Khói Lửa Nhân Gian Chạm Lòng Phàm
Chương 39
Khai Tân
10/10/2024
Đi qua một tiệm may, ta kéo phụ thân và mẫu thân vào mua mỗi người một bộ y phục mới, đủ cả giày tất.
Phụ thân và mẫu thân cứ một mực từ chối, nhưng ta không chịu nghe. Ta cũng mua cho mình, Tề Đại và Gia gia mỗi người hai bộ, rồi mua thêm cho ngoại tổ phụ và ngoại tổ mẫu. Nếu không mua cho tổ phụ và tổ mẫu, chắc sẽ bị người ta nói này nói nọ, nên ta quyết định mua luôn.
Ta cũng mua thêm vải để các tẩu tẩu tự may, y phục cho lục đệ và thất đệ cũng sẽ nhờ các tẩu tẩu làm.
Từ khi bước ra khỏi nhà, phụ thân đi như trên mây.
Mẫu thân vỗ nhẹ vào lưng ta, trách ta tiêu tiền hoang phí, còn lo rằng về nhà sẽ bị Gia gia và Tề Đại trách mắng.
“Không đâu.”
Gia gia là người rất thích hưởng thụ, còn Tề Đại thì cái gì cũng nghe theo ta.
Ta là dâu nhà họ Tề, đã nói nhà cửa do ta quản, tiền này ta tiêu là đúng.
Vả lại, ta cũng không tiêu hoang.
Quả nhiên, khi thấy bộ y phục mới, Gia gia cười tươi, mang ngay vào phòng thử. Khi bước ra, ông cười rạng rỡ: “Vừa vặn lắm, A Mãn, giặt sạch đi, để ta mặc vào ngày mồng chín.”
Phụ mẫu thở phào nhẹ nhõm khi thấy Gia gia vui vẻ.
Ngoại tổ mẫu cùng ngoại tổ phụ khi nhìn thấy y phục mới đều vui mừng không xiết.
“Lão thái bà ta đây, đã mấy năm rồi chưa được mặc y phục mới.”
Nhà nhiều người mà đất đai lại ít, việc ăn uống còn khó khăn, huống hồ là có tiền mua y phục mới. Thường thì áo quần mặc ba năm mới, ba năm cũ, rồi lại vá vá chắp chắp thêm ba năm nữa.
"Trời ơi, ta thật là có phúc nhờ cháu ngoại mà!"
Ông bà ai cũng mừng rỡ, nhưng trong sự mừng rỡ đó, ngoại tổ mẫu bắt đầu suy tính số bạc ta cất giữ trong túi. Mấy lần dò hỏi nhà ta có bao nhiêu bạc? Ai làm chủ gia đình? Bạc ai giữ?
"Trong nhà, mọi việc đều do Gia gia làm chủ."
Gỗ dùng để dựng nhà đều là gỗ du già, làm đồ nội thất cũng vậy. Loại gỗ này vừa bền chắc, vừa đẹp mắt. Gia gia thích, Tề Đại thì không có ý kiến gì nhiều. Ta thì nghĩ sau này mua thêm vài cái bình hoa, chậu cây để điểm xuyết cho ngôi nhà, vậy là sẽ rất đẹp.
Ta hỏi Tề Đại, hắn có thật chỉ lên núi săn lợn rừng thôi không?
Hắn lắc đầu nói: "Ta đã lấy năm thỏi vàng đưa cho Gia gia rồi."
Ta cũng hiểu ý, nên không hỏi thêm gì nữa.
Ngày mồng tám tháng hai, chúng ta làm lễ mổ lợn. Phụ thân dẫn ta và Tề Đại đi từng nhà mời mọi người đến dùng cơm vào trưa hôm sau, rồi đến nhà các thúc bá mượn nồi, nhờ người giúp cắt rau, nhóm lửa, dọn thức ăn và nấu nướng. Chúng ta còn mượn thêm bát đĩa để đủ dùng cho buổi tiệc.
Đây là lần đầu tiên Tề Đại đối mặt với những việc này, tuy trông hắn có vẻ bình tĩnh nhưng mồ hôi lại chảy ra trên trán, tay nắm chặt thành quyền.
Khi về đến nhà, hắn lập tức vào phòng nằm dài trên giường, thở hắt ra một hơi thật sâu.
"Chàng sao thế?"
"So với săn b.ắ.n trong núi, việc này còn căng thẳng hơn nhiều."
