Chương 74
Ưng Thập Lục
10/08/2023
Nguyên một đám cứ thế rồng rắn kéo vào khu khám, theo Tưởng Dực đi chụp X Quang, sau đó đẩy cậu ấy trở về phòng bác sĩ.
Chủ nhiệm khoa xương cốt, "thím của tớ" trong lời Khâu Hàng, đi giày cao gót gõ lộp cộp váng cả dãy hành lang, tay đẩy kính gọng vàng, tay ném ra hai tấm phim, nhìn lướt qua, kê ra đơn thuốc nhanh như làm phép tính một cộng một bằng hai, lờ phứt tiếng rên oai oái của Tưởng Dực, băng lại vết thương xong mới nói một câu: "Coi như cậu may mắn, chưa bị gì đến xương. Bị trẹo chân còn dám đánh bóng đúng là liều mạng. Trong vòng ba tháng tới không được vận động mạnh."
Tưởng Dực nghe xong giãy nảy: "Ngày mai em còn phải ra sân!"
Thím của Khâu Hàng không nhấc cả cái mí mắt: "Được, thế kêu ba mẹ cậu mua sẵn đôi nạng loại bền, dùng được cả đời đấy."...
Câu này nghe ra không phải nói đùa, cả phòng nín thinh. Tưởng Dực ngày mai tình hình là không cách nào ra sân rồi.
Vương Thần nhỏ giọng nói: "Trận ngày mai không xong mất..."
Ai ngờ Ngũ Đức bỗng nói: "Ngày mai để ngày mai tính, hôm nay bọn mình thắng!" Hết thảy mọi người có mặt đều ngẩn ra.
Cậu bạn đội trưởng đội bóng rổ bình thường vẫn lên gân lên cốt quá đà, hận không thể viết hai chữ "Tất thắng" lên trước trán. Vậy mà lúc này, cậu ấy có thể bỏ đi những hiếu thắng ăn thua, chân thành an ủi, cổ vũ các bạn trong đội: "Trận đấu hôm nay bọn mình chơi hay tuyệt! Lớp số 6 thua cũng chả có gì phải ngượng hahahahaha!" "Tôi là nhường các ông, không chơi rắn đấy biết không hả?" Quan Siêu tức cành hông.
"Mắt đỏ lè ra còn bảo không chơi rắn? Cái "không chơi rắn" của ông cũng đủ mẻ răng!" Lục Hằng vặc lại ngay.
Thấy hai bên lại sắp gây một trận, Ngũ Đức cười haha nói: "Được rồi được rồi chơi đều xịn! Tối nay tớ mời! KFC đi nào!" "Không đi!" Quan Siêu đứng dậy định đi ra ngoài.
Tưởng Dực nhịn đau bật cười, khoác tay Quan Siêu: "Hết gồng nổi rồi hả mày?"
Quan Siêu trề môi, kệ cho Tưởng Dực chống lên tay mình đứng dậy. Hai người đứng sát nhau, giữa lúc mọi người không chú ý, Tưởng Dực quàng tay vòng qua vai Quan Siêu, nhẹ nhàng vỗ lưng cậu bạn, không nói gì.
Gương mặt Quan Siêu bấy giờ mới hơi hơi thả lỏng, giống như quả tim cuối cùng cũng không treo ngược lên nữa. Người chứng kiến hết thảy là tôi "oa" lên một tiếng lại tu tu khóc.
Minh Vũ giật thót: "Ai da hôm nay cậu làm sao vậy? Cứ không được bình thường ấy?"
Ai bảo tớ không được bình thường!
Hoàng Doanh Tử xưa nay vô tư lự, nãy giờ mở khoá van nước mắt đương nhiên không chỉ vì xót vết thương của Tưởng Dực, còn là vì nhìn thấy một cảnh mà mọi người không chú ý để lỡ mất.
Khi còn nhỏ tuổi, chúng ta đều sẽ không muốn chịu thua trong một chuyện gì đó, như Quan Siêu với trận đấu bóng rổ, Tưởng Dực với kì thi học sinh giỏi Lý, Ngũ Đức với cậu bạn Liêu Tinh... Có thể là vì niềm đam mê yêu thích, có thể là vì được kỳ vọng, cũng có thể chỉ là vì khi ấy thanh xuân trẻ tuổi, vốn là cái lúc không dễ chịu thua.
Thế nhưng thua hay thắng luôn chỉ là hai mặt phiến diện. Vui buồn hoà với nhau mới là điều hay thấy trên đời.
