Hát Tiễn Hoa Đào, Chờ Người Quay Lại
Chương 6
Mĩ Bảo
05/09/2017
Type: Dandelion
Trộm tiền nhà mình, cứu mạng thiên hạ
Cái Tết đầu tiên kể từ khi tôi đến thế giới này coi như là đã vừa náo nhiệt vừa bình an trôi qua.
Bởi vì tôi chỉ lo ăn no ngủ kĩ, lên mấy cân thịt, khuôn mặt nhỏ nhắn của Tạ Chiêu Hoa cuối cùng đã trở nên tròn vành vạnh, da dẻ cũng trắng trẻo hơn, cơ thể khỏe mạnh, tràn trề sinh lực.
Tạ Chiêu Anh vui vẻ xoa đẩu tôi, khen: “Tiểu Hoa cao hẳn lên đấy.”
Tôi cũng vỗ vào cánh tay anh ta. “Nhị ca cũng vạm vỡ lên trông thấy.”
Coi như hòa.
Còn có một chuyện thú vị nữa là, tuyết đã rơi.
Tôi sinh ra và lớn lên ở phía nam, mùa đông tuy có tuyết nhưng tuyết chỉ rơi xuống đất rồi tan thành nước trong chốc lát. Nhưng kinh đô Đông Tề ở phía bắc, tháng Chạp là tuyết rơi trắng trời như lông thiên nga, cả thế giới được bao phủ bởi màu trắng, đẹp đẽ, tráng lệ xao động lòng người.
Trong lúc đám đàn bà con gái ở trong nhà nướng thịt tước đay, tôi cùng Tạ Linh Quyên và mấy đứa trẻ khác chơi đắp người tuyết trong sân vườn, cực kì vui vẻ.
Con bé Tạ Linh Quyên này phần người thì ít mà phần quỷ thì nhiều, rất lắm trò, sai khiến anh em họ Mã chạy quanh như ruồi nhặng, cứ đắp người tuyết một lát xong lại bắt phá đổ, đơn giản chỉ là hành hạ người khác mua vui cho mình.
Một mình tôi chiếm cứ một khoảng đất riêng, dùng tay nghề tỉa hoa từ củ cải trước đây, tỉ mỉ một hồi, một con chó Snoopy cũng dần dần hiện thành hình khối.
Mắt nhìn thấy công sức đang dần được cáo thành, chắc vì đắp không đủ chặt nên một bên tai của con chó liền rụng xuống. Tôi ngồi xuống bốc tuyết, bỗng có một bàn tay thon dài chìa ra, chung tay đắp với tôi.
Tôi ngẩng lên, cười với người đó. “Tống tiên sinh, chúc mừng năm mới.”
Tống Tử Kính dịu dàng cười, đáp lại tôi: “Tứ tiểu thư năm mới vui vẻ.”
Bởi vì đang là Tết, anh ta mặc một chiếc áo dài màu tía mới, trầm tĩnh trang trọng, con người thì khoan khoái nhẹ nhàng, thanh nhã như cành liễu xuân, bộ mặt tươi cười không tì vết, giống như những bông tuyết đang rơi đầy trên mặt đất. Tôi nhìn gương mặt thanh tú của anh ta, bỗng thấy mình thật mê muội háo sắc.
Tống Tử Kính nhìn thấy tác phẩm nghệ thuật của tôi, khoanh tay chăm chú giám định. Anh ta hiển nhiên không thể nhận ra đây là con quái vật gì, cũng không liên tưởng ra lễ vật mê tín hay totem sùng bái nào, băn khoăn hồi lâu mới nói: “Là con vịt đúng không?”
Tôi nuốt lệ mà cười. “Tiên sinh thật cao minh.”
Đột nhiên một quả cẩu tuyết bay vèo trong không trung, đích đến chính là cái gáy đẹp đẽ của Tống Tử Kính. Tôi há miệng định kêu, nhưng âm thanh chưa kịp phát ra thì nhìn thấy Tống Tử Kính nghiêng đầu né tránh chuẩn xác như có lắp radar trong đầu. Tiếp đó, quả cầu tuyết sượt qua má anh ta, hướng về phía tôi hỏi thăm.
Tôi kêu “ối” một tiếng yếu ớt, sau đó bị quả cầu tuyết đập vào mặt, ngã vật ra đất. Đầu óc tôi còn đang choáng váng thì nghe thấy tiếng Tống Tử Kính kêu thất thanh: “Tứ tiểu thư!”
Sau đó là tiếng cười xấu xa thấy nạn làm vui của Tạ Linh Quyên và mấy đứa lâu la. Đầu óc tôi bốc hỏa, nhổm phắt dậy, đầu va phải một vật, mắt nổ đom đóm, lại ngã ngửa ra. Tống Tử Kính tiên sinh cũng bị tôi đụng phải, ngã ngồi ra đất.
Tống Tử Kính tội nghiệp, né được ám khí mà lại không tránh nổi kẻ địch lù lù.
Lúc này, tôi chợt nghe thấy tiếng kêu thảng thốt của Tạ Chiêu Kha cất lên: “Sao lại thế này?”
Rồi nàng vội vàng chạy lại, đỡ Tống Tử Kính dậy, giọng run run: “Tống tiên sinh, tiên sinh sao vậy? Đầu có bị đau không? Sao mà ngã vậy?”
Tôi cũng không tiện trách móc nàng thấy sắc quên nghĩa, tự đứng dậy. Lúc này, Tạ Chiêu Anh nghe thấy có chuyện cũng chạy lại, nhìn thấy tôi như vậy liền chỉ tay vào mặt tôi, cười hô hố rất thiếu đạo đức.
Tôi hằn học nói: “Đào hoa châu đầu…”
Tạ Chiêu Anh thay đổi thái độ, chạy bổ tới ra điều quan tâm. “Tứ muội ơi, muội muội ngoan của ta hỡi, làm sao mà muội ngã? Muội ngã có đau không? Để ca ca xem nào!”
Tôi véo anh ta một cái thật đau để cảnh cáo anh ta phải có chừng mực.
Tống Tử Kính đứng dậy, đến bên tôi hỏi: “Tứ tiểu thư ngã không sao chứ?”
Tạ Chiêu Anh cầm chiếc khăn thơm không biết của cô nương nào lau mặt cho tôi. Tôi trả lời mà vì anh ta lau hăng hái quá nên cứ ngắt quãng: “Không sao cả… chỉ là… bị va phải, sau đó… đau… đau đau đau đau! Nhị ca lau đúng chỗ đau của muội rồi.”
