Khai Thị Quyển 3- Hòa Thượng Tuyên Hóa

Chương 222: Tâm Bình Đẳng Cúng Dường

HT. Tuyên Hóa

12/09/2021

Khi cúng dường chúng sanh, chúng ta không thành tâm, nhưng khi cúng dường phật thì chúng ta mới thành tâm. Nếu có tư tưởng như thế tức là sai lầm rồi. Hôm nay tôi xin đề cử ra một thí dụ để nói rõ về điểm này. Quý vị chỉ biểu hiện cung kính khi cúng dường lương thực cho Sư Phụ, còn khi đem thức ăn cho người khác quý vị đâu có thành tâm như thế. Vậy nghĩa là tâm phân biệt của quý vị đang tác quái đấy. Quý vị không nên nghĩ như: “Tôi cúng dường người này thì công đức lớn, hoặc cúng dường người kia thì công đức nhỏ.” Nếu ai nghĩ như thế thì dù có đại công đức sẽ biến thành tiểu công đức, còn như công đức nhỏ thì càng biến thành nhỏ hơn nữa.

Vì đức Phật rất lo ngại sẽ không có ai cúng dường cho đệ tử Ngài trong tương lai, nên Ngài mới nói; “Cúng dường Phật và cúng dường chúng sanh đều có công đức như nhau.” Phật có tâm đại từ đại bi. Và muốn chúng đệ tử có cơm ăn. Ngài mới dạy người ta đừng có tâm phân biệt, xem ai ai cũng như nhau mà nen bố thí một cách bình đẳng.

Quý vị hãy chú ý! Nếu quý vị tranh nhau cúng dường cho Sư Phụ, nhưng lại để đồ đệ của ông chết đói, đó là việc làm tàn nhẫn lắm đấy! Do đó những thức ăn mà quý vị cúng dường tôi, tôi đều không ăn, vì nếu như hôm nay tôi ăn quá nhiều, đến nỗi đầu óc bị choáng váng, vậy quý vị nói là quý vị có công đức hay không!

Giảng ngày 29 tháng 10 năm 1985

ĐÀM THOẠI CÙNG NỮ TU SĨ THIÊN CHÚA GIÁO

Người đàm thoại: Hòa Thượng Tuyên Giáo, nữ tu sĩ người Mỹ, người Hoa và các sư cô Hằng Trì, Hằng Đạo, và Hằng Giai ở Vạn Phật Thành.

Thời gian: Ngày 31 tháng 10 năm 1985

Địa điểm: Chùa Kim Sơn, San Francisco, California, Hoa Kỳ

Sư cô Hằng Đạo: Chúng ta vừa cùng các Sơ nghiêm cứu về cách sáng lập hệ thống học đường rất thành công trong quý khứ của Thiên Chúa giáo, cùng chế độ nghiêm cẩn của những vị Linh mục và các Sơ tịnh tu. Căn cứ theo hai mươi năm gần đây, nhiều vị linh mục và các Nữ tu sĩ đã rời khỏi truyền thống của chế độ tu nhà dòng, và hiện nay có rất nhiều Sơ ở một mình.

Hòa Thượng: Tôi vốn rất khâm phục về cách tổ chức và chế độ giáo dục của đạo Thiên Chúa, là có thể bổ túc phần chánh khí trong trời đất. Nếu truyền thống của chế độ Tu Viện bị suy đồi, sa sút thì đây không những là điều bất hạnh cho Thiên Chúa Giáo, mà cũng là niềm bất hạnh cho toàn thế giới. Việc chủ yếu nhất của những vị Linh mục và các Sơ là thanh khiết thân tâm, giữ gìn giới luật. Nếu ở riêng một mình thì khó mà đứng vững, vì họ rất có thể sẽ không gữi giới luật và làm trái ngược với các giáo điều.

Sơ người Mỹ: Không phải các Sơ thích sống một mình, mà vì trong đoàn thể Giáo hội đang có xu hướng biến đổi. Chúng tôi chỉ là những thành phần của cả đoàn thể này, vì muốn bảo trì sự tôn nghiêm nên chúng tôi mới phải xin độc lập, chứ không phải vì chúng tôi muốn được ở riêng mà thoát ly tu viện.

