Hát Tiễn Hoa Đào, Chờ Người Quay Lại
Chương 17: Chương 8.2
Mĩ Bảo
26/09/2017
Type: Dandelion
Dòng nước xiết thoáng chốc đã cuốn tôi đi rất xa, mũi tên xuyên xuống nước. Nhưng tôi vẫn chưa gặp may, có một xoáy nước hút tôi vào.. Tôi chie kịp hít mạnh một ơi rồi bị cuốn vào trong nước.
Tôi khá dạn nước nhưng dòng chảy quá siết, tôi chỉ biết nương theo sóng nước để trôi đi. Đoạn sông này không có đã ngầm to nhưng dưỡng khí của tôi dần dần cạn kiệt. Tôi cố sức ngoi lên trên nhưng không thể.
Cuối cùng, trước mắt tôi bắt đầu nhuốm màu đen, sức lực ngày càng cạn kiệt. Đến lúc không thể cố được nữa, nước bắt đầu lọt vào mũi, vào miệng… Hóa ra cảm giác chết đuối là như thế này. Tôi cố sức hít thở, nhưng tất cả chỉ toàn là nước, nước và nước…
Đầu óc tôi mê man rồi mắt hẳn tri giác…
Một luồng hơi ấm xộc vào lồng ngực tôi, khiến tôi phun ra một ngụm nước.
Tôi nghe thấy tiếng reo hò ở bên tai: “Được rồi! Không chết đâu!”
Một cơn đau thắt ở ngực, tôi nấc liên tục mấy cái rồi nước trong khí quản phun ra ngoài. Đầu tôi vẫn quay cuồng, tiếng ong ong trong tai cứ dội lên không ngừng, quần áo thì ướt sũng, gió thổi qua làm tôi hắt hơi mấy lần liền.
Một bàn tay to lớn khẽ vỗ vào lưng tôi, luồng hơi từ tay huynh ấy truyền sang, nóng đến mức tim tôi cũng ấm lên. Tôi hít thở dồn dập, sau đó mở mắt ra.
Tôi đang ngồi dựa trong lòng một người. Toàn thân người đó cũng ướt sũng, tóc vẫn nhỏ nước tong tong, hai tay ôm chặt lấy tôi.
Tôi mở miệng, từ trong họng cất ra âm thanh như cánh buồm xé gió: “Tôi đã chết chưa…”
Tiêu Huyên vỗ vào lưng tôi. “Vẫn còn sớm!”
Tôi lại ho sặc sụa một trận, ngơ ngác hỏi: “Tống tiên sinh và Vân Hương đâu?”
“Có Tử Kính bọn họ không sao đâu.” Tiêu Huyên nói. “Chúng ta bây giờ đang ở hạ du, cách nơi mọi người qua sông năm dặm.”
Thì ra tôi bị trôi dạt cả năm dặm mà không chết đuối, không phải là cao số dạng bình thường nữa. Nạn lớn không chết, bây giờ mới bắt đầu biết sợ, vừa nhớ lại hiểm nguy lúc trước, toàn thân tôi liền run rẩy.
Bỗng nhiên, có một giọng nói non nớt cất lên hỏi tôi: “Tỷ tỷ không sao chứ?”
Tôi ngẩng đầu, trước mặt là một đứa bé đầu tròn xoe không biết ngồi ở đó từ lúc nào. Đứa bé này phúng phính, mũm mĩm, mặt mũi thanh tú, trông rất giống Tiêu Huyên.
Tôi giật mình. “Nhị ca, con trai ca đã lớn từng này rồi sao?”
Tiêu Huyên cao giọng hỏi: “Cái gì?”
Cậu bé cũng nghiêng đầu hỏi: “Cái gì?”
Tôi nhìn lại đứa trẻ này, đầu nó cạo trọc, ăn vận như hòa thượng thì lại càng thấy lạ. “Ca cho con trai đi làm hòa thượng à?”
Tiêu Huyên như chỉ muốn tát chết tôi ngay tại chỗ, bỗng có tiếng “A Di Đà Phật” từ trên trời vọng xuống cứu sống tôi. Một lão hòa thượng mặc áo cà sa, đầu trọc lốc, thân hình gầy gò, đôi mắt tinh nhanh rọi bốn phía, lại còn có gương mặt gian manh nữa. Lão lừa già trọc đầu này sao trông quen vậy nhỉ?
“Nữ thí chủ, biệt lai… à, đã lâu không gặp rồi.”
Tôi kêu lên thất thanh: “Tuệ Không?”
Hòa thượng Tuệ Không mỉm cười. “Chính là lão nạp.”
Tôi nhảy dựng lên, chỉ vào ông ta, nói: “Ông… Tại sao ông lại ở đây?”
Lão hòa thượng vuốt râu, cười bảo: “Phật Tổ có câu, ta không vào địa ngục thì ai vào?”