Con quỷ tai ương, trùm gây chuyện Tạ Linh Quyên không những không chạy mà còn đứng bên cạnh cười ngặt nghẽo.
Tôi đang định giáo huấn nó một bài thì bỗng nhiên một bà vú già hớt hải chạy vào sân sau rổn rảng: “Có đại hỉ sự rồi! Đại hỉ sự rồi! Đại thiếu phu nhân lại có chuyện hỉ rồi!”
Mọi người đều bất ngờ. Tôi còn tưởng là đại tẩu ăn Tết nhiều quá bị khó tiêu chướng bụng, không ngờ thì ra đã âm thầm đơm hoa kết quả.
Tạ Chiêu Anh giật tay tôi. “Nào, đi chúc mừng đại tẩu đi.”
Tôi cười gian xảo. “Ca đợi chút.”
Tạ Chiêu Anh thấy tôi cười như vậy thì sợ toát mồ hôi.
Tôi hớn hở chạy đến trước mặt con nhóc Tạ Linh Quyên vẫn đang ngơ ngác, ngoác mồm nhe hàm răng trắng đều của tôi. “Mẹ mày sắp sinh em trai đấy. Sau này không có ai yêu thương mày nữa đâu, mọi người đều không cần mày nữa rồi, rồi sẽ bán mày cho lão mù làm con nuôi thôi…”
Đến tận khi Tạ Chiêu Anh cáu tiết kéo đi, tôi mới tha cho con nhóc Tạ Linh Quyên lúc này vẫn đứng yên tại chỗ khóc nức nở.
Đại tẩu đã có mang thật, thai hai tháng, rất ổn. Tạ phu nhân vui mừng chảy nước mắt, nói lời khấn trước Phật Tổ năm ngoái đã linh nghiệm, còn nói sau Tết phải lên núi lễ tạ.
Tôi vừa nghe đến chuyện được đi ra ngoài, tinh thần lập tức phấn chấn tỉnh cả người, mặt đầy vẻ nịnh nọt nhào tới, ôm lấy cánh tay Tạ phu nhân nũng nịu, bảo tôi cũng muốn đi cùng.
Tạ Chiêu Anh cười khẩy. “Muội xí xớn gì thế?”
Tôi cười duyên dáng. “Muội cầu Bồ Tát phù hộ cho mau được nhập cung.”
Tạ phu nhân cảm động. “Tiểu Hoa giác ngộ được thế này thật tốt quá.”
Thế là ra Tết, tôi ngồi xe ngựa lắc lư lên đường đi Vạn Phật sơn. Vân Hương ngồi cạnh tôi, bóc vỏ hạt dưa cho tôi ăn. Tôi bốc từng vốc một bỏ vào miệng.
Có nha hoàn thật là tiện, trước đây tôi muốn ăn toàn phải tự tay làm.
Thật ra xuyên không cũng chẳng tệ lắm, trừ việc mất tự do. Tôi mà được xuyên thành đàn ông thì tốt biết mấy, có thể tự do tự tại đi khắp chân trời góc bể. Tuy nhiên vấn đề sinh lý thì biết giải quyết thế nào nhỉ, chắc chắn là không thể lấy vợ rồi, chẳng lẽ tôi phải thu nạp một đội mỹ nam sao? Thời đại này chắc chuyện như Brokeback mountain vẫn chưa lưu hành phổ biến…
* Brokeback mountain (tên tiếng Việt là Chuyện tình sau núi) là một bộ phim Mỹ của đạo diễn Lý An, được trình chiếu năm 2005.
Đang nghĩ ngợi miên man, xe ngựa bỗng dừng lại, người đánh xe nói: “Tứ tiểu thư, đằng trước nạn dân đông quá chặn hết cả đường rồi, chúng ta phải đi đường khác.”
Tôi vén rèm lên nhìn ra ngoài, kinh ngạc thấy khoảnh đất vừa tan hết băng tuyết có cơ man nào là người dân áo quần rách rưới chen chúc ở đám cỏ dưới gốc cây, trông ai nấy đều vàng vọt, xanh xao, người gầy trơ xương, mặt mũi thì rầu rĩ…
Tôi hỏi: “Sao lại thế này? Dân chúng ở đâu lưu lạc đến đây nhiều vậy?”
Người đánh xe đáp: “Tứ tiểu thư không biết đó thôi, phương Bắc đang có nạn tuyết rơi, vẫn còn biết bao người đang bị vùi trong tuyết. Những người này chạy thoát được, nhưng không được vào thành nên ùn tắc ở bên ngoài.”
“Không phải thời tiết đã ấm lên rồi sao?”
“Nhưng trâu với dê trong nhà đều đã chết cóng, bọn họ quay về cũng không còn gì để ăn.”
Bỗng nhiên tôi nhìn thấy một người mẹ bé một đứa bé đang lau nước mắt, mặt mũi đứa bé xanh lét, tay chân co giật liên hồi. Tôi cuống quýt bảo dừng xe, nhảy vội xuống. “Đứa trẻ này bệnh nặng quá.”
Người mẹ đó lo lắng nói: “Đúng vậy, đột nhiên bị ốm, chẳng biết chạy chữa cách nào.”
Tôi giơ tay sờ trán đứa bé. Vân Hương vội kêu lên: “Tiểu thư!”
Tôi đã chạm vào đứa trẻ, thấy thân nhiệt của nó hạ thấp, liền kiểm tra toàn bộ một lượt rồi hỏi: “Đứa bé có mệt mỏi, khó chịu gì không?”
“Không, chỉ sáng sớm nay miệng nôn trôn tháo.”
“Đã ăn gì vậy?”
Người mẹ đó cười méo xẹo. “Rễ cỏ vỏ cây, tháng đói kém này còn gì mà ăn nữa?”
Ngộ độc thức ăn? Thế thì vẫn còn may. Mùa xuân ở Đông Tề đến sớm, vạn vật sẽ nhanh chóng nảy mầm, vi khuẩn bắt đầu sinh sôi, tôi chỉ sợ có bệnh truyền nhiễm nào đó bắt đầu lây lan.
Tôi lấy một ít bạc vụn, nói: “Đại tẩu, đứa bé đã ăn phải đồ hư, không phải bệnh nguy hiểm, cho nó uống nhiều nước vào, rồi cầm chỗ tiền này đưa nó đi tìm thầy thuốc.”
Một ông lão ngồi bên cạnh nói: “Cô nương không biết rồi, những người đi lánh nạn như chúng tôi đều không được vào thành. Vệ binh gác ở cửa thành nhìn thấy chúng tôi là đuổi đi ngay.”
Tôi thốt lên: “Thế thì có tiền cũng không đi chữa bệnh được à?”
