Lỡ Hẹn Với Xuân Thì

Chương 8

Miên Lam

16/02/2023

Tùng trao thưởng cho học sinh xong, lôi lôi kéo kéo Lực vào phòng hội đồng.

– Ông làm cái gì vậy hả, đang tổng kết chưa xong.

– Mày làm giám thị thôi chứ thầy cô đâu mà ngồi ngoài đấy mãi!

– Thì… ngắm học sinh!

– Đây là số của thằng cha bán chó. Chiều nay nó chuyển đến 2 con chó bec giê ông nhận cho tôi, đã thanh toán tiền rồi.

– Cái gì? Chỗ ký túc xá không có bếp nấu đâu mà làm thịt, thích ăn ra quán thịt chó làm vài đĩa.

– Ông có bị thần kinh không hả, tôi gửi đến để gác cổng ký túc!

Lực trợn mắt, cười muốn rớt kính.

– Vừa vừa phải phải thôi, để cho cháu nó học hành, cái loại trâu già còn muốn gặm cỏ non. Chó béc giê nó ăn như trâu tôi nuôi sao nổi, nó lại ác như thú nhỡ mà cắn mấy đứa trẻ một phát thì…

– Tôi đã chọn loại giống đã thuần, xích nó ở cổng khè bọn trẻ con là được. Tôi là tôi cũng lo cho cái thân ông thôi, cái Trà là gương mặt sáng nhất homestay, nghe mấy đứa nhân sự nói sắp cho nó đi thi hoa hậu các dân tộc Việt Nam.

– Được được, bảo nó chuyển đến luôn đi!

Tùng dặn dò Lực xong vội ra xe, lũ trẻ như đàn ong vỡ tổ ngoài kia, hẳn là tổng kết xong rồi. Vụ canh cổng đã xong giờ đến vụ chụp ảnh, anh phải làm thật triệt để, bốn phía không có một vệ tinh nào mới yên tâm.

Mi vội chạy ra cổng. Cô bé sợ có bạn học quen nhìn thấy, rồi chui tọt vào xe đóng cửa lại. Tùng cho xe lăn bánh, giọng nói không giấu được có chút hậm hực.

– Học hành không lo học, lớp 12 rồi còn ảnh với ọt. Đừng có dễ dãi với bản thân quá, gen Z bây giờ hở cái là cắp nhau vào nhà nghỉ, khách sạn. Cái vấn nạn này là do sự dễ dãi trong suy nghĩ và tư duy đấy.

Mi tròn mắt không hiểu gì. Chụp có mấy cái ảnh mà nghĩ được vào nhà nghỉ. Đúng là già rồi cái gì cũng nghiêm trọng hóa vấn đề.

– Tôi đi làm kiếm tiền chứ chơi đâu!

– Bóc lột sức lao động chứ vui mừng gì. Chỗ tôi quen trả ít nhất 200-400/bài.

– Ôi có chỗ trả cao vậy sao ạ? –

Mắt Mi sáng rực rồi cô gật gù tấm tắc.

– Cũng đúng, chú nhiều tuổi hơn bọn tôi thì cũng dễ kiếm mối ngon hơn.

Mặt Tùng đen xì xì, thấy máu nóng bắt đầu bốc lên đầu mình. Con bé kia lúc nào cũng xem mình là người cao tuổi sao. Mặt anh hằm hằm không thèm nói lại.

Mi nghĩ lại lần đầu tiên gặp nhau ở bờ suối. Ông chú kia đã chụp trộm hai chị em tắm suối nên rất tin vào lời nói của Tùng. Nếu có được mối chụp ảnh này thì ngon phải biết. Cô lân la.

– Chú Tùng, chỗ bạn chú… có nhận viết bài nữa không?

Tùng nheo mắt lại, nhìn bộ dáng ngập ngừng của Mi thấy không khí dịu nhẹ đi một chút. Tay anh gõ gõ vào vô lăng, như không hề để tâm.

– Đó là mối làm ăn của tôi, mỗi tháng cũng kiếm thêm được vài triệu, nhóc định hớt à?