Tôi nói: “Thế mà cứ tưởng ông phải nói câu “đâu có khó khăn, nơi đó có ông”.”
Lão hòa thượng nói: “Thí chủ có tuệ căn, chính là ở ý này.”
Tôi dùng ánh mắt hỏi Tiêu Huyên. Huynh ấy giải thích: “Đại sư đi cùng chúng ta lên phía bắc.”
“Thế ông ấy không phải lo việc kinh doanh của miếu sao?”
Tiêu Huyên khoặm mặt, nói: “Thứ nhất, đó không phải là kinh doanh. Thứ hai, lần này đại sư đồng hành là để giúp ta một tay.”
Tôi cẩn thận nhìn lại lão hòa thượng một lượt, nhưng quả thực không nhìn ra ngoài cái miệng phỉ phui và cái tên lừa người ra, ông ta còn có khả năng gì khác nữa.
Lão già Tuệ Không cười rồi tiến lại. “Nữ thí chủ, sau này mong được chỉ bảo”, rồi xoa xoa cái đầu trọc của tiểu hòa thượng, nói: “Đây là đồ tôn Giác Minh của tôi.”
Tiểu hòa thượng cực kỳ hiểu chuyện, nói: “Tỷ tỷ lạnh, chúng ta nhóm lửa lên có được không?” Thật là dễ thương chết đi được!
Sau đó chúng tôi vẫn phải vào một rừng cây mới nhen lửa. Nhóm đàn ông bao gồm cả tiểu hòa thượng tạm lánh vào bụi cây. Cậu bé Tiểu Giác Minh năm nay lên sáu, nghe nói năm lên hai tuổi thì cha mẹ ốm chết, lưu lạc ngoài đường, được hòa thượng Tuệ Không đang đi khất thực lượm về. Cậu bé thật thà, ngoan ngoãn, vô cùng đáng yêu. Hòa thượng ăn chay cả, không biết Tuệ Không nuôi cậu ta bằng gì mà trông trắng trẻo, bụ bẫm y như cục bột vậy.
Tôi hỏi Tiêu Huyên ở sau bụi cây: “Tại sao không có thị vệ? Một ông già, một phụ nữ và một đứa trẻ, lỡ may bị đánh úp, ca làm sao có thể lo nổi? Thế mấy người Lý tướng quân với Nguyễn thiếu hiệp đâu?”
Tiêu Huyên nói: “Bọn họ đều chờ ta ở huyện Nhân Thiện.”
Bỗng nhiên có một con chim bay vào khu rừng khiến tôi giật mình, vội vàng túm lấy quần áo. Hóa ra là chim truyền tin, Tiêu Huyên nói với tôi: “Tống tiên sinh và Vân Hương của muội đã qua sông bình an, bây giờ đang đi về phía Hồ Châu.”
“Họ không sao chứ?”
“Trong thư không viết thì là không sao.” Tiêu Huyên nói. “Ta đã báo với họ tình hình của muội, chúng ta sẽ gặp họ ở huyện Nhân Thiện.”
Tôi cảm thấy yên lòng. Hong khô quần áo xong, chúng tôi thu dọn, lại chuẩn bị xuất phát. Qua được Xuyên Giang thì là Hồ Châu. Chỉ có điều chúng tôi còn cách xa đường cái, người vẫn thưa thớt. Không không không, còn hơn thế nhiều! Cây cổ thụ cao đến trời, rêu xanh bám dày, lá cây mục nát, dây leo loằng ngoằng… Rõ ràng là chúng tôi đang ở trong một khu rừng rậm nguyên sinh!
Tôi rụt đầu vào cổ mà đi, lo lắng, sợ hãi hỏi Tiêu Huyên đi đằng sau: “Liệu có rắn rết gì xông ra cắn muội một nhát không?”
Tiêu Huyên ban đầu chê tôi đi chậm, chán nản trả lời: “Lấy đâu ra…”
Huynh ấy còn chưa nói dứt lời, tôi bỗng nhiên cảm thấy một vật gì lạnh ngắt quấn lấy cổ chân. Lông măng trên người đột nhiên dựng đứng, tôi hét lên một tiếng rồi nhảy bổ lên người Tiêu Huyên. “Á… rắn rắn rắn rắn rắn…”
Tiêu Huyên bị tôi va vào phải lùi mấy bước. Lão hòa thượng quay đầu hỏi có việc gì.
Chân tôi cứng đơ, tôi nhắm tịt mắt, kêu: “Tôi bị rắn quấn!”
Tiểu Giác Minh giơ tay giật “con rắn” ra. “Là cái dây leo sao?”
Tôi mở mắt, quả thực là một sợi dây leo xanh non quấn ở chân. Tiểu Giác Minh gỡ nó ra, băn khoăn nhìn, rồi lại nhìn sang tôi. Mặt tôi đỏ bừng lên.
