Chương 6
Miên Lam
16/02/2023
Miền núi vào sáng sớm sương trắng giăng kín lối không thấy đường, những ngọn núi được ôm ấp bởi những đám mây xám xanh khiến cảnh vật như một bức tranh thuỷ mạc. 5h sáng, Mi và Trà đã khoác áo len dày, mũ len kín đầu đi làm. Hai đứa vừa đi vừa buôn chuyện ríu rít râm ran.
– Giá mà mình giàu Mi nhỉ, người ta đi học nhẹ nhàng mà chúng mình oải quá!
– Mày thiếu tiền thì phải nói với tao, lương tháng vừa rồi tao bốc thuốc cho mẹ vẫn còn một ít. Chị Mai mới về thăm nhà cũng cho tao một ít nữa.
– Mày có khá hơn tao đâu mà vay. Tao mới kiếm được mối làm cộng tác viên trên mạng rồi, cố gắng tích đủ tiền tao sẽ đi xuất khẩu lao động vài năm.
Mi thở dài, tiếc nuối cho lực học của Trà. Nó học còn giỏi hơn cả mình nhưng cũng nghèo. Đến chỗ làm, Mi được gọi vào phòng nhân sự để chuyển lên công việc mới. Cô đã mong chờ từng ngày được chuyển lên bộ phận bán hàng lâu lắm rồi. Lời nhắn gửi vũ trụ thật là linh nghiệm, mới nhắn gửi cách đây mấy ngày mà đã được hồi đáp.
Mi làm xong ca, đi qua phòng ông chú già gõ cửa dọn phòng. Cửa hé mở, một chị gái rất xinh đẹp đi ra, nhìn bộ đồng phục trên người Mi.
– Dọn phòng sao?
– Dạ… không, em có việc cần gặp chú Tùng!
– Anh ấy đang ngủ, có việc gì lên phòng làm việc.
Mi ngại ngùng, hẳn đây là người tình của sếp, định đi về thì nghe tiếng.
– Dớn, vào đi!
Từ ngày vào làm nhân viên buồng phòng, Mi cũng hiểu một ít chuyện nam nữ là thế nào, đoán chừng việc gì đã xảy ra trong phòng. Đắn đo mãi, cô bé dè dặt xách đồ vệ sinh vào, ánh mắt của cô bé chạm đến chiếc ga giường nhăn nhúm loang những vết đỏ đằng kia. Trong lòng cô bỗng dưng mỉa mai một cái, ánh mắt cũng có phần thay đổi, cứ cặm cụi dọn phòng không nói tiếng nào.
– Có chuyện gì cứ hậm hậm hực hực vậy nhóc?
Mi giờ mới nhớ mình quên khuấy chuyện cần hỏi. Cô bé điều chỉnh lại thái độ của mình, mỉm cười lấy lòng.
– Hôm kia ở trên bản chú nói tôi có thể đi học đại học. Tôi muốn biết điều kiện của chú!
– Khao khát đi học đại học lắm sao?
– Tất nhiên rồi, ai mà không thích đi học.
– Có nghe câu “đại học không phải là con đường duy nhất dẫn tới thành công không”. Ví dụ như Bill Gate, Mark Zuckerberg…
– Nhưng trước khi đến đích Harvard, tôi phải đến đích Đại học Quốc gia đã!
Tùng bất ngờ đến sống lưng thẳng dậy, nhìn vào ánh mắt sáng ngời của Mi. Ngồi ở góc rặng hoa leo trước cửa đã che khuất ánh sáng nhưng đôi đồng tử cô bé vẫn ánh lên long lanh linh hoạt. Một khát vọng không tồi dễ thành công nhưng cũng dễ chết ngạt nếu khát vọng không thành hiện thực. Thật khác xa với cô chị gái, nhẫn nhịn hiền lành và sống không có mục đích.
– Nếu tương lai thay đổi thì sao?
– Ý chú là muốn tôi thay đổi đích đến theo các người?
Tùng cảm thán trong lòng, tiếng lòng rơi lộp bộp trước cái nhìn trực diện của con bé.
– Lĩnh vực nhà hàng khách sạn đang rất hot ở Việt Nam và là xu thế của thế giới. Cam kết học xong về làm cho homestay không được làm cho bên khác.
– Chú, vậy… có cam kết phải làm cho homestay mấy năm không?
Mi liếc qua hợp đồng, có chút do dự nhưng nghĩ đến việc được nuôi học đại học và sau đó có việc làm luôn lại có chút phấn khích. Tùng nhìn xoáy vào sóng mắt dao động của con bé. Anh đánh giá con bé thấp quá rồi, không trẻ người non dạ cũng không hề ngây ngô như những đứa trẻ dân tộc thiểu số. Anh gõ tay vào bàn, người hơi ngửa ra sau chế giễu.
– Nhóc nghĩ bỏ ra một số tiền để nuôi nhân lực, bồi dưỡng đào tạo thì sau bao nhiêu năm chúng tôi có thể hoà lại vốn? 1 triệu đồng sau 10 năm, 20 năm có còn là 1 triệu nữa không? Kết thúc hợp đồng cũng được, nhưng phải đền bù tiền phá vỡ hợp đồng là điều chắc chắn.
– Số tiền đó là bao nhiêu ạ?
– Vài trăm triệu thôi, thấm vào đâu so với việc bé được đi học miễn phí, ra trường có việc làm luôn. Cơ hội to như mặt trời trước mặt còn phải suy nghĩ sao?
– Mặt trời thì đẹp nhưng mà chói lắm!
Tùng nghẹn họng, cái lối đối đáp này lần đầu tiên anh gặp.