Mi xụ mặt ỉu xìu, đúng là chẳng ai dại gì dâng chén cơm của mình cho người khác. Sắc thái trên khuôn mặt con bé khiến Tùng buồn cười, anh cố gắng nghiêm túc.

– Tôi có thể chia cho nhóc một nửa đấy!

Mi lắp bắp.

– Một nửa… là… là sao ạ?

– Tôi chụp cảnh mãi cũng buồn, thi thoảng đổi gió chụp người. Bé làm mẫu tôi chụp, nhuận bút 200 ok?

Mi nhẩm tính trong đầu, mối này dễ kiếm tiền thật, đứng nắng cười đau hàm chút nhưng đổi lại có tiền. Thật là sung sướng.

– Chú, cảm ơn chú. Tôi sẽ về tìm cảnh đẹp ngay.

– Hợp đồng với homestay thêm một điều kiện!

– Hả, sao lại thêm, điều kiện gì ạ?

– Không được yêu cho đến khi tốt nghiệp đại học.

– Ơ, sao lại thế ạ?

– Yêu xong chửa ra đấy homestay lại phải nuôi cả trâu lẫn nghé hả?

Mi cũng cảm thấy điều kiện kỳ cục, nhưng cô không yêu ai nên chả lo. Mi gật đầu cái rụp!

– Được ạ!

– Kem trong thùng lạnh đấy, ăn đi!

Mi háo hức mở thùng lạnh, thấy đầy ắp những cốc kem màu sắc reo lên. Cả đời chưa bao giờ thấy kem đẹp như thế này. Ở vùng núi này xịn lắm cũng chỉ là kem que đơn giản nhưng cũng đã ngon lắm rồi.

– Wao, sao chú có cái này. Đẹp quá, sao người ta làm được thành bông hoa thế này được nhỉ. Hồi bé tôi và chị Mai toàn phải giấu mẹ cắt dép cho đứt rồi xuống núi đổi kem để ăn. Kem ở bản xấu lắm nhưng mà vẫn ngon.

– Tôi cũng muốn ăn bé ạ.

– Vâng, đây chú! – Mi lấy một cốc kem, cẩn thận bóc vỏ rồi đưa sang.

– Không thấy tôi đang bận lái xe hả?

– Chú lái được một tay mà.



– Có muốn kem chảy hết ra quần áo tối về giặt trào cơm không?

– Không, không đâu! Chú cứ giữ sạch sẽ đi, tôi phục vụ.

Mi cẩn thận lấy thìa xúc kem đưa tận miệng Tùng. Anh lái xe thật chậm, tận hưởng cảm giác kem tan ở đầu lưỡi, đi xuống cổ mát mịn ngọt lịm. Anh ăn hết một cốc lại yêu cầu thêm một cốc nữa. Bất chợt trong đầu xuất hiện suy nghĩ mai sau già đi, có ai đó chăm sóc mình thế này thì tốt biết mấy. Anh nhìn sang cô bé đang chuyên tâm xúc kem nhẩm tính ngày tháng, chỉ còn 90 ngày nữa. Tùng lẩm bẩm, người ta nói “thời gian như chó chạy ngoài đồng” mà sao chó này chạy chậm như sên thế!

***

Mi hạ điện thoại xuống bần thần đứng tựa vào lan can nhìn chân trời xám xịt, có vẻ một cơn mưa lớn sắp đổ về. Bệnh xương khớp của mẹ mỗi lúc trời trở lạnh lại tái phát, mẹ đi không được đứng ngồi cũng không xong. Mẹ lại vừa phải sang thím Mão để vay tiền đi bốc thuốc. Đến phòng quản lý nhờ thầy quản sinh gửi tiền về cho mẹ xong trong tay Mi còn đúng 10 nghìn. Chưa bao giờ Mi thấy mình bất lực thế này, Với một cô bé đang độ tuổi đi học, lại ở vùng hẻo lánh kiếm tiền quá khó. Ngoài việc làm ở homestay cũng chỉ còn cách lên núi hái rau mang ra chợ bán, những đồng bạc lẻ tích dần một tháng được thêm vài trăm. Chi phí đi lại và xin visa quá lớn. Kết quả thi IELTS đã đỗ, nếu không nộp hồ sơ nữa thì quá tiếc công sức và tiền bạc bỏ ra.