Tiểu Giác Minh còn nói: “Tỷ tỷ đừng sợ. Khi chúng ta vào núi, trên người đã rắc thuốc chống rắn rồi, tỷ không biết à?”
Tôi quay sang nhìn Tiêu Huyên, người này đang cố nhịn cười, trông không khác gì bị táo bón. Gã đáng ghét, bôi thuốc mà cũng không chịu nói, gã muốn đợi xem tôi làm trò đây mà!
Chắc bởi mặt mũi tôi trông rất khó coi nên buổi tối dừng lại nghỉ ngơi, huynh ấy đi kiếm hai con thỏ, ba con gà rừng về, tự tay xử lý. Lúc này tôi mới phát hiện trên tay anh ta có rất nhiều vết thương nhỏ còn mới, không thể không hỏi: “Mấy vết này là bị làm sao?”
Tiêu đại hiệp chưa trả lời, Tiểu Giác Minh đã cướp lời: “Ca ca nhảy xuống nước cứu tỷ, bị đá và cây cỏ cào phải đấy.”
Tôi nhìn sang Tiêu Huyên. “Đồng chí Lôi Phong mỉm cười đắc ý vì phẩm chất cao thượng của mình, tiếp tục cắt tiết, mổ bụng con thỏ.
Tôi vơ cả lấy, mắng: “Bị thương mà không sợ nhiễm trùng, mau đi rửa tay ngay. Để muội ra tay!”
Tiêu Huyên mở miệng định nói gì đó nhưng bị tôi đá cho một phát, liền ngoan ngoãn đi mất.
Tôi bọc cả gà lẫn lông bằng đất sét rồi chôn vào trong đất, nhóm lửa bên trên, sau đó lấy bảo kiếm của Tiêu Huyên xiên vào con thỏ rồi nướng trên lửa. Tiêu Huyên nhìn thấy, các cơ trên mặt nhăn nhúm cả lại nhưng cũng không nói gì.
Ngọn lửa kêu lách tách, con thỏ dần dần tỏa hương thơm phức. Lão hòa thượng đang kể câu chuyện một ông vua xuất gia cuối cùng tu thành chính quả cho tiểu hòa thượng nghe. Tiểu hòa thượng ngồi không yên, cứ liếc nhìn sang phía bên này.
Lão hòa thượng chán nản ca thán: “Thôi đành, thôi đành. Tâm bất tại Phật.”
Tôi cười nhạt. “Nếu trong lòng đã có Phật thì không cần phải niệm, Phật cũng biết, thế hà tất cả ngày phải dâng hương lễ bái?”
Lão hòa thượng nói: “Thành tâm lễ bái là để cầu Phật phù hộ.”
Tôi tiếp tục cười nhạt. “Môn xác suất học là sinh ra từ bài bạc, nghệ thuật khởi nguyên từ ma thuật, còn tôn giáo thì sao? Thời cổ xưa có một người chán nản vì không có việc gì làm, thế rồi ông ta lấy cục đất sét nặn thành bức tượng, tưởng tượng nó là Thượng đế vạn năng, sau đó bất đầu đàn lễ và thờ cúng nó. Đây là quá trình không ngừng thôi miên bản thân, rất lâu sau bản thân ông ta cũng tin rằng cái vật đó là thần vạn năng, lại còn vô cùng sợ hãi cái cục đất nặn đó. Đơn giản là chẳng có việc gì làm nên kiếm chuyện đó mà.”
Lão hòa thượng vuốt râu, cười. “Cô vẫn còn hận tôi vì tôi bảo cô sẽ là mẫu nghi thiên hạ phải không?”
Tôi bị bóc mẽ, xấu hổ đến phát bực, tự xẻ thịt thỏ ăn. Lão hòa thượng cũng xé một miếng to, phần đùi thỏ đưa cho Giác Minh.
Tôi ngạc nhiên. “Tôi nghĩ ông là hòa thượng chứ!”
Lão hòa thượng đáp: “Thì đương nhiên. Tôi còn có kim sách của triều đình ban cơ.”
Nói rồi rút một quyển cứng từ trong bụng ra. Tôi giở ra xem, mấy chữ màu đỏ “Hoàng đế bồng thiên chi bảo” đập vào mắt. Tôi cảm thán: “Có cả giấy chứng nhận quốc gia cơ đấy.” Lão hòa thượng rất đắc ý.
Tiêu Huyên đã moi con gà lên, bóc vỏ đất sét làm hiện ra lớp thịt gà trắng nõn, thơm phức. Lão hòa thượng đưa một gói nhỏ ra như hiến báu vật. “Muối đây.”
Tôi ngã lăn quay. Tôi hỏi: “Trong áo cà sa của ông có những gì?”
Lão hòa thượng sờ lần rồi nói: “Bát, thuốc chữa thương, lọ thuốc ngửi, thuốc viên, dao con, dây thừng… Có cần hạt tiêu bột không?”
