Chương 3: Bệnh viện Vì Dân
HYA
09/01/2014
6 giờ
sáng ngày 12, tháng 10, năm 2008. ( một ngày trước)
Bầu không khí ngột ngạt bao trùm lấy gian phòng này, mỗi người một tâm trạng, người thì gục đầu lên hai nắm tay như đang cầu nguyện điều gì, người thì bồn chồn lo lắng chốc chốc lại ngó cánh cửa đóng im im nơi góc phòng. Vài kẻ khác đứng ngồi không yên, đi qua đi lại quanh phòng, có vẻ sốt ruột lắm. Họ chờ đợi, lo lắng, mệt mỏi nhưng đâu đấy trong ánh mắt vẫn lấp lánh những tia hy vọng.
Lẫn trong đám người đó là một cô gái còn khá trẻ, tầm hai mươi tuổi. Quần áo cô ta tuy đã cũ, đôi chỗ đã sờn màu nhưng vẫn gọn gàng lắm, không đến nỗi lôi thôi luộm thuộm như mấy kẻ xung quanh. Tuy nhiên, quầng thâm bao quanh đôi mắt bơ phờ mệt mỏi, mái tóc được búi cao gọn gàng nhưng vẫn hơi rối chứng tỏ cô ta quên chăm sóc bản thân một thời gian.
Cánh cửa cuối phòng đột ngột mở ra, vài kẻ liền nhỏm dậy, lao đến vây quanh người vừa bước ra. Cô y tá cầm hồ sơ bệnh án xướng lên:
-Người nhà bệnh nhân Nguyễn Quang Nam vào phòng khám số 5 gặp bác sĩ Nhân.
Đám người nhà tỏ ra thất vọng uể oải ngồi xuống. Vài kẻ cố níu cô y tá lại, hỏi thăm tình hình người thân nằm bên trong. Cô ta dùng tay đẩy tất cả ra, ném lại phía sau cái nhìn khó chịu rồi đóng sầm cửa lại.
Cô gái vừa nhắc đến ban nãy lật đật thu dọn đồ đạc, vội vàng chạy vào phòng khám số 5. Bác sĩ Nhân lịch sự mời Thục Quyên ngồi, trầm ngâm nhìn cô ta một lúc rồi thận trọng nói:
-Cô Quyên, những điều tôi sắp nói mong cô thật bình tĩnh lắng nghe…
-Ba tôi… - Thục Quyên dùng hai tay che miệng, giọng lạc đi.
-Bệnh nhân Nam vẫn ổn, tôi chỉ muốn nói đến vấn đề khác, quyết định mới nhất của lãnh đạo bệnh viện. - Bác sĩ Nhân dường như đoán được những gì Thục Quyên đang nghĩ đến nên xua tay trấn an cô gái. Ông ta khẽ nhíu mày, hít một hơi thật sâu, tiếp tục nói:
-Chúng tôi rất lấy làm tiếc, bệnh viện buộc phải trả bệnh nhân Nam về gia đình.
Thục Quyên đứng bật dậy, chụp tay ông Nhân, miệng mấp máy định nói, nhưng ông ta đưa tay ra hiệu ngưng lại và mời ngồi, nói tiếp:
-Có lẽ cô cũng hiểu bệnh viện cũng cần chi phí để hoạt đông, nhân viên cần có lương để tồn tại, các bệnh nhân khác cần có chỗ điều trị, quỹ hỗ trợ bệnh nhân cũng có hạn…
Nuốt khan một ngụm không khí, Thục Quyên lên tiếng ngăn ông ta lại, giọng run rẩy:
-Bác sĩ không cần phải giải thích thêm nữa, cháu hiểu. Cháu…chỉ muốn biết còn bao nhiêu thời gian nữa?
-Mười bốn giờ trưa ngày mai. - Ông ta nói một cách khổ sở, như thể ai đó cầm dao dí sau lưng ép buộc vậy.
-Vâng, cháu nhớ rồi. Cám ơn bác sĩ đã giúp đỡ ba cháu trong suốt thời gian qua. - Thục Quyên cúi gập người như lời tạ ơn chân thành. Cô ta nói rất nhanh, mà quay người bỏ đi cũng rất nhanh, hơn ai hết cô ta không muốn vị ân nhân cảm thấy khó xử. Đã bao lần, ông ta cùng những người tốt khác đứng ra bảo lãnh chở che cha con họ những lúc khó khăn. Nhưng rồi thì sao… đời mà; tiền không phải là tất cả nhưng liệu chúng ta có thể sống tốt nếu trong túi không có một xu???
8 giờ 30 phút, ngày 12, tháng 10, năm 2008
Thủ đô Phượng Hoàng được xem là trái tim của cả vương quốc Hỏa Châu. Bất kỳ ngày nào trong tuần, người ta cũng có thể bắt gặp không khí mua bán sầm uất ở khắp nơi. Dòng người đi mua sắm hòa vào tiếng nhạc xập xình phát ra từ mấy cửa hàng cộng thêm tiếng còi từ dòng xe bên dưới tạo nên quang cảnh náo nhiệt. Mọi người đều tất bật cho công việc riêng của họ nên không mấy ai chú ý đến cô gái ăn mặc tuềnh toàng, lạc lõng giữa đám dân thành thị chịu chơi. Cô ta đang đứng chần chừ trước shop thời trang lớn nhất nhì khu vực này, nơi ấy không có chỗ dành cho cô ta. Vài nam thanh nữ tú ăn mặc sành điệu, tay xách nách mang hàng đống túi xách của các nhãn hiệu lớn, hớn hở bước ra từ shop không quên ném cho cô ta cái nhìn khinh bỉ, trước khi leo lên xe hòa vào dòng người bên dưới. Chẳng cần bận tâm thái độ coi thường của mấy kẻ xung quanh, Thục Quyên quyết định dựng chiếc xe sát lề đường, sau đó đi vào shop.
Bà Loan, người quản lý shop thời trang này nổi tiếng cực kỳ khó tính. Thoáng thấy bóng Thục Quyên đứng lóng ngóng trong shop, nụ cười niềm nở liền tắt ngấm, bà quay sang nói nhỏ với nhân viên bên cạnh vài câu. Anh ta lập tức đi tới truyền đạt lại lời nói của bà Loan cho Thục Quyên nghe.
Một lúc sau…
-Cháu có biết bây giờ là mấy giờ rồi không? Hử? Hai ngày vừa qua cháu không đi làm, cô nhớ cháu đã xin cơ hội lần cuối rồi. Bây giờ cháu tính thế nào? Cô sẵn sàng nghe đây.
