Hướng Dẫn Tu Tiên Của Phong Thủy Đại Sư
Chương 5: Y Muốn Gọi Tên Của Mình
Nam Qua Lão Yêu
06/09/2023
Trần Tiêu đang lo không quen biết đường trong thôn, Tam Xuyên không muốn chăn trâu nữa, muốn dẫn y về nhà. Hắn đem con trâu mẹ cột ở trên một thân cây, hai con nghé con cũng không chạy loạn, chỉ ngoan ngoãn đi theo trâu mẹ, cúi đầu ăn cỏ.
Tam Xuyên vui vẻ đến đỏ bừng khuôn mặt nhỏ vì gặp được đường ca có tiền đồ nhất trong toàn gia tộc. Vừa quơ chân múa tay vừa đi đường, Tam Xuyên đã kể cho y nghe tất cả những gì hắn biết trước khi y có thể hỏi bất kỳ câu hỏi nào.
Nguyên lai Tiểu Khờ bởi vì đi theo thương đội vào nam ra bắc, quanh năm suốt tháng cũng chưa về được mấy lần. Ngẫu nhiên trở về, cũng sẽ đưa chút tiền. Mỗi lúc này, gia đình của Tam Xuyên sẽ trải qua một đoạn ngày tháng tốt đẹp. Cho nên ở trong lòng cậu bé, rất là ngưỡng mộ và sùng bái người đường ca này.
Thật ra lúc trước trong thương đội có người gửi tin, thông báo Tiểu Khờ bị thương nặng đang được lưu lại trong quận thành để dưỡng thương. Cả gia đình rất buồn và lo lắng nhưng cuộc sống trong nhà quá khó khăn, thậm chí lộ phí cũng không có nên không thể đến thăm được.
Mãi đến ba tháng trước, Chu võ sư mới đến thăm lần nữa và phát hiện Tiểu Khờ đã khá hơn và đã tìm được một công việc mới đàng hoàng. Lúc đó hắn mới đủ tự tin đến nói chuyện với gia đình thúc thúc của Tiểu Khờ, những người đã lo lắng cho y.
Đến nỗi khi Chu võ sư nói, Tiểu Khờ đã bị tổn thương trí nhớ bởi vì sốt cao trong thời gian dài, chuyện quá khứ đều nhớ không được. Thúc thúc thẩm thẩm hai người cũng không có quá để ý. Chỉ cần người còn sống, có khả năng nuôi sống bản thân và sống một cuộc sống thoải mái, thì bọn họ đã không làm huynh tẩu thất vọng rồi.
Tam Xuyên bởi vì tuổi còn nhỏ, nên không thể lý giải bị sốt hỏng đầu và quên đi mọi thứ về quá khứ là như thế nào. Hắn chỉ lo lắng sốt ruột là đường ca sẽ biến thành kẻ ngốc giống đứa ngốc ở thôn đông kia. Mỗi ngày chỉ biết cười ngây ngô và chảy nước miếng, bị nhóm vô lại trong thôn trêu đùa cũng không biết phản kháng.
Có lần Tam Xuyên nhìn thấy bọn xấu đưa cho hắn phân trâu và nói với hắn rằng đó là bánh gạo nướng thế mà hắn lại nhét vào miệng không chút do dự. Phân trâu quá hôi, cho dù Tam Xuyên chưa từng nhìn thấy bánh gạo nướng cũng biết chúng là hoàn toàn khác nhau. Nếu không phải nó nhanh chóng nhìn ra cơ hội và đánh rớt, thì kẻ ngốc đã ăn phân trâu mất rồi!
Nghĩ đến đường ca của mình sẽ trở thành kẻ ngốc như vậy, Tam Xuyên lo lắng đến ngủ không yên giấc. Hắn nghĩ rằng vì mình là đứa con trai duy nhất trong nhà nên lúc này hắn phải gánh vác trách nhiệm của trưởng tử. Sau này có đồ ăn thì đường ca của hắn sẽ không bao giờ đói. Không được để đường ca ra ngoài và bị lừa đến nông nổi phải ăn phân trâu.