“Cần.” Tôi cầm lấy rắc lên đùi gà.
Ăn cơm xong, Tiêu Huyên nói với tôi: “Đi theo ta một lát.”
Tôi đi theo huynh ấy đến một con suối nhỏ cách đó không xa.
Huynh ấy lại nói: “Tháo giày ra.”
Tôi vội rụt chân lại.
Tiêu Huyên nói: “Được thôi, ta mặc kệ mấy vết phồng rộp ở chân muội.”
Tôi đành phải chìa chân ra. Huynh ấy giúp tôi cởi giày, đặt bàn chân tôi lên đầu gối huynh ấy. Tôi đau quá khẽ kêu lên, huynh ấy thở dài, động tác càng gượng nhẹ.
Chúng tôi đã đi bộ cả ngày đường, lại còn phải đi xuyên rừng. Sức khỏe của tôi được trải qua một thử thách rất nghiêm túc, chỉ là tôi chưa hiểu, tại sao huynh ấy lại biết chân tôi bị phồng rộp?
Màn đêm dần buông, nước suối ánh lên chút ánh sáng tàn. Ở phía kia có đốt lửa, lão hòa thượng đang kể chuyện cho tiểu hòa thượng nghe. Rừng núi không yên tĩnh, chim bay về tổ đang í ới gọi nhau. Trời đất một dải an lành.
Tôi khẽ hỏi: “Đưa muội đi cùng thế này có tiện không?”
Tiêu Huyên tiếp tục bôi thuốc, hỏi: “Cái gì tiện với không tiện?”
“Tuy muội chưa bao giờ trải qua cảnh phải lẩn trốn kẻ địch truy sát nhưng muội biết, người càng đông, mục tiêu càng lớn thì càng kém an toàn.”
Tiêu Huyên dừng tay, nhìn tôi, nói: “Thêm một người to như muội thì mục tiêu lớn thêm bao nhiêu?”
Tôi nhún vai. “Muội không biết làm gì cả, chỉ rước thêm phiền cho mọi người.”
Tiêu Huyên vẫn tiếp tục bôi thuốc cho tôi. “Rất mừng khi muội vẫn còn sáng suốt, tự biết mình, nhưng mà biết làm sao được? Vứt muội trong núi làm mồi cho hổ à?”
“Oa oa, không được vứt tỷ tỷ trong núi cho hổ ăn.” Tiểu Giác Minh không biết chạy lại đây từ khi nào, cất giọng ngây thơ, non nớt. “Tỷ tỷ là người tốt, chỉ có người xấu mới để hổ ăn thịt.” Nói rồi túm lấy tay tôi, ngả cái đầu tròn xoe lên vai tôi.
Tôi đùa: “Nghe thấy chưa, nhị ca? Trẻ con mà cũng biết phân biệt xấu tốt hơn ca đó.”
Tiêu Huyên cười ma mãnh. “Giác Minh, sư phụ của con chưa nói với con, phụ nữ là con hổ à?”
Tiểu hòa thượng nghiêng đầu nghĩ ngợi. “Con đi hỏi sư phụ đây.”
Tôi nhìn dáng đi lũn cũn của cậu bé, bỗng nhiên hỏi: “Đứa bé liệu có phải là con trai của nhị ca thật của muội không?”
Tiêu Huyên cáu kỉnh: “Tạ Chiêu Hoa, muội có biết làm tính không?”
“Sao không biết?” Tôi không vui.
“Thế ta hỏi muội, nhị ca thật của muội chết được mấy năm rồi?”
“Mười năm rồi.”
“Đứa trẻ đó mấy tuổi?”
“Sáu tuổi.”
“Thế đã rõ chưa.” Tiêu Huyên lừ mắt nhìn tôi.
Tôi không phục. “Muội thông minh thế còn gì. Ca cho rằng ca không nói thì muội không biết sao?”
Tiêu Huyên lườm tôi. “Thật sao?”
Tôi bỗng nhiên nhớ ra, nói: “Từ nay muội không còn tên là Tạ Chiêu Hoa nữa.”
Tiêu Huyên cười. “Thế sau này gọi muội là gì?”
“Tiểu Mẫn.” Tôi lắc lư người vẻ đắc ý. “Tạ Chiêu Hoa đã bỏ trốn cùng Tống tiên sinh, còn người tìm sự che chở của Yến vương là Tiểu Mẫn cô nương “ngọc diện thánh thủ”.”
Câu nói đó làm thức tỉnh Tiêu Huyên. “Muội để cuốn sách của Trương Thu Dương ở đâu rồi?”
Tôi đáp: “Ở nhà. Mang theo thấy không yên tâm, hơn nữa muội đã thuộc cả rồi.”
Tiêu Huyên nói: “Muội biết chữa thương trị bệnh, không hề đơn giản.”
Tôi nheo mắt. “Ca nói vậy là khen muội phải không?”
