Chương 2: Giang Nam đấu pháp
Trang Trang
18/04/2015
Vô tình chàng rơi vào kế hoạch của em, ai mà biết được từ đó trở đi ai tính toán hơn ai? Nhìn bóng áo xanh của chàng thấp thoáng trong rừng mai, em mỉm cười thầm nghĩ, lần này em đâu có chạy tới tìm chàng.
Tháng hai đầu xuân, dương liễu xanh rì.
Núi Mai hoa nở trắng trời, trên núi người dạo chơi đông như mắc cửi. Dưới chân núi, thuyền hoa qua lại trên hồ Tiểu Xuân, tiếng trúc reo du dương trong gió.
Mưa xuân lất phất, không làm ướt áo người dự hội. Trời xuân lành lạnh càng lưu giữ lâu hơn hương sắc hoa mai. Mặt hồ mờ ảo như sương như khói, phong cảnh Giang Nam như vẽ là đây.
Thấp thoáng phía rừng mai bên hồ có một túp lều cỏ. Bên ngoài là hàng rào tre, cửa gỗ khép chặt. Bốn mặt lều không xây tường, chỉ dùng mành trúc để ngăn đôi túp lều. Gian trong nhìn ra hồ, qua mành trúc thấy thấp thoáng bóng một người con gái, váy trắng dài quét đất, có một thị tỳ đang pha trà và một thị tỳ khác ngồi bên cạnh.
Mưa càng lúc càng to, bóng nước nổi trắng mặt hồ, từng cơn gió lạnh thổi đung đưa mành trúc.
Hương trà cuối cùng cũng tỏa ra ngào ngạt, xen lẫn hương mai thoang thoảng trong tiết mưa se lạnh, mê hoặc lòng người.
Bỗng có tiếng người gọi, giọng khá gấp gáp phía bên ngoài mành trúc: “Đột nhiên mưa to, xin lỗi quấy rầy chủ nhà! Không biết có thể cho tiểu nhân và công tử mượn tạm hiên nhà trú mưa?”.
Cô nương áo trắng khẽ gật đầu, thị tỳ đang pha trà đặt chiếc ấm trên tay xuống, vén rèm, căng ô, vội vã ra ngoài mở cửa.
Bên ngoài cánh cửa, một chủ một tớ ướt sũng nước mưa. Vị công tử mặc áo xanh, khuôn mặt thanh tú, chắp tay sau lưng đứng bên cổng gỗ ung dung nhìn về phía rừng mai bàng bạc xa xa, miệng mỉm cười như đang đứng giữa tiết xuân nắng đẹp chứ không phải tiết mưa se lạnh đầu xuân. Người thư đồng thì đang rụt cổ so vai, đưa chiếc tay nải lên đầu tránh mưa, đôi mắt đen hấp háy nhìn chiếc cổng gỗ trông chờ.
Cửa gỗ mở ra, một giai nhân dịu dàng đứng đó, bên tai vọng lại tiếng cười như tiếng chuông gió: “Mời công tử vào!”. Nói xong, Yên Nhiên giương ô quay vào lều cỏ.
Người thư đồng bỗng như mất hồn, quên cả những lờí dạy dỗ thường ngày của công tử, vượt lên trước cả công tử mà đi theo cô gái. Công tử áo xanh người ướt sũng, nhưng bước chân vẫn không vội vàng, còn kịp lườm thư đồng một cái, khẽ lắc đầu, khuôn mặt đầy vẻ bất lực, nhưng ánh mắt lại nhìn nàng thị tỳ xinh đẹp từ đầu tới chân, thầm nghĩ trong lòng, đúng là Giang Nam sinh mỹ nhân, ngay cả gõ cửa nhờ trú mưa cũng gặp được một cô gái xinh đẹp nhường này.
Bước vào lều cỏ, người thị tỳ xinh đẹp mang đến một chiếc chậu lửa, giọng thánh thót: “Ở đây sơ sài, mời công tử dùng thứ này hong khô áo”.
Công tử áo xanh vội vã chắp tay tạ ơn: “Đa tạ cô nương. Tránh được cơn mưa là tốt lắm rồi”. Điệu bộ chắp tay tôn kính vô cùng chân thành khiến người nhận lễ không khỏi thấy có cảm tình với chàng.
“Công tử ngồi nghỉ, Yên Nhiên đi lấy chút rượu. Mưa xuân, nhưng ướt người cũng khó chịu lắm”. Yên Nhiên nhoẻn miệng cười, đi vào phía nhà bếp, không lâu sau mang ra một vò Hoa Điêu và mấy món ăn.
Thư đồng vội vã nhận lấy, thành tâm muốn tiếp cận Yên Nhiên, miệng gọi tỷ tỷ ngọt như mía lùi. Ánh mắt lanh lẹ lướt qua một vòng, nhìn thấy cái bóng trắng phía trong mành trúc, cười nói: “Tỷ tỷ tên hay thật đấy, Yên Nhiên, Yên Nhiên nhất tiếu tả khuynh thành[1]!”.
[1] Yên Nhiên cười một cái là nghiêng thành.
Yên Nhiên nghe vậy, đỏ mặt ngượng ngùng lại càng thêm phần xinh đẹp, lườm thư đồng một cái rồi vén mành, mất hút vào gian trong.
Vào thoáng giây mành trúc mở ra, để lộ bàn tay cô gái áo trắng đang bưng chén trà. Bàn tay thanh mảnh như lan trắng ngần.
“Tín Nhi!”. Công tử áo xanh thoáng thấy bàn tay ấy mà mí mắt giật giật, không hiểu sao đột nhiên lại nghĩ tới bàn tay mảnh dẻ nõn nà của cô gái hái sen. Chàng chau mày nạt Tín Nhi, đoạn lại tươi cười quay vào mành trúc chắp tay nói: “Thư đồng lỗ mãng tiểu thư đừng trách. Ơn cho tránh mưa, Đỗ Hân Ngôn xin đa tạ”.
Cái bóng sau mành trúc thoáng run rẩy, một giọng nói thẹn thùng, run run, như không thể tin vào tai mình vang lên: “Lẽ nào lại là Tiểu Đỗ Kinh Thành?”.
Đỗ Hân Ngôn giật mình, mặt mày hớn hở: “Không dám, chính là tại hạ”.
“Yên Nhiên, đổi rượu ngon! Tiếp đãi công tử cho chu đáo!”. Giọng nói của tiểu thư áo trắng lập tức trở nên vội vã, nhưng vẫn không mất vẻ yêu kiều ngọt ngào, tiếng nói thanh thanh xen lẫn chút thẹn thùng.
“Vâng, tiểu thư!”. Yên Nhiên cười đáp, mang vò rượu Hoa Điêu trên bàn đi, không lâu sau lại đem đến một chiếc bình gốm màu đen, phải dùng khăn tay bọc lại, rõ ràng rượu đang còn nóng.
Mở chiếc nút đất, rót ra chén, rượu sánh như mật, màu như hổ phách, thơm nức mũi.
Mặt mũi thư đồng đã ngây ngất, trong mắt Đỗ Hân Ngôn thoáng tia kinh ngạc, vội hỏi: “Đây chính là rượu Túy Xuân Phong của Ninh gia ở Thiệu Hưng?”.
“Tiểu Đỗ Kinh Thành bình rượu, ngâm thơ, múa kiếm, thổi tiêu, món nào cũng tài, phải mời uống Túy Xuân Phong”. Giọng nói mang vẻ ái mộ kín đáo.
Đỗ Hân Ngôn nghe âm cuối cũng cảm thấy mềm người, khẽ thở dài đáp: “Rượu say gió xuân, ngọc nữ càng say lòng người, chỉ tiếc là vẫn bị ngăn bởi tấm mành trúc, cách trở trong ngoài!”.
Tiểu thư áo trắng nghe thấy câu này cũng cảm thấy run rẩy, khẽ vuốt cánh tay nổi da gà, ai oán nói: “Công tử Tiểu Đỗ tài hoa nổi tiếng khắp kinh thành, không biết bao nhiêu ngọc nữ đã ngất ngây vì công tử. Cơn mưa bữa nay là cái duyên gặp gỡ. Mành trúc vừa hay tránh gặp công tử rồi lại tương tư!”.
Đỗ Hân Ngôn bưng bát rượu thừ người ra, cuối cùng lại đặt bát rượu xuống lẩm bẩm: “Hóa ra Túy Xuân Phong lại có vị chua!”.
Tiểu thư áo trắng thấy chàng không uống, biết là chàng đã nhận ra mình. Khẽ nhấp một ngụm trà, tiểu thư áo trắng đổi sang giọng nói lạnh lùng kiêu ngạo ở núi Lạc Phong và trong Tích Thúy Viên, thong thả đáp: “Chua đâu mà chua, rõ ràng là Đỗ công tử nói trong rượu có độc!”.
Đỗ Hân Ngôn nhìn chằm chằm vào mành trúc, ánh mắt mông lung, hồi lâu mới cười đáp: “Thẩm Tiếu Phi, Thẩm đại tiểu thư, đây là lần thứ mấy tiểu thư bỡn cợt tại hạ rồi? Nếu tiểu thư đã tốn công dò la tung tích của tại hạ thì cớ gì còn phải ngăn chiếc mành trúc, để tại hạ gặp mặt xin lỗi thì sao?”. Nói xong thì cất bước định đi vào bên trong.
“Công tử mà vào, ta sẽ nhảy xuống hồ”. Thẩm Tiếu Phi cười đáp.
Đỗ Hân Ngôn vẫn không dừng bước, khuôn mặt tươi cười: “Thế sao được? Tại hạ và Thẩm tướng cùng là mệnh quan triều đình mà lại ép tiểu thư phải nhảy xuống hồ, tin này đồn ra ngoài, không phải là tổn hại đến thanh danh của tiểu thư sao?”.
Đỗ Hân Ngôn đã chạm tay vào chiếc mành, bóng trắng bên trong liền đi ra phía hồ. Chàng giật mình, phi thân lướt đến thì trước mặt một ánh kiếm lao tới, nhanh và hiểm, chính là Vô Song, bất đắc dĩ chàng phải lùi lại phía sau. Chỉ thấy Thẩm Tiếu Phi như bay xuống mặt hồ.
Đến khi Đỗ Hân Ngôn giật tấm mành trúc xuống, chân mới cất bước, đã phải xoay người lùi về phía sau, tình thế trước mắt thật khiến chàng dở khóc dở cười.
Lúc này phía trong mành trúc chỉ còn mặt hồ mênh mang, hóa ra lúc nãy là con thuyền đậu sát bờ, cách tấm mành trúc nên tưởng là một gian nhà.