Vừa bước ra, bà Loan xổ ngay một tràng, giọng nói nhanh, nhấn mạnh ở mỗi cuối câu đủ thấy bà ta tức giận như thế nào. Cũng như những lần trước, Thục Quyên chỉ biết cúi đầu lắng nghe. Cô ta biết, bà Loan là người rất nguyên tắc, không dễ dàng chấp nhận nghỉ việc không xin phép, cho dù là lý do gì đi chăng nữa. Cơn thịnh nộ sắp sửa trút xuống tiếp, Thục Quyên đã chuẩn bị sẵn tâm lý từ khi quyết định bước vào đây rồi. Nhưng không, bà Loan chỉ thở dài một tiếng, giọng cũng nhẹ đi khá nhiều:
-Cháu đừng nghĩ là cô không biết gì về hoàn cảnh gia đình cháu, cô biết chứ. Nhưng Quyên ah, cháu có biết là mỗi lần nghỉ không xin phép mọi người vất vả khổ cực như thế nào không?
Cảm thấy có điều bất thường trong từng lời nói của bà Loan, Thục Quyên mấy lần mở miệng định nói rồi lại thôi, thành ra ấp úng không nói được lời nào. Bà Loan cầm lấy tay Thục Quyên đặt vào đó ít tiền, nói tiếp:
-Đây là tiền lương nửa tháng này, số tiền lương ứng trước của cháu cô không tính đến, coi như là cô tặng cháu.
Thục Quyên ngước nhìn lên, môi mím chặt cố ngăn cảm xúc đang trào lên nhưng hai dòng nước mắt vẫn từ từ lăn xuống má. Bà Loan liền quay mặt đi, tránh nhìn vào đôi mắt đó. Bà nói, giọng nghèn nghẹn:
-Cửa hàng còn nhiều việc phải làm. Thôi, cô vào trước, tạm biệt cháu.
Nói xong, bà vội vã bước đi vì nếu tiếp tục ở lại e rằng sinh chuyện không hay. Đã theo nghề buôn bán đôi lúc cần phải nhẫn tâm.
0o0o0
Cuộc đời sao quá bất công, sóng gió liên tiếp vùi dập tay chèo yếu ớt rệu rã, nhiều lúc Thục Quyên muốn buông xuôi mặc cho tất cả. Nhưng hình ảnh người cha bệnh tật đang kiên cường chống chọi với thần chết lại tiếp thêm sức mạnh cho cô, phải sống, phải tiếp tục chiến đấu.
Quãng đường về sao mà dài đằng đẵng, tâm trí không lúc nào thoát khỏi ám ảnh, tiền, tiền, tiền. Năm mươi ngàn, ngay cả trong mơ cô ta cũng không dám mơ đến, nói chi sở hữu số tiền đó. Ấy vậy mà chi phí điều trị cho ông Nam còn cao hơn số tiền không tưởng ấy rất nhiều. Cứ thế, từng vòng quay nặng trĩu đưa đi, đi mãi, đi mãi trên con đường đầy nắng, bụi và khói xe. Vừa đi vừa miên man nghĩ, Thục Quyên đến trước của “Trung Tâm Hỗ Trợ Sinh Viên” lúc nào chẳng hay.
“Ngoài nguồn vốn cho sinh viên nghèo vay, có thể vẫn còn nguồn kinh phí nào đó, biết đâu.” - Thục Quyên thầm nhủ như vậy khi bước vào trung tâm. Trong tình thế như vậy, bất kỳ hy vọng dù mỏng manh nhưng cô ta vẫn muốn thử. Chợt một bàn tay vỗ nhẹ vào vai, cô ta liền quay lại thì gặp thằng Quân đang cười toe:
-Quyên! Khỏe không? Sao hôm qua không đi học vậy? Ái chà, mắt bà làm sao vậy, có chuyện gì buồn kể Quân nghe.
Không gì hơn khi đang buồn, có được người bạn chịu lắng nghe chia sẻ thì nỗi buồn cũng vơi đi rất nhiều. Phải mất khá nhiều thời gian vừa lắng nghe vừa an ủi, Mạnh Quân mới nắm được đại khái sự tình. Hắn gật gù nhận xét:
-Đi học chung hơn hai năm trời mà Quân chẳng biết được tí gì về gia cảnh nhà bà. Công nhận nha, bà giữ kín thiệt đó. Sau này có nói xấu ai trước mặt bà cũng không lo, nhỉ.
Mạnh Quân rất vui tính luôn tìm cách chọc cười mọi người nhưng lần này không đạt được hiệu quả, Thục Quyên chỉ ngồi lặng im. Hắn phải tìm cách khác, lặng lẽ kiểm tra từng đồng trong ví, còn được 643Kai. Cẩn thận cuộn nhỏ 600Kai, hắn đặt lên bàn và đẩy về phía Thục Quyên.
-Quyên ah, cầm lấy số tiền này…
Không để hắn nói dứt lời, Thục Quyên rụt tay về như thể có con gián đang bò đến, ngước lên nhìn hắn:
-Quân làm gì vậy? Quyên không lấy tiền của Quân đâu.
Hắn dừng lại, nhìn thẳng vào mắt Thục Quyên, nghiêm giọng:
-Quân đã nói xong chưa? Đây là số tiền mua bánh trái cho ba Quyên. Quân chưa có dịp đi thăm nên gửi tiền Quyên mua hộ, vậy có được không?
-Nhưng….
-Quyên không cần phải lo, Quân vẫn đang còn, với lại vài ngày nữa lãnh tiền dạy kèm là dư giả. Quyên nè, bệnh viện cho thêm bao nhiêu thời gian nữa?
Quyên lặng im, không nói câu gì.
-Bà làm gì mà ngẩn người ra vậy, nãy giờ có nghe tui nói gì không?
Hắn đưa tay quơ quơ trước mặt Thục Quyên như để khẳng định nãy giờ hắn không nói với bức tượng sáp. Bỗng nhiên, cô ta khóc. Hai hàng nước mắt trào ra không kiềm nén được, không giống những lần trước, trong cô đơn và tuyệt vọng. Thấy Thục Quyên bỗng nhiên khóc ngon lành, hắn phát hoảng:
-Ấy! Đừng khóc, Quân chỉ hỏi bệnh viện cho thêm bao nhiêu thời gian thôi mà.
Lau vội giọt nước mắt lăn dài trên má, Thục Quyên nghẹn ngào:
-Quyên xin lỗi… không có chuyện gì đâu… người ta chỉ cho đến 2 giờ trưa mai thôi.
Nghe Thục Quyên nói vậy, thằng Quân thấy nhẹ cả người, lại cười toe:
-Bà làm tui cứ tưởng. Uhm, 2 giờ chiều mai à? Quân thử liên lạc với hội sinh viên xem có kéo dài thêm chút nào không, phần còn lại chắc phải tìm vị mạnh thường quân nào đó xin giúp đỡ. Chắc chắn là được, bà yên tâm.
Nụ cười lạc quan của thằng Quân như tiếp thêm sức mạnh cho Thục Quyên. Ừ thì khóc lóc phỏng có ích gì, phải kiên cường lên, trời không phụ người tốt bao giờ.
