn đang học đại học, anh có một đứa em gái năm nay 16, hình như cũng học cùng với em Ngân, nhà anh Cường có truyền thống làm vàng mã từ đời cụ kị xa lắm rồi, thế nên cơ ngơi nhà anh cũng được lắm, nói là giàu có thì không phải, nhưng so với làng xóm xung quanh thì anh chỉ cần nối nghiệp nhà thôi cũng đủ no ấm rồi. Tuy rằng cả xã cả làng có mình nhà anh làm vàng mã, nhưng từ lúc anh tiếp quản cơ nghiệp gia đình đến giờ đều không thấy khởi sắc, buôn bán èo uột, thu nhập càng ngày càng giảm, đơn đặt hàng cũng ít đi nhiều, lại còn phải chi trả lương hàng tháng cho thợ xưởng, rồi nuôi em gái đang ăn học. Anh muốn học thầy Tú cái mánh gì đó, hoặc xin thầy chỉ cho một loại bùa chú gì đó để kéo vận của mình lên, để cơ nghiệp truyền đời của nhà anh không vì đến tay anh mà sụp đổ.
Thầy Tú nghe xong cũng xuôi xuôi, thầy chưa đồng ý ngay nhưng cũng chỉ ra vài điều, cơ mà nó lại khá chung chung:
- Được rồi, dù vô tình hay cố ý thì cậu cũng có duyên với ta, ta chưa thể nhận cậu làm đệ tử, vì ta còn phải để cậu thử qua vài vòng khảo hạch đã, muốn thay đổi vận mệnh thì phải thay đổi con người, phải thay đổi tư duy, phải thay đổi môi trường sống thì mới được
Anh Cường vừa bái lạy thầy cứ như kiểu vừa được khai sáng xong, thầy Tú nói tiếp:
- Giờ ta giao cho cậu một việc, coi như là bước khảo hạch đầu tiên, nhưng ta nói trước, dù có làm được hay không thì đây mới là bước đầu tiên, ta chưa chắc từ chối và cũng chưa chắc đồng ý cậu làm đệ tử hay không, nên hãy cố làm cho tốt
Anh Cường đứng phắt dậy, gật đầu mừng rỡ:
- Vâng, xin sư phụ cứ giao việc cho con ạ, con sẽ cố hết sức
- Đừng gọi ta là sư phụ vội, gọi là thầy Tú được rồi
Sau đó thầy Tú móc trong túi nải đang để bên cạnh ra một tờ giấy, trong tờ giấy vẽ một hình thù kỳ dị, Trần Phong cũng ngỏng cổ vào xem, nhìn kỹ ra thì giống như hình quỷ sai, thầy Tú nói tiếp:
- Từ giờ đến muộn nhất là 10h đêm nay, cậu phải làm cho ta năm hình nhân theo hình dáng này, bé bằng con búp bê thôi, nhớ kỹ, trước khi làm chỉ được ngồi một mình làm, không cần đóng cả cửa sổ nhưng phải ngồi một mình trong phòng, thắp ba nén hương lên, hương cháy thì làm, khi cháy hết thì phải dừng, nếu chưa xong thì lại đốt tiếp ba nén hương nữa rồi mới tiếp tục làm. Tuyệt đối không được làm lúc hương cháy hết. Nghe rõ chưa, đem đến cho ta trước 10h đêm nay.
Nghe xong anh Cường vái chào thầy Tú rồi xin phép về cửa hàng luôn để làm cho kịp, bác Diển với Trần Phong thì đực mặt ra, bác Diển đang định lên tiếng thì thầy Tú lại ngăn lại tiếp, Trần Phong liền tranh thủ:
- Vậy giờ tôi phải làm gì hả thầy
Ông thầy nhắc lại:
- Ta vừa nói rồi, giờ đi tìm thật nhiều gừng, có sả nữa thì càng tốt, sang nhà bếp bên đám kia mà tìm, đỡ mất thời gian, rồi đun một nồi nước to mà tắm đi
“Phụ bất bái tử” (cha không lạy con), con chết trước cha mẹ là nghịch cảnh, là bất hiếu, con chưa kịp báo hiếu cha mẹ đã trốn nợ đời, chẳng những cha mẹ không để tang con mà khi khâm liệm con còn phải quấn trên đầu tử thi một vòng khăn trắng. Nếu là đàn bà mà tứ thân phụ mẫu còn cả thì phải quấn đến hai vòng, có nghĩa là ở dưới cõi âm cũng để tang báo hiếu sẵn cho cha mẹ đang ở trên dương trần.
Còn gì đau hơn khi nghịch cảnh người chết để tang cho người con sống, còn người sống thì đang khóc tang cho người chết cơ chứ. Nhất là thằng cu Don, bố mẹ nó từ tận miền biển Tiền Hải – Thái Bình tới vùng này sinh sống, không họ hàng thân thích, sinh nó ở đây, bố mẹ nó không muốn nó quên đi quê hương, nên đặt tên nó là Don, để nó luôn ghi nhớ quê gốc mình ở đâu. Nó còn chưa kịp có em, nên cái tang lễ của nó cũng không một người bái tử, chỉ có vòng hoa trắng, tiếng nhị kéo, tiếng kèn thê lương vang vọng.
Khoảng 3h chiều, vì lớp học ôn thi đại học một buổi chỉ học một môn nên chiều nay Trần Phong được về sớm, vừa về đến nhà, hắn vất cặp sách sang bên rồi chạy thẳng sang nhà thằng cu Don, mẹ hắn không có nhà, chắc là cũng sang bên ấy hộ. Vừa sang tới nơi thì anh Cường vàng mã, đang giúp mấy bác trong thôn dựng cái rạp nên gọi hắn vào phụ.
