Chương 47: Tin dữ đến
nguyenhongthai3a1991
28/09/2016
Tuy rằng đang rất khó khăn, song hành với phong trào khai hoang đang diễn ra trên cả
nước, Quang Toản liền nhìn thẳng vào khu vực cao nguyên vùng núi phía
Tây, Vùng đất Tây Nguyên màu mỡ và Tam Giác Đông Dương đầy gỗ quý.
Quang Toản biết tương lai công nghiệp thế giới cần những sản phẩm đến từ cây công nghiệp đặc biệt là cao su, caffe, cây điều, bông vải, cây tiêu, mía đường... cộng thêm việc bộ công đang tập trung nhân lực vật lực ngày đêm mở rộng quy mô đóng tàu biển nhằm phát triển đội ngũ thương thuyền, ván gỗ nhanh chóng trở thành mặt hàng khan hiếm...
Trong khi đó ở thế giới trước kia Tây Nguyên được xem như nơi phát triển cây công nghiệp lớn nhất cả nước, cả một vùng đất đỏ bazan màu mỡ, cao su, caffe và hạt điều xuất khẩu ra thế giới tạo được tên tuổi thương hiệu, còn khu vực Tam Giác Đông Dương có nhiều cây gỗ tốt và quý hiếm, đủ sức cung cấp gỗ tốt cho ngành công nghiệp đóng tàu Đại Việt vào mấy chục năm tới, Quang Toản lại chẳng thể nào bỏ qua, nhất là khi hai khu vực rộng lớn gần mười vạn km vuông này đang hoàn toàn vô chủ.
(Thời nhà Tây Sơn, rất nhiều chiến binh thuộc các bộ tộc thiểu số Tây Nguyên gia nhập quân Tây Sơn, đặc biệt với đội tượng binh nổi tiếng trong cuộc hành quân của Quang Trung tiến công ra Bắc xuân Kỷ Dậu (1789). Tây Sơn thượng đạo, vùng đất phía Tây đèo An Khê là một căn cứ chuẩn bị lực lượng cho quân Tây Sơn thủơ ban đầu. Người lãnh đạo việc hậu cần của quân Tây Sơn là người vợ dân tộc Ba Na của Nguyễn Nhạc) trích.
Quang Toản liền giao nhiệm vụ thu phục và ổn định đất này cho Trần Quang Diệu, võ tướng Lê Trung cùng con là Lê Chất làm phó tướng, Bùi Thị Xuân phụ trách hậu cần, Ngô Thời Nhậm phụ trách việc di dân sắp đặt cai trị và ổn định các dân tộc thiểu số ở đây. Riêng Bùi Thị Xuân, Quang Toản giao cho bà nghĩ biện pháp tăng cường số lượng voi, sao cho càng nhiều càng tốt. Phục vụ chủ yếu cho chính công việc hậu cần của bà. Để tỏ rõ mức độ coi trọng của mình tại đây, Quang Toản phong cho Trần Quang Diệu chức chinh tây đại nguyên soái, lại ban cho bảo kiếm có thể tùy thời theo ý mình mà xử lý sự vụ trên vùng đất này.
Trần Quang Diệu xuất phát với tám ngàn quân khỏe mạnh, nhiều người trong đó thuộc dân tộc thiểu số ở vùng Tây Nguyên thượng đạo, mục đích của chuyến ra đi lần này cốt lõi nằm ở hai chữ thu phục chứ không phải đánh chiếm bởi vậy hắn dặn Trần Quang Diệu hết sức tránh giao tranh với các bộ lạc ở đây, còn lệnh ‘ nếu có thể liền chiêu thêm binh sĩ từ các bộ lạc này để họ có điều kiện gắn kết lâu dài hơn với người Kinh ở đồng bằng’.
Quang Toản cho Diệu đưa theo nhiều hạt giống như giống cây Ngô, cây Khoai Lang, cây họ đậu, rất nhiều nông cụ sắc bén, và đặc biệt là muối ăn, dặn lão ‘quân đi đến đâu mở đường đến đó, gặp bộ lạc thì dùng vật phẩm trên thu mua lòng người, sao cho họ có thể thành người của ta’. Quang Toản nói đầy đủ mục đích của mình cho Diệu rồi kêu lão cứ chiếu theo đó rồi tùy vào từng trường hợp cụ thể mà làm.