O0o0O
Rời Trung Tâm Hỗ Trợ Sinh Viên, tâm trạng Thục Quyên đã vơi đi khá nhiều. Nửa tháng lương ít ỏi cộng với số tiền Mạnh Quân vừa đưa không đủ trả ca phẫu thuật vừa rồi, nói chi đến số nợ còn tồn đọng.
-“Dẫu sao cũng phải có chút gì báo đáp công sức các bác sĩ”- Nghĩ ngợi một lúc, Thục Quyên ghé vào ngôi chợ nhỏ hẹp nằm kẹp giữa khu dân cư.
-Dì ơi, mấy quả cam này giá bao nhiêu vậy?
-Cam Vua hả? Sáu mươi Kai một ký, cam này ngon lắm. Bà bán hàng xởi lởi quảng cáo.
-“Sáu mươi Kai thì đắt quá” (Thục Quyên thầm nhủ và liếc nhìn qua hàng cam bên cạnh, quả to nhỏ, vàng xanh lẫn lộn) “Nhưng đây là hàng biếu, chẳng lẽ…”
-Dì bớt một chút cho con được không? Con không có nhiều tiền.
Bà bán hàng nhìn Thục Quyên một lúc rồi hỏi lại:
-Đi thăm người bệnh hả?
-Vâng ạ. - Thục Quyên thật thà đáp.
-Thấy con nắm chặt đồng tiền trong tay như vậy, mới nhìn dì đã biết con rất quý trọng đồng tiền rồi. Bây giờ thật khó mà kiếm được đứa con gái như con. Thôi được rồi, dì lấy con 1 ký 40 kai.
-Vậy thì quý hóa quá, dì lựa dùm con 2 ký được không?
-Con mua cho người nhà hả - Bà bán hàng xếp những trái to đẹp nhất lên cân vừa hỏi.
-Dạ không. Ngày mai, ba con ra viện, con mua chút quà biếu các bác sĩ.
-Vậy thì chúc mừng ba con ha.- bà bán hàng cười rạng rỡ như chính người thân bà sắp ra viện vậy.
-Vâng con cảm ơn dì.
Thục Quyên gượng cười cho phải lẽ nhưng trong lòng nặng trĩu. Sau này cha con họ sẽ phải làm sao???
O0o0O
Bệnh viện Vì Dân nằm trong tuyến đầu của hệ thống y tế được chính phủ Hỏa Châu xây dựng nhằm phục vụ nhân dân. Cũng chính vì lẽ đó, bệnh viện luôn trong tình trạng quá tải do các ca bệnh nặng ở tuyến dưới dồn lên. Bệnh nhân thì nhiều nhưng cơ sở vật chất chỉ có hạn nên chuyện hai bệnh nhân phải nằm một giường không phải hiếm, có khi phải tràn ra ngoài hành lang. Chưa kể lượng người nhà bệnh nhân đem theo muôn vàn đồ vật lỉnh kỉnh, túc trực chăm sóc người thân do lực lượng y bác sĩ không thể kham hết. Những chiếc quạt trần, quạt thông gió, quạt đứng chạy vù vù đêm ngày vẫn không thể xua tan mùi ngai ngái của mồ hôi người xen lẫn mùi thuốc sát trùng quyện đặc cả bầu không khí. Đâu đó, thỉnh thoảng lại có tiếng khóc ré lên của trẻ con, tiếng rên la đau đớn của bệnh nhân thay băng, tiếng ú ớ trong cơn mê.
Thục Quyên cố gắng len lỏi qua đám người ngồi la liệt trong hành lang phòng hồi sức cấp cứu. Nhưng tên ông Nam, ba của Quyên không còn trên bảng điều phối, vậy là ông ta đã chuyển sang phòng khác. Vừa may, một cô y ta cầm xấp hồ sơ tất tả từ phòng hồi sức chạy ra.
-Chị ơi, cho em hỏi bệnh nhân Nguyễn Quang Nam đã chuyển đến phòng nào rồi.
Dù rất bận nhưng cô y ta đó cũng đứng lại nhìn theo hướng tay Thục Quyên trên bảng điều phối.
-Bệnh nhân Nguyễn Quang Nam hả, chuyển đến phòng D205 rồi. - Cô ta vừa nói vừa hớp lấy hơi rồi cắm đầu chạy tiếp.
Ông Nam nằm thoi thóp trên giường bệnh nơi góc phòng. Có lẽ người ta thương tình đến hoàn cảnh và tình trạng sức khỏe nên ngày cuối cùng trong viện được nằm riêng một giường. Không rõ trong cơn mê, ông có nhận ra ai đang đứng bên cạnh không, nhưng rõ ràng đôi mắt ông mấp máy. Thục Quyên ngồi thụp xuống nắm lấy bàn tay thô ráp của ba mà mắt rưng rưng:
-Ba ơi! - Thục Quyên nói trong nghẹn ngào.
Một khi bệnh viện trả về đồng nghĩa với việc nằm chờ chết. Tiền có thể mua được mọi thứ sao, cả mạng sống con người phải chăng cũng mua bằng tiền…
-Tình trạng của ba cháu hiện giờ tạm ổn, nhưng…
Giọng nói bác sĩ Nhân vang lên sau lưng Thục Quyên, vẫn nhẹ nhàng ấm áp có phần ngập ngừng áy náy so với mọi khi. Cái cách ông bỏ lửng câu cuối cho thấy nội tâm của vị bác sĩ già này đang dày vò giằng xé nỗi đau đạo đức nghề nghiệp. Thục Quyên nhớ ra ý định ban nãy, lau vội giọt nước mắt lăn dài trên má. Cô nắm chặt bịch cam trong tay, hướng về phía vị bác sĩ:
-Trước khi ba cháu ra viện, cháu không có món quà nào hơn. Mong bác sĩ nhận lấy.
Bác sĩ Nhân tỏ ra vô cùng bất ngờ. Rất nhanh sau đó, ông nhanh chóng lấy lại bình tĩnh và nghiêm giọng:
-Tiền chữa bệnh cho ba còn không có, cháu lấy đâu ra tiền mua những thứ này. Không, ta không dám nhận.
-Chẳng qua là chút quà mọn cảm tạ công sức bác sĩ đã chăm lo cho ba cháu bấy lâu. Nếu ba cháu tỉnh lại, dứt khoát ông cũng muốn cảm ơn bác sĩ.
-Không, ta không dám, không dám nhận món quà này. - Bác sĩ Nhân phải quay mặt đi hướng khác, tránh nhìn vào ánh mắt Thục Quyên, đó như ánh đèn soi vào lương tâm rối bời của ông ta.