Tiêu Huyên chỉ cười mà không nói.
Dòng nước xiết thoáng chốc đã cuốn tôi đi rất xa, mũi tên xuyên xuống nước. Nhưng tôi vẫn chưa gặp may, có một xoáy nước hút tôi vào.. Tôi chie kịp hít mạnh một ơi rồi bị cuốn vào trong nước.
Tôi khá dạn nước nhưng dòng chảy quá siết, tôi chỉ biết nương theo sóng nước để trôi đi. Đoạn sông này không có đã ngầm to nhưng dưỡng khí của tôi dần dần cạn kiệt. Tôi cố sức ngoi lên trên nhưng không thể.
Cuối cùng, trước mắt tôi bắt đầu nhuốm màu đen, sức lực ngày càng cạn kiệt. Đến lúc không thể cố được nữa, nước bắt đầu lọt vào mũi, vào miệng… Hóa ra cảm giác chết đuối là như thế này. Tôi cố sức hít thở, nhưng tất cả chỉ toàn là nước, nước và nước…
Đầu óc tôi mê man rồi mắt hẳn tri giác…
Một luồng hơi ấm xộc vào lồng ngực tôi, khiến tôi phun ra một ngụm nước.
Tôi nghe thấy tiếng reo hò ở bên tai: “Được rồi! Không chết đâu!”
Một cơn đau thắt ở ngực, tôi nấc liên tục mấy cái rồi nước trong khí quản phun ra ngoài. Đầu tôi vẫn quay cuồng, tiếng ong ong trong tai cứ dội lên không ngừng, quần áo thì ướt sũng, gió thổi qua làm tôi hắt hơi mấy lần liền.
Một bàn tay to lớn khẽ vỗ vào lưng tôi, luồng hơi từ tay huynh ấy truyền sang, nóng đến mức tim tôi cũng ấm lên. Tôi hít thở dồn dập, sau đó mở mắt ra.
Tôi đang ngồi dựa trong lòng một người. Toàn thân người đó cũng ướt sũng, tóc vẫn nhỏ nước tong tong, hai tay ôm chặt lấy tôi.
Tôi mở miệng, từ trong họng cất ra âm thanh như cánh buồm xé gió: “Tôi đã chết chưa…”
Tiêu Huyên vỗ vào lưng tôi. “Vẫn còn sớm!”
Tôi lại ho sặc sụa một trận, ngơ ngác hỏi: “Tống tiên sinh và Vân Hương đâu?”
“Có Tử Kính bọn họ không sao đâu.” Tiêu Huyên nói. “Chúng ta bây giờ đang ở hạ du, cách nơi mọi người qua sông năm dặm.”
Thì ra tôi bị trôi dạt cả năm dặm mà không chết đuối, không phải là cao số dạng bình thường nữa. Nạn lớn không chết, bây giờ mới bắt đầu biết sợ, vừa nhớ lại hiểm nguy lúc trước, toàn thân tôi liền run rẩy.
Bỗng nhiên, có một giọng nói non nớt cất lên hỏi tôi: “Tỷ tỷ không sao chứ?”
Tôi ngẩng đầu, trước mặt là một đứa bé đầu tròn xoe không biết ngồi ở đó từ lúc nào. Đứa bé này phúng phính, mũm mĩm, mặt mũi thanh tú, trông rất giống Tiêu Huyên.
Tôi giật mình. “Nhị ca, con trai ca đã lớn từng này rồi sao?”
Tiêu Huyên cao giọng hỏi: “Cái gì?”
Cậu bé cũng nghiêng đầu hỏi: “Cái gì?”
Tôi nhìn lại đứa trẻ này, đầu nó cạo trọc, ăn vận như hòa thượng thì lại càng thấy lạ. “Ca cho con trai đi làm hòa thượng à?”
Tiêu Huyên như chỉ muốn tát chết tôi ngay tại chỗ, bỗng có tiếng “A Di Đà Phật” từ trên trời vọng xuống cứu sống tôi. Một lão hòa thượng mặc áo cà sa, đầu trọc lốc, thân hình gầy gò, đôi mắt tinh nhanh rọi bốn phía, lại còn có gương mặt gian manh nữa. Lão lừa già trọc đầu này sao trông quen vậy nhỉ?
“Nữ thí chủ, biệt lai… à, đã lâu không gặp rồi.”
Tôi kêu lên thất thanh: “Tuệ Không?”
Hòa thượng Tuệ Không mỉm cười. “Chính là lão nạp.”
Tôi nhảy dựng lên, chỉ vào ông ta, nói: “Ông… Tại sao ông lại ở đây?”
Lão hòa thượng vuốt râu, cười bảo: “Phật Tổ có câu, ta không vào địa ngục thì ai vào?”
Tôi nói: “Thế mà cứ tưởng ông phải nói câu “đâu có khó khăn, nơi đó có ông”.”