Ngoài trời mưa bắt đầu nặng hạt. Cơn mưa mùa hạ thật sự khủng khiếp, nó như xé tan đất trời, xé tan không khí yên bình êm ả, khiến nỗi lo lắng trong lòng Mi dâng lên cuồn cuộn. Mi nhìn những hạt mưa nặng nhọc đổ xuống mái hiên, ánh mắt đờ đẫn nghĩ đến tương lai của mình. Nếu không được học bổng, cô sẽ chôn chân ở đất này rồi sẽ làm những công việc bình thường, có đủ tiền để sống hay lại lấy chồng và bị bó buộc trong vòng đời nghèo đói như những người dân tộc thiểu số quê cô.

Trà thấy bạn ngồi đầu giường cầm tờ tiền lẻ bần thần, nói chuyện không nghe thấy thương vô cùng. Cô còn có quãng đời sung sướng nhung lụa, còn con bé này vất vả từ nhỏ cho đến lớn.

– Mi, tao có một đôi hoa tai của mẹ để lại, hay mày đi cầm lấy tiền mà lo công việc. Đây, mày xem được không, để ở ký túc tao sợ không an toàn nên luôn mang theo trong người.

Trà lấy kéo rạch túi quần rồi lôi ra một cái túi vải nhỏ xíu đã may kín miệng cẩn thận. Đôi bông tai kiểu cũ nhưng viên đá màu xanh của nó vô cùng sáng, lấp lánh đến chói mắt. Mi cầm lấy cảm thấy run rẩy theo. Đây là kỷ vật của mẹ Trà, nếu giờ bán thì không biết có bị rơi vào tay người khác không. Nhưng không bán thì không biết kiếm tiền đâu ra nữa.

– Bán… rồi mua lại được không?

– Cầm đồ thôi, nhờ tiệm vàng giữ lại lúc nào có thì mình chuộc. Đợt trước tao có việc cần cũng cầm một lần rồi. Kiểu cũ này không ai mua đâu, tao còn để đấy nửa năm.

– Trà, tao sẽ kiếm tiền để trả mày sớm. Mày yên tâm tao sẽ trả.

– Mày cứ lo công việc đi, tao có còn ai là người thân đâu. Chỉ còn mình mày thôi.

Mi rơm rớm nước mắt, không biết phải trả ơn Trà thế nào. Cô tự hứa với lòng mình sau này dù có giàu sang hay đói khổ, nếu Trà cần, cô sẽ có mặt ngay lập tức.

Đêm hôm đó Mi đặt đôi hoa tai dưới gối nằm thi thoảng lại thò tay xuống kiểm tra xem nó có còn đó không. Cô không ngủ được, nghĩ đến chuyện sẽ phải kết thúc hợp đồng ở homestay thế nào, người ta có bắt đền tiền không. Rồi tưởng tượng viễn cảnh tương lai mình đỗ học bổng sẽ học hành thế nào cuộc sống ra sao, từ đó sẽ có tiền đền hợp đồng thế nào. Canh 3 mắt vẫn nhìn chằm chằm trần nhà, níu lấy chiếc gối phía dưới, cô cảm thấy không thể chịu đựng rồi lại thở dài mệt mỏi rồi yên lặng tự nói với mình, kiên trì một chút nữa, chỉ cần qua lần này, cô sẽ hoàn toàn thoát khỏi cuộc sống khó khăn.

Ngày hôm sau, Trà và Mi chạy ngay ra cửa hàng vàng ở phố huyện, cầm 5 triệu đồng trong tay mừng rỡ cười toe toét. Mi nhẩm tính, với số tiền này thì cũng giải quyết được nỗi lo trước mắt là làm hồ sơ giấy tờ.

– Dớn rừng, đi đâu?

Hai đứa giật mình quay lại, nhìn thấy Tùng đi cùng một người nữa, Mi như bị bắt gặp ăn trộm lúng túng mặt đỏ tía tai.

– Chú… chú Tùng!

– Không đi làm đi đâu?

– Chưa… chưa… đến ca!

– Ai làm gì mà như gà mắc tóc vậy?

– Không… không… Chào chú, chúng tôi… về.

