Chương 31: Ký Ức
sheepboy
19/12/2013
Bên trong dãy kiến trúc Hoàng thành Thăng Long, các đời vua còn lần lượt xây dựng hàng loạt đền đài, lầu các. Ở phía xa xa, Lý Hạo trông thấy
cửa Thấu Viên, ao Dưỡng Ngư trên ao xây đình Ngoạn Y. Ba mặt đình có
trồng hoa thơm cỏ lạ nước thông với sông. Ngoài ra các cung điện khác
cũng được xây dựng liên tiếp nhau. Mỗi cung điện thường đều có tường bao xung quanh và làm cửa thông với cung điện khác.
Nhiều vườn ngự cũng được dựng nên trong Hoàng thành. Đó là các vườn Quỳnh Lâm, vườn Thắng Cảnh, vườn Xuân Quang và vườn Thượng Lâm. Giữa vườn có đào một cái hồ lớn, trong hồ chất đá làm núi, trên bờ hồ trồng thông, trúc và nhiều thứ kỳ hoa diệu thảo khác thêm vào đấy là chim quý thú lạ. Bốn mặt hồ lại khai mở cho sông nước thông vào, gọi hồ ấy là Lạc Thanh Trì. Về phía tây hồ trồng hai cây quế, dựng một tòa điện gọi là điện Lạc Thanh. Xung quanh có các hồ nhỏ khác, nước mặn ở hồ được người Hải Đông chở đến đổ đầy vào hồ ấy, để nuôi các loài hải sản như đồi mồi cá biển và các loại ba ba. Rồi người Hóa Châu bắt cá sấu thả vào đấy. Lại có hồ Thanh Ngư để nuôi cá Thanh Phụ, là loại cá diếc đuôi đỏ vảy biếc...
Lý Hạo vừa ngắm phong cảnh xung quanh vừa đắm mình trong cảm giác bồng bềnh, phiêu dật. Rồi chìm vào giấc ngủ lúc nào cũng không hay...
* * * * * * * * * *
Trong khu rừng bạt ngàn, có một mái nhà tranh vách lá. Ở trước mái nhà tranh, hai người một già, một trẻ đang luyện võ. Chỉ thấy ông già đang đứng trong vòng tròn thoải mái tránh né, đỡ đòn. Ông già có bộ dạng rất tấu hài, mặc quần áo rách nát như ăn mày, khuôn mặt nham nhở, luôn miệng cười hềnh hệch, nói năng lảm nhảm gì đó tựa như đang chế giễu. Còn cậu bé lại càng ăn mày hơn nữa, mặc độc cái quần cụt, thân ở trần, hung hăng tung ra những đòn quyết liệt về phía ông già.
Hai người đối chiến với nhau hồi lâu, chợt cậu bé phóng lên cao, chộp xuống một trảo như sấm sét. Ông già khẽ nhìn lên, rồi nhảy ra khỏi vòng tròn. Cậu bé chộp vào khoảng không, hai chân vừa chạm đất, liền trúng một đạp vào mông, ngã dúi dụi về phía trước, úp cả mặt xuống nền đất bụi, khiến cho khuôn mặt lem nhem hết cả. Cậu bé giận dữ lớn tiếng phản đối: “Sư phụ chơi ăn gian, đã hứa là không rời khỏi vòng tròn, sao tự nhiên lại nhảy ra?”
Ông già cười ha hả: “ Nhóc con ngu ngốc. Chẳng lẽ nhóc đánh nhau với đối thủ sinh tử cũng tin hắn sẽ tuân thủ lời hứa à?”
Nhổ một bãi nước bọt, cậu bé khinh bỉ nói: “Nhưng ông là sư phụ của con mà, có phải kẻ thù gì đâu.”
Lắc lắc đầu ngón tay, ông già cười cười: “Đây là một trong những bài học quý giá của ông, nhóc phải cố mà ghi nhớ, tiếp chiêu.” Vừa dứt lời, ông già chụm tay thành hình đầu rắn mổ thẳng vào cổ cậu bé.
“Ê, đánh lén, chơi không đẹp.” Cậu bé hét toáng lên, hụp đầu xuống thật nhanh, đoạn nằm rạp người sát đất, cuốn mình lăn vòng tròn ra thật xa. Ông già thừa thế liên tục, dậm chân xuống sát sạt theo những vòng lăn người của cậu bé, dù rằng sát bên người nhưng khoảng trống vừa đủ, không hề có cú dậm nào trúng người của cậu bé.
Lăn một mạch hơn chục vòng, cậu bé nhảy nhổm người dậy, cong đuôi chạy ra xa, vừa quay đầu vừa chửi mắng không ngừng. Ông già lộ vẻ hậm hực, đỏ mắt tía tai, đuổi theo phía sau cậu bé. Hai thầy trò cứ thế mà đùa giỡn với nhau đến khi mệt lả, mới lăn ra hai tảng đá dưới tàng cây cổ thụ, ngồi thở dốc.
Ngồi thở một lát, cậu bé hỏi: “Sư phụ, tại sao ông đặt tên con là Lý Hạo?”
“Ném đại mấy cái que nó nhảy ra tên này thì ông lấy thôi.” Ông già đứng lên, hai tay chống nạnh vặn vặn sườn, hờ hững đáp.
“Sao lại là ném que? Con tưởng ông phải nghiền ngẫm nhiều lắm cơ.” Không cam lòng với đáp án đơn giản như thế, cậu bé hỏi tiếp.
“Thì ông có biết sơ sơ thuật bói toán, ngũ hành, xăm quẻ. Ném đại mấy cái que kia cả chục lần nó đều nhảy ra tên của thằng nhóc mày. Ông đành phải lấy thôi. Thực ra đúng của nó là Lý Hạo Sảm. Nhưng sư phụ anh minh, thần võ của con thấy cái tên đó sàm quá, nên vứt mẹ nó luôn, chỉ lấy mỗi Lý Hạo. Sao mình bội phục mình quá, ha hả.” Ông già vừa xoa đầu cậu bé, vừa tán dương bản thân.
“Tên Sảm? Sàm thiệt. Đổi là đúng rồi. Sư phụ ơi, ông tên gì, sao chưa bao giờ cho con biết vậy? Sư phụ có phải họ Lý không?” Chớp chớp đôi mắt hồn nhiên, cậu bé cất tiếng.
“Tên của mình, ông không hề biết thì làm sao mà nói cho con. Từ lúc ông nhận thức, ông thấy mình đi theo một đám trẻ bụi đời, lê lết từ con phố này qua ngõ nhỏ khác kiếm đồ ăn xin, hoặc ăn trộm, hoặc ăn cướp, giành giật nhau từng miếng cơm manh áo. Lúc bấy giờ, mọi người chỉ gọi theo biệt danh.” Ông già dõi ánh mắt xa xăm nhìn về phía chân trời, hồi tưởng lại ký ức.
Cậu bé níu ống tay của ông già gặng hỏi: “Thế biệt danh của ông là gì?”
“À … à … ờ, là Vô Danh, biệt danh của ông là Vô Danh. Ai cũng gọi ông vậy, riết thành quen. Thôi, để ông kể về những chuyện phiêu lưu của ông trước đây nhé.” Ông già ậm ừ, rồi đánh lạc hướng chủ đề. Ông già giấu biệt danh cũng phải, bởi vì đám bụi đời thuở xưa thường hay gọi ông với cái tên mĩ miều, Cu Đen.
“Hoan hô sư phụ, kể nhanh đi.” Cậu bé rất háo hức khi thấy ông già nói kể chuyện, quên ngay luôn vấn đề tên, tuổi của mình hay của ông già. Sau đó, cậu bé say mê nghe ông già kể mãi, kể mãi...
Nhiều vườn ngự cũng được dựng nên trong Hoàng thành. Đó là các vườn Quỳnh Lâm, vườn Thắng Cảnh, vườn Xuân Quang và vườn Thượng Lâm. Giữa vườn có đào một cái hồ lớn, trong hồ chất đá làm núi, trên bờ hồ trồng thông, trúc và nhiều thứ kỳ hoa diệu thảo khác thêm vào đấy là chim quý thú lạ. Bốn mặt hồ lại khai mở cho sông nước thông vào, gọi hồ ấy là Lạc Thanh Trì. Về phía tây hồ trồng hai cây quế, dựng một tòa điện gọi là điện Lạc Thanh. Xung quanh có các hồ nhỏ khác, nước mặn ở hồ được người Hải Đông chở đến đổ đầy vào hồ ấy, để nuôi các loài hải sản như đồi mồi cá biển và các loại ba ba. Rồi người Hóa Châu bắt cá sấu thả vào đấy. Lại có hồ Thanh Ngư để nuôi cá Thanh Phụ, là loại cá diếc đuôi đỏ vảy biếc...
Lý Hạo vừa ngắm phong cảnh xung quanh vừa đắm mình trong cảm giác bồng bềnh, phiêu dật. Rồi chìm vào giấc ngủ lúc nào cũng không hay...
* * * * * * * * * *
Trong khu rừng bạt ngàn, có một mái nhà tranh vách lá. Ở trước mái nhà tranh, hai người một già, một trẻ đang luyện võ. Chỉ thấy ông già đang đứng trong vòng tròn thoải mái tránh né, đỡ đòn. Ông già có bộ dạng rất tấu hài, mặc quần áo rách nát như ăn mày, khuôn mặt nham nhở, luôn miệng cười hềnh hệch, nói năng lảm nhảm gì đó tựa như đang chế giễu. Còn cậu bé lại càng ăn mày hơn nữa, mặc độc cái quần cụt, thân ở trần, hung hăng tung ra những đòn quyết liệt về phía ông già.
Hai người đối chiến với nhau hồi lâu, chợt cậu bé phóng lên cao, chộp xuống một trảo như sấm sét. Ông già khẽ nhìn lên, rồi nhảy ra khỏi vòng tròn. Cậu bé chộp vào khoảng không, hai chân vừa chạm đất, liền trúng một đạp vào mông, ngã dúi dụi về phía trước, úp cả mặt xuống nền đất bụi, khiến cho khuôn mặt lem nhem hết cả. Cậu bé giận dữ lớn tiếng phản đối: “Sư phụ chơi ăn gian, đã hứa là không rời khỏi vòng tròn, sao tự nhiên lại nhảy ra?”
Ông già cười ha hả: “ Nhóc con ngu ngốc. Chẳng lẽ nhóc đánh nhau với đối thủ sinh tử cũng tin hắn sẽ tuân thủ lời hứa à?”
Nhổ một bãi nước bọt, cậu bé khinh bỉ nói: “Nhưng ông là sư phụ của con mà, có phải kẻ thù gì đâu.”
Lắc lắc đầu ngón tay, ông già cười cười: “Đây là một trong những bài học quý giá của ông, nhóc phải cố mà ghi nhớ, tiếp chiêu.” Vừa dứt lời, ông già chụm tay thành hình đầu rắn mổ thẳng vào cổ cậu bé.
“Ê, đánh lén, chơi không đẹp.” Cậu bé hét toáng lên, hụp đầu xuống thật nhanh, đoạn nằm rạp người sát đất, cuốn mình lăn vòng tròn ra thật xa. Ông già thừa thế liên tục, dậm chân xuống sát sạt theo những vòng lăn người của cậu bé, dù rằng sát bên người nhưng khoảng trống vừa đủ, không hề có cú dậm nào trúng người của cậu bé.
Lăn một mạch hơn chục vòng, cậu bé nhảy nhổm người dậy, cong đuôi chạy ra xa, vừa quay đầu vừa chửi mắng không ngừng. Ông già lộ vẻ hậm hực, đỏ mắt tía tai, đuổi theo phía sau cậu bé. Hai thầy trò cứ thế mà đùa giỡn với nhau đến khi mệt lả, mới lăn ra hai tảng đá dưới tàng cây cổ thụ, ngồi thở dốc.
Ngồi thở một lát, cậu bé hỏi: “Sư phụ, tại sao ông đặt tên con là Lý Hạo?”
“Ném đại mấy cái que nó nhảy ra tên này thì ông lấy thôi.” Ông già đứng lên, hai tay chống nạnh vặn vặn sườn, hờ hững đáp.
“Sao lại là ném que? Con tưởng ông phải nghiền ngẫm nhiều lắm cơ.” Không cam lòng với đáp án đơn giản như thế, cậu bé hỏi tiếp.
“Thì ông có biết sơ sơ thuật bói toán, ngũ hành, xăm quẻ. Ném đại mấy cái que kia cả chục lần nó đều nhảy ra tên của thằng nhóc mày. Ông đành phải lấy thôi. Thực ra đúng của nó là Lý Hạo Sảm. Nhưng sư phụ anh minh, thần võ của con thấy cái tên đó sàm quá, nên vứt mẹ nó luôn, chỉ lấy mỗi Lý Hạo. Sao mình bội phục mình quá, ha hả.” Ông già vừa xoa đầu cậu bé, vừa tán dương bản thân.
“Tên Sảm? Sàm thiệt. Đổi là đúng rồi. Sư phụ ơi, ông tên gì, sao chưa bao giờ cho con biết vậy? Sư phụ có phải họ Lý không?” Chớp chớp đôi mắt hồn nhiên, cậu bé cất tiếng.
“Tên của mình, ông không hề biết thì làm sao mà nói cho con. Từ lúc ông nhận thức, ông thấy mình đi theo một đám trẻ bụi đời, lê lết từ con phố này qua ngõ nhỏ khác kiếm đồ ăn xin, hoặc ăn trộm, hoặc ăn cướp, giành giật nhau từng miếng cơm manh áo. Lúc bấy giờ, mọi người chỉ gọi theo biệt danh.” Ông già dõi ánh mắt xa xăm nhìn về phía chân trời, hồi tưởng lại ký ức.
Cậu bé níu ống tay của ông già gặng hỏi: “Thế biệt danh của ông là gì?”
“À … à … ờ, là Vô Danh, biệt danh của ông là Vô Danh. Ai cũng gọi ông vậy, riết thành quen. Thôi, để ông kể về những chuyện phiêu lưu của ông trước đây nhé.” Ông già ậm ừ, rồi đánh lạc hướng chủ đề. Ông già giấu biệt danh cũng phải, bởi vì đám bụi đời thuở xưa thường hay gọi ông với cái tên mĩ miều, Cu Đen.
“Hoan hô sư phụ, kể nhanh đi.” Cậu bé rất háo hức khi thấy ông già nói kể chuyện, quên ngay luôn vấn đề tên, tuổi của mình hay của ông già. Sau đó, cậu bé say mê nghe ông già kể mãi, kể mãi...
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.