Con thuyền nhỏ tách ra khỏi lều cỏ, chỉ trong chớp mắt đã trôi xa đến mười mấy trượng. Thẩm Tiếu Phi mang mạng che mặt, mặc áo choàng, giương ô đứng ở mũi thuyền ngắm cảnh mặt hồ sương khói, chẳng thèm nhìn đến họ. Bên cạnh nàng là Yên Nhiên và Vô Song tay cầm trường kiếm, chằm chằm nhìn họ.
Đỗ Hân Ngôn nhìn theo bóng dáng của Tiếu Phi đứng trong sương khói lãng đãng của mặt hồ, đẹp như một bức tranh, bất giác ngây người. Bỗng chàng ngửi thấy mùi khét, quay lại thì thấy phía nhà bếp của lều cỏ, lửa đã bốc thành ngọn, mùi dầu bốc lên, rõ ràng trước khi dựng thành lều, trúc đã tẩm qua dầu. Lửa theo thế gió bùng lên, Đỗ Hân Ngôn vội vã dẫn theo Tín Nhi nhảy ra khỏi lều, không lâu sau, lều cỏ đã bị thiêu rụi.
“Thật quá hống hách, thà đốt nhà còn hơn để chúng ta có chỗ trú chân!”. Tín Nhi giận dữ nói.
Đỗ Hân Ngôn thoáng cười nhăn nhó, nhìn Thẩm Tiếu Phi đứng trên thuyền, lẩm bẩm: “Cô nương này coi thường luật pháp, năm lần bảy lượt ra tay với mệnh quan triều đình. Ta có nên mời nàng về Giám Sát Viện một chuyến không nhỉ?”.
Trên mặt hồ vọng lại tiếng mắng của Yên Nhiên: “Tự mình xông vào, còn trách ai? Tiểu thư nhà ta mang rượu ngon đãi ngươi, ngươi lại nói là tiểu thư hạ độc? Chó cắn Lã Động Tân[2]không biết lòng người tốt! Thà đốt lều cỏ còn hơn để chủ tớ nhà ngươi có chỗ tránh mưa! Đáng đời các ngươi bị ướt như chuột lột!”.
[2] Người đời sau dùng tích “Chó cắn Lã Động Tân” để chỉ bản thân vô duyên vô cớ gặp phải những chuyện làm ơn mà mắc oán.
Chủ tớ Đỗ Hân Ngôn im lặng đứng dưới rừng mai trong màn mưa, mặc cho mưa rơi ướt áo.
Tín Nhi nhìn theo con thuyền nhỏ đang dần mất hút, rụt cổ run lên vì rét, nghi ngờ hỏi: “Công tử, có thật là đại tiểu thư nhà họ Thẩm không? Cũng lạ thật đấy, chưa đầy nửa năm mà đã gặp Thẩm tiểu thư đến bốn lần? Ra khỏi kinh thành cũng vẫn còn gặp, chẳng lẽ lại trùng hợp thế sao?”.
Đỗ Hân Ngôn nhìn theo con thuyền nhỏ, lim dim mắt.
Mỗi khi tâm trạng không vui, chàng lại có hành động này. Đứng nhìn Tín Nhi đang run lên vì rét, Đỗ Hân Ngôn nghĩ, gặp phải Thẩm Tiếu Phi thật là xúi quẩy.
Chiếc thuyền mất hút giữa mênh mang khói nước, bỗng Đỗ Hân Ngôn chạy lại chỗ lều cỏ, vội vàng tìm trong đám tro tàn, cuối cùng tìm được chiếc bình gốm màu đen, bên trong đã đầy những tro bụi. Đỗ Hân Ngôn thò tay vào trong lấy ra một chút bụi tro ướt, đưa lên mũi ngửi, vẻ mặt bỗng kỳ quái khác thường.
Trên thuyền, Tiếu Phi mỉm cười nhìn mặt hồ sương khói.
Yên Nhiên vẫn chưa hết bực mình, phùng má nói: “Hừ, hắn ta dám đề thơ nói tiểu thư không bằng Đinh Thiển Hà! Ướt như chuột lột cũng thật là đáng đời. Hôm nay rượu ngon không hạ độc cũng là dễ dàng cho hắn rồi!”.
Vô Song bình tĩnh nói: “Đỗ Hân Ngôn là cao đồ của Thiên Trì lão nhân, nếu đã nghi ngờ thì không dễ dàng mắc bẫy đâu”.
Dường như Tiếu Phi không nghe hai người nói, mắt vẫn mơ màng nhìn ra sông nước mênh mang.
Mặt hồ lãng đãng hơi sương, hai bên bờ núi xanh như chấm mực, văng vẳng đâu đây tiếng tiêu trên núi Lạc Phong, kỳ ảo mà thanh thản, bỏ lại phía sau những giàu sang quyền thế, những toan tính trong lòng, chỉ có tự do khoái hoạt. Nàng đứng yên đó, chiếc ô bằng giấy dầu không ngăn được mưa mù, áo choàng dày đã thấm ướt. Bờ hồ đã xa mờ, nhưng Tiếu Phi lại thấy dưới tán mai kia một bóng áo xanh mỉm cười với nàng.
Dương Châu là vùng sông đổ ra biển, là nơi Trường Giang, Hoài Hà hội tụ. Giang Nam cá gạo nhiều vô kể, gạo tiến cống hàng năm đều từ Dương Châu theo đường thủy vận chuyển đến kinh thành. Triều đình đã đặt ty lương vận đạo Giang Nam ở Dương Châu, trực thuộc sự quản lý của bộ Hộ. Vì nằm trong địa giới của đạo Giang Nam, nên cũng thuộc quyền quản lý của đốc phủ đạo Giang Nam.
Đỗ Hân Ngôn điều tra vụ án này, tất nhiên phải đến ty lương vận Giang Nam ở Dương Châu.
Nhưng chàng không đến ty lương vận ngay. Sau chỉ dụ của Minh đế, những nhân vật cốt cán của bộ Hộ và nha môn đốc phủ đạo Giang Nam đã điều tra ty lương vận trên dưới một lượt. Từ thu gom gạo nhập kho, chất hàng xuống thuyền, mỗi khâu đều đã được tra xét cẩn thận kỹ càng. Từ lúc xảy ra vụ án cho tới lúc Đỗ Hân Ngôn nhận lệnh của Minh đế đến Giang Nam điều tra đã nửa tháng trôi qua, cả bộ Hộ và nha môn đốc phủ Giang Nam đều chưa có bất cứ tin tức gì.
Đỗ Hân Ngôn đã đến ty lương vận ở kinh thành để tìm hiểu mọi chi tiết của việc gạo tiến cống vào bờ đến khi nhập kho, được biết ty lương khố kiểm tra chất lượng lương thảo khi nhận lương theo kiểu kiểm tra ngẫu nhiên, lấy que sắt chọc thủng bao đay bất kỳ để xem chất lượng gạo. Chỉ cần một chút lơ là của quan viên, gạo cũ gạo mốc để dưới đáy thuyền có thể dễ dàng lọt qua. Nếu tất cả các khâu thu gom lương thực, nhập kho đóng thuyền của ty lương vận Giang Nam đều theo đúng trình tự và đảm bảo chất lượng, thì vấn đề chính là khâu vận chuyển lương thực trên đường đi.
Đường thủy từ Dương Châu đến kinh thành có rất nhiều sông nhánh, sông ngòi hồ bến chằng chịt. Đỗ Hân Ngôn nghi ngờ số gạo tiến cống bị tráo ngay trên đường vận chuyển. Chàng nghiên cứu bản đồ, suy tính về hành trình vận chuyển lương thực, ánh mắt dừng lại ở nơi có tên là bãi Đá Đen.
Địa hình của bãi Đá Đen giống như một cây nhân sâm, từ dòng chính phân thành các dòng nhánh, từ các dòng nhánh lại phân tiếp thành những sông lớn ngòi nhỏ, mạng lưới phân bố giống như rễ chùm của cây nhân sâm, đường thủy ngoằn ngoèo như mê cung, giữa lại có bốn năm cái hồ nhỏ, thật là nơi ẩn mình tuyệt vời của đám thủy tặc.
Vừa hay Đỗ Hân Ngôn lại có một bằng hữu trên giang hồ là Vệ Tử Hạo, Đỗ Hân Ngôn đã từng nghe Vệ Tử Hạo nói bãi Đá Đen chính là nơi Tào bang đệ nhất bang phái trên sông nước ở đạo Giang Nam chiếm lĩnh, trong lòng lại thêm vài lần chắc chắn.
Giang hồ có những quy tắc của giang hồ. Người trong giang hồ nếu nhúng tay vào việc của triều đình thì không thể chỉ dựa theo những quy tắc trên giang hồ. Đỗ Hân Ngôn ngẫm nghĩ hồi lâu, dự định đích thân đi một chuyến đến bãi Đá Đen của Tào bang để nắm tình hình.
Phóng tầm mắt ra xa, bãi Đá Đen đường thủy ngang dọc, chim chóc bay lượn, lau sậy um tùm rậm rạp như chưa từng có sự hiện diện của con người.
Bên sông trơ trọi một quán trà, trên bếp có một ấm trà to, một nồi hấp bánh màn thầu. Trong quán có hai cái bàn vuông. Một ông cụ gầy còm mặc chiếc áo ngắn màu xám đang ngồi bên bếp xào rau, thấy có khách đến, liền vội vã phủi tay đứng dậy.
Đỗ Hân Ngôn ngồi xuống, xếp những chén trà trên bàn thành hình chữ phẩm[3]”.
[3] Chữ phẩm: 品.
“Khách quan còn đợi ai à?”. Ông già thấy họ chỉ có hai người, thắc mắc hỏi.
Đỗ Hân Ngôn mỉm cười: “Đợi người, đợi một viên đá đen ở bãi Đá Đen”.
“Xin hỏi quý tính của công tử?”.
Đỗ Hân Ngôn lấy đũa chấm vào nước chè rồi vẽ lên bàn một thanh kiếm, mũi kiếm cong cong như vầng trăng, chính là ký hiệu của Vệ Tử Hạo.
Ông già nở nụ cười, chắp tay nói: “Hóa ra là Vệ thiếu hiệp, nghe danh đã lâu”.
Ông già lấy ra một cây tiêu trúc nhỏ, dài một tấc, màu xanh biếc dễ thương, hướng về phía bãi lau thổi, nghe như tiếng của bầy chim lội nước đang ở đâu đây, chẳng bao lâu, từ trong bãi lau sậy xuất hiện một con thuyền nhỏ.
Đỗ Hân Ngôn và Tín Nhi đang định lên thuyền thì ông lão cười giả lả ngăn lại: “Mời Vệ thiếu hiệp lên thuyền một mình”.
Đỗ Hân Ngôn nói với Tín Nhi: “Ngươi về quán trọ trước đi”. Nói xong cầm tay nải lên thuyền.