– Có việc cần nói với nhóc. Đi với tôi ngay bây giờ.

Mi hết hồn, dám chắc Tùng phát hiện đi cầm vàng thì chết cô. Cô chối đây chối đẩy.

– Chú… tôi đi xe đạp được. Hai đứa… đi… đi cho vui.

– Đi đâu mà cho vui?

– Đi… làm!

– Làm ở đâu?

– Hôm… Homestay!

Duy từ nãy đến giờ cứ nhìn Trà chăm chăm, đuôi mắt ánh lên tia sáng phức tạp.

– Cậu có việc thì cứ đi đi. Còn cô bé này… đi cùng tôi đi. Tên là gì nhỉ?

Tùng ngạc nhiên, quay sang nháy mắt trêu chọc Duy. Mới gặp mà đã kết con bé non chanh kia rồi sao.

– Nếu được vậy thì tốt quá, em ấy là Trà, nhân viên của tôi. Trà đi với anh Duy nhé.

Trà vội níu Mi lại, không quen không biết người kia làm sao có thể đi cùng. Duy cười cười.

– Trà sao, tên lạ quá nhỉ. Anh là Duy mới ở Anh về, phiền Trà hướng dẫn đường về homestay. Núi non ngoằn ngoèo quá anh không nhớ đường!

Trà chưa kịp từ chối thì Tùng đã nhanh chóng tiếp lời.

– Nhân viên của tôi đứa nào cũng có khả năng làm tourguide. Cậu cứ đi theo cô bé nhé, tiếng Anh tiếng Đức như gió, không nhớ tiếng Việt có thể thay đổi giao tiếp với em ấy.

Trà khó xử, sếp đã nói vậy không thể từ chối. Nhưng cô lo cho Mi quá, sếp mà biết được thì không biết nó có bị làm sao không. Mi đưa mắt trấn an Trà. Tiền đã đóng xong, có trời mới biết đố chú ấy biết được. Cô bye bye Trà rồi vội chạy theo người kia.

Chiều mùa xuân, không khí rừng núi mát lạnh, Mi ngồi bên cạnh ghế lái, thoải mái hít khí trời trong trẻo. Gió từ ngoài cửa sổ thổi vào, nhẹ nhàng quét qua sợi tóc bên tai, thổi vào trái tim đang loạn nhịp của Tùng. Xe dường như đi rất lâu, lại như vừa đi một lát đã tới, dừng lại ở cánh đồng hoa rực rỡ. Mi thở phào trút bỏ mọi lo lắng ban nãy. Hôm nay tốt lành thật, lại có thêm tiền chụp ảnh.

Tam giác mạch đã tím biếc một khung trời. Mi chạy ào ào xuống tung tăng giữa các luống hoa, bàn tay trắng trẻo nhỏ nhắn lướt vạt hoa bên dưới, chiếc khăn trắng ve vuốt trên vai. Cô bé ngồi trên xích đu, chân phủ đầy hoa, trên đầu những đám mây bồng bềnh, nụ cười trong trẻo vang dội núi rừng.

– Thích quá, ai đặt xích đu ở đây vậy?

– Tôi!

– Chú đặt á, đặt làm gì vậy?

– Ngồi chứ làm gì, cái gì cũng hỏi.

– Thích quá, thích quá, khỏi phải đi chợ tình cũng có xích đu chơi nhỉ. Chú đẩy hộ tôi đi.



Hoạ Mi nghiêng người ra sau, tóc bay bay theo chiều gió. Ánh nắng chiều sắp tắt như dải lụa vắt ngang người cô bé phát ra thứ ánh sáng kỳ diệu của một thiên thần. Bàn tay cầm máy ảnh của Tùng không vững, run rẩy theo từng động tác đu đưa của cô.

