Khai Thị Quyển 3- Hòa Thượng Tuyên Hóa
Chương 221: Sao Gọi Là Đạo
HT. Tuyên Hóa
12/09/2021
Hôm nay chúng ta nghiên cứu về đề tài: Sao gọi là đạo? Đạo tức là con đường mà mọi người đều cùng tuân hành theo. Con đường đạo lộ là gì? Đó là đại công vô tư. Trong quyển Lễ Vận Đại Đồng nói: “Đại đạo chi hành dã, thiên hạ vi công.” Đó là chủ đề, đoạn văn tiếp sau chẳng qua chi là giải thích nghĩa lý của con đường đại đạo.
Tôi thường nói rằng: “Nho giáo giống như Tiểu học, Đạo giáo giống như Trung học, và Phật giáo giống như Đại học.” Học trò tiểu học không hiểu bài vở của bậc Trung học, học trò trung học không hiểu bài vở của bậc Đại học.
Có người hỏi: “Nói thế thì có gì làm căn cứ?” Sau khi Khổng Tử hỏi Lão Tử về lễ nghi, Khổng Tử tán dương Lão Tử như con Rồng du phương, lúc ẩn lúc hiện khôn lường và biến hóa vô cùng. Do đó mà thấy hình như Khổng Tử đã không hoàn toàn hiểu đạo của Lão Tử. Có phải thật là không hiểu sao? Không phải đâu, ông hiểu nhưng không muốn nói ra đấy thôi. Vì sao? Bởi học sinh của ông lúc bấy giờ không đủ trình độ. Họ vẫn chưa đến bậc Trung học, cho nên ông không thể giảng pháp môn này.
Lão Tử đối với Phật giáo thì hiểu, nhưng ông cũng không giảng. Vì sao? Bởi lúc bấy giờ con người không đủ trình độ, cho nên ông chỉ nói đạo lý của Đạo giáo mà không nói đến nghĩa lý của Phật giáo. Đạo Nho và Đạo Khổng là mở đường cho đạo Phật. Ngoại đạo là lót đường cho chánh đạo. Và tà giáo trải đường cho chánh giáo. Họ dọn dẹp trước, làm cho con đường đạo lộ được sạch sẽ để không có vật chướng ngại. Bàng môn tả đạo là kích động cho tâm con người khai mở của trí huệ, rồi sau đó mới có thể tiếp thu được chất đề hồ cam lồ của Phật giáo.
Khổng Tử nói: “Sáng sớm được nghe Đạo, tối chết cũng đành lòng!” Điều này nói lên tánh trọng yếu của Đạo và cái chết. Nghe đạo là để hiểu rõ đạo lý làm người, so ra vẫn trọng yếu hơn cái chết. Nếu biết làm người như thế nào rồi, thời chết mới nhắm mắt. Đừng nên nhìn vào mà giải thích ý nghĩa của nó. Quý vị nên chú ý về điểm này! Đấy không phải nói là buổi sáng tôi được nghe đạo, rồi đến chiều tối thì tự sát. Nếu mà tự sát thì còn có ý nghĩa gì nữa?
Nghĩa cạn cợt của đại công vô tư là không ích kỷ, không tự lợi. Đại công vô tư cũng tức là không có dục niệm ham muốn, là đã thoát khỏi những mối quan hệ với ngũ dục: tài, sắc, danh, thực, thùy; không tham, không ái. Ai có thể thực hành Lục Đại Tông Chỉ của Vạn Phật Thành, tức người đó có đủ tư cách làm Phật Tử.
Lục đại tông chỉ: không tranh, không tham, không cầu, không ích kỷ, không tự lợi, không vọng ngữ nãy, nếu dùng đạo lý Phật giáo để giảng cũng được, nếu dùng đạo lý Lão giáo để giảng cũng được, dùng đạo lý Nho giáo mà giảng cũng được luôn. Nói tóm lại, giảng giải thế nào cũng được vì đạo lý này là viên dung vô ngại và rất hợp với logic luận lý học. Thế tại sao không có ai giảng đạo lý đó? Để tôi nói cho quý vị nghe! Đây là Lục Đại Tông Chỉ mà tôi phát minh ra cho Phật giáo trong thời đại khoa học. Lúc đại tông chỉ này bao gồm các giáo lý của hết thảy tông giáo, là phương pháp rất thực dụng. Nếu giảng về Giới Luật của Phật Giáo, thì giảng tới giảng lui gì cũng đều không rời khỏi phạm vi của Lục Đại Tông Chỉ đó.