Để đề phòng thú dữ và bảo vệ làng xóm cho người mới di dân, Quang Toản còn cho Trần Quang Diệu mang theo rất nhiều lựu đạn mới sản xuất hầu như mỗi người được đến vài quả, kêu lão gặp vùng đất bằng phẳng thì cho quân phát quang dựng trại đắp lũy để di dân phía sau thuận bề tiến lên sinh sống, hành quân cẩn trọng từ từ không cần gấp gáp, thuận tiện dò xét tìm mỏ khoáng sản mới, liên kết với Phạm Công Thiệu để làm việc này.
Quả thật cứ chiếu theo yêu cầu của Quang Toản, đội quân của Trần Quang Diệu muốn hoàn thành mục tiêu ban đầu phải cần ít nhất năm đến mười năm trở lên mới có thể miễn cưỡng hoàn thành, còn chưa kể đến vấn đề di dân, có thể lâu hơn nữa.
Thật may cho Quang Toản, hắn đụng phải Trần Quang Diệu cứ như lão sinh ra để làm công việc này vậy, hội quân tại Hải Vân quan, men theo thượng nguồn của sông Thu Bồn, đội quân của lão tiến lên chậm chạp vừa đi vừa sửa đường sá dựng cầu chắc chắn để voi và xe phía sau có thể thể thông hành, trung bình mỗi ngày đội quân của Diệu chỉ đi được khoảng mười dặm sau đó tìm nơi trống trải gần nguồn nước cho quân lập trại nghỉ ngơi để săn bắt thú rừng tìm kiếm mỏ quặng, nếu có bộ lạc nào sống xung quanh thì tiến hành tiếp xúc vào trao đổi hàng hóa, riêng muối ăn thì sẽ được tặng miễn phí, sau đó giúp họ xây cất nhà cửa, tạo mối thiện cảm, Diệu cũng từ đây tuyển chọn trai tráng bổ sung thêm quân, nhờ vậy mà cứ trung bình mỗi tháng đội quân của Diệu tăng thêm hai ba trăm người. Sau khi đi, lũy trại mà trước đó Diệu cho quân dựng, sẽ được để lại nhằm giúp di dân phía sau tiến lên có chỗ ở. Cứ như vậy, lúc thì từ hạ lưu đi lên, khi lại từ thượng lưu đi xuống dọc theo các con sông chẳng mấy chốc mà có nhiều làng mạc được lập ra. Những cư dân này, sau một thời gian thích nghi với cuộc sống mới, họ bắt đầu vượt ra khỏi lũy trại, tiến ra khai phá vùng đất bên ngoài, diện tích canh tác cứ như vậy ngày càng mở rộng như tằm ăn dâu cuối cùng chỉ sau mười năm liền chiếm lĩnh toàn bộ Tây Nguyên.
Ngô Thời Nhậm dựa theo chiếu chỉ di dân khai hoang trước đó của Quang Toản mà thành lập làng, thị trấn, huyện, rồi cắt cử người trông coi.
Công Nghiệp đóng tàu cần nhiều cây gỗ tốt làm cho giá cả gỗ lạt tăng cao, người dân dưới xuôi cũng theo đó mà lên đây khai thác gỗ rồi thả xuống sông cho chảy về xuôi bán, có người thấy đất này dễ làm ăn nên ở lại, có người quen đường quen đất liền chuyển sang buôn bán qua lại miền núi và miền xuôi, Tây Nguyên từ đấy không còn bị tách lập với thế giới bên ngoài, ngành công nghiệp đóng tàu cũng không vì khan hiếm gỗ tốt mà đau đầu.
Tại các thị trấn mới lập, chợ búa được mở , không chỉ người kinh tham gia buôn bán mà người dân tộc ở đây cũng có mặt, nhiều người chuyển ra khỏi vùng núi cao, đến gần hơn các làng xã để sinh sống, có người còn ra làm quan, nhưng Quang Toản vẫn đau đầu chuyện nhiều bộ lạc, giữ tập tục sống du canh du cư, khiến người ta rất khó kiểm soát, ban đầu còn phân vân nhưng về sau hắn chỉ đành thở dài, chuyện này không thể nói sửa là sửa ngay được.
Quang Toản chuyển sang rút nhỏ từng bộ phận một. khuyến khích việc thông hôn giữa các dân tộc khác nhau bằng cách thưởng tiền bạc trâu bò, những người dân tộc đi lính, sau khi ra quân liền được thưởng hậu hĩnh cho cấp nhà định cư tại các làng thị trấn gần bộ lạc cũ hoạt động, để họ tiện bề lôi kéo người thân đến cùng chung sống. Cứ như vậy về lâu về dài người này lôi kéo người kia hắn tin mọi chuyện sẽ được cải biến.