Suy nghĩ của cậu bé không ngừng thay đổi, những người lớn bận rộn kiếm tiền nuôi gia đình đương nhiên không để ý đến những rắc rối của hắn. Hắn chỉ mới mười một tuổi, còn lâu mới đến độ tuổi trụ cột trong gia đình. Sẽ không ai nói với hắn rằng những gì hắn đang nghĩ là hoàn toàn không cần thiết.
Cho nên, hắn vô cùng cao hứng khi nhìn thấy đường ca hoàn hảo không tổn hao gì, tinh thần còn rất tốt đột nhiên xuất hiện trước mắt này.
Vì những trải nghiệm thời thơ ấu của mình, Trần Tiêu đặc biệt có thiện tâm với những đứa trẻ còn nhỏ mà đã có cuộc sống vất vả và rất hiểu chuyện này. Những phiền não của Tam Xuyên dường như là một trò đùa đối với người lớn, nhưng y lại cảm ơn hắn một cách nghiêm túc. Đa tạ hắn vì phần trách nhiệm và lòng tốt này của hắn.
Sắc mặt của Tam Xuyên càng đen hơn và đỏ hơn trước sự nghiêm túc của Trần Tiêu. Hắn bàng hoàng nghĩ, sau khi đường ca gầy đi lại trở nên đẹp hơn nhiều so với trước kia. Hơn nữa, đi làm công ở quận thành có khác, nói chuyện cũng trở nên đặc biệt văn nhã có trật tự, có giáo dưỡng giống như thiếu gia của gia tộc giàu nhất thôn. Ngay lập tức, nam hài này càng thêm sùng bái đường ca của mình.
Tam Xuyên dẫn Trần Tiêu đi một đoạn dài, đi qua nửa cái thôn. Đi vào trước cửa một nông gia viện tử được bao quanh bởi tường bùn ở tại rìa thôn.
Tam Xuyên nói: "Tiểu Khờ ca, ngươi đi vào trước đi. Cha ta buổi tối tan làm mới trở về, trong nhà chỉ có mẹ ta và tỷ tỷ. Đi đường chắc hẳn ngươi cũng mệt mỏi, nên nghỉ ngơi trước đi. Ta phải chạy nhanh về trên núi xem bò nữa."
Trần Tiêu bước vào nông gia viện tử, bên trong có ba gian nhà bằng bùn, gian nhà chính và các phòng bên trái và bên phải. Sân trước khá rộng nhưng lại bừa bộn. Có một chuồng gà và ba con gà. Trần Tiêu nhìn thoáng qua chỉ thấy có mỗi gian nhà chính và gian bên trái mới có thể ở được, một nửa gian bên phải là nhà bếp, một nửa còn lại dùng để đựng đồ lặt vặt.
Có lẽ sau khi nghe thấy giọng nói của con trai, một người phụ nữ với mái tóc rối bù và chiếc khăn trùm đầu có hoa văn sẫm màu bước ra. Nhìn thấy Trần Tiêu, nàng lắp bắp kinh hãi. Thiếu niên trước mặt tưởng chừng là người xa lạ nhưng lại có cảm giác rất quen thuộc. Trần Tiêu liền chủ động bước tới, hướng về phía đối phương hành lễ: "Là thẩm thẩm đúng không? Ta là Tiểu Khờ."
Thẩm thẩm cũng giống như Tam Xuyên, mãn nhãn không thể tin được, đầy mặt không thể tin nổi, nhìn y từ đầu đến cuối hai ba lần mới dám nói: "Thật đúng là Tiểu Khờ hả.." Sau đó nàng nhìn về phía Trần Tiêu đang đứng trước mặt. Nàng mỉm cười, không biết tại sao mình lại xấu hổ, vội vàng nói một câu: "Nhanh vào nhà, vào nhà ngồi!"