Câu nói của tôi làm bùng lên ngọn lửa âm ỉ bấy lâu nay. Dân chúng cực khổ lầm than lại còn bị áp bức đến bước đường cùng bắt đầu kêu thanh tố khổ, âm thanh oán hận đó phừng phừng sục sôi suýt dìm chết tôi, nào là bão tuyết lớn nhất trong mười năm nay, nào là quan lại nhũng nhiễu, nào là kỳ thị chủng tộc…
Tôi nghe mà trong lòng chua xót từng cơn, bèn sai đưa giấy bút để viết đơn thuốc rồi gọi người đánh xe đến: “Ngươi cưỡi ngựa vào thành, kiếm mấy loại thuốc này về đây.”
Người đánh xe cảm động. “Tứ tiểu thư thật tốt bụng.” Nói rồi quất ngựa chạy đi.
Còn bà mẹ kia thì kêu lên: “Thật là bồ tát sống mà! Người tốt sẽ đươc báo đáp!” Rồi phủ phục dưới chân tôi.
Tôi vội vàng luống cuống đỡ chị ta dậy. “Đại tẩu, đừng làm vậy. Gặp nạn thì giúp thôi, tôi không đáng nhận như vậy.
Người dân lao động đều thật, lương thiện, mỗi chút ơn đều ghi nhớ trong lòng. Tôi nghĩ đến chuyện người khác khi trời giá rét ăn không đủ no, mặc không đủ ấm, trong khi bản thân mình chăn ấm nệm êm, đèn nến đủ đầy, cẩm y ngọc thực… Thật ra tôi cũng chỉ là xuất thân thường dân, tâm lý nặng nề, bỗng chốc không còn tâm trạng để mà dạo chơi nhởn nhơ nữa.
Hôm đó dâng hương xong trở về nhà, tôi cứ thấy bồn chồn không yên.
Vân Hương tinh ý hỏi tôi: “Có phải tiểu thư vẫn trăn trở về những nạn dân đó?”
Tôi nói: “Dù đã lập xuân rồi nhưng trời vẫn rét, đất vẫn đóng băng, làm sao họ xoay xở được đây?”
Vân Hương nói: “Không biết. Nghe nói các huyện trấn xung quanh đây đều không cho họ vào thành. Họ đều là dân du mục, rất nhiều người là người nước Liêu. Người nước Tề chúng ta còn nói họ là man di mọi rợ, lâu nay rất ghét bỏ họ. Trẻ con mà không vâng lời, bố mẹ đều dọa đem cho bọn mọi rợ làm trẻ chăn dê.”
Quả vậy, hôm nay tôi thấy rất nhiều người có ngũ quan sâu rõ hơn người thường.
Tôi nói với Vân Hương: Cứ bỏ mặc bọn họ lang thang cầu bơ cầu bất thế không phải là một biện pháp. Ăn là nhu cầu cơ bản nhất để tồn tại của con người, khi dân chúng không đủ ăn, chắc chắn sẽ có thái độ bất mãn với bộ máy chính quyền, nếu sự bất mãn này ngày càng dâng cao sẽ dẫn đến bạo phát. Dân chúng sẽ nổi dậy lật đổ chính quyền, đà đảo giai cấp tư bản giàu có, giải quyết nhu cầu sinh tồn cơ bản của mình, đồng thời sẽ xây dựng một xã hội mới có lợi cho họ. Nói theo cách của chúng tôi, đó chính là cách mạng; nói theo cách của các vị, đó là tạo phản.”
Vân Hương sợ hãi run rẩy. “Tạo phản?”
Tôi vỗ vai cô ấy. “Đó chỉ là kết cục xấu nhất, ta chỉ giải thích một chút như vậy thôi.” Rồi bỗng nảy ra một ý, bèn kéo Vân Hương lại, nói: “Muội muội ngoan này, hay là chúng ta đi hành thiện?”
Vân Hương không hiểu. “Hành thiện gì?”
Tôi vỗ ngực, nói: “Đương nhiên là hành y tế thế rồi! Ta đây sinh viên năm thứ ba chính quy, điểm tổng kết trung bình bảy mươi trên một trăm, không dám nói đến các chứng bệnh nan y phức tạp, chứ cảm cúm, nóng sốt, đau bụng thông thường thì ta đây thừa sức chữa.”
Vân Hương sờ trán tôi. “Tiểu thư không bị sốt đấy chứ?”
Tôi nói: “Sốt gì cơ? Ta đây là hành thiện tích đức.”
“Nhưng tiểu thư ban ngày còn phải học sách học đàn, làm sao có thời gian đi ra ngoài?”
Tôi cười gian xảo. “Trước đây, à hoặc là sau này, có một nhà văn, nhà giáo dục vĩ đại đã nói một câu thế này: thời gian là nước trong bọt biển, chỉ cần muốn vắt, thì sẽ ra.”
Tuy nhiên, hành động luôn khó hơn kế hoạch.
Thời gian biểu hằng ngày của tôi bây giờ kín đặc như học sinh luyện thi đại học.
Sáng sớm dậy luyện thanh, cố gắng luyện tiếng lệnh vô thành tiếng đàn trời. Thầm nghĩ nếu Đông Tề ở vào thời kỳ bốn hiện đại hóa thì cũng không thể biến tôi đắc đạo thành tiên. Ăn sáng xong lại vào lớp học, Tống Tử Kính tuân theo mệnh lệnh của Tạ phu nhân mở lớp học đặc biệt cho tôi, chuyên cày cuốc các thể loại sử tích thi từ. Con người tôi thì nạp nhiều nhưng nhớ ít, học hành như nước đổ đầu vịt, không đọng lại được chút gì. May mà Tống Tử Kính rất thông cảm với tôi, cũng không thúc ép, ngược lại còn thường xuyên thảo luận một số kiến thức về y khoa với tôi.
Đến buổi chiều là giờ học cầm kỳ thư họa. Hai tay tôi đều như chân gà, vừa đặt lên đàn thì dây đàn đứt, thầy dạy đàn hoảng hốt bỏ chạy, như thể tôi tu luyện phép thuật ma quỷ tuyệt thế gì đó. Thầy dạy cờ vây chính là Tống Tử Kính, sau khi tôi xếp các quân cờ thành hình cái mặt mếu, y đành tự đánh cờ vây một mình. Viết chữ thì tôi còn tạm, vì hồi bé bị bố tống đi cung thiếu nhi học thư pháp bút sắt hai năm liền, nhưng vẽ vời thì lại không ra sao, mỗi lần vẽ đều mực lấp kim sơn…
Tống Tử Kính đành phải thừa nhận phương pháp giáo dục của mình đã thất bại. “Nói ra chỉ thêm chua xót, thôi thà thở một tiếng dài.”