Lão hòa thượng nói: “Thí chủ có tuệ căn, chính là ở ý này.”
Tôi dùng ánh mắt hỏi Tiêu Huyên. Huynh ấy giải thích: “Đại sư đi cùng chúng ta lên phía bắc.”
“Thế ông ấy không phải lo việc kinh doanh của miếu sao?”
Tiêu Huyên khoặm mặt, nói: “Thứ nhất, đó không phải là kinh doanh. Thứ hai, lần này đại sư đồng hành là để giúp ta một tay.”
Tôi cẩn thận nhìn lại lão hòa thượng một lượt, nhưng quả thực không nhìn ra ngoài cái miệng phỉ phui và cái tên lừa người ra, ông ta còn có khả năng gì khác nữa.
Lão già Tuệ Không cười rồi tiến lại. “Nữ thí chủ, sau này mong được chỉ bảo”, rồi xoa xoa cái đầu trọc của tiểu hòa thượng, nói: “Đây là đồ tôn Giác Minh của tôi.”
Tiểu hòa thượng cực kỳ hiểu chuyện, nói: “Tỷ tỷ lạnh, chúng ta nhóm lửa lên có được không?” Thật là dễ thương chết đi được!
Sau đó chúng tôi vẫn phải vào một rừng cây mới nhen lửa. Nhóm đàn ông bao gồm cả tiểu hòa thượng tạm lánh vào bụi cây. Cậu bé Tiểu Giác Minh năm nay lên sáu, nghe nói năm lên hai tuổi thì cha mẹ ốm chết, lưu lạc ngoài đường, được hòa thượng Tuệ Không đang đi khất thực lượm về. Cậu bé thật thà, ngoan ngoãn, vô cùng đáng yêu. Hòa thượng ăn chay cả, không biết Tuệ Không nuôi cậu ta bằng gì mà trông trắng trẻo, bụ bẫm y như cục bột vậy.
Tôi hỏi Tiêu Huyên ở sau bụi cây: “Tại sao không có thị vệ? Một ông già, một phụ nữ và một đứa trẻ, lỡ may bị đánh úp, ca làm sao có thể lo nổi? Thế mấy người Lý tướng quân với Nguyễn thiếu hiệp đâu?”
Tiêu Huyên nói: “Bọn họ đều chờ ta ở huyện Nhân Thiện.”
Bỗng nhiên có một con chim bay vào khu rừng khiến tôi giật mình, vội vàng túm lấy quần áo. Hóa ra là chim truyền tin, Tiêu Huyên nói với tôi: “Tống tiên sinh và Vân Hương của muội đã qua sông bình an, bây giờ đang đi về phía Hồ Châu.”
“Họ không sao chứ?”
“Trong thư không viết thì là không sao.” Tiêu Huyên nói. “Ta đã báo với họ tình hình của muội, chúng ta sẽ gặp họ ở huyện Nhân Thiện.”
Tôi cảm thấy yên lòng. Hong khô quần áo xong, chúng tôi thu dọn, lại chuẩn bị xuất phát. Qua được Xuyên Giang thì là Hồ Châu. Chỉ có điều chúng tôi còn cách xa đường cái, người vẫn thưa thớt. Không không không, còn hơn thế nhiều! Cây cổ thụ cao đến trời, rêu xanh bám dày, lá cây mục nát, dây leo loằng ngoằng… Rõ ràng là chúng tôi đang ở trong một khu rừng rậm nguyên sinh!
Tôi rụt đầu vào cổ mà đi, lo lắng, sợ hãi hỏi Tiêu Huyên đi đằng sau: “Liệu có rắn rết gì xông ra cắn muội một nhát không?”
Tiêu Huyên ban đầu chê tôi đi chậm, chán nản trả lời: “Lấy đâu ra…”
Huynh ấy còn chưa nói dứt lời, tôi bỗng nhiên cảm thấy một vật gì lạnh ngắt quấn lấy cổ chân. Lông măng trên người đột nhiên dựng đứng, tôi hét lên một tiếng rồi nhảy bổ lên người Tiêu Huyên. “Á… rắn rắn rắn rắn rắn…”
Tiêu Huyên bị tôi va vào phải lùi mấy bước. Lão hòa thượng quay đầu hỏi có việc gì.
Chân tôi cứng đơ, tôi nhắm tịt mắt, kêu: “Tôi bị rắn quấn!”
Tiểu Giác Minh giơ tay giật “con rắn” ra. “Là cái dây leo sao?”
Tôi mở mắt, quả thực là một sợi dây leo xanh non quấn ở chân. Tiểu Giác Minh gỡ nó ra, băn khoăn nhìn, rồi lại nhìn sang tôi. Mặt tôi đỏ bừng lên.
Tiểu Giác Minh còn nói: “Tỷ tỷ đừng sợ. Khi chúng ta vào núi, trên người đã rắc thuốc chống rắn rồi, tỷ không biết à?”