– Nội trong ngày mai phải trả lời, cơ hội cũng không đến hai lần. Còn bây giờ giặt áo đi, nghỉ tận 2 ngày không có cái áo nào mà mặc.
Mi vào nhà vệ sinh, đổ bột giặt ra thau ngâm áo trắng. Mũi cô giật liên hồi rồi hắt xì một tràng dài. Cái mùi nước hoa trên áo khiến cô không thể nào chịu nổi. Trí não cô bé liên kết với những vết đỏ trên tấm drap giường và những vết đỏ trên áo ông chú già ngạc nhiên. Hoá ra chị gái kia là bông hoa trinh nữ. Thật là dại dột, sao lại va vào một người chơi bời như chú ấy.
Tùng đứng tựa cửa, nhìn từ trên xuống lọn tóc đuôi gà ngoe nguẩy theo bàn tay đang chuyển động. Tay nhỏ xíu mà dùng lực đến giữ dội, vò nát cái áo như bào đá, mắt anh nheo lại.
– Dớn rừng, hàng hiệu cẩn thận đấy, cái áo đó ăn đồng tiền nào của nhóc à?
Mi ôm cục tức, cứ hôm nào giặt áo có ông chú này trong phòng là cô lại không được để yên, phải giặt như rửa từng cái lá. Cô bé gắt gỏng.
– Thế chú muốn giặt thế nào. Tôi phải vừa giặt vừa cầu xin cái áo cảm thông à. Muốn nhẹ nhàng chú bảo chị gái dịu dàng của chú đến mà giặt. Quần nhau như trâu, đỏ loét thế này nhẹ làm sao mà sạch hết được!
Bàn tay nhỏ càng vò mạnh hơn, bọt xà phòng bắn tung toé trong nhà tắm. Tùng nhìn cái tay đỏ rực của con bé ngoác miệng cười.
– Này, người hay tức giận khó đến đích Đại học Quốc gia lắm đấy!
Mi bặm môi đè cảm xúc của mình xuống. Chợt cô bé nghĩ nếu đồng ý với điều kiện kia, sau này là những năm tháng phải giặt áo cho ông sếp quái gở này thì tổn thọ mất.
Tùng cứ đứng nhìn con bé giặt áo, cảm thấy cái hoạt động này thật vui mắt, nhìn mà không thấy chán. Nhưng sao hôm nay con bé hắt xì nhiều vậy, từ nãy đến giờ đếm cũng phải mấy chục cái rồi.
– Dớn, không giặt nữa, ra ngoài này.
Mi vội rửa tay, uể oải đứng lên. Cô đã thấy ngứa khắp mặt, đưa tay lên gãi một cái, gãi cũng chẳng thấy đỡ lại gãi thêm một cái.
Tùng nhìn gương mặt nhỏ nhắn đã mẩn đỏ, tay cũng có hiện tượng y chang. Thế này là sao, anh bỗng gắt gỏng.
– Mặt mũi sao thế kia?
– Tôi… không ngửi được mùi nước hoa.
– Sao không nói. Ngồi yên đấy đừng có ra gió!
Mi không hiểu gì nhưng cũng ngồi xuống sofa. Cô đang ngứa ngáy không chịu được. Giờ mà vào giặt áo ngửi thấy mùi kia thì chết mất.
Tầm 5 phút sau, Tùng về, anh cầm theo một tuýp kem bôi ngoài da ngồi xuống bên cạnh, ra lệnh Mi.
– Quay mặt lại đây!
– Chú để tôi bôi!
– Tay vừa động xà phòng muốn bị dị ứng thêm hả?
Mi đành ngồi yên để ông chú già kia bôi kem cho mình. Tùng cẩn thận nặn kem ra tay rồi thoa một lớp mỏng trên mặt con bé. Ngón tay to thô ráp chạm nhẹ vào làn da non mềm khiến cảm xúc của anh hỗn loạn. Tùng kìm lại lòng mình, nhắc nhở thầm con bé chỉ là trẻ con nhưng đọng trong ánh mắt vẫn là rải rác những vết dị ứng mẩn đỏ trên lớp da mịn màng như tơ lụa, sạch và non chanh khiến tim anh đập loạn lên.
– Tại sao lại có kiểu dị ứng nghèo hèn thế này?
– Mấy cái thứ nhân tạo vô bổ, bồ kết hương nhu còn thơm hơn!
Tùng phì cười, thoáng trong không khí có mùi hương bồ kết quen thuộc bay qua bay lại. Anh bỗng nhớ đến cái bản hợp đồng đó.
– Nếu đồng ý ký hợp đồng, sẽ cất nhắc bé lên làm nhân viên bán hàng, đi dẫn tour không cần làm dọn phòng nữa.
Mắt Mi sáng như đèn pha, chợt trong đầu có một tiếng nói thôi thúc, “đồng ý đi cơ hội ngàn năm có một”
***
Sau hôm đó, Mi đồng ý với điều kiện của homestay. Cô được chuyển lên làm nhân viên bán hàng souvenir. Nghĩ lại bản hợp đồng kia, có thể nó bó buộc nhiều thứ nhưng hiện tại khiến cô có cuộc sống khá dễ thở.
Mi tra chìa khoá vào ổ phòng Tùng, thở phào nhẹ nhõm khi không có ông chú già kia trong phòng. Mi vừa cọ sàn vừa hát nho nhỏ, bên ngoài thì bảnh bao lắm mà phòng như ổ chuột, áo một nơi quần một chỗ. Lau dọn hì hục một lúc ngẩng đầu lên đã 2 giờ chiều, vừa lúc xách đồ dọn vệ sinh thì nghe tiếng ồm ồm lè nhè ngoài cửa.
– Chói cái tai quá, như bò rống. Mở cửa ra, đứa nào dám khoá cửa hả!