Cô nương chèo thuyền khoảng mười sáu, mười bảy tuổi, thân hình mảnh mai, mặc một chiếc áo ngắn màu xanh, váy đồng màu. Quanh năm sống nơi sông nước mặt cô cũng sạm đen thô ráp, phía dưới tóc mái hỉ nhi là đôi mắt sáng màu đen rạng rỡ có thần.
Cô nương chèo thuyền cười với Đỗ Hân Ngôn, mũi nhăn lại, giống như mặt hồ lăn tăn gợn sóng. Cô gái huơ tay ra hiệu cho Đỗ Hân Ngôn ngồi yên. Hóa ra là một cô gái câm. Đỗ Hân Ngôn vốn định dò la chút ít tin tức từ cô gái chèo thuyền, gặp tình huống này trong lòng không nén được vài phần tiếc nuối.
Cô nương chèo thuyền chống sào, con thuyền lao vút đi như mũi tên về phía bãi lau. Khi cô nhấc cây sào, tay áo tuột xuống, lộ ra cổ tay trắng nõn, rõ ràng là vì ít dãi nắng dầm mưa.
Cô gái còn đeo cả mấy cái vòng bạc ở cổ tay. Đỗ Hân Ngôn bất giác nhớ tới dáng hình Thẩm Tiếu Phi biến thành cô gái hái sen bên bờ Cừ Phù, khuôn mặt bỗng thoáng một nét cười. Cho dù là cô gái hái sen hay cô gái miền sông nước, chàng cảm thấy vẻ tự nhiên này hơn hẳn những tiểu thư quý tộc diễm lệ chốn kinh thành.
Phía xa xa từng đàn cò trắng và chim chóc bay lượn, đất trời yên ắng chỉ còn lại tiếng gió, Đỗ Hân Ngôn bỗng cảm thấy nhẹ nhõm như đang ở biệt viện trên núi Lạc Phong. Chàng đứng sau cô gái chèo thuyền, bất ngờ buông một câu hỏi: “Cô nương tên gì?”.
Cô nương chèo thuyền cũng không quay đầu lại. Đỗ Hân Ngôn khẽ nhún vai, xem ra đúng là một cô gái câm.
Cây sào trúc đưa qua đưa lại, con thuyền nhỏ lướt nhẹ như bay trên dòng nước. Lòng sông lúc rộng lúc hẹp, thuyền nhỏ đi giữa bờ lau san sát, quay lại đã chẳng thấy bờ. Những chiếc lá héo rũ của mùa đông năm ngoái còn chưa kịp rụng hẳn, những chiếc lá non đã trổ nhánh đâm cành. Những đám lau sậy này không biết đã ăn sâu bám rễ bao nhiêu năm nay, rậm rạp như hai bức tường ăn cả vào dòng nước. Nhìn qua, con thuyền nhỏ như lao vào lau sậy, nhưng chỉ chống cây sào một cái, con thuyền khéo léo rẽ vào một dòng nước mới.
Cô nương chèo thuyền có vẻ rất thẹn thùng, thỉnh thoảng lại mím môi quay lại nhìn trộm, lần nào cũng gặp phải ánh mắt tươi cười của chàng công tử áo xanh. Sắc hồng thoáng qua gò má, cô lại thẹn thùng quay đi, nhịp thuyền càng cuống, thuyền trôi càng nhanh.
Con thuyền đi vào một dòng nước khác, phía trước mũi thuyền xuất hiện một đám cỏ nước, bên trên có hai con chim non mới sinh đang kêu chiêm chiếp tìm mẹ. Cô gái dừng tay chèo, mặc cho thuyền từ từ trôi đến gần, cúi xuống kéo bè cỏ nước lại, rồi nhìn qua bốn phía, nghe thấy phía bên kia tiếng chim mẹ gọi con, khuôn mặt cô gái càng thêm phần lo lắng.
Bên ngoài đám lau sậy bên kia dày đặc cỏ nước, một con chim mẹ đang rối rít tìm gọi con.
Hai con chim nhỏ trong bè cỏ nước chỉ vừa mới mọc lông tơ, chiêm chiếp gọi mẹ, ngơ ngác ngước hai con mắt tròn như hạt đậu ríu rít bên nhau. Cô gái chèo thuyền lại gần, cỏ nước quá dày, kết thành bè ngăn thuyền lại. Cô thở dài, chèo thuyền quay lại chỗ cũ, đưa hai con chim đặt vào đám lau sậy bên thuyền, nhưng vẫn lưu luyến không nỡ chèo thuyền đi.
Đỗ Hân Ngôn vẫn im lặng đứng nhìn, thấy cô gái không nỡ rời đi thì thở phào nhẹ nhõm, cảm thấy mình đã quá đa nghi, đâu nhất thiết phải phòng bị một cô gái nhân hậu thế này, hơn nữa, chàng quan sát từ đầu đến giờ, đúng là cô gái này không hề biết võ công.
“Để ta đưa chúng về tổ”. Đỗ Hân Ngôn nhấc đám cỏ nước lên, nhìn sang bên kia, vận nội lực, bóng áo xanh bay vèo đi.
Chàng đặt đám cỏ nước có hai con chim xuống, lại nhờ vào lực nổi của bè cỏ nước quay về chỗ cũ, đáp nhẹ xuống thuyền. Giày và vạt áo ướt nước, nhưng chàng không hề bận lòng, mỉm cười tươi tắn: “Nhìn xem, mẹ con chúng đã tìm thấy nhau rồi”.
Cô gái chèo thuyền ngạc nhiên nhìn chàng, chớp chớp mắt, như cảm động mà không nói lên lời. Cô gái chỉ chỉ vào đôi giày và vạt áo bị ướt của chàng như muốn nói điều gì.
“Không sao, một lúc sẽ khô ngay thôi”. Đỗ Hân Ngôn nhìn cô gái, cảm thấy hơi buồn cười, cứ như thể chàng vừa làm được một việc trọng đại.
Cô gái chèo thuyền cười với chàng, gắng sức chèo, con thuyền trôi đi theo dòng nước. Phía trước đột nhiên sáng lên, cuối cùng con thuyền cũng ra khỏi bờ lau, những bãi bồi phía xa trông như những chiếc gối màu xanh nổi lên trên mặt sông. Lòng sông cũng rộng ra nhiều, tầm mắt cũng khoáng đạt hơn.
Cô gái nhảy xuống thuyền, buộc dây thừng vào một tảng đá trên bờ, rồi cầm theo chiếc tay nải trên thuyền. Cô chỉ vào đôi giày ướt huơ tay ý muốn nói chàng nhóm lửa hong khô quần áo rồi hẵng đi, còn giơ cả cái tay nải bên trong có vài cái bánh bao và một bình rượu cho chàng xem.
Giày ướt, đương nhiên rất khó chịu, vả lại, cô gái đã chèo thuyền cả một canh giờ, mái tóc hỉ nhi trước trán đã ướt sũng mồ hôi, khuôn mặt đỏ ửng, cũng nên nghỉ ngơi một chút.
Bãi bồi này không lớn, rộng gần mười trượng, dài khoảng mấy trượng. Xung quanh là từng đám lau sậy, ở giữa là bãi cỏ xanh mướt. Nhìn ra bên ngoài, những đám lau sậy thưa thớt nối tiếp nhau tạo thành một tấm thảm màu xanh nhạt, những lớp lá mới lên thay thế lớp lá cũ héo rũ khiến người ta cảm nhận rõ một mùa xuân mới đang đến.
Cô gái chèo thuyền lấy một chiếc liềm nhỏ, cắt lau sậy héo nhóm lửa. Cô đặt tay nải trên cỏ, bên trong có mấy chiếc bánh bao trắng tinh, một gói cá khô nhỏ, một nắm đậu khô, còn có cả một bình rượu nhỏ.
Đỗ Hân Ngôn tháo giày tất đặt cạnh đống lửa, thấy cô gái chèo thuyền cầm chiếc bánh bao đi ra phía xa, biết là cô xấu hổ không dám nhìn chàng trai lạ để chân trần. Chàng ngửa cổ uống một ngụm rượu, hơi ấm lan tỏa trong bụng, bất giác lên tiếng: “Rượu này ngon thật đấy”.
Cô gái chèo thuyền cắn miếng bánh bao quay đầu lại nhìn, có vẻ rất vui khi thấy chàng công tử áo xanh thích thú như vậy.
Đỗ Hân Ngôn cũng cười to. Một bình rượu nháy mắt đã hết veo, dưới ánh nắng ấm áp, bãi cỏ lau yên tĩnh, một cô nương dịu dàng nhân hậu, chàng bỗng có cảm giác muốn ngủ một giấc thật say. Đỗ Hân Ngôn thoài mái nằm trên thảm cỏ, nhắm mắt lại, cảm giác buồn ngủ ập đến. Chàng muốn mở mắt ra, nhưng mí mắt nặng tựa ngàn cân. Chàng cố gắng để mở mắt, nhưng chỉ nhìn thấy toàn một màu đen.
Cô gái chèo thuyền bóc lớp mặt nạ, lộ ra khuôn mặt xinh đẹp đi đến lay lay Đỗ Hân Ngôn nhưng chàng không có phản ứng gì. Vô Song lại rút cây trâm gỗ trên đầu xuống, không ngần ngại đâm thẳng vào tay của Đỗ Hân Ngôn, nhưng chàng vẫn không có phản ứng gì.
Nàng lặng lẽ nhìn Đỗ Hân Ngôn, biết là người này không thể tỉnh lại ngay mới thở phào, lại quay xuống nhìn kỹ thêm.
Khuôn mặt Đỗ Hân Ngôn đắm trong nắng vàng rạng rỡ và yên tĩnh.
Vô Song nhìn một hồi lâu, rồi đứng dậy rút từ trong áo ra một cây sáo dài khoảng một tấc, làm từ trúc xanh biếc, đưa lên miệng thổi, nghe như tiếng của bầy chim lội nước đang ở đâu đây. Lát sau, lại một con thuyền rẽ lau sậy tiến vào, Thẩm Tiếu Phi áo trắng bay trong gió, thư thái đứng ở đầu thuyền.
“Ngươi và Yên Nhiên ở trên thuyền đợi ta”. Nàng xuống thuyền, nhìn về phía Đỗ Hân Ngôn đang nằm trên cỏ, cười híp cả mắt.
Yên Nhiên đẩy thuyền ra, ẩn vào trong đám lau sậy. Từng lớp lau sậy dày đặc che mất tầm nhìn của Vô Song, nàng buột miệng hỏi: “Một mình tiểu thư ở đấy, liệu có nguy hiểm không?”.