Tôi quay sang nhìn Tiêu Huyên, người này đang cố nhịn cười, trông không khác gì bị táo bón. Gã đáng ghét, bôi thuốc mà cũng không chịu nói, gã muốn đợi xem tôi làm trò đây mà!
Chắc bởi mặt mũi tôi trông rất khó coi nên buổi tối dừng lại nghỉ ngơi, huynh ấy đi kiếm hai con thỏ, ba con gà rừng về, tự tay xử lý. Lúc này tôi mới phát hiện trên tay anh ta có rất nhiều vết thương nhỏ còn mới, không thể không hỏi: “Mấy vết này là bị làm sao?”
Tiêu đại hiệp chưa trả lời, Tiểu Giác Minh đã cướp lời: “Ca ca nhảy xuống nước cứu tỷ, bị đá và cây cỏ cào phải đấy.”
Tôi nhìn sang Tiêu Huyên. “Đồng chí Lôi Phong mỉm cười đắc ý vì phẩm chất cao thượng của mình, tiếp tục cắt tiết, mổ bụng con thỏ.
Tôi vơ cả lấy, mắng: “Bị thương mà không sợ nhiễm trùng, mau đi rửa tay ngay. Để muội ra tay!”
Tiêu Huyên mở miệng định nói gì đó nhưng bị tôi đá cho một phát, liền ngoan ngoãn đi mất.
Tôi bọc cả gà lẫn lông bằng đất sét rồi chôn vào trong đất, nhóm lửa bên trên, sau đó lấy bảo kiếm của Tiêu Huyên xiên vào con thỏ rồi nướng trên lửa. Tiêu Huyên nhìn thấy, các cơ trên mặt nhăn nhúm cả lại nhưng cũng không nói gì.
Ngọn lửa kêu lách tách, con thỏ dần dần tỏa hương thơm phức. Lão hòa thượng đang kể câu chuyện một ông vua xuất gia cuối cùng tu thành chính quả cho tiểu hòa thượng nghe. Tiểu hòa thượng ngồi không yên, cứ liếc nhìn sang phía bên này.
Lão hòa thượng chán nản ca thán: “Thôi đành, thôi đành. Tâm bất tại Phật.”
Tôi cười nhạt. “Nếu trong lòng đã có Phật thì không cần phải niệm, Phật cũng biết, thế hà tất cả ngày phải dâng hương lễ bái?”
Lão hòa thượng nói: “Thành tâm lễ bái là để cầu Phật phù hộ.”
Tôi tiếp tục cười nhạt. “Môn xác suất học là sinh ra từ bài bạc, nghệ thuật khởi nguyên từ ma thuật, còn tôn giáo thì sao? Thời cổ xưa có một người chán nản vì không có việc gì làm, thế rồi ông ta lấy cục đất sét nặn thành bức tượng, tưởng tượng nó là Thượng đế vạn năng, sau đó bất đầu đàn lễ và thờ cúng nó. Đây là quá trình không ngừng thôi miên bản thân, rất lâu sau bản thân ông ta cũng tin rằng cái vật đó là thần vạn năng, lại còn vô cùng sợ hãi cái cục đất nặn đó. Đơn giản là chẳng có việc gì làm nên kiếm chuyện đó mà.”
Lão hòa thượng vuốt râu, cười. “Cô vẫn còn hận tôi vì tôi bảo cô sẽ là mẫu nghi thiên hạ phải không?”
Tôi bị bóc mẽ, xấu hổ đến phát bực, tự xẻ thịt thỏ ăn. Lão hòa thượng cũng xé một miếng to, phần đùi thỏ đưa cho Giác Minh.
Tôi ngạc nhiên. “Tôi nghĩ ông là hòa thượng chứ!”
Lão hòa thượng đáp: “Thì đương nhiên. Tôi còn có kim sách của triều đình ban cơ.”
Nói rồi rút một quyển cứng từ trong bụng ra. Tôi giở ra xem, mấy chữ màu đỏ “Hoàng đế bồng thiên chi bảo” đập vào mắt. Tôi cảm thán: “Có cả giấy chứng nhận quốc gia cơ đấy.” Lão hòa thượng rất đắc ý.
Tiêu Huyên đã moi con gà lên, bóc vỏ đất sét làm hiện ra lớp thịt gà trắng nõn, thơm phức. Lão hòa thượng đưa một gói nhỏ ra như hiến báu vật. “Muối đây.”
Tôi ngã lăn quay. Tôi hỏi: “Trong áo cà sa của ông có những gì?”
Lão hòa thượng sờ lần rồi nói: “Bát, thuốc chữa thương, lọ thuốc ngửi, thuốc viên, dao con, dây thừng… Có cần hạt tiêu bột không?”
“Cần.” Tôi cầm lấy rắc lên đùi gà.
