Chương 32: Biến Hóa Vi Diệu
sheepboy
19/12/2013
Lý Hạo mở bừng mắt, chồm dậy, dáo dác ngó xung quanh, tay sờ loạn lên
người. Hắn nhún vai, nở nụ cười nửa miệng, thầm nghĩ: “Ông già không
chịu chết kia lại hiện hồn cả vào trong giấc mơ của ta. Không biết ông
già thế nào rồi... Bỏ đi, hiện tại vẫn là hiện tại. Lý Hạo ta vẫn phải
tiếp tục sống.”
Hắn trở về cung, dạo một vòng theo lịch trình, đi thăm Đàm thái hậu, luyện võ cùng với Lý Thông. Đến tối, trở về với vòng tay êm ái của đệ nhất mỹ nhân Trần Thị Dung. Tất nhiên, hắn không dễ dàng qua cửa. Bị nàng giận dỗi đủ đường, hắn phải xuất ra các loại tuyệt kỹ tán gái thời hiện đại để an ủi, dỗ dành nàng. Nói tuyệt kỹ thì cũng quá đáng, mấy trò lừa gạt con gái nhà lành của hắn xưa như Diễm rồi, chỉ có thể gọi là kỹ năng bình thường mà thôi. Nhưng đem ra sử dụng với thiếu nữ thời cổ đại vẫn rất thành công.
Nhắc đến Diễm Xưa, hắn mới nhớ tới nhạc Trịnh Công Sơn. Thời này mà đem nhạc Trịnh ra lừa gái thì ngon phải biết. Mỗi tội hắn hát thuộc dạng xoàng xoàng, gần với vịt đực một tý, dù rằng giọng của thằng nhóc Lý Sảm kia nghe có vẻ êm tai, bất quá chốt lại hát dở vẫn là hát dở. À, mà phải chi hắn biết tạo ra đàn ghi ta, chắc có thể lấy thêm điểm trong mắt Trần hoàng hậu. Nghĩ tới đàn ghi ta, hắn lại rơi vào tình trạng nhớ nhung, đau khổ. Kiếp trước, hắn có một thằng con trai mê nhạc từ bé, biết chơi đàn, đánh đàn, hát rất hay, lại biết chế tạo cả nhạc cụ nữa.
Hắn định bụng khi rảnh rỗi đi nghe nhạc cung đình cho thoải mái. Vua cha của hắn, Lý Cao Tông, là một hôn quân chính hiệu. Cả ngày chỉ thích những trò tiêu khiển như vui chơi, săn bắn và rất thích nghe nhạc. Thậm chí, các triều vua trước đem quân đi đánh Chiêm Thành, bắt được một số nhạc công, thỉnh thoảng phải trình bày để cho các quan xem, thì Cao Tông liền bắt nhạc công trong cung theo đó mà chế ra khúc nhạc Chiêm Thành.
Điệu nhạc này tiếng ai oán buồn rầu, người nghe phải chảy nước mắt. Một vị sư là Nguyễn Thường nhận xét: "Âm thanh của nước loạn, nghe như ai oán giận hờn. Nay vua thích nhạc này thì là điềm dân loạn, nước nguy, đó là triều bại vong". Lý Cao Tông không quan tâm tới ý kiến đó, cứ bắt tấu nhạc Chiêm Thành để nghe cho sướng.
Có lẽ khúc nhạc ấy có điểm đặc biệt nhiều lắm, mới khiến Lý Cao Tông đam mê tới vậy, chẳng biết so với nhã nhạc cung đình Huế sau này thì ra sao? Tự hỏi, nhưng không tự trả lời được. Vốn dĩ, Lý Hạo là một tên mù tịt về âm luật. Hắn quyết định vứt quách vấn đề nhức óc ấy sang một bên, ôm người đẹp ngủ vùi.
* * * * * * * * * *
Trên điện chầu, buổi sáng hôm nay, không khí có chút dị thường. Trước đây, lão thái úy Đỗ Kính Tu luôn chống đối với thái úy phụ chính Tô Trung Từ ở mọi vấn đề. Bây giờ, hoàn toàn ngược lại, từ đầu đến cuối, Đỗ Kính Tu nhắm nghiền mắt, ngủ gà ngủ gật giữa điện chầu, lão mặc kệ mọi chuyện đang xảy ra, dường như tất cả những diễn biến xung quanh lão đều là hư ảo.