Ta cười, dùng khăn lau mồ hôi cho hắn.
"Đợi khi nhà cửa sửa xong, chúng ta vẫn ở trên núi. Khi nào quen với cuộc sống dưới núi rồi hẵng chuyển xuống."
Tề Đại liền gật đầu lia lịa, ôm lấy eo ta, dụi đầu vào lòng ta mà nói: "Nương tử, nàng thật tốt."
Ta biết hắn đã quen với việc độc lai độc vãng, ít tiếp xúc với người khác, nên có chút sợ hãi khi phải giao tiếp với nhiều người. Không giống Gia gia, ông sống trên núi nhưng khi xuống đây lại hòa nhập với người trong làng rất nhanh, thậm chí còn giống người trong làng hơn cả dân làng lâu năm.
Điều bất ngờ là Gia gia còn mua thêm gà và cá của dân làng.
"Nếu động thổ đã làm linh đình như vậy, thì lúc cất nóc nhà và dọn vào ở sẽ ra sao?" Mẫu thân lo lắng hỏi.
"Mẫu thân, Gia gia đã sống cô độc trên núi nhiều năm, nay xuống núi sống, trong lòng ông rất vui. Ông muốn làm thế nào, chúng ta cứ theo ông mà làm. Bạc hết rồi lại kiếm được, nhưng những chuyện vui thế này, trong đời người cũng chỉ có vài lần, bỏ qua rồi là lỡ mất cả đời."
Hơn nữa, người cuối cùng hưởng phúc là ta và Tề Đại, cùng con cháu của chúng ta.
Gia gia đã già, những ngày vui vẻ như thế này của ông còn được bao nhiêu nữa chứ? Ông bỏ tiền ra, ông vui thế nào, chúng ta cứ để ông vui. Ta phải biết điều, phải hiểu rõ vị trí của mình.
Ngày mồng chín tháng hai, thầy phong thủy bày hương án, trên đó đều là lễ vật tế tự. Thầy cúng rồi lẩm bẩm đọc kinh văn, sau đó bảo ta, Tề Đại và Gia gia cùng động thổ.
Vốn dĩ việc này không phải dành cho nữ nhân, nhưng Gia gia nói sau này trong nhà sẽ do ta làm chủ, không thể để ta vắng mặt trong việc lớn này.
Phụ thân và mẫu thân cứ một mực từ chối, nhưng ta không chịu nghe. Ta cũng mua cho mình, Tề Đại và Gia gia mỗi người hai bộ, rồi mua thêm cho ngoại tổ phụ và ngoại tổ mẫu. Nếu không mua cho tổ phụ và tổ mẫu, chắc sẽ bị người ta nói này nói nọ, nên ta quyết định mua luôn.
Ta cũng mua thêm vải để các tẩu tẩu tự may, y phục cho lục đệ và thất đệ cũng sẽ nhờ các tẩu tẩu làm.
Từ khi bước ra khỏi nhà, phụ thân đi như trên mây.
Mẫu thân vỗ nhẹ vào lưng ta, trách ta tiêu tiền hoang phí, còn lo rằng về nhà sẽ bị Gia gia và Tề Đại trách mắng.
“Không đâu.”
Gia gia là người rất thích hưởng thụ, còn Tề Đại thì cái gì cũng nghe theo ta.
Ta là dâu nhà họ Tề, đã nói nhà cửa do ta quản, tiền này ta tiêu là đúng.
Vả lại, ta cũng không tiêu hoang.
Quả nhiên, khi thấy bộ y phục mới, Gia gia cười tươi, mang ngay vào phòng thử. Khi bước ra, ông cười rạng rỡ: “Vừa vặn lắm, A Mãn, giặt sạch đi, để ta mặc vào ngày mồng chín.”
Phụ mẫu thở phào nhẹ nhõm khi thấy Gia gia vui vẻ.
Ngoại tổ mẫu cùng ngoại tổ phụ khi nhìn thấy y phục mới đều vui mừng không xiết.
“Lão thái bà ta đây, đã mấy năm rồi chưa được mặc y phục mới.”
Nhà nhiều người mà đất đai lại ít, việc ăn uống còn khó khăn, huống hồ là có tiền mua y phục mới. Thường thì áo quần mặc ba năm mới, ba năm cũ, rồi lại vá vá chắp chắp thêm ba năm nữa.