Ăn cơm xong, Tiêu Huyên nói với tôi: “Đi theo ta một lát.”
Tôi đi theo huynh ấy đến một con suối nhỏ cách đó không xa.
Huynh ấy lại nói: “Tháo giày ra.”
Tôi vội rụt chân lại.
Tiêu Huyên nói: “Được thôi, ta mặc kệ mấy vết phồng rộp ở chân muội.”
Tôi đành phải chìa chân ra. Huynh ấy giúp tôi cởi giày, đặt bàn chân tôi lên đầu gối huynh ấy. Tôi đau quá khẽ kêu lên, huynh ấy thở dài, động tác càng gượng nhẹ.
Chúng tôi đã đi bộ cả ngày đường, lại còn phải đi xuyên rừng. Sức khỏe của tôi được trải qua một thử thách rất nghiêm túc, chỉ là tôi chưa hiểu, tại sao huynh ấy lại biết chân tôi bị phồng rộp?
Màn đêm dần buông, nước suối ánh lên chút ánh sáng tàn. Ở phía kia có đốt lửa, lão hòa thượng đang kể chuyện cho tiểu hòa thượng nghe. Rừng núi không yên tĩnh, chim bay về tổ đang í ới gọi nhau. Trời đất một dải an lành.
Tôi khẽ hỏi: “Đưa muội đi cùng thế này có tiện không?”
Tiêu Huyên tiếp tục bôi thuốc, hỏi: “Cái gì tiện với không tiện?”
“Tuy muội chưa bao giờ trải qua cảnh phải lẩn trốn kẻ địch truy sát nhưng muội biết, người càng đông, mục tiêu càng lớn thì càng kém an toàn.”
Tiêu Huyên dừng tay, nhìn tôi, nói: “Thêm một người to như muội thì mục tiêu lớn thêm bao nhiêu?”
Tôi nhún vai. “Muội không biết làm gì cả, chỉ rước thêm phiền cho mọi người.”
Tiêu Huyên vẫn tiếp tục bôi thuốc cho tôi. “Rất mừng khi muội vẫn còn sáng suốt, tự biết mình, nhưng mà biết làm sao được? Vứt muội trong núi làm mồi cho hổ à?”
“Oa oa, không được vứt tỷ tỷ trong núi cho hổ ăn.” Tiểu Giác Minh không biết chạy lại đây từ khi nào, cất giọng ngây thơ, non nớt. “Tỷ tỷ là người tốt, chỉ có người xấu mới để hổ ăn thịt.” Nói rồi túm lấy tay tôi, ngả cái đầu tròn xoe lên vai tôi.
Tôi đùa: “Nghe thấy chưa, nhị ca? Trẻ con mà cũng biết phân biệt xấu tốt hơn ca đó.”
Tiêu Huyên cười ma mãnh. “Giác Minh, sư phụ của con chưa nói với con, phụ nữ là con hổ à?”
Tiểu hòa thượng nghiêng đầu nghĩ ngợi. “Con đi hỏi sư phụ đây.”
Tôi nhìn dáng đi lũn cũn của cậu bé, bỗng nhiên hỏi: “Đứa bé liệu có phải là con trai của nhị ca thật của muội không?”
Tiêu Huyên cáu kỉnh: “Tạ Chiêu Hoa, muội có biết làm tính không?”
“Sao không biết?” Tôi không vui.
“Thế ta hỏi muội, nhị ca thật của muội chết được mấy năm rồi?”
“Mười năm rồi.”
“Đứa trẻ đó mấy tuổi?”
“Sáu tuổi.”
“Thế đã rõ chưa.” Tiêu Huyên lừ mắt nhìn tôi.
Tôi không phục. “Muội thông minh thế còn gì. Ca cho rằng ca không nói thì muội không biết sao?”
Tiêu Huyên lườm tôi. “Thật sao?”
Tôi bỗng nhiên nhớ ra, nói: “Từ nay muội không còn tên là Tạ Chiêu Hoa nữa.”
Tiêu Huyên cười. “Thế sau này gọi muội là gì?”
“Tiểu Mẫn.” Tôi lắc lư người vẻ đắc ý. “Tạ Chiêu Hoa đã bỏ trốn cùng Tống tiên sinh, còn người tìm sự che chở của Yến vương là Tiểu Mẫn cô nương “ngọc diện thánh thủ”.”
Câu nói đó làm thức tỉnh Tiêu Huyên. “Muội để cuốn sách của Trương Thu Dương ở đâu rồi?”
Tôi đáp: “Ở nhà. Mang theo thấy không yên tâm, hơn nữa muội đã thuộc cả rồi.”
Tiêu Huyên nói: “Muội biết chữa thương trị bệnh, không hề đơn giản.”
Tôi nheo mắt. “Ca nói vậy là khen muội phải không?”
Tiêu Huyên chỉ cười mà không nói.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.