Tôi nói: “Đúng sai thành bại hóa không. Núi xanh một dãy hòa cùng tháng năm.”
Tống Tử Kính kinh ngạc. “Thơ hay! Thơ hay!”
Tôi khiêm tốn. “Quá khen! Quá khen!”
Tống Tử Kính hỏi tôi: “Tiểu thư có muốn tiến cung không?”
Thi hứng của tôi đang dâng cao, bèn cười lớn. “Ta vung đao ngẩng đầu cười, Côn Lôn cất giữ cho đời mật gan.”
Tống Tử Kính chau mày. “Làm gì nên nỗi vậy!”
Tôi cố kiềm chế. “Người ta đều nói thâm cung như biển. Tôi mà phải nhảy xuống biển, đương nhiên phải có hào khí và giác ngộ như một đấng anh hùng.”
“Lúc ở chùa, tiểu thư phản ứng mạnh mẽ lắm cơ mà.”
Tôi nói: “Tôi không đi, tam tỷ ắt phải đi. Tóm lại là Tạ gia đấu không lại được với họ Triệu thì đành phải hy sinh một cô con gái đi vào hang hùm vậy.”
Tống Tử Kính nói: “Tam tiểu thư cũng không đi được.”
Tôi cười nham hiểm. “Tiên sinh không muốn tam tỷ đi thì tiên sinh mau cưới tỷ ấy đi thôi.”
Tống Tử Kính kinh ngạc. “Tiểu thư nói gì vậy?”
Tôi đáp: “Đồng chí Tiểu Tống, giả vờ là không thật thà đâu. Người ta thầm thương trộm nhớ đồng chí lâu như vậy rồi, mùa nóng đưa canh mùa lạnh tặng áo, đồng chí dám nói là không nhận ra sao? Đừng có phụ tấm lòng của tỷ tỷ tôi chứ.”
Gương mặt tuấn tú của Tống Tử Kính nhuộm thành màu hồng phấn, quả là sắc đẹp có thể no bụng, tôi nhìn hau háu không chớp mắt.
Thật ra giữa y và Tạ Chiêu Kha không phải là không có hy vọng, cùng lắm thì liều chết bỏ trốn, chấp nhận lưu lạc, rồi ngao du giang hồ, tha hồ tiêu dao. Sau mười tám năm, khi phong ba bão táp tan đi thì đưa con cái về quỳ lạy tổ tiên nhận mặt họ hàng, lúc đó cả gia tộc, họ hàng thân thích lại chả ôm nhau gào khóc nghẹn ngào ấy chứ.
Tôi đang giả tưởng khả năng như vậy thì nghe Tống Tử Kính nói: “Tôi với tam tiểu thư không phải như tiểu thư nghĩ đâu.”
Tôi cười. “Nhưng tam tỷ thích tiên sinh mà. Nếu ông cụ biết, chắc chắn sẽ điều tiên sinh đi nơi khác, lúc đó tiên sinh sẽ không được nhìn sách vở đầy lầu ở đây nữa.”
Đôi mắt trong veo của Tống Tử Kính nhìn tôi chăm chú. “Tiểu thư sẽ mách Tạ phu nhân sao?”
Tôi cười trơ trẽn. “Cũng không biết được. Tôi cả ngày phải học tập vất vả, phải chịu áp lực quá lớn, khó tránh khỏi nói năng lỡ lời.”
Tống Tử Kính không ngốc, y cười nhạt. “Nói đi.”
Tôi liền hoa chân múa tay. “Tiên sinh, yêu cầu của tôi cũng đơn giản thôi, bỏ giờ học cờ vây và thư họa buổi chiều của tôi đi được không. Dù sao tôi cũng chỉ là củ khoai tây không thể tạc thành ngọc được, day tôi cũng không biết, không dạy tôi cũng không biết, chi bằng lùi một bước, cả nhà đều thoải mái?”
Anh ta hỏi: “Tiểu thư cần thời gian đó để làm gì?”
Tôi cười hi hi. “Chuyện này không thể nói với tiên sinh được, chuyện riêng của đàn bà con gái tiên sinh đừng phỏng đoán. Tôi đảm bảo không để song thân biết là được chứ gì!”
Tống Tử Kính nheo mắt chau mày suy nghĩ. Người sở học đầy bồ, có thể làm thiên hạ kinh ngạc như y mà phải dạy đứa đầu đất như tôi đã đủ uất ức lắm rồi, tôi chủ động xin nghỉ, y càng có thời gian tiếp tục nghiên cứu văn chương thơ phú, chẳng mừng quá đi còn gì?
Tống Tử Kính mỉm cười gật đầu. “Được rồi. Các bài tập khác tiểu thư không được bỏ qua, cẩn thận không Tạ phu nhân kiểm tra.” Tôi hò reo mừng rỡ. Tống Tử Kính bổ sung: “Còn nữa, không được gây chuyện rắc rối.”
Tôi mừng rỡ hét lớn: “Nếu như tôi bị tóm, cũng tuyệt đối không khai tiên sinh ra đâu”
Thế rồi ngày hôm sau, tôi thay bộ quần áo thường dân vào, dẫn theo Vân Hương trèo tường chuồn ra ngoài. Chạy ra đến ngoài thành, nhìn thấy vị đại tẩu đã gặp hôm qua, tôi tiến đến hỏi han: “Đại tẩu, bệnh tình đứa bé thế nào rồi?”
Đại tẩu ngơ ngác một lát mới nhận ra tôi, mừng rỡ ra mặt nói với mọi người xung quanh: “Chính là vị cô nương này! Con trai tôi khỏi rồi. Cô nương lại đến thăm chúng tôi à?”
Tôi nói: “Tôi đến khám bệnh cho bà con, nếu bà con không đi mua thuốc được, tôi sẽ đi mua.”
Đại tẩu kích động như dân chúng lầm than nhìn thấy giải phóng quân đến, định túm lấy tay tôi nhưng lại không dám, chỉ biết liên miệng nói: “Cô nương thật có tấm lòng Bồ Tát, quả là có tấm lòng Bồ Tát mà!”
Qua lời tuyên truyền, quảng cáo của chị ta, rất nhiều nạn dân bị đau ốm liền chạy đến. Tôi bèn bày một bàn khám trong ngôi miếu đổ nát, mượn hương án của thần Thổ địa để khám bệnh cho bà con.
Tôi xưng tên là Tiểu Mẫn, lấy từ tên đồng âm với tên thật của tôi. Bọn họ liền gọi tôi là Mẫn cô nương.