"Trời ơi, ta thật là có phúc nhờ cháu ngoại mà!"
Ông bà ai cũng mừng rỡ, nhưng trong sự mừng rỡ đó, ngoại tổ mẫu bắt đầu suy tính số bạc ta cất giữ trong túi. Mấy lần dò hỏi nhà ta có bao nhiêu bạc? Ai làm chủ gia đình? Bạc ai giữ?
"Trong nhà, mọi việc đều do Gia gia làm chủ."
Gỗ dùng để dựng nhà đều là gỗ du già, làm đồ nội thất cũng vậy. Loại gỗ này vừa bền chắc, vừa đẹp mắt. Gia gia thích, Tề Đại thì không có ý kiến gì nhiều. Ta thì nghĩ sau này mua thêm vài cái bình hoa, chậu cây để điểm xuyết cho ngôi nhà, vậy là sẽ rất đẹp.
Ta hỏi Tề Đại, hắn có thật chỉ lên núi săn lợn rừng thôi không?
Hắn lắc đầu nói: "Ta đã lấy năm thỏi vàng đưa cho Gia gia rồi."
Ta cũng hiểu ý, nên không hỏi thêm gì nữa.
Ngày mồng tám tháng hai, chúng ta làm lễ mổ lợn. Phụ thân dẫn ta và Tề Đại đi từng nhà mời mọi người đến dùng cơm vào trưa hôm sau, rồi đến nhà các thúc bá mượn nồi, nhờ người giúp cắt rau, nhóm lửa, dọn thức ăn và nấu nướng. Chúng ta còn mượn thêm bát đĩa để đủ dùng cho buổi tiệc.
Đây là lần đầu tiên Tề Đại đối mặt với những việc này, tuy trông hắn có vẻ bình tĩnh nhưng mồ hôi lại chảy ra trên trán, tay nắm chặt thành quyền.
Khi về đến nhà, hắn lập tức vào phòng nằm dài trên giường, thở hắt ra một hơi thật sâu.
"Chàng sao thế?"
"So với săn b.ắ.n trong núi, việc này còn căng thẳng hơn nhiều."
Ta cười, dùng khăn lau mồ hôi cho hắn.
"Đợi khi nhà cửa sửa xong, chúng ta vẫn ở trên núi. Khi nào quen với cuộc sống dưới núi rồi hẵng chuyển xuống."
Tề Đại liền gật đầu lia lịa, ôm lấy eo ta, dụi đầu vào lòng ta mà nói: "Nương tử, nàng thật tốt."
Ta biết hắn đã quen với việc độc lai độc vãng, ít tiếp xúc với người khác, nên có chút sợ hãi khi phải giao tiếp với nhiều người. Không giống Gia gia, ông sống trên núi nhưng khi xuống đây lại hòa nhập với người trong làng rất nhanh, thậm chí còn giống người trong làng hơn cả dân làng lâu năm.
Điều bất ngờ là Gia gia còn mua thêm gà và cá của dân làng.
"Nếu động thổ đã làm linh đình như vậy, thì lúc cất nóc nhà và dọn vào ở sẽ ra sao?" Mẫu thân lo lắng hỏi.
"Mẫu thân, Gia gia đã sống cô độc trên núi nhiều năm, nay xuống núi sống, trong lòng ông rất vui. Ông muốn làm thế nào, chúng ta cứ theo ông mà làm. Bạc hết rồi lại kiếm được, nhưng những chuyện vui thế này, trong đời người cũng chỉ có vài lần, bỏ qua rồi là lỡ mất cả đời."
Hơn nữa, người cuối cùng hưởng phúc là ta và Tề Đại, cùng con cháu của chúng ta.
Gia gia đã già, những ngày vui vẻ như thế này của ông còn được bao nhiêu nữa chứ? Ông bỏ tiền ra, ông vui thế nào, chúng ta cứ để ông vui. Ta phải biết điều, phải hiểu rõ vị trí của mình.
Ngày mồng chín tháng hai, thầy phong thủy bày hương án, trên đó đều là lễ vật tế tự. Thầy cúng rồi lẩm bẩm đọc kinh văn, sau đó bảo ta, Tề Đại và Gia gia cùng động thổ.
Vốn dĩ việc này không phải dành cho nữ nhân, nhưng Gia gia nói sau này trong nhà sẽ do ta làm chủ, không thể để ta vắng mặt trong việc lớn này.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.