Lại nói, di cư đi khai phá đất mới cũng không phải mọi thứ đều thuận lợi như hắn nghĩ, đầu tiên là về vấn đề tập tục tín ngưỡng, Quang Toản phải ra dụ cấp tiền dựng đền xây chùa rồi mời sư sãi về làm lễ, tặng đồng để đúc chuông, đương nhiên đám linh mục phương tây là hăng hái nhất, sau đến là vấn đề bệnh tật, thời đại này những bệnh đơn giản như sốt xuất huyết, hay sốt rét, đậu mùa đều có thể dẫn đến cái chết với tỉ lệ rất cao. Dù rằng hắn đã bố cáo cho người dân ăn sạch uống sôi, diệt lăng quăng giăng mùng màn, rồi tại mỗi huyện cho dựng y quán mời danh y nhưng xem thấy cũng không mấy hiệu quả, có lẽ là do y học thiếu thầy thiếu thuốc, hoặc người dân chủ quan, hoặc rất nhiều nguyên do khác. Quang Toản nhờ Tình Tình giúp sức nhưng một mình nàng có giỏi thế nào cũng không thể trị bệnh cho tất cả người trong thiên hạ, với lại tuổi nàng chỉ mới mười bốn, không thể giao phó cho nàng công việc nặng nề như thế. Đám ngự y hoàng cung bị hắn xách đến bắt nghĩ cách để giải quyết tình trạng trên, nhưng hắn xem ra không nên đặt quá nhiều hi vọng vào mấy lão già khọm này.
Đang trong lúc mọi chuyện ở kinh thành đang dở dang chưa việc nào ra việc nào, thì bất ngờ nhận được tin dữ khiến tất cả triều đình hoang mang, đầu tiên là xung quanh Ải Chi Lăng bất ngờ bị ‘thổ phỉ’ quấy nhiễu, ngoài ra, một người nào đó tự xưng là dòng dõi nhà Lê liên hợp với tù trưởng người Nùng ở đây phất cờ tạo phản lôi kéo một đám gần vạn người tham gia, lợi dụng địa hình đồi núi mà đánh du kích vào các huyện lân cận, tướng Đặng Văn Long một mình chống không xuể bèn gửi thư cấp báo về kinh thành xin Quang Toản cho quân cứu viện.
Nghe tin quân giặc, thanh thế vạn người, mà quân của Long, chỉ được hai ngàn lại phải đụng trước, đánh sau không thể chu toàn, bên trong các huyện binh lực trống không, các đình thần tỏ ra vô cùng lo lắng, âm thầm trách cứ việc Quang Toản cho giải tán mười vạn quân đội.
Quang Toản vừa hay tin liền lệnh cho tướng Lý Văn Bưu xuất một ngàn hai trăm kỵ binh từ Ba Vì tiến lên Lạng Sơn hiệp trợ Đặng Văn Long, lại sai Phan Thuận và Thomas ngày đêm đúc đủ trăm xa pháo và vạn quả lựu đạn gửi lên Chi Lăng. Có nguồn thép từ lò cao Thái Nguyên, lại biết cách vận dụng than đá, bên cạnh sự tư vấn của Thomas, người của Phan Thuận có thể đúc ra xa pháo với tính năng giống hệt xa pháo của châu âu hiện hành, có thể chất lượng và độ bền còn thua kém nhưng đó không còn là vấn đề lớn. Quang Toản xét thấy việc đúc cỡ pháo loại đạn 14pourd có vẻ thích hợp với điều kiện đường sá và chiến đấu tại Đại Việt nên lệnh cho Phan Thuận tập trung sản xuất loại pháo này.
Pháo dùng đạn 14pourd không quá nhỏ cũng không quá lớn, đặt cố định lên bánh xe mà không sợ bánh xe không chịu nổi lực giật khi khai hỏa, có thể di chuyển ra chiến trường chỉ với một con ngựa kéo, vừa có thể dùng để công lẫn thủ, viên đạn không quá nặng, hai đến ba người đủ để vận hành một xa pháo như vậy. Có lẽ do kinh nghiệm chưa nhiều lại gấp gáp nên những khẩu pháo đầu tiên này còn chưa làm thomas hài lòng song ông ta lại tỏ ra vô cùng kinh ngạc với những vòng bi ở trục xe. đây là ưu điểm nổi trội nhất của những khẩu xa pháo này, chúng di chuyển êm và nhẹ nhàng hơn bất cứ loại pháo nào ở Châu Âu có cùng kích cỡ.
Năm trăm thợ liên tục làm việc ngày đêm, người đúc nòng pháo, người làm bánh xe, người làm mộc, kẻ điều chế thuốc nổ, làm lựu đạn, mất mười ngày số xa pháo và lựu đạn này mới có thể lên đường ra tiền tuyến, làm trễ nãi rất nhiều ngày, sau đó Quang Toản rút kinh nghiệm tiếp tục bắt Phan Thuận sản xuất pháo đạn hơn ba trăm chiếc, lựu đạn chục vạn làm hàng dự trữ, hai loại vũ khí này không chỉ một mình Ải Chi Lăng cần mà tất cả những nơi đóng quân khác cũng cần, nhất là ở tiền tuyến chỗ Võ Văn Dũng, ngoài ra hắn còn cho đúc trăm khẩu pháo 24pourd lắp đặt tại hai tháp pháo bảo vệ cảng biển Thuận An.
Khi xa pháo ra đến Chi Lăng cũng vừa lúc quân của Đặng Văn Long đang vây quân nổi loạn người Nùng trên núi Lục Ngạn, chúng xuống núi thì sợ kỵ binh, Long lại chẳng dám xông lên núi vì sợ bẫy rập, xa pháo đến mang cho tướng Long một giải pháp vô cùng tuyệt vời.
Tướng Long cho Pháo liên tục bắn lên núi khiến cho đám giặc cỏ khiếp sợ, lần đầu tiên chúng thấy được pháo lại có thể di chuyển dễ dàng như vậy trên chiến trường, tiếng nổ vang trời dội ầm ầm, nhiều quả đạn trúng ngay bẫy rập khiến đá tảng trên núi rơi xuống long lốc, tướng Long thấy cảnh này toát hết cả mồ hôi, cảm thấy may mắn vì đã không mạo hiểm đưa quân lên núi. Nhưng trên núi lớn như vậy từ ngoài chẳng thể biết chính xác vị trí ẩn nấp quân địch, tầm pháo không thể bao trùm hết núi, nên nhất thời chưa biết phải làm thế nào.
Dãi núi Lục Ngạn không cao nhưng kéo dài liên miên không ngớt, là nơi dễ thủ khó công, tướng Long chẳng đủ người để vây kín, quân phản loạn hay chia ra tốp nhỏ thay nhau quấy rối, khi đuổi đến thì chúng lại chạy lên núi, lão chỉ còn cách tại các nơi hiểm yếu cho quân đóng đồn, lập phong hỏa đài các nơi, lấy kỵ binh làm lực lượng cơ động đâu có khói nổi lên thì đến đó tiếp ứng.
Ngoài ra còn chọn ra những người nhanh nhẹn quen địa hình, lập ra từng nhóm nhỏ bí mật lên núi dò đường, tìm căn cứ của quân nổi loạn, nếu lỡ đụng độ đối phương thì dùng lựu đạn ném vào chúng sau đó tháo chạy. Một hồi chiến tranh tiêu hao bắt đầu, kéo dài cho đến về sau.
Lại nói chuyện phía bắc chưa yên thì phía nam đã gặp tin dữ. Võ Văn Dũng vây thành Diên Khánh được một tháng liền bị 15 ngàn quân của tả tướng Lê Văn Duyệt cùng với năm ngàn quân thủy do tướng Tống Viết Phúc hai mặt giáp công, tiền quân Nguyễn Văn Thành cũng bất ngờ mở thành xuất quân ra đánh khiến cho Võ Văn Dũng và Vũ Đình Tú ba mặt thụ địch phải bỏ chạy về Ninh Hòa lập phòng tuyến cố thủ mới chặn lại được đường tiến công quân địch, vả lại quân chúa Nguyễn cũng không có ý tiếp tục tấn công, thiệt hại mất hai ngàn binh tướng, pháo súng lương thực rơi cả vào tay quân Ánh. Cả hai viết thư về xin chịu tội, Quang Toản hay tin liền nổi giận, muốn gọi hai lão về cắt chức, song cảm thấy nghi ngờ liền lệnh Trần Đình Tâm cho người bí mật vào Gia Định thu thập tin tình báo. Lại sai Võ Văn Dũng cho chính đốn quân tại Ninh Hòa chờ lệnh mới, sai Đặng Xuân Bảo đem thủy quân vào đồn trú tại Hòn Lớn nằm sát Ninh Hòa hai lộ thủy bộ trước sau hô ứng. Ba quân tại chỗ đợi lệnh.
Quang Toản biết tương lai công nghiệp thế giới cần những sản phẩm đến từ cây công nghiệp đặc biệt là cao su, caffe, cây điều, bông vải, cây tiêu, mía đường... cộng thêm việc bộ công đang tập trung nhân lực vật lực ngày đêm mở rộng quy mô đóng tàu biển nhằm phát triển đội ngũ thương thuyền, ván gỗ nhanh chóng trở thành mặt hàng khan hiếm...
Trong khi đó ở thế giới trước kia Tây Nguyên được xem như nơi phát triển cây công nghiệp lớn nhất cả nước, cả một vùng đất đỏ bazan màu mỡ, cao su, caffe và hạt điều xuất khẩu ra thế giới tạo được tên tuổi thương hiệu, còn khu vực Tam Giác Đông Dương có nhiều cây gỗ tốt và quý hiếm, đủ sức cung cấp gỗ tốt cho ngành công nghiệp đóng tàu Đại Việt vào mấy chục năm tới, Quang Toản lại chẳng thể nào bỏ qua, nhất là khi hai khu vực rộng lớn gần mười vạn km vuông này đang hoàn toàn vô chủ.
(Thời nhà Tây Sơn, rất nhiều chiến binh thuộc các bộ tộc thiểu số Tây Nguyên gia nhập quân Tây Sơn, đặc biệt với đội tượng binh nổi tiếng trong cuộc hành quân của Quang Trung tiến công ra Bắc xuân Kỷ Dậu (1789). Tây Sơn thượng đạo, vùng đất phía Tây đèo An Khê là một căn cứ chuẩn bị lực lượng cho quân Tây Sơn thủơ ban đầu. Người lãnh đạo việc hậu cần của quân Tây Sơn là người vợ dân tộc Ba Na của Nguyễn Nhạc) trích.
Quang Toản liền giao nhiệm vụ thu phục và ổn định đất này cho Trần Quang Diệu, võ tướng Lê Trung cùng con là Lê Chất làm phó tướng, Bùi Thị Xuân phụ trách hậu cần, Ngô Thời Nhậm phụ trách việc di dân sắp đặt cai trị và ổn định các dân tộc thiểu số ở đây. Riêng Bùi Thị Xuân, Quang Toản giao cho bà nghĩ biện pháp tăng cường số lượng voi, sao cho càng nhiều càng tốt. Phục vụ chủ yếu cho chính công việc hậu cần của bà. Để tỏ rõ mức độ coi trọng của mình tại đây, Quang Toản phong cho Trần Quang Diệu chức chinh tây đại nguyên soái, lại ban cho bảo kiếm có thể tùy thời theo ý mình mà xử lý sự vụ trên vùng đất này.
Trần Quang Diệu xuất phát với tám ngàn quân khỏe mạnh, nhiều người trong đó thuộc dân tộc thiểu số ở vùng Tây Nguyên thượng đạo, mục đích của chuyến ra đi lần này cốt lõi nằm ở hai chữ thu phục chứ không phải đánh chiếm bởi vậy hắn dặn Trần Quang Diệu hết sức tránh giao tranh với các bộ lạc ở đây, còn lệnh ‘ nếu có thể liền chiêu thêm binh sĩ từ các bộ lạc này để họ có điều kiện gắn kết lâu dài hơn với người Kinh ở đồng bằng’.
Quang Toản cho Diệu đưa theo nhiều hạt giống như giống cây Ngô, cây Khoai Lang, cây họ đậu, rất nhiều nông cụ sắc bén, và đặc biệt là muối ăn, dặn lão ‘quân đi đến đâu mở đường đến đó, gặp bộ lạc thì dùng vật phẩm trên thu mua lòng người, sao cho họ có thể thành người của ta’. Quang Toản nói đầy đủ mục đích của mình cho Diệu rồi kêu lão cứ chiếu theo đó rồi tùy vào từng trường hợp cụ thể mà làm.
Để đề phòng thú dữ và bảo vệ làng xóm cho người mới di dân, Quang Toản còn cho Trần Quang Diệu mang theo rất nhiều lựu đạn mới sản xuất hầu như mỗi người được đến vài quả, kêu lão gặp vùng đất bằng phẳng thì cho quân phát quang dựng trại đắp lũy để di dân phía sau thuận bề tiến lên sinh sống, hành quân cẩn trọng từ từ không cần gấp gáp, thuận tiện dò xét tìm mỏ khoáng sản mới, liên kết với Phạm Công Thiệu để làm việc này.
Quả thật cứ chiếu theo yêu cầu của Quang Toản, đội quân của Trần Quang Diệu muốn hoàn thành mục tiêu ban đầu phải cần ít nhất năm đến mười năm trở lên mới có thể miễn cưỡng hoàn thành, còn chưa kể đến vấn đề di dân, có thể lâu hơn nữa.
Thật may cho Quang Toản, hắn đụng phải Trần Quang Diệu cứ như lão sinh ra để làm công việc này vậy, hội quân tại Hải Vân quan, men theo thượng nguồn của sông Thu Bồn, đội quân của lão tiến lên chậm chạp vừa đi vừa sửa đường sá dựng cầu chắc chắn để voi và xe phía sau có thể thể thông hành, trung bình mỗi ngày đội quân của Diệu chỉ đi được khoảng mười dặm sau đó tìm nơi trống trải gần nguồn nước cho quân lập trại nghỉ ngơi để săn bắt thú rừng tìm kiếm mỏ quặng, nếu có bộ lạc nào sống xung quanh thì tiến hành tiếp xúc vào trao đổi hàng hóa, riêng muối ăn thì sẽ được tặng miễn phí, sau đó giúp họ xây cất nhà cửa, tạo mối thiện cảm, Diệu cũng từ đây tuyển chọn trai tráng bổ sung thêm quân, nhờ vậy mà cứ trung bình mỗi tháng đội quân của Diệu tăng thêm hai ba trăm người. Sau khi đi, lũy trại mà trước đó Diệu cho quân dựng, sẽ được để lại nhằm giúp di dân phía sau tiến lên có chỗ ở. Cứ như vậy, lúc thì từ hạ lưu đi lên, khi lại từ thượng lưu đi xuống dọc theo các con sông chẳng mấy chốc mà có nhiều làng mạc được lập ra. Những cư dân này, sau một thời gian thích nghi với cuộc sống mới, họ bắt đầu vượt ra khỏi lũy trại, tiến ra khai phá vùng đất bên ngoài, diện tích canh tác cứ như vậy ngày càng mở rộng như tằm ăn dâu cuối cùng chỉ sau mười năm liền chiếm lĩnh toàn bộ Tây Nguyên.
Ngô Thời Nhậm dựa theo chiếu chỉ di dân khai hoang trước đó của Quang Toản mà thành lập làng, thị trấn, huyện, rồi cắt cử người trông coi.
Công Nghiệp đóng tàu cần nhiều cây gỗ tốt làm cho giá cả gỗ lạt tăng cao, người dân dưới xuôi cũng theo đó mà lên đây khai thác gỗ rồi thả xuống sông cho chảy về xuôi bán, có người thấy đất này dễ làm ăn nên ở lại, có người quen đường quen đất liền chuyển sang buôn bán qua lại miền núi và miền xuôi, Tây Nguyên từ đấy không còn bị tách lập với thế giới bên ngoài, ngành công nghiệp đóng tàu cũng không vì khan hiếm gỗ tốt mà đau đầu.
Tại các thị trấn mới lập, chợ búa được mở , không chỉ người kinh tham gia buôn bán mà người dân tộc ở đây cũng có mặt, nhiều người chuyển ra khỏi vùng núi cao, đến gần hơn các làng xã để sinh sống, có người còn ra làm quan, nhưng Quang Toản vẫn đau đầu chuyện nhiều bộ lạc, giữ tập tục sống du canh du cư, khiến người ta rất khó kiểm soát, ban đầu còn phân vân nhưng về sau hắn chỉ đành thở dài, chuyện này không thể nói sửa là sửa ngay được.
Quang Toản chuyển sang rút nhỏ từng bộ phận một. khuyến khích việc thông hôn giữa các dân tộc khác nhau bằng cách thưởng tiền bạc trâu bò, những người dân tộc đi lính, sau khi ra quân liền được thưởng hậu hĩnh cho cấp nhà định cư tại các làng thị trấn gần bộ lạc cũ hoạt động, để họ tiện bề lôi kéo người thân đến cùng chung sống. Cứ như vậy về lâu về dài người này lôi kéo người kia hắn tin mọi chuyện sẽ được cải biến.
Lại nói, di cư đi khai phá đất mới cũng không phải mọi thứ đều thuận lợi như hắn nghĩ, đầu tiên là về vấn đề tập tục tín ngưỡng, Quang Toản phải ra dụ cấp tiền dựng đền xây chùa rồi mời sư sãi về làm lễ, tặng đồng để đúc chuông, đương nhiên đám linh mục phương tây là hăng hái nhất, sau đến là vấn đề bệnh tật, thời đại này những bệnh đơn giản như sốt xuất huyết, hay sốt rét, đậu mùa đều có thể dẫn đến cái chết với tỉ lệ rất cao. Dù rằng hắn đã bố cáo cho người dân ăn sạch uống sôi, diệt lăng quăng giăng mùng màn, rồi tại mỗi huyện cho dựng y quán mời danh y nhưng xem thấy cũng không mấy hiệu quả, có lẽ là do y học thiếu thầy thiếu thuốc, hoặc người dân chủ quan, hoặc rất nhiều nguyên do khác. Quang Toản nhờ Tình Tình giúp sức nhưng một mình nàng có giỏi thế nào cũng không thể trị bệnh cho tất cả người trong thiên hạ, với lại tuổi nàng chỉ mới mười bốn, không thể giao phó cho nàng công việc nặng nề như thế. Đám ngự y hoàng cung bị hắn xách đến bắt nghĩ cách để giải quyết tình trạng trên, nhưng hắn xem ra không nên đặt quá nhiều hi vọng vào mấy lão già khọm này.
Đang trong lúc mọi chuyện ở kinh thành đang dở dang chưa việc nào ra việc nào, thì bất ngờ nhận được tin dữ khiến tất cả triều đình hoang mang, đầu tiên là xung quanh Ải Chi Lăng bất ngờ bị ‘thổ phỉ’ quấy nhiễu, ngoài ra, một người nào đó tự xưng là dòng dõi nhà Lê liên hợp với tù trưởng người Nùng ở đây phất cờ tạo phản lôi kéo một đám gần vạn người tham gia, lợi dụng địa hình đồi núi mà đánh du kích vào các huyện lân cận, tướng Đặng Văn Long một mình chống không xuể bèn gửi thư cấp báo về kinh thành xin Quang Toản cho quân cứu viện.
Nghe tin quân giặc, thanh thế vạn người, mà quân của Long, chỉ được hai ngàn lại phải đụng trước, đánh sau không thể chu toàn, bên trong các huyện binh lực trống không, các đình thần tỏ ra vô cùng lo lắng, âm thầm trách cứ việc Quang Toản cho giải tán mười vạn quân đội.
Quang Toản vừa hay tin liền lệnh cho tướng Lý Văn Bưu xuất một ngàn hai trăm kỵ binh từ Ba Vì tiến lên Lạng Sơn hiệp trợ Đặng Văn Long, lại sai Phan Thuận và Thomas ngày đêm đúc đủ trăm xa pháo và vạn quả lựu đạn gửi lên Chi Lăng. Có nguồn thép từ lò cao Thái Nguyên, lại biết cách vận dụng than đá, bên cạnh sự tư vấn của Thomas, người của Phan Thuận có thể đúc ra xa pháo với tính năng giống hệt xa pháo của châu âu hiện hành, có thể chất lượng và độ bền còn thua kém nhưng đó không còn là vấn đề lớn. Quang Toản xét thấy việc đúc cỡ pháo loại đạn 14pourd có vẻ thích hợp với điều kiện đường sá và chiến đấu tại Đại Việt nên lệnh cho Phan Thuận tập trung sản xuất loại pháo này.
Pháo dùng đạn 14pourd không quá nhỏ cũng không quá lớn, đặt cố định lên bánh xe mà không sợ bánh xe không chịu nổi lực giật khi khai hỏa, có thể di chuyển ra chiến trường chỉ với một con ngựa kéo, vừa có thể dùng để công lẫn thủ, viên đạn không quá nặng, hai đến ba người đủ để vận hành một xa pháo như vậy. Có lẽ do kinh nghiệm chưa nhiều lại gấp gáp nên những khẩu pháo đầu tiên này còn chưa làm thomas hài lòng song ông ta lại tỏ ra vô cùng kinh ngạc với những vòng bi ở trục xe. đây là ưu điểm nổi trội nhất của những khẩu xa pháo này, chúng di chuyển êm và nhẹ nhàng hơn bất cứ loại pháo nào ở Châu Âu có cùng kích cỡ.