Và vị bác sĩ già nhận ra đứa bé giường bên cạnh đang nhìn chăm chú vào túi cam. Mắt nó tròn xoe trong veo hau háu nhìn không chớp mắt. Mẹ nó nhận ra ánh mắt của con nên vội ôm nó xoay đi hướng khác. Nhưng sao ngăn được ánh mắt trẻ thơ, thằng bé vẫn nhìn theo túi cam với ánh mắt thèm thuồng. Và vị bác sĩ già chợt nhận ra một điều thật giản dị. Ông đỡ lấy túi cam, lấy ra một quả to nhất mọng nhất:
-Ta cho con này, có thích không?
Đứa bé liền đưa tay giật lấy trái cam và ôm chặt trong lòng như sợ ông ta đổi ý. Mẹ nó mắng:
-Bin, sao con không cảm ơn bác sĩ?
-Con cảm ơn bác sĩ. - Nó nói giọng ngượng nghịu, ánh mắt lấm lét nhìn người bác sĩ già nhưng miệng nhoẻn cười vì được quà.
Ông ta cũng cười, hiền từ, đôn hậu khiến cho vết chân chim nơi khóe mắt càng hằn sâu thêm.
-Quyên này, cháu hãy chia cho tất cả những người ở đây, xem như lời chúc sức khỏe của ba cháu đến mọi người.
12 giờ, 23 phút, ngày 13, tháng 10, năm 2008.
Bên trong căn phòng treo tấm biển mạ vàng đề Viện Trưởng, có 3 người đàn ông ăn mặc lịch lãm với bộ comple màu đen, tay đeo găng tay trắng. Đặc biệt, trên cravat mỗi người đều có chiếc nẹp mang biểu tượng con đại bàng tung cánh bằng vàng. Người đàn ông trung niên tóc hoa râm khoác trên người chiếc áo bluse, trên ngực trái cũng có biểu tượng con đại bàng y hệt ba người kia, được thêu thủ công vô cùng tinh xảo. Xem ra người này chính là viện trưởng, nhưng thái độ của ông ta tỏ ra khá thận trọng và có phần cung kính:
-Vậy tóm lại, ngài muốn chúng tôi chuẩn bị một ekip cấp cứu đặc biệt.
Tên đang ngồi không buồn mở miệng, hắn khẽ gật đầu để bày tỏ quan điểm. Chiếc bàn mà hắn đang ngồi lại là phiên bản khác của huy hiệu chúng đang đeo. Con đại bàng khổng lồ bằng gỗ được điêu khắc hoàn mỹ. Người ta đặt trên giữa hai cánh đang giang rộng một mặt phẳng để đúng với chức năng là chiếc bàn. Bên trên là tấm biển với dòng chữ Viện Trưởng: Gs Nguyễn Ngọc Châu, được mạ vàng lấp lánh.
-Vâng tôi hiểu rồi. - Viện trưởng Châu cúi gập người một cách thuần thục và nhẹ nhàng lui ra.
Chợt vang lên tiếng điện thoại. Giọng thằng X3 vang lên ở đầu dây biên kia:
-Báo cáo sếp, tôi đã tìm được thứ mà sếp yêu cầu.
-Nói nhanh đi.
-Hiện tại, chỉ có trường hợp của Nguyễn Thục Quyên là phù hợp với thông tin đặt ra.
-Nguyễn Thục Quyên? - Thằng Minh lập lại nhằm xác nhận chắc chắn thông tin vừa nhận, đồng thời tay hắn liền nhập tên này vào danh sách trên laptop.
-Vâng, là Nguyễn Thục Quyên. - Tên X3 lập tức xác nhận ngay.
Thằng Minh không nói gì, tâm trí hắn lúc này đang bận bịu với đống thông tin mới xuất hiện trên màn hình. Nhằm đảm bảo tuyệt đối cho thiếu chủ, mật thám của Thiên Vũ hội điều tra kỹ càng gốc tích bảy đời của những ai đã và đang tiếp xúc với Vũ Vân Long. Thằng Minh lướt qua sơ yếu lý lịch của Thục Quyên. Quả là một cô gái giỏi giang, luôn đạt thành tích học tập xuất sắc từ tiểu học đến đại học. Thân thế họ hàng của cô ta cũng rất thú vị nhưng điều mà thằng Minh lưu tâm nhất chính là “mồ côi mẹ từ năm chín tuổi và từ đó sống với cha”.
-Còn những thông tin gì khác thì nói hết đi. - Thằng Minh nói với giọng phấn chấn, chắc chắn là hắn đã phát hiện được điều gì đó rất thú vị.
-Ông Nguyễn Quang Nam là cha của Nguyễn Thục Quyên hiện đang điều trị ở bệnh viện Vì Dân. Có khả năng thiếu chủ muốn chúng ta giúp đỡ người này.
-Mày làm tốt lắm. Bây giờ, mày qua bệnh viện Vì Dân sắp xếp trước. Đích thân tao sẽ sang đó đón ông Nam.
Hắn cúp máy và ra hiệu cho hai tên cận vệ đứng bên cạnh đi theo.
-Này cô, nhắn cho viện trưởng đến phòng của tôi ngay lập tức. - Thằng Minh ra lệnh cho cô y tá mà hắn bắt gặp ở hành lang.
Tuy đây chỉ là bệnh viện nhưng thằng Minh có hẳn một phòng riêng, tất cả những vật dụng đều đầy đủ, gọn gàng chứng tỏ hắn thường xuyên lưu lại đây. Trong phòng hắn cũng có chiếc bàn y hệt phòng viện trưởng, chỉ khác ở dòng chữ ghi trên tấm biển, “Phó Tổng Quản: Trần Quang Minh”
-Hai thằng mày cũng thay đồ luôn. - Hắn vừa nói vừa mở tủ lấy ra hai áo bluse và đưa cho tên cận vệ.
Cộc…cộc…cộc.
-Vào đi.
Giáo sư Ngọc Châu cùng 2 đồng nghiệp vội vã chạy vào. Giọng ông ta đứt đoạn do cấp tốc tới đây:
-Ngài… cho gọi tôi?
-Ông lập tức liên lạc với bệnh viện Vì Dân. Dùng mọi biện pháp có thể, kể cả vũ lực, buộc họ chuyển bệnh nhân Nguyễn Quang Nam sang đây. Nhân tiện, chuẩn bị cho tôi trực thăng khẩn cấp ngay lập tức.
-Nhưng… chuyện này.
Giáo sư Ngọc Châu lưỡng lự trả lời cho thấy đây không phải là chuyện đơn giản. Nhưng thằng Minh ra lệnh dứt khoát.
-Tôi không cần biết ông dùng cách gì nhưng trong vòng… (hắn liếc nhìn đồng hồ) 30 phút nữa, trước khi tôi đến đấy mọi việc phải được giải quyết. Tôi cho phép ông được sử dụng người của ta trong bộ y tế để gây áp lực nếu thật sự cần thiết. Nhưng đó là chiêu bài cuối cùng, hiểu không? Tôi không muốn rò rỉ quá nhiều thông tin nội bộ.