Có người ngửi hương hoa tam giác mạch suốt những năm tháng dài đằng đẵng không nhận ra, có người chỉ mới ngửi hương hoa trong phút chốc đã bị đánh gục. Tùng hạ máy ảnh xuống, ngẩn ngơ cảm nhận không khí êm như mật bao quanh mình. Sống ở đất này ngót cũng 7 năm chẳng bao giờ cảm nhận được mùi hương của bông hoa này, bỗng nhiên hôm nay thấy nó thấm vào tận tim mình níu bước chân đứng yên tại chỗ, muốn mãi ánh nắng chiều đừng tắt, cứ chiếu đi, chiếu lên hình bóng của thiếu nữ đằng kia. Lần thứ hai, anh phát hiện Hoạ Mi không còn là một cô bé, đã trở thành sơn nữ. Lần thứ hai anh phát hiện, muốn chạm vào thiên thần đằng kia. Lần thứ hai anh phát hiện, anh ước ngày hôm nay Hoạ Mi đã đủ 18 tuổi.

Mi cầm bông hoa tím li ti vẫy vẫy cười trong trẻo, ánh mắt rạng ngời của cô bé như vầng trăng non. Tùng cảm thấy, dường như ánh mắt đó chẳng dành cho ai khác ngoài anh.

– Chỗ kia nhiều hoa lắm. Tôi xuống đây nhé, hay là đứng chỗ này. Đẹp quá.

Tùng bừng tỉnh, cười rộ lên cầm máy ảnh đi tới. Dáng người anh cao lớn, đứng trước mặt Mi che khuất bóng ánh nắng chiều khiến cô bé cảm thấy không bị chói mắt nữa. Mi ngước nhìn lên, ánh mắt chợt giao nhau. Người này bình thường rất hay bắt chẹt cô, hôm nay lại cười thế này, Mi cảm thấy có chút không quen. Lần đầu tiên cô bé thấy Tùng có gương mặt cũng khá đẹp, mày rậm mũi cao. Cô bé bối rối, vội tảng lờ đi chỗ khác.

Tùng như muốn chết trong đôi mắt non thơ trong trẻo, đôi má bầu bĩnh kia. Dưới ánh nắng buổi chiều soi tỏ từng tinh thể, thiên sứ nhỏ tỏa ra ánh sáng mơ mộng và lộng lẫy. Anh dường như không thể nào chờ nổi ngày cô bé hoàn toàn lớn.

– Mi, bây giờ tôi có một chuyện muốn nói. Mi có muốn nghe không?

– Chuyện gì vậy chú?

– Mi… Tôi… y

Chiếc điện thoại chết tiệt của Tùng reo như súng nổ phá tan khoảnh khắc tuyệt vời giữa rừng núi. Anh nhăn mặt đưa lên tai nghe. Bên kia nói gì gương mặt anh hết cau lại giãn. Cuối cùng anh vội nắm tay Mi kéo đi.

– Dớn, nhờ bé chuyện này, đồng ý thì muốn gì cũng được.

– Chuyện gì đấy chú?

– Đến rồi biết.

– Không, tôi đâu có ngu bị đặt vào thế đã rồi.

– Này này nhóc, tôi giống hùm giống sói lắm hả?

– Vâng!

Tùng cười khổ, đúng là không thể qua mặt con bé này.

– Hôm nay sinh nhật bà nội tôi, nên tôi muốn mời mọi người đến một chút, cho bà đỡ nghĩ tôi suốt ngày ăn chơi không có bạn bè.

Mi bĩu môi ra chiều khinh bỉ, cả làng cả xóm ai mà không thấy chú ấy như thế nào mà phải chứng minh.

– Đúng vậy còn gì.

– Luyên thuyên, ai bảo nhóc. Đi đi rồi nhóc muốn thế nào cũng được.

Đầu óc Mi vẫn còn bận bịu chuyện kỳ phỏng vấn sắp tới, cô muốn xin nghỉ vài ngày nhưng lại sợ bị phát hiện, cứ ngập ngừng mãi. Cô đành đi theo, lựa thời cơ để xin nghỉ.

– Điều kiện là 10 ngày nữa tôi xin nghỉ 3 ngày.

Tùng tìm trong đôi mắt con bé xem có điểm gì khác lạ không, tại sao nhất định là 10 ngày nữa? Nhưng bây giờ đã gấp lắm rồi, anh không có thời gian tra hỏi.

– Được. Tôi dặn nhé, bà nội là người khó tính. Mẹ tôi thì hơi đồng bóng, bố nghiêm khắc. Họ nói gì thì cứ im lặng đừng cãi là được.