Về các cuộc tranh chấp lợi ích giữa hai phe Đỗ Kính Tu và phe Tô Trung Từ, xuất hiện chuyển biến một cách vi diệu. Dường như, các miếng mồi ngon béo bở đều rơi cả vào tay Tô Trung Từ, còn những người thuộc gia tộc họ Trần chỉ vớt vát được chút ít. Những quan viên cựu triều, thuộc vây cánh của Đỗ Kính Tu, không biết vô tình hay cố ý, lâu lâu lại ủng hộ Tô Trung Từ. Tuy nhiên, chỉ có vài người thuộc tầng dưới là đứng ra góp lời. Còn những quan đại thần triều cũ, đều học theo bộ dáng của Đỗ Kính Tu, thực hiện chính sách ba không, không nghe, không nhìn, không nói.
Lý Hạo ngồi trên ngai vàng, ngờ nghệch xem diễn biến bên dưới, thiếu điều chảy nước dãi bên khóe miệng, là y hệt người mới từ trại tâm thần chuyển ra. Tuy đôi mắt không cảm xúc, nhưng nó đang thực hiện công việc vô cùng quan trọng, chuyển thông tin chi tiết lên bộ não của chủ nhân. Hắn thấy Tô Trung Từ hả hê, ngoác miệng cười đến không ngậm lại được, Trần Thừa đỏ mặt tía tai, hai tay siết chặt, và Trần Tự Khánh thoáng nhíu đôi lông mày, rồi cung cung kính kính, nhìn thẳng phía trước, như không hề biết được chuyện gì.
“Trần Tự Khánh, làm sao để có thể thắng được ngươi đây?” Lý Hạo thở dài trong lòng.
* * * * * * * * * *
Cầm trên tay tờ tấu chương giả vờ đọc rất chăm chú, mà con mắt Lý Hạo liếc ngang liếc dọc xem xét những vị quan đang làm việc trong Sảnh. Săn tìm nhân tài là nhiệm vụ không dễ dàng, đòi hỏi người thực hiện phải có óc quan sát, sự tinh tế, nhạy bén và lòng kiên nhẫn. Suốt từ đầu buổi tới giờ, hắn đã khoanh vùng được hơn chục người, chỉ còn đợi thời gian để khẳng định sự lựa chọn.
Hết giờ làm việc, các quan viên đã chuẩn bị ra về, hắn vẫn ngồi nguyên tại chỗ. Thấy hắn không đi, ai cũng rụt rè không dám về trước, hắn phải tươi cười khuyên khích mãi mới đuổi được họ về. Hắn cố nán lại chỉ với một mục đích, xem cách đám nhân viên văn phòng thu dọn chỗ làm của mình trước khi ra về. Có thể là hành động này không mang lại ý nghĩa nhiều lắm, tuy nhiên hắn không muốn bỏ sót chi tiết nào, dù là nhỏ nhặt nhất.
Lịch trình của hắn hôm nay có chút thay đổi vào buổi tối, không đến cung hoàng hậu, chẳng đến cung nguyên phi, hắn đến chỗ một vị cung tần khác. Đời người có là bao, vua nhiều vợ mà không hưởng, sau này có trở về tương lai, đám đàn em mà biết được, thì chúng cười cho thối mũi. Nghĩ là làm hắn đến cung quý phi Đặng Phương Thảo.
Quý phi Đặng Phương Thảo là con gái của quan gián nghị đại phu Đặng Tất Dung, sắc đẹp mặn mà, có dáng người tròn trịa, nhỏ nhắn, khuôn mặt bầu bĩnh, đáng yêu. Đối với phụ nữ, Lý Hạo luôn giở chiêu bài tán tỉnh trước, hoan ái sau. Hắn chẳng có hứng thú khi ôm một khúc gỗ vào lòng, nếu không thể làm cho nàng có tình cảm, thì hắn để giành lần sau cũng được, đi đâu mà vội mà vàng cơ chứ, từ từ cách mạng sẽ thành công.
Thực ra, hắn không để ý tới một điều, tất cả những cung tần, mỹ nữ trong hoàng cung đều là vợ của hắn. Được hoàng đế tới tận nơi sủng ái, đã vui mừng tới chết đi sống lại rồi. Những vị vua thời xưa, đa số chẳng phải đi lung tung như thế, muốn chọn cung tần nào cứ chấm vào người ấy, thái giám sẽ quấn đệm quanh người, dâng tận tay vua một thiếu nữ không mảnh vải che thân, vua chỉ việc cầm cương xông trận mà gieo long tinh lên người các nàng.