Đạo ( 道 ) là do chữ Thủ và chữ Tẩu hợp thành. Thủ là đầu, cũng tức là trước nhất; Tẩu là đi, cũng tức là thực hành. Nếu không thực hành thì dù quý vị có nói bao nhiêu cũng đều là giả dối, là lừa phỉnh người. Cho nên có câu: “Nói một trượng, không bằng đi được một tấc.”
Đạo này không phải là đạo nào khác mà chính là đạo làm người. Đạo làm người này so với đạo sanh tử còn trọng yếu hơn nhiều. Có sanh tất có tử, cho dù là những bậc Thánh Hiền hào kiệt cũng không miễn được cái chết. Nhưng phân biệt thì chết có khi nặng như núi Thái Sơn, có lúc nhẹ tựa lông hồng. Buổi sáng được nghe đạo, đến tối chết cũng là có giá trị rồi. So với người chết không được nghe đạo “Đại công vô tư” thì mình hay hơn nhiều. Chữ “nghe” này là hiểu rõ, sau khi hiểu rõ thì mới biết đạo lý làm người.
Lại nói thêm: Đạo là gì? Tức là chân lý, và không ai có thể lật đổ được chân lý này. Chân lý là tuyệt đối không phải là tương đối. Chân lý chỉ có một, chứ không có hai. Đạo này là đạo chung cho tất cả những người tu hành chân thật. Và Đạo có thể giảng theo Nho giáo, có thể giảng theo Đạo giáo và lại càng có thể giảng theo Phật Giáo. Đạo là chân lý. Bất kỳ tôn giáo nào cũng có thể giảng, không có ai là chuyên quyền. Không thể nói là chỉ mình tôi mới được phép giảng, còn người khác thì không được giảng. Nhưng giảng đạo phải có căn nguyên lịch sử. Quý vị không thể nói về chuyện Khổng Tử đã giảng Phật Pháp như thế nào, bởi vì lúc bấy giờ, e rằng danh hiệu của Phật vẫn chưa được ai biết đến. Cho nên chúng ta phải hiểu rõ ràng về lịch sử, vậy mới khỏi làm trò cười cho thiên hạ.
Giảng ngày 28 tháng 10 năm 1985
Tôi thường nói rằng: “Nho giáo giống như Tiểu học, Đạo giáo giống như Trung học, và Phật giáo giống như Đại học.” Học trò tiểu học không hiểu bài vở của bậc Trung học, học trò trung học không hiểu bài vở của bậc Đại học.
Có người hỏi: “Nói thế thì có gì làm căn cứ?” Sau khi Khổng Tử hỏi Lão Tử về lễ nghi, Khổng Tử tán dương Lão Tử như con Rồng du phương, lúc ẩn lúc hiện khôn lường và biến hóa vô cùng. Do đó mà thấy hình như Khổng Tử đã không hoàn toàn hiểu đạo của Lão Tử. Có phải thật là không hiểu sao? Không phải đâu, ông hiểu nhưng không muốn nói ra đấy thôi. Vì sao? Bởi học sinh của ông lúc bấy giờ không đủ trình độ. Họ vẫn chưa đến bậc Trung học, cho nên ông không thể giảng pháp môn này.
Lão Tử đối với Phật giáo thì hiểu, nhưng ông cũng không giảng. Vì sao? Bởi lúc bấy giờ con người không đủ trình độ, cho nên ông chỉ nói đạo lý của Đạo giáo mà không nói đến nghĩa lý của Phật giáo. Đạo Nho và Đạo Khổng là mở đường cho đạo Phật. Ngoại đạo là lót đường cho chánh đạo. Và tà giáo trải đường cho chánh giáo. Họ dọn dẹp trước, làm cho con đường đạo lộ được sạch sẽ để không có vật chướng ngại. Bàng môn tả đạo là kích động cho tâm con người khai mở của trí huệ, rồi sau đó mới có thể tiếp thu được chất đề hồ cam lồ của Phật giáo.
