Chương 58: Quốc Tử Giám
Thần Long
08/01/2014
Quốc Tử Giám nhà Tống giống như một trường Đại học thời hiện đại. Điểm khác là cả nước chỉ có đúng một trường, tỉ lệ chọi phải nói là siêu khủng, sứt đầu mẻ trán chưa chắc đã vào được. Điều này dẫn tới ai vào được đều đặc biệt vinh hạnh. Hơn nữa, đặt chân được vào Quốc Tử Giám, tám phần khi đi ra sẽ thành quan, to hay nhỏ còn tùy vào nhiều yếu tố.
Con đường để vào được Quốc Tử Giám là vô cùng khắc nghiệt, nó đòi hỏi sự đầu tư, kiên trì "dùi mài" suốt nhiều năm.
Sĩ tử từ nhỏ nếu muốn học tập có thể đến các trường làng, kẻ có tiền thì thuê gia sư riêng về phủ, kẻ quyền quý thì đến các trường công ở các châu. Bắt đầu là sơ học, luyện Sơ học vấn tân, Tam tự kinh, Tứ tự kinh, Nhất thiên Nhị thiên tự. 10 tuổi có thể chuyển qua Tứ thư Ngũ kinh, Bách gia Chư tử Cửu lưu gì đó, kèm theo cách viết thi từ câu đối, luận văn luận chính. Tư chất không tệ thì khoảng 15 16 tuổi là đã có thể bắt đầu thi cử lập danh.
Ngoại trừ những thể loại cá biệt, con vương hầu thế gia, đám này có những đường ngầm riêng. Còn lại với những sĩ tử thực sự học hành, thi cử là cả một chặng đường gian khổ. Thời nào cũng vậy. Cái gọi sĩ tử nghèo lập danh là điều vạn người được một, thông minh thiên tài cũng chưa chắc đủ. Đi hai bước bị ngáng một bước.
Những kẻ luyện võ thường đều khinh đám sĩ tử suốt ngày ê a ê a, trong khi mình luyện tập cực khổ. Thực ra cả hai bên đều phải khổ luyện quá quan cực khổ cả, chẳng qua một bên thì có vẻ nhàn tản, một bên thì đau đớn hiện ra ngoài.
Sĩ tử đến tuổi, cảm thấy học trường làng kiến thức đã đủ, có thể đăng ký viện thí ở châu gần nhất, hàng năm đều có. Nam Tống có hơn chục đạo, mỗi đạo vài chục châu phủ, quanh châu lại là đủ loại huyện trấn. Có thể xem châu phủ như một tỉnh thời hiện đại, còn đạo là đại khu vực. Cho nên, số lượng sĩ tử chiến đấu trong mỗi kỳ thi này là rất nhiều. Ngoài ra, kỳ viện thí này, các trường tư quen biết nhau cũng rất thích kèn cựa, ví dụ xem thầy đồ nào mới dạy trò giỏi để năm sau thu hút thêm sinh đồ tới. Qua viện thí thì có tư cách khóa sinh, có thể đăng ký thi Hương thí.
Hương thí là kỳ thi lớn, tổ chức ở đạo, muộn nửa năm so với Viện thí. Thí này, sĩ tử đã phải quá quan 5 kỳ kéo dài gần cả tháng. Riêng kỳ đầu là sát hạch, nếu không qua được thì khỏi cần thi 4 kỳ còn lại, tự động trở về cày lại chờ kỳ sau. Vượt 4 kỳ đầu thì có tư cách Tú tài, vượt hết 5 kỳ thì thành Cử nhân, người đứng đầu gọi là Giải nguyên, thứ hai Á nguyên, thứ ba Kinh khôi. Chỉ cần có tú tài thân phận là đã rất vinh quang, có thể gặp quan tri huyện không phải quỳ lạy, so với dân chúng tầm thường đã hơn hẳn. Tên Lăng Hải không hiểu đút bao nhiêu tiền nhưng cũng thành Tú tài, cả cái Lăng gia đều trông chờ vào hắn.
Sau khi đỗ Hương thí, Cử nhân có thể lên kinh. Tú tài hoặc là tiếp tục ôn luyện, năm sau thi lại để lấy Cử nhân, hoặc thấy Tú tài đã đủ thì dừng. Tú tài danh đã có thể làm sư gia, thầy đồ, nói chung cũng đủ tự kiếm tiền sinh sống được.