Hắn trở về cung, dạo một vòng theo lịch trình, đi thăm Đàm thái hậu, luyện võ cùng với Lý Thông. Đến tối, trở về với vòng tay êm ái của đệ nhất mỹ nhân Trần Thị Dung. Tất nhiên, hắn không dễ dàng qua cửa. Bị nàng giận dỗi đủ đường, hắn phải xuất ra các loại tuyệt kỹ tán gái thời hiện đại để an ủi, dỗ dành nàng. Nói tuyệt kỹ thì cũng quá đáng, mấy trò lừa gạt con gái nhà lành của hắn xưa như Diễm rồi, chỉ có thể gọi là kỹ năng bình thường mà thôi. Nhưng đem ra sử dụng với thiếu nữ thời cổ đại vẫn rất thành công.
Nhắc đến Diễm Xưa, hắn mới nhớ tới nhạc Trịnh Công Sơn. Thời này mà đem nhạc Trịnh ra lừa gái thì ngon phải biết. Mỗi tội hắn hát thuộc dạng xoàng xoàng, gần với vịt đực một tý, dù rằng giọng của thằng nhóc Lý Sảm kia nghe có vẻ êm tai, bất quá chốt lại hát dở vẫn là hát dở. À, mà phải chi hắn biết tạo ra đàn ghi ta, chắc có thể lấy thêm điểm trong mắt Trần hoàng hậu. Nghĩ tới đàn ghi ta, hắn lại rơi vào tình trạng nhớ nhung, đau khổ. Kiếp trước, hắn có một thằng con trai mê nhạc từ bé, biết chơi đàn, đánh đàn, hát rất hay, lại biết chế tạo cả nhạc cụ nữa.
Hắn định bụng khi rảnh rỗi đi nghe nhạc cung đình cho thoải mái. Vua cha của hắn, Lý Cao Tông, là một hôn quân chính hiệu. Cả ngày chỉ thích những trò tiêu khiển như vui chơi, săn bắn và rất thích nghe nhạc. Thậm chí, các triều vua trước đem quân đi đánh Chiêm Thành, bắt được một số nhạc công, thỉnh thoảng phải trình bày để cho các quan xem, thì Cao Tông liền bắt nhạc công trong cung theo đó mà chế ra khúc nhạc Chiêm Thành.
Điệu nhạc này tiếng ai oán buồn rầu, người nghe phải chảy nước mắt. Một vị sư là Nguyễn Thường nhận xét: "Âm thanh của nước loạn, nghe như ai oán giận hờn. Nay vua thích nhạc này thì là điềm dân loạn, nước nguy, đó là triều bại vong". Lý Cao Tông không quan tâm tới ý kiến đó, cứ bắt tấu nhạc Chiêm Thành để nghe cho sướng.
Có lẽ khúc nhạc ấy có điểm đặc biệt nhiều lắm, mới khiến Lý Cao Tông đam mê tới vậy, chẳng biết so với nhã nhạc cung đình Huế sau này thì ra sao? Tự hỏi, nhưng không tự trả lời được. Vốn dĩ, Lý Hạo là một tên mù tịt về âm luật. Hắn quyết định vứt quách vấn đề nhức óc ấy sang một bên, ôm người đẹp ngủ vùi.
* * * * * * * * * *
Trên điện chầu, buổi sáng hôm nay, không khí có chút dị thường. Trước đây, lão thái úy Đỗ Kính Tu luôn chống đối với thái úy phụ chính Tô Trung Từ ở mọi vấn đề. Bây giờ, hoàn toàn ngược lại, từ đầu đến cuối, Đỗ Kính Tu nhắm nghiền mắt, ngủ gà ngủ gật giữa điện chầu, lão mặc kệ mọi chuyện đang xảy ra, dường như tất cả những diễn biến xung quanh lão đều là hư ảo.