Yên Nhiên cười đáp: “Ngươi đã bỏ thuốc mê người ta, còn sợ gì tiểu thư nguy hiểm? Có việc gì, tiểu thư sẽ thổi tiêu báo với chúng ta. Vô Song, theo ta thì tiểu thư nhà chúng ta có đến tám phần là thích Đỗ công tử rồi!”.
Vô Song nhìn chằm chằm về phía trước, không hỏi gì thêm.
“Vô Song, đừng nói với tiểu thư là ta nói thế nhé, ta cũng chỉ đoán thôi”. Yên Nhiên lè lưỡi, cười nghịch ngợm.
Tiếu Phi ngồi trên bãi cỏ, ngón tay nhẹ nhàng đưa trên hàng lông mày của Đỗ Hân Ngôn. Từng ngón tay thanh mảnh của nàng đùa với hàng lông mi như đang gảy đàn, nàng lẩm bẩm: “Hàng mi dài quá, chàng có biết mắt chàng rất có thần không?”.
Ngón tay tiếp tục đưa xuống sống mũi, dừng lại bên bờ môi, “Chàng thổi tiêu hay lắm, lẽ nào trong lòng chàng cũng cảm thấy cô đơn?”. Giọng nói của nàng thật nhẹ nhàng, êm ả như tiếng suối.
Đỗ Hân Ngôn vẫn ngủ rất say, Tiếu Phi cũng không nói gì thêm, ngồi bên cạnh lặng lẽ ngắm chàng. Ánh nắng ấm áp, gió cũng ấm áp, nàng bó gối ngồi bên chàng, nền trời trong vắt không một gợn mây, yên tĩnh đến mức nghe thấy cả tiếng trái tim mình.
“Chàng ngủ say thế này, em có làm gì chàng cũng không biết được đâu”. Tiếu Phi như tự cổ vũ mình, nàng quay đầu nhìn về hướng con thuyền nhỏ rời đi lúc nãy, từng lớp lau sậy um tùm đã che kín tầm nhìn, Tiếu Phi bỏ mạng che mặt, cúi xuống khẽ chạm vào môi Đỗ Hân Ngôn, cảm giác ấm mềm, nàng ngẩng đầu lên ngay, khuôn mặt vô cùng rạng rỡ.
“Chàng là của em! Không ai tranh được của em!”. Nàng cười mãn nguyện, rồi lại quay lại nhìn Đỗ Hân Ngôn thêm một lúc nữa, nàng nói thật khẽ: “Em thật muốn thế này mãi, tiếc là chàng sắp tỉnh rồi”.
Nàng bắt đầu lấy hết mọi thứ trong hầu bao của Đỗ Hân Ngôn, nhặt chiếc lệnh bài giám sát ngự sử ty Giang Nam cười đắc ý.
Tiếu Phi cất tấm lệnh bài, gói lại chỗ đồ ăn để mang đi, lại còn cười hi hi nói: “Xin lỗi, công phu của chàng cao thâm thế, đói một chút cũng không vấn đề gì. Em chỉ giữ chàng ở đây vài hôm để sử dụng tấm lệnh bài này thôi. Cho dù ngày ngày em nhớ mong chàng, em cũng có thể ra tay hại chàng. Vì trước khi em thích chàng, em đã nhận lời giúp Tam điện hạ, giờ không rút lại được. Đến khi Tam điện hạ có được giang sơn, em có được quyền thế, thì chàng sẽ không thoát khỏi tay em đâu”.
Nàng giơ tay ra nắm lấy ánh nắng, cảm giác tâm trạng phơi phới. Đi được vài bước nàng lại quay lại, để lại một cái bánh màn thầu, thuyết phục chính mình: “Để lại một cái vậy, em cũng chẳng tốt gì đâu, ăn không no thì càng đói!”.
Tiếu Phi lấy tiêu trúc ra gọi Yên Nhiên và Vô Song, nàng lên thuyền, lưu luyến nhìn Đỗ Hân Ngôn đang nằm trên bãi cỏ, rồi khẽ thở dài nói: “Hắc bang chủ chắc đợi lâu lắm rồi, chúng ta đi thôi”.
Vô Song cầm lấy cây sào từ tay Yên Nhiên, ra sức chèo, con thuyền lướt đi như bay. Nửa canh giờ sau, thuyền nhỏ ra khỏi đầm lau sậy, phía trước đã có một con thuyền đang đợi sẵn.
Đứng ở đầu thuyền là một người đàn ông trung niên cao to, nước da đen sạm, râu ria tua tủa, ánh mắt ngời sáng có thần, cực kỳ uy vũ.
Hai thuyền áp sát lại gần nhau, Tiếu Phi cười nói: “Đa tạ Hắc bang chủ giúp đỡ, Tiếu Phi sẽ ghi nhớ tấm chân tình này, còn về Đỗ đại nhân, tôi cũng chỉ muốn giữ Đỗ đại nhân ở bãi Đá Đen vài ngày, nên Hắc bang chủ cứ để Đỗ đại nhân đi. Nếu sau năm ngày, Đỗ đại nhân vẫn còn ở bãi Đá Đen, phiền Hắc bang chủ đưa Đỗ đại nhân vào bờ”.
Hắc Liên Hổ cười sảng khoái: “Thẩm tiểu thư không biết võ công mà vẫn giữ chân được cao đồ của Thiên Trì lão nhân, Hắc mỗ thật lòng khâm phục. Thẩm tiểu thư cứ yên tâm, Tào bang quyết không nuốt lời”.
Thuyền của Tiếu Phi rời đi, tiến về phía bờ, Hắc Liên Hổ mới quay lại thủy trại ở bãi Đá Đen, lúc này, vị hán tử chèo thuyền mới hỏi: “Bang chủ, cũng là người trong quan phủ, tại sao bang chủ lại giúp Thẩm tiểu thư mà không giúp Đỗ đại nhân?”.
Hắc Liên Hổ cười đáp: “Quan không bằng quản. Trần đại nhân đốc phủ doãn Giang Nam là môn sinh của Thẩm tướng, Đỗ đại nhân là quan ở kinh thành, cách chúng ta đến mười tám nghìn dặm. Trần đại nhân có thể ngồi yên ở ghế đốc phủ doãn thì Tào bang cũng không bị thiệt thòi. Chúng ta không giúp Thẩm tiểu thư mà là giúp Trần đại nhân! Ngươi thì hiểu cái gì!”.
Ánh chiều tà cuối cùng còn sót lại lấp lánh trên đám cỏ lau, sóng nước biếc xanh cũng sẫm dần theo thời gian. Ráng chiều đỏ tía phía chân trời đã xuất hiện vài gợn mây mù mỏng. Đống lửa đã tắt ngấm, chỉ còn lại đám tro tàn, mỗi cơn gió thổi đến, lại bay khắp nơi.
Đỗ Hân Ngôn đã tỉnh lại. Chàng lắc đầu, cảm thấy cơ thể vẫn không có gì khác biệt, giống như là ngủ một giấc trong ngày xuân ấm áp. Mọi việc dần dần hiện ra, hầu bao vẫn còn ngay bên cạnh, chỉ thiếu mỗi lệnh bài.
Chàng lấy một ít tro đưa lên mũi ngửi, quả nhiên là mê hương ở trong đống lửa. Không phải là nàng ta xấu hổ, mà là cố ý đứng ở đầu gió để tránh mê hương.
Bãi lau yên tĩnh đến nỗi chỉ còn lại tiếng gió thổi trong đêm, tiếng chim về tổ. Chàng căng mắt nhìn ra xa, mới thấy những bãi bồi mờ ảo khắp bốn phía, sắc trờỉ ngày càng tối dần. Chiếc áo xanh của chàng bị gió đêm thổi tung bay, Đỗ Hân Ngôn cũng trở thành một cái bóng mờ trong đêm tối, cho đến khi lẫn hẳn vào đêm đen.
Chàng cầm cái bánh màn thầu trong tay, xé nhỏ bỏ vào miệng. Bánh màn thầu trắng tinh, ngọt thơm tan dần trong miệng. Chàng ăn thật chậm rãi, thật trân trọng. Ăn xong thì phủi tay, cười thành tiếng, hai mắt sáng rực trong đêm.
Gió đêm bên sông càng lúc càng lạnh. Đỗ Hân Ngôn thong thả lấy từ trong hầu bao ra chiếc mồi lửa tinh xảo, đốt đống lau sậy khô để sưởi ấm.
Tào bang đã biết thân phận thật sự của chàng, vậy họ lấy lệnh bài của chàng làm gì? Chàng ngẩng đầu lên nhìn bầu trời, không có trăng, không đoán được phương hướng.
“Thế này mà giữ được ta sao?”. Đỗ Hân Ngôn tháo chiếc khuy ngọc ở đai lưng, lấy chiếc đai lưng màu xanh dài bốn tấc rộng một tấc, rũ cho phẳng. Hóa ra đây là một thanh nhuyễn kiếm, không có mũi và lưỡi, thân kiếm được ánh lửa chiếu sáng lấp lánh, loang loáng như ánh nước. Chàng tự cười mình: “Tử Hạo, huynh vẫn muốn được xem thanh kiếm của ta, đã đấu với ta hàng trăm lần mà chưa có cơ hội thấy nó, thật không ngờ, hôm nay ta lại dùng nó để cắt cỏ lau”.
Đến sáng hôm sau, chàng đã chuẩn bị được mấy chục bó lau, hai bàn tay rớm máu, ánh lửa bập bùng soi rõ khuôn mặt anh tuấn của chàng, khóe miệng vẫn thoáng một nét cười, chỉ có ánh mắt và hai hàng lông mày nhíu lại là nói rõ lòng chàng.
Mặt trời lên, Đỗ Hân Ngôn nhận ra phương hướng, thi triển khinh công, đến đoạn mặt nước rộng bèn vứt bỏ lau sậy xuống mượn lực đạp nước mà đi. Dù là như thế, nhưng cũng mấy lần rơi xuống nước, lộn đi lộn lại vài vòng trong bãi lau.
Ba ngày sau, Đỗ Hân Ngôn ướt lướt thướt vào được đến bờ. Chàng vừa mệt vừa đói, từ đằng xa đã nhìn thấy quán trà hôm trước, khói bếp cuộn vòng, Đỗ Hân Ngôn mỉm cười.
Trong quán không có một ai, trà nóng, bánh bao cũng nóng. Trên bàn là lệnh bài của chàng và cả một mảnh giấy, bên trên có dòng chữ nguệch ngoạc: “Tào bang mời khách, Đỗ đại nhân ăn ngon miệng”.
Đỗ Hân Ngôn cầm lệnh bài xem đi xem lại kỹ càng rồi cất vào trong người, đoạn ngồi xuống ăn như hổ đói. Ăn xong, chàng cho một mồi lửa thiêu rụi quán, rồi giật tấm rèm xanh xuống, lấy tro than viết như rồng bay phượng múa: “Trà thơm bánh ngon, tiếc là không có thịt”, rồi mới thong thả rời đi.
