Chương 32: 17/04/2005
Cửu Bả Đao
29/01/2015
Tôi phải nói rằng, phòng bốn người thực sự là một không gian tù túng hành hạ người ta.
Không ti vi, không tủ lạnh, nhà vệ sinh công cộng (chung với cả mười mấy người nhà của giường kế bên), ồn ào, ầm ĩ, không có một tẹo teo riêng tư nào. Từ điển chuyên ngành của bệnh viện cần bổ sung một định nghĩa như vậy về phòng bốn người, không hề quá lời.
Không có ti vi tôi thấy cũng chẳng sao, tha hồ tạo dựng những cuộc chiến khốc liệt giữa ma cà rồng với thợ săn mạng bằng bàn phím máy tính. Nhưng không có ti vi mẹ thành ra buồn chán, đáng lẽ mỗi tối đều xem phim dài tập Trái ổi, giờ lại chẳng có gì mà xem cả (mặc dù phim truyền hình Đài Loan cách ba ngày xem một lần vẫn hiểu được đầy đủ nội dung, càng là phim dành cho mấy bà nội trợ càng như thế). Bệnh nhân buồn chán hay sinh ra nghĩ ngợi lung tung, nghiền ngẫm các kiểu triết lý về cuộc sống (tôi phải nói rằng, nghiền ngẫm mãi chắc chắn sẽ thành ra bới lông tìm vết, tẩu hỏa nhập ma), cho nên cuốn Next Magazine trở thành thứ hay ho để mẹ thông thả nhấm nháp, đeo cặp kính lão giở từ trang đầu đến trang cuối, cả quảng cáo cũng không bỏ sót.
Không biết tôi đã nói hay chưa, vị bác sĩ từng mắc chứng ung thư máu trong cuốn Từ bệnh sắp chết tới chạy maraton, có nói rằng, kể từ khi mắc bệnh vào viện, ông chỉ nằm phòng đơn, về mặt cách ly thì lợi cho việc phòng ngừa nhiễm vi rút, về mặt không gian thì được tự do và yên tĩnh, thoải mái cho tâm lý, quan trọng hơn nữa chính là có ti vi trong phòng. Ông ta còn bảo, có thể mọi người sẽ chỉ trích mình vì không phải ai cũng đủ khả năng trả chi phí đắt đỏ của phòng đơn, nhưng ông cũng biện luận rằng thế giới này vốn không công bằng, nếu nói rằng ông may mắn có đủ tiền nằm phòng đơn, vậy sao không than thở rằng người mắc bệnh lại là ông?
Phòng đơn ở Chương Cơ mỗi ngày giá 2500 tệ, ba ngày đóng tiền một lần. Chậc chậc. Mặc dù gia đình tôi nợ nần chồng chất, nhưng để mẹ không bị quấy rầy, có được nhà vệ sinh sạch sẽ, có một cái ti vi chống buồn, chúng tôi vẫn quyết định đến phòng hộ lý đăng ký phòng đơn, tạm thời xếp thứ hai theo thứ tự.
Giường bệnh chéo góc chúng tôi ban đầu còn trống, nhưng hôm qua có một bệnh nhân nam cao tuổi vào. Bệnh nhân này dường như đã làm phẫu thuật mở khí quản, không nói bình thường được, ăn uống cũng rất khó khăn. Hơn nữa ông chỉ có một mình, tôi không hề có ấn tượng đã gặp người nhà của ông, hoàn cảnh xem ra rất đáng thương.
Điều gì khiến cho một người đổ bệnh nhưng không ai chăm sóc? Có rất nhiều giả thiết. Trên báo từng thấy rất nhiều tấn bi kịch bị con cái bất hiếu bỏ rơi, hoặc do thời trẻ đối xử với con cái không ra gì về già dĩ nhiên rơi vào cảnh cô đơn. Nhưng dù có kiểu suy luận chán ngắt như “người đáng thương chắc chắn có chỗ đáng ghét”, thì nhìn một “con người” sống sờ sờ nằm cô đơn bất lực cách mình chưa đầy hai mét, trong lòng cũng không khỏi day dứt.