- Ê! Phong, lại hộ anh cái, ối mẹ nó nặng quá
Trần Phong chạy tới đỡ, rồi hỏi dồn:
- Giờ tình hình thế nào anh, cần em phụ những gì?
- Chú đứng ở đây giữ cho anh cố định cái rạp, xong lát nữa đi cùng anh ra quán, xách hộ anh ít đồ mã cho nó…
Trần Phong phụ mọi người dựng rạp, trong lúc đó cũng nghe loáng thoáng được mấy bà đang ngồi làm bếp buôn chuyện nên cũng hóng được vài điều.
Bác Trai, bố thằng Don đang công tác ở trụ sở chính công ty thì nghe tin con mình bị nạn, lập tức từ Hà Nội bắt xe về, họ hàng nhà nó ở Thái Bình cũng đang qua. Chỉ có cô Hến là vừa mới được công an thả về. Đúng vậy, được công an thả về để lo tang sự cho thằng cu Don, vì cô Hến hiện đang là tình nghi số một về cái chết của nó. Trần Phong cũng không khỏi ngỡ ngàng, hắn cố dỏng tai lên để nghe cho tròn câu chuyện.
Đầu đuôi là thế này, sáng ngày, khi ông trưởng thôn còn vào xác nhận danh tính nạn nhân, ông đã xác định là thằng Don con nhà Trai Hến rồi, nhưng công an gọi cho cô mấy cuộc cô không nghe máy, họ dùng đến mấy số điện thoại gọi cô cũng không nghe máy, lại một lúc sau gọi lại thì không liên lạc được, như kiểu số điện thoại đã bị đầu bên kia chặn, rồi lúc ông trưởng thôn gọi cô mới nghe. Còn nữa, họ kiểm tra điện thoại của thằng cu Don, chỉ có một sim, không có danh bạ, chỉ có một số được gọi duy nhất, là số mẹ nó, chắc nó chỉ nhớ số mẹ nó. Có hơn 20 cuộc gọi đi, nhưng mẹ nó không bắt máy, cuộc gọi cuối cùng thì không liên lạc được, trong tin nhắn có một tin cầu cứu nó gửi đi còn chưa soạn hết: “Mẹ! Cứu co…” thì khi kiểm tra máy cô Hến, tin nhắn ấy đã vào mục tin hạn chế. Không những thế, tại hiện trường vụ tai nạn, công an họ khám xét và đưa ra kết luận, thằng cu Dọn bị đá đè chết thì rõ ràng rồi, hôm qua trời mưa to, rồi thằng cu Don trốn đi chơi điện tử một mình, lại đi qua lối đường mòn khu mỏ, chẳng may đá lở đè chết, nhưng sáng hôm sau tại hiện trường, lại có chi chít dấu chân, dấu chân ấy là của duy nhất một người, là thằng cu Don, đi hết từ đầu cổng này đến đầu cổng kia, vậy cái gì đã khiến nó cứ đi lòng vòng như vậy, dấu chân cứ đến gần đầu cổng bên này lại vòng ngược lại đi tới đầu cổng bên kia, nó đã phải đi lòng vòng trong đó không biết bao nhiều lần. Cái gì đã khiến nó phải như thế. Chưa hết, khám nghiệm xác thằng Don ngay tại hiện trường, nó bị đá đè ngang bụng, không thể thoát ra được, nhưng đó chưa phải chí mạng, phần người trên vẫn cử động được, vẫn dùng điện thoại cầu cứu được, nhưng khám xác nó thì nó bị đè từ dưới bụng lên đến đầu, nửa thân từ bụng đến đầu nát be nát bét, đội pháp y dù đã cố gắng nhưng không thể khôi phục được diện mạo của nó. Dường như có ai đó cố tình giết nó, đội pháp y kết luận, vì hòn đá được cố tình lăn từ bụng lên đầu một cách chậm rãi, nên mới có thể nghiền nát cơ thể nó như thế. Vậy câu hỏi được đặt ra, là ai đã làm điều ấy, ai có thể có sức mạnh lăn một hòn đá to như vậy, ai có thể tàn nhẫn cố tình nghiền nát một người đang sống vậy?.
Mọi người trong làng ai cũng hiểu và thông cảm cho cô Hến, không ai nghi ngờ cả nhưng với công an thì chuyện gì cũng có thể xảy ra. Cô Hến vẫn là nghi phạm số một, thảo nào có hai người mặc cảnh phục ngồi trong sân. Thật ra cũng không thiếu lời trách móc cô, mấy bà ngồi vừa làm cỗ đám ma vừa nói:
- Ôi giời ơi, giá bảo chủ tịch nọ, giám đốc kia đã đành, đây lại bày đặt cái kiểu sang chảnh, số lạ không nghe máy, khinh người quá à – Bà Lý nhà ông Luận mở màn
Bà Hành nhà Hành Khất tiếp lời:
- Tôi thì tôi có biết cái tính của cô ấy, thông cảm thì thông cảm nhưng cũng thấy …không được…
- Ừ! phải rồi bà, người ta gọi 1 lần, thì có thể là nhầm, gọi đến lần thứ 2, thôi thì tôi cứ cho là nhầm nữa đi, nhưng đã gọi đến lần thứ 3 với còn gọi nữa thì phải bắt máy, biết đâu họ không nhầm thì sao
- Đúng đấy!, mà nhầm thì đã sao, nhầm thì thôi, mình cũng có lúc gọi nhầm nữa mà, như tôi đây này, nhiều lúc tôi gọi cho thằng cu nhà tôi bằng cái máy bàn, số 0 với số 6 nó ghi trong quyển sổ còn nhìn không ra, cứ chổng đít lên gọi, gọi đến cuộc thứ 10 không bắt máy là suốt ruột lắm rồi, không biết nó có làm sao không, đang lo thì nó gọi về, tôi mới chửi cho trận vì cái tội không bắt máy làm bố mẹ mày lo, nó mới ngớ người bảo có thấy cuộc gọi nào đâu, thì tôi kiểm tra lại hóa ra nhầm số bà ạ…
- Haiz, chuyện này thì cô Hến ân hận cả đời, chỉ vì mình không nghe máy số lạ mà để con bị tai nạn chết, biết là vô tình nhưng mà… chẹp chẹp
Đang hóng chuyện tập trung lắm, nên có giọng nói nhẹ nhàng bên tai cũng làm Trần Phong giật mình:
- Anh Phong! Cho em qua nhờ tí!