Nếu cho là trận đấu bóng đã kết thúc thế này: Tưởng Dực không phụ lòng mong mỏi, ôm chân đau vào sân, xoay chuyển thế thắng bại trong gang tấc, một bàn dứt điểm, thì ấy chỉ là một góc nhìn rất xa cách, rất ít hiểu được nhóm bạn.
Từ một góc ít ai nhìn thấy, người từ nhỏ theo dõi các cậu ấy chơi hàng bao nhiêu trận banh là tôi đã chứng kiến rõ ràng hết thảy cảnh tượng mà hầu như mọi người chẳng để ý: Trong phút cuối gay cấn nhất trận, tuy Liêu Tinh và Trang Viễn bị Quách Tĩnh dẫn dắt cho lui về giữ rổ, nhưng Quan Siêu thì đã nhận ra mánh của Quách Tĩnh cùng Tưởng Dực, sớm lùi đến lằn ba điểm đứng chặn.
Nếu trong khoảnh khắc nọ, Quan Siêu bật lên chắn bóng, thì lớp số 6 chưa chắc đã phải nhận lấy thất bại.
Thế nhưng người vốn định tranh bóng là Quan Siêu, vào khi Tưởng Dực ném bóng rồi rơi xuống, đã trông thấy trên mặt bạn hiện lên vẻ bất thường. Đó là tín hiệu bạn đã cầm cự đến quá ngưỡng, không còn thể gượng được nữa.
Tưởng Dực vào lúc ấy thậm chí không còn sức để chống tay giữ thăng bằng. Người có dây thần kinh vận động cực phát triển là Quan Siêu trong phút chốc đoán biết được ngay, bạn ngã xuống chỉ sợ sẽ gặp nguy hiểm.
Thế là, trong một thoáng ngắn ngủi ấy, người có tinh thần thể thao nhất trong cả sân, cậu trai xem trọng trận đấu này nhất là Quan Siêu, vào lúc ấy đã nhanh nhẹn xoay người, chẳng kể đến thắng thua mà chạy như bay đến chống giữ cho Tưởng Dực.
Cũng giống như lúc còn rất bé rất bé, vào những đêm khuya bị bỏ mình mình ở nhà, Tưởng Dực đứng bên ngoài cánh cửa khoá trái, vững vàng đỡ lấy Quan Siêu mình đầy thương tích, sau đó dắt bạn đi băng bó, chữa thương.
Trong khoảnh khắc quyết định thắng thua ấy, Quan Siêu đã bỏ hết tất cả mà đứng chung lưng cùng Tưởng Dực. Hai người họ, chỉ cần còn có người kia, thì sẽ không ai phải ngã xuống.
Khác với Tưởng Dực vì thắng có thể bất chấp mọi giá, người vốn xem trọng trận đấu nhất là Quan Siêu thật ra lại ít để ý thắng thua nhất.
Từ lúc hãy là một cậu nhóc tì, Quan Siêu đã hiểu được thắng thua và tình cảm lòng người chẳng liên can mấy đến nhau. Người bố vì muốn cãi thắng sẵn sàng động chân động tay là người thua cuộc lớn nhất trong gia đình của cậu ấy.
Quan Siêu không muốn mình giống bố.
Người có vẻ cứ đùa đùa giỡn giỡn cả đời như Quan Siêu, thật ra cậu ấy trước nay chỉ để tâm đến những khoảng thời gian vui vẻ, đầy tình cảm, cùng những người bạn ở trong khoảng thời gian ấy.
Cậu ấy mới đúng là người hiểu rõ ý nghĩa của chuyện thắng thua.
Hơn nữa, thắng lợi trong một phút một giờ, có khác gì hoa nở bốn mùa, chẳng thể giữ mãi.
Thắng đội lớp số 6 cũng chưa phải là đã giành quán quân.
Ngày hôm sau ra trận gặp lớp số 9, Ngũ Đức dẫn cả đội dốc hết sức chiến đấu, thế nhưng do kiệt quệ vì trận banh hôm trước, lại thiếu mất chủ lực, chúng tôi đã bị đội lớp số 9 cho một trận thua thảm hại.
Tưởng Dực cùng phe địch hôm qua là Quan Siêu, Trang Viễn, Liêu Tinh bốn người ngồi dàn hàng trên dãy ghế đầu khán đài, nhìn tỷ số từ từ bị kéo dãn, cùng đưa mắt chứng kiến chiếc cúp quán quân của giải đấu duy nhất thời đi học cấp 3 chẳng thuộc về bất cứ ai trong số các cậu ấy.