Một thân một mình nằm viện, cả đến bác sĩ cũng rất thô lỗ với ông ta (mặc dù vị bác sĩ này vốn có vấn đề về thái độ). Bác sĩ hỏi một cách thờ ơ có muốn làm phẫu thuật không, người bệnh nói không muốn, bác sĩ liền lớn giọng: “Chắc chắn đấy nhé! Tự ông nói không muốn phẫu thuật đấy!” Vâng ạ, người bệnh nói không muốn là không muốn, nhưng bác sĩ cũng chẳng buồn giải thích phẫu thuật quan trọng ở chỗ nào. Trong khi người bệnh còn chưa hiểu phẫu thuật có liên quan gì đến bệnh tình của bản thân, thì bác sĩ đã đá toàn bộ trách nhiệm cho người bệnh “tự quyết định”, phủi tay xong chuyện.
Khốn kiếp. Làm bác sĩ như thế à? Nói gì thì nói, nằm viện một mình rất đáng thương.
May thay bà thím (lắm lời) người nhà của giường đối diện, ngoài vụ mỗi ngày đủ ba bận hỏi han chúng tôi ăn gì bao nhiêu tiền có bị đắt chỗ nào không, thì triết lý lắm lời của bà cũng bao hàm cả thực tế quan tâm người khác. Khi ra ngoài mua cơm bà luôn hỏi bệnh nhân cô đơn kia muốn ăn gì, bà tiện thể mua về cho, rất là tốt bụng. Tôi nghĩ người cực kỳ tốt bụng thì lắm lời một chút cũng dễ hiểu.
Mặc dù có những bác sĩ thái độ rất kém, nhưng nói chung Chương Cơ là một nơi chan chứa tình người. Bên khoa Dinh dưỡng biết chuyện người bệnh cô đơn, đã chủ động cung cấp đồ ăn miễn phí, y tá còn phân công nhau pha sữa cho bệnh nhân. Có một thím lao công quét dọn thương tình dúi cho ông già 3000 tệ để ông tự lo liệu, còn tặng thêm một hộp sữa bột Sơn Dược, nói là tích chút phúc đức, khiến người khác nhìn vào cũng cảm nhận được sự ấm áp.
So ra, mẹ rất hạnh phúc.
Mong sao ngoài hạnh phúc, mẹ còn có thêm chút may mắn, để chúng tôi sớm đến lượt ở phòng đơn, có ti vi điều khiển từ xa.
Không ti vi, không tủ lạnh, nhà vệ sinh công cộng (chung với cả mười mấy người nhà của giường kế bên), ồn ào, ầm ĩ, không có một tẹo teo riêng tư nào. Từ điển chuyên ngành của bệnh viện cần bổ sung một định nghĩa như vậy về phòng bốn người, không hề quá lời.
Không có ti vi tôi thấy cũng chẳng sao, tha hồ tạo dựng những cuộc chiến khốc liệt giữa ma cà rồng với thợ săn mạng bằng bàn phím máy tính. Nhưng không có ti vi mẹ thành ra buồn chán, đáng lẽ mỗi tối đều xem phim dài tập Trái ổi, giờ lại chẳng có gì mà xem cả (mặc dù phim truyền hình Đài Loan cách ba ngày xem một lần vẫn hiểu được đầy đủ nội dung, càng là phim dành cho mấy bà nội trợ càng như thế). Bệnh nhân buồn chán hay sinh ra nghĩ ngợi lung tung, nghiền ngẫm các kiểu triết lý về cuộc sống (tôi phải nói rằng, nghiền ngẫm mãi chắc chắn sẽ thành ra bới lông tìm vết, tẩu hỏa nhập ma), cho nên cuốn Next Magazine trở thành thứ hay ho để mẹ thông thả nhấm nháp, đeo cặp kính lão giở từ trang đầu đến trang cuối, cả quảng cáo cũng không bỏ sót.
Không biết tôi đã nói hay chưa, vị bác sĩ từng mắc chứng ung thư máu trong cuốn Từ bệnh sắp chết tới chạy maraton, có nói rằng, kể từ khi mắc bệnh vào viện, ông chỉ nằm phòng đơn, về mặt cách ly thì lợi cho việc phòng ngừa nhiễm vi rút, về mặt không gian thì được tự do và yên tĩnh, thoải mái cho tâm lý, quan trọng hơn nữa chính là có ti vi trong phòng. Ông ta còn bảo, có thể mọi người sẽ chỉ trích mình vì không phải ai cũng đủ khả năng trả chi phí đắt đỏ của phòng đơn, nhưng ông cũng biện luận rằng thế giới này vốn không công bằng, nếu nói rằng ông may mắn có đủ tiền nằm phòng đơn, vậy sao không than thở rằng người mắc bệnh lại là ông?