Là em Ngân hàng xóm, phải rồi, nhà em Ngân cũng là hàng xóm quanh đây mà, ông Bình bà Yên còn đang chủ trì làm cỗ cho đám này, với dù sao cũng là hàng xóm láng giềng, sang giúp cũng là chuyện bình thường. Ở quê, dù đám cưới hay đám ma, trước đám chính thường có bữa cơm thợ, tức là gia chủ mời thợ và bà con họ hàng, làng xóm gần đấy dùng cơm, coi như lời cảm ơn vì đã giúp đỡ gia chủ trong lúc nhà có việc, ở đây là lúc tang gia bối rối. Nên bữa cơm thợ cũng đơn giản, không nhiều món như cỗ chính. Trần Phong thoáng ngớ người ra rồi né sang một bên, em Ngân cúi mặt bê xoong nước to đùng mới đun lách lách qua, nhưng đã đi gần khuất rồi mà hắn vẫn cứ ngơ ngẩn nhìn theo, anh Cường từ đâu tới huých vai hắn:
- Này! thằng háo sắc, con gái nhà người ta nuôi lớn bằng này… chú mày định thịt hả?
Trần Phong lắp bắp:
- Ở… Không… em…em …
- Thịt thì đã sao, con rể quý của ông Bình không thịt con gái ông ấy thì còn thịt ai – Ông Luận cũng đang phụ bắc rạp đứng gần đấy nghe thấy anh Cường nói vậy thì chõ mồm vào. Thấy anh Cường có vẻ chưa hiểu lắm, ông thêm:
- Bữa nào tao kể cho, giờ đi lấy hàng mã đi… - Rồi quay sang nói với Trần Phong: Khoai to không lo chết đói… nhể
Anh Cường nghe xong thì cười ra dấu OK với ông Luận, rồi kéo Trần Phong đi, 2 anh em nhảy lên con xe Wave tàu chạy ra cửa hàng, vừa đi anh Cường vừa nói:
- Ái chà nhất chú nhé, tán được em Ngân phải nói là ngon nhất cái làng này rồi, gái mới lớn thịt thơm lắm đấy, tranh thủ đi…
Trần Phong lấp liếm đi:
- Thôi anh, trêu từng cái, mấy ông già ngồi rảnh rỗi cứ tán chuyện linh tinh ấy mà
Nói thì nói thế thôi, chứ Trần Phong cũng đang sướng trong lòng lắm, vừa sướng vừa đê mê hưởng thụ, không phải vì tán được em Ngân, vì đã tán đâu mà được, cũng không phải vì được mọi người trêu thế mà thích, vì hắn cũng còn chưa hiểu đầu đuôi tại sao ông Luận lại nói thế. Mà vì vừa rồi, lúc em Ngân lách qua người hắn, một mùi hương thoang thoảng qua, êm dịu kỳ lạ, lần đầu tiên hắn được ngửi, hắn cứ cố nhớ lại mùi hương ấy mãi, hắn ước hắn được ngửi một lần nữa. Đó không phải mùi thức ăn, cũng không phải mùi nước hoa, có lẽ anh Cường nói đúng, đó là mùi hương của người con gái mới lớn. Công nhận thơm thật. Lại nói, phải lâu lắm rồi Trần Phong mới đứng gần em Ngân như vậy, Ngân bây giờ khác xưa rồi, mặt xinh, da trắng, môi hồng, người có lồi có lõm, thêm giọng nói nhu mì nhỏ nhẹ, khéo ăn khéo nói, đảm đang việc nhà thì cũng là đối tượng số một của đám thanh niên trong làng. Trần Phong tự nhủ trong đầu, phải kiếm cớ hít lại mùi hương đấy một lần nữa, hít cho đã thì thôi, mà không đã thì phải tìm cách lấy được em Ngân về làm vợ, bằng bất cứ giá nào. Cũng từ những suy nghĩ chớm nở ấy, hắn mới bắt đầu từ từ biết rõ thêm về tính cách của chính bản thân mình mà chưa từng bộc lộ.
…
Trong lúc hai anh em nhà kia đang đi lấy đồ mã, thì chú Trai và họ hàng bên phía Thái Bình cũng sang tới nơi, chú Trai thì khóc không thành tiếng, chú cắn chặt hàm răng của mình như thể không muốn tiếng khóc bật ra, dù sao giờ chú cũng là người phải chủ trì mọi việc, vẫn phải nuốt nước mắt xuống, bà nội bà ngoại thằng Don thì gào khóc vật vã bên quan tài, đòi cậy nắp quan tài ra để nhìn mặt thằng cháu vắn số lần cuối, dù sao thì thằng Don cũng là đích tôn, con đầu cháu hiếm. Nhưng bác Diển và ông thầy Tàu ngăn lại, bác Diển vừa giữ bà nội thằng Don vừa nói:
- Xin 2 bác nén đau thương, chứ cháu nó chết thảm, hình dạng không nguyên vẹn, bác có mở ra thì cũng chỉ nhìn thấy đống thịt mà thôi
Hình như biết mình nói thế là lỡ lời, chỉ tăng thêm đau khổ, cũng không biết phải nói thế nào để 2 bà không đòi cậy nắp quan tài ra, nhưng chắc bác Diển cũng hết cách nên đành vậy.