Lăng Hải không thể dùng tiền mua nổi Cử nhân, bởi vì Cử nhân liên quan đến Đại khóa, không ai dám làm. Đại khóa sát hạch rất nghiêm, nếu phát hiện thí sinh kém cỏi, gian lận này nọ thì bị truy ngược về châu đạo. Lúc đó quan lại ở đạo, giám khảo các khóa thi, thậm chí thầy đồ trường làng đã từng dạy hắn cũng bị liên lụy theo, nên hầu hết không ai dám nhận tiền để cho Lăng Hải Cử nhân nổi. Trừ khi chắc chắn có cả đường dây làm bài hộ cho hắn ở kinh thành.
Đại khóa là kỳ thi ở kinh thành, gồm Hội thí và Điện thí, kéo dài gần cả năm. Thời gian mùa xuân thi Hội thí, đến mùa thu mới Điện thí. Vì vậy, các kiểu giai thoại sĩ tử giai nhân thường xảy ra ở tết Nguyên Tiêu đầu năm, xấp xỉ Hội thí đang diễn ra, hoặc tết Trung thu, gần với kỳ Điện thí. Bởi lúc này các tài tử hàng đầu đang tập trung ở kinh thành.
Hội thí dành cho hai loại sỉ tữ, một là Cử nhân ở các đạo lên tham dự, hai là Quốc Tử Giám học sinh đã mãn khóa. Lăng Hải chỉ là tú tài, không thể trực tiếp thi Hội, nên lên kinh là vào Quốc Tử Giám. Sĩ tử vào Quốc Tử Giám không chỉ để mãn khóa rồi thi Hội mà còn nhiều mục đích khác. Nói cho cùng, không phải ai học cũng chỉ để đi thi, giống như thời trước của Lăng Phong, có kẻ chỉ cần qua Trung học, có kẻ Đại học, rồi Cao học này nọ.
Quốc Tử Giám là một trường khá đặc biệt. Ban đầu trường này dành cho con cháu Hoàng tộc học tập, về sau mở rộng cho quý tộc, đến hiện tại chỉ cần Tú tài đều có thể thi vào. Trường này mục đích để đào tạo quan lại cho triều đình.
Mãn khóa Quốc Tử Giám có thể đăng ký Hội thí. Tuy nhiên, khóa học ở Quốc Tử Giám thường là thời gian để tạo dựng quan hệ, nho sinh móc nối phe phái với nhau, làm quen các đại quan trong triều. Quốc Tử Giám, chủ yếu dạy "đạo làm quan", đạo ở đây lấy đúng nghĩa con đường đi, không phải kiến thức gì. Các sĩ tử tranh nhau tìm "đường" để thăng tiến. Ví dụ thi thoảng vài vị quan to sẽ ghé qua giảng giải, làm vài bài lên mặt dạy đời, nhân tiện đó sẽ xem có tên nào nhìn lọt mắt thì lôi kéo dụ dỗ trước, nho sinh cũng biết ý dựa dẫm đặt chỗ.
Những kẻ tự coi mình là thiên tài, cứ chân đất lên kinh không thèm qua Quốc Tử Giám, đăng ký luôn Hội thí, rồi Điện thí, kể cả thành Trạng nguyên, Bảng nhãn, tưởng chừng tương lai cao quý, thực ra đều chết yểu. Bởi vì rút cục cũng là chỉ giỏi chữ nghĩa sách vở, hầu hết cái đạo làm quan đều chả hiểu gì, quan hệ không có, dễ bị chèn ép đến chết, đẩy ra tận biên cương làm vài chức quan vớ vẩn, hoặc thất vọng vì nhìn thấy mặt đen tối của quan trường mà thoái chí. Thành ra, những kẻ ngông cuồng như vậy đều khá ít, hầu hết đều thi vào Quốc Tử Giám trước. Bởi vậy Quốc Tử Giám thậm chí còn quan trọng hơn Đại khóa, vì gần như trong 2 năm, kẻ nào thông minh lanh lợi đều đã tìm được bến đỗ phe cánh, chứ không cần phải thi Hội rồi ngồi chờ triều đình xếp chức quan.
Cũng có nhiều người nửa đường đứt gánh, hoặc mãn khóa Quốc Tử Giám liền bỏ về quê, làm thầy dạy các trường tư, nói chung đủ các thể loại câu chuyện, thiên hình vạn trạng, không nói hết được.