Trộm tiền nhà mình, cứu mạng thiên hạ
Cái Tết đầu tiên kể từ khi tôi đến thế giới này coi như là đã vừa náo nhiệt vừa bình an trôi qua.
Bởi vì tôi chỉ lo ăn no ngủ kĩ, lên mấy cân thịt, khuôn mặt nhỏ nhắn của Tạ Chiêu Hoa cuối cùng đã trở nên tròn vành vạnh, da dẻ cũng trắng trẻo hơn, cơ thể khỏe mạnh, tràn trề sinh lực.
Tạ Chiêu Anh vui vẻ xoa đẩu tôi, khen: “Tiểu Hoa cao hẳn lên đấy.”
Tôi cũng vỗ vào cánh tay anh ta. “Nhị ca cũng vạm vỡ lên trông thấy.”
Coi như hòa.
Còn có một chuyện thú vị nữa là, tuyết đã rơi.
Tôi sinh ra và lớn lên ở phía nam, mùa đông tuy có tuyết nhưng tuyết chỉ rơi xuống đất rồi tan thành nước trong chốc lát. Nhưng kinh đô Đông Tề ở phía bắc, tháng Chạp là tuyết rơi trắng trời như lông thiên nga, cả thế giới được bao phủ bởi màu trắng, đẹp đẽ, tráng lệ xao động lòng người.
Trong lúc đám đàn bà con gái ở trong nhà nướng thịt tước đay, tôi cùng Tạ Linh Quyên và mấy đứa trẻ khác chơi đắp người tuyết trong sân vườn, cực kì vui vẻ.
Con bé Tạ Linh Quyên này phần người thì ít mà phần quỷ thì nhiều, rất lắm trò, sai khiến anh em họ Mã chạy quanh như ruồi nhặng, cứ đắp người tuyết một lát xong lại bắt phá đổ, đơn giản chỉ là hành hạ người khác mua vui cho mình.
Một mình tôi chiếm cứ một khoảng đất riêng, dùng tay nghề tỉa hoa từ củ cải trước đây, tỉ mỉ một hồi, một con chó Snoopy cũng dần dần hiện thành hình khối.
Mắt nhìn thấy công sức đang dần được cáo thành, chắc vì đắp không đủ chặt nên một bên tai của con chó liền rụng xuống. Tôi ngồi xuống bốc tuyết, bỗng có một bàn tay thon dài chìa ra, chung tay đắp với tôi.
Tôi ngẩng lên, cười với người đó. “Tống tiên sinh, chúc mừng năm mới.”
Tống Tử Kính dịu dàng cười, đáp lại tôi: “Tứ tiểu thư năm mới vui vẻ.”
Bởi vì đang là Tết, anh ta mặc một chiếc áo dài màu tía mới, trầm tĩnh trang trọng, con người thì khoan khoái nhẹ nhàng, thanh nhã như cành liễu xuân, bộ mặt tươi cười không tì vết, giống như những bông tuyết đang rơi đầy trên mặt đất. Tôi nhìn gương mặt thanh tú của anh ta, bỗng thấy mình thật mê muội háo sắc.
Tống Tử Kính nhìn thấy tác phẩm nghệ thuật của tôi, khoanh tay chăm chú giám định. Anh ta hiển nhiên không thể nhận ra đây là con quái vật gì, cũng không liên tưởng ra lễ vật mê tín hay totem sùng bái nào, băn khoăn hồi lâu mới nói: “Là con vịt đúng không?”
Tôi nuốt lệ mà cười. “Tiên sinh thật cao minh.”
Đột nhiên một quả cẩu tuyết bay vèo trong không trung, đích đến chính là cái gáy đẹp đẽ của Tống Tử Kính. Tôi há miệng định kêu, nhưng âm thanh chưa kịp phát ra thì nhìn thấy Tống Tử Kính nghiêng đầu né tránh chuẩn xác như có lắp radar trong đầu. Tiếp đó, quả cầu tuyết sượt qua má anh ta, hướng về phía tôi hỏi thăm.
Tôi kêu “ối” một tiếng yếu ớt, sau đó bị quả cầu tuyết đập vào mặt, ngã vật ra đất. Đầu óc tôi còn đang choáng váng thì nghe thấy tiếng Tống Tử Kính kêu thất thanh: “Tứ tiểu thư!”
Sau đó là tiếng cười xấu xa thấy nạn làm vui của Tạ Linh Quyên và mấy đứa lâu la. Đầu óc tôi bốc hỏa, nhổm phắt dậy, đầu va phải một vật, mắt nổ đom đóm, lại ngã ngửa ra. Tống Tử Kính tiên sinh cũng bị tôi đụng phải, ngã ngồi ra đất.
Tống Tử Kính tội nghiệp, né được ám khí mà lại không tránh nổi kẻ địch lù lù.
Lúc này, tôi chợt nghe thấy tiếng kêu thảng thốt của Tạ Chiêu Kha cất lên: “Sao lại thế này?”
Rồi nàng vội vàng chạy lại, đỡ Tống Tử Kính dậy, giọng run run: “Tống tiên sinh, tiên sinh sao vậy? Đầu có bị đau không? Sao mà ngã vậy?”
Tôi cũng không tiện trách móc nàng thấy sắc quên nghĩa, tự đứng dậy. Lúc này, Tạ Chiêu Anh nghe thấy có chuyện cũng chạy lại, nhìn thấy tôi như vậy liền chỉ tay vào mặt tôi, cười hô hố rất thiếu đạo đức.
Tôi hằn học nói: “Đào hoa châu đầu…”
Tạ Chiêu Anh thay đổi thái độ, chạy bổ tới ra điều quan tâm. “Tứ muội ơi, muội muội ngoan của ta hỡi, làm sao mà muội ngã? Muội ngã có đau không? Để ca ca xem nào!”
Tôi véo anh ta một cái thật đau để cảnh cáo anh ta phải có chừng mực.
Tống Tử Kính đứng dậy, đến bên tôi hỏi: “Tứ tiểu thư ngã không sao chứ?”
Tạ Chiêu Anh cầm chiếc khăn thơm không biết của cô nương nào lau mặt cho tôi. Tôi trả lời mà vì anh ta lau hăng hái quá nên cứ ngắt quãng: “Không sao cả… chỉ là… bị va phải, sau đó… đau… đau đau đau đau! Nhị ca lau đúng chỗ đau của muội rồi.”
Con quỷ tai ương, trùm gây chuyện Tạ Linh Quyên không những không chạy mà còn đứng bên cạnh cười ngặt nghẽo.