Giải bóng rổ toàn trường, các cậu ấy đều không là quán quân. Nhưng các cậu ấy không ai thua cuộc.
Bốn ông con trai tuy ngồi đấy tức mình, nhưng sau khi trận đấu kết thúc thì cùng đứng dậy đập tay với các bạn vừa ra sân. Họ ôm choàng lấy nhau, nói với nhau: "Chơi rất tuyệt!"
Thật sự là rất tuyệt.
Nếu bạn thật sự đã lớn, thì bạn chắc chắn hiểu rõ: Thắng thua chỉ là trong phút chốc, dù là tranh giành kịch liệt đến đâu đi nữa cũng luôn chỉ là chuyện của một lúc một thời khắc nhất định. Người có thể bình thản đối mặt với những điều này, ắt là đều đã từng dốc hết sức cố gắng.
Nay hoa nở mai hoa lại tàn, tuổi thanh xuân ngắn ngủi làm sao, thế nhưng, mỗi ngày mặt trời mọc lên đều là một ngày mới.
Hơn nữa, trải qua thắng thua, chúng ta vẫn hay thu gặt được những điều chưa từng nghĩ đến.
Sáng hôm sau ngày giải đấu kết thúc, xe đưa rước vừa xịch tới đỗ tại cổng trường, Trang Viễn cùng Quách Tĩnh còn đang bàn bạc phân chia ai cầm cặp ai đỡ Tưởng đại gia vào cổng, thì nghe có tiếng ồn ào cạnh đầu xe. Một chiếc xe đạp mới toanh đậu ngay chỗ cửa lên xuống.
Ba Quách Tĩnh tắt máy xe nhìn xuống, hỏi một câu: "Là tới tìm đứa nào trong mấy thằng bay đánh lộn?" Quan Siêu cười haha, nhảy xuống xe trước tiên: "Không phải đánh lộn, là cướp người."
Bên ngoài xe, cả một đám con trai đứng xúm đông xúm đỏ, Liêu Tinh vừa cắt đầu mới, mắt to mày rậm, trông cả người thẳng thớn hẳn. Cậu bạn một chân chống xuống đất, cười với Tưởng Dực nói: "Lên đi, từ hôm nay, tớ đón rước cậu đi học."
Nguyên cái xe đưa rước:...
Ở dưới xe rộ lên tiếng huýt sáo à ố tôi siêu quen thuộc. Tưởng Dực nghiến răng ken két: Khỏi cần!
"Ông chả có quyền quyết!" Quan Siêu cười ầm, mặc kệ câu chửi thề của Tưởng đại gia, vác người qua ấn lên ghế sau xe đạp, hươ cao tay: "Nghe hết đây! Khởi giá! Lên lớp học!"
"Đi đây!" Liêu Tinh co giò đạp như gió, cả một đám con (ngu) trai (ngốk) ùa nhau chạy nối đuôi vào trường.
Tôi vẫn còn đang đần ra, Minh Vũ thì đã cười đến ngạt cả thở, níu tay tôi mãi mới đứng thẳng lên được: "Mình nói chứ, hai ông tướng ấy đẹp đôi thật chứ chẳng chơi, thêm Quan Siêu nữa là đủ một nhà ba người."
Mấy chú chim tưởng tượng bay vòng vòng quay đầu tôi, hót dở đến là khiếp...
Cái gì với cái gì ấy chứ hả?
Trẻ con kết bạn thật quá là dễ dàng.
Tháng 8 năm đó, Tưởng Dực sinh nhật 16 tuổi, nhà muốn làm một bữa tiệc sinh nhật cho cậu ấy. Ba hỏi tôi: "Trừ các bạn tụi con ở xí nghiệp còn phải mời ai nữa không?"
"Còn." Tôi xoè tay ra đếm, "Băng Tinh, Giai Giao, Ngũ Đức, Lục Hằng, Vương Thần, ồ đúng rồi, Khâu Hàng nói cậu ấy đem cả chó đến nữa, được không ba?"
"Có gì mà không được? Vậy tổng cộng là thêm 6 bạn và một chú chó?" Tôi nhăn nhăn mũi, hơi không tình nguyện thêm một câu:
"Còn một bạn nữa..."
"Ai thế?" "Dạ, bạn ấy tên Liêu Tinh."
Liêu Tinh, người bạn mới của chúng tôi.