Hầu hết đám giàu có quyền quý, có thể đi cửa sau vào Quốc Tử Giám, và cũng chỉ đến thế. Còn đâu Hội thí Điện thí là chuyện của kẻ có tài thật sự, không gian lận nổi. Lăng Hải lão gia sắp tới thi đầu vào, Lăng Phong nghe được từ đám hạ nhân bàn luận mới biết mấy chuyện này.
Nói về nữ học sinh Quốc Tử Giám, Nam Tống không có luật cấm nữ nhân đi học, nhưng năm nay trường hợp của vị công chúa kia lại khá đặc biệt.
Công chúa rõ ràng không cần lo chuyện làm quan gì cả. Chỉ là, nghe nói hoàng đế muốn tạo cơ hội cho nữ nhi làm quen với các tài tử hàng đầu. Nàng này cũng tuổi 20 rồi, vậy mà vẫn không có như ý lang quân, hoàng đế thì rất yêu thương con, không muốn ép hôn nàng ta với ai. Hiện tại Nam Tống chính trị khá cân, lão hoàng đế cũng không cần đi hôn nhân lôi kéo quan hệ với nhà nào nữa. Tuy vậy, lại không thể mở cái gì thi tuyển phò mã trò nhảm nhí kia, cái câu chuyện công chúa ném cầu tuyển phò mã này nọ chỉ có trong truyền thuyết, làm gì có chuyện phò mã mà cho đủ thứ hầm bà lằng tham gia như thế được. Vì thế, Hoàng đế mới đẩy con gái vào Quốc Tử giám, bề ngoài là học, thực ra hy vọng qua đây nàng ta gặp mặt vài xuất sắc tài tử, động lòng, chấm ai thì hoàng đế sẽ kết hợp với người đó.
Lăng Hải, nửa năm qua tiêu tiền vô kể, lần nào cũng ba hoa để tạo dựng quan hệ, tiện đường cho việc thăng tiến sau này. "Quan hệ" không biết với những ai, chỉ biết tiền tiêu thì ngày càng nhiều.
Lăng Vân tuy biết thế, nhưng cũng vì gia tộc đặt hy vọng vào Lăng Hải, nàng không rõ chuyện quan hệ quan trường gì mấy, chỉ cần mất chút tiền mà thực sự có ích, vậy nàng cũng nhắm mắt giúp cho hắn.
Lăng Phong thì chả quan tâm, không phải chuyện của mình. Hắn chẳng qua người làm công cấp cao, tiền lương cao là được. Tuy cùng cha khác mẹ, nhưng không ai công nhận Lăng Phong, mà trong nội tâm Lăng Phong cũng không hề xem Lăng Hải là anh em gì của hắn.
Mặc lão bỗng đi vào, chào Lăng Vân vội rồi hỏi.
- Công tử, không biết ngài có rảnh không?
- Mặc lão, có chuyện gì?
- Nghe nói hôm nay triều đình đem hạ nhân gia quyến một tội nhân ra bán công, lão muốn đi xem, biết đâu thu được cận vệ tốt. Công tử nếu không ngại có thể đi cùng.
- Được.
Lăng Phong dĩ nhiên đang rảnh, liền đồng ý đi ngay. Hơn nữa, chẳng phải đang cần tìm nha hoàn cho Lâm Nghi Anh sao, biết đâu lần này tiện thể.
Lăng Vân giọng đầy tức giận.
- Ta thấy cái vị trí chưởng quầy này không biết là ai đang làm nữa?
- Haha, Vân tỷ, cái này là đi tìm người cho thương điếm nha, không phải việc tư. - Lăng Phong cười trừ đi ra.
- Hừ, nói tới nói lui cũng vẫn là ta trông cửa tiệm, tức chết ta.
- Vân muội, đang gặp khó khăn sao? - Từ Nguyên không biết xuất hiện lúc nào.
Lăng Vân sau chuyện hôm trước, dần sinh khoảng cách với Từ Nguyên. Nàng nghi ngờ nhưng không đủ chứng cứ. Hơn nữa, nàng có tình ý với Từ Nguyên, không dám tin Từ Nguyên đứng sau gây chuyện như vậy. Nàng tự nhủ có lẽ Từ Nguyên đang thực sự giúp mình.
- Mấy ngày nữa là tiết Thanh Minh, nàng có dự định gì chưa?