Thẩm thẩm xoay người đi vào cửa phòng chính, Trần Tiêu xách hành lý bước lên hai bậc thang cũng vào phòng chính. Gian nhà này có cách bố trí tương tự như những ngôi nhà anh từng thấy ở nông thôn kiếp trước. Vừa vào cửa là một gian nhà chính, dùng để tiếp khách và ăn cơm. Hai bên là hai gian phòng xếp, lần lượt có người ở. Điểm khác biệt duy nhất có lẽ là gian nhà này nhỏ và ngắn hơn nên tạo cảm giác hơi chật chội.
Thẩm thẩm đi vào một bên phòng có rèm cửa, phòng bên kia thì không có rèm cửa, chỉ có rèm rơm mà thôi. Trần Tiêu đoán căn phòng có rèm vải là phòng ngủ của thúc thúc và thẩm thẩm mình. Còn phòng có rèm rơm, vì không nhìn thấy nên cũng không biết trong đó có ai ở.
Trần tiêu đặt hành lý lên chiếc bàn cũ rích, cúi đầu nhìn chiếc ghế có đủ bốn chân mới dám ngồi xuống. Không phải y nghĩ nhiều, mà là do y đã từng ghé qua một gia đình còn nghèo hơn thế này, họ không vứt bỏ chiếc ghế chỉ còn ba chân mà thay vào đó họ buộc thêm một khúc gỗ vào và tiếp tục sử dụng.
Thẩm thẩm lại bước ra, tóc chải gọn gàng, khăn trùm đầu cũng đổi thành một chiếc có màu sắc tươi sáng hơn. Nàng ân cần nói với Trần Tiêu: "Đi đường có mệt không? Có muốn vào phòng nằm nghỉ trước không?"
Trần Tiêu khách khí nói: "Ta không mệt, ngồi xe trâu rất vững vàng."
Thẩm thẩm "Ồ" một tiếng, lại nói: "Thúc thúc của ngươi lúc này làm công ở nhà chủ nhân. Ngươi ở nhà đợi một lát, ta đi kêu hắn trở về." Nói xong, nàng quay người muốn rời đi.
Trần Tiêu vội vàng đứng dậy: "Không cần kêu, chỉ có nửa ngày làm việc thôi, tạm thời cũng không tệ. Chúng ta đều là một nhà, sao lại khách khí như vậy?" Y kéo ra cái túi đặt lên bàn, "Thẩm thẩm yên tâm, ta có từ quận thành mang theo lễ vật về. Ngài xem có thích hay không?"
Cũng không phải thẩm thẩm Tiểu Khờ muốn khách khí, mà là sự khác lạ trên người Trần Tiêu sau khi bước vào đã lộ rõ đến mức nàng bất giác trở nên câu nệ. Sau khi nghe lời của Trần Tiêu, thẩm thẩm bước tới và ngồi vào bàn.
Thông thường, khi Tiểu Khờ trở về chỉ là cho chút tiền, còn việc mang lễ vật về thì đây vẫn là lần đầu tiên. Thẩm thẩm nhìn điểm tâm chỉ cảm thấy mới lạ, nhìn vải mịn thì không chỉ là mới lạ, mà hoàn toàn là cảm thấy vui mừng.
Nữ hài duy nhất năm nay đã mười bốn tuổi, chuẩn bị gả đi, ngày thường cũng làm một số công việc thêu thùa. Tam Xuyên đã lớn bắt đầu chăn trâu cho chủ nhân, đứa nhỏ được sủng ái hơn nhưng cũng học cách lên núi kiếm củi cùng các đứa lớn khác. Với sự nỗ lực của cả gia đình, số tiền mua căn nhà này cuối cùng cũng gần như sắp được trả hết.
Chỉ vì khoản nợ bên ngoài này mà việc có thêm một bộ đồ mới không phải là điều dễ dàng. Trước nay đều là người lớn không mặc được thì người nhỏ mặc, rách chỗ nào thì vá chỗ đó.
Tay thẩm thẩm chạm vào tấm vải mịn hết lần này đến lần khác và lẩm bẩm: "Tiểu Khờ Tử, ngươi có tâm, có tâm rồi."