Bầu không khí ngột ngạt bao trùm lấy gian phòng này, mỗi người một tâm trạng, người thì gục đầu lên hai nắm tay như đang cầu nguyện điều gì, người thì bồn chồn lo lắng chốc chốc lại ngó cánh cửa đóng im im nơi góc phòng. Vài kẻ khác đứng ngồi không yên, đi qua đi lại quanh phòng, có vẻ sốt ruột lắm. Họ chờ đợi, lo lắng, mệt mỏi nhưng đâu đấy trong ánh mắt vẫn lấp lánh những tia hy vọng.
Lẫn trong đám người đó là một cô gái còn khá trẻ, tầm hai mươi tuổi. Quần áo cô ta tuy đã cũ, đôi chỗ đã sờn màu nhưng vẫn gọn gàng lắm, không đến nỗi lôi thôi luộm thuộm như mấy kẻ xung quanh. Tuy nhiên, quầng thâm bao quanh đôi mắt bơ phờ mệt mỏi, mái tóc được búi cao gọn gàng nhưng vẫn hơi rối chứng tỏ cô ta quên chăm sóc bản thân một thời gian.
Cánh cửa cuối phòng đột ngột mở ra, vài kẻ liền nhỏm dậy, lao đến vây quanh người vừa bước ra. Cô y tá cầm hồ sơ bệnh án xướng lên:
-Người nhà bệnh nhân Nguyễn Quang Nam vào phòng khám số 5 gặp bác sĩ Nhân.
Đám người nhà tỏ ra thất vọng uể oải ngồi xuống. Vài kẻ cố níu cô y tá lại, hỏi thăm tình hình người thân nằm bên trong. Cô ta dùng tay đẩy tất cả ra, ném lại phía sau cái nhìn khó chịu rồi đóng sầm cửa lại.
Cô gái vừa nhắc đến ban nãy lật đật thu dọn đồ đạc, vội vàng chạy vào phòng khám số 5. Bác sĩ Nhân lịch sự mời Thục Quyên ngồi, trầm ngâm nhìn cô ta một lúc rồi thận trọng nói:
-Cô Quyên, những điều tôi sắp nói mong cô thật bình tĩnh lắng nghe…
-Ba tôi… - Thục Quyên dùng hai tay che miệng, giọng lạc đi.
-Bệnh nhân Nam vẫn ổn, tôi chỉ muốn nói đến vấn đề khác, quyết định mới nhất của lãnh đạo bệnh viện. - Bác sĩ Nhân dường như đoán được những gì Thục Quyên đang nghĩ đến nên xua tay trấn an cô gái. Ông ta khẽ nhíu mày, hít một hơi thật sâu, tiếp tục nói:
-Chúng tôi rất lấy làm tiếc, bệnh viện buộc phải trả bệnh nhân Nam về gia đình.
Thục Quyên đứng bật dậy, chụp tay ông Nhân, miệng mấp máy định nói, nhưng ông ta đưa tay ra hiệu ngưng lại và mời ngồi, nói tiếp:
-Có lẽ cô cũng hiểu bệnh viện cũng cần chi phí để hoạt đông, nhân viên cần có lương để tồn tại, các bệnh nhân khác cần có chỗ điều trị, quỹ hỗ trợ bệnh nhân cũng có hạn…
Nuốt khan một ngụm không khí, Thục Quyên lên tiếng ngăn ông ta lại, giọng run rẩy:
-Bác sĩ không cần phải giải thích thêm nữa, cháu hiểu. Cháu…chỉ muốn biết còn bao nhiêu thời gian nữa?
-Mười bốn giờ trưa ngày mai. - Ông ta nói một cách khổ sở, như thể ai đó cầm dao dí sau lưng ép buộc vậy.
-Vâng, cháu nhớ rồi. Cám ơn bác sĩ đã giúp đỡ ba cháu trong suốt thời gian qua. - Thục Quyên cúi gập người như lời tạ ơn chân thành. Cô ta nói rất nhanh, mà quay người bỏ đi cũng rất nhanh, hơn ai hết cô ta không muốn vị ân nhân cảm thấy khó xử. Đã bao lần, ông ta cùng những người tốt khác đứng ra bảo lãnh chở che cha con họ những lúc khó khăn. Nhưng rồi thì sao… đời mà; tiền không phải là tất cả nhưng liệu chúng ta có thể sống tốt nếu trong túi không có một xu???
8 giờ 30 phút, ngày 12, tháng 10, năm 2008
Thủ đô Phượng Hoàng được xem là trái tim của cả vương quốc Hỏa Châu. Bất kỳ ngày nào trong tuần, người ta cũng có thể bắt gặp không khí mua bán sầm uất ở khắp nơi. Dòng người đi mua sắm hòa vào tiếng nhạc xập xình phát ra từ mấy cửa hàng cộng thêm tiếng còi từ dòng xe bên dưới tạo nên quang cảnh náo nhiệt. Mọi người đều tất bật cho công việc riêng của họ nên không mấy ai chú ý đến cô gái ăn mặc tuềnh toàng, lạc lõng giữa đám dân thành thị chịu chơi. Cô ta đang đứng chần chừ trước shop thời trang lớn nhất nhì khu vực này, nơi ấy không có chỗ dành cho cô ta. Vài nam thanh nữ tú ăn mặc sành điệu, tay xách nách mang hàng đống túi xách của các nhãn hiệu lớn, hớn hở bước ra từ shop không quên ném cho cô ta cái nhìn khinh bỉ, trước khi leo lên xe hòa vào dòng người bên dưới. Chẳng cần bận tâm thái độ coi thường của mấy kẻ xung quanh, Thục Quyên quyết định dựng chiếc xe sát lề đường, sau đó đi vào shop.
Bà Loan, người quản lý shop thời trang này nổi tiếng cực kỳ khó tính. Thoáng thấy bóng Thục Quyên đứng lóng ngóng trong shop, nụ cười niềm nở liền tắt ngấm, bà quay sang nói nhỏ với nhân viên bên cạnh vài câu. Anh ta lập tức đi tới truyền đạt lại lời nói của bà Loan cho Thục Quyên nghe.
Một lúc sau…
-Cháu có biết bây giờ là mấy giờ rồi không? Hử? Hai ngày vừa qua cháu không đi làm, cô nhớ cháu đã xin cơ hội lần cuối rồi. Bây giờ cháu tính thế nào? Cô sẵn sàng nghe đây.