Về các cuộc tranh chấp lợi ích giữa hai phe Đỗ Kính Tu và phe Tô Trung Từ, xuất hiện chuyển biến một cách vi diệu. Dường như, các miếng mồi ngon béo bở đều rơi cả vào tay Tô Trung Từ, còn những người thuộc gia tộc họ Trần chỉ vớt vát được chút ít. Những quan viên cựu triều, thuộc vây cánh của Đỗ Kính Tu, không biết vô tình hay cố ý, lâu lâu lại ủng hộ Tô Trung Từ. Tuy nhiên, chỉ có vài người thuộc tầng dưới là đứng ra góp lời. Còn những quan đại thần triều cũ, đều học theo bộ dáng của Đỗ Kính Tu, thực hiện chính sách ba không, không nghe, không nhìn, không nói.
Lý Hạo ngồi trên ngai vàng, ngờ nghệch xem diễn biến bên dưới, thiếu điều chảy nước dãi bên khóe miệng, là y hệt người mới từ trại tâm thần chuyển ra. Tuy đôi mắt không cảm xúc, nhưng nó đang thực hiện công việc vô cùng quan trọng, chuyển thông tin chi tiết lên bộ não của chủ nhân. Hắn thấy Tô Trung Từ hả hê, ngoác miệng cười đến không ngậm lại được, Trần Thừa đỏ mặt tía tai, hai tay siết chặt, và Trần Tự Khánh thoáng nhíu đôi lông mày, rồi cung cung kính kính, nhìn thẳng phía trước, như không hề biết được chuyện gì.
“Trần Tự Khánh, làm sao để có thể thắng được ngươi đây?” Lý Hạo thở dài trong lòng.
* * * * * * * * * *
Cầm trên tay tờ tấu chương giả vờ đọc rất chăm chú, mà con mắt Lý Hạo liếc ngang liếc dọc xem xét những vị quan đang làm việc trong Sảnh. Săn tìm nhân tài là nhiệm vụ không dễ dàng, đòi hỏi người thực hiện phải có óc quan sát, sự tinh tế, nhạy bén và lòng kiên nhẫn. Suốt từ đầu buổi tới giờ, hắn đã khoanh vùng được hơn chục người, chỉ còn đợi thời gian để khẳng định sự lựa chọn.
Hết giờ làm việc, các quan viên đã chuẩn bị ra về, hắn vẫn ngồi nguyên tại chỗ. Thấy hắn không đi, ai cũng rụt rè không dám về trước, hắn phải tươi cười khuyên khích mãi mới đuổi được họ về. Hắn cố nán lại chỉ với một mục đích, xem cách đám nhân viên văn phòng thu dọn chỗ làm của mình trước khi ra về. Có thể là hành động này không mang lại ý nghĩa nhiều lắm, tuy nhiên hắn không muốn bỏ sót chi tiết nào, dù là nhỏ nhặt nhất.
Lịch trình của hắn hôm nay có chút thay đổi vào buổi tối, không đến cung hoàng hậu, chẳng đến cung nguyên phi, hắn đến chỗ một vị cung tần khác. Đời người có là bao, vua nhiều vợ mà không hưởng, sau này có trở về tương lai, đám đàn em mà biết được, thì chúng cười cho thối mũi. Nghĩ là làm hắn đến cung quý phi Đặng Phương Thảo.
Quý phi Đặng Phương Thảo là con gái của quan gián nghị đại phu Đặng Tất Dung, sắc đẹp mặn mà, có dáng người tròn trịa, nhỏ nhắn, khuôn mặt bầu bĩnh, đáng yêu. Đối với phụ nữ, Lý Hạo luôn giở chiêu bài tán tỉnh trước, hoan ái sau. Hắn chẳng có hứng thú khi ôm một khúc gỗ vào lòng, nếu không thể làm cho nàng có tình cảm, thì hắn để giành lần sau cũng được, đi đâu mà vội mà vàng cơ chứ, từ từ cách mạng sẽ thành công.
Thực ra, hắn không để ý tới một điều, tất cả những cung tần, mỹ nữ trong hoàng cung đều là vợ của hắn. Được hoàng đế tới tận nơi sủng ái, đã vui mừng tới chết đi sống lại rồi. Những vị vua thời xưa, đa số chẳng phải đi lung tung như thế, muốn chọn cung tần nào cứ chấm vào người ấy, thái giám sẽ quấn đệm quanh người, dâng tận tay vua một thiếu nữ không mảnh vải che thân, vua chỉ việc cầm cương xông trận mà gieo long tinh lên người các nàng.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.