Trần Tiêu đầu đầy hắc tuyến, cái nhũ danh Tiểu Khờ này thế nhưng còn có một loại cách gọi càng mộc mạc như vậy. Y thấy nàng chỉ lo xem vải mịn, liền nhẹ ho khan một tiếng, nói: "Thẩm thẩm, ta lần này trở về có một việc muốn làm, chính là muốn lấy một cái đại danh."
Thẩm thẩm ngoài ý muốn ngẩng đầu nhìn hắn, có chút không biết làm sao: "Bây giờ muốn lấy đại danh? Không phải hơi sớm sao?"
Lấy đại danh, là một loại hiện tượng đặc hữu có ở nông thôn trên thế giới này.
Mỗi người nơi này từ khi sinh ra đã có một cái danh điệp. Đây là một cái thẻ bài nhỏ được làm bằng kim loại không rõ, chỉ có kích thước bằng ngón tay cái. Ngày thường có thể mang ở trên người, cũng có thể đặt ở trong nhà. Tuy nhiên, nếu đi xa thì nhất định phải mang theo danh điệp này, bởi vì đây là một loại tương đương với chứng nhận thân phận.
Trên danh điệp có viết tên họ, năm sinh ra, đặc điểm nhận dạng, cùng với địa chỉ cư trú của chủ nhân. Ngoại trừ cái danh điệp này có một bản nắm giữ trong tay chủ nhân, còn có một bản khác được cất giữ tại địa phương cư trú. Đây là thủ đoạn quản lý hộ tịch của thế giới này.
Khi một người còn nhỏ, ngoại hình của họ rất khác so với khi lớn lên. Vì vậy, đặc điểm nhận dạng trên danh điệp không phải viết rồi là không đổi, mà qua một đoạn thời gian, cần phải đổi mới một lần. Việc đổi mới thông tin trên danh điệp không có miễn phí mà phải trả một khoản phí nhất định. Đối với những gia đình nghèo, đây là một khoản chi phí tăng thêm nên nhiều người không có tiền cũng không muốn đổi mới danh điệp.
Tất nhiên, nếu những người này nhất quyết không thay đổi thì không ai bắt họ phải thay đổi. Chỉ là những người này không được gặp phải việc điều tra nghiêm ngặt về danh điệp. Nếu không, mô tả trên danh điệp không khớp với người, danh điệp không những bị nộp lên trên mà người đó còn bị bên điều tra giam giữ lại. Họ sẽ không được thả ra cho đến khi thân phận của người nắm giữ được điều tra rõ ràng.
Những người từng đi khắp nơi theo thương đội như Tiểu Khờ phải chú ý cập nhật danh điệp của mình để tránh những rắc rối như vậy.
Nhóm tuổi có nhiều thay đổi thường được thay thế lúc tròn tuổi như mười hoặc hai mươi. Những thay đổi sau tuổi trưởng thành không lớn, khoảng thời gian đổi mới có thể dài hơn, cứ hai mươi hoặc ba mươi năm lại đổi một lần.
Trần Tiêu lần đầu biết được chế độ này, cảm giác này giống như đến kỳ đổi mới CCCD vậy. Chẳng qua cái này là tự nguyện, mà CCCD là quá hạn cần đổi mới.
Có rất nhiều gia đình như Tiểu Khờ không có người hiểu biết và không đủ khả năng thuê một tiên sinh đặt tên. Thường thường là lúc mới sinh lấy một cái nhũ danh viết lên danh điệp trước. Một bên chờ đứa trẻ lớn lên, một bên thì chậm rãi nghĩ đại danh. Nghĩ không ra tên hay thì sẽ sống cả đời với một cái tên mang đậm hương vị quê cha đất tổ như Tiểu Khờ, A Xú..
Nghĩ ra được tên hay thì chờ đến lúc tròn tuổi như mười tuổi, hai mươi tuổi thì đổi mới danh điệp và sửa luôn cái tên bên trên. Như vậy gọi là lấy đại danh.
Trần Tiêu lần này vội vàng trở về, ngoại trừ muốn tận mắt nhìn xem người Tiên Môn là bộ dạng như thế nào, còn có một nguyên nhân quan trọng khác là đổi tên trên danh điệp.