Hai bà nội ngoại nghe xong thì càng gào tợn hơn, vừa khóc vừa vỗ vào quan tài bôm bốp, riêng bà ngoại thì lôi thêm cô Hến ra chửi, nói gì thì bà cũng là mẹ cô ấy, ai không chửi được chứ bà thì bà chửi được:
- Ôi giời ơi cháu tôi, ông giời ơi sao không bắt cái thân già tôi đây này, sao lại bắt cháu tôi đi, rồi cái con mẹ vô dụng của nó nữa, ôi giời ơi, ăn no rửng mỡ, ở nhà rảnh rỗi thơ văn cho lắm vào, con gọi điện cầu cứu thì còn mải làm thơ, ôi giời đất ơi sao tôi lại khổ thế này…. ôi giời đất ơi…
Ông thầy Tàu quay sang chú Trai, đang đứng dựa lưng vào tường, chú cố quay mặt đi không nhìn vào quan tài của con mình mà nuốt nước mắt xuống, ông thầy Tàu nói:
- Chú vào an ủi cô ấy đi a, cổ cũng đau khổ lắm, chứ giờ mà nghe bà ngoại chửi thế khéo cổ nghĩ quẩn a, thôi chú vào đi, ngoài này để ngổ lo
Chú Trai nghe lời đang định vào buồng trong thì quay lại hỏi:
- À! Thưa thầy, thầy cho tôi hỏi, thường người chết đường chết chợ không được đem vào nhà, sao giờ con tôi lại….
Chưa nói hết câu, ông thầy Tàu giơ tay ngắt lời, ông gọi chú Trai và bác Diển ra một góc riêng để dễ nói chuyện, bác Diển biết cũng nên giới thiệu qua chút để chú Trai yên tâm:
- Chú Trai này, trước mắt là tôi chia buồn với chú đã, còn đây là sư phụ pháp sư người Tàu, tôi có duyên quen biết, cũng đã giúp gia đình nhà tôi nhiều việc âm dương, đang chơi ở nhà tôi thì xảy ra chuyện này nên cũng muốn góp chút công sức cho cháu nó yên nghỉ
Chú Trai quay sang, mặc dù đã biết từ trước, khi chú vừa về đã thấy ông thầy Tàu đang ngồi trước quan tài, mồm niệm lẩm bẩm cái gì đó, chú vẫn chắp tay hành lễ một cách vô thức như trong phim cổ trang, cũng có lẽ do ông thầy Tàu kia đang mặc bộ quần áo đũi kiểu tàu nên chú mới làm thế:
- Dạ thế gia đình tôi đội ơn thầy, chi phí thế nào thầy cứ nói để chúng tôi lo ạ
Ông thầy Tàu giơ tay ý ngăn lại và nói:
- Ày! Gia chủ cứ yên tâm, ngổ làm việc này tích đức, không phải tiền nong gì đâu, duy chỉ có việc này…. Có việc này không biết có nên nói với gia chủ không…
Ông thày Tàu đắn đo, chú Trai thấy vậy mới nói:
- Thầy cứ nói đi ạ, giờ con tôi mất rồi, còn chuyện gì đau khổ hơn nữa đâu
Đắn đo một lúc, ông thày Tàu mở lời:
- Đúng là người chết đường chết chợ thì không được phép đem xác vào nhà, có khi phải liệm ngoài cổng, chỉ đem về gần nhà coi như là thăm nhà lần cuối rồi đi chôn, để tránh điều xui xẻo ám vào những người còn dương thế, tức là nói thẳng ra là sợ bị trùng tang. Nhưng ngổ đã làm phép trên quan tài của thằng bé rồi, người chết thì chết rồi, hậu sự cũng nên chu đáo, vì vậy điều kiêng kị ấy không đáng nhắc đến
- Vâng, nhưng đấy là điều tốt chứ ạ – Chú Trai thắc mắc
Ông thày Tàu tiếp:
- Không phải, cái chính ở đây, ngổ đang cần 5 người, 1 người ngổ đã tìm được rồi, bây giờ chú chỉ cần tìm cho tôi 4 người thôi, nam nữ đều được, nhưng nữ thì phải tránh ngày kinh nguyệt ra, sinh vào ngày âm, tháng âm, tối nay trông linh cữu, nên là họ hàng thì càng tốt
Chú Trai không hiểu liền hỏi:
- Vâng, nhưng để làm gì ạ?
Ông thầy Tàu thở dài:
- Nói thật với chú, sáng ngày tại hiện trường tai nạn, ngổ thấy vong hồn thằng bé bị bọn ma quỷ gần đấy bắt xích lại, đánh đập dã man, giờ thủ tục cúng bái hương khói thế thôi chứ vong nó có về được đâu mà hưởng
Chú Trai đau lòng quá mà thốt lên, nắm chặt lấy hai cánh tay ông thầy Tàu:
- Thật… thật sao hả thầy, sao lại có chuyện đó được ạ
Sợ rằng chú Trai không tin, và cũng phần đang đau lòng mất con mà hành xử quá đáng với ông thầy Tàu, bác Diển nói chen vào:
- Chú Trai à, tôi với chú với chú Phục hàng xóm, 3 anh em mình cờ quạt với nhau bao nhiêu năm, tôi giới thiệu thì chú yên tâm đi, với lại thầy tôi làm không công, nên không lừa chú làm gì đâu
Chú Trai trấn tĩnh lại nói với ông thầy Tàu:
- Dạ thầy, thế giờ nhà tôi phải làm gì ạ
Ông thầy Tàu nói tiếp:
- Chú cứ chuẩn bị sẵn người cho ngổ, ngổ đã ghi trong tờ giấy này rồi, những ai sinh trong khoảng ngày này, tháng này, chú tìm cho ngổ, tối nay lúc gần nửa đêm ngổ sẽ tới chỗ hiện trường vụ án, cứu hồn cháu về, khi ngổ ra khỏi nhà thì chú cho 4 người ngồi quanh 4 góc quan tài, đến lúc ngổ về chắc chắn cần dùng đến.