Phòng đơn ở Chương Cơ mỗi ngày giá 2500 tệ, ba ngày đóng tiền một lần. Chậc chậc. Mặc dù gia đình tôi nợ nần chồng chất, nhưng để mẹ không bị quấy rầy, có được nhà vệ sinh sạch sẽ, có một cái ti vi chống buồn, chúng tôi vẫn quyết định đến phòng hộ lý đăng ký phòng đơn, tạm thời xếp thứ hai theo thứ tự.
Giường bệnh chéo góc chúng tôi ban đầu còn trống, nhưng hôm qua có một bệnh nhân nam cao tuổi vào. Bệnh nhân này dường như đã làm phẫu thuật mở khí quản, không nói bình thường được, ăn uống cũng rất khó khăn. Hơn nữa ông chỉ có một mình, tôi không hề có ấn tượng đã gặp người nhà của ông, hoàn cảnh xem ra rất đáng thương.
Điều gì khiến cho một người đổ bệnh nhưng không ai chăm sóc? Có rất nhiều giả thiết. Trên báo từng thấy rất nhiều tấn bi kịch bị con cái bất hiếu bỏ rơi, hoặc do thời trẻ đối xử với con cái không ra gì về già dĩ nhiên rơi vào cảnh cô đơn. Nhưng dù có kiểu suy luận chán ngắt như “người đáng thương chắc chắn có chỗ đáng ghét”, thì nhìn một “con người” sống sờ sờ nằm cô đơn bất lực cách mình chưa đầy hai mét, trong lòng cũng không khỏi day dứt.
Một thân một mình nằm viện, cả đến bác sĩ cũng rất thô lỗ với ông ta (mặc dù vị bác sĩ này vốn có vấn đề về thái độ). Bác sĩ hỏi một cách thờ ơ có muốn làm phẫu thuật không, người bệnh nói không muốn, bác sĩ liền lớn giọng: “Chắc chắn đấy nhé! Tự ông nói không muốn phẫu thuật đấy!” Vâng ạ, người bệnh nói không muốn là không muốn, nhưng bác sĩ cũng chẳng buồn giải thích phẫu thuật quan trọng ở chỗ nào. Trong khi người bệnh còn chưa hiểu phẫu thuật có liên quan gì đến bệnh tình của bản thân, thì bác sĩ đã đá toàn bộ trách nhiệm cho người bệnh “tự quyết định”, phủi tay xong chuyện.
Khốn kiếp. Làm bác sĩ như thế à? Nói gì thì nói, nằm viện một mình rất đáng thương.
May thay bà thím (lắm lời) người nhà của giường đối diện, ngoài vụ mỗi ngày đủ ba bận hỏi han chúng tôi ăn gì bao nhiêu tiền có bị đắt chỗ nào không, thì triết lý lắm lời của bà cũng bao hàm cả thực tế quan tâm người khác. Khi ra ngoài mua cơm bà luôn hỏi bệnh nhân cô đơn kia muốn ăn gì, bà tiện thể mua về cho, rất là tốt bụng. Tôi nghĩ người cực kỳ tốt bụng thì lắm lời một chút cũng dễ hiểu.
Mặc dù có những bác sĩ thái độ rất kém, nhưng nói chung Chương Cơ là một nơi chan chứa tình người. Bên khoa Dinh dưỡng biết chuyện người bệnh cô đơn, đã chủ động cung cấp đồ ăn miễn phí, y tá còn phân công nhau pha sữa cho bệnh nhân. Có một thím lao công quét dọn thương tình dúi cho ông già 3000 tệ để ông tự lo liệu, còn tặng thêm một hộp sữa bột Sơn Dược, nói là tích chút phúc đức, khiến người khác nhìn vào cũng cảm nhận được sự ấm áp.
So ra, mẹ rất hạnh phúc.
Mong sao ngoài hạnh phúc, mẹ còn có thêm chút may mắn, để chúng tôi sớm đến lượt ở phòng đơn, có ti vi điều khiển từ xa.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.