Tôi đang định giáo huấn nó một bài thì bỗng nhiên một bà vú già hớt hải chạy vào sân sau rổn rảng: “Có đại hỉ sự rồi! Đại hỉ sự rồi! Đại thiếu phu nhân lại có chuyện hỉ rồi!”
Mọi người đều bất ngờ. Tôi còn tưởng là đại tẩu ăn Tết nhiều quá bị khó tiêu chướng bụng, không ngờ thì ra đã âm thầm đơm hoa kết quả.
Tạ Chiêu Anh giật tay tôi. “Nào, đi chúc mừng đại tẩu đi.”
Tôi cười gian xảo. “Ca đợi chút.”
Tạ Chiêu Anh thấy tôi cười như vậy thì sợ toát mồ hôi.
Tôi hớn hở chạy đến trước mặt con nhóc Tạ Linh Quyên vẫn đang ngơ ngác, ngoác mồm nhe hàm răng trắng đều của tôi. “Mẹ mày sắp sinh em trai đấy. Sau này không có ai yêu thương mày nữa đâu, mọi người đều không cần mày nữa rồi, rồi sẽ bán mày cho lão mù làm con nuôi thôi…”
Đến tận khi Tạ Chiêu Anh cáu tiết kéo đi, tôi mới tha cho con nhóc Tạ Linh Quyên lúc này vẫn đứng yên tại chỗ khóc nức nở.
Đại tẩu đã có mang thật, thai hai tháng, rất ổn. Tạ phu nhân vui mừng chảy nước mắt, nói lời khấn trước Phật Tổ năm ngoái đã linh nghiệm, còn nói sau Tết phải lên núi lễ tạ.
Tôi vừa nghe đến chuyện được đi ra ngoài, tinh thần lập tức phấn chấn tỉnh cả người, mặt đầy vẻ nịnh nọt nhào tới, ôm lấy cánh tay Tạ phu nhân nũng nịu, bảo tôi cũng muốn đi cùng.
Tạ Chiêu Anh cười khẩy. “Muội xí xớn gì thế?”
Tôi cười duyên dáng. “Muội cầu Bồ Tát phù hộ cho mau được nhập cung.”
Tạ phu nhân cảm động. “Tiểu Hoa giác ngộ được thế này thật tốt quá.”
Thế là ra Tết, tôi ngồi xe ngựa lắc lư lên đường đi Vạn Phật sơn. Vân Hương ngồi cạnh tôi, bóc vỏ hạt dưa cho tôi ăn. Tôi bốc từng vốc một bỏ vào miệng.
Có nha hoàn thật là tiện, trước đây tôi muốn ăn toàn phải tự tay làm.
Thật ra xuyên không cũng chẳng tệ lắm, trừ việc mất tự do. Tôi mà được xuyên thành đàn ông thì tốt biết mấy, có thể tự do tự tại đi khắp chân trời góc bể. Tuy nhiên vấn đề sinh lý thì biết giải quyết thế nào nhỉ, chắc chắn là không thể lấy vợ rồi, chẳng lẽ tôi phải thu nạp một đội mỹ nam sao? Thời đại này chắc chuyện như Brokeback mountain vẫn chưa lưu hành phổ biến…
* Brokeback mountain (tên tiếng Việt là Chuyện tình sau núi) là một bộ phim Mỹ của đạo diễn Lý An, được trình chiếu năm 2005.
Đang nghĩ ngợi miên man, xe ngựa bỗng dừng lại, người đánh xe nói: “Tứ tiểu thư, đằng trước nạn dân đông quá chặn hết cả đường rồi, chúng ta phải đi đường khác.”
Tôi vén rèm lên nhìn ra ngoài, kinh ngạc thấy khoảnh đất vừa tan hết băng tuyết có cơ man nào là người dân áo quần rách rưới chen chúc ở đám cỏ dưới gốc cây, trông ai nấy đều vàng vọt, xanh xao, người gầy trơ xương, mặt mũi thì rầu rĩ…
Tôi hỏi: “Sao lại thế này? Dân chúng ở đâu lưu lạc đến đây nhiều vậy?”
Người đánh xe đáp: “Tứ tiểu thư không biết đó thôi, phương Bắc đang có nạn tuyết rơi, vẫn còn biết bao người đang bị vùi trong tuyết. Những người này chạy thoát được, nhưng không được vào thành nên ùn tắc ở bên ngoài.”
“Không phải thời tiết đã ấm lên rồi sao?”
“Nhưng trâu với dê trong nhà đều đã chết cóng, bọn họ quay về cũng không còn gì để ăn.”
Bỗng nhiên tôi nhìn thấy một người mẹ bé một đứa bé đang lau nước mắt, mặt mũi đứa bé xanh lét, tay chân co giật liên hồi. Tôi cuống quýt bảo dừng xe, nhảy vội xuống. “Đứa trẻ này bệnh nặng quá.”
Người mẹ đó lo lắng nói: “Đúng vậy, đột nhiên bị ốm, chẳng biết chạy chữa cách nào.”
Tôi giơ tay sờ trán đứa bé. Vân Hương vội kêu lên: “Tiểu thư!”
Tôi đã chạm vào đứa trẻ, thấy thân nhiệt của nó hạ thấp, liền kiểm tra toàn bộ một lượt rồi hỏi: “Đứa bé có mệt mỏi, khó chịu gì không?”
“Không, chỉ sáng sớm nay miệng nôn trôn tháo.”
“Đã ăn gì vậy?”
Người mẹ đó cười méo xẹo. “Rễ cỏ vỏ cây, tháng đói kém này còn gì mà ăn nữa?”
Ngộ độc thức ăn? Thế thì vẫn còn may. Mùa xuân ở Đông Tề đến sớm, vạn vật sẽ nhanh chóng nảy mầm, vi khuẩn bắt đầu sinh sôi, tôi chỉ sợ có bệnh truyền nhiễm nào đó bắt đầu lây lan.
Tôi lấy một ít bạc vụn, nói: “Đại tẩu, đứa bé đã ăn phải đồ hư, không phải bệnh nguy hiểm, cho nó uống nhiều nước vào, rồi cầm chỗ tiền này đưa nó đi tìm thầy thuốc.”
Một ông lão ngồi bên cạnh nói: “Cô nương không biết rồi, những người đi lánh nạn như chúng tôi đều không được vào thành. Vệ binh gác ở cửa thành nhìn thấy chúng tôi là đuổi đi ngay.”
Tôi thốt lên: “Thế thì có tiền cũng không đi chữa bệnh được à?”