- Tiết Thanh Minh?
Tiết Thanh Minh tháng 4, người nhà đi tảo mộ, dọn hàn thực, nam nữ thanh niên có hội đạp thanh. Lăng Phong nhà ta hình như vẫn chả có em nào để đi hội.
Con đường để vào được Quốc Tử Giám là vô cùng khắc nghiệt, nó đòi hỏi sự đầu tư, kiên trì "dùi mài" suốt nhiều năm.
Sĩ tử từ nhỏ nếu muốn học tập có thể đến các trường làng, kẻ có tiền thì thuê gia sư riêng về phủ, kẻ quyền quý thì đến các trường công ở các châu. Bắt đầu là sơ học, luyện Sơ học vấn tân, Tam tự kinh, Tứ tự kinh, Nhất thiên Nhị thiên tự. 10 tuổi có thể chuyển qua Tứ thư Ngũ kinh, Bách gia Chư tử Cửu lưu gì đó, kèm theo cách viết thi từ câu đối, luận văn luận chính. Tư chất không tệ thì khoảng 15 16 tuổi là đã có thể bắt đầu thi cử lập danh.
Ngoại trừ những thể loại cá biệt, con vương hầu thế gia, đám này có những đường ngầm riêng. Còn lại với những sĩ tử thực sự học hành, thi cử là cả một chặng đường gian khổ. Thời nào cũng vậy. Cái gọi sĩ tử nghèo lập danh là điều vạn người được một, thông minh thiên tài cũng chưa chắc đủ. Đi hai bước bị ngáng một bước.
Những kẻ luyện võ thường đều khinh đám sĩ tử suốt ngày ê a ê a, trong khi mình luyện tập cực khổ. Thực ra cả hai bên đều phải khổ luyện quá quan cực khổ cả, chẳng qua một bên thì có vẻ nhàn tản, một bên thì đau đớn hiện ra ngoài.
Sĩ tử đến tuổi, cảm thấy học trường làng kiến thức đã đủ, có thể đăng ký viện thí ở châu gần nhất, hàng năm đều có. Nam Tống có hơn chục đạo, mỗi đạo vài chục châu phủ, quanh châu lại là đủ loại huyện trấn. Có thể xem châu phủ như một tỉnh thời hiện đại, còn đạo là đại khu vực. Cho nên, số lượng sĩ tử chiến đấu trong mỗi kỳ thi này là rất nhiều. Ngoài ra, kỳ viện thí này, các trường tư quen biết nhau cũng rất thích kèn cựa, ví dụ xem thầy đồ nào mới dạy trò giỏi để năm sau thu hút thêm sinh đồ tới. Qua viện thí thì có tư cách khóa sinh, có thể đăng ký thi Hương thí.
Hương thí là kỳ thi lớn, tổ chức ở đạo, muộn nửa năm so với Viện thí. Thí này, sĩ tử đã phải quá quan 5 kỳ kéo dài gần cả tháng. Riêng kỳ đầu là sát hạch, nếu không qua được thì khỏi cần thi 4 kỳ còn lại, tự động trở về cày lại chờ kỳ sau. Vượt 4 kỳ đầu thì có tư cách Tú tài, vượt hết 5 kỳ thì thành Cử nhân, người đứng đầu gọi là Giải nguyên, thứ hai Á nguyên, thứ ba Kinh khôi. Chỉ cần có tú tài thân phận là đã rất vinh quang, có thể gặp quan tri huyện không phải quỳ lạy, so với dân chúng tầm thường đã hơn hẳn. Tên Lăng Hải không hiểu đút bao nhiêu tiền nhưng cũng thành Tú tài, cả cái Lăng gia đều trông chờ vào hắn.
Sau khi đỗ Hương thí, Cử nhân có thể lên kinh. Tú tài hoặc là tiếp tục ôn luyện, năm sau thi lại để lấy Cử nhân, hoặc thấy Tú tài đã đủ thì dừng. Tú tài danh đã có thể làm sư gia, thầy đồ, nói chung cũng đủ tự kiếm tiền sinh sống được.