- Thế, thưa thầy, tôi không phải nghi ngờ thầy, nhưng làm sao tôi biết thầy đã cứu được thằng bé ạ
- Việc cứu linh hồn thằng bé cũng là ngổ đang cố làm một việc trái ý trời, ngổ sẽ cố để cho hai cô chú được gặp thằng bé lần cuối. Còn về gặp như thế nào, cứ để tối nay ngổ về được đã rồi sẽ biết. Thôi giờ chú vào an ủi cô ấy đi, nhưng nhớ là không được để lộ chuyện này với ai, vì ngổ chỉ có thể cho cô chú gặp nó thôi, nhiều người ngổ không đủ sức với việc người âm nói chuyện trực tiếp với người dương là trái thiên đạo, lộ ra ngổ gánh không nổi.
Chú Trai chắp tay lạy ông thầy Tàu như tế sao, thiếu nước quỳ xuống đập đầu với ông ấy thôi:
- Lạy thầy, lạy thầy, tại con mải mê làm ăn mà đến con mình chết cũng không được nhìn mặt nó lần cuối, thầy cho 2 vợ chồng con được gặp con con, đại ân này cả đời con xin ghi nhớ
Chú Trai vì cảm động quá mà vô tình đổi sang xưng con, ông thầy đỡ tay chú mà nói:
- Thôi chú về làm theo ngổ dặn, muộn nhất là 10h tối nay phải đủ người, với vào nói nhỏ với cô ấy chuyện này, bảo cô ấy ăn uống vào, tối có sức mà gặp thằng bé.
Lần này thì chú Trai quỳ sụp xuống dập đầu với ông thầy Tàu, sau đó chú quay vào buồng trong, nơi cô Hến đang nằm đắp chăn khóc sụt sùi, mấy bà hàng xóm cũng đang an ủi, có bà còn xung phong ra ngoài đòi bịt mồm bà ngoại cu Don vào:
- Này bà ơi, bà ngoại Don ơi, thôi thì ai cũng đau lòng, ít ra con bà vẫn còn sống đấy, chứ con cô Hến chết rồi, bà đừng rủa cô ấy nữa, cô ấy nghĩ quẩn lại treo cổ lên đây thì bà ở đấy mà chửi tiếp nhé
Tưởng rằng sẽ có trận cãi nhau to, nhưng nói gì thì nói, ai cũng đau lòng, có trách thì trách ông trời thôi, nên không ai lên tiếng chửi bới cả, chỉ có tiếng kèn, tiếng nhị kéo thê lương với tiếng khóc lóc vật vã càng khiến cho đám tang thêm phần ảo não.
…
Quá 5 giờ chiều, cơm thợ đã xong xuôi hết, thường thì cơm thợ ăn sớm, để tối còn chuẩn bị bà con làng xóm sang phúng điếu, Trần Phong vừa cùng em Ngân bê mâm bát xong, không biết là đang giúp em Ngân hay đang lợi dụng để lại gần tranh thủ hít hít, nhưng có lẽ trong hoàn cảnh này, hắn cũng không mất liêm sỉ tới mức mà làm thế. Tuyệt nhiên chỉ thấy chăm chăm vào công việc, có lẽ tranh thủ tạo lại mối quan hệ thân thiết chăng. Chỉ có ông Bình vừa uống rượu với mấy ông bạn già vừa lườm lườm, mặc nhiên Trần Phong hắn cũng không biết điều đó. Ông Khất chạm chén với ông Bình cái Cách rồi nói:
- Đấy ông thấy thằng con rể tương lai của ông giỏi chưa, nó đang hộ vợ nó đấy
Ông Bình thì không nói gì, chỉ lẳng lặng một hơi hết cốc rượu.
Thu dọn xong xuôi, Trần Phong cũng về nhà tắm rửa, vừa mới tắm xong, còn đang mặc quần áo thì ông thày Tàu với bác Diển từ ngoài cổng đi vào, vừa đến giữa cửa phòng khách, bác Diển nói to:
- Ê! Thằng Phong con nhà Phục có nhà không, ra đây bác bảo
Trần Phong mặc vội bộ quần áo, thò cổ ra ngoài nói:
- Dạ bố cháu đi công tác tỉnh từ đêm qua rồi, có mỗi cháu ở nhà thôi, bác chờ tí cháu chạy sang đám tìm mẹ cháu
- Không! Bác tìm mày, chứ đâu có tìm mẹ mày, tìm mẹ mày thì có chuyện lớn đấy cháu ạ – Sau đó quay sang nói với ông thầy Tàu: “Thằng bé tên đầy đủ là Trần Phong, thằng bố nó là Trần Phục, nhà này từ thằng bố đến thằng con hình như chỉ thích đặt tên có 2 từ thôi, mẹ nó đẻ được mỗi nó thì tịt, nên nó không có anh em nào cả”
Ông thầy Tàu gật đầu rồi chưa chờ Trần Phong mời, đã tự bước chân vào phòng khách, nhìn ngó gian nhà một lượt rồi nói với giọng uy nghiêm:
- Tiểu tử, còn nhận ra ta không?