Câu nói của tôi làm bùng lên ngọn lửa âm ỉ bấy lâu nay. Dân chúng cực khổ lầm than lại còn bị áp bức đến bước đường cùng bắt đầu kêu thanh tố khổ, âm thanh oán hận đó phừng phừng sục sôi suýt dìm chết tôi, nào là bão tuyết lớn nhất trong mười năm nay, nào là quan lại nhũng nhiễu, nào là kỳ thị chủng tộc…
Tôi nghe mà trong lòng chua xót từng cơn, bèn sai đưa giấy bút để viết đơn thuốc rồi gọi người đánh xe đến: “Ngươi cưỡi ngựa vào thành, kiếm mấy loại thuốc này về đây.”
Người đánh xe cảm động. “Tứ tiểu thư thật tốt bụng.” Nói rồi quất ngựa chạy đi.
Còn bà mẹ kia thì kêu lên: “Thật là bồ tát sống mà! Người tốt sẽ đươc báo đáp!” Rồi phủ phục dưới chân tôi.
Tôi vội vàng luống cuống đỡ chị ta dậy. “Đại tẩu, đừng làm vậy. Gặp nạn thì giúp thôi, tôi không đáng nhận như vậy.
Người dân lao động đều thật, lương thiện, mỗi chút ơn đều ghi nhớ trong lòng. Tôi nghĩ đến chuyện người khác khi trời giá rét ăn không đủ no, mặc không đủ ấm, trong khi bản thân mình chăn ấm nệm êm, đèn nến đủ đầy, cẩm y ngọc thực… Thật ra tôi cũng chỉ là xuất thân thường dân, tâm lý nặng nề, bỗng chốc không còn tâm trạng để mà dạo chơi nhởn nhơ nữa.
Hôm đó dâng hương xong trở về nhà, tôi cứ thấy bồn chồn không yên.
Vân Hương tinh ý hỏi tôi: “Có phải tiểu thư vẫn trăn trở về những nạn dân đó?”
Tôi nói: “Dù đã lập xuân rồi nhưng trời vẫn rét, đất vẫn đóng băng, làm sao họ xoay xở được đây?”
Vân Hương nói: “Không biết. Nghe nói các huyện trấn xung quanh đây đều không cho họ vào thành. Họ đều là dân du mục, rất nhiều người là người nước Liêu. Người nước Tề chúng ta còn nói họ là man di mọi rợ, lâu nay rất ghét bỏ họ. Trẻ con mà không vâng lời, bố mẹ đều dọa đem cho bọn mọi rợ làm trẻ chăn dê.”
Quả vậy, hôm nay tôi thấy rất nhiều người có ngũ quan sâu rõ hơn người thường.
Tôi nói với Vân Hương: Cứ bỏ mặc bọn họ lang thang cầu bơ cầu bất thế không phải là một biện pháp. Ăn là nhu cầu cơ bản nhất để tồn tại của con người, khi dân chúng không đủ ăn, chắc chắn sẽ có thái độ bất mãn với bộ máy chính quyền, nếu sự bất mãn này ngày càng dâng cao sẽ dẫn đến bạo phát. Dân chúng sẽ nổi dậy lật đổ chính quyền, đà đảo giai cấp tư bản giàu có, giải quyết nhu cầu sinh tồn cơ bản của mình, đồng thời sẽ xây dựng một xã hội mới có lợi cho họ. Nói theo cách của chúng tôi, đó chính là cách mạng; nói theo cách của các vị, đó là tạo phản.”
Vân Hương sợ hãi run rẩy. “Tạo phản?”
Tôi vỗ vai cô ấy. “Đó chỉ là kết cục xấu nhất, ta chỉ giải thích một chút như vậy thôi.” Rồi bỗng nảy ra một ý, bèn kéo Vân Hương lại, nói: “Muội muội ngoan này, hay là chúng ta đi hành thiện?”
Vân Hương không hiểu. “Hành thiện gì?”
Tôi vỗ ngực, nói: “Đương nhiên là hành y tế thế rồi! Ta đây sinh viên năm thứ ba chính quy, điểm tổng kết trung bình bảy mươi trên một trăm, không dám nói đến các chứng bệnh nan y phức tạp, chứ cảm cúm, nóng sốt, đau bụng thông thường thì ta đây thừa sức chữa.”
Vân Hương sờ trán tôi. “Tiểu thư không bị sốt đấy chứ?”
Tôi nói: “Sốt gì cơ? Ta đây là hành thiện tích đức.”
“Nhưng tiểu thư ban ngày còn phải học sách học đàn, làm sao có thời gian đi ra ngoài?”
Tôi cười gian xảo. “Trước đây, à hoặc là sau này, có một nhà văn, nhà giáo dục vĩ đại đã nói một câu thế này: thời gian là nước trong bọt biển, chỉ cần muốn vắt, thì sẽ ra.”
Tuy nhiên, hành động luôn khó hơn kế hoạch.
Thời gian biểu hằng ngày của tôi bây giờ kín đặc như học sinh luyện thi đại học.
Sáng sớm dậy luyện thanh, cố gắng luyện tiếng lệnh vô thành tiếng đàn trời. Thầm nghĩ nếu Đông Tề ở vào thời kỳ bốn hiện đại hóa thì cũng không thể biến tôi đắc đạo thành tiên. Ăn sáng xong lại vào lớp học, Tống Tử Kính tuân theo mệnh lệnh của Tạ phu nhân mở lớp học đặc biệt cho tôi, chuyên cày cuốc các thể loại sử tích thi từ. Con người tôi thì nạp nhiều nhưng nhớ ít, học hành như nước đổ đầu vịt, không đọng lại được chút gì. May mà Tống Tử Kính rất thông cảm với tôi, cũng không thúc ép, ngược lại còn thường xuyên thảo luận một số kiến thức về y khoa với tôi.
Đến buổi chiều là giờ học cầm kỳ thư họa. Hai tay tôi đều như chân gà, vừa đặt lên đàn thì dây đàn đứt, thầy dạy đàn hoảng hốt bỏ chạy, như thể tôi tu luyện phép thuật ma quỷ tuyệt thế gì đó. Thầy dạy cờ vây chính là Tống Tử Kính, sau khi tôi xếp các quân cờ thành hình cái mặt mếu, y đành tự đánh cờ vây một mình. Viết chữ thì tôi còn tạm, vì hồi bé bị bố tống đi cung thiếu nhi học thư pháp bút sắt hai năm liền, nhưng vẽ vời thì lại không ra sao, mỗi lần vẽ đều mực lấp kim sơn…
Tống Tử Kính đành phải thừa nhận phương pháp giáo dục của mình đã thất bại. “Nói ra chỉ thêm chua xót, thôi thà thở một tiếng dài.”