– Chú chờ chút, xong đây… xong đây sạch sẽ rồi!
– Nhanh lên, con bé lắm lời!
Mi vội vàng mở cửa. Một chị gái mặc một bộ đồ không thể sexy hơn dìu ông chú đi vào, cả hai đều nồng nặc mùi rượu. Mi bĩu môi tránh sang một bên khinh bỉ, thật tài tình, chưa đến 1 tháng đã đổi bồ.
Cô gái kia nhìn bộ đồng phục Mi đang mặc không nói gì, nhưng trong đầu lại nổi lên một nghi vấn. Từ lúc quen Tùng chưa bao giờ thấy ai vào dọn vệ sinh ngoài một bà thím, tự dưng con bé này dọn dẹp nhìn thật không quen mắt chút nào.
– Tôi là Yến, bạn gái anh Tùng. Chắc cô nhân viên mới không biết, cô có thể ra ngoài.
Mi nhanh nhẹn xách xô chậu đi về kho cũng không nghĩ ngợi gì. Đã 10 giờ đêm, chắc Trà đang đợi.
Cửa đã đóng lại, Yến đỡ được Tùng nằm xuống giường rơi cả người xuống người anh. Khóe miệng Yến cong lên, ánh mắt lấp loé sáng cảm nhận vùng ngực rộng rãi của người đàn ông này. Bàn tay búp măng ngập ngừng rồi đưa lên cởi cúc áo sơ mi trên cùng, cầm khăn ướt lau nhẹ.
– Anh Tùng, chúng ta tân hôn sớm được không anh?
– Tân cái quái gì, mệt chết đây. Nước đâu?
– Được rồi, em lấy luôn cho anh mà!
Yến đứng lên, hồ hởi mở nắp một chai nước khoáng cạnh đầu giường rót ra cốc đưa lên miệng Tùng.
– Anh yêu, uống đi!
Tùng uống nước xong lại nằm vật xuống, chẳng mấy chốc ngáy vang cả phòng.
***
Mi làm xong ca sáng buổi chiều lại lên rừng hái rau đi bán. Hôm nay mới bán được 4 mớ, còn cả đống thế này không biết khi nào cho hết, dạo này lại ế ẩm quá.
Lâm từ đâu chạy xe tới vội vàng đỗ xịch bên cạnh hớt hải.
– Mi chưa ăn đúng không, ăn bánh mì đi. Vừa ăn vừa nói cái này hay lắm.
Mi cười tươi cầm bánh mì lên gặm, chưa ăn trưa đói gần chết, may thay có cái này.
Lâm lấy trong giỏ xe một tập hồ sơ, phủi bụi cái bì tải rồi bày hàng ngang. Mi tò mò nhìn vào, những tờ catalog màu toàn tiếng Anh cô đọc chữ được chữ mất không hiểu lắm.
– Đây là học bổng về ẩm thực tại một trường đại học ở Anh trong chương trình Minority and Ethnic Scholarships. Mi thử xem thế nào, người ta xét học bạ, tiếng Anh và mấy kỳ phỏng vấn nữa.
Mắt Mi sáng lên háo hức. Cái học bổng đó rất xa vời nhưng nghe hấp dẫn thật.
– Tôi ngu tiếng Anh lắm, làm sao có thể được.
– Các điều kiện về mấy môn văn hoá Mi thừa, cậu chỉ cần cố gắng môn tiếng Anh, điều kiện cho học sinh vùng dân tộc thiểu số IELTS chỉ 4.5 cậu thừa sức. Tôi sẽ giúp cậu luyện IELTS. Dân tộc thiểu số cũng được cộng điểm, ngành ẩm thực ở Việt Nam rất hiếm người học cho nên cơ hội sẽ càng cao đấy. Đỗ được cái này khỏi cần thi đại học luôn, cũng chẳng cần nghĩ đến việc làm sau này.
Mi chợt thấy tiếc, đợt đó chưa kịp suy nghĩ tính toán cẩn thận đã đồng ý làm việc cho homestay. Bây giờ muốn đi theo một hướng khác cũng không được. Một cảm giác cay nồng xộc lên sống mũi khiến cô thấy ngực mình như bị nghẽn mạch. Bàn tay cầm cuốn catalog đã ghì đến trắng xanh.
– Cái này… chắc là mình không còn cơ hội. Mình… mình sẽ phải làm du lịch khách sạn. Nếu phá vỡ hợp đồng, mình… mình sẽ phải đền tiền. Hiện giờ tiền thi IELTS cũng đã là quá sức rồi!
Lâm chợt hiểu ra vấn đề, trái tim cậu chùng xuống, nỗi buồn lây lan từ ánh mắt của cô bạn.
– Mi, cậu cứ học đi, phải đạt học bổng bằng được. Ra nước ngoài rồi cậu dư sức đền tiền hợp đồng. Tin mình đi, chỉ cần Mi cố gắng đạt học bổng, tiền thi IELTS tôi sẽ cho cậu vay, lúc nào có thì trả cũng được.
– Cậu lấy tiền đâu ra vậy?
– Nhà tôi giàu mà, đừng có lo.
Mi phì cười, chưa thấy ai nói đến chữ giàu mà tự nhiên như cậu ấy. Mi khao khát được đi đến những chân trời mới, muốn đi đến những vùng đất xa xôi chỉ được thấy trong sách báo. Cô bé hiểu chỉ có học hành mới thoát khỏi được cảnh nghèo khổ và lạc hậu của vùng đất quê mình. Nhưng trước mắt tiền bạc là vật cản đường rất lớn.