Gia đình Tiểu Khờ cũng là họ Trần, y chỉ cần đem "Tiểu Khờ" trên danh điệp đổi thành "Tiêu", là có thể một lần nữa gọi lại tên của mình.
Tam Xuyên vui vẻ đến đỏ bừng khuôn mặt nhỏ vì gặp được đường ca có tiền đồ nhất trong toàn gia tộc. Vừa quơ chân múa tay vừa đi đường, Tam Xuyên đã kể cho y nghe tất cả những gì hắn biết trước khi y có thể hỏi bất kỳ câu hỏi nào.
Nguyên lai Tiểu Khờ bởi vì đi theo thương đội vào nam ra bắc, quanh năm suốt tháng cũng chưa về được mấy lần. Ngẫu nhiên trở về, cũng sẽ đưa chút tiền. Mỗi lúc này, gia đình của Tam Xuyên sẽ trải qua một đoạn ngày tháng tốt đẹp. Cho nên ở trong lòng cậu bé, rất là ngưỡng mộ và sùng bái người đường ca này.
Thật ra lúc trước trong thương đội có người gửi tin, thông báo Tiểu Khờ bị thương nặng đang được lưu lại trong quận thành để dưỡng thương. Cả gia đình rất buồn và lo lắng nhưng cuộc sống trong nhà quá khó khăn, thậm chí lộ phí cũng không có nên không thể đến thăm được.
Mãi đến ba tháng trước, Chu võ sư mới đến thăm lần nữa và phát hiện Tiểu Khờ đã khá hơn và đã tìm được một công việc mới đàng hoàng. Lúc đó hắn mới đủ tự tin đến nói chuyện với gia đình thúc thúc của Tiểu Khờ, những người đã lo lắng cho y.
Đến nỗi khi Chu võ sư nói, Tiểu Khờ đã bị tổn thương trí nhớ bởi vì sốt cao trong thời gian dài, chuyện quá khứ đều nhớ không được. Thúc thúc thẩm thẩm hai người cũng không có quá để ý. Chỉ cần người còn sống, có khả năng nuôi sống bản thân và sống một cuộc sống thoải mái, thì bọn họ đã không làm huynh tẩu thất vọng rồi.
Tam Xuyên bởi vì tuổi còn nhỏ, nên không thể lý giải bị sốt hỏng đầu và quên đi mọi thứ về quá khứ là như thế nào. Hắn chỉ lo lắng sốt ruột là đường ca sẽ biến thành kẻ ngốc giống đứa ngốc ở thôn đông kia. Mỗi ngày chỉ biết cười ngây ngô và chảy nước miếng, bị nhóm vô lại trong thôn trêu đùa cũng không biết phản kháng.
Có lần Tam Xuyên nhìn thấy bọn xấu đưa cho hắn phân trâu và nói với hắn rằng đó là bánh gạo nướng thế mà hắn lại nhét vào miệng không chút do dự. Phân trâu quá hôi, cho dù Tam Xuyên chưa từng nhìn thấy bánh gạo nướng cũng biết chúng là hoàn toàn khác nhau. Nếu không phải nó nhanh chóng nhìn ra cơ hội và đánh rớt, thì kẻ ngốc đã ăn phân trâu mất rồi!
Nghĩ đến đường ca của mình sẽ trở thành kẻ ngốc như vậy, Tam Xuyên lo lắng đến ngủ không yên giấc. Hắn nghĩ rằng vì mình là đứa con trai duy nhất trong nhà nên lúc này hắn phải gánh vác trách nhiệm của trưởng tử. Sau này có đồ ăn thì đường ca của hắn sẽ không bao giờ đói. Không được để đường ca ra ngoài và bị lừa đến nông nổi phải ăn phân trâu.
Suy nghĩ của cậu bé không ngừng thay đổi, những người lớn bận rộn kiếm tiền nuôi gia đình đương nhiên không để ý đến những rắc rối của hắn. Hắn chỉ mới mười một tuổi, còn lâu mới đến độ tuổi trụ cột trong gia đình. Sẽ không ai nói với hắn rằng những gì hắn đang nghĩ là hoàn toàn không cần thiết.