Khổng Tử nói: “Sáng sớm được nghe Đạo, tối chết cũng đành lòng!” Điều này nói lên tánh trọng yếu của Đạo và cái chết. Nghe đạo là để hiểu rõ đạo lý làm người, so ra vẫn trọng yếu hơn cái chết. Nếu biết làm người như thế nào rồi, thời chết mới nhắm mắt. Đừng nên nhìn vào mà giải thích ý nghĩa của nó. Quý vị nên chú ý về điểm này! Đấy không phải nói là buổi sáng tôi được nghe đạo, rồi đến chiều tối thì tự sát. Nếu mà tự sát thì còn có ý nghĩa gì nữa?
Nghĩa cạn cợt của đại công vô tư là không ích kỷ, không tự lợi. Đại công vô tư cũng tức là không có dục niệm ham muốn, là đã thoát khỏi những mối quan hệ với ngũ dục: tài, sắc, danh, thực, thùy; không tham, không ái. Ai có thể thực hành Lục Đại Tông Chỉ của Vạn Phật Thành, tức người đó có đủ tư cách làm Phật Tử.
Lục đại tông chỉ: không tranh, không tham, không cầu, không ích kỷ, không tự lợi, không vọng ngữ nãy, nếu dùng đạo lý Phật giáo để giảng cũng được, nếu dùng đạo lý Lão giáo để giảng cũng được, dùng đạo lý Nho giáo mà giảng cũng được luôn. Nói tóm lại, giảng giải thế nào cũng được vì đạo lý này là viên dung vô ngại và rất hợp với logic luận lý học. Thế tại sao không có ai giảng đạo lý đó? Để tôi nói cho quý vị nghe! Đây là Lục Đại Tông Chỉ mà tôi phát minh ra cho Phật giáo trong thời đại khoa học. Lúc đại tông chỉ này bao gồm các giáo lý của hết thảy tông giáo, là phương pháp rất thực dụng. Nếu giảng về Giới Luật của Phật Giáo, thì giảng tới giảng lui gì cũng đều không rời khỏi phạm vi của Lục Đại Tông Chỉ đó.
Đạo ( 道 ) là do chữ Thủ và chữ Tẩu hợp thành. Thủ là đầu, cũng tức là trước nhất; Tẩu là đi, cũng tức là thực hành. Nếu không thực hành thì dù quý vị có nói bao nhiêu cũng đều là giả dối, là lừa phỉnh người. Cho nên có câu: “Nói một trượng, không bằng đi được một tấc.”
Đạo này không phải là đạo nào khác mà chính là đạo làm người. Đạo làm người này so với đạo sanh tử còn trọng yếu hơn nhiều. Có sanh tất có tử, cho dù là những bậc Thánh Hiền hào kiệt cũng không miễn được cái chết. Nhưng phân biệt thì chết có khi nặng như núi Thái Sơn, có lúc nhẹ tựa lông hồng. Buổi sáng được nghe đạo, đến tối chết cũng là có giá trị rồi. So với người chết không được nghe đạo “Đại công vô tư” thì mình hay hơn nhiều. Chữ “nghe” này là hiểu rõ, sau khi hiểu rõ thì mới biết đạo lý làm người.
Lại nói thêm: Đạo là gì? Tức là chân lý, và không ai có thể lật đổ được chân lý này. Chân lý là tuyệt đối không phải là tương đối. Chân lý chỉ có một, chứ không có hai. Đạo này là đạo chung cho tất cả những người tu hành chân thật. Và Đạo có thể giảng theo Nho giáo, có thể giảng theo Đạo giáo và lại càng có thể giảng theo Phật Giáo. Đạo là chân lý. Bất kỳ tôn giáo nào cũng có thể giảng, không có ai là chuyên quyền. Không thể nói là chỉ mình tôi mới được phép giảng, còn người khác thì không được giảng. Nhưng giảng đạo phải có căn nguyên lịch sử. Quý vị không thể nói về chuyện Khổng Tử đã giảng Phật Pháp như thế nào, bởi vì lúc bấy giờ, e rằng danh hiệu của Phật vẫn chưa được ai biết đến. Cho nên chúng ta phải hiểu rõ ràng về lịch sử, vậy mới khỏi làm trò cười cho thiên hạ.
Giảng ngày 28 tháng 10 năm 1985
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.