***
Tùng mở mắt ra, đưa tay bóp đầu đau như búa bổ. Thấy cánh tay mình như sắp rã rời đẩy mạnh, chăn đệm xốc xếch tuột ra khoe bờ vai trần nuột nà của Yến. Cô e lệ kéo chăn kín ngực nhỏ nhẹ.
– Anh!
– Trưa nay ngủ lại đây?
– Anh Tùng, trưa nay anh say quá nên…
Tùng nhếch môi, thoải mái ngồi dậy lật tấm chăn ra, liếc mắt qua tình trạng giường chiếu, cài nốt thắt lưng, nhìn căn phòng đã sáng tinh tươm, nhóc kia dọn lúc nào mà sạch thế nhỉ. Anh quay đầu nhìn vào con ngươi của Yến mỉa mai.
– Bố mẹ không dạy phải giữ cái thân à?
– Anh Tùng. Hôm qua em cũng uống một chút. Em không bắt anh chịu trách nhiệm gì cả.
– Trinh nữ thì không phải. Chịu trách nhiệm gì?
– Anh, không phải vậy. Ý em là nếu không hợp, anh có thể nói với bố mẹ về chuyện hứa hôn!
– Cái đó là chuyện của người lớn. Về đi!
Yến mặc quần áo vào, lặng lẽ xách túi ra cửa.
– Em đã gọi lễ tân làm nước chanh ở trên bàn. Anh uống nhé!
Yến đi khỏi Tùng mở tung rèm, ngửa đầu ra sau ghế suy nghĩ. Hôn với sự đau hết cả đầu. Anh chẳng hứng thú gì với chuyện sắp đặt hôn nhân của người lớn nhưng Yến là một cô gái dịu dàng, nhẹ nhàng. Cô ấy biết anh là một gã trai chẳng tốt đẹp gì nhưng vẫn âm thầm bên cạnh, để làm vợ thì vô cùng phù hợp. Nhưng vì lẽ đó mà anh không muốn chạm vào, ít nhất cũng dành cho cô ấy sự tôn trọng nhất định. Nhưng chuyện trưa nay, đột nhiên khiến anh có chút thay đổi suy nghĩ. Anh đột ngột khoác áo, cầm chìa khoá xe rồi lên Hà Nội.
Tùng đi vào nhà hàng. Ông Tố bà Xuyến nhìn dáng điệu hờ hững của thằng con trai mà phát cáu. Cả nhà đã ngồi vào bàn được 1 tiếng rồi bây giờ nó mới đến.
– Mày làm cái gì mà chậm chạp vậy hả?
– Bố cũng phải cho con có thời gian leo từ trên núi xuống chứ. Ôi chao, ai có thể biến chị mẹ thành gái 20 thế này!
Bà Xuyến được con trai khen, cười không khép được miệng.
– Cái thằng này, khéo mồm quá cơ, chẳng giống bố mày tí nào!
Ông Tố lườm con trai.
– Mồm nó dẻo như thế bà coi chừng nó rải giống khắp Việt Nam.
– Con mà được thế thì nhà họ Tố càng vươn xa, vươn cao, cao mãi chứ lị!
Bà Xuyến thở dài.
– Cũng ổn định đi con ạ, gần 30 rồi. Mẹ thèm một đứa trẻ con trong nhà.
– Mẹ chưa đến 50 mà, máy móc vẫn hoạt động tốt, làm thêm đứa cho vui cửa vui nhà!
Bà Xuyến vội nhìn quanh rít nhỏ.
– Mày có nghiêm túc không. Tao đẻ nào tuổi này nữa. Mày cưới con Yến ngay cho mẹ, cưới xong đẻ luôn đi!
– Con với nó đẻ đằng nách hả mẹ!
– Con đừng có đùa giỡn, chuyện trên homstay một con muỗi bay qua mẹ cũng biết!
Tùng hạ ly xuống, điềm nhiên gắp thịt ăn ngon lành.
– Con với nó chưa đi quá giới hạn. Mọi người nghĩ thế nào thì tuỳ.
– Con bé có học thức, ngoan ngoãn hiền lành lại là con gái chánh văn phòng tỉnh, không chọn nó thì chọn ai?
– Định nghĩa ngoan ngoãn hiền lành của con khác mọi người lắm. Nhà mình ai thích nó thì đi mà cưới.
Ông Tố thở hơi nóng ra đằng tai, dao dĩa trong tay ông bị thả xuống cái cạch.
– Một là cưới, hai là phần thừa kế của mày tao chuyển hết cho bác cả.
– Ồ, vậy thì càng tốt. Anh Thành hợp kinh doanh hơn con. Con không thích sống ở Hà Nội.
Tùng nhìn thái độ của bố mẹ, vươn vai một cái rồi đứng lên, cầm áo.
– Rau nhà hàng này dở quá, thịt thì ok. Con về rừng núi ăn rau đây. Còn con Yến, qua đường thì được, làm vợ không bao giờ!
Ông Tố quá quen với tính cách của thằng con trai chỉ nghiêm mặt không nói gì. Bà Xuyến tức nghẹn đến không nuốt nổi.
Tùng bực mình lái xe thẳng về homestay. Mùa hạ đã chuyển sang thu, hai bên sườn núi ngả một màu vàng nhạt thơ mộng đẹp mắt. Anh rút một điếu thuốc, hạ cửa kính xuống nhả làn khói trắng lên trời. Anh ghét nhất là cuộc đời của mình bị người khác sai khiến, nhất là một người phụ nữ. Anh bất giác mỉm cười, có một phụ nữ – mà không là một cô nhóc lại có thể điều khiển anh năm lần bảy lượt. Tùng chống tay trên vô lăng, mấy hôm rồi xin nghỉ làm, không biết con bé có khoẻ không, hay học hành quá nặng nhọc.