Hòa Thượng: Phàm việc gì có tốt thì cũng có xấu, có thành tức có bại. Có khi nói rất hay nhưng khi làm lại rất dở, và lý tưởng vổn rất tốt nhưng kết quả thâu hạch thì thường trái ngược với nhau. Tôi không biết phẩm các của các Linh mục và các Sơ như thế nào? Nhưng tôi biết trong Phật giáo, nếu các Thầy Tỳ Kheo và Tỳ Kheo Ni mà ở độc cư thì nhất định rất dễ phạm giới. Và giới dâm là giới dễ bị phạm nhất. Ngoài ra họ còn có thể phạm những giới khác như: trộm cướp, vọng ngữ, uống rượu, thậm chí đến giới sát, họ cũng có thể phạm luôn nên rất dễ bị đọa lạc. Trừ phi những người có tâm định kiên cố, bất di bất dịch như Kim Cang thì là chuyện khác. Nhưng trên thế gian, người tu hành chứng đặc được Định Kim Cang, rốt cuộc là có mấy ai? Người vẫn là người, đa số đều bị ngũ dục sai khiến để đi vào con đường lầm lạc. Cho nên người tu sống độc cư mà không phạm giới dâm thì thật là quý hiếm như lông phụng, sừng lân đấy! Thậm chí trong tập thể đồng cư chung sống mà vẫn có người không giữ quy củ, hà huống chi là kẻ sống riêng rẽ một mình! Điều đó chúng ta có thể suy ra mà biết!

Sư cô Hằng Trì: Các Sơ vừa giải thích nguyên nhân họ muốn sống độc cư là bởi không cảm phục cấp lãnh đạo và những vị trưởng bối.



Hòa Thượng: Nếu không tín phục các hàng trưởng bối, vậy họ nên tìm người đáng kính phục để y lương theo. Nếu không lo bảo trì truyền thống và thanh quy, e rằng hai mươi năm sau sẽ không còn người tin theo đạo Thiên Chúa nữa.

Sơ người Mỹ: Đề nghị của Ngài là tìm một vị trưởng bối đáng để chúng tôi khâm phục. Ý ngài nói chỉ tìm người trong Giáo hội hay ngoài phạm vi Giáo hội – tức là kiếm một vị lãnh đạo mà toàn chúng đều nể phục phải không? Nhưng bởi vì căn cứ theo tổ chức giao cấp của Thiên Chúa Giáo, tất cả các trưởng bối đều là người “thọ mệnh của Thiên Chúa Giáo” đến lãnh đạo tín chúng. Cho đến tại các trường, học sinh cũng xem thầy giáo giảng dạy là người “nhận Thiên mệnh.” Như đức Ca Pope John có nói qua: “Chúa Trởi hiện đang sống trong chúng ta.” Nhưng tổ chức cấp bậc thuộc về truyền thống thì dần dần tan rã.

Sư cô Hằng Trì: Chúng ta phải làm thế nào để bảo trì cho chế độ Phật giáo được cường mạnh đấy? Hiện có rất nhiều người Tây phương đã chuyển niềm tin qua Phật Giáo. Bởi vì chế độ tu viện của tôn giáo Tây Phương ngày càng sụp đổ, như đạo Thiên Chúa chẳng hạn, cho nên mới có những người chuyển niềm tin.

Hòa Thượng: Có chỗ nào không giống nhau, là Phật Giáo căn cứ vào đức hạnh mà cảm hóa con người, là vị phải có sự tu hành thật sự và trí huệ chân thật. Tự đem bản thân mình ra để làm nguyên tắc thì mới có thể làm người lãnh đạo, khiến đại chúng tâm vui ý phục, chứ không phải dùng thủ đoạn quyền lực hay mệnh lệnh để thống trị con người. Do đó, tuy trong chùa Phật Giáo đều có vị trụ trì điều khiển cả về hành chánh và những công việc quan trọng, nhưng Phật Giáo không lập ra Giáo Hoàng. Ai có đủ chân đức hạnh thì mọi người tin phục và cung kính, ai không có đủ đức hạnh thì không có người tin tưởng.

Ở đây chúng ta đề xướng Lục Đại Tông Chỉ: Không tranh, không tham, không cầu, không ích kỷ, không tư lợi, không vọng ngữ. Ai mà hợp được với Lục Đại Tông Chỉ này, thì có thể làm vị thầy tiêu biểu cho người. Nếu ai làm trái với sáu tông chỉ này, hay nói mà không hay làm thì tức là gạt người. Bởi con mắt sáng suốt của đại chúng nên lâu dần y cũng bị lộ chân tưởng, rồi ai nấy cũng sẽ mất lòng tin với người đó. Cho nên trong Phật Giáo không nói đến quyền lực địa vị, mà chỉ căn cứ vào đức hạnh tự nhiên để cảm hóa con người, chứ không dùng thủ đoạn áp bức hay lợi dụng. Bởi đâu có phải như là “Phò thiên tử để sai khiến chư hầu” mà cũng không phải nhận lãnh “Thiên mệnh” gì cả. Đó là chỗ không đồng nhau.