Lăng Hải không thể dùng tiền mua nổi Cử nhân, bởi vì Cử nhân liên quan đến Đại khóa, không ai dám làm. Đại khóa sát hạch rất nghiêm, nếu phát hiện thí sinh kém cỏi, gian lận này nọ thì bị truy ngược về châu đạo. Lúc đó quan lại ở đạo, giám khảo các khóa thi, thậm chí thầy đồ trường làng đã từng dạy hắn cũng bị liên lụy theo, nên hầu hết không ai dám nhận tiền để cho Lăng Hải Cử nhân nổi. Trừ khi chắc chắn có cả đường dây làm bài hộ cho hắn ở kinh thành.
Đại khóa là kỳ thi ở kinh thành, gồm Hội thí và Điện thí, kéo dài gần cả năm. Thời gian mùa xuân thi Hội thí, đến mùa thu mới Điện thí. Vì vậy, các kiểu giai thoại sĩ tử giai nhân thường xảy ra ở tết Nguyên Tiêu đầu năm, xấp xỉ Hội thí đang diễn ra, hoặc tết Trung thu, gần với kỳ Điện thí. Bởi lúc này các tài tử hàng đầu đang tập trung ở kinh thành.
Hội thí dành cho hai loại sỉ tữ, một là Cử nhân ở các đạo lên tham dự, hai là Quốc Tử Giám học sinh đã mãn khóa. Lăng Hải chỉ là tú tài, không thể trực tiếp thi Hội, nên lên kinh là vào Quốc Tử Giám. Sĩ tử vào Quốc Tử Giám không chỉ để mãn khóa rồi thi Hội mà còn nhiều mục đích khác. Nói cho cùng, không phải ai học cũng chỉ để đi thi, giống như thời trước của Lăng Phong, có kẻ chỉ cần qua Trung học, có kẻ Đại học, rồi Cao học này nọ.
Quốc Tử Giám là một trường khá đặc biệt. Ban đầu trường này dành cho con cháu Hoàng tộc học tập, về sau mở rộng cho quý tộc, đến hiện tại chỉ cần Tú tài đều có thể thi vào. Trường này mục đích để đào tạo quan lại cho triều đình.
Mãn khóa Quốc Tử Giám có thể đăng ký Hội thí. Tuy nhiên, khóa học ở Quốc Tử Giám thường là thời gian để tạo dựng quan hệ, nho sinh móc nối phe phái với nhau, làm quen các đại quan trong triều. Quốc Tử Giám, chủ yếu dạy "đạo làm quan", đạo ở đây lấy đúng nghĩa con đường đi, không phải kiến thức gì. Các sĩ tử tranh nhau tìm "đường" để thăng tiến. Ví dụ thi thoảng vài vị quan to sẽ ghé qua giảng giải, làm vài bài lên mặt dạy đời, nhân tiện đó sẽ xem có tên nào nhìn lọt mắt thì lôi kéo dụ dỗ trước, nho sinh cũng biết ý dựa dẫm đặt chỗ.
Những kẻ tự coi mình là thiên tài, cứ chân đất lên kinh không thèm qua Quốc Tử Giám, đăng ký luôn Hội thí, rồi Điện thí, kể cả thành Trạng nguyên, Bảng nhãn, tưởng chừng tương lai cao quý, thực ra đều chết yểu. Bởi vì rút cục cũng là chỉ giỏi chữ nghĩa sách vở, hầu hết cái đạo làm quan đều chả hiểu gì, quan hệ không có, dễ bị chèn ép đến chết, đẩy ra tận biên cương làm vài chức quan vớ vẩn, hoặc thất vọng vì nhìn thấy mặt đen tối của quan trường mà thoái chí. Thành ra, những kẻ ngông cuồng như vậy đều khá ít, hầu hết đều thi vào Quốc Tử Giám trước. Bởi vậy Quốc Tử Giám thậm chí còn quan trọng hơn Đại khóa, vì gần như trong 2 năm, kẻ nào thông minh lanh lợi đều đã tìm được bến đỗ phe cánh, chứ không cần phải thi Hội rồi ngồi chờ triều đình xếp chức quan.
Cũng có nhiều người nửa đường đứt gánh, hoặc mãn khóa Quốc Tử Giám liền bỏ về quê, làm thầy dạy các trường tư, nói chung đủ các thể loại câu chuyện, thiên hình vạn trạng, không nói hết được.
Hầu hết đám giàu có quyền quý, có thể đi cửa sau vào Quốc Tử Giám, và cũng chỉ đến thế. Còn đâu Hội thí Điện thí là chuyện của kẻ có tài thật sự, không gian lận nổi. Lăng Hải lão gia sắp tới thi đầu vào, Lăng Phong nghe được từ đám hạ nhân bàn luận mới biết mấy chuyện này.