Xe dừng lại trước cánh cổng sắt khá to, đèn pha ô tô chiếu đến ngay tức khắc cửa tự động mở ra. Con đường dẫn vào nhà khá dài, đủ để Mi nhìn được cảnh vật hai bên.

Cuộc sống của Mi từ trước tới nay quẩn quanh vùng quê nghèo lạc hậu, hiện đại hơn là những khu chợ dưới thị trấn, homestay. Vì thế nhìn thấy nhà Tùng, cô ngạc nhiên đến không khép miệng lại được. Đây chính xác là một tòa lâu đài giống như trên sách báo.

Mi bị ngợp nhìn thấy quá nhiều người lại ăn mặc sành điệu như vậy. Bước chân cô thụt lùi về phía sau một chút. Tùng dừng lại chờ Mi đi ngang với mình, nắm tay dẫn đi. Mi giật mình vội giật ra nhưng bị Tùng giữ chặt. Bàn tay anh rất to, tay cô bé nhỏ nhắn lọt thỏm trong lòng bàn tay anh. Tùng hơi mỉm cười, ngón trỏ khẽ chạm nhẹ vào lòng bàn tay mềm mềm như bông của cô bé. Mi bị hành động đó làm tê dại cả bước chân, cộng với ánh mắt tò mò của những người trong bàn tiệc bày hai bên vườn khiến cô run rẩy.

Bà nội Tùng tóc đã bạc trắng nhưng da dẻ vẫn vô cùng hồng hào, vượng khí phủ đầy những đường nét trên khuôn mặt. Bà ngồi trên chiếc ghế chạm trổ rồng phượng uy nghi. Bà Xuyến và mẹ con Yến đứng hai bên, bàn phía sau những hộp quà sang trọng chồng cao như núi. Bà cụ đang mải tiếp khách một số người trong giới làm ăn. Thấy Tùng đi vào, bà ngừng lại, đôi mắt tinh thông quét đến đôi trẻ, đánh giá người đứng bên cạnh cháu trai.

– Ồ, cháu trai yêu quý của bà bay từ trên hoa quả sơn xuống sao?

– Bà cháu lâu ngày gặp nhau sao bà lại nói thế. Cháu bà mới đi dẹp loạn về đây.

– Dẹp loạn rồi có kết quả đó sao?

Bà nội đưa ánh mắt sắc lẹm quét đến Mi khiến cô bé có phần hơi sợ. Mi lễ phép cúi đầu.

– Cháu chào bà ạ!

– Tùng, ai?

Tùng không trực tiếp trả lời câu hỏi, quay sang Mi vén lọn tóc rơi bên má cô bé. Hành động đó khiến mọi người đều sửng sốt.

– Con đã đưa về đây mọi người còn phải hỏi sao. Cô bé tên Mi, Chử Hoạ Mi.

Bà Xuyến mẹ Tùng nhếch mép, nghe cái tên đã biết nó ở vùng nào đến, thêm cái bộ quần áo đó thì… nhưng bà Xuyến vẫn ra điều ân cần hỏi.

– Cô là con nhà ai?

Mi định trả lời thì Tùng đã nhanh nhẹn đáp.

– Ở xa, mẹ không biết đâu!

Yến thỏ thẻ xen vào.

– Bác gái, con bé vẫn đang đi học, là người dân tộc!

Mẹ của Yến xẵng giọng thêm một câu chọc ngoáy khinh miệt.

– Gái dân tộc hả. Nghe nói làm quét dọn ở homestay của thằng Tùng. Giới trẻ bây giờ hay thật, dùng đủ mọi loại quan hệ đi lên.

Mi nghe câu chuyện từ lúc nãy đến giờ lờ mờ không hiểu cũng không quan tâm lắm, nhưng quý bà kia nói cái gì mà chói tai quá, cô bé thản nhiên cười nhạt thành tiếng. Cả mẹ cả con dám khinh thường cô à, tới số với cô rồi.

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net

truyện bách hợp
truyện ngôn tình

Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.

ngôn tình sắc

Nhận xét của độc giả về truyện Lỡ Hẹn Với Xuân Thì

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook