Chương 46: sách lược của tướng Bưu
nguyenhongthai3a1991
28/09/2016
Sau vụ Quang Toản suýt nữa bị ám sát thành công, dưới sức ép của đình thần hắn đành bãi
bỏ chức vụ của Phan Văn Lân ở ngự lâm quân để lão chuyên tâm vào việc
huấn luyện tân quân, thay vào vị trí này là nữa tướng Huỳnh Thị Cúc bộ
hạ của Bùi Thị Xuân, Ngự lâm quân cũng vì đó mà thay đổi bao gồm hai
trăm nữ binh và giữ lại ba trăm binh lính cũ, tổng cộng trên dưới năm
trăm người, riêng thành vệ quân hai ngàn người do Trần Quách Tĩnh kiêm
nhiệm.
Sau khi chia quân về các Trạm, hiện tại ở Phú Xuân chỉ còn tám ngàn người dưới quyền tướng Diệu đang nghỉ ngơi và điều chỉnh chưa có nhiệm vụ gì, vốn ban đầu có đến hai mươi ngàn quân nhưng Quang Toản cho rút một ngàn pháo thủ ra đóng ở hai tiền đồn cảng biển Thuận An, năm trăm người rút cho Dương Thiết thành lập Quốc An Cục bảo vệ trị an ở Phú Xuân. Rút thêm năm trăm người cho Trần Quách Tĩnh bảo vệ khu vực Vùng Cấm 1, một vạn khác chia ra ở hai mươi Trạm mở đường cho di dân. Số còn lại chỉ còn chưa tới tám ngàn người. Theo như dự định ban đầu tám ngàn người này sẽ theo tướng Diệu vào thu phục Tây Nguyên và Tam Giác Đông Dương.
Quang Toản bắt đầu cảm thấy trăm ngàn quân trong tay mình mà vẫn chưa đủ, luôn trong tình trạng thiếu thốn binh lực để sử dụng, nhất là việc đóng giữ tại hoàng thành Phú Xuân nếu chẳng may bị tập kích bằng đường biển thì chỉ có chưa đến năm ngàn người chống trọi, nơi gần nhất là Nghệ An và Quy Nhơn cũng phải mất năm đến sáu ngày mới về đến, trong khi từ cửa biển Thuận An vào đến tường thành Phú Xuân quân địch di chuyển chỉ trong một giờ.
Nhưng quân đồn trú các nơi đã rút đến nỗi không thể rút thêm nữa, nếu tiếp tục rút chỉ e sẽ có biến cố. Tam Điệp, Nghệ An, Thăng Long, Chi Lăng không nơi nào kém quan trọng, binh lực đồn trú nơi đây đã giảm thiểu hết mức có thể, phải biết với việc giải tán mười vạn quân địa phương, các nơi binh lực coi như trong tình trạng trống không, cả nước không thấy bóng lính.
Nhưng nếu tuyển thêm lính thì hoàn toàn không được, cố gắng lắm mới đưa được mười vạn sức lao động về dân gian nhưng vẫn như muối bỏ bể, những người không có ruộng nương thì lập đội đi khai hoang, những người có ruộng đất thì không đủ nhân lực để khai thác hiệu quả, hoặc do thiếu nước mà phải để hoang đồng ruộng.
Quang Toản cho mở rộng khai khoáng, tạo xi măng, luyện sắt, rèn đúc, thủ công nghiệp dệt may, làm đường dựng cảng, tất cả đều cần sức lao động cả, tuy không bắt phu mà bỏ tiền ra thuê mướn nhưng cung vẫn không đủ cầu. Lao động trở nên ngày một khan hiếm giá tiền thuê cũng tăng cao, khổ nhất là một số địa chủ, phú hộ có nhiều ruộng đất, nhưng lại thiếu lao động. Vì những người tay không tấc đất làm tá điền cho họ trước kia, nay đã thu xếp hành lý, tổ chức thành đội đi khai hoang, những người ở lại ai cũng có đất canh tác riêng, chẳng ai lại chịu đi làm thuê. May sao đám địa chủ trong nhà còn một nguồn lao động thay thế đó chính là trâu bò.
Đúng vậy nếu thiếu nguồn lao động có hai cách nhanh nhất để giải quyết chính là tăng hiệu suất lao động bằng cải tiến công cụ và tư liệu sản xuất, thứ hai là lấy nguồn lao động từ những nới khác đến.
Quang Toản đem việc này bàn với triều thần có đại thần ra nói.
“ Nếu đã thiếu thốn người cày cấy sao không phân đất dư thừa cho những người chưa có đất để họ chuyên tâm cày cấy việc gì phải khổ sở cho dân lập đội khai hoang đến nơi rừng thiêng nước độc, vừa tốn công lại vừa vô ích”
Quang Toản đáp:
“tuy rằng đất đai là bỏ hoang chưa cày cấy nhưng đa phần đất đó là đã có chủ, nay không lẽ trẫm lấy đất của người này chia cho người kia vì lý do đơn giản là họ nhất thời không dùng hết, nghĩ sơ đâu đó, cũng miễn cưỡng chấp nhận được nhưng xét cho kỹ, đất đó là do ông cha của họ đời trước để lại, lấy đi thật chẳng yên tâm, huống chi đó lại là điều không công bằng, lỡ mai đây người ta con đàn cháu đống lại lấy đất đâu ra mà trả lại cho họ, nên chuyện gì cũng phải xét về lâu về dài mới được, không chỉ nên chỉ nhìn chằm chằm vào cái trước mắt. hơn nữa việc hiện tại thiếu người lao động cũng chưa hẳn không có cách tu bổ, nay giao cho bộ công tăng cường rèn đúc nông cụ sau đó hạ giá thành thấp nhất có thể bán ra cho nông dân”
Đúng là như vậy, vốn đến từ thế giới của hai trăm năm sau, tầm nhìn của hắn đối với vấn đề nông nghiệp vượt mức thời đại. Quang Toản muốn hướng đến một mô hình nông nghiệp nông trang (trang trại) cho nông dân Đại Việt trong tương lai, chỉ có làm như vậy người nông dân mới có thể giàu có lên được, nhưng mô hình nông trang cho từng hộ nông dân cần nhất là gì, đầu tiên là cần đến quỹ đất, chỉ có sở hữu trong tay quỹ đất đủ lớn mới có thể tính đến chuyện làm nông trại.
Như ở thế giới kia, chính sách phân chia ruộng đất đồng đều, mỗi người chỉ được một sào (500 mét vuông) người nông dân bán vào sào ruộng ấy từ năm này qua tháng khác, nhưng chẳng đủ ăn, mấy chục năm vẫn trong tình trạng nghèo vẫn hoàn nghèo, xã hội ai cũng có ruộng đất, xuất khẩu lương thực đứng tốp mười thế giới, nông dân vẫn luôn nghèo, nghe ra thật phí lý, nhưng điều đó hoàn toàn có thật.
Báo chí suốt ngày đưa lên chuyện, các nông trại ở Mỹ, ở Úc, người ta thu hoạch gieo trồng bằng máy móc hiện đại, phun thuốc bằng máy bay, rồi lại lấy đó phê phán thói nông nghiệp lạc hậu trong nước, nhưng sao không nghĩ, mỗi người nông dân Việt chỉ được 500 mét vuông ruộng, cần dùng máy móc để sản xuất nông nghiệp hay sao, một cây cuốc bén, trong vòng hai giờ khoản ruộng ấy được người nông dân Việt xới sâu ba tấc, thì việc quái gì phải đi mua cái máy xới cả tỷ đồng. Nông dân Việt muốn làm nông trại để thoát nghèo cũng chẳng làm được khi đất đai canh tác trong tay quá ít, muốn có nhiều thì phải mua thêm ruộng của người khác, nhưng nông dân vốn ít sao đủ sức mua thêm đất, còn nông dân có vốn nhiều, ai ngu gì đi mua thêm đất để làm ruộng, một cái vòng luẩn quẩn chẳng thể thoát ra được.
Quang Toản không muốn bước vào vòng luẩn quẩn đó, thà đau ngắn còn hơn đau dài, để nông dân tay trắng ra đi tìm vùng đất mới khai hoang tự tạo dựng tương lai cho mình, thay vì để họ ở lại chia đất cho họ cũng chẳng được bao nhiêu. Nhờ vậy người ở lại có ruộng đất đủ lớn để xây dựng kinh tế nông trại, người ra đi càng không sợ thiếu đất canh tác, tuy rằng lúc lúc này không dùng hết quỷ đất, nhưng tin chắc sau mười năm, hai mươi năm hoặc lâu hơn thế nữa, nông dân Việt chắc chắn không còn nghèo như lúc này.
Một triều thần đứng ra nói:
“Thiết nghĩ sao bệ hạ không cho hẳn, mà lại bán với giá thấp, nghĩ ra số tiền ấy cũng không được bao nhiêu lại mang tiếng triều đình làm ăn buôn bán với dân, với lại Hoàng Thượng cho bán nông cụ với giá rẻ như vậy chẳng phải vô hình chặn đường sống của thợ rèn khắp nơi hay sao”
Quang Toản nghĩ nghĩ rồi trả lời:
“Tính tiền là nhằm cho mọi người không vì vậy mà vung phí ỷ lại, còn chuyện thợ rèn khắp nơi liền không quá lo ngại, số lượng thợ ở bộ công có hạn, nhất thời không thể cung ứng đủ nông cụ cho tất cả các nơi, sau nữa các quận huyện cũng phải tự tổ chức thợ rèn, rèn đúc nông cụ cấp phát cho nông dân địa phương nhằm chia bớt khó khăn cho bộ công, ngoài ra bộ công đang thiếu rất nhiều lao động, thợ thầy tùy thời có thể đến báo danh rồi tùy theo năng lực ngành nghề trong đó mà phân chia công việc hợp lý. Nhưng dẫu sao đây cũng là phương án ngẫu nhiên nhất thời còn về lâu dài các khanh phải tiếp tục suy nghĩ cách giải quyết mà không phải nghĩ chất vấn trẫm, nếu chuyện gì cũng cần trẫm nghĩ cách thì còn cần đến đình thần làm gì”
Cả đám đình thần:
“Chúng thần biết sai xin Hoàng Thượng trị tội”
Quang Toản bực tức đi ra khỏi điện, đám quần thần thẹn không nói thành lời, chỉ mong chuyện ngày hôm nay không bị sử quan ghi lại.
…..
Lại nói đến Nguyễn Tông Phú, cứ theo sách lược lão đề ra mà cho đổi tiền, đồng loạt trên cả nước như dự tính, chỉ trong ba tháng đầu, lượng tiền đổi ra rất nhiều khiến cho Hồ Đồng và Hiếu Hậu không ngừng gia tăng nhân công ngày đêm đúc tiền cho kịp đưa đến các tiền trang, nhiều tiền trang ở xa kinh thành chỉ cầm cự được ba ngày đầu tiên liền phải đóng cửa vì hết tiền để đổi mà hạn ba tháng lại cứ treo trên đầu khiến cho dân chúng những nơi này bất mãn
Quang Toản liền cho sửa lại, thay vì tính ba tháng thì nay cứ tính theo tổng số ngày mở cửa của tiền trang nơi đó ví như trong ba tháng mà tiền trang ở đó mở cửa chưa đến chín mươi ngày thì tiền trang nơi này vẫn phải tiếp tục cho đổi theo tỉ giá cũ đến khi hết hạn chín mươi ngày thì thôi, nhờ vậy mà áp lực đè lên vai của đám người Phạm Công Thiệu, Nguyễn Tông Phú, Hồ Đồng… giảm xuống rất nhiều.
Nhưng tình trạng thiếu đồng nguyên liệu đúc vẫn diễn ra, may sao lấy thêm số tiền đồng sau khi đổi rồi nấu chảy đem đúc lại tiền, khi này mới giải quyết được ổn thỏa vấn vấn đề trước mắt, trong ba tháng đó cũng không ít bọn nghĩ ra mánh khóe đem tiền mới đổi đưa về đúc lại tiền kém hơn sau đó ngâm vào nước muối cho cũ, đưa ra tiếp tục đổi lấy tiền mới để ăn lời, may sao mức độ rỉ sét của tiền làm bằng đồng khá chậm, nên trong khoảng thời gian ba tháng chỉ làm được đôi ba lần như vậy, so với lượng tiền ồ ạt được dự trữ từ trước chỉ như muối bỏ biển.
Trong thời gian này Phạm Công Thiệu báo lên nhân công khai thác mỏ quá thiếu nhiều người không chịu nổi sự nặng nhọc khi làm việc trong hầm mỏ mà phải đổi nghề, Quang Toản để lão tăng lương và đãi ngộ cho công nhân mỏ, khai thác mỏ chia làm hai buổi sáng chiều hai tốp nếu ai có đủ sức khỏe làm hai buổi thì trả lương hai buổi còn ai không đủ khả năng chỉ có thể làm một buổi liền tính tiền một buổi, chuyển từ làm 12 nghỉ 12 sang làm 6 nghỉ 18 mà tiền lương vẫn được gấp đôi.
Quả nhiên đãi ngộ hậu hĩnh như vậy khiến số người báo danh đào mỏ tăng lên, công nhân được nghỉ dưỡng tốt, sức khỏe tăng lên năng suất nhờ đó cũng ngày một tăng, cộng thêm dùng quen tay những công cụ khai thác mỏ mới như cuốc chim, xe goong, đèn mỏ, kết hợp sức kéo của gia súc. Làm cho nhiều người bắt đầu chọn nghề thợ mỏ là nghề chính nuôi ý định gắn bó lâu dài.
Cũng nhờ vậy mà sản lượng khoáng tăng đột biến không chỉ đủ duy trì quá trình đổi tiền trong nước mà còn đủ khả năng đúc tiền tiêu thụ sang đến nhà Thanh, mang nguyên liệu vàng bạc về cho đất nước.
Phạm Công Thiệu ngoài việc khai thác mỏ vàng bạc đồng, dựa theo yêu cầu của Quang Toản còn tiếp tục mở rộng sang các loại mỏ khoáng sản khác như mỏ quặng sắt, mỏ quặng nhôm, mỏ than đá, mỏ đá, đất sét, mỏ chì, quặng KMNO3, lưu huỳnh… hầu như chỉ trong một hai năm bàn tay của lão len khắp đến các hang cùng ngõ cụt, đội quân đào mỏ của lão nhanh chóng mở rộng theo từng giờ.
Rất nhanh đem về món lợi vô cùng kinh khủng, chỉ trong vòng một tháng đầu tiên đổi tiền, bộ hộ dư ra được hơn một triệu lượng bạc, chưa kể đến những tháng tiếp theo, thu nhập không hề giảm sút, trong lịch sử chưa bao giờ bộ hộ trở nên giàu có như vậy, Quang Toản lấy đi nửa triệu để đầu tư vào làm đường dựng cảng làm lão Nguyễn Thế Lịch khóc lên khóc xuống, hắn thật không hiểu nổi, lão muốn đêm bạc cất trong kho để làm gì, để mốc sao?
Cái cần kíp trước mắt lúc này là cả nước đang rất cần sức kéo, thiếu trầm trọng, tuy rằng Đại Việt mấy trăm năm cấm giết mổ trâu bò nhưng do nhiều nguyên nhân mà lượng trâu bò trong dân chẳng dư được bao nhiêu, các nước xung quanh Đại Việt cũng trong tình trạng như vậy, nhất thời chưa biết mua ở đâu. Có mua được cũng sẽ như muối bỏ biển, nhất là trong thời gian tới dự tính hắn cần nửa triệu trâu bò, ngựa, làm phần thưởng cho các thị trấn mà người dân khai hoang lập ra.
Trong lúc cấp thiết như vậy Quang Toản nghĩ ngay đến tướng Bưu đang đóng quân nuôi ngựa ở Ba Vì, hàng tháng cấp cho lão hai mươi nghìn lượng bạc để lão nhanh chóng mua và nhân giống trâu bò ngựa, hạn cho lão trong năm năm đầu phải cung cấp đủ cho hắn nữa triệu sức kéo, sau khi đọc xong thư tướng Bưu thiếu chút nữa chạy về kinh chỉ vào mặt hắn mà nói “ nuôi trâu bò chứ phải nuôi ong mật đâu mà trong năm năm đòi nửa triệu con”
Vẫn còn may hằng tháng Quang Toản gửi cho lão tiền đều đều, để lão duy trì hoạt động, tướng Bưu là người thông minh trên có chính sách thì dưới có đối sách, lão cho người một mặt đi các nơi thâu mua giống bò ngựa, thậm chí qua cả Ai Lao và nhà Thanh kéo đến tận vùng núi các tỉnh Vân Nam Ba thục, đông thì sang đến hai tỉnh lưỡng Quảng, sau đó trên vùng đất Ba Vì lão cho lập vài chục trang trại chăn nuôi ngựa giống, đem các giống ngựa lai với nhau tạo nên chủng giống tốt, còn trâu bò lão phân phát cho các hộ dân ở các huyện xung quanh đó cho họ mượn làm sức kéo, mượn hai con bò cái trong năm năm phải trả bốn con, cả vốn lẫn lời. Thực tế một con bò cái giống trong năm năm có thể mang thai đến năm lần tức là một con thành sáu con chưa kể bò chỉ cần hai năm để trưởng thành và có thể tiếp tục sinh sản. Tính ra người dân nhận nuôi vẫn rất có lời
Còn lão nhởn nhơ với mấy chục trại ngựa giống trên đất Ba Vì, khi thấu được kế sách của lão, Quang Toản thấy vô cùng bất ngờ với phương án này. Nhưng hắn không tin trong năm năm lão cung ứng đủ cho hắn nữa triệu sức kéo với cách làm đó. Nhưng hắn không để ý một việc, câu nói ‘trong năm năm cung ứng cho Hoàng Thượng nửa triệu sức kéo’ mà theo lý giang sơn này là của Hoàng Thượng tức là của hắn, vậy số trâu bò mà người dân xung quanh Ba Vì cũng được lão tính vô. Việc này khiến Quang Toản cảm thấy mình bị lão cho cưỡi một con lừa suốt năm năm, may sao trong suốt năm năm này lão vẫn cấp cho hắn hơn năm vạn ngựa khỏe.
Sau khi chia quân về các Trạm, hiện tại ở Phú Xuân chỉ còn tám ngàn người dưới quyền tướng Diệu đang nghỉ ngơi và điều chỉnh chưa có nhiệm vụ gì, vốn ban đầu có đến hai mươi ngàn quân nhưng Quang Toản cho rút một ngàn pháo thủ ra đóng ở hai tiền đồn cảng biển Thuận An, năm trăm người rút cho Dương Thiết thành lập Quốc An Cục bảo vệ trị an ở Phú Xuân. Rút thêm năm trăm người cho Trần Quách Tĩnh bảo vệ khu vực Vùng Cấm 1, một vạn khác chia ra ở hai mươi Trạm mở đường cho di dân. Số còn lại chỉ còn chưa tới tám ngàn người. Theo như dự định ban đầu tám ngàn người này sẽ theo tướng Diệu vào thu phục Tây Nguyên và Tam Giác Đông Dương.
Quang Toản bắt đầu cảm thấy trăm ngàn quân trong tay mình mà vẫn chưa đủ, luôn trong tình trạng thiếu thốn binh lực để sử dụng, nhất là việc đóng giữ tại hoàng thành Phú Xuân nếu chẳng may bị tập kích bằng đường biển thì chỉ có chưa đến năm ngàn người chống trọi, nơi gần nhất là Nghệ An và Quy Nhơn cũng phải mất năm đến sáu ngày mới về đến, trong khi từ cửa biển Thuận An vào đến tường thành Phú Xuân quân địch di chuyển chỉ trong một giờ.
Nhưng quân đồn trú các nơi đã rút đến nỗi không thể rút thêm nữa, nếu tiếp tục rút chỉ e sẽ có biến cố. Tam Điệp, Nghệ An, Thăng Long, Chi Lăng không nơi nào kém quan trọng, binh lực đồn trú nơi đây đã giảm thiểu hết mức có thể, phải biết với việc giải tán mười vạn quân địa phương, các nơi binh lực coi như trong tình trạng trống không, cả nước không thấy bóng lính.
Nhưng nếu tuyển thêm lính thì hoàn toàn không được, cố gắng lắm mới đưa được mười vạn sức lao động về dân gian nhưng vẫn như muối bỏ bể, những người không có ruộng nương thì lập đội đi khai hoang, những người có ruộng đất thì không đủ nhân lực để khai thác hiệu quả, hoặc do thiếu nước mà phải để hoang đồng ruộng.
Quang Toản cho mở rộng khai khoáng, tạo xi măng, luyện sắt, rèn đúc, thủ công nghiệp dệt may, làm đường dựng cảng, tất cả đều cần sức lao động cả, tuy không bắt phu mà bỏ tiền ra thuê mướn nhưng cung vẫn không đủ cầu. Lao động trở nên ngày một khan hiếm giá tiền thuê cũng tăng cao, khổ nhất là một số địa chủ, phú hộ có nhiều ruộng đất, nhưng lại thiếu lao động. Vì những người tay không tấc đất làm tá điền cho họ trước kia, nay đã thu xếp hành lý, tổ chức thành đội đi khai hoang, những người ở lại ai cũng có đất canh tác riêng, chẳng ai lại chịu đi làm thuê. May sao đám địa chủ trong nhà còn một nguồn lao động thay thế đó chính là trâu bò.
Đúng vậy nếu thiếu nguồn lao động có hai cách nhanh nhất để giải quyết chính là tăng hiệu suất lao động bằng cải tiến công cụ và tư liệu sản xuất, thứ hai là lấy nguồn lao động từ những nới khác đến.
Quang Toản đem việc này bàn với triều thần có đại thần ra nói.
“ Nếu đã thiếu thốn người cày cấy sao không phân đất dư thừa cho những người chưa có đất để họ chuyên tâm cày cấy việc gì phải khổ sở cho dân lập đội khai hoang đến nơi rừng thiêng nước độc, vừa tốn công lại vừa vô ích”
Quang Toản đáp:
“tuy rằng đất đai là bỏ hoang chưa cày cấy nhưng đa phần đất đó là đã có chủ, nay không lẽ trẫm lấy đất của người này chia cho người kia vì lý do đơn giản là họ nhất thời không dùng hết, nghĩ sơ đâu đó, cũng miễn cưỡng chấp nhận được nhưng xét cho kỹ, đất đó là do ông cha của họ đời trước để lại, lấy đi thật chẳng yên tâm, huống chi đó lại là điều không công bằng, lỡ mai đây người ta con đàn cháu đống lại lấy đất đâu ra mà trả lại cho họ, nên chuyện gì cũng phải xét về lâu về dài mới được, không chỉ nên chỉ nhìn chằm chằm vào cái trước mắt. hơn nữa việc hiện tại thiếu người lao động cũng chưa hẳn không có cách tu bổ, nay giao cho bộ công tăng cường rèn đúc nông cụ sau đó hạ giá thành thấp nhất có thể bán ra cho nông dân”
Đúng là như vậy, vốn đến từ thế giới của hai trăm năm sau, tầm nhìn của hắn đối với vấn đề nông nghiệp vượt mức thời đại. Quang Toản muốn hướng đến một mô hình nông nghiệp nông trang (trang trại) cho nông dân Đại Việt trong tương lai, chỉ có làm như vậy người nông dân mới có thể giàu có lên được, nhưng mô hình nông trang cho từng hộ nông dân cần nhất là gì, đầu tiên là cần đến quỹ đất, chỉ có sở hữu trong tay quỹ đất đủ lớn mới có thể tính đến chuyện làm nông trại.
Như ở thế giới kia, chính sách phân chia ruộng đất đồng đều, mỗi người chỉ được một sào (500 mét vuông) người nông dân bán vào sào ruộng ấy từ năm này qua tháng khác, nhưng chẳng đủ ăn, mấy chục năm vẫn trong tình trạng nghèo vẫn hoàn nghèo, xã hội ai cũng có ruộng đất, xuất khẩu lương thực đứng tốp mười thế giới, nông dân vẫn luôn nghèo, nghe ra thật phí lý, nhưng điều đó hoàn toàn có thật.
Báo chí suốt ngày đưa lên chuyện, các nông trại ở Mỹ, ở Úc, người ta thu hoạch gieo trồng bằng máy móc hiện đại, phun thuốc bằng máy bay, rồi lại lấy đó phê phán thói nông nghiệp lạc hậu trong nước, nhưng sao không nghĩ, mỗi người nông dân Việt chỉ được 500 mét vuông ruộng, cần dùng máy móc để sản xuất nông nghiệp hay sao, một cây cuốc bén, trong vòng hai giờ khoản ruộng ấy được người nông dân Việt xới sâu ba tấc, thì việc quái gì phải đi mua cái máy xới cả tỷ đồng. Nông dân Việt muốn làm nông trại để thoát nghèo cũng chẳng làm được khi đất đai canh tác trong tay quá ít, muốn có nhiều thì phải mua thêm ruộng của người khác, nhưng nông dân vốn ít sao đủ sức mua thêm đất, còn nông dân có vốn nhiều, ai ngu gì đi mua thêm đất để làm ruộng, một cái vòng luẩn quẩn chẳng thể thoát ra được.
Quang Toản không muốn bước vào vòng luẩn quẩn đó, thà đau ngắn còn hơn đau dài, để nông dân tay trắng ra đi tìm vùng đất mới khai hoang tự tạo dựng tương lai cho mình, thay vì để họ ở lại chia đất cho họ cũng chẳng được bao nhiêu. Nhờ vậy người ở lại có ruộng đất đủ lớn để xây dựng kinh tế nông trại, người ra đi càng không sợ thiếu đất canh tác, tuy rằng lúc lúc này không dùng hết quỷ đất, nhưng tin chắc sau mười năm, hai mươi năm hoặc lâu hơn thế nữa, nông dân Việt chắc chắn không còn nghèo như lúc này.
Một triều thần đứng ra nói:
“Thiết nghĩ sao bệ hạ không cho hẳn, mà lại bán với giá thấp, nghĩ ra số tiền ấy cũng không được bao nhiêu lại mang tiếng triều đình làm ăn buôn bán với dân, với lại Hoàng Thượng cho bán nông cụ với giá rẻ như vậy chẳng phải vô hình chặn đường sống của thợ rèn khắp nơi hay sao”
Quang Toản nghĩ nghĩ rồi trả lời:
“Tính tiền là nhằm cho mọi người không vì vậy mà vung phí ỷ lại, còn chuyện thợ rèn khắp nơi liền không quá lo ngại, số lượng thợ ở bộ công có hạn, nhất thời không thể cung ứng đủ nông cụ cho tất cả các nơi, sau nữa các quận huyện cũng phải tự tổ chức thợ rèn, rèn đúc nông cụ cấp phát cho nông dân địa phương nhằm chia bớt khó khăn cho bộ công, ngoài ra bộ công đang thiếu rất nhiều lao động, thợ thầy tùy thời có thể đến báo danh rồi tùy theo năng lực ngành nghề trong đó mà phân chia công việc hợp lý. Nhưng dẫu sao đây cũng là phương án ngẫu nhiên nhất thời còn về lâu dài các khanh phải tiếp tục suy nghĩ cách giải quyết mà không phải nghĩ chất vấn trẫm, nếu chuyện gì cũng cần trẫm nghĩ cách thì còn cần đến đình thần làm gì”
Cả đám đình thần:
“Chúng thần biết sai xin Hoàng Thượng trị tội”
Quang Toản bực tức đi ra khỏi điện, đám quần thần thẹn không nói thành lời, chỉ mong chuyện ngày hôm nay không bị sử quan ghi lại.
…..
Lại nói đến Nguyễn Tông Phú, cứ theo sách lược lão đề ra mà cho đổi tiền, đồng loạt trên cả nước như dự tính, chỉ trong ba tháng đầu, lượng tiền đổi ra rất nhiều khiến cho Hồ Đồng và Hiếu Hậu không ngừng gia tăng nhân công ngày đêm đúc tiền cho kịp đưa đến các tiền trang, nhiều tiền trang ở xa kinh thành chỉ cầm cự được ba ngày đầu tiên liền phải đóng cửa vì hết tiền để đổi mà hạn ba tháng lại cứ treo trên đầu khiến cho dân chúng những nơi này bất mãn
Quang Toản liền cho sửa lại, thay vì tính ba tháng thì nay cứ tính theo tổng số ngày mở cửa của tiền trang nơi đó ví như trong ba tháng mà tiền trang ở đó mở cửa chưa đến chín mươi ngày thì tiền trang nơi này vẫn phải tiếp tục cho đổi theo tỉ giá cũ đến khi hết hạn chín mươi ngày thì thôi, nhờ vậy mà áp lực đè lên vai của đám người Phạm Công Thiệu, Nguyễn Tông Phú, Hồ Đồng… giảm xuống rất nhiều.
Nhưng tình trạng thiếu đồng nguyên liệu đúc vẫn diễn ra, may sao lấy thêm số tiền đồng sau khi đổi rồi nấu chảy đem đúc lại tiền, khi này mới giải quyết được ổn thỏa vấn vấn đề trước mắt, trong ba tháng đó cũng không ít bọn nghĩ ra mánh khóe đem tiền mới đổi đưa về đúc lại tiền kém hơn sau đó ngâm vào nước muối cho cũ, đưa ra tiếp tục đổi lấy tiền mới để ăn lời, may sao mức độ rỉ sét của tiền làm bằng đồng khá chậm, nên trong khoảng thời gian ba tháng chỉ làm được đôi ba lần như vậy, so với lượng tiền ồ ạt được dự trữ từ trước chỉ như muối bỏ biển.
Trong thời gian này Phạm Công Thiệu báo lên nhân công khai thác mỏ quá thiếu nhiều người không chịu nổi sự nặng nhọc khi làm việc trong hầm mỏ mà phải đổi nghề, Quang Toản để lão tăng lương và đãi ngộ cho công nhân mỏ, khai thác mỏ chia làm hai buổi sáng chiều hai tốp nếu ai có đủ sức khỏe làm hai buổi thì trả lương hai buổi còn ai không đủ khả năng chỉ có thể làm một buổi liền tính tiền một buổi, chuyển từ làm 12 nghỉ 12 sang làm 6 nghỉ 18 mà tiền lương vẫn được gấp đôi.
Quả nhiên đãi ngộ hậu hĩnh như vậy khiến số người báo danh đào mỏ tăng lên, công nhân được nghỉ dưỡng tốt, sức khỏe tăng lên năng suất nhờ đó cũng ngày một tăng, cộng thêm dùng quen tay những công cụ khai thác mỏ mới như cuốc chim, xe goong, đèn mỏ, kết hợp sức kéo của gia súc. Làm cho nhiều người bắt đầu chọn nghề thợ mỏ là nghề chính nuôi ý định gắn bó lâu dài.
Cũng nhờ vậy mà sản lượng khoáng tăng đột biến không chỉ đủ duy trì quá trình đổi tiền trong nước mà còn đủ khả năng đúc tiền tiêu thụ sang đến nhà Thanh, mang nguyên liệu vàng bạc về cho đất nước.