Tháng hai đầu xuân, dương liễu xanh rì.
Núi Mai hoa nở trắng trời, trên núi người dạo chơi đông như mắc cửi. Dưới chân núi, thuyền hoa qua lại trên hồ Tiểu Xuân, tiếng trúc reo du dương trong gió.
Mưa xuân lất phất, không làm ướt áo người dự hội. Trời xuân lành lạnh càng lưu giữ lâu hơn hương sắc hoa mai. Mặt hồ mờ ảo như sương như khói, phong cảnh Giang Nam như vẽ là đây.
Thấp thoáng phía rừng mai bên hồ có một túp lều cỏ. Bên ngoài là hàng rào tre, cửa gỗ khép chặt. Bốn mặt lều không xây tường, chỉ dùng mành trúc để ngăn đôi túp lều. Gian trong nhìn ra hồ, qua mành trúc thấy thấp thoáng bóng một người con gái, váy trắng dài quét đất, có một thị tỳ đang pha trà và một thị tỳ khác ngồi bên cạnh.
Mưa càng lúc càng to, bóng nước nổi trắng mặt hồ, từng cơn gió lạnh thổi đung đưa mành trúc.
Hương trà cuối cùng cũng tỏa ra ngào ngạt, xen lẫn hương mai thoang thoảng trong tiết mưa se lạnh, mê hoặc lòng người.
Bỗng có tiếng người gọi, giọng khá gấp gáp phía bên ngoài mành trúc: “Đột nhiên mưa to, xin lỗi quấy rầy chủ nhà! Không biết có thể cho tiểu nhân và công tử mượn tạm hiên nhà trú mưa?”.
Cô nương áo trắng khẽ gật đầu, thị tỳ đang pha trà đặt chiếc ấm trên tay xuống, vén rèm, căng ô, vội vã ra ngoài mở cửa.
Bên ngoài cánh cửa, một chủ một tớ ướt sũng nước mưa. Vị công tử mặc áo xanh, khuôn mặt thanh tú, chắp tay sau lưng đứng bên cổng gỗ ung dung nhìn về phía rừng mai bàng bạc xa xa, miệng mỉm cười như đang đứng giữa tiết xuân nắng đẹp chứ không phải tiết mưa se lạnh đầu xuân. Người thư đồng thì đang rụt cổ so vai, đưa chiếc tay nải lên đầu tránh mưa, đôi mắt đen hấp háy nhìn chiếc cổng gỗ trông chờ.
Cửa gỗ mở ra, một giai nhân dịu dàng đứng đó, bên tai vọng lại tiếng cười như tiếng chuông gió: “Mời công tử vào!”. Nói xong, Yên Nhiên giương ô quay vào lều cỏ.
Người thư đồng bỗng như mất hồn, quên cả những lờí dạy dỗ thường ngày của công tử, vượt lên trước cả công tử mà đi theo cô gái. Công tử áo xanh người ướt sũng, nhưng bước chân vẫn không vội vàng, còn kịp lườm thư đồng một cái, khẽ lắc đầu, khuôn mặt đầy vẻ bất lực, nhưng ánh mắt lại nhìn nàng thị tỳ xinh đẹp từ đầu tới chân, thầm nghĩ trong lòng, đúng là Giang Nam sinh mỹ nhân, ngay cả gõ cửa nhờ trú mưa cũng gặp được một cô gái xinh đẹp nhường này.
Bước vào lều cỏ, người thị tỳ xinh đẹp mang đến một chiếc chậu lửa, giọng thánh thót: “Ở đây sơ sài, mời công tử dùng thứ này hong khô áo”.
Công tử áo xanh vội vã chắp tay tạ ơn: “Đa tạ cô nương. Tránh được cơn mưa là tốt lắm rồi”. Điệu bộ chắp tay tôn kính vô cùng chân thành khiến người nhận lễ không khỏi thấy có cảm tình với chàng.
“Công tử ngồi nghỉ, Yên Nhiên đi lấy chút rượu. Mưa xuân, nhưng ướt người cũng khó chịu lắm”. Yên Nhiên nhoẻn miệng cười, đi vào phía nhà bếp, không lâu sau mang ra một vò Hoa Điêu và mấy món ăn.
Thư đồng vội vã nhận lấy, thành tâm muốn tiếp cận Yên Nhiên, miệng gọi tỷ tỷ ngọt như mía lùi. Ánh mắt lanh lẹ lướt qua một vòng, nhìn thấy cái bóng trắng phía trong mành trúc, cười nói: “Tỷ tỷ tên hay thật đấy, Yên Nhiên, Yên Nhiên nhất tiếu tả khuynh thành[1]!”.
[1] Yên Nhiên cười một cái là nghiêng thành.
Yên Nhiên nghe vậy, đỏ mặt ngượng ngùng lại càng thêm phần xinh đẹp, lườm thư đồng một cái rồi vén mành, mất hút vào gian trong.
Vào thoáng giây mành trúc mở ra, để lộ bàn tay cô gái áo trắng đang bưng chén trà. Bàn tay thanh mảnh như lan trắng ngần.
“Tín Nhi!”. Công tử áo xanh thoáng thấy bàn tay ấy mà mí mắt giật giật, không hiểu sao đột nhiên lại nghĩ tới bàn tay mảnh dẻ nõn nà của cô gái hái sen. Chàng chau mày nạt Tín Nhi, đoạn lại tươi cười quay vào mành trúc chắp tay nói: “Thư đồng lỗ mãng tiểu thư đừng trách. Ơn cho tránh mưa, Đỗ Hân Ngôn xin đa tạ”.
Cái bóng sau mành trúc thoáng run rẩy, một giọng nói thẹn thùng, run run, như không thể tin vào tai mình vang lên: “Lẽ nào lại là Tiểu Đỗ Kinh Thành?”.
Đỗ Hân Ngôn giật mình, mặt mày hớn hở: “Không dám, chính là tại hạ”.
“Yên Nhiên, đổi rượu ngon! Tiếp đãi công tử cho chu đáo!”. Giọng nói của tiểu thư áo trắng lập tức trở nên vội vã, nhưng vẫn không mất vẻ yêu kiều ngọt ngào, tiếng nói thanh thanh xen lẫn chút thẹn thùng.
“Vâng, tiểu thư!”. Yên Nhiên cười đáp, mang vò rượu Hoa Điêu trên bàn đi, không lâu sau lại đem đến một chiếc bình gốm màu đen, phải dùng khăn tay bọc lại, rõ ràng rượu đang còn nóng.
Mở chiếc nút đất, rót ra chén, rượu sánh như mật, màu như hổ phách, thơm nức mũi.
Mặt mũi thư đồng đã ngây ngất, trong mắt Đỗ Hân Ngôn thoáng tia kinh ngạc, vội hỏi: “Đây chính là rượu Túy Xuân Phong của Ninh gia ở Thiệu Hưng?”.
“Tiểu Đỗ Kinh Thành bình rượu, ngâm thơ, múa kiếm, thổi tiêu, món nào cũng tài, phải mời uống Túy Xuân Phong”. Giọng nói mang vẻ ái mộ kín đáo.
Đỗ Hân Ngôn nghe âm cuối cũng cảm thấy mềm người, khẽ thở dài đáp: “Rượu say gió xuân, ngọc nữ càng say lòng người, chỉ tiếc là vẫn bị ngăn bởi tấm mành trúc, cách trở trong ngoài!”.
Tiểu thư áo trắng nghe thấy câu này cũng cảm thấy run rẩy, khẽ vuốt cánh tay nổi da gà, ai oán nói: “Công tử Tiểu Đỗ tài hoa nổi tiếng khắp kinh thành, không biết bao nhiêu ngọc nữ đã ngất ngây vì công tử. Cơn mưa bữa nay là cái duyên gặp gỡ. Mành trúc vừa hay tránh gặp công tử rồi lại tương tư!”.
Đỗ Hân Ngôn bưng bát rượu thừ người ra, cuối cùng lại đặt bát rượu xuống lẩm bẩm: “Hóa ra Túy Xuân Phong lại có vị chua!”.
Tiểu thư áo trắng thấy chàng không uống, biết là chàng đã nhận ra mình. Khẽ nhấp một ngụm trà, tiểu thư áo trắng đổi sang giọng nói lạnh lùng kiêu ngạo ở núi Lạc Phong và trong Tích Thúy Viên, thong thả đáp: “Chua đâu mà chua, rõ ràng là Đỗ công tử nói trong rượu có độc!”.
Đỗ Hân Ngôn nhìn chằm chằm vào mành trúc, ánh mắt mông lung, hồi lâu mới cười đáp: “Thẩm Tiếu Phi, Thẩm đại tiểu thư, đây là lần thứ mấy tiểu thư bỡn cợt tại hạ rồi? Nếu tiểu thư đã tốn công dò la tung tích của tại hạ thì cớ gì còn phải ngăn chiếc mành trúc, để tại hạ gặp mặt xin lỗi thì sao?”. Nói xong thì cất bước định đi vào bên trong.
“Công tử mà vào, ta sẽ nhảy xuống hồ”. Thẩm Tiếu Phi cười đáp.
Đỗ Hân Ngôn vẫn không dừng bước, khuôn mặt tươi cười: “Thế sao được? Tại hạ và Thẩm tướng cùng là mệnh quan triều đình mà lại ép tiểu thư phải nhảy xuống hồ, tin này đồn ra ngoài, không phải là tổn hại đến thanh danh của tiểu thư sao?”.
Đỗ Hân Ngôn đã chạm tay vào chiếc mành, bóng trắng bên trong liền đi ra phía hồ. Chàng giật mình, phi thân lướt đến thì trước mặt một ánh kiếm lao tới, nhanh và hiểm, chính là Vô Song, bất đắc dĩ chàng phải lùi lại phía sau. Chỉ thấy Thẩm Tiếu Phi như bay xuống mặt hồ.
Đến khi Đỗ Hân Ngôn giật tấm mành trúc xuống, chân mới cất bước, đã phải xoay người lùi về phía sau, tình thế trước mắt thật khiến chàng dở khóc dở cười.
Lúc này phía trong mành trúc chỉ còn mặt hồ mênh mang, hóa ra lúc nãy là con thuyền đậu sát bờ, cách tấm mành trúc nên tưởng là một gian nhà.
Con thuyền nhỏ tách ra khỏi lều cỏ, chỉ trong chớp mắt đã trôi xa đến mười mấy trượng. Thẩm Tiếu Phi mang mạng che mặt, mặc áo choàng, giương ô đứng ở mũi thuyền ngắm cảnh mặt hồ sương khói, chẳng thèm nhìn đến họ. Bên cạnh nàng là Yên Nhiên và Vô Song tay cầm trường kiếm, chằm chằm nhìn họ.
Đỗ Hân Ngôn nhìn theo bóng dáng của Tiếu Phi đứng trong sương khói lãng đãng của mặt hồ, đẹp như một bức tranh, bất giác ngây người. Bỗng chàng ngửi thấy mùi khét, quay lại thì thấy phía nhà bếp của lều cỏ, lửa đã bốc thành ngọn, mùi dầu bốc lên, rõ ràng trước khi dựng thành lều, trúc đã tẩm qua dầu. Lửa theo thế gió bùng lên, Đỗ Hân Ngôn vội vã dẫn theo Tín Nhi nhảy ra khỏi lều, không lâu sau, lều cỏ đã bị thiêu rụi.
“Thật quá hống hách, thà đốt nhà còn hơn để chúng ta có chỗ trú chân!”. Tín Nhi giận dữ nói.
Đỗ Hân Ngôn thoáng cười nhăn nhó, nhìn Thẩm Tiếu Phi đứng trên thuyền, lẩm bẩm: “Cô nương này coi thường luật pháp, năm lần bảy lượt ra tay với mệnh quan triều đình. Ta có nên mời nàng về Giám Sát Viện một chuyến không nhỉ?”.
Trên mặt hồ vọng lại tiếng mắng của Yên Nhiên: “Tự mình xông vào, còn trách ai? Tiểu thư nhà ta mang rượu ngon đãi ngươi, ngươi lại nói là tiểu thư hạ độc? Chó cắn Lã Động Tân[2]không biết lòng người tốt! Thà đốt lều cỏ còn hơn để chủ tớ nhà ngươi có chỗ tránh mưa! Đáng đời các ngươi bị ướt như chuột lột!”.
[2] Người đời sau dùng tích “Chó cắn Lã Động Tân” để chỉ bản thân vô duyên vô cớ gặp phải những chuyện làm ơn mà mắc oán.
Chủ tớ Đỗ Hân Ngôn im lặng đứng dưới rừng mai trong màn mưa, mặc cho mưa rơi ướt áo.
Tín Nhi nhìn theo con thuyền nhỏ đang dần mất hút, rụt cổ run lên vì rét, nghi ngờ hỏi: “Công tử, có thật là đại tiểu thư nhà họ Thẩm không? Cũng lạ thật đấy, chưa đầy nửa năm mà đã gặp Thẩm tiểu thư đến bốn lần? Ra khỏi kinh thành cũng vẫn còn gặp, chẳng lẽ lại trùng hợp thế sao?”.
Đỗ Hân Ngôn nhìn theo con thuyền nhỏ, lim dim mắt.
Mỗi khi tâm trạng không vui, chàng lại có hành động này. Đứng nhìn Tín Nhi đang run lên vì rét, Đỗ Hân Ngôn nghĩ, gặp phải Thẩm Tiếu Phi thật là xúi quẩy.
Chiếc thuyền mất hút giữa mênh mang khói nước, bỗng Đỗ Hân Ngôn chạy lại chỗ lều cỏ, vội vàng tìm trong đám tro tàn, cuối cùng tìm được chiếc bình gốm màu đen, bên trong đã đầy những tro bụi. Đỗ Hân Ngôn thò tay vào trong lấy ra một chút bụi tro ướt, đưa lên mũi ngửi, vẻ mặt bỗng kỳ quái khác thường.
Trên thuyền, Tiếu Phi mỉm cười nhìn mặt hồ sương khói.
Yên Nhiên vẫn chưa hết bực mình, phùng má nói: “Hừ, hắn ta dám đề thơ nói tiểu thư không bằng Đinh Thiển Hà! Ướt như chuột lột cũng thật là đáng đời. Hôm nay rượu ngon không hạ độc cũng là dễ dàng cho hắn rồi!”.
Vô Song bình tĩnh nói: “Đỗ Hân Ngôn là cao đồ của Thiên Trì lão nhân, nếu đã nghi ngờ thì không dễ dàng mắc bẫy đâu”.
Dường như Tiếu Phi không nghe hai người nói, mắt vẫn mơ màng nhìn ra sông nước mênh mang.
Mặt hồ lãng đãng hơi sương, hai bên bờ núi xanh như chấm mực, văng vẳng đâu đây tiếng tiêu trên núi Lạc Phong, kỳ ảo mà thanh thản, bỏ lại phía sau những giàu sang quyền thế, những toan tính trong lòng, chỉ có tự do khoái hoạt. Nàng đứng yên đó, chiếc ô bằng giấy dầu không ngăn được mưa mù, áo choàng dày đã thấm ướt. Bờ hồ đã xa mờ, nhưng Tiếu Phi lại thấy dưới tán mai kia một bóng áo xanh mỉm cười với nàng.
Dương Châu là vùng sông đổ ra biển, là nơi Trường Giang, Hoài Hà hội tụ. Giang Nam cá gạo nhiều vô kể, gạo tiến cống hàng năm đều từ Dương Châu theo đường thủy vận chuyển đến kinh thành. Triều đình đã đặt ty lương vận đạo Giang Nam ở Dương Châu, trực thuộc sự quản lý của bộ Hộ. Vì nằm trong địa giới của đạo Giang Nam, nên cũng thuộc quyền quản lý của đốc phủ đạo Giang Nam.
Đỗ Hân Ngôn điều tra vụ án này, tất nhiên phải đến ty lương vận Giang Nam ở Dương Châu.
Nhưng chàng không đến ty lương vận ngay. Sau chỉ dụ của Minh đế, những nhân vật cốt cán của bộ Hộ và nha môn đốc phủ đạo Giang Nam đã điều tra ty lương vận trên dưới một lượt. Từ thu gom gạo nhập kho, chất hàng xuống thuyền, mỗi khâu đều đã được tra xét cẩn thận kỹ càng. Từ lúc xảy ra vụ án cho tới lúc Đỗ Hân Ngôn nhận lệnh của Minh đế đến Giang Nam điều tra đã nửa tháng trôi qua, cả bộ Hộ và nha môn đốc phủ Giang Nam đều chưa có bất cứ tin tức gì.
Đỗ Hân Ngôn đã đến ty lương vận ở kinh thành để tìm hiểu mọi chi tiết của việc gạo tiến cống vào bờ đến khi nhập kho, được biết ty lương khố kiểm tra chất lượng lương thảo khi nhận lương theo kiểu kiểm tra ngẫu nhiên, lấy que sắt chọc thủng bao đay bất kỳ để xem chất lượng gạo. Chỉ cần một chút lơ là của quan viên, gạo cũ gạo mốc để dưới đáy thuyền có thể dễ dàng lọt qua. Nếu tất cả các khâu thu gom lương thực, nhập kho đóng thuyền của ty lương vận Giang Nam đều theo đúng trình tự và đảm bảo chất lượng, thì vấn đề chính là khâu vận chuyển lương thực trên đường đi.
Đường thủy từ Dương Châu đến kinh thành có rất nhiều sông nhánh, sông ngòi hồ bến chằng chịt. Đỗ Hân Ngôn nghi ngờ số gạo tiến cống bị tráo ngay trên đường vận chuyển. Chàng nghiên cứu bản đồ, suy tính về hành trình vận chuyển lương thực, ánh mắt dừng lại ở nơi có tên là bãi Đá Đen.
Địa hình của bãi Đá Đen giống như một cây nhân sâm, từ dòng chính phân thành các dòng nhánh, từ các dòng nhánh lại phân tiếp thành những sông lớn ngòi nhỏ, mạng lưới phân bố giống như rễ chùm của cây nhân sâm, đường thủy ngoằn ngoèo như mê cung, giữa lại có bốn năm cái hồ nhỏ, thật là nơi ẩn mình tuyệt vời của đám thủy tặc.
Vừa hay Đỗ Hân Ngôn lại có một bằng hữu trên giang hồ là Vệ Tử Hạo, Đỗ Hân Ngôn đã từng nghe Vệ Tử Hạo nói bãi Đá Đen chính là nơi Tào bang đệ nhất bang phái trên sông nước ở đạo Giang Nam chiếm lĩnh, trong lòng lại thêm vài lần chắc chắn.
Giang hồ có những quy tắc của giang hồ. Người trong giang hồ nếu nhúng tay vào việc của triều đình thì không thể chỉ dựa theo những quy tắc trên giang hồ. Đỗ Hân Ngôn ngẫm nghĩ hồi lâu, dự định đích thân đi một chuyến đến bãi Đá Đen của Tào bang để nắm tình hình.
Phóng tầm mắt ra xa, bãi Đá Đen đường thủy ngang dọc, chim chóc bay lượn, lau sậy um tùm rậm rạp như chưa từng có sự hiện diện của con người.
Bên sông trơ trọi một quán trà, trên bếp có một ấm trà to, một nồi hấp bánh màn thầu. Trong quán có hai cái bàn vuông. Một ông cụ gầy còm mặc chiếc áo ngắn màu xám đang ngồi bên bếp xào rau, thấy có khách đến, liền vội vã phủi tay đứng dậy.
Đỗ Hân Ngôn ngồi xuống, xếp những chén trà trên bàn thành hình chữ phẩm[3]”.
[3] Chữ phẩm: 品.
“Khách quan còn đợi ai à?”. Ông già thấy họ chỉ có hai người, thắc mắc hỏi.
Đỗ Hân Ngôn mỉm cười: “Đợi người, đợi một viên đá đen ở bãi Đá Đen”.
“Xin hỏi quý tính của công tử?”.
Đỗ Hân Ngôn lấy đũa chấm vào nước chè rồi vẽ lên bàn một thanh kiếm, mũi kiếm cong cong như vầng trăng, chính là ký hiệu của Vệ Tử Hạo.
Ông già nở nụ cười, chắp tay nói: “Hóa ra là Vệ thiếu hiệp, nghe danh đã lâu”.
Ông già lấy ra một cây tiêu trúc nhỏ, dài một tấc, màu xanh biếc dễ thương, hướng về phía bãi lau thổi, nghe như tiếng của bầy chim lội nước đang ở đâu đây, chẳng bao lâu, từ trong bãi lau sậy xuất hiện một con thuyền nhỏ.
Đỗ Hân Ngôn và Tín Nhi đang định lên thuyền thì ông lão cười giả lả ngăn lại: “Mời Vệ thiếu hiệp lên thuyền một mình”.
Đỗ Hân Ngôn nói với Tín Nhi: “Ngươi về quán trọ trước đi”. Nói xong cầm tay nải lên thuyền.