Nói về nữ học sinh Quốc Tử Giám, Nam Tống không có luật cấm nữ nhân đi học, nhưng năm nay trường hợp của vị công chúa kia lại khá đặc biệt.
Công chúa rõ ràng không cần lo chuyện làm quan gì cả. Chỉ là, nghe nói hoàng đế muốn tạo cơ hội cho nữ nhi làm quen với các tài tử hàng đầu. Nàng này cũng tuổi 20 rồi, vậy mà vẫn không có như ý lang quân, hoàng đế thì rất yêu thương con, không muốn ép hôn nàng ta với ai. Hiện tại Nam Tống chính trị khá cân, lão hoàng đế cũng không cần đi hôn nhân lôi kéo quan hệ với nhà nào nữa. Tuy vậy, lại không thể mở cái gì thi tuyển phò mã trò nhảm nhí kia, cái câu chuyện công chúa ném cầu tuyển phò mã này nọ chỉ có trong truyền thuyết, làm gì có chuyện phò mã mà cho đủ thứ hầm bà lằng tham gia như thế được. Vì thế, Hoàng đế mới đẩy con gái vào Quốc Tử giám, bề ngoài là học, thực ra hy vọng qua đây nàng ta gặp mặt vài xuất sắc tài tử, động lòng, chấm ai thì hoàng đế sẽ kết hợp với người đó.
Lăng Hải, nửa năm qua tiêu tiền vô kể, lần nào cũng ba hoa để tạo dựng quan hệ, tiện đường cho việc thăng tiến sau này. "Quan hệ" không biết với những ai, chỉ biết tiền tiêu thì ngày càng nhiều.
Lăng Vân tuy biết thế, nhưng cũng vì gia tộc đặt hy vọng vào Lăng Hải, nàng không rõ chuyện quan hệ quan trường gì mấy, chỉ cần mất chút tiền mà thực sự có ích, vậy nàng cũng nhắm mắt giúp cho hắn.
Lăng Phong thì chả quan tâm, không phải chuyện của mình. Hắn chẳng qua người làm công cấp cao, tiền lương cao là được. Tuy cùng cha khác mẹ, nhưng không ai công nhận Lăng Phong, mà trong nội tâm Lăng Phong cũng không hề xem Lăng Hải là anh em gì của hắn.
Mặc lão bỗng đi vào, chào Lăng Vân vội rồi hỏi.
- Công tử, không biết ngài có rảnh không?
- Mặc lão, có chuyện gì?
- Nghe nói hôm nay triều đình đem hạ nhân gia quyến một tội nhân ra bán công, lão muốn đi xem, biết đâu thu được cận vệ tốt. Công tử nếu không ngại có thể đi cùng.
- Được.
Lăng Phong dĩ nhiên đang rảnh, liền đồng ý đi ngay. Hơn nữa, chẳng phải đang cần tìm nha hoàn cho Lâm Nghi Anh sao, biết đâu lần này tiện thể.
Lăng Vân giọng đầy tức giận.
- Ta thấy cái vị trí chưởng quầy này không biết là ai đang làm nữa?
- Haha, Vân tỷ, cái này là đi tìm người cho thương điếm nha, không phải việc tư. - Lăng Phong cười trừ đi ra.
- Hừ, nói tới nói lui cũng vẫn là ta trông cửa tiệm, tức chết ta.
- Vân muội, đang gặp khó khăn sao? - Từ Nguyên không biết xuất hiện lúc nào.
Lăng Vân sau chuyện hôm trước, dần sinh khoảng cách với Từ Nguyên. Nàng nghi ngờ nhưng không đủ chứng cứ. Hơn nữa, nàng có tình ý với Từ Nguyên, không dám tin Từ Nguyên đứng sau gây chuyện như vậy. Nàng tự nhủ có lẽ Từ Nguyên đang thực sự giúp mình.
- Mấy ngày nữa là tiết Thanh Minh, nàng có dự định gì chưa?
- Tiết Thanh Minh?
Tiết Thanh Minh tháng 4, người nhà đi tảo mộ, dọn hàn thực, nam nữ thanh niên có hội đạp thanh. Lăng Phong nhà ta hình như vẫn chả có em nào để đi hội.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.