Cho nên, hắn vô cùng cao hứng khi nhìn thấy đường ca hoàn hảo không tổn hao gì, tinh thần còn rất tốt đột nhiên xuất hiện trước mắt này.
Vì những trải nghiệm thời thơ ấu của mình, Trần Tiêu đặc biệt có thiện tâm với những đứa trẻ còn nhỏ mà đã có cuộc sống vất vả và rất hiểu chuyện này. Những phiền não của Tam Xuyên dường như là một trò đùa đối với người lớn, nhưng y lại cảm ơn hắn một cách nghiêm túc. Đa tạ hắn vì phần trách nhiệm và lòng tốt này của hắn.
Sắc mặt của Tam Xuyên càng đen hơn và đỏ hơn trước sự nghiêm túc của Trần Tiêu. Hắn bàng hoàng nghĩ, sau khi đường ca gầy đi lại trở nên đẹp hơn nhiều so với trước kia. Hơn nữa, đi làm công ở quận thành có khác, nói chuyện cũng trở nên đặc biệt văn nhã có trật tự, có giáo dưỡng giống như thiếu gia của gia tộc giàu nhất thôn. Ngay lập tức, nam hài này càng thêm sùng bái đường ca của mình.
Tam Xuyên dẫn Trần Tiêu đi một đoạn dài, đi qua nửa cái thôn. Đi vào trước cửa một nông gia viện tử được bao quanh bởi tường bùn ở tại rìa thôn.
Tam Xuyên nói: "Tiểu Khờ ca, ngươi đi vào trước đi. Cha ta buổi tối tan làm mới trở về, trong nhà chỉ có mẹ ta và tỷ tỷ. Đi đường chắc hẳn ngươi cũng mệt mỏi, nên nghỉ ngơi trước đi. Ta phải chạy nhanh về trên núi xem bò nữa."
Trần Tiêu bước vào nông gia viện tử, bên trong có ba gian nhà bằng bùn, gian nhà chính và các phòng bên trái và bên phải. Sân trước khá rộng nhưng lại bừa bộn. Có một chuồng gà và ba con gà. Trần Tiêu nhìn thoáng qua chỉ thấy có mỗi gian nhà chính và gian bên trái mới có thể ở được, một nửa gian bên phải là nhà bếp, một nửa còn lại dùng để đựng đồ lặt vặt.
Có lẽ sau khi nghe thấy giọng nói của con trai, một người phụ nữ với mái tóc rối bù và chiếc khăn trùm đầu có hoa văn sẫm màu bước ra. Nhìn thấy Trần Tiêu, nàng lắp bắp kinh hãi. Thiếu niên trước mặt tưởng chừng là người xa lạ nhưng lại có cảm giác rất quen thuộc. Trần Tiêu liền chủ động bước tới, hướng về phía đối phương hành lễ: "Là thẩm thẩm đúng không? Ta là Tiểu Khờ."
Thẩm thẩm cũng giống như Tam Xuyên, mãn nhãn không thể tin được, đầy mặt không thể tin nổi, nhìn y từ đầu đến cuối hai ba lần mới dám nói: "Thật đúng là Tiểu Khờ hả.." Sau đó nàng nhìn về phía Trần Tiêu đang đứng trước mặt. Nàng mỉm cười, không biết tại sao mình lại xấu hổ, vội vàng nói một câu: "Nhanh vào nhà, vào nhà ngồi!"
Thẩm thẩm xoay người đi vào cửa phòng chính, Trần Tiêu xách hành lý bước lên hai bậc thang cũng vào phòng chính. Gian nhà này có cách bố trí tương tự như những ngôi nhà anh từng thấy ở nông thôn kiếp trước. Vừa vào cửa là một gian nhà chính, dùng để tiếp khách và ăn cơm. Hai bên là hai gian phòng xếp, lần lượt có người ở. Điểm khác biệt duy nhất có lẽ là gian nhà này nhỏ và ngắn hơn nên tạo cảm giác hơi chật chội.