Năm ấy, chúng tôi lên cấp ba, có thêm thật nhiều bạn mới. Tháng cuối của năm lớp 10 đã đến như thế.
========
Chủ nhiệm khoa xương cốt, "thím của tớ" trong lời Khâu Hàng, đi giày cao gót gõ lộp cộp váng cả dãy hành lang, tay đẩy kính gọng vàng, tay ném ra hai tấm phim, nhìn lướt qua, kê ra đơn thuốc nhanh như làm phép tính một cộng một bằng hai, lờ phứt tiếng rên oai oái của Tưởng Dực, băng lại vết thương xong mới nói một câu: "Coi như cậu may mắn, chưa bị gì đến xương. Bị trẹo chân còn dám đánh bóng đúng là liều mạng. Trong vòng ba tháng tới không được vận động mạnh."
Tưởng Dực nghe xong giãy nảy: "Ngày mai em còn phải ra sân!"
Thím của Khâu Hàng không nhấc cả cái mí mắt: "Được, thế kêu ba mẹ cậu mua sẵn đôi nạng loại bền, dùng được cả đời đấy."...
Câu này nghe ra không phải nói đùa, cả phòng nín thinh. Tưởng Dực ngày mai tình hình là không cách nào ra sân rồi.
Vương Thần nhỏ giọng nói: "Trận ngày mai không xong mất..."
Ai ngờ Ngũ Đức bỗng nói: "Ngày mai để ngày mai tính, hôm nay bọn mình thắng!" Hết thảy mọi người có mặt đều ngẩn ra.
Cậu bạn đội trưởng đội bóng rổ bình thường vẫn lên gân lên cốt quá đà, hận không thể viết hai chữ "Tất thắng" lên trước trán. Vậy mà lúc này, cậu ấy có thể bỏ đi những hiếu thắng ăn thua, chân thành an ủi, cổ vũ các bạn trong đội: "Trận đấu hôm nay bọn mình chơi hay tuyệt! Lớp số 6 thua cũng chả có gì phải ngượng hahahahaha!" "Tôi là nhường các ông, không chơi rắn đấy biết không hả?" Quan Siêu tức cành hông.
"Mắt đỏ lè ra còn bảo không chơi rắn? Cái "không chơi rắn" của ông cũng đủ mẻ răng!" Lục Hằng vặc lại ngay.
Thấy hai bên lại sắp gây một trận, Ngũ Đức cười haha nói: "Được rồi được rồi chơi đều xịn! Tối nay tớ mời! KFC đi nào!" "Không đi!" Quan Siêu đứng dậy định đi ra ngoài.
Tưởng Dực nhịn đau bật cười, khoác tay Quan Siêu: "Hết gồng nổi rồi hả mày?"
Quan Siêu trề môi, kệ cho Tưởng Dực chống lên tay mình đứng dậy. Hai người đứng sát nhau, giữa lúc mọi người không chú ý, Tưởng Dực quàng tay vòng qua vai Quan Siêu, nhẹ nhàng vỗ lưng cậu bạn, không nói gì.
Gương mặt Quan Siêu bấy giờ mới hơi hơi thả lỏng, giống như quả tim cuối cùng cũng không treo ngược lên nữa. Người chứng kiến hết thảy là tôi "oa" lên một tiếng lại tu tu khóc.
Minh Vũ giật thót: "Ai da hôm nay cậu làm sao vậy? Cứ không được bình thường ấy?"
Ai bảo tớ không được bình thường!
Hoàng Doanh Tử xưa nay vô tư lự, nãy giờ mở khoá van nước mắt đương nhiên không chỉ vì xót vết thương của Tưởng Dực, còn là vì nhìn thấy một cảnh mà mọi người không chú ý để lỡ mất.
Khi còn nhỏ tuổi, chúng ta đều sẽ không muốn chịu thua trong một chuyện gì đó, như Quan Siêu với trận đấu bóng rổ, Tưởng Dực với kì thi học sinh giỏi Lý, Ngũ Đức với cậu bạn Liêu Tinh... Có thể là vì niềm đam mê yêu thích, có thể là vì được kỳ vọng, cũng có thể chỉ là vì khi ấy thanh xuân trẻ tuổi, vốn là cái lúc không dễ chịu thua.
Thế nhưng thua hay thắng luôn chỉ là hai mặt phiến diện. Vui buồn hoà với nhau mới là điều hay thấy trên đời.