Điện thoại vang lên inh ỏi, Tùng liếc qua màn hình, là Vỹ.
“Có người đuổi Mai vào rừng, con bé Mi đang hoảng loạn đuổi theo vào rừng rồi”
“Hả? Tôi đến bây giờ?”
– Giá mà mình giàu Mi nhỉ, người ta đi học nhẹ nhàng mà chúng mình oải quá!
– Mày thiếu tiền thì phải nói với tao, lương tháng vừa rồi tao bốc thuốc cho mẹ vẫn còn một ít. Chị Mai mới về thăm nhà cũng cho tao một ít nữa.
– Mày có khá hơn tao đâu mà vay. Tao mới kiếm được mối làm cộng tác viên trên mạng rồi, cố gắng tích đủ tiền tao sẽ đi xuất khẩu lao động vài năm.
Mi thở dài, tiếc nuối cho lực học của Trà. Nó học còn giỏi hơn cả mình nhưng cũng nghèo. Đến chỗ làm, Mi được gọi vào phòng nhân sự để chuyển lên công việc mới. Cô đã mong chờ từng ngày được chuyển lên bộ phận bán hàng lâu lắm rồi. Lời nhắn gửi vũ trụ thật là linh nghiệm, mới nhắn gửi cách đây mấy ngày mà đã được hồi đáp.
Mi làm xong ca, đi qua phòng ông chú già gõ cửa dọn phòng. Cửa hé mở, một chị gái rất xinh đẹp đi ra, nhìn bộ đồng phục trên người Mi.
– Dọn phòng sao?
– Dạ… không, em có việc cần gặp chú Tùng!
– Anh ấy đang ngủ, có việc gì lên phòng làm việc.
Mi ngại ngùng, hẳn đây là người tình của sếp, định đi về thì nghe tiếng.
– Dớn, vào đi!
Từ ngày vào làm nhân viên buồng phòng, Mi cũng hiểu một ít chuyện nam nữ là thế nào, đoán chừng việc gì đã xảy ra trong phòng. Đắn đo mãi, cô bé dè dặt xách đồ vệ sinh vào, ánh mắt của cô bé chạm đến chiếc ga giường nhăn nhúm loang những vết đỏ đằng kia. Trong lòng cô bỗng dưng mỉa mai một cái, ánh mắt cũng có phần thay đổi, cứ cặm cụi dọn phòng không nói tiếng nào.
– Có chuyện gì cứ hậm hậm hực hực vậy nhóc?
Mi giờ mới nhớ mình quên khuấy chuyện cần hỏi. Cô bé điều chỉnh lại thái độ của mình, mỉm cười lấy lòng.
– Hôm kia ở trên bản chú nói tôi có thể đi học đại học. Tôi muốn biết điều kiện của chú!
– Khao khát đi học đại học lắm sao?
– Tất nhiên rồi, ai mà không thích đi học.
– Có nghe câu “đại học không phải là con đường duy nhất dẫn tới thành công không”. Ví dụ như Bill Gate, Mark Zuckerberg…
– Nhưng trước khi đến đích Harvard, tôi phải đến đích Đại học Quốc gia đã!
Tùng bất ngờ đến sống lưng thẳng dậy, nhìn vào ánh mắt sáng ngời của Mi. Ngồi ở góc rặng hoa leo trước cửa đã che khuất ánh sáng nhưng đôi đồng tử cô bé vẫn ánh lên long lanh linh hoạt. Một khát vọng không tồi dễ thành công nhưng cũng dễ chết ngạt nếu khát vọng không thành hiện thực. Thật khác xa với cô chị gái, nhẫn nhịn hiền lành và sống không có mục đích.
– Nếu tương lai thay đổi thì sao?
– Ý chú là muốn tôi thay đổi đích đến theo các người?
Tùng cảm thán trong lòng, tiếng lòng rơi lộp bộp trước cái nhìn trực diện của con bé.
– Lĩnh vực nhà hàng khách sạn đang rất hot ở Việt Nam và là xu thế của thế giới. Cam kết học xong về làm cho homestay không được làm cho bên khác.
– Chú, vậy… có cam kết phải làm cho homestay mấy năm không?
Mi liếc qua hợp đồng, có chút do dự nhưng nghĩ đến việc được nuôi học đại học và sau đó có việc làm luôn lại có chút phấn khích. Tùng nhìn xoáy vào sóng mắt dao động của con bé. Anh đánh giá con bé thấp quá rồi, không trẻ người non dạ cũng không hề ngây ngô như những đứa trẻ dân tộc thiểu số. Anh gõ tay vào bàn, người hơi ngửa ra sau chế giễu.
– Nhóc nghĩ bỏ ra một số tiền để nuôi nhân lực, bồi dưỡng đào tạo thì sau bao nhiêu năm chúng tôi có thể hoà lại vốn? 1 triệu đồng sau 10 năm, 20 năm có còn là 1 triệu nữa không? Kết thúc hợp đồng cũng được, nhưng phải đền bù tiền phá vỡ hợp đồng là điều chắc chắn.
– Số tiền đó là bao nhiêu ạ?
– Vài trăm triệu thôi, thấm vào đâu so với việc bé được đi học miễn phí, ra trường có việc làm luôn. Cơ hội to như mặt trời trước mặt còn phải suy nghĩ sao?
– Mặt trời thì đẹp nhưng mà chói lắm!
Tùng nghẹn họng, cái lối đối đáp này lần đầu tiên anh gặp.
– Nội trong ngày mai phải trả lời, cơ hội cũng không đến hai lần. Còn bây giờ giặt áo đi, nghỉ tận 2 ngày không có cái áo nào mà mặc.