Cô nương chèo thuyền khoảng mười sáu, mười bảy tuổi, thân hình mảnh mai, mặc một chiếc áo ngắn màu xanh, váy đồng màu. Quanh năm sống nơi sông nước mặt cô cũng sạm đen thô ráp, phía dưới tóc mái hỉ nhi là đôi mắt sáng màu đen rạng rỡ có thần.
Cô nương chèo thuyền cười với Đỗ Hân Ngôn, mũi nhăn lại, giống như mặt hồ lăn tăn gợn sóng. Cô gái huơ tay ra hiệu cho Đỗ Hân Ngôn ngồi yên. Hóa ra là một cô gái câm. Đỗ Hân Ngôn vốn định dò la chút ít tin tức từ cô gái chèo thuyền, gặp tình huống này trong lòng không nén được vài phần tiếc nuối.
Cô nương chèo thuyền chống sào, con thuyền lao vút đi như mũi tên về phía bãi lau. Khi cô nhấc cây sào, tay áo tuột xuống, lộ ra cổ tay trắng nõn, rõ ràng là vì ít dãi nắng dầm mưa.
Cô gái còn đeo cả mấy cái vòng bạc ở cổ tay. Đỗ Hân Ngôn bất giác nhớ tới dáng hình Thẩm Tiếu Phi biến thành cô gái hái sen bên bờ Cừ Phù, khuôn mặt bỗng thoáng một nét cười. Cho dù là cô gái hái sen hay cô gái miền sông nước, chàng cảm thấy vẻ tự nhiên này hơn hẳn những tiểu thư quý tộc diễm lệ chốn kinh thành.
Phía xa xa từng đàn cò trắng và chim chóc bay lượn, đất trời yên ắng chỉ còn lại tiếng gió, Đỗ Hân Ngôn bỗng cảm thấy nhẹ nhõm như đang ở biệt viện trên núi Lạc Phong. Chàng đứng sau cô gái chèo thuyền, bất ngờ buông một câu hỏi: “Cô nương tên gì?”.
Cô nương chèo thuyền cũng không quay đầu lại. Đỗ Hân Ngôn khẽ nhún vai, xem ra đúng là một cô gái câm.
Cây sào trúc đưa qua đưa lại, con thuyền nhỏ lướt nhẹ như bay trên dòng nước. Lòng sông lúc rộng lúc hẹp, thuyền nhỏ đi giữa bờ lau san sát, quay lại đã chẳng thấy bờ. Những chiếc lá héo rũ của mùa đông năm ngoái còn chưa kịp rụng hẳn, những chiếc lá non đã trổ nhánh đâm cành. Những đám lau sậy này không biết đã ăn sâu bám rễ bao nhiêu năm nay, rậm rạp như hai bức tường ăn cả vào dòng nước. Nhìn qua, con thuyền nhỏ như lao vào lau sậy, nhưng chỉ chống cây sào một cái, con thuyền khéo léo rẽ vào một dòng nước mới.
Cô nương chèo thuyền có vẻ rất thẹn thùng, thỉnh thoảng lại mím môi quay lại nhìn trộm, lần nào cũng gặp phải ánh mắt tươi cười của chàng công tử áo xanh. Sắc hồng thoáng qua gò má, cô lại thẹn thùng quay đi, nhịp thuyền càng cuống, thuyền trôi càng nhanh.
Con thuyền đi vào một dòng nước khác, phía trước mũi thuyền xuất hiện một đám cỏ nước, bên trên có hai con chim non mới sinh đang kêu chiêm chiếp tìm mẹ. Cô gái dừng tay chèo, mặc cho thuyền từ từ trôi đến gần, cúi xuống kéo bè cỏ nước lại, rồi nhìn qua bốn phía, nghe thấy phía bên kia tiếng chim mẹ gọi con, khuôn mặt cô gái càng thêm phần lo lắng.
Bên ngoài đám lau sậy bên kia dày đặc cỏ nước, một con chim mẹ đang rối rít tìm gọi con.
Hai con chim nhỏ trong bè cỏ nước chỉ vừa mới mọc lông tơ, chiêm chiếp gọi mẹ, ngơ ngác ngước hai con mắt tròn như hạt đậu ríu rít bên nhau. Cô gái chèo thuyền lại gần, cỏ nước quá dày, kết thành bè ngăn thuyền lại. Cô thở dài, chèo thuyền quay lại chỗ cũ, đưa hai con chim đặt vào đám lau sậy bên thuyền, nhưng vẫn lưu luyến không nỡ chèo thuyền đi.
Đỗ Hân Ngôn vẫn im lặng đứng nhìn, thấy cô gái không nỡ rời đi thì thở phào nhẹ nhõm, cảm thấy mình đã quá đa nghi, đâu nhất thiết phải phòng bị một cô gái nhân hậu thế này, hơn nữa, chàng quan sát từ đầu đến giờ, đúng là cô gái này không hề biết võ công.
“Để ta đưa chúng về tổ”. Đỗ Hân Ngôn nhấc đám cỏ nước lên, nhìn sang bên kia, vận nội lực, bóng áo xanh bay vèo đi.
Chàng đặt đám cỏ nước có hai con chim xuống, lại nhờ vào lực nổi của bè cỏ nước quay về chỗ cũ, đáp nhẹ xuống thuyền. Giày và vạt áo ướt nước, nhưng chàng không hề bận lòng, mỉm cười tươi tắn: “Nhìn xem, mẹ con chúng đã tìm thấy nhau rồi”.
Cô gái chèo thuyền ngạc nhiên nhìn chàng, chớp chớp mắt, như cảm động mà không nói lên lời. Cô gái chỉ chỉ vào đôi giày và vạt áo bị ướt của chàng như muốn nói điều gì.
“Không sao, một lúc sẽ khô ngay thôi”. Đỗ Hân Ngôn nhìn cô gái, cảm thấy hơi buồn cười, cứ như thể chàng vừa làm được một việc trọng đại.
Cô gái chèo thuyền cười với chàng, gắng sức chèo, con thuyền trôi đi theo dòng nước. Phía trước đột nhiên sáng lên, cuối cùng con thuyền cũng ra khỏi bờ lau, những bãi bồi phía xa trông như những chiếc gối màu xanh nổi lên trên mặt sông. Lòng sông cũng rộng ra nhiều, tầm mắt cũng khoáng đạt hơn.
Cô gái nhảy xuống thuyền, buộc dây thừng vào một tảng đá trên bờ, rồi cầm theo chiếc tay nải trên thuyền. Cô chỉ vào đôi giày ướt huơ tay ý muốn nói chàng nhóm lửa hong khô quần áo rồi hẵng đi, còn giơ cả cái tay nải bên trong có vài cái bánh bao và một bình rượu cho chàng xem.
Giày ướt, đương nhiên rất khó chịu, vả lại, cô gái đã chèo thuyền cả một canh giờ, mái tóc hỉ nhi trước trán đã ướt sũng mồ hôi, khuôn mặt đỏ ửng, cũng nên nghỉ ngơi một chút.
Bãi bồi này không lớn, rộng gần mười trượng, dài khoảng mấy trượng. Xung quanh là từng đám lau sậy, ở giữa là bãi cỏ xanh mướt. Nhìn ra bên ngoài, những đám lau sậy thưa thớt nối tiếp nhau tạo thành một tấm thảm màu xanh nhạt, những lớp lá mới lên thay thế lớp lá cũ héo rũ khiến người ta cảm nhận rõ một mùa xuân mới đang đến.
Cô gái chèo thuyền lấy một chiếc liềm nhỏ, cắt lau sậy héo nhóm lửa. Cô đặt tay nải trên cỏ, bên trong có mấy chiếc bánh bao trắng tinh, một gói cá khô nhỏ, một nắm đậu khô, còn có cả một bình rượu nhỏ.
Đỗ Hân Ngôn tháo giày tất đặt cạnh đống lửa, thấy cô gái chèo thuyền cầm chiếc bánh bao đi ra phía xa, biết là cô xấu hổ không dám nhìn chàng trai lạ để chân trần. Chàng ngửa cổ uống một ngụm rượu, hơi ấm lan tỏa trong bụng, bất giác lên tiếng: “Rượu này ngon thật đấy”.
Cô gái chèo thuyền cắn miếng bánh bao quay đầu lại nhìn, có vẻ rất vui khi thấy chàng công tử áo xanh thích thú như vậy.
Đỗ Hân Ngôn cũng cười to. Một bình rượu nháy mắt đã hết veo, dưới ánh nắng ấm áp, bãi cỏ lau yên tĩnh, một cô nương dịu dàng nhân hậu, chàng bỗng có cảm giác muốn ngủ một giấc thật say. Đỗ Hân Ngôn thoài mái nằm trên thảm cỏ, nhắm mắt lại, cảm giác buồn ngủ ập đến. Chàng muốn mở mắt ra, nhưng mí mắt nặng tựa ngàn cân. Chàng cố gắng để mở mắt, nhưng chỉ nhìn thấy toàn một màu đen.
Cô gái chèo thuyền bóc lớp mặt nạ, lộ ra khuôn mặt xinh đẹp đi đến lay lay Đỗ Hân Ngôn nhưng chàng không có phản ứng gì. Vô Song lại rút cây trâm gỗ trên đầu xuống, không ngần ngại đâm thẳng vào tay của Đỗ Hân Ngôn, nhưng chàng vẫn không có phản ứng gì.
Nàng lặng lẽ nhìn Đỗ Hân Ngôn, biết là người này không thể tỉnh lại ngay mới thở phào, lại quay xuống nhìn kỹ thêm.
Khuôn mặt Đỗ Hân Ngôn đắm trong nắng vàng rạng rỡ và yên tĩnh.
Vô Song nhìn một hồi lâu, rồi đứng dậy rút từ trong áo ra một cây sáo dài khoảng một tấc, làm từ trúc xanh biếc, đưa lên miệng thổi, nghe như tiếng của bầy chim lội nước đang ở đâu đây. Lát sau, lại một con thuyền rẽ lau sậy tiến vào, Thẩm Tiếu Phi áo trắng bay trong gió, thư thái đứng ở đầu thuyền.
“Ngươi và Yên Nhiên ở trên thuyền đợi ta”. Nàng xuống thuyền, nhìn về phía Đỗ Hân Ngôn đang nằm trên cỏ, cười híp cả mắt.
Yên Nhiên đẩy thuyền ra, ẩn vào trong đám lau sậy. Từng lớp lau sậy dày đặc che mất tầm nhìn của Vô Song, nàng buột miệng hỏi: “Một mình tiểu thư ở đấy, liệu có nguy hiểm không?”.
Yên Nhiên cười đáp: “Ngươi đã bỏ thuốc mê người ta, còn sợ gì tiểu thư nguy hiểm? Có việc gì, tiểu thư sẽ thổi tiêu báo với chúng ta. Vô Song, theo ta thì tiểu thư nhà chúng ta có đến tám phần là thích Đỗ công tử rồi!”.