Năm trăm thợ liên tục làm việc ngày đêm, người đúc nòng pháo, người làm bánh xe, người làm mộc, kẻ điều chế thuốc nổ, làm lựu đạn, mất mười ngày số xa pháo và lựu đạn này mới có thể lên đường ra tiền tuyến, làm trễ nãi rất nhiều ngày, sau đó Quang Toản rút kinh nghiệm tiếp tục bắt Phan Thuận sản xuất pháo đạn hơn ba trăm chiếc, lựu đạn chục vạn làm hàng dự trữ, hai loại vũ khí này không chỉ một mình Ải Chi Lăng cần mà tất cả những nơi đóng quân khác cũng cần, nhất là ở tiền tuyến chỗ Võ Văn Dũng, ngoài ra hắn còn cho đúc trăm khẩu pháo 24pourd lắp đặt tại hai tháp pháo bảo vệ cảng biển Thuận An.
Khi xa pháo ra đến Chi Lăng cũng vừa lúc quân của Đặng Văn Long đang vây quân nổi loạn người Nùng trên núi Lục Ngạn, chúng xuống núi thì sợ kỵ binh, Long lại chẳng dám xông lên núi vì sợ bẫy rập, xa pháo đến mang cho tướng Long một giải pháp vô cùng tuyệt vời.
Tướng Long cho Pháo liên tục bắn lên núi khiến cho đám giặc cỏ khiếp sợ, lần đầu tiên chúng thấy được pháo lại có thể di chuyển dễ dàng như vậy trên chiến trường, tiếng nổ vang trời dội ầm ầm, nhiều quả đạn trúng ngay bẫy rập khiến đá tảng trên núi rơi xuống long lốc, tướng Long thấy cảnh này toát hết cả mồ hôi, cảm thấy may mắn vì đã không mạo hiểm đưa quân lên núi. Nhưng trên núi lớn như vậy từ ngoài chẳng thể biết chính xác vị trí ẩn nấp quân địch, tầm pháo không thể bao trùm hết núi, nên nhất thời chưa biết phải làm thế nào.
Dãi núi Lục Ngạn không cao nhưng kéo dài liên miên không ngớt, là nơi dễ thủ khó công, tướng Long chẳng đủ người để vây kín, quân phản loạn hay chia ra tốp nhỏ thay nhau quấy rối, khi đuổi đến thì chúng lại chạy lên núi, lão chỉ còn cách tại các nơi hiểm yếu cho quân đóng đồn, lập phong hỏa đài các nơi, lấy kỵ binh làm lực lượng cơ động đâu có khói nổi lên thì đến đó tiếp ứng.
Ngoài ra còn chọn ra những người nhanh nhẹn quen địa hình, lập ra từng nhóm nhỏ bí mật lên núi dò đường, tìm căn cứ của quân nổi loạn, nếu lỡ đụng độ đối phương thì dùng lựu đạn ném vào chúng sau đó tháo chạy. Một hồi chiến tranh tiêu hao bắt đầu, kéo dài cho đến về sau.
Lại nói chuyện phía bắc chưa yên thì phía nam đã gặp tin dữ. Võ Văn Dũng vây thành Diên Khánh được một tháng liền bị 15 ngàn quân của tả tướng Lê Văn Duyệt cùng với năm ngàn quân thủy do tướng Tống Viết Phúc hai mặt giáp công, tiền quân Nguyễn Văn Thành cũng bất ngờ mở thành xuất quân ra đánh khiến cho Võ Văn Dũng và Vũ Đình Tú ba mặt thụ địch phải bỏ chạy về Ninh Hòa lập phòng tuyến cố thủ mới chặn lại được đường tiến công quân địch, vả lại quân chúa Nguyễn cũng không có ý tiếp tục tấn công, thiệt hại mất hai ngàn binh tướng, pháo súng lương thực rơi cả vào tay quân Ánh. Cả hai viết thư về xin chịu tội, Quang Toản hay tin liền nổi giận, muốn gọi hai lão về cắt chức, song cảm thấy nghi ngờ liền lệnh Trần Đình Tâm cho người bí mật vào Gia Định thu thập tin tình báo. Lại sai Võ Văn Dũng cho chính đốn quân tại Ninh Hòa chờ lệnh mới, sai Đặng Xuân Bảo đem thủy quân vào đồn trú tại Hòn Lớn nằm sát Ninh Hòa hai lộ thủy bộ trước sau hô ứng. Ba quân tại chỗ đợi lệnh.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.