Mi vào nhà vệ sinh, đổ bột giặt ra thau ngâm áo trắng. Mũi cô giật liên hồi rồi hắt xì một tràng dài. Cái mùi nước hoa trên áo khiến cô không thể nào chịu nổi. Trí não cô bé liên kết với những vết đỏ trên tấm drap giường và những vết đỏ trên áo ông chú già ngạc nhiên. Hoá ra chị gái kia là bông hoa trinh nữ. Thật là dại dột, sao lại va vào một người chơi bời như chú ấy.
Tùng đứng tựa cửa, nhìn từ trên xuống lọn tóc đuôi gà ngoe nguẩy theo bàn tay đang chuyển động. Tay nhỏ xíu mà dùng lực đến giữ dội, vò nát cái áo như bào đá, mắt anh nheo lại.
– Dớn rừng, hàng hiệu cẩn thận đấy, cái áo đó ăn đồng tiền nào của nhóc à?
Mi ôm cục tức, cứ hôm nào giặt áo có ông chú này trong phòng là cô lại không được để yên, phải giặt như rửa từng cái lá. Cô bé gắt gỏng.
– Thế chú muốn giặt thế nào. Tôi phải vừa giặt vừa cầu xin cái áo cảm thông à. Muốn nhẹ nhàng chú bảo chị gái dịu dàng của chú đến mà giặt. Quần nhau như trâu, đỏ loét thế này nhẹ làm sao mà sạch hết được!
Bàn tay nhỏ càng vò mạnh hơn, bọt xà phòng bắn tung toé trong nhà tắm. Tùng nhìn cái tay đỏ rực của con bé ngoác miệng cười.
– Này, người hay tức giận khó đến đích Đại học Quốc gia lắm đấy!
Mi bặm môi đè cảm xúc của mình xuống. Chợt cô bé nghĩ nếu đồng ý với điều kiện kia, sau này là những năm tháng phải giặt áo cho ông sếp quái gở này thì tổn thọ mất.
Tùng cứ đứng nhìn con bé giặt áo, cảm thấy cái hoạt động này thật vui mắt, nhìn mà không thấy chán. Nhưng sao hôm nay con bé hắt xì nhiều vậy, từ nãy đến giờ đếm cũng phải mấy chục cái rồi.
– Dớn, không giặt nữa, ra ngoài này.
Mi vội rửa tay, uể oải đứng lên. Cô đã thấy ngứa khắp mặt, đưa tay lên gãi một cái, gãi cũng chẳng thấy đỡ lại gãi thêm một cái.
Tùng nhìn gương mặt nhỏ nhắn đã mẩn đỏ, tay cũng có hiện tượng y chang. Thế này là sao, anh bỗng gắt gỏng.
– Mặt mũi sao thế kia?
– Tôi… không ngửi được mùi nước hoa.
– Sao không nói. Ngồi yên đấy đừng có ra gió!
Mi không hiểu gì nhưng cũng ngồi xuống sofa. Cô đang ngứa ngáy không chịu được. Giờ mà vào giặt áo ngửi thấy mùi kia thì chết mất.
Tầm 5 phút sau, Tùng về, anh cầm theo một tuýp kem bôi ngoài da ngồi xuống bên cạnh, ra lệnh Mi.
– Quay mặt lại đây!
– Chú để tôi bôi!
– Tay vừa động xà phòng muốn bị dị ứng thêm hả?
Mi đành ngồi yên để ông chú già kia bôi kem cho mình. Tùng cẩn thận nặn kem ra tay rồi thoa một lớp mỏng trên mặt con bé. Ngón tay to thô ráp chạm nhẹ vào làn da non mềm khiến cảm xúc của anh hỗn loạn. Tùng kìm lại lòng mình, nhắc nhở thầm con bé chỉ là trẻ con nhưng đọng trong ánh mắt vẫn là rải rác những vết dị ứng mẩn đỏ trên lớp da mịn màng như tơ lụa, sạch và non chanh khiến tim anh đập loạn lên.
– Tại sao lại có kiểu dị ứng nghèo hèn thế này?
– Mấy cái thứ nhân tạo vô bổ, bồ kết hương nhu còn thơm hơn!
Tùng phì cười, thoáng trong không khí có mùi hương bồ kết quen thuộc bay qua bay lại. Anh bỗng nhớ đến cái bản hợp đồng đó.
– Nếu đồng ý ký hợp đồng, sẽ cất nhắc bé lên làm nhân viên bán hàng, đi dẫn tour không cần làm dọn phòng nữa.
Mắt Mi sáng như đèn pha, chợt trong đầu có một tiếng nói thôi thúc, “đồng ý đi cơ hội ngàn năm có một”
***
Sau hôm đó, Mi đồng ý với điều kiện của homestay. Cô được chuyển lên làm nhân viên bán hàng souvenir. Nghĩ lại bản hợp đồng kia, có thể nó bó buộc nhiều thứ nhưng hiện tại khiến cô có cuộc sống khá dễ thở.
Mi tra chìa khoá vào ổ phòng Tùng, thở phào nhẹ nhõm khi không có ông chú già kia trong phòng. Mi vừa cọ sàn vừa hát nho nhỏ, bên ngoài thì bảnh bao lắm mà phòng như ổ chuột, áo một nơi quần một chỗ. Lau dọn hì hục một lúc ngẩng đầu lên đã 2 giờ chiều, vừa lúc xách đồ dọn vệ sinh thì nghe tiếng ồm ồm lè nhè ngoài cửa.
– Chói cái tai quá, như bò rống. Mở cửa ra, đứa nào dám khoá cửa hả!
– Chú chờ chút, xong đây… xong đây sạch sẽ rồi!
– Nhanh lên, con bé lắm lời!