Vô Song nhìn chằm chằm về phía trước, không hỏi gì thêm.
“Vô Song, đừng nói với tiểu thư là ta nói thế nhé, ta cũng chỉ đoán thôi”. Yên Nhiên lè lưỡi, cười nghịch ngợm.
Tiếu Phi ngồi trên bãi cỏ, ngón tay nhẹ nhàng đưa trên hàng lông mày của Đỗ Hân Ngôn. Từng ngón tay thanh mảnh của nàng đùa với hàng lông mi như đang gảy đàn, nàng lẩm bẩm: “Hàng mi dài quá, chàng có biết mắt chàng rất có thần không?”.
Ngón tay tiếp tục đưa xuống sống mũi, dừng lại bên bờ môi, “Chàng thổi tiêu hay lắm, lẽ nào trong lòng chàng cũng cảm thấy cô đơn?”. Giọng nói của nàng thật nhẹ nhàng, êm ả như tiếng suối.
Đỗ Hân Ngôn vẫn ngủ rất say, Tiếu Phi cũng không nói gì thêm, ngồi bên cạnh lặng lẽ ngắm chàng. Ánh nắng ấm áp, gió cũng ấm áp, nàng bó gối ngồi bên chàng, nền trời trong vắt không một gợn mây, yên tĩnh đến mức nghe thấy cả tiếng trái tim mình.
“Chàng ngủ say thế này, em có làm gì chàng cũng không biết được đâu”. Tiếu Phi như tự cổ vũ mình, nàng quay đầu nhìn về hướng con thuyền nhỏ rời đi lúc nãy, từng lớp lau sậy um tùm đã che kín tầm nhìn, Tiếu Phi bỏ mạng che mặt, cúi xuống khẽ chạm vào môi Đỗ Hân Ngôn, cảm giác ấm mềm, nàng ngẩng đầu lên ngay, khuôn mặt vô cùng rạng rỡ.
“Chàng là của em! Không ai tranh được của em!”. Nàng cười mãn nguyện, rồi lại quay lại nhìn Đỗ Hân Ngôn thêm một lúc nữa, nàng nói thật khẽ: “Em thật muốn thế này mãi, tiếc là chàng sắp tỉnh rồi”.
Nàng bắt đầu lấy hết mọi thứ trong hầu bao của Đỗ Hân Ngôn, nhặt chiếc lệnh bài giám sát ngự sử ty Giang Nam cười đắc ý.
Tiếu Phi cất tấm lệnh bài, gói lại chỗ đồ ăn để mang đi, lại còn cười hi hi nói: “Xin lỗi, công phu của chàng cao thâm thế, đói một chút cũng không vấn đề gì. Em chỉ giữ chàng ở đây vài hôm để sử dụng tấm lệnh bài này thôi. Cho dù ngày ngày em nhớ mong chàng, em cũng có thể ra tay hại chàng. Vì trước khi em thích chàng, em đã nhận lời giúp Tam điện hạ, giờ không rút lại được. Đến khi Tam điện hạ có được giang sơn, em có được quyền thế, thì chàng sẽ không thoát khỏi tay em đâu”.
Nàng giơ tay ra nắm lấy ánh nắng, cảm giác tâm trạng phơi phới. Đi được vài bước nàng lại quay lại, để lại một cái bánh màn thầu, thuyết phục chính mình: “Để lại một cái vậy, em cũng chẳng tốt gì đâu, ăn không no thì càng đói!”.
Tiếu Phi lấy tiêu trúc ra gọi Yên Nhiên và Vô Song, nàng lên thuyền, lưu luyến nhìn Đỗ Hân Ngôn đang nằm trên bãi cỏ, rồi khẽ thở dài nói: “Hắc bang chủ chắc đợi lâu lắm rồi, chúng ta đi thôi”.
Vô Song cầm lấy cây sào từ tay Yên Nhiên, ra sức chèo, con thuyền lướt đi như bay. Nửa canh giờ sau, thuyền nhỏ ra khỏi đầm lau sậy, phía trước đã có một con thuyền đang đợi sẵn.
Đứng ở đầu thuyền là một người đàn ông trung niên cao to, nước da đen sạm, râu ria tua tủa, ánh mắt ngời sáng có thần, cực kỳ uy vũ.
Hai thuyền áp sát lại gần nhau, Tiếu Phi cười nói: “Đa tạ Hắc bang chủ giúp đỡ, Tiếu Phi sẽ ghi nhớ tấm chân tình này, còn về Đỗ đại nhân, tôi cũng chỉ muốn giữ Đỗ đại nhân ở bãi Đá Đen vài ngày, nên Hắc bang chủ cứ để Đỗ đại nhân đi. Nếu sau năm ngày, Đỗ đại nhân vẫn còn ở bãi Đá Đen, phiền Hắc bang chủ đưa Đỗ đại nhân vào bờ”.
Hắc Liên Hổ cười sảng khoái: “Thẩm tiểu thư không biết võ công mà vẫn giữ chân được cao đồ của Thiên Trì lão nhân, Hắc mỗ thật lòng khâm phục. Thẩm tiểu thư cứ yên tâm, Tào bang quyết không nuốt lời”.
Thuyền của Tiếu Phi rời đi, tiến về phía bờ, Hắc Liên Hổ mới quay lại thủy trại ở bãi Đá Đen, lúc này, vị hán tử chèo thuyền mới hỏi: “Bang chủ, cũng là người trong quan phủ, tại sao bang chủ lại giúp Thẩm tiểu thư mà không giúp Đỗ đại nhân?”.
Hắc Liên Hổ cười đáp: “Quan không bằng quản. Trần đại nhân đốc phủ doãn Giang Nam là môn sinh của Thẩm tướng, Đỗ đại nhân là quan ở kinh thành, cách chúng ta đến mười tám nghìn dặm. Trần đại nhân có thể ngồi yên ở ghế đốc phủ doãn thì Tào bang cũng không bị thiệt thòi. Chúng ta không giúp Thẩm tiểu thư mà là giúp Trần đại nhân! Ngươi thì hiểu cái gì!”.
Ánh chiều tà cuối cùng còn sót lại lấp lánh trên đám cỏ lau, sóng nước biếc xanh cũng sẫm dần theo thời gian. Ráng chiều đỏ tía phía chân trời đã xuất hiện vài gợn mây mù mỏng. Đống lửa đã tắt ngấm, chỉ còn lại đám tro tàn, mỗi cơn gió thổi đến, lại bay khắp nơi.
Đỗ Hân Ngôn đã tỉnh lại. Chàng lắc đầu, cảm thấy cơ thể vẫn không có gì khác biệt, giống như là ngủ một giấc trong ngày xuân ấm áp. Mọi việc dần dần hiện ra, hầu bao vẫn còn ngay bên cạnh, chỉ thiếu mỗi lệnh bài.
Chàng lấy một ít tro đưa lên mũi ngửi, quả nhiên là mê hương ở trong đống lửa. Không phải là nàng ta xấu hổ, mà là cố ý đứng ở đầu gió để tránh mê hương.
Bãi lau yên tĩnh đến nỗi chỉ còn lại tiếng gió thổi trong đêm, tiếng chim về tổ. Chàng căng mắt nhìn ra xa, mới thấy những bãi bồi mờ ảo khắp bốn phía, sắc trờỉ ngày càng tối dần. Chiếc áo xanh của chàng bị gió đêm thổi tung bay, Đỗ Hân Ngôn cũng trở thành một cái bóng mờ trong đêm tối, cho đến khi lẫn hẳn vào đêm đen.
Chàng cầm cái bánh màn thầu trong tay, xé nhỏ bỏ vào miệng. Bánh màn thầu trắng tinh, ngọt thơm tan dần trong miệng. Chàng ăn thật chậm rãi, thật trân trọng. Ăn xong thì phủi tay, cười thành tiếng, hai mắt sáng rực trong đêm.
Gió đêm bên sông càng lúc càng lạnh. Đỗ Hân Ngôn thong thả lấy từ trong hầu bao ra chiếc mồi lửa tinh xảo, đốt đống lau sậy khô để sưởi ấm.
Tào bang đã biết thân phận thật sự của chàng, vậy họ lấy lệnh bài của chàng làm gì? Chàng ngẩng đầu lên nhìn bầu trời, không có trăng, không đoán được phương hướng.
“Thế này mà giữ được ta sao?”. Đỗ Hân Ngôn tháo chiếc khuy ngọc ở đai lưng, lấy chiếc đai lưng màu xanh dài bốn tấc rộng một tấc, rũ cho phẳng. Hóa ra đây là một thanh nhuyễn kiếm, không có mũi và lưỡi, thân kiếm được ánh lửa chiếu sáng lấp lánh, loang loáng như ánh nước. Chàng tự cười mình: “Tử Hạo, huynh vẫn muốn được xem thanh kiếm của ta, đã đấu với ta hàng trăm lần mà chưa có cơ hội thấy nó, thật không ngờ, hôm nay ta lại dùng nó để cắt cỏ lau”.
Đến sáng hôm sau, chàng đã chuẩn bị được mấy chục bó lau, hai bàn tay rớm máu, ánh lửa bập bùng soi rõ khuôn mặt anh tuấn của chàng, khóe miệng vẫn thoáng một nét cười, chỉ có ánh mắt và hai hàng lông mày nhíu lại là nói rõ lòng chàng.
Mặt trời lên, Đỗ Hân Ngôn nhận ra phương hướng, thi triển khinh công, đến đoạn mặt nước rộng bèn vứt bỏ lau sậy xuống mượn lực đạp nước mà đi. Dù là như thế, nhưng cũng mấy lần rơi xuống nước, lộn đi lộn lại vài vòng trong bãi lau.
Ba ngày sau, Đỗ Hân Ngôn ướt lướt thướt vào được đến bờ. Chàng vừa mệt vừa đói, từ đằng xa đã nhìn thấy quán trà hôm trước, khói bếp cuộn vòng, Đỗ Hân Ngôn mỉm cười.
Trong quán không có một ai, trà nóng, bánh bao cũng nóng. Trên bàn là lệnh bài của chàng và cả một mảnh giấy, bên trên có dòng chữ nguệch ngoạc: “Tào bang mời khách, Đỗ đại nhân ăn ngon miệng”.
Đỗ Hân Ngôn cầm lệnh bài xem đi xem lại kỹ càng rồi cất vào trong người, đoạn ngồi xuống ăn như hổ đói. Ăn xong, chàng cho một mồi lửa thiêu rụi quán, rồi giật tấm rèm xanh xuống, lấy tro than viết như rồng bay phượng múa: “Trà thơm bánh ngon, tiếc là không có thịt”, rồi mới thong thả rời đi.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.