Phạm Công Thiệu ngoài việc khai thác mỏ vàng bạc đồng, dựa theo yêu cầu của Quang Toản còn tiếp tục mở rộng sang các loại mỏ khoáng sản khác như mỏ quặng sắt, mỏ quặng nhôm, mỏ than đá, mỏ đá, đất sét, mỏ chì, quặng KMNO3, lưu huỳnh… hầu như chỉ trong một hai năm bàn tay của lão len khắp đến các hang cùng ngõ cụt, đội quân đào mỏ của lão nhanh chóng mở rộng theo từng giờ.
Rất nhanh đem về món lợi vô cùng kinh khủng, chỉ trong vòng một tháng đầu tiên đổi tiền, bộ hộ dư ra được hơn một triệu lượng bạc, chưa kể đến những tháng tiếp theo, thu nhập không hề giảm sút, trong lịch sử chưa bao giờ bộ hộ trở nên giàu có như vậy, Quang Toản lấy đi nửa triệu để đầu tư vào làm đường dựng cảng làm lão Nguyễn Thế Lịch khóc lên khóc xuống, hắn thật không hiểu nổi, lão muốn đêm bạc cất trong kho để làm gì, để mốc sao?
Cái cần kíp trước mắt lúc này là cả nước đang rất cần sức kéo, thiếu trầm trọng, tuy rằng Đại Việt mấy trăm năm cấm giết mổ trâu bò nhưng do nhiều nguyên nhân mà lượng trâu bò trong dân chẳng dư được bao nhiêu, các nước xung quanh Đại Việt cũng trong tình trạng như vậy, nhất thời chưa biết mua ở đâu. Có mua được cũng sẽ như muối bỏ biển, nhất là trong thời gian tới dự tính hắn cần nửa triệu trâu bò, ngựa, làm phần thưởng cho các thị trấn mà người dân khai hoang lập ra.
Trong lúc cấp thiết như vậy Quang Toản nghĩ ngay đến tướng Bưu đang đóng quân nuôi ngựa ở Ba Vì, hàng tháng cấp cho lão hai mươi nghìn lượng bạc để lão nhanh chóng mua và nhân giống trâu bò ngựa, hạn cho lão trong năm năm đầu phải cung cấp đủ cho hắn nữa triệu sức kéo, sau khi đọc xong thư tướng Bưu thiếu chút nữa chạy về kinh chỉ vào mặt hắn mà nói “ nuôi trâu bò chứ phải nuôi ong mật đâu mà trong năm năm đòi nửa triệu con”
Vẫn còn may hằng tháng Quang Toản gửi cho lão tiền đều đều, để lão duy trì hoạt động, tướng Bưu là người thông minh trên có chính sách thì dưới có đối sách, lão cho người một mặt đi các nơi thâu mua giống bò ngựa, thậm chí qua cả Ai Lao và nhà Thanh kéo đến tận vùng núi các tỉnh Vân Nam Ba thục, đông thì sang đến hai tỉnh lưỡng Quảng, sau đó trên vùng đất Ba Vì lão cho lập vài chục trang trại chăn nuôi ngựa giống, đem các giống ngựa lai với nhau tạo nên chủng giống tốt, còn trâu bò lão phân phát cho các hộ dân ở các huyện xung quanh đó cho họ mượn làm sức kéo, mượn hai con bò cái trong năm năm phải trả bốn con, cả vốn lẫn lời. Thực tế một con bò cái giống trong năm năm có thể mang thai đến năm lần tức là một con thành sáu con chưa kể bò chỉ cần hai năm để trưởng thành và có thể tiếp tục sinh sản. Tính ra người dân nhận nuôi vẫn rất có lời
Còn lão nhởn nhơ với mấy chục trại ngựa giống trên đất Ba Vì, khi thấu được kế sách của lão, Quang Toản thấy vô cùng bất ngờ với phương án này. Nhưng hắn không tin trong năm năm lão cung ứng đủ cho hắn nữa triệu sức kéo với cách làm đó. Nhưng hắn không để ý một việc, câu nói ‘trong năm năm cung ứng cho Hoàng Thượng nửa triệu sức kéo’ mà theo lý giang sơn này là của Hoàng Thượng tức là của hắn, vậy số trâu bò mà người dân xung quanh Ba Vì cũng được lão tính vô. Việc này khiến Quang Toản cảm thấy mình bị lão cho cưỡi một con lừa suốt năm năm, may sao trong suốt năm năm này lão vẫn cấp cho hắn hơn năm vạn ngựa khỏe.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.