Mi vội vàng mở cửa. Một chị gái mặc một bộ đồ không thể sexy hơn dìu ông chú đi vào, cả hai đều nồng nặc mùi rượu. Mi bĩu môi tránh sang một bên khinh bỉ, thật tài tình, chưa đến 1 tháng đã đổi bồ.
Cô gái kia nhìn bộ đồng phục Mi đang mặc không nói gì, nhưng trong đầu lại nổi lên một nghi vấn. Từ lúc quen Tùng chưa bao giờ thấy ai vào dọn vệ sinh ngoài một bà thím, tự dưng con bé này dọn dẹp nhìn thật không quen mắt chút nào.
– Tôi là Yến, bạn gái anh Tùng. Chắc cô nhân viên mới không biết, cô có thể ra ngoài.
Mi nhanh nhẹn xách xô chậu đi về kho cũng không nghĩ ngợi gì. Đã 10 giờ đêm, chắc Trà đang đợi.
Cửa đã đóng lại, Yến đỡ được Tùng nằm xuống giường rơi cả người xuống người anh. Khóe miệng Yến cong lên, ánh mắt lấp loé sáng cảm nhận vùng ngực rộng rãi của người đàn ông này. Bàn tay búp măng ngập ngừng rồi đưa lên cởi cúc áo sơ mi trên cùng, cầm khăn ướt lau nhẹ.
– Anh Tùng, chúng ta tân hôn sớm được không anh?
– Tân cái quái gì, mệt chết đây. Nước đâu?
– Được rồi, em lấy luôn cho anh mà!
Yến đứng lên, hồ hởi mở nắp một chai nước khoáng cạnh đầu giường rót ra cốc đưa lên miệng Tùng.
– Anh yêu, uống đi!
Tùng uống nước xong lại nằm vật xuống, chẳng mấy chốc ngáy vang cả phòng.
***
Mi làm xong ca sáng buổi chiều lại lên rừng hái rau đi bán. Hôm nay mới bán được 4 mớ, còn cả đống thế này không biết khi nào cho hết, dạo này lại ế ẩm quá.
Lâm từ đâu chạy xe tới vội vàng đỗ xịch bên cạnh hớt hải.
– Mi chưa ăn đúng không, ăn bánh mì đi. Vừa ăn vừa nói cái này hay lắm.
Mi cười tươi cầm bánh mì lên gặm, chưa ăn trưa đói gần chết, may thay có cái này.
Lâm lấy trong giỏ xe một tập hồ sơ, phủi bụi cái bì tải rồi bày hàng ngang. Mi tò mò nhìn vào, những tờ catalog màu toàn tiếng Anh cô đọc chữ được chữ mất không hiểu lắm.
– Đây là học bổng về ẩm thực tại một trường đại học ở Anh trong chương trình Minority and Ethnic Scholarships. Mi thử xem thế nào, người ta xét học bạ, tiếng Anh và mấy kỳ phỏng vấn nữa.
Mắt Mi sáng lên háo hức. Cái học bổng đó rất xa vời nhưng nghe hấp dẫn thật.
– Tôi ngu tiếng Anh lắm, làm sao có thể được.
– Các điều kiện về mấy môn văn hoá Mi thừa, cậu chỉ cần cố gắng môn tiếng Anh, điều kiện cho học sinh vùng dân tộc thiểu số IELTS chỉ 4.5 cậu thừa sức. Tôi sẽ giúp cậu luyện IELTS. Dân tộc thiểu số cũng được cộng điểm, ngành ẩm thực ở Việt Nam rất hiếm người học cho nên cơ hội sẽ càng cao đấy. Đỗ được cái này khỏi cần thi đại học luôn, cũng chẳng cần nghĩ đến việc làm sau này.
Mi chợt thấy tiếc, đợt đó chưa kịp suy nghĩ tính toán cẩn thận đã đồng ý làm việc cho homestay. Bây giờ muốn đi theo một hướng khác cũng không được. Một cảm giác cay nồng xộc lên sống mũi khiến cô thấy ngực mình như bị nghẽn mạch. Bàn tay cầm cuốn catalog đã ghì đến trắng xanh.
– Cái này… chắc là mình không còn cơ hội. Mình… mình sẽ phải làm du lịch khách sạn. Nếu phá vỡ hợp đồng, mình… mình sẽ phải đền tiền. Hiện giờ tiền thi IELTS cũng đã là quá sức rồi!
Lâm chợt hiểu ra vấn đề, trái tim cậu chùng xuống, nỗi buồn lây lan từ ánh mắt của cô bạn.
– Mi, cậu cứ học đi, phải đạt học bổng bằng được. Ra nước ngoài rồi cậu dư sức đền tiền hợp đồng. Tin mình đi, chỉ cần Mi cố gắng đạt học bổng, tiền thi IELTS tôi sẽ cho cậu vay, lúc nào có thì trả cũng được.
– Cậu lấy tiền đâu ra vậy?
– Nhà tôi giàu mà, đừng có lo.
Mi phì cười, chưa thấy ai nói đến chữ giàu mà tự nhiên như cậu ấy. Mi khao khát được đi đến những chân trời mới, muốn đi đến những vùng đất xa xôi chỉ được thấy trong sách báo. Cô bé hiểu chỉ có học hành mới thoát khỏi được cảnh nghèo khổ và lạc hậu của vùng đất quê mình. Nhưng trước mắt tiền bạc là vật cản đường rất lớn.
***
Tùng mở mắt ra, đưa tay bóp đầu đau như búa bổ. Thấy cánh tay mình như sắp rã rời đẩy mạnh, chăn đệm xốc xếch tuột ra khoe bờ vai trần nuột nà của Yến. Cô e lệ kéo chăn kín ngực nhỏ nhẹ.
– Anh!
– Trưa nay ngủ lại đây?