Trần Phong cúi đầu hành lễ, ông thày Tàu này khoảng trên 50 tuổi, nhưng đến bác Diển nhìn rõ ràng lớn tuổi hơn mà vẫn phải cung kính thì hắn lại càng phải lễ phép hơn:
- Dạ thưa thầy, cháu nhớ, chuyện sáng ngày…. Còn chưa cám ơn thầy!
Ông thầy Tàu chẳng nói chẳng rằng, tiến lại gần Trần Phong, đột nhiên, ông giơ tay túm lấy hạ bộ của hắn mà nắn nắn, rồi nói bằng một giọng biến thái:
- Ê hề hề! Trym to quá nhỉ?
Trần Phong giật nảy mình nhảy ra sau, có đánh chết hắn cũng không ngờ ông thầy pháp mà bác Diển mời tới nhìn đức cao vọng trọng như vậy lại biến thái thế, hắn chỉ tay:
- Thầy…thầy, lão già biến thái, không ngờ lão lại là người như vậy
Ông thầy Tàu vuốt tí râu lún phún dưới cằm cười:
- Hè hè! Dương khí quá nhiều, phải thải bớt ra, đi theo ta, ta chỉ cho
Trần Phong vừa chỉ ông thầy nói, vừa quay sang nhìn bác Diển như thể trách “Bác đang đem cái của nợ gì đến nhà cháu thế này”:
- Biến…biến thái, ông ra khỏi nhà tôi, tôi không phải loại thích đàn ông, nhất là một gã còn hơn tuổi bố tôi, ông … ông…
Bác Diển thấy tình hình có vẻ không thuận lợi như dự tính, bác chen ngang:
- Ấy, cháu bình tĩnh, thầy làm gì là có lý của thầy, cháu nghĩ bác như thế nào mà lại mời thầy đến đây để làm cái chuyện ấy – Bác Diển vẫy tay gọi Trần Phong lại gần: Cứ ngồi xuống đây, nhà cháu mà, từ từ rồi thầy giải thích
Trần Phong lại gần bàn uống nước, cũng không dám ngồi mà chỉ đứng cạnh ghế đối diện, lúc này thì ông thầy Tàu đã an tọa trên ghế, ông tự rót nước cho mình rồi nói:
- Tiểu tử nhà ngươi, sáng ngày ta vừa cứu ngươi một mạng, có phải ngươi nên trả lễ cho ta không
Việc sáng ngày, tuy rằng là vấn đề tâm linh, chỉ có Trần Phong với ông thầy biết, có thể bác Diển cũng biết nhưng nói gì thì nói, cảm giác của hắn là thật, hình ảnh hắn trông thấy vẫn ám ảnh hắn đến bây giờ, nên không thể phủ nhận việc ông thầy Tàu đã cứu hắn. Trần Phong vẫn đứng nép sau ghế nói:
- Ông… ông muốn tôi trả lễ cho ông thế nào?
- Đúng 12h đêm nay đi cùng ta ra ngoài có việc
Trần Phong lúc này nhảy dựng lên:
- Việc, việc gì lúc nửa đêm, lại còn đi với một ông lão biến thái, ông nghĩ ra nhiều trò vậy cơ à
Lúc này ông thầy Tàu mới cười phá lên:
- Hà hà, có lẽ không nói tường tận với tiểu tử nhà ngươi thì không yên chuyện
Nói rồi, ông thầy Tàu mới kể lại kế hoạch vừa bàn với chú Trai về việc tối nay đi cứu hồn thằng cu Don, thì ra một người mà ông ấy tìm thấy rồi là Trần Phong, hắn nghe xong mà không khỏi thắc mắc:
- Tại sao? Tại sao lại là tôi?
Ông thầy Tàu ngả người ra ghế mà nói:
- Ngươi là người cuối cùng gặp nó, tối qua nó không qua nhà bạn mà một mình đi chơi điện tử qua lối đường ấy, vì thế tiểu tử ngươi có mối liên hệ gần với nó nhất, sẽ rất dễ nhìn thấy nó, cũng vì thế sáng ngày ngươi mới suýt bị lũ tiểu quỷ dọa cho suýt mất hồn phách, may mà ta ra tay kịp thời đó a
- Nhưng… tôi…
Trần Phong chưa nói xong thì ông thầy ngắt lời:
- Tiểu tử ngươi yên tâm, đi với ta không phải lo, ta cần ngươi làm người dẫn dắt thì mới tới được chỗ linh hồn thằng bé đang bị bắt, ta sẽ đem ngươi an toàn trở về…
Trần Phong cúi đầu suy nghĩ, nói gì thì nói, chuyện tâm linh đâu có đùa được, từ tối qua đến giờ hắn đã gặp bao nhiêu chuyện rồi, giờ lại nửa đêm đi tới hiện trường án mạng nữa, có thể mất mạng như chơi, đâu phải nói đến là đến, nói đi là đi. Nhưng tình nghĩa anh em với thằng Don thì sao, nhà hắn có mình hắn, nhà Don cũng có mình nó, hai anh em lớn lên với nhau như hai anh em ruột, có phúc cùng hưởng, có họa cùng chịu, chỉ thiếu mỗi điều chúng nó cắt máu ăn thề rằng: Không sinh cùng ngày cùng tháng cùng năm nhưng nguyện chết cùng ngày cùng tháng cùng năm nữa thôi. Mà giờ hắn cũng chẳng dám. Như hiểu được suy nghĩ trong đầu Trần Phong, ông thầy Tàu đánh mắt ra hiệu cho bác Diển, bác Diển cúi đầu gật một cái rồi chạy ra ngoài không biết đi đâu. Một lúc sau thấy bác Diển cùng chú Trai sang, vừa vào đến cửa, Trần Phong còn chưa kịp chào, chú Trai đã quỳ sụp xuống trước mặt hắn mà van xin khiến hắn cũng vội chạy lại đỡ:
- Chú xin cháu, cháu cũng nghe thầy nói rồi, lỗi tại cô chú, giờ lại phải nhờ cậy cháu để chú được gặp em nó lần cuối, chú xin cháu, chú lạy cháu