Còm một điểm nữa là trong Phật Giáo, người tu hành chân chánh không tích giữ của cải riêng tư.

Sơ người Mỹ: Những đạo lý mà Ngài nói thì rất giống với đạo Thiên Chúa trong thời kì đầu mới phát triển tại Hoa Kỳ. Lúc gia nhập Giáo Hội, chúng tôi tràn đầy nhiệt huyết và có cả hòa bão cao cả. (vừa mới đây, Sơ có bày tỏ cảm nghĩ rằng: Hiện nay các vị Tỳ kheo ni người Mỹ chú trọng về việc giữ giới, họ sống trong kỷ luật nghiêm ngặt với lòng nhiệt thành tràn đầy, điều đó tượng trưng cho một tôn giáo mới đang hưng thịnh. Sơ cảm thấy vài chục năm trước đây, đạo Thiên Chúa tại Mỹ cùng đã hưng thịnh một thời, nhưng hiện nay thì đang suy sụp.)

Sư cô Hằng Trì: Sơ vừa nói là mỗi tôn giáo đều trải qua những giao đoạn như: thành, trụ, hoại, không. Nhưng Phật Giáo đã gần ba nghìn năm lịch sử, vậy đây không phải là một tôn giáo mới đang hưng thịnh đâu.

Sơ người Mỹ: Bên đạo Thiên Chúa vẫn còn một số ít người sống trong tu viện, họ vẫn theo cách thức truyền thống ngày xưa và chuyên chú trọng việc tu tâm dưỡng tánh. Nhưng đối với tình cảm trước mắt mà nói, phần lớn các Linh mục và các Sơ là gốc rễ của Thiên Chúa Giáo, nếu họ đều rời bỏ nhà thờ thì đạo Chúa làm sao đứng vững đây?

Hòa Thượng: Quý vị nên biết rằng, gốc rễ của họ không phải là Linh mục và các bà Sơ, mà căn gốc của họ là Chúa Trời. Do đó, Linh mục và các Sơ nên bắt chước theo tinh thần đại công vô tư của Thượng Đế, và vô nhân, vô ngã mới đúng.

Họ không nên cứ viện cớ để nói: “Cái này là Chúa chotoi, cái kia cũng là Chúa ban cho tôi, đi đường cũng là vì Chúa bảo, nói chuyện cũng là vì Chúa muốn, ăn cơm cũng là do Chúa ban cho tôi. Thậm chí đi nhà vệ sinh cũng là Chúa chỉ huy cho tôi đi.” Con người đâu có phải nô lệ của Chúa. Tại sao tự bản thân chúng ta không có đến một chút năng lực nào? Giả sử như tất cả cái gì cũng đều do Chúa ban cho, thế thì ai ban cho Chúa đây? Nếu ai có tâm ỷ lại như vậy, thời chẳng có triển vọng gì đâu! Các Sơ vừa nói là rời tu viện để có thể ra ngoài sống độc lập, giả như thật sự quý vị đứng vững được thời tốt, nhưng e rằng không đứng vững nỗi đó thôi. Tuy là vậy, quý vị cũng không thể nói rằng: tất cả cái gì chung quy cũng do Chúa làm chủ tể. thậm chí đến một hơi thở cũng là do Chúa cai quản. Nhơn đó, phàm người nào mà nói cái gì cũng do Chúa ban cho, thì chúng ta không thể tin tưởng được người đó. Vì đó là thủ đoạn “cậy quyền Thiên tử để sai khiến chư Hầu,” mượn danh nghĩa Chúa để lừa dối người. Quý vị nên hiểu cho rõ rằng: “Chúa Trời không phải là người máy của chúng ta, mà chúng ta cũng không phải là người máy của Chúa Trời.”