– Anh Tùng, trưa nay anh say quá nên…
Tùng nhếch môi, thoải mái ngồi dậy lật tấm chăn ra, liếc mắt qua tình trạng giường chiếu, cài nốt thắt lưng, nhìn căn phòng đã sáng tinh tươm, nhóc kia dọn lúc nào mà sạch thế nhỉ. Anh quay đầu nhìn vào con ngươi của Yến mỉa mai.
– Bố mẹ không dạy phải giữ cái thân à?
– Anh Tùng. Hôm qua em cũng uống một chút. Em không bắt anh chịu trách nhiệm gì cả.
– Trinh nữ thì không phải. Chịu trách nhiệm gì?
– Anh, không phải vậy. Ý em là nếu không hợp, anh có thể nói với bố mẹ về chuyện hứa hôn!
– Cái đó là chuyện của người lớn. Về đi!
Yến mặc quần áo vào, lặng lẽ xách túi ra cửa.
– Em đã gọi lễ tân làm nước chanh ở trên bàn. Anh uống nhé!
Yến đi khỏi Tùng mở tung rèm, ngửa đầu ra sau ghế suy nghĩ. Hôn với sự đau hết cả đầu. Anh chẳng hứng thú gì với chuyện sắp đặt hôn nhân của người lớn nhưng Yến là một cô gái dịu dàng, nhẹ nhàng. Cô ấy biết anh là một gã trai chẳng tốt đẹp gì nhưng vẫn âm thầm bên cạnh, để làm vợ thì vô cùng phù hợp. Nhưng vì lẽ đó mà anh không muốn chạm vào, ít nhất cũng dành cho cô ấy sự tôn trọng nhất định. Nhưng chuyện trưa nay, đột nhiên khiến anh có chút thay đổi suy nghĩ. Anh đột ngột khoác áo, cầm chìa khoá xe rồi lên Hà Nội.
Tùng đi vào nhà hàng. Ông Tố bà Xuyến nhìn dáng điệu hờ hững của thằng con trai mà phát cáu. Cả nhà đã ngồi vào bàn được 1 tiếng rồi bây giờ nó mới đến.
– Mày làm cái gì mà chậm chạp vậy hả?
– Bố cũng phải cho con có thời gian leo từ trên núi xuống chứ. Ôi chao, ai có thể biến chị mẹ thành gái 20 thế này!
Bà Xuyến được con trai khen, cười không khép được miệng.
– Cái thằng này, khéo mồm quá cơ, chẳng giống bố mày tí nào!
Ông Tố lườm con trai.
– Mồm nó dẻo như thế bà coi chừng nó rải giống khắp Việt Nam.
– Con mà được thế thì nhà họ Tố càng vươn xa, vươn cao, cao mãi chứ lị!
Bà Xuyến thở dài.
– Cũng ổn định đi con ạ, gần 30 rồi. Mẹ thèm một đứa trẻ con trong nhà.
– Mẹ chưa đến 50 mà, máy móc vẫn hoạt động tốt, làm thêm đứa cho vui cửa vui nhà!
Bà Xuyến vội nhìn quanh rít nhỏ.
– Mày có nghiêm túc không. Tao đẻ nào tuổi này nữa. Mày cưới con Yến ngay cho mẹ, cưới xong đẻ luôn đi!
– Con với nó đẻ đằng nách hả mẹ!
– Con đừng có đùa giỡn, chuyện trên homstay một con muỗi bay qua mẹ cũng biết!
Tùng hạ ly xuống, điềm nhiên gắp thịt ăn ngon lành.
– Con với nó chưa đi quá giới hạn. Mọi người nghĩ thế nào thì tuỳ.
– Con bé có học thức, ngoan ngoãn hiền lành lại là con gái chánh văn phòng tỉnh, không chọn nó thì chọn ai?
– Định nghĩa ngoan ngoãn hiền lành của con khác mọi người lắm. Nhà mình ai thích nó thì đi mà cưới.
Ông Tố thở hơi nóng ra đằng tai, dao dĩa trong tay ông bị thả xuống cái cạch.
– Một là cưới, hai là phần thừa kế của mày tao chuyển hết cho bác cả.
– Ồ, vậy thì càng tốt. Anh Thành hợp kinh doanh hơn con. Con không thích sống ở Hà Nội.
Tùng nhìn thái độ của bố mẹ, vươn vai một cái rồi đứng lên, cầm áo.
– Rau nhà hàng này dở quá, thịt thì ok. Con về rừng núi ăn rau đây. Còn con Yến, qua đường thì được, làm vợ không bao giờ!
Ông Tố quá quen với tính cách của thằng con trai chỉ nghiêm mặt không nói gì. Bà Xuyến tức nghẹn đến không nuốt nổi.
Tùng bực mình lái xe thẳng về homestay. Mùa hạ đã chuyển sang thu, hai bên sườn núi ngả một màu vàng nhạt thơ mộng đẹp mắt. Anh rút một điếu thuốc, hạ cửa kính xuống nhả làn khói trắng lên trời. Anh ghét nhất là cuộc đời của mình bị người khác sai khiến, nhất là một người phụ nữ. Anh bất giác mỉm cười, có một phụ nữ – mà không là một cô nhóc lại có thể điều khiển anh năm lần bảy lượt. Tùng chống tay trên vô lăng, mấy hôm rồi xin nghỉ làm, không biết con bé có khoẻ không, hay học hành quá nặng nhọc.
Điện thoại vang lên inh ỏi, Tùng liếc qua màn hình, là Vỹ.
“Có người đuổi Mai vào rừng, con bé Mi đang hoảng loạn đuổi theo vào rừng rồi”
“Hả? Tôi đến bây giờ?”
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.