Vừa nói chú Trai vừa dập đầu lia lịa, Trần Phong vội vàng đỡ chú Trai dậy nhưng đỡ thế nào chú cũng không chịu đứng lên, hắn buộc phải chấp nhận:
- Vâng! cháu nghe chú, cháu đồng ý, chú đứng lên đã, cháu sẽ đi với thầy đem em nó về, chú yên tâm đi
Thấy Trần Phong nhận lời chú Trai mới chịu đứng lên, chú cám ơn rối rít rồi chạy về nhà lo tiếp hậu sự. Chú đi khuất rồi Trần Phong mới thở dài, quay sang ông thầy Tàu nói:
- Tôi nhận lời rồi, giờ tôi phải làm gì
Ông thầy Tàu gật đầu đắc ý nói:
- Tiểu tử ngươi nghĩa khí lắm, giờ ngươi sang bên đám, vào bếp kiếm mấy củ gừng đập dập rồi đun với nước tắm cho sạch, 12h đêm ta khắc gọi. Còn nữa, đi nhớ đem theo con hình nhân đồ chơi của nó
Trần Phong quay ngoắt sang, nhìn ông thầy Tàu đầy nghi hoặc:
- Con hình nhân đồ chơi, không lẽ ông nói con siêu nhân chặn giấy, tại sao ông biết thằng cu Don tặng tôi con siêu nhân đấy
Ông thầy Tàu lại cười phá lên, vuốt vuốt tí râu:
- Hà hà, ta trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, gi gỉ gì gi có cái gì là không biết, rồi người sẽ hiểu thôi
Đến nước này thì cái lý do ấy đối với Trần Phong lại quá dễ để chấp nhận, hắn nói:
- Nếu đã phải hợp tác với nhau, ít ra thầy cũng nên nói cho tôi biết chút ít về thầy chứ nhỉ?
Bác Diển đứng cạnh liền lên tiếng: “Chuyện này…” thì ông thầy Tàu ngăn lại:
- Được, tiểu tử nhà ngươi cũng hay lắm, không phải ai cũng biết đích xác về ta, ta sẽ phá lệ một lần kể cho ngươi chút chuyện vậy
Thì ra ông thầy Tàu này là con lai Hoa Việt, đời cụ ông cụ bà của thầy là người Việt, thời đó vẫn còn chế độ phong kiến cuối cùng là nhà Nguyễn, vì chiến tranh mà lưu lạc sang bên Trung sinh sống, đẻ ra ông nội thầy tuy sống bên Trung nhưng vẫn thuần dòng máu Việt, vẫn nói được tiếng Việt, rồi ông nội thầy lấy một bà cũng trong cộng đồng người Việt bên ấy, nên đến đời bố thầy thì vẫn chuẩn dòng máu Việt, nhưng bố thầy thì không nói được tiếng Việt nữa, vì cuộc sống tiếp xúc với người Hoa thường xuyên mà quê nhà thì cách 3 đời rồi nên cũng không có ấn tượng gì với đất Việt cả, bố thầy lấy mẹ thầy là người Hoa, nên giờ thầy là con lai Hoa Việt, nhưng từ nhỏ thầy đã thích chơi với ông nội bà nội, cũng chính ông nội chỉ cho thầy về chuyện âm dương, được ăn những món ăn thuần Việt ông bà nội làm, được tiếp xúc với văn hóa Việt qua nếp sống của ông bà nên thầy mới nói được tiếng Việt, tuy không chuẩn nhưng nghe được và thầy mới dễ hòa nhập với người Việt bên này.
Nghe xong, Trần Phong cũng hiểu ra vài điều, hắn hỏi tiếp:
- Vậy, tên thầy…à không, phải nói là: “Xin hỏi quý danh của thầy là gì ạ”
Ông thầy lại vuốt cằm mà nói, nhưng không vào chủ đề ngay:
- Ta có tu, có thể gọi là tu hành giả, nhưng không phải tu tiên như trong phim, không phải tu đạo, cũng không phải tu phật
Trần Phong cợt nhả:
- Thế là tu gì, thầy tu hú à
Ông thầy Tàu nhếch miệng cười:
- Tiểu tử vô lễ, không vì tối nay cần dùng đến ngươi thì ta sẽ không ngồi đây nghe ngươi nói đâu – Ông cầm chén uống một ngụm nước rồi tiếp: “Nhưng ngươi nói cũng đúng, gần như tu hú vậy”
Trần Phong ngớ người ra, thì ông thầy Tàu lại nói:
- Ta cũng có tên Việt do ông nội đặt, tên ta cũng chính là đạo tu của ta, người ta tu thì có nhiều cái không, không rượu không thịt, nhất là không Sắc, nhưng ta tu thì lại cần Sắc, vậy nên tên ta là Tu – Sắc – Tú, người ta gọi ta là A Tú, ngươi có thể gọi là thầy Tú
Trần Phong bật ngửa người, ối giời ạ, có mỗi cái tên Tú thôi mà ông lòng vòng lắm thế không biết, lại còn Sắc với không Sắc:
- Vâng thôi được rồi, vậy tôi xin gọi thầy là thầy Tú vậy
Vừa nói xong, thì trên tầng 2 truyền đến tiếng bước chân bình bịch chạy xuống, anh Cường vàng mã vừa rồi uống có quá chén, được Trần Phong đưa lên phòng nằm nghỉ, không biết đã tỉnh hay chưa mà chạy xuống phòng khách cái là tới ngay chỗ ông thầy tu sắc Tú ấy mà quỳ xuống hành lễ, giọng run rẩy:
- Thầy… thầy, à không sư phụ, xin sư phụ hãy nhận con làm đệ tử, xin hãy nhận con làm đệ tử
Trần Phong mắt chữ A mồm chữ O ngạc nhiên với hành động ấy, thầm nghĩ anh Cường có say thì cũng chỉ phê phê tí thôi, chứ đâu phải mất hết lý trí như thế này chứ, bác Diển đứng sau thầy Tú đang định ra ngăn lại thì thầy giơ tay ra hiệu dừng, thầy cúi xuống nói với anh Cường với giọng uy nghiêm ban đầu:
- Nãy giờ ngươi nghe thấy hết rồi hả?