Nếu cho là trận đấu bóng đã kết thúc thế này: Tưởng Dực không phụ lòng mong mỏi, ôm chân đau vào sân, xoay chuyển thế thắng bại trong gang tấc, một bàn dứt điểm, thì ấy chỉ là một góc nhìn rất xa cách, rất ít hiểu được nhóm bạn.
Từ một góc ít ai nhìn thấy, người từ nhỏ theo dõi các cậu ấy chơi hàng bao nhiêu trận banh là tôi đã chứng kiến rõ ràng hết thảy cảnh tượng mà hầu như mọi người chẳng để ý: Trong phút cuối gay cấn nhất trận, tuy Liêu Tinh và Trang Viễn bị Quách Tĩnh dẫn dắt cho lui về giữ rổ, nhưng Quan Siêu thì đã nhận ra mánh của Quách Tĩnh cùng Tưởng Dực, sớm lùi đến lằn ba điểm đứng chặn.
Nếu trong khoảnh khắc nọ, Quan Siêu bật lên chắn bóng, thì lớp số 6 chưa chắc đã phải nhận lấy thất bại.
Thế nhưng người vốn định tranh bóng là Quan Siêu, vào khi Tưởng Dực ném bóng rồi rơi xuống, đã trông thấy trên mặt bạn hiện lên vẻ bất thường. Đó là tín hiệu bạn đã cầm cự đến quá ngưỡng, không còn thể gượng được nữa.
Tưởng Dực vào lúc ấy thậm chí không còn sức để chống tay giữ thăng bằng. Người có dây thần kinh vận động cực phát triển là Quan Siêu trong phút chốc đoán biết được ngay, bạn ngã xuống chỉ sợ sẽ gặp nguy hiểm.
Thế là, trong một thoáng ngắn ngủi ấy, người có tinh thần thể thao nhất trong cả sân, cậu trai xem trọng trận đấu này nhất là Quan Siêu, vào lúc ấy đã nhanh nhẹn xoay người, chẳng kể đến thắng thua mà chạy như bay đến chống giữ cho Tưởng Dực.
Cũng giống như lúc còn rất bé rất bé, vào những đêm khuya bị bỏ mình mình ở nhà, Tưởng Dực đứng bên ngoài cánh cửa khoá trái, vững vàng đỡ lấy Quan Siêu mình đầy thương tích, sau đó dắt bạn đi băng bó, chữa thương.
Trong khoảnh khắc quyết định thắng thua ấy, Quan Siêu đã bỏ hết tất cả mà đứng chung lưng cùng Tưởng Dực. Hai người họ, chỉ cần còn có người kia, thì sẽ không ai phải ngã xuống.
Khác với Tưởng Dực vì thắng có thể bất chấp mọi giá, người vốn xem trọng trận đấu nhất là Quan Siêu thật ra lại ít để ý thắng thua nhất.
Từ lúc hãy là một cậu nhóc tì, Quan Siêu đã hiểu được thắng thua và tình cảm lòng người chẳng liên can mấy đến nhau. Người bố vì muốn cãi thắng sẵn sàng động chân động tay là người thua cuộc lớn nhất trong gia đình của cậu ấy.
Quan Siêu không muốn mình giống bố.
Người có vẻ cứ đùa đùa giỡn giỡn cả đời như Quan Siêu, thật ra cậu ấy trước nay chỉ để tâm đến những khoảng thời gian vui vẻ, đầy tình cảm, cùng những người bạn ở trong khoảng thời gian ấy.
Cậu ấy mới đúng là người hiểu rõ ý nghĩa của chuyện thắng thua.
Hơn nữa, thắng lợi trong một phút một giờ, có khác gì hoa nở bốn mùa, chẳng thể giữ mãi.
Thắng đội lớp số 6 cũng chưa phải là đã giành quán quân.
Ngày hôm sau ra trận gặp lớp số 9, Ngũ Đức dẫn cả đội dốc hết sức chiến đấu, thế nhưng do kiệt quệ vì trận banh hôm trước, lại thiếu mất chủ lực, chúng tôi đã bị đội lớp số 9 cho một trận thua thảm hại.
Tưởng Dực cùng phe địch hôm qua là Quan Siêu, Trang Viễn, Liêu Tinh bốn người ngồi dàn hàng trên dãy ghế đầu khán đài, nhìn tỷ số từ từ bị kéo dãn, cùng đưa mắt chứng kiến chiếc cúp quán quân của giải đấu duy nhất thời đi học cấp 3 chẳng thuộc về bất cứ ai trong số các cậu ấy.