Thẩm thẩm đi vào một bên phòng có rèm cửa, phòng bên kia thì không có rèm cửa, chỉ có rèm rơm mà thôi. Trần Tiêu đoán căn phòng có rèm vải là phòng ngủ của thúc thúc và thẩm thẩm mình. Còn phòng có rèm rơm, vì không nhìn thấy nên cũng không biết trong đó có ai ở.
Trần tiêu đặt hành lý lên chiếc bàn cũ rích, cúi đầu nhìn chiếc ghế có đủ bốn chân mới dám ngồi xuống. Không phải y nghĩ nhiều, mà là do y đã từng ghé qua một gia đình còn nghèo hơn thế này, họ không vứt bỏ chiếc ghế chỉ còn ba chân mà thay vào đó họ buộc thêm một khúc gỗ vào và tiếp tục sử dụng.
Thẩm thẩm lại bước ra, tóc chải gọn gàng, khăn trùm đầu cũng đổi thành một chiếc có màu sắc tươi sáng hơn. Nàng ân cần nói với Trần Tiêu: "Đi đường có mệt không? Có muốn vào phòng nằm nghỉ trước không?"
Trần Tiêu khách khí nói: "Ta không mệt, ngồi xe trâu rất vững vàng."
Thẩm thẩm "Ồ" một tiếng, lại nói: "Thúc thúc của ngươi lúc này làm công ở nhà chủ nhân. Ngươi ở nhà đợi một lát, ta đi kêu hắn trở về." Nói xong, nàng quay người muốn rời đi.
Trần Tiêu vội vàng đứng dậy: "Không cần kêu, chỉ có nửa ngày làm việc thôi, tạm thời cũng không tệ. Chúng ta đều là một nhà, sao lại khách khí như vậy?" Y kéo ra cái túi đặt lên bàn, "Thẩm thẩm yên tâm, ta có từ quận thành mang theo lễ vật về. Ngài xem có thích hay không?"
Cũng không phải thẩm thẩm Tiểu Khờ muốn khách khí, mà là sự khác lạ trên người Trần Tiêu sau khi bước vào đã lộ rõ đến mức nàng bất giác trở nên câu nệ. Sau khi nghe lời của Trần Tiêu, thẩm thẩm bước tới và ngồi vào bàn.
Thông thường, khi Tiểu Khờ trở về chỉ là cho chút tiền, còn việc mang lễ vật về thì đây vẫn là lần đầu tiên. Thẩm thẩm nhìn điểm tâm chỉ cảm thấy mới lạ, nhìn vải mịn thì không chỉ là mới lạ, mà hoàn toàn là cảm thấy vui mừng.
Nữ hài duy nhất năm nay đã mười bốn tuổi, chuẩn bị gả đi, ngày thường cũng làm một số công việc thêu thùa. Tam Xuyên đã lớn bắt đầu chăn trâu cho chủ nhân, đứa nhỏ được sủng ái hơn nhưng cũng học cách lên núi kiếm củi cùng các đứa lớn khác. Với sự nỗ lực của cả gia đình, số tiền mua căn nhà này cuối cùng cũng gần như sắp được trả hết.
Chỉ vì khoản nợ bên ngoài này mà việc có thêm một bộ đồ mới không phải là điều dễ dàng. Trước nay đều là người lớn không mặc được thì người nhỏ mặc, rách chỗ nào thì vá chỗ đó.
Tay thẩm thẩm chạm vào tấm vải mịn hết lần này đến lần khác và lẩm bẩm: "Tiểu Khờ Tử, ngươi có tâm, có tâm rồi."
Trần Tiêu đầu đầy hắc tuyến, cái nhũ danh Tiểu Khờ này thế nhưng còn có một loại cách gọi càng mộc mạc như vậy. Y thấy nàng chỉ lo xem vải mịn, liền nhẹ ho khan một tiếng, nói: "Thẩm thẩm, ta lần này trở về có một việc muốn làm, chính là muốn lấy một cái đại danh."