Vừa bước ra, bà Loan xổ ngay một tràng, giọng nói nhanh, nhấn mạnh ở mỗi cuối câu đủ thấy bà ta tức giận như thế nào. Cũng như những lần trước, Thục Quyên chỉ biết cúi đầu lắng nghe. Cô ta biết, bà Loan là người rất nguyên tắc, không dễ dàng chấp nhận nghỉ việc không xin phép, cho dù là lý do gì đi chăng nữa. Cơn thịnh nộ sắp sửa trút xuống tiếp, Thục Quyên đã chuẩn bị sẵn tâm lý từ khi quyết định bước vào đây rồi. Nhưng không, bà Loan chỉ thở dài một tiếng, giọng cũng nhẹ đi khá nhiều:
-Cháu đừng nghĩ là cô không biết gì về hoàn cảnh gia đình cháu, cô biết chứ. Nhưng Quyên ah, cháu có biết là mỗi lần nghỉ không xin phép mọi người vất vả khổ cực như thế nào không?
Cảm thấy có điều bất thường trong từng lời nói của bà Loan, Thục Quyên mấy lần mở miệng định nói rồi lại thôi, thành ra ấp úng không nói được lời nào. Bà Loan cầm lấy tay Thục Quyên đặt vào đó ít tiền, nói tiếp:
-Đây là tiền lương nửa tháng này, số tiền lương ứng trước của cháu cô không tính đến, coi như là cô tặng cháu.
Thục Quyên ngước nhìn lên, môi mím chặt cố ngăn cảm xúc đang trào lên nhưng hai dòng nước mắt vẫn từ từ lăn xuống má. Bà Loan liền quay mặt đi, tránh nhìn vào đôi mắt đó. Bà nói, giọng nghèn nghẹn:
-Cửa hàng còn nhiều việc phải làm. Thôi, cô vào trước, tạm biệt cháu.
Nói xong, bà vội vã bước đi vì nếu tiếp tục ở lại e rằng sinh chuyện không hay. Đã theo nghề buôn bán đôi lúc cần phải nhẫn tâm.
0o0o0
Cuộc đời sao quá bất công, sóng gió liên tiếp vùi dập tay chèo yếu ớt rệu rã, nhiều lúc Thục Quyên muốn buông xuôi mặc cho tất cả. Nhưng hình ảnh người cha bệnh tật đang kiên cường chống chọi với thần chết lại tiếp thêm sức mạnh cho cô, phải sống, phải tiếp tục chiến đấu.
Quãng đường về sao mà dài đằng đẵng, tâm trí không lúc nào thoát khỏi ám ảnh, tiền, tiền, tiền. Năm mươi ngàn, ngay cả trong mơ cô ta cũng không dám mơ đến, nói chi sở hữu số tiền đó. Ấy vậy mà chi phí điều trị cho ông Nam còn cao hơn số tiền không tưởng ấy rất nhiều. Cứ thế, từng vòng quay nặng trĩu đưa đi, đi mãi, đi mãi trên con đường đầy nắng, bụi và khói xe. Vừa đi vừa miên man nghĩ, Thục Quyên đến trước của “Trung Tâm Hỗ Trợ Sinh Viên” lúc nào chẳng hay.
“Ngoài nguồn vốn cho sinh viên nghèo vay, có thể vẫn còn nguồn kinh phí nào đó, biết đâu.” - Thục Quyên thầm nhủ như vậy khi bước vào trung tâm. Trong tình thế như vậy, bất kỳ hy vọng dù mỏng manh nhưng cô ta vẫn muốn thử. Chợt một bàn tay vỗ nhẹ vào vai, cô ta liền quay lại thì gặp thằng Quân đang cười toe:
-Quyên! Khỏe không? Sao hôm qua không đi học vậy? Ái chà, mắt bà làm sao vậy, có chuyện gì buồn kể Quân nghe.
Không gì hơn khi đang buồn, có được người bạn chịu lắng nghe chia sẻ thì nỗi buồn cũng vơi đi rất nhiều. Phải mất khá nhiều thời gian vừa lắng nghe vừa an ủi, Mạnh Quân mới nắm được đại khái sự tình. Hắn gật gù nhận xét:
-Đi học chung hơn hai năm trời mà Quân chẳng biết được tí gì về gia cảnh nhà bà. Công nhận nha, bà giữ kín thiệt đó. Sau này có nói xấu ai trước mặt bà cũng không lo, nhỉ.
Mạnh Quân rất vui tính luôn tìm cách chọc cười mọi người nhưng lần này không đạt được hiệu quả, Thục Quyên chỉ ngồi lặng im. Hắn phải tìm cách khác, lặng lẽ kiểm tra từng đồng trong ví, còn được 643Kai. Cẩn thận cuộn nhỏ 600Kai, hắn đặt lên bàn và đẩy về phía Thục Quyên.
-Quyên ah, cầm lấy số tiền này…
Không để hắn nói dứt lời, Thục Quyên rụt tay về như thể có con gián đang bò đến, ngước lên nhìn hắn:
-Quân làm gì vậy? Quyên không lấy tiền của Quân đâu.
Hắn dừng lại, nhìn thẳng vào mắt Thục Quyên, nghiêm giọng:
-Quân đã nói xong chưa? Đây là số tiền mua bánh trái cho ba Quyên. Quân chưa có dịp đi thăm nên gửi tiền Quyên mua hộ, vậy có được không?
-Nhưng….
-Quyên không cần phải lo, Quân vẫn đang còn, với lại vài ngày nữa lãnh tiền dạy kèm là dư giả. Quyên nè, bệnh viện cho thêm bao nhiêu thời gian nữa?
Quyên lặng im, không nói câu gì.
-Bà làm gì mà ngẩn người ra vậy, nãy giờ có nghe tui nói gì không?
Hắn đưa tay quơ quơ trước mặt Thục Quyên như để khẳng định nãy giờ hắn không nói với bức tượng sáp. Bỗng nhiên, cô ta khóc. Hai hàng nước mắt trào ra không kiềm nén được, không giống những lần trước, trong cô đơn và tuyệt vọng. Thấy Thục Quyên bỗng nhiên khóc ngon lành, hắn phát hoảng:
-Ấy! Đừng khóc, Quân chỉ hỏi bệnh viện cho thêm bao nhiêu thời gian thôi mà.
Lau vội giọt nước mắt lăn dài trên má, Thục Quyên nghẹn ngào:
-Quyên xin lỗi… không có chuyện gì đâu… người ta chỉ cho đến 2 giờ trưa mai thôi.
Nghe Thục Quyên nói vậy, thằng Quân thấy nhẹ cả người, lại cười toe:
-Bà làm tui cứ tưởng. Uhm, 2 giờ chiều mai à? Quân thử liên lạc với hội sinh viên xem có kéo dài thêm chút nào không, phần còn lại chắc phải tìm vị mạnh thường quân nào đó xin giúp đỡ. Chắc chắn là được, bà yên tâm.
Nụ cười lạc quan của thằng Quân như tiếp thêm sức mạnh cho Thục Quyên. Ừ thì khóc lóc phỏng có ích gì, phải kiên cường lên, trời không phụ người tốt bao giờ.