Giải bóng rổ toàn trường, các cậu ấy đều không là quán quân. Nhưng các cậu ấy không ai thua cuộc.
Bốn ông con trai tuy ngồi đấy tức mình, nhưng sau khi trận đấu kết thúc thì cùng đứng dậy đập tay với các bạn vừa ra sân. Họ ôm choàng lấy nhau, nói với nhau: "Chơi rất tuyệt!"
Thật sự là rất tuyệt.
Nếu bạn thật sự đã lớn, thì bạn chắc chắn hiểu rõ: Thắng thua chỉ là trong phút chốc, dù là tranh giành kịch liệt đến đâu đi nữa cũng luôn chỉ là chuyện của một lúc một thời khắc nhất định. Người có thể bình thản đối mặt với những điều này, ắt là đều đã từng dốc hết sức cố gắng.
Nay hoa nở mai hoa lại tàn, tuổi thanh xuân ngắn ngủi làm sao, thế nhưng, mỗi ngày mặt trời mọc lên đều là một ngày mới.
Hơn nữa, trải qua thắng thua, chúng ta vẫn hay thu gặt được những điều chưa từng nghĩ đến.
Sáng hôm sau ngày giải đấu kết thúc, xe đưa rước vừa xịch tới đỗ tại cổng trường, Trang Viễn cùng Quách Tĩnh còn đang bàn bạc phân chia ai cầm cặp ai đỡ Tưởng đại gia vào cổng, thì nghe có tiếng ồn ào cạnh đầu xe. Một chiếc xe đạp mới toanh đậu ngay chỗ cửa lên xuống.
Ba Quách Tĩnh tắt máy xe nhìn xuống, hỏi một câu: "Là tới tìm đứa nào trong mấy thằng bay đánh lộn?" Quan Siêu cười haha, nhảy xuống xe trước tiên: "Không phải đánh lộn, là cướp người."
Bên ngoài xe, cả một đám con trai đứng xúm đông xúm đỏ, Liêu Tinh vừa cắt đầu mới, mắt to mày rậm, trông cả người thẳng thớn hẳn. Cậu bạn một chân chống xuống đất, cười với Tưởng Dực nói: "Lên đi, từ hôm nay, tớ đón rước cậu đi học."
Nguyên cái xe đưa rước:...
Ở dưới xe rộ lên tiếng huýt sáo à ố tôi siêu quen thuộc. Tưởng Dực nghiến răng ken két: Khỏi cần!
"Ông chả có quyền quyết!" Quan Siêu cười ầm, mặc kệ câu chửi thề của Tưởng đại gia, vác người qua ấn lên ghế sau xe đạp, hươ cao tay: "Nghe hết đây! Khởi giá! Lên lớp học!"
"Đi đây!" Liêu Tinh co giò đạp như gió, cả một đám con (ngu) trai (ngốk) ùa nhau chạy nối đuôi vào trường.
Tôi vẫn còn đang đần ra, Minh Vũ thì đã cười đến ngạt cả thở, níu tay tôi mãi mới đứng thẳng lên được: "Mình nói chứ, hai ông tướng ấy đẹp đôi thật chứ chẳng chơi, thêm Quan Siêu nữa là đủ một nhà ba người."
Mấy chú chim tưởng tượng bay vòng vòng quay đầu tôi, hót dở đến là khiếp...
Cái gì với cái gì ấy chứ hả?
Trẻ con kết bạn thật quá là dễ dàng.
Tháng 8 năm đó, Tưởng Dực sinh nhật 16 tuổi, nhà muốn làm một bữa tiệc sinh nhật cho cậu ấy. Ba hỏi tôi: "Trừ các bạn tụi con ở xí nghiệp còn phải mời ai nữa không?"
"Còn." Tôi xoè tay ra đếm, "Băng Tinh, Giai Giao, Ngũ Đức, Lục Hằng, Vương Thần, ồ đúng rồi, Khâu Hàng nói cậu ấy đem cả chó đến nữa, được không ba?"
"Có gì mà không được? Vậy tổng cộng là thêm 6 bạn và một chú chó?" Tôi nhăn nhăn mũi, hơi không tình nguyện thêm một câu:
"Còn một bạn nữa..."
"Ai thế?" "Dạ, bạn ấy tên Liêu Tinh."
Liêu Tinh, người bạn mới của chúng tôi.
Năm ấy, chúng tôi lên cấp ba, có thêm thật nhiều bạn mới. Tháng cuối của năm lớp 10 đã đến như thế.
========
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.