Thẩm thẩm ngoài ý muốn ngẩng đầu nhìn hắn, có chút không biết làm sao: "Bây giờ muốn lấy đại danh? Không phải hơi sớm sao?"
Lấy đại danh, là một loại hiện tượng đặc hữu có ở nông thôn trên thế giới này.
Mỗi người nơi này từ khi sinh ra đã có một cái danh điệp. Đây là một cái thẻ bài nhỏ được làm bằng kim loại không rõ, chỉ có kích thước bằng ngón tay cái. Ngày thường có thể mang ở trên người, cũng có thể đặt ở trong nhà. Tuy nhiên, nếu đi xa thì nhất định phải mang theo danh điệp này, bởi vì đây là một loại tương đương với chứng nhận thân phận.
Trên danh điệp có viết tên họ, năm sinh ra, đặc điểm nhận dạng, cùng với địa chỉ cư trú của chủ nhân. Ngoại trừ cái danh điệp này có một bản nắm giữ trong tay chủ nhân, còn có một bản khác được cất giữ tại địa phương cư trú. Đây là thủ đoạn quản lý hộ tịch của thế giới này.
Khi một người còn nhỏ, ngoại hình của họ rất khác so với khi lớn lên. Vì vậy, đặc điểm nhận dạng trên danh điệp không phải viết rồi là không đổi, mà qua một đoạn thời gian, cần phải đổi mới một lần. Việc đổi mới thông tin trên danh điệp không có miễn phí mà phải trả một khoản phí nhất định. Đối với những gia đình nghèo, đây là một khoản chi phí tăng thêm nên nhiều người không có tiền cũng không muốn đổi mới danh điệp.
Tất nhiên, nếu những người này nhất quyết không thay đổi thì không ai bắt họ phải thay đổi. Chỉ là những người này không được gặp phải việc điều tra nghiêm ngặt về danh điệp. Nếu không, mô tả trên danh điệp không khớp với người, danh điệp không những bị nộp lên trên mà người đó còn bị bên điều tra giam giữ lại. Họ sẽ không được thả ra cho đến khi thân phận của người nắm giữ được điều tra rõ ràng.
Những người từng đi khắp nơi theo thương đội như Tiểu Khờ phải chú ý cập nhật danh điệp của mình để tránh những rắc rối như vậy.
Nhóm tuổi có nhiều thay đổi thường được thay thế lúc tròn tuổi như mười hoặc hai mươi. Những thay đổi sau tuổi trưởng thành không lớn, khoảng thời gian đổi mới có thể dài hơn, cứ hai mươi hoặc ba mươi năm lại đổi một lần.
Trần Tiêu lần đầu biết được chế độ này, cảm giác này giống như đến kỳ đổi mới CCCD vậy. Chẳng qua cái này là tự nguyện, mà CCCD là quá hạn cần đổi mới.
Có rất nhiều gia đình như Tiểu Khờ không có người hiểu biết và không đủ khả năng thuê một tiên sinh đặt tên. Thường thường là lúc mới sinh lấy một cái nhũ danh viết lên danh điệp trước. Một bên chờ đứa trẻ lớn lên, một bên thì chậm rãi nghĩ đại danh. Nghĩ không ra tên hay thì sẽ sống cả đời với một cái tên mang đậm hương vị quê cha đất tổ như Tiểu Khờ, A Xú..
Nghĩ ra được tên hay thì chờ đến lúc tròn tuổi như mười tuổi, hai mươi tuổi thì đổi mới danh điệp và sửa luôn cái tên bên trên. Như vậy gọi là lấy đại danh.
Trần Tiêu lần này vội vàng trở về, ngoại trừ muốn tận mắt nhìn xem người Tiên Môn là bộ dạng như thế nào, còn có một nguyên nhân quan trọng khác là đổi tên trên danh điệp.
Gia đình Tiểu Khờ cũng là họ Trần, y chỉ cần đem "Tiểu Khờ" trên danh điệp đổi thành "Tiêu", là có thể một lần nữa gọi lại tên của mình.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.