O0o0O
Rời Trung Tâm Hỗ Trợ Sinh Viên, tâm trạng Thục Quyên đã vơi đi khá nhiều. Nửa tháng lương ít ỏi cộng với số tiền Mạnh Quân vừa đưa không đủ trả ca phẫu thuật vừa rồi, nói chi đến số nợ còn tồn đọng.
-“Dẫu sao cũng phải có chút gì báo đáp công sức các bác sĩ”- Nghĩ ngợi một lúc, Thục Quyên ghé vào ngôi chợ nhỏ hẹp nằm kẹp giữa khu dân cư.
-Dì ơi, mấy quả cam này giá bao nhiêu vậy?
-Cam Vua hả? Sáu mươi Kai một ký, cam này ngon lắm. Bà bán hàng xởi lởi quảng cáo.
-“Sáu mươi Kai thì đắt quá” (Thục Quyên thầm nhủ và liếc nhìn qua hàng cam bên cạnh, quả to nhỏ, vàng xanh lẫn lộn) “Nhưng đây là hàng biếu, chẳng lẽ…”
-Dì bớt một chút cho con được không? Con không có nhiều tiền.
Bà bán hàng nhìn Thục Quyên một lúc rồi hỏi lại:
-Đi thăm người bệnh hả?
-Vâng ạ. - Thục Quyên thật thà đáp.
-Thấy con nắm chặt đồng tiền trong tay như vậy, mới nhìn dì đã biết con rất quý trọng đồng tiền rồi. Bây giờ thật khó mà kiếm được đứa con gái như con. Thôi được rồi, dì lấy con 1 ký 40 kai.
-Vậy thì quý hóa quá, dì lựa dùm con 2 ký được không?
-Con mua cho người nhà hả - Bà bán hàng xếp những trái to đẹp nhất lên cân vừa hỏi.
-Dạ không. Ngày mai, ba con ra viện, con mua chút quà biếu các bác sĩ.
-Vậy thì chúc mừng ba con ha.- bà bán hàng cười rạng rỡ như chính người thân bà sắp ra viện vậy.
-Vâng con cảm ơn dì.
Thục Quyên gượng cười cho phải lẽ nhưng trong lòng nặng trĩu. Sau này cha con họ sẽ phải làm sao???
O0o0O
Bệnh viện Vì Dân nằm trong tuyến đầu của hệ thống y tế được chính phủ Hỏa Châu xây dựng nhằm phục vụ nhân dân. Cũng chính vì lẽ đó, bệnh viện luôn trong tình trạng quá tải do các ca bệnh nặng ở tuyến dưới dồn lên. Bệnh nhân thì nhiều nhưng cơ sở vật chất chỉ có hạn nên chuyện hai bệnh nhân phải nằm một giường không phải hiếm, có khi phải tràn ra ngoài hành lang. Chưa kể lượng người nhà bệnh nhân đem theo muôn vàn đồ vật lỉnh kỉnh, túc trực chăm sóc người thân do lực lượng y bác sĩ không thể kham hết. Những chiếc quạt trần, quạt thông gió, quạt đứng chạy vù vù đêm ngày vẫn không thể xua tan mùi ngai ngái của mồ hôi người xen lẫn mùi thuốc sát trùng quyện đặc cả bầu không khí. Đâu đó, thỉnh thoảng lại có tiếng khóc ré lên của trẻ con, tiếng rên la đau đớn của bệnh nhân thay băng, tiếng ú ớ trong cơn mê.
Thục Quyên cố gắng len lỏi qua đám người ngồi la liệt trong hành lang phòng hồi sức cấp cứu. Nhưng tên ông Nam, ba của Quyên không còn trên bảng điều phối, vậy là ông ta đã chuyển sang phòng khác. Vừa may, một cô y ta cầm xấp hồ sơ tất tả từ phòng hồi sức chạy ra.
-Chị ơi, cho em hỏi bệnh nhân Nguyễn Quang Nam đã chuyển đến phòng nào rồi.
Dù rất bận nhưng cô y ta đó cũng đứng lại nhìn theo hướng tay Thục Quyên trên bảng điều phối.
-Bệnh nhân Nguyễn Quang Nam hả, chuyển đến phòng D205 rồi. - Cô ta vừa nói vừa hớp lấy hơi rồi cắm đầu chạy tiếp.
Ông Nam nằm thoi thóp trên giường bệnh nơi góc phòng. Có lẽ người ta thương tình đến hoàn cảnh và tình trạng sức khỏe nên ngày cuối cùng trong viện được nằm riêng một giường. Không rõ trong cơn mê, ông có nhận ra ai đang đứng bên cạnh không, nhưng rõ ràng đôi mắt ông mấp máy. Thục Quyên ngồi thụp xuống nắm lấy bàn tay thô ráp của ba mà mắt rưng rưng:
-Ba ơi! - Thục Quyên nói trong nghẹn ngào.
Một khi bệnh viện trả về đồng nghĩa với việc nằm chờ chết. Tiền có thể mua được mọi thứ sao, cả mạng sống con người phải chăng cũng mua bằng tiền…
-Tình trạng của ba cháu hiện giờ tạm ổn, nhưng…
Giọng nói bác sĩ Nhân vang lên sau lưng Thục Quyên, vẫn nhẹ nhàng ấm áp có phần ngập ngừng áy náy so với mọi khi. Cái cách ông bỏ lửng câu cuối cho thấy nội tâm của vị bác sĩ già này đang dày vò giằng xé nỗi đau đạo đức nghề nghiệp. Thục Quyên nhớ ra ý định ban nãy, lau vội giọt nước mắt lăn dài trên má. Cô nắm chặt bịch cam trong tay, hướng về phía vị bác sĩ:
-Trước khi ba cháu ra viện, cháu không có món quà nào hơn. Mong bác sĩ nhận lấy.
Bác sĩ Nhân tỏ ra vô cùng bất ngờ. Rất nhanh sau đó, ông nhanh chóng lấy lại bình tĩnh và nghiêm giọng:
-Tiền chữa bệnh cho ba còn không có, cháu lấy đâu ra tiền mua những thứ này. Không, ta không dám nhận.
-Chẳng qua là chút quà mọn cảm tạ công sức bác sĩ đã chăm lo cho ba cháu bấy lâu. Nếu ba cháu tỉnh lại, dứt khoát ông cũng muốn cảm ơn bác sĩ.
-Không, ta không dám, không dám nhận món quà này. - Bác sĩ Nhân phải quay mặt đi hướng khác, tránh nhìn vào ánh mắt Thục Quyên, đó như ánh đèn soi vào lương tâm rối bời của ông ta.