Sơ người Mỹ: Đạo lý mà Ngài vừa giảng tương tự với tư tưởng của những giáo sĩ đi truyền Đạo ở Á Châu vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Nếu ngài muốn biết hiện nay tín đồ đạo Thiên Chúa quán tưởng như thế nào về Chúa, Ngài có thể tham khảo những tác phẩm của Thomas Merton. Bởi ông ta quan niệm về Chúa có vẻ cởi mở và có nhiều phát minh mới lạ hơn. Vừa rồi Ngài nói Chúa không phải là căn bản…



Sư cô Hằng Trì: (Ngắt lời đính chánh) Không phải vậy, Vừa rồi Hòa Thượng nói Chúa là căn bản…

Sơ người Mỹ: Nhưng chúng tôi không thể làm cho người ta hiểu Chúa là gì, ngoại trừ là dùng một ví dụ như: Hít thở, khi quý vị hít vào một hơi thật sâu, và cảm giác này chỉ quý vị cảm nhận biết, chứ không thể diễn tả được. Lại nữa, quý vị nói rằng Phật Giáo không công nhận Chúa Trời…

Sư cô Hằng Trì: ( Lại ngắt lời đính chánh) Không phải vậy! Phật giáo tất nhiên là công nhận Chúa Trời, vì Phật Giáo bao gồm tất cả, không có sự vật gì là ở ngoài phạm vi Phật Giáo.

Sơ người Mỹ: Đó không phải giống như những gì chúng tôi đã nói sao? Tất cả đều ở trong vòng của Chúa, không một vật gì ở ngoài vòng của Chúa. Tôi vẫn thường cân nhắc và suy ngẫm về điều này. Và cuộc thảo luận với các vị đây đã đánh thức và thúc giục tôi truy tầm lẽ thật trong thâm tâm tôi.

Hòa Thượng: Có người nói Thượng Đế bao hàm hết tất cả. Giả sử điều đó là đúng thật thì tôi cũng sẵn sàng thừa nhận. Nhưng Thượng Đế có phải thật là như thế không? Đó là một vấn để đấy. Khi đức Phật ngộ đạo, Ngài kinh ngạc than lên điều mình mới phát hiện: “Lạ thay! Lạ thay! Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh.” Tất cả chúng sanh, bao gồm cả người và không phải người, cho đến các loài côn trùng nhỏ nhất như muỗi, kiến cũng đều gồm trong đó. “Tất cả chúng sanh đều có thể thành Phật.” Ai có thể nói ra những lời quảng đại và đại công vô tư như thế?

Bởi vậy, Phật Giáo rất cực kỳ quảng đại và hết sức tinh vi, không gì là không bao quát, không chỗ nào là không bao dung. Tất cả các tôn giáo đều bao gồm trong Phật Giáo. Người và ta cùng là một thể. Xem như trước mắt thì tín ngưỡng là bất đồng, đó cũng chỉ là tánh phân biệt tạm thời. Nhưng trên căn bản thì người người đều có đầy đủ Phật tánh, mỗi chúng sanh đều có thể thành Phật. Tôi xin hỏi quý vị rằng: Mỗi chúng sanh đều có thể làm Chúa Trời hết, phải không? Quý vị có dám nói như vậy không?

Sơ người Hoa: Chúng tôi cũng có quan niêm tương tự như thế. Chẳng qua là trong tâm chúng tôi thường suy ngẫm rằng: Cứu cánh là Chúa ở trong chúng tôi hay ở ngoài chúng tôi?

Hòa Thượng: Sơ nên dùng trí huệ để trả lời câu hỏi của tôi, chứ đừng mập mờ, đừng nói quanh co, đừng ngụy biện. Những lời nói của chúng ta cần phải phù hợp với Logic luận lý và có thể vượt qua mọi thử thách.

Sơ người Hoa: Một chút trí huệ tôi cũng không có, ý tôi chỉ muốn đem giáo lý ra để tham khảo vậy thôi.

Hòa Thượng: Vì sao Sơ không có trí huệ? Sơ học theo Chúa thì nên học trí huệ của Chúa. Chúa đáng lẽ phải ban Trí huệ cho Sơ chứ! Tại sao Chúa thiên vị mà không ban trí huệ cho Sơ?

Sơ người Hoa: (cười) Xin đừng bàn đến chuyện tôi có trí huệ hay không …

Hòa Thượng: Chân lý là tánh tuyệt đối, dù tranh biện như thế nào, quý vị cũng không thể lật đổ được chân lý. Quý vị nghĩ kỹ lại đi! Hôm nay tôi đã thảo luận với quý vị nhiều quá rồi. Lần sau chúng ta sẽ bàn luận tiếp!

Thảo luận ngày 31 tháng 10 năm 1985

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net

truyện Đam Mỹ
truyện ngôn tình

Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.

truyện bách hợp

Nhận xét của độc giả về truyện Khai Thị Quyển 3- Hòa Thượng Tuyên Hóa

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook