Những Cuộc Phiêu Lưu Của Thỏ Dũng Sĩ
Quyển 1 - Chương 10: TRUYỀN THUYẾT HÃI HÙNG
Vũ Xuân Nguyên
23/12/2015
“Lá
bí đỏ xỏ lá bí xanh.”
Một lần nữa, Thỏ Trắng lại biến mình trở thành một cậu bé sư tử bờm đen. Vì nó thấy việc gây cảm giác choáng ngợp cho bốn mẹ con gia đình sư tử trong nửa phút như vậy là quá đủ rồi.
“Thực ra trước khi đến đây, cháu đã biến hóa một chút để hòa đồng hơn với gia đình bác, chứ hoàn toàn không có ý đồ xấu gì đâu ạ. Cháu chỉ muốn hỏi thăm để nhanh chóng tìm ra tung tích người bạn tai trắng của cháu mà thôi. Và… bây giờ… cháu xin phép lại nói chuyện với bác trong hình hài này, được chứ ạ?” Thỏ Trắng nói trong khi đưa tay sờ sờ đôi tai tròn trên đầu.
“À… Ừm… Được chứ, có vẻ đỡ mỏi cổ hơn…” Bà mẹ sư tử nói. “Cháu vừa nói cháu tên là…”
“… Thỏ Dũng Sĩ ạ. Bác cứ gọi cháu là Thỏ Trắng.”
Sau khi đã lấy lại bình tĩnh – có lẽ nỗi run sợ đã bị lấn át bớt phần nào nhờ sự ngỡ ngàng – bà mẹ sư tử bắt đầu trở lại chất giọng ấm áp, hiền hậu vốn có của mình, với ý muốn thông cảm cho sự vô tình lỡ lời khi nhắc đến từ “nai” của Thỏ Trắng:
“Bé Chị, con cho hai em xuống rồi ba đứa mau vào bếp soạn mâm với bát đĩa. Còn cháu, Thỏ Trắng, vào nhà đi. Ta thiết nghĩ chúng ta không nên đứng giữa sân mà nói chuyện với nhau thế này. Vả chăng, cũng đã đến bữa trưa rồi, cháu nên để gia đình ta thể hiện lòng hiếu khách chứ nhỉ?”
“Vâng ạ, cháu cũng thấy đói rồi.”
“Cháu thích bún chả chứ?”
“Dạ, cháu chưa bao giờ ăn bún chả, bác ạ. Có lẽ đây sẽ là một trải nghiệm thú vị mới.”
* * *
Gia đình bác Su Hào – bà mẹ sư tử của Bé Chị, Bé Tí và Bé Em – không nuôi lợn hay bò. Họ trồng một loại cây trong vườn có thể cho ra thứ quả đặc biệt: quả “thịt”. Sau khi hái từ trên cành xuống, quả “thịt” sẽ được bóc vỏ, để lộ ra những múi thịt nạc chín thơm ngào ngạt, một mùi thơm nức mũi hơn hết mọi hương vị trên đời. Và để thêm phần kích thích vị giác, họ sẽ rắc muối, tiêu, bột ngọt, sả, quế lên các múi thịt nạc ấy, rồi kẹp bằng vỉ, nướng trên bếp than hoa trong vài phút.
Thịt nướng xong sẽ được cho ra đĩa, ăn cùng bún và nước chấm gồm mắm, tỏi, ớt pha chanh. Nước chấm có vị chua, mặn, ngọt dịu nhẹ hài hòa. Bên cạnh đó, món bún chả của họ còn được ăn kèm đu đủ xanh thái lát và các loại rau sống như xà lách, húng quế, kinh giới, tía tô…
Ngôi nhà mà Thỏ Trắng vừa bước vào chỉ có một gian phòng duy nhất hình lục giác – một ngôi nhà có sáu bức tường bằng nhau và đều được làm từ gỗ. Mái nhà cũng được ghép từ sáu mảng hình tam giác chụm vào chính tâm tạo thành một chỏm nóc cao vút. Từ trên mái, hàng chục sợi kim tuyến được thả xuống trông thật lung linh. Cuối mỗi sợi là một tượng pha lê hình sư tử với đủ dạng tư thế, trang phục khác nhau: có tượng thì đầu đội mũ rồng, mình đóng khố, tay cầm cung, có tượng thì đầu đội mũ phượng, mình mặc yếm váy, tay cầm chày giã gạo, có tượng thì cưỡi ngựa, có tượng thì chèo thuyền, v.v…
“Vậy ra người bạn tai trắng ấy của cháu bị tên Khủng Long Xanh bắt đi à?” Bác Su Hào hỏi đang khi lấy một ly nước cho Đo Đỏ hút.
“Vâng ạ.” Thỏ Trắng vừa đáp, vừa đưa bát ra đón lấy miếng thịt nướng thơm phức từ Bé Chị. Và hết sức cẩn thận, nó cố gắng không để bộ lông bờm xồm xoàm nhúng vào tô nước mắm ngon tuyệt trên bàn.
“Và hắn đã bay về phía tòa lâu đài Hoàng gia?” Bác Su Hào hỏi tiếp.
“Đúng đấy mẹ ạ.” Bé Tí nhanh nhảu xen vào, mồm vẫn còn đang lòng thòng sợi bún. Nó chợt nhìn thấy ngay ánh mắt mang thông điệp “chớ-có-nói-leo” của mẹ và chị nên khẽ cúi xuống ăn nốt chỗ bún trong bát của mình.
“Ừm. Nếu ta không nhầm thì khi đến đó, hắn sẽ phải đối mặt với những thế trận của cấm quân hoàng gia, vô cùng tinh nhuệ!” Bác Su Hào nói.
“Cấm quân ư?” Thỏ Trắng và Đo Đỏ đồng thanh thốt lên.
“Đúng. Đó là lực lượng chiến đấu chủ lực có nhiệm vụ bảo vệ hoàng gia. Họ được huấn luyện kỹ lưỡng để có thể ứng phó với các đối tượng lạ có mưu đồ xâm nhập hoàng thành. Hẳn Khủng Long Xanh sẽ gặp rắc rối không nhỏ đây.”
“Nai Tai Trắng bạn cháu sẽ được cấm quân giải cứu chứ ạ?”
Nét mặt bác Su Hào thoáng chút sợ hãi khi nghe Thỏ Trắng nói ra tên Nai Tai Trắng. Còn khuôn mặt Bé Chị cùng hai đứa em thì gần như tím tái.
“Cháu xin lỗi…”
“Ồ không… không sao. Ừm... Còn cấm quân và Khủng Long Xanh mà cháu vừa nói ấy, bác không chắc về kết quả cuộc đụng độ đó đâu.”
Sau một phút thinh lặng định thần lại, bác Su Hào nói tiếp:
“Cháu là người phương xa đến nên chưa hiểu dân tộc sư tử tí hon. Ta nghĩ rằng sẽ cần phải kể cho các cháu nghe về truyền thuyết ‘Năm Thứ Tiếng Hãi Hùng’ ngay bây giờ.”
“Truyền thuyết ‘Năm Thứ Tiếng Hãi Hùng’ ạ?” Thỏ Trắng ngừng chan mắm vào bát, hết sức chú ý lắng nghe. Cà rốt Đo Đỏ cũng ngạc nhiên không kém khi nghe đến tên truyền thuyết.
Bác Su Hào kể tiếp:
“Chuyện từ ngàn đời xưa lưu truyền lại rằng: Thời ấy, tổ tiên sư tử tí hon của ta là một trong hai nòi sư tử khác biệt cùng chung sống trong một khu rừng. Nòi sư tử tí hon ta thì nhỏ bé, nhưng nòi sư tử kia thì khổng lồ, to lớn gấp trăm lần chúng ta. Thức ăn của sư tử tí hon chủ yếu lấy từ cây Quả Thịt và rau Líu Lo nhỏ bé. Nhưng sư tử khổng lồ thì chuyên đi săn các loài thú ăn cỏ như ngựa vằn, linh dương, hươu, nai, lợn lòi,… Dĩ nhiên là các loài thú ăn cỏ ấy cũng to lớn gấp trăm lần so với tổ tiên ta. Chúng thường bị sư tử khổng lồ tấn công, ăn thịt nên luôn mang trong mình một mối thù sâu đậm với sư tử. Trớ trêu làm sao, nòi sư tử tí hon của chúng ta, tuy không gây hại gì đến chúng, nhưng đã bị vạ lây một cách oan uổng. Một ngày kia, giận cá chém thớt, tất cả những loài có móng guốc đã quyết định cùng nhau trút mối thù lên đầu sư tử tí hon. Hễ nhận thấy ở bụi cây, lùm cỏ nào có dấu hiệu là nơi sinh sống của tổ tiên ta, thú móng guốc lại ào ạt chạy đến – cả bầy hàng ngàn con – mặc sức tàn phá, hủy diệt. Chịu hàng trăm ngàn móng guốc giẫm đạp, tổ tiên ta đã tử thương không biết bao nhiêu cho siết.
Sức non lực mọn, nòi giống sư tử tí hon ta, sau hàng chục năm chống chọi đớn đau, đã buộc phải tìm đến miền đất mới, tránh xa các loài móng guốc. Cuối cùng, tổ tiên đã đến vùng đất bình yên nơi đây, lập nên Vương quốc Mãnh Sư. Thế nhưng, nỗi kinh hoàng gây ra bởi thú móng guốc đã ám ảnh khủng khiếp toàn bộ các cụ kỵ chúng ta và ngấm vào tận xương máu các thế hệ hậu duệ, đến mức có năm thứ tiếng kêu của năm loài kẻ thù hay gặp nhất đã trở thành tên gọi của truyền thuyết ngàn đời này của dân tộc ta...”
“Truyền thuyết ‘Năm Thứ Tiếng Hãi Hùng’?” Thỏ Trắng nhắc lại.
“Đúng vậy.” Bác Su Hào đáp.
“Đó là những tiếng gì vậy bác?” Nói ra câu hỏi đó rồi, Đo Đỏ mới ngượng ngùng nhận ra một lẽ hiển nhiên rằng: đã gọi là “hãi hùng” đến tận xương máu nòi giống thì việc nói ra không đơn giản như hút nước suối Cà Rốt Đá Cuội.
Tuy thế, sau một phút im lặng đắn đo, bác Su Hào hít một hơi thật sâu, cố gắng hết sức để những lời kể không quá run rẩy:
“‘Năm Thứ Tiếng Hãi Hùng’ đó là… ‘Nghé Ọ’ của trâu rừng, ‘Be Be’ của linh dương, ‘Hí Hí Hị’ của ngựa vằn, ‘Eng Éc’ của lợn lòi và ‘Ùm Bòa’ của bò tót. Thực ra, đã từng có rất nhiều kẻ thù móng guốc, nhưng tổ tiên ta bị ám ảnh bởi năm thứ tiếng đó nhất.”
Một lần nữa, Thỏ Trắng lại biến mình trở thành một cậu bé sư tử bờm đen. Vì nó thấy việc gây cảm giác choáng ngợp cho bốn mẹ con gia đình sư tử trong nửa phút như vậy là quá đủ rồi.
“Thực ra trước khi đến đây, cháu đã biến hóa một chút để hòa đồng hơn với gia đình bác, chứ hoàn toàn không có ý đồ xấu gì đâu ạ. Cháu chỉ muốn hỏi thăm để nhanh chóng tìm ra tung tích người bạn tai trắng của cháu mà thôi. Và… bây giờ… cháu xin phép lại nói chuyện với bác trong hình hài này, được chứ ạ?” Thỏ Trắng nói trong khi đưa tay sờ sờ đôi tai tròn trên đầu.
“À… Ừm… Được chứ, có vẻ đỡ mỏi cổ hơn…” Bà mẹ sư tử nói. “Cháu vừa nói cháu tên là…”
“… Thỏ Dũng Sĩ ạ. Bác cứ gọi cháu là Thỏ Trắng.”
Sau khi đã lấy lại bình tĩnh – có lẽ nỗi run sợ đã bị lấn át bớt phần nào nhờ sự ngỡ ngàng – bà mẹ sư tử bắt đầu trở lại chất giọng ấm áp, hiền hậu vốn có của mình, với ý muốn thông cảm cho sự vô tình lỡ lời khi nhắc đến từ “nai” của Thỏ Trắng:
“Bé Chị, con cho hai em xuống rồi ba đứa mau vào bếp soạn mâm với bát đĩa. Còn cháu, Thỏ Trắng, vào nhà đi. Ta thiết nghĩ chúng ta không nên đứng giữa sân mà nói chuyện với nhau thế này. Vả chăng, cũng đã đến bữa trưa rồi, cháu nên để gia đình ta thể hiện lòng hiếu khách chứ nhỉ?”
“Vâng ạ, cháu cũng thấy đói rồi.”
“Cháu thích bún chả chứ?”
“Dạ, cháu chưa bao giờ ăn bún chả, bác ạ. Có lẽ đây sẽ là một trải nghiệm thú vị mới.”
* * *
Gia đình bác Su Hào – bà mẹ sư tử của Bé Chị, Bé Tí và Bé Em – không nuôi lợn hay bò. Họ trồng một loại cây trong vườn có thể cho ra thứ quả đặc biệt: quả “thịt”. Sau khi hái từ trên cành xuống, quả “thịt” sẽ được bóc vỏ, để lộ ra những múi thịt nạc chín thơm ngào ngạt, một mùi thơm nức mũi hơn hết mọi hương vị trên đời. Và để thêm phần kích thích vị giác, họ sẽ rắc muối, tiêu, bột ngọt, sả, quế lên các múi thịt nạc ấy, rồi kẹp bằng vỉ, nướng trên bếp than hoa trong vài phút.
Thịt nướng xong sẽ được cho ra đĩa, ăn cùng bún và nước chấm gồm mắm, tỏi, ớt pha chanh. Nước chấm có vị chua, mặn, ngọt dịu nhẹ hài hòa. Bên cạnh đó, món bún chả của họ còn được ăn kèm đu đủ xanh thái lát và các loại rau sống như xà lách, húng quế, kinh giới, tía tô…
Ngôi nhà mà Thỏ Trắng vừa bước vào chỉ có một gian phòng duy nhất hình lục giác – một ngôi nhà có sáu bức tường bằng nhau và đều được làm từ gỗ. Mái nhà cũng được ghép từ sáu mảng hình tam giác chụm vào chính tâm tạo thành một chỏm nóc cao vút. Từ trên mái, hàng chục sợi kim tuyến được thả xuống trông thật lung linh. Cuối mỗi sợi là một tượng pha lê hình sư tử với đủ dạng tư thế, trang phục khác nhau: có tượng thì đầu đội mũ rồng, mình đóng khố, tay cầm cung, có tượng thì đầu đội mũ phượng, mình mặc yếm váy, tay cầm chày giã gạo, có tượng thì cưỡi ngựa, có tượng thì chèo thuyền, v.v…
“Vậy ra người bạn tai trắng ấy của cháu bị tên Khủng Long Xanh bắt đi à?” Bác Su Hào hỏi đang khi lấy một ly nước cho Đo Đỏ hút.
“Vâng ạ.” Thỏ Trắng vừa đáp, vừa đưa bát ra đón lấy miếng thịt nướng thơm phức từ Bé Chị. Và hết sức cẩn thận, nó cố gắng không để bộ lông bờm xồm xoàm nhúng vào tô nước mắm ngon tuyệt trên bàn.
“Và hắn đã bay về phía tòa lâu đài Hoàng gia?” Bác Su Hào hỏi tiếp.
“Đúng đấy mẹ ạ.” Bé Tí nhanh nhảu xen vào, mồm vẫn còn đang lòng thòng sợi bún. Nó chợt nhìn thấy ngay ánh mắt mang thông điệp “chớ-có-nói-leo” của mẹ và chị nên khẽ cúi xuống ăn nốt chỗ bún trong bát của mình.
“Ừm. Nếu ta không nhầm thì khi đến đó, hắn sẽ phải đối mặt với những thế trận của cấm quân hoàng gia, vô cùng tinh nhuệ!” Bác Su Hào nói.
“Cấm quân ư?” Thỏ Trắng và Đo Đỏ đồng thanh thốt lên.
“Đúng. Đó là lực lượng chiến đấu chủ lực có nhiệm vụ bảo vệ hoàng gia. Họ được huấn luyện kỹ lưỡng để có thể ứng phó với các đối tượng lạ có mưu đồ xâm nhập hoàng thành. Hẳn Khủng Long Xanh sẽ gặp rắc rối không nhỏ đây.”
“Nai Tai Trắng bạn cháu sẽ được cấm quân giải cứu chứ ạ?”
Nét mặt bác Su Hào thoáng chút sợ hãi khi nghe Thỏ Trắng nói ra tên Nai Tai Trắng. Còn khuôn mặt Bé Chị cùng hai đứa em thì gần như tím tái.
“Cháu xin lỗi…”
“Ồ không… không sao. Ừm... Còn cấm quân và Khủng Long Xanh mà cháu vừa nói ấy, bác không chắc về kết quả cuộc đụng độ đó đâu.”
Sau một phút thinh lặng định thần lại, bác Su Hào nói tiếp:
“Cháu là người phương xa đến nên chưa hiểu dân tộc sư tử tí hon. Ta nghĩ rằng sẽ cần phải kể cho các cháu nghe về truyền thuyết ‘Năm Thứ Tiếng Hãi Hùng’ ngay bây giờ.”
“Truyền thuyết ‘Năm Thứ Tiếng Hãi Hùng’ ạ?” Thỏ Trắng ngừng chan mắm vào bát, hết sức chú ý lắng nghe. Cà rốt Đo Đỏ cũng ngạc nhiên không kém khi nghe đến tên truyền thuyết.
Bác Su Hào kể tiếp:
“Chuyện từ ngàn đời xưa lưu truyền lại rằng: Thời ấy, tổ tiên sư tử tí hon của ta là một trong hai nòi sư tử khác biệt cùng chung sống trong một khu rừng. Nòi sư tử tí hon ta thì nhỏ bé, nhưng nòi sư tử kia thì khổng lồ, to lớn gấp trăm lần chúng ta. Thức ăn của sư tử tí hon chủ yếu lấy từ cây Quả Thịt và rau Líu Lo nhỏ bé. Nhưng sư tử khổng lồ thì chuyên đi săn các loài thú ăn cỏ như ngựa vằn, linh dương, hươu, nai, lợn lòi,… Dĩ nhiên là các loài thú ăn cỏ ấy cũng to lớn gấp trăm lần so với tổ tiên ta. Chúng thường bị sư tử khổng lồ tấn công, ăn thịt nên luôn mang trong mình một mối thù sâu đậm với sư tử. Trớ trêu làm sao, nòi sư tử tí hon của chúng ta, tuy không gây hại gì đến chúng, nhưng đã bị vạ lây một cách oan uổng. Một ngày kia, giận cá chém thớt, tất cả những loài có móng guốc đã quyết định cùng nhau trút mối thù lên đầu sư tử tí hon. Hễ nhận thấy ở bụi cây, lùm cỏ nào có dấu hiệu là nơi sinh sống của tổ tiên ta, thú móng guốc lại ào ạt chạy đến – cả bầy hàng ngàn con – mặc sức tàn phá, hủy diệt. Chịu hàng trăm ngàn móng guốc giẫm đạp, tổ tiên ta đã tử thương không biết bao nhiêu cho siết.
Sức non lực mọn, nòi giống sư tử tí hon ta, sau hàng chục năm chống chọi đớn đau, đã buộc phải tìm đến miền đất mới, tránh xa các loài móng guốc. Cuối cùng, tổ tiên đã đến vùng đất bình yên nơi đây, lập nên Vương quốc Mãnh Sư. Thế nhưng, nỗi kinh hoàng gây ra bởi thú móng guốc đã ám ảnh khủng khiếp toàn bộ các cụ kỵ chúng ta và ngấm vào tận xương máu các thế hệ hậu duệ, đến mức có năm thứ tiếng kêu của năm loài kẻ thù hay gặp nhất đã trở thành tên gọi của truyền thuyết ngàn đời này của dân tộc ta...”
“Truyền thuyết ‘Năm Thứ Tiếng Hãi Hùng’?” Thỏ Trắng nhắc lại.
“Đúng vậy.” Bác Su Hào đáp.
“Đó là những tiếng gì vậy bác?” Nói ra câu hỏi đó rồi, Đo Đỏ mới ngượng ngùng nhận ra một lẽ hiển nhiên rằng: đã gọi là “hãi hùng” đến tận xương máu nòi giống thì việc nói ra không đơn giản như hút nước suối Cà Rốt Đá Cuội.
Tuy thế, sau một phút im lặng đắn đo, bác Su Hào hít một hơi thật sâu, cố gắng hết sức để những lời kể không quá run rẩy:
“‘Năm Thứ Tiếng Hãi Hùng’ đó là… ‘Nghé Ọ’ của trâu rừng, ‘Be Be’ của linh dương, ‘Hí Hí Hị’ của ngựa vằn, ‘Eng Éc’ của lợn lòi và ‘Ùm Bòa’ của bò tót. Thực ra, đã từng có rất nhiều kẻ thù móng guốc, nhưng tổ tiên ta bị ám ảnh bởi năm thứ tiếng đó nhất.”
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.