Và vị bác sĩ già nhận ra đứa bé giường bên cạnh đang nhìn chăm chú vào túi cam. Mắt nó tròn xoe trong veo hau háu nhìn không chớp mắt. Mẹ nó nhận ra ánh mắt của con nên vội ôm nó xoay đi hướng khác. Nhưng sao ngăn được ánh mắt trẻ thơ, thằng bé vẫn nhìn theo túi cam với ánh mắt thèm thuồng. Và vị bác sĩ già chợt nhận ra một điều thật giản dị. Ông đỡ lấy túi cam, lấy ra một quả to nhất mọng nhất:
-Ta cho con này, có thích không?
Đứa bé liền đưa tay giật lấy trái cam và ôm chặt trong lòng như sợ ông ta đổi ý. Mẹ nó mắng:
-Bin, sao con không cảm ơn bác sĩ?
-Con cảm ơn bác sĩ. - Nó nói giọng ngượng nghịu, ánh mắt lấm lét nhìn người bác sĩ già nhưng miệng nhoẻn cười vì được quà.
Ông ta cũng cười, hiền từ, đôn hậu khiến cho vết chân chim nơi khóe mắt càng hằn sâu thêm.
-Quyên này, cháu hãy chia cho tất cả những người ở đây, xem như lời chúc sức khỏe của ba cháu đến mọi người.
12 giờ, 23 phút, ngày 13, tháng 10, năm 2008.
Bên trong căn phòng treo tấm biển mạ vàng đề Viện Trưởng, có 3 người đàn ông ăn mặc lịch lãm với bộ comple màu đen, tay đeo găng tay trắng. Đặc biệt, trên cravat mỗi người đều có chiếc nẹp mang biểu tượng con đại bàng tung cánh bằng vàng. Người đàn ông trung niên tóc hoa râm khoác trên người chiếc áo bluse, trên ngực trái cũng có biểu tượng con đại bàng y hệt ba người kia, được thêu thủ công vô cùng tinh xảo. Xem ra người này chính là viện trưởng, nhưng thái độ của ông ta tỏ ra khá thận trọng và có phần cung kính:
-Vậy tóm lại, ngài muốn chúng tôi chuẩn bị một ekip cấp cứu đặc biệt.
Tên đang ngồi không buồn mở miệng, hắn khẽ gật đầu để bày tỏ quan điểm. Chiếc bàn mà hắn đang ngồi lại là phiên bản khác của huy hiệu chúng đang đeo. Con đại bàng khổng lồ bằng gỗ được điêu khắc hoàn mỹ. Người ta đặt trên giữa hai cánh đang giang rộng một mặt phẳng để đúng với chức năng là chiếc bàn. Bên trên là tấm biển với dòng chữ Viện Trưởng: Gs Nguyễn Ngọc Châu, được mạ vàng lấp lánh.
-Vâng tôi hiểu rồi. - Viện trưởng Châu cúi gập người một cách thuần thục và nhẹ nhàng lui ra.
Chợt vang lên tiếng điện thoại. Giọng thằng X3 vang lên ở đầu dây biên kia:
-Báo cáo sếp, tôi đã tìm được thứ mà sếp yêu cầu.
-Nói nhanh đi.
-Hiện tại, chỉ có trường hợp của Nguyễn Thục Quyên là phù hợp với thông tin đặt ra.
-Nguyễn Thục Quyên? - Thằng Minh lập lại nhằm xác nhận chắc chắn thông tin vừa nhận, đồng thời tay hắn liền nhập tên này vào danh sách trên laptop.
-Vâng, là Nguyễn Thục Quyên. - Tên X3 lập tức xác nhận ngay.
Thằng Minh không nói gì, tâm trí hắn lúc này đang bận bịu với đống thông tin mới xuất hiện trên màn hình. Nhằm đảm bảo tuyệt đối cho thiếu chủ, mật thám của Thiên Vũ hội điều tra kỹ càng gốc tích bảy đời của những ai đã và đang tiếp xúc với Vũ Vân Long. Thằng Minh lướt qua sơ yếu lý lịch của Thục Quyên. Quả là một cô gái giỏi giang, luôn đạt thành tích học tập xuất sắc từ tiểu học đến đại học. Thân thế họ hàng của cô ta cũng rất thú vị nhưng điều mà thằng Minh lưu tâm nhất chính là “mồ côi mẹ từ năm chín tuổi và từ đó sống với cha”.
-Còn những thông tin gì khác thì nói hết đi. - Thằng Minh nói với giọng phấn chấn, chắc chắn là hắn đã phát hiện được điều gì đó rất thú vị.
-Ông Nguyễn Quang Nam là cha của Nguyễn Thục Quyên hiện đang điều trị ở bệnh viện Vì Dân. Có khả năng thiếu chủ muốn chúng ta giúp đỡ người này.
-Mày làm tốt lắm. Bây giờ, mày qua bệnh viện Vì Dân sắp xếp trước. Đích thân tao sẽ sang đó đón ông Nam.
Hắn cúp máy và ra hiệu cho hai tên cận vệ đứng bên cạnh đi theo.
-Này cô, nhắn cho viện trưởng đến phòng của tôi ngay lập tức. - Thằng Minh ra lệnh cho cô y tá mà hắn bắt gặp ở hành lang.
Tuy đây chỉ là bệnh viện nhưng thằng Minh có hẳn một phòng riêng, tất cả những vật dụng đều đầy đủ, gọn gàng chứng tỏ hắn thường xuyên lưu lại đây. Trong phòng hắn cũng có chiếc bàn y hệt phòng viện trưởng, chỉ khác ở dòng chữ ghi trên tấm biển, “Phó Tổng Quản: Trần Quang Minh”
-Hai thằng mày cũng thay đồ luôn. - Hắn vừa nói vừa mở tủ lấy ra hai áo bluse và đưa cho tên cận vệ.
Cộc…cộc…cộc.
-Vào đi.
Giáo sư Ngọc Châu cùng 2 đồng nghiệp vội vã chạy vào. Giọng ông ta đứt đoạn do cấp tốc tới đây:
-Ngài… cho gọi tôi?
-Ông lập tức liên lạc với bệnh viện Vì Dân. Dùng mọi biện pháp có thể, kể cả vũ lực, buộc họ chuyển bệnh nhân Nguyễn Quang Nam sang đây. Nhân tiện, chuẩn bị cho tôi trực thăng khẩn cấp ngay lập tức.
-Nhưng… chuyện này.
Giáo sư Ngọc Châu lưỡng lự trả lời cho thấy đây không phải là chuyện đơn giản. Nhưng thằng Minh ra lệnh dứt khoát.
-Tôi không cần biết ông dùng cách gì nhưng trong vòng… (hắn liếc nhìn đồng hồ) 30 phút nữa, trước khi tôi đến đấy mọi việc phải được giải quyết. Tôi cho phép ông được sử dụng người của ta trong bộ y tế để gây áp lực nếu thật sự cần thiết. Nhưng đó là chiêu bài cuối cùng, hiểu không? Tôi không muốn rò rỉ quá nhiều thông tin nội bộ.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.