- Dạ vâng, con định ngủ nhưng không ngủ được, đã vô tình nghe thấy cuộc nói chuyện từ lúc thầy sang đây, xin thầy hãy nhận con làm đệ tử
Thầy Tú vẫn nghiêm giọng:
- Tại sao ta lại phải nhận cậu làm đệ tử
Lúc này anh Cường mới ngẩng lên mà kể về mình. Bố mẹ anh Cường mất vì tai nạn giao thông khi anh còn đang học đại học, anh có một đứa em gái năm nay 16, hình như cũng học cùng với em Ngân, nhà anh Cường có truyền thống làm vàng mã từ đời cụ kị xa lắm rồi, thế nên cơ ngơi nhà anh cũng được lắm, nói là giàu có thì không phải, nhưng so với làng xóm xung quanh thì anh chỉ cần nối nghiệp nhà thôi cũng đủ no ấm rồi. Tuy rằng cả xã cả làng có mình nhà anh làm vàng mã, nhưng từ lúc anh tiếp quản cơ nghiệp gia đình đến giờ đều không thấy khởi sắc, buôn bán èo uột, thu nhập càng ngày càng giảm, đơn đặt hàng cũng ít đi nhiều, lại còn phải chi trả lương hàng tháng cho thợ xưởng, rồi nuôi em gái đang ăn học. Anh muốn học thầy Tú cái mánh gì đó, hoặc xin thầy chỉ cho một loại bùa chú gì đó để kéo vận của mình lên, để cơ nghiệp truyền đời của nhà anh không vì đến tay anh mà sụp đổ.
Thầy Tú nghe xong cũng xuôi xuôi, thầy chưa đồng ý ngay nhưng cũng chỉ ra vài điều, cơ mà nó lại khá chung chung:
- Được rồi, dù vô tình hay cố ý thì cậu cũng có duyên với ta, ta chưa thể nhận cậu làm đệ tử, vì ta còn phải để cậu thử qua vài vòng khảo hạch đã, muốn thay đổi vận mệnh thì phải thay đổi con người, phải thay đổi tư duy, phải thay đổi môi trường sống thì mới được
Anh Cường vừa bái lạy thầy cứ như kiểu vừa được khai sáng xong, thầy Tú nói tiếp:
- Giờ ta giao cho cậu một việc, coi như là bước khảo hạch đầu tiên, nhưng ta nói trước, dù có làm được hay không thì đây mới là bước đầu tiên, ta chưa chắc từ chối và cũng chưa chắc đồng ý cậu làm đệ tử hay không, nên hãy cố làm cho tốt
Anh Cường đứng phắt dậy, gật đầu mừng rỡ:
- Vâng, xin sư phụ cứ giao việc cho con ạ, con sẽ cố hết sức
- Đừng gọi ta là sư phụ vội, gọi là thầy Tú được rồi
Sau đó thầy Tú móc trong túi nải đang để bên cạnh ra một tờ giấy, trong tờ giấy vẽ một hình thù kỳ dị, Trần Phong cũng ngỏng cổ vào xem, nhìn kỹ ra thì giống như hình quỷ sai, thầy Tú nói tiếp:
- Từ giờ đến muộn nhất là 10h đêm nay, cậu phải làm cho ta năm hình nhân theo hình dáng này, bé bằng con búp bê thôi, nhớ kỹ, trước khi làm chỉ được ngồi một mình làm, không cần đóng cả cửa sổ nhưng phải ngồi một mình trong phòng, thắp ba nén hương lên, hương cháy thì làm, khi cháy hết thì phải dừng, nếu chưa xong thì lại đốt tiếp ba nén hương nữa rồi mới tiếp tục làm. Tuyệt đối không được làm lúc hương cháy hết. Nghe rõ chưa, đem đến cho ta trước 10h đêm nay.
Nghe xong anh Cường vái chào thầy Tú rồi xin phép về cửa hàng luôn để làm cho kịp, bác Diển với Trần Phong thì đực mặt ra, bác Diển đang định lên tiếng thì thầy Tú lại ngăn lại tiếp, Trần Phong liền tranh thủ:
- Vậy giờ tôi phải làm gì hả thầy
Ông thầy nhắc lại:
- Ta vừa nói rồi, giờ đi tìm thật nhiều gừng, có sả nữa thì càng tốt, sang nhà bếp bên đám kia mà tìm, đỡ mất thời gian, rồi đun một nồi nước to mà tắm đi
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.