Tôi nói: “Đúng sai thành bại hóa không. Núi xanh một dãy hòa cùng tháng năm.”
Tống Tử Kính kinh ngạc. “Thơ hay! Thơ hay!”
Tôi khiêm tốn. “Quá khen! Quá khen!”
Tống Tử Kính hỏi tôi: “Tiểu thư có muốn tiến cung không?”
Thi hứng của tôi đang dâng cao, bèn cười lớn. “Ta vung đao ngẩng đầu cười, Côn Lôn cất giữ cho đời mật gan.”
Tống Tử Kính chau mày. “Làm gì nên nỗi vậy!”
Tôi cố kiềm chế. “Người ta đều nói thâm cung như biển. Tôi mà phải nhảy xuống biển, đương nhiên phải có hào khí và giác ngộ như một đấng anh hùng.”
“Lúc ở chùa, tiểu thư phản ứng mạnh mẽ lắm cơ mà.”
Tôi nói: “Tôi không đi, tam tỷ ắt phải đi. Tóm lại là Tạ gia đấu không lại được với họ Triệu thì đành phải hy sinh một cô con gái đi vào hang hùm vậy.”
Tống Tử Kính nói: “Tam tiểu thư cũng không đi được.”
Tôi cười nham hiểm. “Tiên sinh không muốn tam tỷ đi thì tiên sinh mau cưới tỷ ấy đi thôi.”
Tống Tử Kính kinh ngạc. “Tiểu thư nói gì vậy?”
Tôi đáp: “Đồng chí Tiểu Tống, giả vờ là không thật thà đâu. Người ta thầm thương trộm nhớ đồng chí lâu như vậy rồi, mùa nóng đưa canh mùa lạnh tặng áo, đồng chí dám nói là không nhận ra sao? Đừng có phụ tấm lòng của tỷ tỷ tôi chứ.”
Gương mặt tuấn tú của Tống Tử Kính nhuộm thành màu hồng phấn, quả là sắc đẹp có thể no bụng, tôi nhìn hau háu không chớp mắt.
Thật ra giữa y và Tạ Chiêu Kha không phải là không có hy vọng, cùng lắm thì liều chết bỏ trốn, chấp nhận lưu lạc, rồi ngao du giang hồ, tha hồ tiêu dao. Sau mười tám năm, khi phong ba bão táp tan đi thì đưa con cái về quỳ lạy tổ tiên nhận mặt họ hàng, lúc đó cả gia tộc, họ hàng thân thích lại chả ôm nhau gào khóc nghẹn ngào ấy chứ.
Tôi đang giả tưởng khả năng như vậy thì nghe Tống Tử Kính nói: “Tôi với tam tiểu thư không phải như tiểu thư nghĩ đâu.”
Tôi cười. “Nhưng tam tỷ thích tiên sinh mà. Nếu ông cụ biết, chắc chắn sẽ điều tiên sinh đi nơi khác, lúc đó tiên sinh sẽ không được nhìn sách vở đầy lầu ở đây nữa.”
Đôi mắt trong veo của Tống Tử Kính nhìn tôi chăm chú. “Tiểu thư sẽ mách Tạ phu nhân sao?”
Tôi cười trơ trẽn. “Cũng không biết được. Tôi cả ngày phải học tập vất vả, phải chịu áp lực quá lớn, khó tránh khỏi nói năng lỡ lời.”
Tống Tử Kính không ngốc, y cười nhạt. “Nói đi.”
Tôi liền hoa chân múa tay. “Tiên sinh, yêu cầu của tôi cũng đơn giản thôi, bỏ giờ học cờ vây và thư họa buổi chiều của tôi đi được không. Dù sao tôi cũng chỉ là củ khoai tây không thể tạc thành ngọc được, day tôi cũng không biết, không dạy tôi cũng không biết, chi bằng lùi một bước, cả nhà đều thoải mái?”
Anh ta hỏi: “Tiểu thư cần thời gian đó để làm gì?”
Tôi cười hi hi. “Chuyện này không thể nói với tiên sinh được, chuyện riêng của đàn bà con gái tiên sinh đừng phỏng đoán. Tôi đảm bảo không để song thân biết là được chứ gì!”
Tống Tử Kính nheo mắt chau mày suy nghĩ. Người sở học đầy bồ, có thể làm thiên hạ kinh ngạc như y mà phải dạy đứa đầu đất như tôi đã đủ uất ức lắm rồi, tôi chủ động xin nghỉ, y càng có thời gian tiếp tục nghiên cứu văn chương thơ phú, chẳng mừng quá đi còn gì?
Tống Tử Kính mỉm cười gật đầu. “Được rồi. Các bài tập khác tiểu thư không được bỏ qua, cẩn thận không Tạ phu nhân kiểm tra.” Tôi hò reo mừng rỡ. Tống Tử Kính bổ sung: “Còn nữa, không được gây chuyện rắc rối.”
Tôi mừng rỡ hét lớn: “Nếu như tôi bị tóm, cũng tuyệt đối không khai tiên sinh ra đâu”
Thế rồi ngày hôm sau, tôi thay bộ quần áo thường dân vào, dẫn theo Vân Hương trèo tường chuồn ra ngoài. Chạy ra đến ngoài thành, nhìn thấy vị đại tẩu đã gặp hôm qua, tôi tiến đến hỏi han: “Đại tẩu, bệnh tình đứa bé thế nào rồi?”
Đại tẩu ngơ ngác một lát mới nhận ra tôi, mừng rỡ ra mặt nói với mọi người xung quanh: “Chính là vị cô nương này! Con trai tôi khỏi rồi. Cô nương lại đến thăm chúng tôi à?”
Tôi nói: “Tôi đến khám bệnh cho bà con, nếu bà con không đi mua thuốc được, tôi sẽ đi mua.”
Đại tẩu kích động như dân chúng lầm than nhìn thấy giải phóng quân đến, định túm lấy tay tôi nhưng lại không dám, chỉ biết liên miệng nói: “Cô nương thật có tấm lòng Bồ Tát, quả là có tấm lòng Bồ Tát mà!”
Qua lời tuyên truyền, quảng cáo của chị ta, rất nhiều nạn dân bị đau ốm liền chạy đến. Tôi bèn bày một bàn khám trong ngôi miếu đổ nát, mượn hương án của thần Thổ địa để khám bệnh cho bà con.
Tôi xưng tên là Tiểu Mẫn, lấy từ tên đồng âm với tên thật của tôi. Bọn họ liền gọi tôi là Mẫn cô nương.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.